Sự thay đổi nghĩa của từ Hán Nhật đơn tự

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án đặc điểm các yếu tố hán - nhật trong tiếng nhật (có đối chiếu với tiếng việt (Trang 26 - 27)

4.4.3.1. Sự thu hẹp nghĩa của từ Hán - Nhật đơn tự

Sự thu hẹp ý nghĩa của từ được quan niệm là hiện tượng đi kèm với sự cụ thể hóa ý nghĩa, đi kèm với việc tăng thêm những nét nghĩa cụ thể, quy định phạm vi biểu vật của từ. Các YTHN khi là từ thường được sử dụng với một hoặc một số nghĩa, hẹp và ít hơn so với nghĩa khi là yếu tố tạo từ. Ví dụ: 閥phiệt (hình vị): 1. công trạng; 2. gia đình, tập thể có quyền lực (Ví dụ: 閥族); 3. bảng treo trang trí bên trụ cổng bên phải của những gia đình quyền thế; khi là từ được dùng với một nghĩa “một nhóm người cùng chung lợi ích, xuất thân, đảng phái” (Ví dụ: 社圏に閥を作る). Sự xuất hiện trong các ngữ cảnh sử dụng hạn chế (ví dụ trường hợp sử dụng kèm với các từ bổ nghĩa) hoặc chỉ xuất hiện trong cụm từ cố định cũng được coi là biểu hiện của sự hạn chế về nghĩa. Có hiện tượng chuyển nghĩa đáng chú ý là một số từ Hán - Nhật và từ Hán - Việt “chỉ loại chung” thu hẹp sang “chỉ tiểu loại”. Ví dụ: trong tiếng Nhật 骨 cốt nghĩa là “xương” được dùng để chỉ tro xương của người chết sau khi đã hỏa táng; trong tiếng Việt, cốt chỉ xương của người, động vật đã chết từ lâu.

4.4.3.2. Sự mở rộng nghĩa của từ Hán - Nhật đơn tự

Mở rộng nghĩa được quan niệm là việc các nét nghĩa được mở rộng cách dùng hoặc thêm các nghĩa mới và là hệ quả của hiện tượng tăng thêm các ý nghĩa biểu vật của từ. Ví dụ: 喫 khiết trong tiếng Hán có nghĩa “ăn uống”, khi là từ trong tiếng Nhật được sử dụng với nghĩa phái sinh “chịu, bị” (ví dụ: 圏敗を喫する “bị chịu hậu quả”).

Ngoài ra, còn có hiện tượng chuyển nghĩa dựa trên sự tương cận (mở rộng hoán dụ). Ví dụ: 甲 (âm Hán Việt là giáp) là danh từ có các nghĩa sau: I.1. Kí hiệu thứ nhất trong thiên can; I.2. khoảng thời gian mười hai năm; II. ở vị trí đứng đầu; III.1, Đồ mặc để chống đỡ với binh khí khi ra trận; III.2. Vỏ cứng của một số động vật; III.3. Đơn vị và dân cư thời xưa. Từ này trong tiếng Nhật được sử dụng với nghĩa mới chỉ mặt ngoài của bàn chân, bàn tay (ví dụ: 手の甲: mu bàn tay).

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án đặc điểm các yếu tố hán - nhật trong tiếng nhật (có đối chiếu với tiếng việt (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w