Nâng cao chất lượng hoạt động quản trị tài chính tại Công ty TNHH VIETNAMLAND

70 194 1
Nâng cao chất lượng hoạt động quản trị tài chính tại Công ty TNHH VIETNAMLAND

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển một cách bền vững thì bên cạnh những yếu tố về môi trường kinh tế, môi trường chính trị và pháp luật một việc làm rất quan trọng và cần thiết chính là việc quản trị tài chính. Cụ thể là việc phân tích tình hình tài chính và đưa ra các phương pháp quản lý hợp lý nhằm mục đích cuối cùng là tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Chất lượng hoạt động quản trị tài chính không cao chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của doanh nghiệp. Vấn đề về vốn, quản trị tài chính cũng luôn là những vấn đề quan trọng trong quá trình từ khởi sự đến thành công của một doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được đầy đủ về vấn đề này, đặc biêt là các doanh nghiệp trẻ.Việc làm rõ thực trạng, chất lượng hoạt động quản trị tài chính tại công ty và nâng cao chất lượng hoạt động này thông qua việc tiến hành phân tích tài chính một cách thường xuyên giúp những nhà quản lý đánh giá được chính xác chất lượng của hoạt động tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của công ty từ đó đưa ra những định hướng, kế hoạch, giải pháp giúp nâng cao chất lượng quản trị tài chính, nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thông suốt, thực hiện đúng theo tiêu chí đề ra của doanh nghiệp về quản lý tài sản và nguồn vốn và thi hành đúng các quy định của pháp luật.Công ty TNHH Vietnamland là một công ty thành viên trực thuộc tập đoàn Vietnamland có nhiệm vụ chính là xây dựng các công trình tòa nhà, tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng, khu căn hộ … Việc kinh doanh những tài sản có giá trị lớn khiến cho nhà doanh nghiệp nhận thức được rõ ràng tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại công ty Vietnamland, được sự dìu dắt của giáo viên hướng dẫn cùng sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các cô chú trong công ty, em đã được tìm hiểu các hoạt động của công ty trong thời gian ba năm từ 2012 đến 2014, sau đó nghiên cứu bằng phương pháp tổng hợp và so sánh, đánh giá làm rõ để từ đó đưa ra kết luận về tình hình chất lượng hoạt động quản trị tài chính của công ty và những giải pháp nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động quản trị tài chính tại công ty TNHH Vietnamland. Tất cả những kết quả mà em thu thập đã được trình bày và phân tích cụ thể thông qua việc hoàn thành xong đề án tốt nghiệp với đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH VIETNAMLAND với kết cấu gồm ba chương chính như sau:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH VIETNAMLAND Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hoàng Khánh Sinh viên thực hiện : Trịnh Thùy Trang Mã sinh viên : BH204176TC Lớp : Tài chính doanh nghiệp K24 Hà Nội - 2015 MỤC LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT TNHH : trách nhiệm hữu hạn VCSH : vốn chủ sở hữu GDP : tổng sản phẩm quốc nội SX-TM-DV : sản xuất, thương mại, dịch vụ CNTT : công nghệ thông tin TNDN : thu nhập doanh nghiệp TSCĐ : tài sản cố định XNK : xuất nhập khẩu DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ: b)Các giải pháp khác 60 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển một cách bền vững thì bên cạnh những yếu tố về môi trường kinh tế, môi trường chính trị và pháp luật một việc làm rất quan trọng và cần thiết chính là việc quản trị tài chính. Cụ thể là việc phân tích tình hình tài chính và đưa ra các phương pháp quản lý hợp lý nhằm mục đích cuối cùng là tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Chất lượng hoạt động quản trị tài chính không cao chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của doanh nghiệp. Vấn đề về vốn, quản trị tài chính cũng luôn là những vấn đề quan trọng trong quá trình từ khởi sự đến thành công của một doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được đầy đủ về