1. Lý do lựa chọn đề tàiDòng tiền trong doanh nghiệp được hiểu là dòng chuyển động tiền tệ vào và ra, tạo ra khả năng thanh toán hoặc tình trạng mất khả năng thanh toán của một doanh nghiệp. Không ít các doanh nghiệp dù kinh doanh có lời vẫn luôn phải xoay sở do thiếu hụt tiền mặt. Chính vì vậy, quản lý tốt dòng tiền là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công cho doanh nghiệp.Về mặt lý luận, dòng tiền và lợi nhuận là hai khái niệm không giống nhau và xét một thời điểm nhất định thì hai giá trị này là khác nhau, do thời gian ghi nhận doanh thu và thời gian doanh nghiệp thực tế nhận tiền không hoàn toàn đồng nhất. Chẳng hạn, theo nguyên lý kế toán, khi bán chịu cho một khách hàng, doanh nghiệp ngay lập tức ghi nhập giao dịch đó vào trong bảng báo cáo lãilỗ trong kỳ. Tuy nhiên trên thực tế, tại thời điểm này, doanh nghiệp chưa thu được tiền. Chính vì vậy, báo cáo quỹ tiền mặt và báo cáo lưu chuyển tiền tệ không ghi nhận giao dịch bán chịu đó cho đến khi doanh nghiệp thật sự nhận được tiền. Nhìn vào ví dụ này có thể thấy khoảng cách chênh lệch giữa lợi nhuận và tiền mặt có trong doanh nghiệp đôi khi rất lớn. Nếu doanh nghiệp bán chịu quá nhiều, lợi nhuận có thể vượt xa hơn hẳn số tiền mặt thực thu. Những trường hợp như trên là nguyên nhân khiến các công ty dễ dàng lâm vào tình trạng thiếu hụt tiền mặt. Và khi thiếu hụt, các doanh nghiệp thường phải huy động dòng tiền bổ sung bằng cách bán chứng khoán hoặc vay ngân hàng, trong khi đó cả hai phương án này đều gặp nhiều khó khăn và chi phí lớn.Về mặt thực tiễn, đối với các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nói chung và đối với Công ty TNHH MTV ĐTPT Chè Nghệ An nói riêng, quản trị dòng tiền còn chưa được quan tâm thỏa đáng. Các công ty sản xuất và chế biến có đặc thù là có dòng tiền luân chuyển liên tục trong năm với khối lượng lớn. Trong khi đó, việc quản trị dòng tiền tại công ty TNHH MTV ĐTPT Chè còn dựa chủ yếu vào tiền lệ và kinh nghiệm chủ quan của người quản lý. Công ty vẫn thường lâm vào tình trạng thiếu hụt tiền do không đòi được công nợ và phải vay vốn tức thời với chi phí cao, hoặc có những thời điểm dư thừa tiền mặt để lãng phí nguồn lực sinh lời. Do vậy, việc tăng cường quản trị dòng tiền đang là một vấn đề cần được quan tâm trong thời gian tới tại Công ty TNHH MTV ĐTPT Chè Nghệ An. Trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu có liên quan, tác giả nhận thấy vấn đề này cũng được nhiều tác giả khác quan tâm nghiên cứu, song chỉ nghiên cứu trên bình diện lý luận chung hoặc đi vào phạm vi nghiên cứu tại các tập đoàn lớn, các công ty cổ phần. Một số tác giả khác nghiên cứu với bối cảnh cụ thể là các công ty TNHH song do tính chất các doanh nghiệp khác nhau về tính đặc thù, chuyên biệt hóa, nên không thể lấy kết quả nghiên cứu của họ áp dụng một cách dập khuôn vào mô hình của công ty TNHH MTV ĐTPT Chè Nghệ An. Do đó, chưa có bài viết nào chuyên sâu, đặc thù về tăng cường quản trị dòng tiền của Công ty TNHH MTV ĐTPT Chè Nghệ An.Qua quá trình nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV ĐTPT Chè Nghệ An, tác giả đã đặt ra mục tiêu nghiên cứu chuyên sâu với đề tài: “Tăng cường quản trị dòng tiền của Công ty TNHH MTV ĐTPT Chè Nghệ An”.2. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ được cơ sở lý luận về tăng cường quản trị dòng tiền tại doanh nghiệp. Làm rõ được nội dung của tăng cường quản trị dòng tiền tại doanh nghiệp theo số lượng, chất lượng. Lựa chọn được khung lý thuyết phù hợp để đánh giá, phân tích việc tăng cường quản trị dòng tiền tại doanh nghiệp. Phân tích được thực trạng của quản trị dòng tiền tại Công ty TNHH MTV ĐTPT Chè Nghệ An trong thời gian qua. Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị dòng tiền của Công ty TNHH MTV ĐTPT Chè Nghệ An. Đề xuất được các giải pháp nhằm tăng cường quản trị dòng tiền tại Công ty TNHH MTV ĐTPT Chè Nghệ An.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuQuản trị dòng tiền của doanh nghiệp.3.2. Phạm vi nghiên cứuQuản trị dòng tiền của Công ty TNHH MTV ĐTPT Chè Nghệ An từ năm 2010 đến 2014. Cụ thể:+) Không gian: Công ty TNHH MTV ĐTPT Chè Nghệ An.+) Thời gian: Thời gian phân tích từ năm 20102014.4. Phương pháp nghiên cứuLuận văn sử dụng các phương pháp sau:Để thu thập thông tin, luận văn sử dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu hệ thống sổ sách của công ty gồm các báo cáo tài chính, báo cáo về ngân quỹ và hàng tồn kho; các quy định, điều lệ của công ty, các loại báo cáo và tài liệu khác có liên quan để thu thập các dữ thiệu cần thiết cho nghiên cứu. Đây là những thông tin chuyên sâu về thực trạng quản trị dòng tiền tại doanh nghiệp song mức độ đầy đủ phụ thuộc vào sự phối hợp từ phía doanh nghiệp. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo công ty, kế toán trưởng, kế toán viên, thủ quỹ, nhân viên kho, nhân viên bán hàng… Từ đó để rút ra tình hình quản trị dòng tiền đang diễn ra trong doanh nghiệp, quan điểm quản trị dòng tiền tại doanh nghiệp những vướng mắc hay thuận lợi mà doanh nghiệp gặp phải trong vấn đề này. Quan sát thực tế: Quan sát thực tế quy trình quản lý và các hoạt động xảy ra tại doanh nghiệp. Quan sát bộ máy hoạt động và quản lý chung trong doanh nghiệp, quan sát nghiệp vụ mua bán hàng, thu tiền và trả tiền của nhân viên bán hàng, quan sát hoạt động hạch toán của kế toán công ty và các hoạt động khác liên quan đến quản trị dòng tiền. Trong quá trình quan sát thực tế có thể kết hợp trao đổi, phỏng vấn để nắm bắt thêm thông tin về quản trị dòng tiền tại doanh nghiệp.Để xử lý thông tin, luận văn sử dụng các phương pháp: Phương pháp tổng hợp, phân tích: Từ những thông tin thu thập được để tổng hợp khái quát về tính chất và đặc điểm của các nội dung quản trị dòng tiền, đồng thời dùng các mối liên hệ giữa các thông tin để đưa ra phân tích, nhận định về quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp. Phương pháp so sánh: Sử dụng thông tin qua các năm khác nhau để so sánh và đưa ra xu thế của dòng tiền trong doanh nghiệp. Ngoài ra, sử dụng phương pháp so sánh để chỉ ra những bất cập trong quản trị dòng tiền tại doanh nghiệp khi so sánh với các mô hình quản trị khác được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Phương pháp so sánh cũng được dùng để so sánh kết quả dự báo các quý đầu năm so với thực tế dòng tiền đã diễn ra tại doanh nghiệp. Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng phương pháp này để xác định số dư ngân quỹ tối thiểu dựa trên số liệu ngân quỹ lịch sử. Phương pháp này cũng được dùng để tính toán độ biến thiên của dòng tiền trong doanh nghiệp.5. Kết cấu của luận ánNgoài phần mở đầu, luận văn được trình bày trong 3 phần chính: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị dòng tiền của doanh nghiệp tại Việt Nam. Chương 2: Thực trạng quản trị dòng tiền của công ty TNHH MTV ĐTPT Chè Nghệ An. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị dòng tiền của công ty TNHH MTV ĐTPT Chè Nghệ An.
