Sự bảo lưu nghĩa của từ Hán Nhật đơn tự

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án đặc điểm các yếu tố hán - nhật trong tiếng nhật (có đối chiếu với tiếng việt (Trang 25 - 26)

Sự bảo lưu nghĩa của các từ Hán - Nhật là sự giữ nguyên nghĩa vốn có khi du nhập vào tiếng Nhật diễn ra với các mức độ và cách thức khác nhau. Trường hợp giữ nguyên nghĩa thường xảy ra với các từ mượn Hán biểu thị những khái niệm mới chưa có từ tương đương trong tiếng Nhật. Đó là các từ mượn Hán thuộc trường từ vựng vật dụng, động vật, bộ phận cơ thể, một số đơn vị đo lường, một số các từ thuộc các lĩnh vực tư tưởng triết học, tín ngưỡng đều được mượn nguyên khối, giữ nguyên nghĩa và trở thành từ trong tiếng Nhật. Ví dụ: 圏 bình, 晩 vãn (tối), 弦 huyền, 積 tích, 像 tượng. Các từ Hán - Nhật đơn tự được giữ nguyên nghĩa gốc và cương vị ngữ pháp không có nhiều. Điều đáng lưu ý là khi xuất hiện trong văn nói có một số từ phải sử dụng kèm với các từ bổ nghĩa phía trước, hoặc xuất hiện trong các cụm từ cố định như dấu hiệu hạn định để phân biệt với các đơn vị đồng âm khác. Ví dụ: 侯 (秋冷の侯), 圏 (圏を圏くす). Các từ chỉ dụng cụ, đồ vật, chỉ người, các từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán khi vào tiếng Nhật thường trở thành trợ số từ (ví dụ: 杯bôi, 台đài, 冊sách, 頭đầu, 足túc).

Trong tiếng Việt, sự bảo lưu nghĩa của các từ Hán Việt cũng diễn ra theo các xu hướng: giữ nguyên nghĩa và hoạt động độc lập khi không có từ Việt tương đương (ví dụ: các từ đơn tiết Hán Việt thuộc trường từ vựng chỉ thực vật, động vật, vật dụng); giữ nguyên nghĩa nhưng giáng cấp trở thành hình vị tạo từ khi gặp từ Việt tương đương (ví dụ: tẩu, nhân, môn, tự, sáng, minh, ba, vĩnh).

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án đặc điểm các yếu tố hán - nhật trong tiếng nhật (có đối chiếu với tiếng việt (Trang 25 - 26)