vấn đề này, đặc biêt là các doanh nghiệp trẻ. Việc làm rõ thực trạng, chất lượng hoạt động quản trị tài chính tại công ty và nâng cao chất lượng hoạt động này thông qua việc tiến hành phân tích tài chính một cách thường xuyên giúp những nhà quản lý đánh giá được chính xác chất lượng của hoạt động tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của công ty từ đó đưa ra những định hướng, kế hoạch, giải pháp giúp nâng cao chất lượng quản trị tài chính, nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thông suốt, thực hiện đúng theo tiêu chí đề ra của doanh nghiệp về quản lý tài sản và nguồn vốn và thi hành đúng các quy định của pháp luật. Công ty TNHH Vietnamland là một công ty thành viên trực thuộc tập đoàn Vietnamland có nhiệm vụ chính là xây dựng các công trình tòa nhà, tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng, khu căn hộ … Việc kinh doanh những tài sản có giá trị lớn khiến cho nhà doanh nghiệp nhận thức được rõ ràng tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại công ty Vietnamland, được sự dìu dắt của giáo viên hướng dẫn cùng sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các cô chú trong công ty, em đã được tìm hiểu các hoạt động của công ty trong thời gian ba năm từ 2012 đến 2014, sau đó nghiên cứu bằng phương pháp tổng hợp và so sánh, đánh giá làm rõ để từ đó đưa ra kết luận về tình hình chất lượng hoạt động quản trị tài chính của công ty và những giải pháp nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động quản trị tài chính tại công ty TNHH Vietnamland. Tất cả những kết quả mà em thu thập đã được trình bày và phân tích cụ thể thông qua việc hoàn thành xong đề án tốt nghiệp với đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH VIETNAMLAND với kết cấu gồm ba chương chính như sau: Chương 1 : Cơ sở lý luận về chất lượng hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động quản trị tài chính công ty TNHH Vietnamland Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động quản trị tài chính tại công ty TNHH Vietnamland Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn thực tập và tập thể nhân viên công ty TNHH Vietnamland đã giúp em hoàn thành đề án này. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về chất lượng hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm 1.1.1.1 Khái niệm về hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp a) Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là chỉ là một bước trong số các bước đi của hệ thống tài chính trong nền kinh tế. Để có được hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải sở hữu được một số vốn nhất định và đi kèm với nó là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Chính các luồng tiền tệ đi vào và đi ra khỏi doanh nghiệp đã tạo thành sự vận động của các luồng tài chính của doanh nghiệp. Những quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các vốn tiền tệ của doanh nghiệp thì đi cùng với nó chính là quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu gồm có 4 mối quan hệ: quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước được hình thành trong quá trình doanh nghiệp nộp thuế cho nhà nước hoặc nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính thông qua hoạt động vay ngắn hạn hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Tuy nhiên trong mối quan hệ này, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, lãi cổ phần cho các nhà tài trợ. Tiền chưa sử dụng có thể đem đầu tư chứng khoán hoặc gửi vào ngân hàng để sinh lời. Quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các thị trường hàng hóa, dịch vu, thị trường sức lao động nhằm mục đích mua sắm thiết bị máy móc, nhà xưởng, tìm kiếm người lao động… Thông qua thị trường đó xác định cụ thể nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cần cung ứng từ cơ sở này mà hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị phù hợp với nhu cầu của thị trường. Quan hệ giữa các bộ phận sản xuất-kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn gọi chung là quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp. Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua các chính sách của doanh nghiệp như: chính sách cổ tức, chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí… Hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn để đưa ra các quyết định tài chính và thực hiện nó nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà cụ thể là việc tối đa hóa lợi nhuận, tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Hoạt động quản trị tài chính chiếm vị trí quan trọng trong quá trình quản trị doanh nghiệp. Hoạt động này là hoạt động hàng đầu trong việc đưa ra các quyết định tài chính của doanh nghiệp. b) Nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp Để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà doanh nghiệp phải thông qua phương thức giải quyết ba vấn đề quan trọng: Một là nên đầu tư dài hạn vào đâu và bao nhiêu để phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh mục tiêu của doanh nghiệp? Hai là doanh nghiệp có thể khai thác nguồn vốn đầu tư ở đâu? Ba là vấn đề quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp như thế nào. Tuy ba vấn đề này không phải là toàn bộ những vấn đề của doanh nghiệp nhưng đây là những vấn đề lớn và mang tính tiên quyết nhất. Nghiên cứu tài chính doanh nghiệp thực chất chính là nghiên cứu cách thức giải quyết ba vấn đề đó. Như vậy, một doanh nghiệp nên đầu tư dài hạn vào những tài sản nào? Câu hỏi này liên quan đến bên trái bảng Cân đối kế toán. Giải đáp cho vấn đề này là dự toán vốn đầu tư- đó là quá trình kế hoạch hóa và quản lý đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Trong quá trình này, nhà quản lý tài chính phải tìm kiếm cơ hội đầu tư sao cho thu nhập do đầu tư đem lại lớn hơn chi phí đầu tư. Điều đó có nghĩa là, giá trị hiện tại các dòng tiền do các tài sản tạo ra phải lớn hơn giá trị hiện tại các khoản chi phí hình thành các tài sản đó. Tất nhiên, việc lựa chọn loại tài sản và cơ cấu tài sản hoàn toàn tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại hình kinh doanh. Nhà quản lý tài chính không phải chỉ quan tâm tới việc sẽ nhận được bao nhiêu tiền mà còn phải quan tâm tới việc khi nào nhận được và nhận được như thế nào. Đánh giá quy mô, thời hạn và rủi ro của các dòng tiền trong tương lai là vấn đề cốt lõi của quá trình dự toán vốn đầu tư. Doanh nghiệp có thể có được vốn bằng cách nào để đầu tư dài hạn? Vấn đề này liên quan đến bên phải bảng Cân đối kế toán, liên quan đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp thể hiện tỉ trọng của nợ và vốn của chủ ( Vốn tự có) do chủ nợ và cổ đông cung ứng. Nhà quản lý tài chính phải cân nhắc, tính toán để quyết định doanh nghiệp nên vay bao nhiêu. Một cơ cấu giữa nợ và vốn của chủ như thế nào là tốt nhất. Nguồn vốn nào thích hợp đối với doanh nghiệp. Vấn đề thứ ba liên quan tới quản lý tài sản lưu động, tức là quản lý các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính ngắn hạn gắn liền với các dòng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ. Nhà quản lý tài chính cần phải xử lý sự lệch pha của các dòng tiền. Quản lý ngắn hạn các dòng tiền không thể tách rời với vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng được xác định là khoản chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Một số vấn đề về quản lý tài sản lưu động sẽ được làm rõ như: Doanh nghiệp nên nắm giữ bao nhiêu tiền và dự trữ? Doanh nghiệp có nên bán chịu không? Nếu bán chịu thì nên bán với thời hạn nào? Doanh nghiệp sẽ tài trợ ngắn hạn bằng cách nào? Mua chịu hay vay ngắn hạn và trả tiền ngay? Nếu vay ngắn hạn thì doanh nghiệp nên vay ở đâu và vay như thế nào? c) Cơ sở nghiên cứu quản trị tài chính doanh nghiệp Một hàng hóa, dịch vụ đầu vào hay một yếu tố sản xuất là một hàng hóa hay dịch vụ mà các nhà doanh nghiệp mua sắm để sử dụng trong quá trình sản xuất- kinh doanh của họ. Các hàng hóa, dịch vụ đầu vào được kết hợp với nhau để tạo ra các hàng hóa, dịch vụ đầu ra; đó là hàng