Trang 3Luận văn này là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của tác giả bằng nỗlực của bản thân Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tác giả cũng đãnhận được nhiều sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, đồng nghiệp, gia đình
và bạn bè
Trước tiên, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Đỗ HồngNhung, người đã hướng dẫn và giúp đỡ tác giả về kiến thức, định hướngchuyên môn về đề tài nghiên cứu trong suốt quá trình làm luận văn
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo tạitrường Đại học Kinh tế quốc dân đã giảng dạy kiến thức nền tảng cần thiết đểtác giả có thể thực hiện đề tài này Đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Tàichính doanh nghiệp – Viện Ngân hàng Tài chính đã tậ n tình góp ý và chỉ dẫn
để tác giả hoàn thiện nội dung của luận văn
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và các chuyên viên của Công tyTNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An đã nhiệt tình phối hợp, giúp đỡ tác giảtrong quá trình làm luận văn để tác giả có thể nắm rõ tình hình tài chính cũngnhư bộ máy hoạt động của công ty
Cuối cùng, tác giả xin được gửi lời biết ơn tới gia đình và bạn bè đã luônủng hộ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn
Hồ Thị Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 6
1.1 Khái quát về dòng tiền của doanh nghiệp 6
1.1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp 6
1.1.2 Dòng tiền của doanh nghiệp 9
1.2 Quản trị dòng tiền của doanh nghiệp 13
1.2.1 Khái niệm quản trị dòng tiền của doanh nghiệp 13
1.2.2 Nội dung quản trị dòng tiền của doanh nghiệp 14
1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá quản trị dòng tiền của doanh nghiệp 23
1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới quản trị dòng tiền của doanh nghiệp 23
1.3.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 23
1.3.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐT&PT CHÈ NGHỆ AN 28
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An 28
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 28
2.1.2 Đặc điểm tổ chức, sản xuất kinh doanh 28
2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh 31
2.2 Thực trạng quản trị dòng tiền của Công ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An 36
Trang 52.2.3 Thực trạng lập kế hoạch dòng tiền và xây dựng ngân quỹ tối ưu 45
2.3 Đánh giá thực trạng quản trị dòng tiền của Công ty TNHH MTV
ĐT&PT Chè Nghệ An 46
2.3.1 Kết quả đạt được 46
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 47
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐT&PT CHÈ NGHỆ AN 55
3.1 Giải pháp 55
3.1.1 Quản lý ngân quỹ theo mô hình Miller-Orr 55
3.1.2 Tăng cường quản trị công nợ 67
3.1.3 Quản trị vốn lưu động 69
3.1.4 Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp 71
3.1.5.Xây dựng chính sách bán hàng hợp lý 72
3.1.6.Phát triển nguồn nhân lực 72
3.1.7 Sử dụng các dịch vụ của ngân hàng và phần mềm công nghệ thông tin 73
3.2 Kiến nghị 74
3.2.1 Đối với Bộ Tài chính 74
3.2.2 Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An 76
3.2.3 Đối với các ngân hàng thương mại 77
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC
Trang 6Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một
thành viên ĐT&PT Chè Nghệ An
Công ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An
Trang 7Bảng 2.1: Khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 2010-2014 31
Bảng 2.2: Doanh thu của công ty giai đoạn 2010-2014 33
Bảng 2.3: Khả năng cân đối vốn của công ty 34
Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2010-2014 35
Bảng 2.5: Kỳ thu tiền bình quân của công ty giai đoạn 2010-2014 37
Bảng 2.6: Tỷ trọng hàng tồn kho/TTS và Mối quan hệ giữa kỳ luân chuyển HTK và khả năng thanh toán 40
Bảng 2.7: Tỷ trọng phải trả/tổng vốn của công ty giai đoạn 2010-2014 42
Bảng 2.8: Kỳ trả tiền bình quân của công ty giai đoạn 2010-2014 43
Bảng 2.9: Khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2010-2014 48
Bảng 2.10: Khả năng tạo tiền của công ty giai đoạn 2010-2014 49
Bảng 2.11: Phải thu và phải trả của công ty giai đoạn 2010-2014 49
Bảng 3.1: Dòng tiền của công ty năm 2014 56
Bảng 3.2: Lưu chuyển tiền tệ năm 2014 sau khi điều chỉnh ngân quỹ quý I 58
Bảng 3.3: Lưu chuyển tiền tệ năm 2014 sau khi điều chỉnh ngân quỹ quý II 60
Bảng 3.4: Lưu chuyển tiền tệ năm 2014 sau khi điều chỉnh ngân quỹ quý III 62
Bảng 3.5: Lưu chuyển tiền tệ năm 2014 sau khi điều chỉnh ngân quỹ quý IV 64
Bảng 3.6: Tỷ số tài chính của công ty trước và sau khi áp dụng mô hình Miller-Orr 66
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 2010-2014 32
Biểu đồ 2.2: Doanh thu của công ty giai đoạn 2010-2014 33
Biểu đồ 2.3: Dòng tiền vào của công ty các năm từ 2010-2014 37
Biểu đồ 2.4: Kỳ thu tiền của công ty giai đoạn 2010-2014 38
Biểu đồ 2.5: Dòng tiền ra của công ty các năm từ 2010-2014 42
Biểu đồ 2.6: Kỳ trả tiền bình quân của công ty giai đoạn 2010-2014 44
Biểu đồ 2.7: Phải thu và phải trả của công ty giai đoạn 2010-2014 50
SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức công ty 29
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Dòng tiền trong doanh nghiệp được hiểu là dòng chuyển động tiền tệ vào
và ra, tạo ra khả năng thanh toán hoặc tình trạng mất khả năng thanh toán củamột doanh nghiệp Không ít các doanh nghiệp dù kinh doanh có lời vẫn luônphải xoay sở do thiếu hụt tiền mặt Chính vì vậy, quản lý tốt dòng tiền là mộttrong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công cho doanh nghiệp
Về mặt lý luận, dòng tiền và lợi nhuận là hai khái niệm không giống
nhau và xét một thời điểm nhất định thì hai giá trị này là khác nhau, do thờigian ghi nhận doanh thu và thời gian doanh nghiệp thực tế nhận tiền khônghoàn toàn đồng nhất Chẳng hạn, theo nguyên lý kế toán, khi bán chịu chomột khách hàng, doanh nghiệp ngay lập tức ghi nhập giao dịch đó vào trongbảng báo cáo lãi-lỗ trong kỳ Tuy nhiên trên thực tế, tại thời điểm này, doanhnghiệp chưa thu được tiền Chính vì vậy, báo cáo quỹ tiền mặt và báo cáo lưuchuyển tiền tệ không ghi nhận giao dịch bán chịu đó cho đến khi doanhnghiệp thật sự nhận được tiền Nhìn vào ví dụ này có thể thấy khoảng cáchchênh lệch giữa lợi nhuận và tiền mặt có trong doanh nghiệp đôi khi rất lớn.Nếu doanh nghiệp bán chịu quá nhiều, lợi nhuận có thể vượt xa hơn hẳn sốtiền mặt thực thu Những trường hợp như trên là nguyên nhân khiến các công
ty dễ dàng lâm vào tình trạng thiếu hụt tiền mặt Và khi thiếu hụt, các doanhnghiệp thường phải huy động dòng tiền bổ sung bằng cách bán chứng khoánhoặc vay ngân hàng, trong khi đó cả hai phương án này đều gặp nhiều khókhăn và chi phí lớn
Về mặt thực tiễn, đối với các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nói
chung và đối với Công ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An nói riêng, quản
Trang 9trị dòng tiền còn chưa được quan tâm thỏa đáng Các công ty sản xuất và chếbiến có đặc thù là có dòng tiền luân chuyển liên tục trong năm với khối lượnglớn Trong khi đó, việc quản trị dòng tiền tại công ty TNHH MTV ĐT&PTChè còn dựa chủ yếu vào tiền lệ và kinh nghiệm chủ quan của người quản lý.Công ty vẫn thường lâm vào tình trạng thiếu hụt tiền do không đòi được công
nợ và phải vay vốn tức thời với chi phí cao, hoặc có những thời điểm dư thừatiền mặt để lãng phí nguồn lực sinh lời Do vậy, việc tăng cường quản trị dòngtiền đang là một vấn đề cần được quan tâm trong thời gian tới tại Công tyTNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An Trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu có liênquan, tác giả nhận thấy vấn đề này cũng được nhiều tác giả khác quan tâmnghiên cứu, song chỉ nghiên cứu trên bình diện lý luận chung hoặc đi vàophạm vi nghiên cứu tại các tập đoàn lớn, các công ty cổ phần Một số tác giảkhác nghiên cứu với bối cảnh cụ thể là các công ty TNHH song do tính chấtcác doanh nghiệp khác nhau về tính đặc thù, chuyên biệt hóa, nên không thểlấy kết quả nghiên cứu của họ áp dụng một cách dập khuôn vào mô hình củacông ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An Do đó, chưa có bài viết nàochuyên sâu, đặc thù về tăng cường quản trị dòng tiền của Công ty TNHHMTV ĐT&PT Chè Nghệ An
Qua quá trình nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ
An, tác giả đã đặt ra mục tiêu nghiên cứu chuyên sâu với đề tài:
“Tăng cường quản trị dòng tiền của Công ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ được cơ sở lý luận về tăng cường quản trị dòng tiền tại doanhnghiệp Làm rõ được nội dung của tăng cường quản trị dòng tiền tại doanhnghiệp theo số lượng, chất lượng
Trang 10- Lựa chọn được khung lý thuyết phù hợp để đánh giá, phân tích việctăng cường quản trị dòng tiền tại doanh nghiệp.
