thời gian dài, liên tục nên các từ mượn Hán trong tiếng Nhật và tiếng Việt cũng tồn tại, hoạt động lâu dài, mang tính liên tục và chịu sự chi phối của hàng loạt các nhân tố ngôn ngữ và xã hội; vì vậy, có rất nhiều những sự thay đổi và biến động phức tạp không ngừng. Do đó, luận án mới chỉ dừng ở việc khảo sát cơ bản các yếu tố này trên bình diện ngữ âm, hình thái- cấu trúc và ngữ nghĩa. Sự đa dạng, phức tạp của các yếu tố
mượn Hán này làm nảy sinh nhiều vấn đề cần nghiên cứu theo nhiều hướng tiếp cận và nhiều quan điểm khác nhau mà chúng tôi mong muốn được thực hiện trong các công trình nghiên cứu tiếp theo. Chẳng hạn, nghiên cứu, khảo sát về mặt lịch sử, lịch đại; khả năng có xảy ra hay không xảy ra những biến động về ngữ âm trong thời đại ngày nay; tình trạng và xu hướng sử dụng các yếu tố Hán trong tiếng Nhật hiện nay; đặc biệt, trong bối cảnh tiếng Nhật ngày càng có sự tiếp xúc nhiều hơn, mạnh mẽ hơn trên nhiều phương diện với các ngôn ngữ châu Âu; mức độ tương đồng và khác biệt giữa các yếu tố Hán trong tiếng Nhật và tiếng Việt cần được nghiên cứu rộng hơn, sâu hơn ở những lớp từ cụ thể.
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁNBài báo khoa học: Bài báo khoa học:
1. Đặc điểm hình thái - cấu trúc của yếu tố Hán - Nhật (đối chiếu với tiếng Việt) trong Ngôn ngữ học & Ngôn ngữ học Nhật Bản: Nghiên cứu và giảng dạy (2012), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Phân loại các yếu tố Hán - Nhật và đặc điểm đồng hóa về hình
thái - cấu trúc của các yếu tố Hán - Nhật (đối chiếu với tiếng Việt) trong Ngôn ngữ học & Ngôn ngữ học Nhật Bản: Nghiên cứu và giảng dạy (2012), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Đặc điểm ngữ âm của các yếu tố Hán - Nhật (Đối chiếu với các yếu tố Hán - Việt), Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, số 33 (tháng 12/2012), Trường Đại học Hà Nội.
4. Một số vấn đề chung về vay mượn từ vựng và khái quát về từ mượn Hán trong tiếng Nhật, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, tập 28, số 4, 2012, Đại học Quốc gia Hà Nội.