loạt các hàng hóa, dịch vụ có ích được tiêu dùng hoặc được sử dụng cho quá trình sản xuất- kinh doanh khác. Như vậy, trong một thời kì nhất định, các doanh nghiệp đã chuyển hóa các hàng hóa, dịch vụ đầu vào thành các hàng hóa, dịch vụ đầu ra để trao đổi. Mối quan hệ giữa tài sản hiện có và hàng hóa, dịch vụ đầu vào, hàng hóa, dịch vụ đầu ra( tức là quan hệ giữa bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh) có thể được mô tả như sau: Sơ đồ 1.1 Sự vận động của dòng vật chất bên trong doanh nghiệp Trong số các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ có một loại tài sản đặc biệt- đó là tiền. Chính dự trữ tiền cho phép doanh nghiệp mua các hàng hóa, dịch vụ cần thiết để tạo ra những hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho mục đích trao đổi. Mọi quá trình trao đổi đều được thực hiện thông qua trung gian là tiền và khái niệm dòng vật chất và dòng tiền phát sinh từ đó, tức là dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ và sự dịch chuyển tiền giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế. Như vậy, tương ứng với dòng vật chất đi vào ( hàng hóa, dịch vụ đầu vào) là dòng tiền đi ra; ngược lại, tương ứng với dòng vật chất đi ra ( hàng hóa, dịch vụ đầu ra) là dòng tiền đi vào. Quy trình này được mô tả qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2 Sự vận động của dòng tiền bên trong doanh nghiệp Sản xuất chuyển hóa Dòng tiền đi ra (xuất quỹ)Dòng vật chất đi vào Dòng vật chất đi ra Dòng tiền đi vào (Nhập quỹ) Hàng hóa và dịch vụ (mua vào) Sản xuất – chuyển hóa Hàng hóa và dịch vụ (bán ra) Sản xuất, chuyển hóa là một quá trình công nghệ. Một mặt, nó đặc trưng bởi thời gian chuyển hóa hàng hóa và dịch vụ, mặt khác, nó được đặc trưng bởi các yếu tố cần thiết cho sự vận hành- đó là tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình công nghệ này có tác dụng quyết định tới cơ cấu vốn và hoạt động trao đổi của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện hoạt động trao đổi hoặc với thị trường cung cấp hàng hóa, dịch vụ đầu vào hoặc với thị trường phân phối- tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ đầu ra và tùy thuộc vào tính chất hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp. Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp được phát sinh từ chính quá trình trao đổi đó. Qúa trình này quyết định sự vận hành của sản xuất và làm thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Phân tích các quan hệ tài chính của doanh nghiệp cần dựa trên hai khái niệm căn bản là dòng và dự trữ Dòng chỉ xuất hiện trên cơ sở tích lũy ban đầu những hàng hóa, dịch vụ hoặc tiền trong mỗi doanh nghiệp và nó sẽ làm thay đổi khối lượng tài sản tích lũy của doanh nghiệp. Một khối lượng tài sản, hàng hóa hoặc tiền được đo tại một thời điểm là một khoản dự trữ. Trong khi một khoảng dự trữ chỉ có ý nghĩa tại một thời điểm nhất định thì các dòng chỉ được đo trong một thời kì nhất định. Quan hệ giữa dòng và dự trữ là cơ sở nền tảng của tài chính doanh nghiệp. 1.1.1.2 Khái niệm về chất lượng hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp Chất lượng hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp được thể hiện chính qua việc có thực hiện được mục tiêu đã đề ra hay không? lợi nhuận mà chủ sở hữu thu được có tăng lên hay không. Việc quản trị tài chính là công việc trọng yếu quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp. Quản lý có hiệu quả thì ngoài chủ sở hữu, mọi doanh nghiệp liên kết hay hợp tác [...]