- Phân tích được thực trạng của quản trị dòng tiền tại Công ty TNHHMTV ĐT&PT Chè Nghệ An trong thời gian qua
- Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trongquản trị dòng tiền của Công ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An
- Đề xuất được các giải pháp nhằm tăng cường quản trị dòng tiền tạiCông ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản trị dòng tiền của doanh nghiệp
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Quản trị dòng tiền của Công ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An từnăm 2010 đến 2014 Cụ thể:
+) Không gian: Công ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An
+) Thời gian: Thời gian phân tích từ năm 2010-2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
Để thu thập thông tin, luận văn sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu hệ thống sổ sách củacông ty gồm các báo cáo tài chính, báo cáo về ngân quỹ và hàng tồn kho; cácquy định, điều lệ của công ty, các loại báo cáo và tài liệu khác có liên quan đểthu thập các dữ thiệu cần thiết cho nghiên cứu Đây là những thông tin chuyênsâu về thực trạng quản trị dòng tiền tại doanh nghiệp song mức độ đầy đủ phụthuộc vào sự phối hợp từ phía doanh nghiệp
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo công
ty, kế toán trưởng, kế toán viên, thủ quỹ, nhân viên kho, nhân viên bán
Trang 11hàng… Từ đó để rút ra tình hình quản trị dòng tiền đang diễn ra trong doanhnghiệp, quan điểm quản trị dòng tiền tại doanh nghiệp những vướng mắc haythuận lợi mà doanh nghiệp gặp phải trong vấn đề này.
- Quan sát thực tế: Quan sát thực tế quy trình quản lý và các hoạt độngxảy ra tại doanh nghiệp Quan sát bộ máy hoạt động và quản lý chung trongdoanh nghiệp, quan sát nghiệp vụ mua bán hàng, thu tiền và trả tiền của nhânviên bán hàng, quan sát hoạt động hạch toán của kế toán công ty và các hoạtđộng khác liên quan đến quản trị dòng tiền Trong quá trình quan sát thực tế
có thể kết hợp trao đổi, phỏng vấn để nắm bắt thêm thông tin về quản trị dòngtiền tại doanh nghiệp
Để xử lý thông tin, luận văn sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Từ những thông tin thu thập được đểtổng hợp khái quát về tính chất và đặc điểm của các nội dung quản trị dòngtiền, đồng thời dùng các mối liên hệ giữa các thông tin để đưa ra phân tích,nhận định về quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp
- Phương pháp so sánh: Sử dụng thông tin qua các năm khác nhau để
so sánh và đưa ra xu thế của dòng tiền trong doanh nghiệp Ngoài ra, sửdụng phương pháp so sánh để chỉ ra những bất cập trong quản trị dòng tiềntại doanh nghiệp khi so sánh với các mô hình quản trị khác được nhiềudoanh nghiệp áp dụng Phương pháp so sánh cũng được dùng để so sánhkết quả dự báo các quý đầu năm so với thực tế dòng tiền đã diễn ra tạidoanh nghiệp
- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng phương pháp này để xác định số
dư ngân quỹ tối thiểu dựa trên số liệu ngân quỹ lịch sử Phương pháp nàycũng được dùng để tính toán độ biến thiên của dòng tiền trong doanh nghiệp
Trang 125 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, luận văn được trình bày trong 3 phần chính:
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị dòng tiền của doanhnghiệp tại Việt Nam
- Chương 2: Thực trạng quản trị dòng tiền của công ty TNHH MTVĐT&PT Chè Nghệ An
- Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị dòng tiền của công ty TNHHMTV ĐT&PT Chè Nghệ An
Trang 13CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
1.1 Khái quát về dòng tiền của doanh nghiệp
1.1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp ngày 26/11/2014, Doanh nghiệp là tổ chức cótên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy địnhcủa pháp luật nhằm mục đích kinh doanh
Nhìn chung doanh nghiệp là đơn vị kinh tế quy tụ các phương tiện tàichính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cungứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của ngườitiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp mộtcách hợp lý các mục tiêu xã hội
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện một cách liên tục, một
số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sảnphẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích để sinh lợi (Trên
thực tế, một số tổ chức doanh nghiệp thành lập công ty cócác hoạt động
không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận)
Các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp gồm có: hoạt động sản xuất kinhdoanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Cụ thể:
Hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm các giai đoạn từ sản xuất đếntiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
Trang 14Hoạt động đầu tư là các hoạt động mua bán tài sản, cho vay và thu hồi
nợ vay
Hoạt động tài chính là các hoạt động như vay, trả nợ, trả lãi vay Nhữnghoạt động này ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp
1.1.1.2 Phân loại doanh nghiệp
+ Căn cứ vào hình thức pháp lý của doanh nghiệp, có thể phân thành:
Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn
từ hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên): làdoanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệcủa công ty
Công ty cổ phần: là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chiathành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổphần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vàodoanh nghiệp
Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên làchủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thànhviên hợp danh) Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệmbằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tựchịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanhnghiệp Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luậtđầu tư nước ngoài 1996 chưa đăng kí lại hay chuyển đổi theo quy định
Trang 15Hiện nay các doanh nghiệp có vốn nhà nước đang tồn tại dưới các hìnhthức: công ty TNHH một thành viên có 100% vốn nhà nước, công ty TNHHhai thành viên, công ty cổ phần có vốn nhà nước.
+ Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế:
Doanh nghiệp nông nghiệp: là những doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực nông nghiệp, hướng vào việc sản xuất ra những sản phẩm là câytrồng, vật nuôi Hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp nàyphụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên
Doanh nghiệp công nghiệp: là những doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực công nghiệp, nhằm tạo ra những sản phẩm bằng cách sử dụng nhữngthiết bị máy móc để khai thác hoặc chế biến nguyên vật liệu thành thànhphẩm Trong công nghiệp có thể chia ra: công nghiệp xây dựng, công nghiệpchế tạo, công nghiệp điện tử
Doanh nghiệp thương mại: là những doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực thương mại, hướng vào việc khai thác các dịch vụ trong khâu phânphối hàng hóa cho người tiêu dùng, tức là thực hiện những dịch vụ muavào và bán ra để kiếm lời Doanh nghiệp thương mại có thể tổ chức dướihình thức buôn bán sỉ hoặc buôn bán lẻ và hoạt động của nó có thể hướngvào xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ: Cùng với sự phát triển của nềnkinh tế, lĩnh vực dịch vụ càng được phát triển đa dạng, những doanh nghiệptrong ngành dịch vụ đã không ngừng phát triển nhanh chóng về mặt sốlượng và doanh thu mà còn ở tính đa dạng và phong phú của lĩnh vực nàynhư: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải, du lịch,khách sạn, y tế
Trang 161.1.2 Dòng tiền của doanh nghiệp
+ Dòng tiền quá khứ: Dòng tiền này là dòng tiền đã thực sự xảy
ra Dòng tiền này được thể hiện trên Báo cáo tài chính định kỳ (tháng, quý,năm), cụ thể là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Dòng tiền dự báo: Dòng tiền này chưa thực sự xảy ra Dòng tiền trên
báo cáo này chưa thực sự xảy ra, mọi con số chỉ là dự đoán
- Sử dụng
Mọi hoạt động kinh doanh đều cần đến tiền Doanh nghiệp cần tiền đểnộp thuế, trả lương, mua hàng Do đó, nhà quản trị phải luôn nắm đượcthông tin về việc sử dụng tiền trong doanh nghiệp để luôn biết được: Có đủtiền cho kỳ kinh doanh tới hay không; có đủ tiền để đầu tư hay không; vớilượng tiền dự kiến thu được từ dự án thì có nên đầu tư vào đó hay không; tiền
sử dụng có hiệu quả hay không… để từ đó ra các quyết định phù hợp như đivay, cho vay, đầu tư để việc sử dụng tiền đạt hiệu quả cao nhất
- Các nội dung cấu thành nên dòng tiền
Sự vận động của dòng tiền gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp
Ba hoạt động chính trong doanh nghiệp là hoạt động sản xuất kinh doanh,hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Vì vậy, dòng tiền cũng được cấuthành từ các yếu tố sau:
Trang 17+ Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (dòng tiền hoạt động)
Đây là nguồn cốt yếu sinh ra tiền mặt cho công ty Trong phần này củabáo cáo lưu chuyển tiền tệ, thu nhập ròng (trong báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh) sẽ được điều chỉnh theo các khoản phí không dùng tiền mặt và sựthay đổi của các tài khoản vốn lưu động - tài sản và nợ từ hoạt động trong bảngcân đối kế toán thời điểm hiện tại Các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh baogồm: thu từ bán hàng, thu từ các khoản có doanh thu khác như thu phí, thu hoahồng… là dòng tiền của các hoạt động tạo doanh thu chính cho doanh nghiệp
Có 2 cách để phản ánh dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: phương pháptrực tiếp và phương pháp gián tiếp
Phương pháp trực tiếp:theo phương pháp này, các dòng tiền vào vàdòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được xác định và trình bày trong báocáo lưu chuyển tiền tệ bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoảntiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các sổ kế toán tổng hợp
và chi tiết của doanh nghiệp
Phương pháp gián tiếp: Theo phương pháp này, các dòng tiền vào vàcác dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được tính và xác định trước hết bằngcách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt độngkinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thayđổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinhdoanh và các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng là dòng tiền từ hoạtđộng đầu tư, gồm:
o Các khoản chi phí không bằng tiền như khấu hao TSCĐ, dự phòng…
o Các khoản lãi, lỗ không bằng tiền như lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hốiđoái, góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ
Trang 18o Các khoản lãi, lỗ được phân loại là dòng tiền từ hoạt động đầu tư,như: lãi, lỗ về thanh lý, nhượng bán TSCĐ và bất động sản đầu tư, tiền lãi chovay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia…
o Chi phí lãi vay đã ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhtrong kỳ
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được điều chỉnh tiếp tục với sự thayđổi vốn lưu động, chi phí trả trước dài hạn và các khoản phải thu, chi khác từhoạt động kinh doanh như: các thay đổi trong kỳ báo cáo của khoản mụchàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh;các thay đổi của chi phí trả trước; lãi tiền vay đã trả; thuế thu nhập doanhnghiệp đã nộp; tiền thu khác hay chi khác từ hoạt động kinh doanh
Tóm lại, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh được biểu diễn quacông thức sau:
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh = lợi nhuận sau thuế + chi phí khấu hao và hao mòn +/- lãi/lỗ do thanh lý tài sản +/- số tiền tăng/giảm
của tài sản lưu động và công nợ
Về nguyên tắc hai phương pháp này không khác nhau Chỉ có sự khácbiệt duy nhất trong cách trình bày các thay đổi trong tài sản thuần từ hoạtđộng kinh doanh Cách trình bày về lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư vàhoạt động tài chính không có sự khác biệt giữa hai phương pháp
+ Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư là dòng tiền có liên quan đến việc mua
sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư kháckhông thuộc các khoản tương đương tiền Các dòng tiền chủ yếu từ hoạt độngđầu tư, gồm:
Trang 19Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, baogồm cả những khoản tiền chi liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa
là TSCĐ vô hình
Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác
Tiền chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi cho vay của ngânhàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền chi mua các công cụ
nợ của các đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua các công cụ nợ đượccoi là các khoản tương đương tiền và mua các công cụ nợ dùng cho mụcđích thương mại
Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, trừ trường hợp tiền thu hồi chovay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền thu do bánlại các công cụ nợ của đơn vị khác, trừ trường hợp thu tiền từ bán các công cụ
nợ được coi là các khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ dùng chomục đích thương mại
Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua
cổ phiếu vì mục đích thương mại
Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền thu từbán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại
Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được
+ Dòng tiền từ hoạt động tài chính
Là dòng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô,kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp Bao gồm: tiền thu
do phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở hữu hoặc đi vay ngắn và dàihạn; tiền chi trả vốn góp của chủ sở hữu, trả gốc nợ vay và chi trả cổ tức, lợinhuận cho chủ sở hữu
Trang 201.2 Quản trị dòng tiền của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm quản trị dòng tiền của doanh nghiệp
Dòng tiền của doanh nghiệp bao gồm những dòng tiền ra, dòng tiềnvào từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tàichính khác nhau Vì vậy, trước hết quản trị dòng tiền là phải đảm bảo đượcviệc phát sinh và xử lý tiền từ mỗi hoạt động của doanh nghiệp Ngoài việcquản trị các hoạt động làm phát sinh dòng tiền ra, dòng tiền vào, doanhnghiệp còn phải quan tâm đến dòng tiền ra, dòng tiền vào bao nhiêu là đủ.Những dòng tiền này phát sinh không cùng thời điểm, nên doanh nghiệpcần cân đối giữa các dòng tiền vào ra, để hướng tới mục tiêu duy trì mộtmức ngân quỹ hợp lý
Như vậy, có thể hiểu quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp là việc đưa
ra những quyết định về hoạt động, đầu tư và tài chính sao cho đảm bảo được tiền không bị quá thiếu hụt hoặc quá dư thừa Đối với mỗi giao dịch, hoạt động, quản trị dòng tiền là việc quản lý từ khi phát sinh giao dịch đến khi phát sinh tiền và xử lý khoản tiền đó.
Cụ thể, tiền không quá dư thừa để đảm bảo được khả năng sinh lợi, đồngthời tiền không bị quá thiếu hụt để xử lý những vấn đề sau:
+ Việc chi trả hóa đơn hàng ngày và các loại phí, lệ phí
+ Chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, chi trả cổ tức (đối với công
Trang 211.2.2 Nội dung quản trị dòng tiền của doanh nghiệp
Dòng tiền trong doanh nghiệp gồm dòng tiền vào, dòng tiền ra và dòngtiền thuần Nội dung của quản trị dòng tiền là xác định được dòng tiền vào,dòng tiền ra, lập kế hoạch dòng tiền và xác định ngân quỹ tối ưu
1.2.2.1 Quản trị dòng tiền vào
Dòng tiền vào của doanh nghiệp bao gồm:
Dòng tiền vào = doanh thu từ bán hàng, dịch vụ, đầu tư, tài chính – ∆ phải thu + ∆ Hàng tồn kho + Lãi tiền gửi từ ngân hàng và đầu tư + Thu tiền từ tăng vốn chủ sở hữu + Thu tiền từ vay ngân hàng + Thu khác (bán tài sản…)
Trong đó:
∆ phải thu = phải thu cuối kỳ - phải thu đầu kỳ
∆ hàng tồn kho = hàng tồn kho cuối kỳ - hàng tồn kho đầu kỳ
Trang 22Từ công thức trên, có thể thấy dòng tiền vào của doanh nghiệp bị ảnhhưởng bởi hai yếu tố quan trọng là khoản phải thu và hàng tồn kho Để phântích, đánh giá khoản phải thu và hàng tồn kho, ta xem xét một số chỉ tiêu sau:
+ Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần/Phải thu bình quân
Tỷ số này Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi cáckhoản phải thu thành tiền
+ Kỳ thu tiền bình quân = 365/Vòng quay khoản phải thu
Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân bao nhiêu ngày để thuhồi các khoản phải thu của mình Việc đảm bảo thu hồi nhanh các khoản phảithu là một vấn đề rất đáng quan tâm của các doanh nghiệp Tuy vậy tùy theotừng doanh nghiệp và từng đối tượng khách hàng, các doanh nghiệp áp dụngchính sách bán hàng khác nhau Điều này khiến việc theo dõi và kiểm soátcác khoản phải thu trở nên phức tạp hơn Do vậy, trong công tác quản lýtài chính, các nhà quản trị doanh nghiệp cần chú trọng đến chính sách tíndụng thương mại cho khách hàng đồng thời phải kiểm soát và theo dõi sátsao công nợ
Ngoài các khoản phải thu thì hàng tồn kho cũng là một tiêu chí ảnhhưởng lớn trực tiếp đến dòng tiền vào của doanh nghiệp Một số chỉ tiêu phảnánh sự luân chuyển của hàng tồn kho như sau:
+ Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần/Hàng tồn kho bình quân
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luânchuyển trong kỳ Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóatrong kho là nhanh, dòng tiền vào được cải thiện và ngược lại Tuy nhiêncần lưu ý hệ số này cao quá cũng không tốt vì như vậy có nghĩa là lượnghàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngộtthì doanh nghiệp sẽ không chớp được thời cơ, có khả năng mất khách hàng
Trang 23do bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Hơn nữa, dự trữ nguyên vật liệuđầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất
bị ngưng trệ
+ Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = 365/Vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số này cho biết khoảng thời gian cần thiết để công ty có thể thanh lýđược hết số lượng hàng tồn kho của mình (bao gồm cả hàng hóa còn đangtrong quá trình sản xuất)
1.2.2.2.Quản trị dòng tiền ra
Theo phương pháp trực tiếp, dòng tiền ra của doanh nghiệp gồm các mục sau:+ Mua sắm nguyên vật liệu, hàng hóa đầu vào; công cụ dụng cụ
+ Mua sắm TSCĐ
+ Chi trả lương, cổ tức, thuế, các loại phí
+ Chi trả gốc và lãi vay
+ Chi khác
Dòng tiền ra = Chi mua nguyên vật liệu, hàng hóa, công cụ dụng cụ + Chi mua TSCĐ + chi trả lương, cổ tức, thuế, các loại phí + chi trả gốc và
lãi vay + chi khác
Cũng tương tự như các khoản phải thu, các khoản phải trả phát sinh khidoanh nghiệp mua hàng nhưng chưa thanh toán ngay Ta có phương phápgián tiếp để xác định dòng tiền ra của doanh nghiệp như sau:
Dòng tiền ra = Chi phí phát sinh – ∆ phải trả + Khấu hao
Trong đó: ∆ phải trả = phải trả cuối kỳ - phải trả đầu kỳ
Từ công thức trên, có thể thấy dòng tiền ra của doanh nghiệp bị ảnhhưởng bởi yếu tố quan trọng là khoản phải trả Để phân tích, đánh giá khoảntrả, ta xem xét một số chỉ tiêu sau:
+ Vòng quay khoản phải trả = Doanh thu thuần/Phải trả bình quân
Trang 24Chỉ số này phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối vớinhà cung cấp Nếu chỉ số này quá nhỏ, phản ánh các khoản phải trả lớn sẽkhiến doanh nghiệp gặp rủi ro về thanh khoản
+ Kỳ trả tiền bình quân = 365/Vòng quay khoản phải trả
Chỉ số này thể hiện số ngày trung bình mà công ty cần để trả tiền chonhà cung cấp Hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp có quan hệ tốt với nhàcung cấp và có khả năng kéo dài thời gian trả tiền
Như vậy, khoản phải thu và khoản phải trả là 2 yếu tố tác động trựctiếp đến dòng tiền của doanh nghiệp Doanh nghiệp luôn có xu hướng rútngắn thời gian phải thu và kéo dài thời gian phải trả Để làm được điều này,doanh nghiệp cần lựa chọn nhà cung cấp, khách hàng phù hợp với chínhsách của mình
1.2.2.3.Lập kế hoạch dòng tiền và xây dựng ngân quỹ tối ưu
+ Quy trình lập kế hoạch dòng tiền
Lập kế hoạch dòng tiền có ý nghĩa là giúp doanh nghiệp có thể hiệuchỉnh giữa kế hoạch và thực tế, từ đó ra các quyết định nhằm duy trì khả năngthanh toán hợp lý Các bước của quy trình lập kế hoạch dòng tiền như sau:
Chuẩn bị lập kế hoạch dòng tiền: Trong bước này, doanh nghiệp cầnthu thập thông tin về lịch sử dòng tiền trong quá khứ
Dự báo dòng tiền: Đây được coi là bước quan trọng trong quy trìnhlập kế hoạch dòng tiền Trong bước này, doanh nghiệp sẽ dự báo dòng tiềnvào, dòng tiền ra, dòng tiền thuần, dự báo số dư tiền cuối kỳ và số tiềnthừa/thiếu, từ đó để chuẩn bị đưa ra các giải pháp thích hợp để xử lý số tiềnthừa/thiếu trên
Lập kế hoạch dòng tiền: Ở khâu này, sau khi dự báo, doanh nghiệp
Trang 25sẽ đưa ra giải pháp và quyết định để tạo sự nhịp nhàng trong lưu chuyểntiền tệ Cụ thể, điều chỉnh các chính sách tín dụng thương mại (nếu dự báothâm hụt, doanh nghiệp cần rút ngắn các khoản phải thu và kéo dài cáckhoản phải trả, còn nếu dự báo thặng dư ngân quỹ thì có thể cho phépkhách hàng trả chậm để lôi kéo thêm khách hàng đồng thời có thể thanhtoán sớm tiền mua hàng để tạo uy tín), xem xét điều chỉnh cơ cấu vốn,tính toán phương án tài trợ khi thâm hụt hay đầu tư khi thặng dư ngânquỹ, tính toán phương thức trả nợ gốc và lãi phù hợp với tốc độ lưuchuyển của dòng tiền, quyết định phương án bán hàng và quản lý hàng tồnkho, thời gian chi trả các khoản chi phí…
Quản trị ngân quỹ: Ngân quỹ trong doanh nghiệp có thể hiểu theonghĩa hẹp là tiền mặt và nghĩa rộng là bao gồm tiền mặt và tiền gửi thanhtoán Quản trị ngân quỹ gắn liền với dòng tiền ra và dòng tiền vào củadoanh nghiệp, phản ánh kết quả mang tính thời điểm của các dòng tiền vào,
ra Ngân quỹ theo dự báo có thể âm, có thể dương song doanh nghiệp cầnchuẩn bị các phương án tài trợ và đầu tư khi thâm hụt và thặng dư để tốithiểu hóa chi phí tài trợ vốn và tối đa hóa lợi ích khi có thặng dư tiền Và
để có thể lượng hóa được số tiền cần cân chỉnh, với điều kiện tại mỗi doanhnghiệp cụ thể, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình được ngân quỹ tối ưu
để áp dụng vào quản lý.Các phương án tài trợ khi thâm hụt mà doanhnghiệp thường cân nhắc là vay ngân hàng thương mại, bán chứng khoánsong đều phát sinh chi phí giao dịch (phần chênh lệch giảm do bán chứngkhoán với giá thấp, lãi suất vay ngân hàng, chi phí thanh toán cho các nhàmôi giới)
+ Xây dựng ngân quỹ tối ưu tại doanh nghiệp:
Trang 26Một mô hình phổ biến được tham khảo là mô hình Miller-Orr:
* Mô hình Miller - Orr
Mô hình này được các nhà khoa học Merton Miller và Daniel Orr xâydựng nên với giả định dòng tiền thuần biến động ngẫu nhiên có phương sai là
Vb Theo mô hình này, mức ngân quỹ của doanh nghiệp dao động giữa haigiá trị: giới hạn tối thiểu (Mmin) và giới hạn tối đa (Mmax) Trong khoảngnày, hai nhà khoa học đã xây dựng một mức tồn quỹ tối ưu là M* M* đượcbiểu diễn qua công thức:
M* = Mmin + d/3
Với mô hình này, doanh nghiệp nếu có dòng tiền thường xuyên biếnđộng (phương sai dòng tiền có giá trị lớn) sẽ phải đảm bảo mức dư ngân quỹlớn Và ngược lại, với những doanh nghiệp có dòng tiền không biến độngnhiều (phương sai dòng tiền nhận giá trị nhỏ) thì chỉ cần duy trì mức dư ngânquỹ nhỏ hơn
Để áp dụng mô hình Miller-Orr đưa số dư ngân quỹ về mức tối ưu M*,
có thể cân nhắc một số biện pháp như:
Đầu tư khi ngân quỹ dư thừa
Doanh nghiệp có thể có nhiều lựa chọn để đầu tư khi ngân quỹ dư thừa
so với mức tối ưu Dựa trên số tiền dư thừa và thời gian thặng dư, doanhnghiệp sẽ cân nhắc cách thức đầu tư số tiền thặng dư một cách phù hợp Một
số hình thức mà doanh nghiệp có thể cân nhắc để đầu tư là:
o Gửi tiết kiệm ngân hàng: Gửi tiết kiệm tại ngân hàng có ưu điểm làrủi ro thấp và được hưởng lãi suất tiết kiệm cao hơn so với tiền gửi thanhtoán Tuy nhiên, hình thức gửi tiết kiệm này có hạn chế là: trong trường hợp
Trang 27doanh nghiệp gặp tình huống bất ngờ, buộc phải rút khoản tiết kiệm khi chưađến hạn Khi đó, doanh nghiệp sẽ chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn chothời gian đã gửi Lúc này, số tiền gửi tiết kiệm gần như không sinh lời, gâylãng phí cho công ty.
o Đầu tư vào các loại chứng khoán có thanh khoản cao: Một hình thứcnữa mà doanh nghiệp có thể cân nhắc khi thặng dư ngân quỹ là đầu tư vàochứng khoán Song trên thực tế các doanh nghiệp thường lựa chọn các loạichứng khoán có rủi ro thấp và tính thanh khoản cao Lý do là khoản thặng dưngân quỹ tạm thời cần ưu tiên tính thanh khoản để linh động thanh toán khi cócác tình huống phát sinh hơn là chú trọng về khả năng sinh lời Các loạichứng khoán rủi ro thấp và tính thanh khoản cao có thể kể đến là tín phiếukho bạc nhà nước, kỳ phiếu của ngân hàng (kỳ hạn dưới 1 năm) Các loạichứng khoán này có ưu điểm là dễ giao dịch (thủ tục không phức tạp, mức phítương đối thấp) Song lại có nhược điểm là không linh động về số lượng Cótrường hợp các chứng khoán này không được bán riêng lẻ mà bán theo từng
lô, các doanh nghiệp khó giao dịch vì số tiền chênh lệch ngân quỹ cần xử lýkhông thích hợp để giao dịch theo lô
o Giao dịch vàng, ngoại hối: Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thứcgiao dịch vàng hay ngoại hối để đầu tư khoản thặng dư ngân quỹ tạm thời.Hiện nay các doanh nghiệp có thể chọn các dịch vụ giao dịch trực tuyến, giaodịch điện tử đối với giao dịch vàng và ngoại hối nên có thể tiết kiệm đáng kể
về thời gian Tuy nhiên hình thức này có nhược điểm là rủi ro cao Trườnghợp giá vàng, tỷ giá ngoại hối diễn biến bất lợi sẽ khiến doanh nghiệp thua lỗ
và gặp khó khăn về khả năng thanh toán
o Ủy thác đầu tư: Với phần thặng dư ngân quỹ, các doanh nghiệp có thể
Trang 28xem xét hình thức ủy thác đầu tư cho khoảng thời gian ngắn Đây là hình thức
mà doanh nghiệp ký hợp đồng với một công ty để công ty thay doanh nghiệpđầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu Tùy vào phương thức và điều kiện ủy thác màdoanh nghiệp sẽ gặp rủi ro khác nhau Các doanh nghiệp muốn đầu tư vào cổphiếu, trái phiếu mà không đủ năng lực hay nguồn lực để đầu tư thì có thể lựachọn hình thức này Song hình thức này cũng có nhược điểm giống hình thứcgửi tiết kiệm là doanh nghiệp gần như không có lãi trong trường hợp rút tiềntrước hạn để xử lý các tình huống phát sinh
o Cho vay: Hình thức cho các cá nhân hay tổ chức khác vay cũng làmột hình thức đầu tư thặng dư ngân quỹ tạm thời song không phổ biến do tínhthanh khoản thấp và rủi ro cao Cụ thể, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khimuốn lấy lại tiền đã cho vay trước hạn để xử lý các tình huống phát sinh độtxuất Chưa kể đến nhiều trường hợp bên đi vay trả nợ và lãi vay không đúnghạn khiến doanh nghiệp rơi vào trạng thái bị động trong vấn đề thanh toán.Rủi ro khi bên đi vay mất khả năng trả nợ cũng có thể xảy ra Hơn nữa, mộtmón cho vay đòi hỏi cần có nhiều thủ tục, điều kiện và hồ sơ phức tạp Tuynhiên, hình thức này đem lại cho doanh nghiệp tỷ lệ sinh lời cao hơn nhữnghình thức nêu trên nên vẫn được một số doanh nghiệp sử dụng Nếu mộtdoanh nghiệp muốn sử dụng hình thức đầu tư này thì cần lưu ý lựa chọn đốitượng để cho vay tin cậy, phương án sử dụng vốn khả thi
Tìm nguồn tài trợ để bù đắp thiếu hụt ngân quỹ
Khi doanh nghiệp bị thiếu hụt ngân quỹ, doanh nghiệp có thể lựa chọnmột số hoạt động để tài trợ như: rút tiền tiết kiệm tại ngân hàng, thu lại tiền từcác khoản ủy thác đầu tư, bán chứng khoán nắm giữ hoặc vay ngân hàng.Đối với hình thức rút tiết kiệm hoặc hình thức thu lại tiền từ các khoản
Trang 29ủy thác: doanh nghiệp không gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi tiền song
số lãi nhận được có thể bị mất gần hết do lãi nhận được khi rút trước hạn làkhông đáng kể
Với hình thức bán các chứng khoán thanh khoản mà doanh nghiệp đangcó: doanh nghiệp sử dụng đến hình thức này cũng khá nhanh và phí giao dịchthấp Ngoài ra, khác với hai hình thức rút tiết kiệm hay thu lại tiền từ cáckhoản ủy thác, doanh nghiệp bán chứng khoán thanh khoản vẫn được hưởngphần lãi trên thời gian nắm giữ
Ba hình thức nêu trên chỉ áp dụng khi doanh nghiệp có sẵn các món gửitiết kiệm, các món ủy thác đầu tư hay các chứng khoán thanh khoản; và cácmón này tương ứng tương đối với số tiền thiếu hụt cần tài trợ Như vậy, vớinhững doanh nghiệp không có sẵn những điều kiện trên có thể cân nhắcphương án vay vốn ngân hàng Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều hình thứcvay vốn như vay theo hạn mức, vay ngắn hạn theo từng món vay Với hìnhthức này, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều thủ tục phức tạp và tốn thời gian,đồng thời doanh nghiệp phải chứng minh được cho ngân hàng về năng lực tàichính, về phương án vay vốn khả thi và có hiệu quả; chịu sự giám sát củangân hàng trong quá trình sử dụng vốn vay; chịu lãi suất cho vay của ngânhàng Tuy nhiên, hình thức này lại có ưu điểm là giúp doanh nghiệp có thểchủ động trong việc vay bao nhiêu tiền và trong thời hạn bao lâu
Như vậy, doanh nghiệp có nhiều phương án và hình thức lựa chọn để giữmức tồn quỹ ở mức tối ưu Mỗi hình thức đều có ưu điểm, nhược điểm riêng
Do đó, doanh nghiệp cần dựa vào tính chất của từng hình thức và điều kiện cụthể của doanh nghiệp để quyết định lựa chọn các hình thức đầu tư/tài trợ hợp
lý Nếu cần thiết, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng kết hợp nhiều hình thức
Trang 30trong số những hình thức nêu trên để duy trì ngân quỹ tối ưu và đảm bảo thuđược lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp.
1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá quản trị dòng tiền của doanh nghiệp
Để đánh giá quản trị dòng tiền của doanh nghiệp ta xét một số chỉtiêu sau:
Khả năng chi trả chi phí cố định đầy đủ của dòng tiền = Dòng tiền hoạt
động/Trả nợ vay, mua tài sản, trả cổ tức Khả năng hoàn trả nợ vay ngắn hạn = Dòng tiền hoạt động/Nợ ngắn hạn
Tỷ số dòng tiền/doanh thu = Dòng tiền hoạt động/Doanh thu
Tỷ số dòng tiền/Lợi nhuận sau thuế = Dòng tiền hoạt động/Lợi nhuận sau thuế
1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới quản trị dòng tiền của doanh nghiệp
1.3.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Trình độ và nhận thức của ban lãnh đạo doanh nghiệp:
Đây là những người đưa ra các quyết định trong doanh nghiệp, do đó tácđộng mang tính quyết định đến dòng tiền trong doanh nghiệp Vì vậy, trướchết ban lãnh đạo công ty cần có một mối quan tâm đúng và đủ đối với việcquản trị dòng tiền, đồng thời cần có đủ năng lực và trình độ chuyên sâu về tàichính – kế toán để điều phối và ra quyết định đối với tất cả các hoạt động:kinh doanh, đầu tư, tài chính của doanh nghiệp Trong đó, phải có tầm nhìnchiến lược đối với môi trường kinh doanh trong tương lai, lựa chọn được nhàcung cấp và khách hàng phù hợp, từ đó dự đoán được các dòng tiền có thểphát sinh và điều chỉnh các chính sách, hoạt động của công ty sao cho tối ưuhóa lợi ích và đảm bảo dòng tiền lưu chuyển một cách hợp lý Trên thực tế,nhiều nhà lãnh đạo có xu hướng thích “an toàn”, lưu giữ nhiều ngân quỹ để
dự phòng thanh toán trong khi một số khác lại thích rủi ro và đưa dòng tiền về
Trang 31mức thấp để ưu tiên vấn đề lợi nhuận.
- Quản lý vốn:
Vấn đề quản lý vốn tạo ra những ảnh hưởng đến dòng tiền của doanhnghiệp, cụ thể là cơ cấu vốn và huy động vốn Với các doanh nghiệp lựachọn cơ cấu vốn nợ cao, đòn bẩy tài chính lớn sẽ được hưởng lợi thuế từcác khoản lãi vay và hưởng phần lợi nhuận khuếch đại do đòn bẩy tài chínhnếu doanh nghiệp kinh doanh có lãi Tuy vậy, việc sử dụng nợ lại khiếndoanh nghiệp gặp áp lực lớn về chi trả gốc và lãi vay và phải đảm bảo hoạtđộng kinh doanh phải sản sinh đủ dòng tiền để chi trả khoản này Quyếtđịnh về cơ cấu vốn nếu sai lầm sẽ có thể dẫn tới việc doanh nghiệp mất khảnăng thanh toán
Cơ cấu về thời hạn của vốn cũng ảnh hưởng tới dòng tiền của doanhnghiệp Với những doanh nghiệp sử dụng nguồn ngắn hạn tài trợ cho tiền vàphải thu, nguồn dài hạn tài trợ cho các tài sản còn lại sẽ hoạt động an toàn tuynhiên lại đối mặt chi phí vốn cao Còn nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn ngắnhạn tài trợ cho toàn bộ tài sản ngắn hạn và một phần tài sản dài hạn thì chi phívốn giảm nhưng rủi ro tăng Ứng với hai trường hợp trên là việc quản trị dòngtiền cũng rơi vào hai trạng thái “an toàn” và “rủi ro” Để áp dụng đượcphương án thứ hai nêu trên, doanh nghiệp cần biết rõ về điều kiện kinh doanhtrong dài hạn
- Chính sách tín dụng thương mại:
Đây là một chính sách tác động trực tiếp đến dòng tiền của doanh nghiệp
vì nó liên quan đến các khoản phải thu của doanh nghiệp Việc áp dụng mộtcách hợp lý tín dụng thương mại đem đến khả năng kiểm soát được các khoảnphải thu, giúp doanh nghiệp nắm bắt dễ dàng hơn khả năng tài chính của mình
Trang 32để không bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản Mặtkhác tín dụng thương mại cũng giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàngnếu như áp dụng một cách phù hợp, nâng cao được vị thế , tăng doanh thu haytạo dựng được các mối quan hệ đối với khách hàng.
Việc quản lý tín dụng không đúng cách, hoặc quá thắt chặt sẽ khiếndoanh nghiệp không tạo được doanh thu, không tạo được mối quan hệ vớikhách hàng cũng như không nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thịtrường, ngược lại một chính sách tín dụng quá lỏng lẻo có thể dẫn đến việckhông thu hồi được nợ, và có thể dẫn đến phá sản
- Chính sách thanh toán:
Chính sách thanh toán liên quan đến các khoản phải trả - dòng tiền ra củadoanh nghiệp Nếu doanh nghiệp thường xuyên thanh toán ngay tiền hàng chocác nhà cung cấp thì dòng tiền có thể gặp khó khăn, song lại tạo được uy tínkhi mua hàng Ngược lại, doanh nghiệp duy trì việc thanh toán chậm sẽ có lợithế chiếm dụng vốn, bớt áp lực lên dòng tiền tuy nhiên doanh nghiệp có đượcthanh toán chậm hay không còn tùy vào uy tín của doanh nghiệp, đối tượngnhà cung cấp cụ thể hay mối quan hệ của doanh nghiệp với nhà cung cấp;chưa kể đến việc giá hàng hóa trong điều kiện thanh toán chậm thường caohơn so với trường hợp thanh toán ngay với mức chênh lệch được hiểu như
“lãi suất” trả chậm mà nhà cung cấp yêu cầu
1.3.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Tình hình chung của nền kinh tế và của ngành nghề
Dòng tiền của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng gián tiếp từ tình hình pháttriển của nền kinh tế nói chung và của ngành nghề nói riêng Trong điềukiện nền kinh tế kém phát triển, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp
Trang 33khó khăn do giá đầu vào tăng và cầu thị trường suy giảm Doanh nghiệp tạo
ra được ít lợi nhuận, khó thu tiền bán hàng, vay vốn ngân hàng gặp khókhăn… Lúc này, việc đảm bảo dòng tiền đủ khả năng chi trả các khoản đếnhạn sẽ là một thách thức cho doanh nghiệp Ngược lại, trong bối cảnh nềnkinh tế và ngành nghề phát triển thuận lợi, doanh nghiệp sẽ lạc quan hơntrong vấn đề quản trị dòng tiền và có thể sử dụng những chính sách bánhàng cởi mở hơn
- Cung cầu trên thị trường và các đối thủ
Để quản trị tốt dòng tiền, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến cung cầu thịtrường và các đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề hay các mặt hàng thay thế.Thực tế đã cho thấy nhiều doanh nghiệp sa vào khủng hoảng do không ứngphó được với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành nghề, dooanhnghiệp không bán được hàng, mất khả năng thanh toán dễ dẫn tới phá sản
- Các ngân hàng thương mại và lãi suất
Các ngân hàng thương mại cùng với yếu tố lãi suất sẽ ảnh hưởng tớichi phí tài trợ vốn và lãi gửi tiết kiệm của các doanh nghiệp Việc doanhnghiệp tiếp cận được hay không được vốn vay cũng là một vấn đề đángquan tâm Mặc dù hiện nay các doanh nghiệp đã bắt đầu mở rộng tín dụng,song nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi thực hiện vay vốn ngắn hạn
để tài trợ cho nhu cầu thanh toán thường xuyên của mình do không đáp ứngđược yêu cầu và đòi hỏi từ phía ngân hàng Ngoài ra, các dịch vụ ngânhàng như các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh thanh toán, quy đổingoại tệ… cũng tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện quảntrị dòng tiền
- Tỷ giá
Trang 34Đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu thì biến động tỷ giátrên thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền vào của doanh nghiệp.Doanh nghiệp bán hàng và thu tiền bằng ngoại tệ nên việc tỷ giá tăng giảmtrên thị trường sẽ khiến doanh nghiệp thu thêm hay bị giảm bớt một số tiềnnhất định Để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể
sử dụng các nghiệp vụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, hợp đồngquyền chọn… Những nghiệp vụ này hiện đã được nhiều ngân hàng thươngmại cung cấp Trên thực tế, số doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu sử dụngđến những nghiệp vụ này là không nhiều Nguyên nhân là do am hiểu của cácdoanh nghiệp về các nghiệp vụ này còn kém và nhận thức về tầm quan trọngcủa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp còn hạn chế
Trang 35CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦA
Tiền thân của Công ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An là Liên hiệpcác Xí nghiệp Chè Nghệ Tĩnh thành lập vào tháng 10/1986 Năm 1992, công
ty được đổi tên thành Công ty Đầu tư và phát triển Chè Nghệ An, là thànhviên chính thức của Hiệp hội Chè Việt Nam(VITAS) Sau đó, công ty đổi tênthành Công ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An như hiện nay
Trụ sở chính đặt tại: Số 376 - Nguyễn Trãi - TP Vinh - Nghệ An
Sau gần 30 năm thành lập và phát triển, Công ty đã đầu tư xây dựngđược vùng chè nguyên liệu gần 10.000 ha, trong đó có gần 7.000 ha chè kinhdoanh Sản lượng chè tươi hàng năm đạt trên 40.000 tấn với sản lượng chèkhô đạt trên 8.000 tấn, trong đó: 5.000 tấn chè đen và 3.000 tấn chè xanh cácloại Quy mô vốn chủ sở hữu hiện nay của công ty là 26 tỷ đồng, quy môtổng vốn là 79 tỷ đồng
2.1.2 Đặc điểm tổ chức, sản xuất kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh
Trồng, chế biến, kinh doanh chè (xuất khẩu và tiêu thụ trong nước), kinhdoanh vật tư, thiết bị, phụ tùng, nông sản cho sản xuất chế biến chè, đầu tưphát triển sản xuất, chỉ đạo vùng quy hoạch trồng chè của tỉnh Nghệ An
Trang 36Công ty bán sản phẩm tại cả thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trườngnước ngoài, chủ yếu tại các quốc gia: Đài Loan, Trung Quốc, Pakistan, Anh.
- Tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức công ty
Chú thích:
Quan hệ trực tuyếnQuan hệ chức năngQuan hệ phối hợp
(Nguồn: Điều lệ của của công ty)
Xí nghiệp chè Thanh Mai
Xí nghiệp chè Ngọc Lâm
Xí nghiệp chè Anh Sơn
Xí nghiệp chè Vinh
Xí nghiệp chè Hùng Sơn
Phòng
kỹ thuật công nghệ
Phòng
tổ chức hành chính
Phòng
kế toán tài chính
Trang 37+ Tại công ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An, Giám đốc là người
đứng đầu Công ty và trực tiếp chỉ đạo phó Giám đốc, những người tham mưu,giúp việc về chuyên môn cho Giám đốc Mỗi phòng ban, mỗi bộ phận cótrách nhiệm và quyền hạn riêng đồng thời có mối liên hệ chức năng với cácphòng ban khác, đảm bảo hoạt động của Công ty cân đối và thông suốt trongtoàn bộ hoạt động của Công ty
+ Giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng thành viên: Là người điều hành mọiphương thức hoạt động của Công ty, là người quyết định cơ cấu tổ chức bộmáy quản lý phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể và quyền hạn cũng nhưmối quan hệ với các xí nghiệp trực thuộc Công ty, thực hiện chế độ quản lýcủa cán bộ công nhân viên theo quy định của nhà nước
+ Phó Giám đốc kiêm thành viên hội đồng: Là người giúp cho Giámđốc điều hành các hoạt động về đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh củaCông ty, thu nhận và tổng hợp các thông tin từ các phòng ban chức năng cũngnhư các đơn vị trực thuộc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những côngviệc được giao
+ Phòng Tổ chức hành chính: Có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc
về công tác tổ chức cán bộ và các chế độ chính sách, bảo đảm đời sống chongười lao động, bố trí tuyển dụng và đào tạo lao động sao cho phù hợp vớitình hình sản xuất của Công ty
+ Phòng Thị trường: Có trách nhiệm nghiên cứu thị trường, mở rộng thịphần, tìm kiếm các bạn hàng, chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc vềcác hoạt động xuất khẩu chè
+ Phòng Kinh doanh: có trách nhiệm cung ứng vật tư cho các xínghiệp, thu mua các sản phẩm chè từ bên ngoài để kinh doanh và tìm kiếm thịtrường tiêu thụ trong nước
Trang 38+ Phòng Kỹ thuật công nghệ: Phụ trách về vấn đề kỹ thuật, chỉ đạohướng dẫn cho đơn vị thành viên về kỹ thuật trong công nghệ chế biến vàkiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Phòng Kế hoạch và đầu tư: Có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc
về việc lập kế hoạch sản xuất cụ thể, lập kế hoạch trong việc đầu tư mở rộngphát triển sản xuất Đồng thời, phụ trách kỹ thuât nông nghiệp cho các đơn vịthành viên trong việc trồng, chăm sóc và hái chè
+ Phòng Kế toán tài chính: Có trách nhiệm thực hiện các phần hành kếtoán phát sinh ở văn phòng Công ty, công tác tài chính và công tác thống kêtrong toàn Công ty; Hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán ở các xí nghiệp;Thu nhận, kiểm tra các báo cáo kế toán, thống kê của các xí nghiệp gửi lên vàlập báo cáo kế toán, thống kê tổng hợp cho toàn Công ty
+ Các xí nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp sản xuất, chế biến ra chèthành phẩm là chè xanh và chè đen, cung cấp sản phẩm nội tiêu trực tiếp vàchủ yếu là cung ứng sản phẩm cho văn phòng Công ty để tiêu thụ
2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công ty
Bảng 2.1: Khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 2010-2014
ROA (khả năng sinh lời trên tài sản) 0,83% 0,94% 1,14% 0,93% 0,00%ROE (kn sinh lời trên VCSH) 3,31% 3,90% 3,98% 2,76% 0,00%ROCE (kn sinh lời trên vốn sử dụng) 8,50% 14,23% 9,60% 6,39% 3,05%
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh 3,87% 4,47% 2,79% 2,03% 1,59%
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế 1,06% 0,89% 0,97% 0,88% 0,00%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế 0,80% 0,73% 0,80% 0,69% 0,00%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả)
Trang 39Biểu đồ 2.1: Khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 2010-2014
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả)
Từ bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh củaCông ty có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010-2012 theo chiều phục hồităng trưởng của nền kinh tế ROA tăng từ 0,83% năm 2010 lên 1,14% năm
2012 Tuy nhiên, đến năm 2013, 2014, kết quả kinh doanh chững lại và suygiảm Cụ thể, ROA năm 2013 chỉ đạt mức 0,93% và đến năm 2014 công tykhông có lợi nhuận Lý giải cho điều này, lãnh đạo công ty cho hay vài nămtrở lại đây khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty suy giảm do giánhiều nguyên liệu đầu vào tăng cao, hơn nữa thời tiết không thuận lợi đãkhiến sản lượng chè suy giảm rõ rệt và thị trường gặp nhiều khó khăn do sựcạnh tranh mạnh mẽ từ phía các đối thủ khác
Trang 40Bảng 2.2: Doanh thu của công ty giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: triệu đồng
Doanh thu
86.43 0
110.98 9
111.88 4
95.89 9
64.73 6
Doanh thu nội địa 24.246 20.519 19.843 13.079 20.661Doanh thu xuất khẩu 42.184 60.470 62.041 58.820 30.075
Tỷ trọng DT nội địa 28% 18% 18% 14% 32%
Tỷ trọng DT xuất khẩu 49% 54% 55% 61% 46%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả)
Biểu đồ 2.2: Doanh thu của công ty giai đoạn 2010-2014
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả)
Nhìn vào biểu tỷ trọng doanh thu nội địa và xuất khẩu trên tổng doanhthu cho thấy công ty có tỷ trọng doanh thu xuất khẩu chiếm từ 46-55% tronggiai đoạn 2010-2014 Năm 2014 tỷ trọng doanh thu xuất khẩu giảm rõ rệt từ61% năm 2013 xuống còn 46% do công ty gặp khó khăn tại các thị trường