... xét trước tiên khi thực hiện phân tích tài chính 1.2.3 Hoạt động quản trị tài chính ngắn hạn Một hoạt động rất quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp chính là hoạt động quản trị tài chính ngắn hạn mà trong đó nó được thể hiện qua các hoạt động quản lý dự trữ tồn kho, quản lý tiền mặt, quản lý khoản phải thu 1.2.3.1 Quản lý dự trữ tồn kho Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh- sản xuất luôn diễn... chức công tác tiêu thụ sản phẩm cụ thể là các công việc về kí kết hợp đồng với khách hàng, đưa ra các hình thức trả góp, chiết khấu, khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút được lượng khách hàng lớn cũng giúp tăng sức mua, nâng cao doanh thu và cạnh tranh được với các công ty cùng ngành CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH VIETNAMLAND 2.1 Tổng quan về công ty TNHH Vietnamland. .. bản về hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp Nội dung cơ bản của các hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm: - Hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp: Là hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh - Hoạt động. .. từ đó đánh giá chính xác thực trạng tài chính vàhiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động quản trị tài chính 1.4.1 Các yếu tố khách quan 1.4.1.1 Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế chính là một yếu tố không nhỏ tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp mà cụ thể là hoạt động tài chính Doanh nghiệp sẽ phải chịu các yếu tố tác động như yếu... huy động vốn trong doanh nghiệp: Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất- kinh doanh Vì vậy quản lý vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp - Hoạt động quản trị tài chính ngắn hạn: Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh Quản trị tài chính. .. phát triển, đại diện tại Việt Nam cho SE Asia của Tập đoàn Công ty được thành lập từ năm 2006 với hình thức là một công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động theo luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tên công ty : CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẤT VIỆT NAM (Vietnamland) Công ty được cấp phép hoạt động ngày: 11/12/2006 Trụ sở công ty tại : Số 40- phố Phan... hạn (tài sản lưu động) có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp - Hoạt động quản trị tài sản dài hạn: Là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí 1.2 Các hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Hoạt động. .. tư vấn đầu tư tại Nam Các công ty con chính của Brunei và thực hiện các nghiệp vụ Sunimex: Công ty may mặc Bến Thành, ngân hàng đầu tư Công ty kinh doanh Tổng hợp Bến Thành, Công ty vật liệu Bến thành,… 2.1.2Cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty TNHH Vietnamland Chủ tịch HĐQT Ông Ronald Nguyễn Anh Đạt Tổng giám đốc Ổng Lê Quang Tiến Ban kiểm soát nội bọ và quản lý rủi ro... đồng Thành viên Công ty TNHH Vietnamland, Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Vietnam Land Holdings là ông Ronald Nguyễn Anh Đạt Ông Đạt là Việt kiều tại Úc, đã sống và làm việc trong ngành bất động sản tại Việt Nam hơn chục năm qua Trước khi làm việc tại Công ty Đất Việt Nam, ông Đạt từng làm việc tại tâp đoàn Ascott, giữ vai trò là phân tích Đầu tư, CFO đảm nhiệm các dự án của Ascott tại Việt Nam và... cải tạo, mở rộng tài sản cố định như máy móc thiết bị, xây lắp nhà xưởng… Các tài sản cố định được đầu tư có thể là tài sản cố định hữu hình hoặc tài sản cố định vô hình Loại hình đầu tư tài sản lưu động nghĩa là khoản đầu tư nhằm hình thành các tài sản lưu động cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thông suốt Hình thức đầu tư tài sản tài chính lại được thể . nghiệp Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động quản trị tài chính công ty TNHH Vietnamland Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động quản trị tài chính tại công ty TNHH Vietnamland Em xin chân. đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH VIETNAMLAND với kết cấu gồm ba chương chính như sau: Chương 1 : Cơ sở lý luận về chất lượng hoạt động quản trị tài chính doanh. kết luận về tình hình chất lượng hoạt động quản trị tài chính của công ty và những giải pháp nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động quản trị tài chính tại công ty TNHH Vietnamland. Tất cả

Ngày đăng: 09/07/2015, 14:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • b) Các giải pháp khác

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan