1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động quản lý thư viện trung học cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, TP Hà Nội

106 3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động quản lý thư viện trung học cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, TP Hà Nội
Tác giả Nguyễn Trần Anh
Người hướng dẫn TS. Trần Đức Vượng
Trường học Học viện Quản lí giáo dục
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Thể loại Luận văn
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 879,5 KB

Nội dung

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay dự luận xã hội đang rất quan tâm đến tình trạng giới trẻ nước ta ít quan tâm đến văn hóa đọc, khi mà thế giới đang chuyển dần từ hậu công nghiệp sang kinh tế tri thức. Không ai phủ nhận được tầm quan trọng của tri thức trong nền văn minh của nhân loại, lịch sử đã chứng minh rằng những nền văn minh lớn của thế giới không thể tách rời được với sách vở, từ văn minh Hi Lạp đến văn minh Trung Hoa, Ấn Độc cổ đại. Lịch sử cận đại cũng chỉ ra rằng các nước phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ thì văn hóa đọc đã thành cội rễ của dân tộc đấy. Từ các nước phát triển phương Tây đến các nước phương Đông, gần Việt Nam chúng ta nhất là Nhật Bản, đã có nhiều đánh giá của các học giả trên thế giới nhận xét rằng hiếm có dân tộc nào yêu sách, tôn vinh sách và tri thức như người Nhật, nét văn hóa ấy góp phần không nhỏ vào việc giúp Nhật Bản trở thành cường quốc thế giới về kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ. Dư luận xã hội đang lo lắng về hiện tượng giới trẻ không còn ham mê đọc sách, người lớn cũng chẳng đọc nhiều hơn bọn trẻ. Với công việc hiện tại có liên quan đến sách, tôi phần nào thấy rằng xã hội nước ta hiện nay đang sống trong môi trường đầy ắp thông tin - văn hóa nghe nhìn đang chi phối văn hóa đọc, cho nên để có được nhận định đúng về giới trẻ đối với hiện tượng trên thì phải còn nhiều nghiên cứu và khảo sát hơn nữa. Thư viện là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao văn hóa đọc, các vấn đề nghiên cứu liên quan đến thư viện từ trước đến nay rất nhiều, đặc biệt thư viện trường học với số lượng và độ bao phủ rộng khắp cả nước là cũng là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học. Với mong muốn góp phần nhỏ vào câu trả lời của các nhận định trên, tôi chọn đề tài: “Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động quản lý thư viện trung học cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, TP Hà Nội” để nghiên cứu. Hi vọng đề tài đề ra được những biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động quản lý thư viện THCS nhằm phát huy hiệu quả công tác dạy và học trong nhà trường, qua đó giúp ích phần nào vào việc nâng cao văn hóa đọc cho các em HS trung học cơ sở.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô, cán bộ trường Họcviện Quản lí giáo dục đã đào tạo đã dạy dỗ tôi trong suốt thời gian học caohọc, những kiến thức thầy cô truyền đạt là những điều quý báu giúp tôi trongcông tác chuyên môn sau này

Để hoàn thành được bản luận văn này, tôi chân thành cảm ơn TS TrầnĐức Vượng, Dự án   phát triển   giáo dục THCS   II , đã trực tiếp hướng dẫn tôitrong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Đống Đa,thầy cô ở các trường THCS trên địa bàn quận Đống Đa - TP Hà Nội đã giúp

đỡ tôi trong việc cung cấp tài liệu để luận văn được hoàn thiện

Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân trong gia đình và đồngnghiệp đã khích lệ, tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thựchiện đề tài này

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Trần Anh

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 7

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 8

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 8

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 8

5 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 8

6 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 8

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 9

9 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN: 9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC 10

1.1 Tổng quan về quản lý giáo dục 10

1.1.1 Quản lý giáo dục 10

1.1.2 Quản lý nhà trường 11

1.2 Tổng quan về thư viện 16

1.2.1 Lý luận về thư viện 16

1.2.2 Khái quát về thư viện trường học và hoạt động quản lý thư viện ở nước ta 17

1.2.3 Thư viện trường học đối với vấn đề giáo dục văn hóa đọc, rèn luyện khả năng tự học và tự nghiên cứu trong nhà trường 31

1.2.4 Tìm hiểu về một số hệ thống thư viện trường học các nước 35

Kết luận chương 1 42

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN THCS TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA – TP HÀ NỘI 43

2.1 Khái quát về thư viện trường học tại địa bàn TP Hà Nội 43

2.1.1 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của thư viện trường phổ thông 44

2.1.2 Kinh phí hoạt động của thư viện trường học 45

2.1.3 Trụ sở, trang thiết bị thư viện trường học 46

2.2.Thực trạng thư viện trường THCS trên địa bàn quận Đống Đa – TP Hà Nội 47

Trang 4

2.2.1 Khái quát về Giáo dục quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 47

2.2.2 Thực trạng thư viện trường THCS quận Đống Đa – TP Hà Nội 50

2.2.3 Thực trạng hoạt động quản lý thư viện trường THCS quận Đống Đa – TP Hà Nội 70

2.2.4 Đánh giá chung về hoạt động quản lý thư viện THCS quận Đống Đa – TP Hà Nội 72

Kết luận chương 2 74

Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ THƯ VIỆN TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA-TP HÀ NỘI .75

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 75

3.2 Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động quản lý thư viện THCS trên địa bàn quận Đống Đa - Thành Phố Hà Nội 76

3.2.1 Nâng cao nhận thức, hiểu biết cho cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò của TVTH trong hoạt động nhà trường 77

3.2.2 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị 79

3.2.3 Xây dựng kế hoạch bổ sung danh mục sách, tài liệu 80

3.2.4 Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ thư viện 81

3.2.5 Xây dựng mô hình mới về hoạt động của thư viện trường học 81

3.2.6 Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý TVTH 82

3.2.7 Xây dựng cơ chế chính sách đối với giáo viên, học sinh, cán bộ thư viện 84

3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất .84

3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 85

3.3.2 Đối tượng khảo nghiệm 85

3.3.3 Kết quả khảo nghiệm 85

Kết luận chương 3 88

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89

1 Kết luận 89

2 Khuyến nghị 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố trong thư viện 16

Bảng 1.1 : Thống kê số lượng thư viện và trường học trên cả nước 34

Bảng 2.1: Thống kê chỉ tiêu phấn đấu chất lượng thư viện trường học của Sở GD&ĐT Hà Nội qua các năm học: 44

Bảng 2.2: Thống kê về trường tiểu học và trung học cở sở trên địa bàn quận Đống Đa năm học 2011-2012 50

Bảng 2.3: Thống kê tình hình chung về thư viện và quy mô trường lớp của quận Đống Đa 51

Bảng 2.4: Bảng tương quan tỉ lệ phần trăm về xếp loại chất lượng phục vụ và danh hiệu thư viện 52

Bảng 2.5 : Thống kê chỉ số A theo thứ tự trường THCS 53

Bảng 2.6 : Thống kê về vốn tài liệu theo trường THCS 54

Bảng 2.7 : Tỉ lệ giáo viên trên số lớp học 55

Bảng 2.8 : Thống kê tình hình trường và tổ chức hoạt động thư viện THCS 57 Bảng 2 9: Bảng tỉ lệ số lượng sách cho mượn trên tổng số sách trong thư viện 58

Bảng 2.10 : Thống kê về mức độ quan tâm đến thư viện THCS 59

Bảng 2.11: Tương quan tỉ lệ lựa chọn và tỉ lệ chiếm ưu thế của các hoạt động của HS ngoài giờ học 60

Bảng 2.12: Tỉ lệ lựa chọn của học sinh khi thắc mắc một vấn đề 61

Bảng 2.13 : Tỉ lệ lựa chọn thể loại sách, truyện yêu thích của HS 62

Bảng 2.14 : Tỉ lệ lựa chọn về cảm nhận của HS đối với TVTH 64

Bảng 2.15: Thống kê công tác cán bộ thư viện của các trường THCS 66

Bảng 2.16 : Thống kê kinh phí cho thư viện 67

Bảng 2.17: Thống kê các nhận định của cán bộ quản lý 70

Bảng 2.18 : Mức độ thực hiện các nội dung quản lý của CBQL tại các trường THCS 71

Trang 7

Bảng 3.1 : Thống kê mức độ quan trọng của các nội dung đề xuất 85

Bảng 3.2 : Thống kê tính khả thi của các nội dung đề xuất 86

Biểu đồ 2.1: Tương quan giữa danh hiệu và chất lượng 52

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ về mức độ quan tâm đến thư viện THCS 60

Biểu đồ 2.3: Biểu thị tỉ lệ chiếm ưu thế của các hoạt động 60

Biểu đồ 2.4: Tương quan giữa lựa chọn và ưu thế 61

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ tỉ lệ lựa chọn xu hướng tra cứu của HS 62

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ lựa chọn thể loại sách, truyện yêu thích của HS 63

Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ lựa chọn về cảm nhận của HS đối với TVTH 65

Biểu đồ 3.1: Tương quan giữ tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp (sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tính khả thi) 87

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay dự luận xã hội đang rất quan tâm đến tình trạng giới trẻ nước

ta ít quan tâm đến văn hóa đọc, khi mà thế giới đang chuyển dần từ hậu côngnghiệp sang kinh tế tri thức Không ai phủ nhận được tầm quan trọng của trithức trong nền văn minh của nhân loại, lịch sử đã chứng minh rằng những nềnvăn minh lớn của thế giới không thể tách rời được với sách vở, từ văn minh

Hi Lạp đến văn minh Trung Hoa, Ấn Độc cổ đại Lịch sử cận đại cũng chỉ rarằng các nước phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ thìvăn hóa đọc đã thành cội rễ của dân tộc đấy Từ các nước phát triển phươngTây đến các nước phương Đông, gần Việt Nam chúng ta nhất là Nhật Bản, đã

có nhiều đánh giá của các học giả trên thế giới nhận xét rằng hiếm có dân tộcnào yêu sách, tôn vinh sách và tri thức như người Nhật, nét văn hóa ấy gópphần không nhỏ vào việc giúp Nhật Bản trở thành cường quốc thế giới vềkinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ

Dư luận xã hội đang lo lắng về hiện tượng giới trẻ không còn ham mêđọc sách, người lớn cũng chẳng đọc nhiều hơn bọn trẻ Với công việc hiện tại

có liên quan đến sách, tôi phần nào thấy rằng xã hội nước ta hiện nay đangsống trong môi trường đầy ắp thông tin - văn hóa nghe nhìn đang chi phối vănhóa đọc, cho nên để có được nhận định đúng về giới trẻ đối với hiện tượngtrên thì phải còn nhiều nghiên cứu và khảo sát hơn nữa

Thư viện là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao văn hóa đọc, cácvấn đề nghiên cứu liên quan đến thư viện từ trước đến nay rất nhiều, đặc biệtthư viện trường học với số lượng và độ bao phủ rộng khắp cả nước là cũng làđối tượng nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học

Với mong muốn góp phần nhỏ vào câu trả lời của các nhận định trên,

tôi chọn đề tài: “Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động

quản lý thư viện trung học cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, TP Hà Nội” để

Trang 9

nghiên cứu Hi vọng đề tài đề ra được những biện pháp để nâng cao chấtlượng hoạt động quản lý thư viện THCS nhằm phát huy hiệu quả công tác dạy

và học trong nhà trường, qua đó giúp ích phần nào vào việc nâng cao văn hóađọc cho các em HS trung học cơ sở

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Khảo sát thực trạng công tác thư viện một số trường THCS trên địa bànquận Đống Đa – TP Hà Nội và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượnghoạt động quản lý thư viện trường học, góp phần nâng cao chất lượng giảngdạy trong trường THCS

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động cơ bản của thư viện trường THCStrên địa bàn quận Đống Đa – TP Hà Nội

3.2 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý thư viện trường học tại một sốtrường THCS trên địa bàn quận Đống Đa – TP Hà Nội

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu đề xuất được các biện pháp hợp lí, phù hợp điều kiện thực tế thì sẽnâng cao được chất lượng hoạt động quản lý thư viện THCS qua đó giúp choTVTH ở các trường THCS hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục của nhà trường

5 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

5.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lí thư viện tại cáctrường THCS trên địa bàn quận Đống Đa – TP Hà Nội

5.2 Giới hạn về khách thể điều tra: Cán bộ quản lí, giáo viên, cán bộ thư viện,học sinh

5.3 Giới hạn về địa bàn khảo sát: hoạt động của thư viện trường học một sốtrường THCS trên địa bàn quận Đống Đa

6 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

6.1 Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài : thư viện, công táchoạt động quản lý thư viên

Trang 10

6.2 Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thư viện tại các trường THCS trênđịa bàn quận Đống Đa – TP Hà Nội.

6.3 Đề xuất các biện pháp quản lý thư viện góp phần nâng cao chất lượngdạy học trong trường THCS

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu lý thuyết, phân tích tài liệu

có liên quan

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phỏng vấn điều tra, tổng hợp ý kiếncán bộ quản lí, giáo viên và học sinh

8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Luận văn gồm 3 chương :

8.1 Chương 1 : Cơ sở lý luận về hoạt động quản lý thư viện trường học

8.2 Chương 2 : Thực trạng hoạt động quản lý thư viện trung học cơ sở trênđịa bàn quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội

8.3 Chương 3 : Các biện pháp nâng cao hoạt động quản lí thư viện trung học

cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội

8.4 Kết luận và khuyến nghị

9 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:

9.1 Hệ thống hoá một số vấn đề về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc

quản lý thư viện trường học hiện nay

9.2 Tìm hiểu thực trạng hoạt động quản lý TVTH ở trường THCS hiện nay.9.3 Đã đề xuất 7 biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động quản lý thư việnTHCS

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN

TRƯỜNG HỌC 1.1 Tổng quan về quản lý giáo dục

1.1.1 Quản lý giáo dục

1.1.1.1 Khái niệm về giáo dục

Giáo dục là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích làm biếnđổi năng lực nhận thức, tình cảm thái độ của người học theo hướng tích cực.Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ýthức từ bên ngoài

Mặt khác giáo dục xã hội nhằm thực hiện cơ chế truyền đạt kinhnghiệm lịch sử của xã hội loài người, của thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau, đểthế hệ đi sau có trách nhiệm kế thừa, phát triển một cách sáng tạo, làm cho xãhội phát triển không ngừng

1.1.1.2 Khái niệm Quản lý Giáo dục

Cũng như quản lý xã hội nói chung, quản lý giáo dục là hoạt động có ýthức của con người nhằm theo đuổi những mục đích của mình Chỉ có conngười mới có khả năng khách thể hóa mục đích, nghĩa là thể hiện cái nguyênmẫu lý tưởng của tương lai được biểu hiện trong mục đích đang ở trạng tháikhả năng sang trạng thái hiện thực Chúng ta biết, mục đích giáo dục cũngchính là mục đích của quản lý (tuy nó không phải là mục đích duy nhất củamục đích quản lý giáo dục) Đây là mục đích có tính khách quan Nhà quản

lý, cùng với đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội …bằng hành động của mình sẽ thực hiện mục đích đó trong hiện thực

Thực tế, khái niệm “quản lý giáo dục” có nhiều cấp độ Trong đó cóhai cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và cấp vi mô Cấp quản lý vĩ mô tương ứng vớiviệc quản lý một đối tượng có quy mô lớn nhất, bao quát toàn bộ hệ thống.Nhưng trong hệ thống này lại có nhiều hệ thống con, tương ứng với hệ thốngcon có hoạt động quản lý vi mô

Trang 12

Quan niệm về quản lý vĩ mô và quản lý vi mô trong giáo dục, sẽ gồmhai nhóm khái niệm tương ứng: quản lý một hệ thống giáo dục (quản lý vĩmô) và quản lý một nhà trường (quản lý vi mô)

- Theo Đặng Quốc Bảo: "Quản lí giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạtđộng điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạothể hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội"

- Theo Phạm Minh Hạc:"Quản lý giáo dục là thực hiện đường lối giáodục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của nó tức là đưa nhà trường vậnhành theo nguyên lý giáo dục của Đảng để đạt tới mục tiêu giáo dục."

- Theo Nguyễn Ngọc Chung:" Quản lý giáo dục là hệ thống tác động cómục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể, quản lí nhằm làm cho hệthống giáo dục quốc dân vận hành theo đường lối, nguyên tắc giáo dục củaĐảng Thực hiện được tiêu chuẩn của nhà trường xã hội chủ nghĩa mà tiêuđiểm hội tụ là quá trình giáo dục thể hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đạt tới mụctiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất"

Nhưng theo cách hiểu nào thì cũng đi đến quan điểm chung là:

- Điều hành các lực lượng xã hội: Có chủ thể tác động qua lại tới đốitượng bằng mục đích kế hoạch

- Theo đường lối của Đảng

- Đạt mục tiêu giáo dục

Vậy, quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp với các lựclượng xã hội của nhà quản lý dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm đạt tới mụctiêu giáo dục đề ra

1.1.2 Quản lý nhà trường

1.1.2.1 Khái niệm nhà trường

Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện chứcnăng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho một nhóm dân cư nhấtđịnh của xã hội đó Nhà trường được tổ chức sao cho việc kiến tạo kinh

Trang 13

nghiệm xã hội nói trên đạt được các mục tiêu mà xã hội đó đạt ra cho nhómdân cư được huy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệmcủa xã hội

Trong định nghĩa trên một vấn đề chưa đề cập đến tường minh đó làbản chất giai cấp, Lê -Nin đã vạch rõ một cách công khai là: Trong xã hội củagiai cấp nhà trường luôn phục vụ quyền lợi của giai cấp thống trị

Trong bối cảnh hiện đại, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như mộtthiết chế chuyên biệt của xã hội để giáo dục, đoào tạo thế hệ trẻ thành nhữngcông dân hữu ích cho tương lai Thiết chế đó có mục đích rõ ràng, có tổ chứcchặt chẽ, được cung ứng các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện các chứcnăng của mình mà không có một thiết chế nào có thể thay thế được

Từ đó, ta có thể hiểu: "Nhà trường là một thiết chế xã hội thực hiệnchức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xãhội, thiết chế chuyên biệt này hoạt động trong tính quy định của xã hội theonhững dấu hiệu phân biệt nói trên"

Hiện nay, khái niệm nhà trường đã được mở rộng nhờ việc đa dạng hóaphương thức Giáo dục và Đào tạo Thông qua các phương tiện thông tin vàtruyền hình hiện đại, những sự đổi mới kỹ thuật đã và đang mở rộng phạm vi

và yêu cầu hoạt động của nhà trường Nhà trường phải trở thành một bộ phậncủa xã hội thông tin Tuy nhiên vẫn có những dự báo không lạc quan về việcnhà trường sẽ bị thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của mình đến thể hệ trẻ dưới tácđộng của sự phát triển khoa học công nghệ Nhưng dù trong tương lai khoahọc - công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đến đâu,quá trình đó có thể có những thay đổi nhất định, nhưng dẫu thế nào đó vẫn làmột quá trình tất yếu và chỉ có thể được thực hiện chủ yếu ở nhà trường Hơnnữa, giáo dục là một hiện tượng vĩnh hằng thì nhà trường cũng sẽ tồn tại mãimãi cho dù khái niệm nhà trường sẽ được đa dạng hóa

Trang 14

1.1.2.2 Khái niệm quản lý nhà trường

Theo Giáo sư – Viện sĩ Phạm Minh Hạc: “Quản lí nhà trường là thực hiệnđường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưanhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mụctiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh"

Theo tác giả Bùi Trọng Tuân thì Quản lý nhà trường bao gồm quản líbên trong nhà trường (nghĩa là quản lí từng thành tố: mục đích giáo dục - đàotạo, nội dung giáo dục - đào tạo, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học,đội ngũ giáo viên và CBCNV, tập thể học sinh và cơ sở vật chất - thiết bị dạyhọc, các thành tố này quan hệ qua lại lẫn nhau và tất cả đều thực hiện chứcnăng giáo dục - đào tạo) và quản lí các mối quan hệ giữa nhà trường với môitrường xã hội bên ngoài

Như vậy, quản lý nhà trường là tập hợp các tác động tối ưu của chủ thểquản lý (thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý) đến tập thể CBGV

và học sinh nhằm sử dụng hợp lí nguồn lực do nhà nước đầu tư, do các lựclượng xã hội đóng góp và do chính nhà trường tạo ra nhằm đẩy mạnh mọihoạt động của nhà trường mà trọng tâm là hoạt động dạy học, thực hiện cótrách nhiệm, hiệu quả mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lêntrạng thái mới

Quản lý nhà trường là tác động một cách có mục đích và có kế hoạch

mà toàn bộ các lực lượng giáo dục nhằm tổ chức và phối hợp hoạt động cáclực lượng này, sử dụng một cách đúng đắn các nguồn lực và phương tiện đảmbảo thực hiện có kết quả những chỉ tiêu phát triển về số lượng và chất lượngcủa sự nghiệp giáo dục theo phương hướng của mục tiêu giáo dục

Quản lý nhà trường bao gồm hai loại:

- Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trường

Trang 15

Quản lý nhà trường là những tác động quản lý của các cơ quan quản lýgiáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy,giáo dục, học tập của nhà trường.

Quản lý nhà trường gồm những chỉ dẫn, quyết định của các thực thểbên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường như cộngđồng được đại diện dưới hình thức hội đồng giáo dục nhằm định hướng sựphát triển của nhà trường và hỗ trợ tạo điều kiện cho việc thực hiện phươnghướng phát triển đó

- Tác động của những chủ thể bên ngoài nhà trường bao gồm:

+ Quản lý giáo viên+ Quản lý học sinh+ Quản lý quá trình dạy học - giáo dục+ Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị trường học;

+ Quản lý tài chính trường học;

+ Quản lý mỗi quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng

1.1.2.3 Hoạt động quản lý nhà trường

Các hoạt động quản lý của hiệu trưởng nhà trường:

- Quản lý quá trình sư phạm (Quản lý quá trình dạy học và các hoạt động giáo dục người học về tri thức, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ,…)

- Quản lý các hoạt động mang tính điều kiện và phương tiện cho hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục nói trên.

Để quản lý được 2 lĩnh hoạt động của nhà trường nêu trên, hiệu trưởngphải quản lý các hoạt động mang tính tổng thể như sau:

1 Quản lý hoạt động thiết lập và thực thi luật pháp, chính sách, điều lệ,quy chế và cơ chế giáo dục trong các học viện, các trường đại học, cao đẳng,trung học chuyên nghiệp, các trường của cơ quan hành chính nhà nước, của tổchức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân thìquản lý lĩnh vực hoạt động này nhìn chung là trách nhiệm của đội ngũ cán bộ

Trang 16

quản lý các cấp trong trường trên cơ sở dựa vào các đầu mối như phòng hànhchính - tổng hợp hoặc văn phòng, phòng công tác chính tri,…(Các đơn vị cóchức năng tham mưu và thực thi theo các quyết định của hiệu trưởng).

2 Quản lý bộ máy tài chính và nhân lực nhà trường

- Thiết lập cơ cấu bộ máy quản lý, phát triển đội ngũ và quản lý nhân

sự trong trường học

- Quản lý lĩnh vực xây dựng và phát triển nhân sự có bản chất là quản

lý công tác tổ chức cán bộ (tuyển dụng, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng thực hiệncác chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức,…)

- Điều hành đội ngũ nhân lực thực hiện các nhiệm vụ:

- Dạy học và các hoạt động giáo dục khác: Phải hiểu rộng ra hoạt độngdạy học ở đây nằm trong công tác đào tạo hoặc bồi dưỡng, không chỉ là dạyhọc lý thuyết mà cả thực hành (trong đó có dạy nghề) Ngoài các nhà trườngmầm non và phổ thông, trong các nhà trường khác hai lĩnh vực quản lý nàyđược giao cho một tổ chức có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện làphòng (hoặc ban) mang tên đào tạo hoặc giáo vụ

- Thiết lập chương trình, giáo trình và tài liệu: Nhà trường mầm non và phổthông (có chương trình và sách giáo khoa do bộ giáo dục và đào tạo quy định)

- Nghiên cứu khoa học, tổng kết sáng kiến kinh nghiệm:

- Thi tuyển sinh, thi cấp văn bằng, chứng chỉ: Đây là chức năng thammưu và thực hiện của phòng (ban) đào tạo ở các trường học có thẩm quyền tổchức thi và cấp văn bằng

3 Quản lý việc huy động và sử dụng các nguồn tài lực và vật lực giáodục của nhà trường

- Lĩnh vực quản lý này bao gồm quản lý cơ sở hạ tầng (đất đai, sânvườn,…); các thiết bị kĩ thuật dạy học; thư viện; phòng thí nghiệm; tài chính(kinh phí được cấp và tự có từ các hoạt động) của nhà trường

- Trong các nhà trường của cơ sở giáo dục phổ thông, nhìn chung chứcnăng tham mưu và tổ chức thực hiện thuộc tổ văn phòng của nhà trường,

- Riêng quản lý tài chính của nhà trường và công tác huy động kinh phí

Trang 17

cho các hoạt động của nhà trường và công tác quản lý chi tiêu (kinh phí từnguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn khác) trong các nhà trường của cơ sởgiáo dục phổ thông, tổ văn phòng của nhà trường có chức năng tham mưu vàthực hiện

1.2 Tổng quan về thư viện

1.2.1 Lý luận về thư viện

1.2.1.1 Định nghĩa thư viện:

Thuật ngữ “Thư viện” xuất phát từ chữ Hy Lạp Bibliotheca “Biblio”nghĩa là sách, “theca” là bảo quản Có thể hiểu TV là nơi bảo quản, tàng trữsách báo

Người Trung Hoa cổ cho rằng “thư” là sách, “viện” là nơi tàng trữ.Theo UNESCO: “Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất

cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệukhác, kể cả đồ họa, nghe nhìn, và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chứccho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu,khoa học, giáo dục hoặc giải trí”

1.2.1.2 Các yếu tố cấu thành thư viện:

 Vốn tài liệu thư viện

 Cán bộ thư viện

 Người dùng tin

 Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Các yếu tố này có mối quan hệ qua lại, tác động chặt chẽ lẫn nhau

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố trong thư viện

Vốn tài liệu Cơ sở vật chất-kỹ thuật

Trang 18

1.2.1.3 Bản chất, chức năng của thư viện

a Bản chất:

Thư viện là một hiện tượng xã hội

Thư viện là một bộ phận cấu thành nền văn hóa của xã hội

b Chức năng gồm có: Chức năng văn hóa; Chức năng giáo dục; Chứcnăng thông tin; Chức năng giải trí

1.2.1.4 Các nhiệm vụ của thư viện

a Nhiệm vụ đối với xã hội:

* Phục vụ công cuộc phát triển văn hóa của đất nước

* Phục vụ cho sự nghiệp giáo dục & đào tạo nguồn nhân lực của đất nước

* Phục vụ sự phát triển khoa học và công nghệ

* Phục vụ sự phát triển các lĩnh vực kinh tế, phát triển sản xuất, bảođảm an ninh quốc phòng

b Các nhiệm vụ nội tại của thư viện:

* Xây dựng vốn tài liệu thư viện

* Xử lý kỹ thuật tài liệu, xử lý thông tin

* Tổ chức bộ máy tra cứu, tìm tin

* Tổ chức phục vụ người dùng tin

* Bảo quản vốn tài liệu, cơ sở vật chất-kỹ thuật

* Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ thư viện

* Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giới thiệu tài liệu

* Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học và viễn thông vào công tácthư viện

* Thực hiện liên thông giữa các thư viện

1.2.2 Khái quát về thư viện trường học và hoạt động quản lý thư viện ở nước ta

1.2.2.1 Hệ thống trường học

Việt Nam vốn là một quốc gia có truyền thống hiếu học lâu đời Trong

Trang 19

quá khứ, truyền thống tốt đẹp đó đã tạo dựng cho nước ta một hệ thống giáodục nhằm đào tạo nguồn nhân lực và góp phần bảo tồn nền văn hiến phongtục tập quán nước ta giữa luồng giao thoa văn hóa Đông – Tây trong suốtchiều dài tồn tại và phát triển của đất nước.

Ngày nay, sự phát triển nền giáo dục của một dân tộc quyết định sựphồn thịnh, tinh thần độc lập tự cường và thương hiệu của quốc gia đấy Cóthể nói, hệ thống trường học là xương sống của nền giáo dục quốc dân, Đảng

và nhà nước Việt Nam từ ngày giành độc lập đến nay đã và đang khôngngừng xây dựng hệ thống trường học trên toàn quốc, từ thành thị đến nôngthôn, từ trung tâm đến từng xã vùng sâu vùng xa và hải đảo

Hệ thống trường phổ thông của nước ta hiện nay gồm 3 cấp học: cấptiểu học, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông Và số lượng trườnghọc các cấp không ngừng tăng lên mỗi năm nhằm đáp ứng nhu cầu học tậpcủa xã hội Hiện nay, đây là 3 cấp học liên thông với nhau và xu hướng tươnglai sẽ thực hiện liên thông lên bậc đại học và cao đẳng Vì vậy, thực hiệnchuẩn hoá giáo dục bậc học phổ thông trên toàn quốc, không có sự chênh lệchtrình độ học sinh theo địa bàn là điều quan trọng để mục tiêu thực hiện liênthông giáo dục giữa các bậc học không gặp khó khăn

a Trường tiểu học

Giáo dục tiểu học là bậc học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ

sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức và trí tuệ,thểchất, thẩm mỹ và kĩ năng cơ bản của các em nhỏ; là bậc học bắt buộc đối vớimọi học sinh từ 6 đến 10 tuổi, được thực hiện trong 5 năm học từ lớp 1 đếnlớp 5

Nhiệm vụ của giáo dục tiểu học là rèn luyện cho các em những kĩ năng

cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán Có những hiểu biết ban đầu vềkhoa học tự nhiên và xã hội; hình thành ở các em những phẩm chất đạo đức

Trang 20

cao đẹp, lòng ham học và ham hiểu biết.

b Trường trung học cơ sở

Đây là bậc học sau bậc tiểu học, bậc học này thực hiện trong 4 năm từlớp 6 đến lớp 9 Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở là giúp học sinh củng

cố và phát triển những kiến thức đã tiếp thu ở bậc tiểu học và những hiểu biếtban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thônghoặc trung học chuyên nghiệp

Đảm bảo làm sao cho các em học sinh có những hiểu biết cơ bản về cácvấn đề tự nhiên, xã hội, pháp luật, ngoại ngữ… là nhiệm vụ giáo dục mà bậchọc này mong muốn đạt được

c Trường trung học phổ thông

Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 3 năm Mục tiêucủa bậc giáo dục này là củng cố và phát triển những kiến thức mà các em họcsinh đã lĩnh hội được từ 2 bậc học trước Giúp các em hiểu biết thông thường

về kỹ thuật và hướng nghiệp, nâng cao kiến thức một số môn học để đáp ứngnhu cầu phát triển năng lực bản thân của các em

Đây là bậc học cuối cùng trong hệ thống giáo dục phổ thông Ở bậc họcnày các em đã đặt ra hướng đi cho tương lai của mình bằng cách chọn lựa cáctrường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp

1.2.2.2 Thư viện trường học

Thư viện trường học hay còn được gọi là Thư viện trường phổ thông làthư viện trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, và trung học phổ thông.Thư viện trường học có số lượng lớn nhất trong năm loại hình thư viện đượcxếp theo thứ tự tăng dần như sau: – Thư viện Quốc gia, Thư viện đại học, Thưviện chuyên ngành, Thư viện công cộng, và Thư viện trường học Trong đóThư viện Quốc gia là duy nhất, cùng với Thư viện đại học và Thư việnchuyên ngành là loại hình thư viện mang tính chất nghiên cứu và hàn lâm;trong khi Thư viện trường học và Thư viện công cộng có số lượng đông đảo

Trang 21

là loại hình thư viện mang tính phổ thông và đại chúng.

Tiền thân của thư viện trường học là các “tủ sách”, những tủ sáchtrường học này ra đời từ rất sớm, và nó thực sự phát triển thành thư việntrường học khi có Quyết định số 41- TTg của Thủ tướng chính phủ về việc

“Tổ chức tủ sách giáo khoa dùng chung cho trường phổ thông và bổ túc vănhoá tập trung” vào năm 1976

Hiện nay, đa phần các trường học đều có thư viện, những trường chưa

có thư viện thường là trường ở miền núi, đảo xa và những vùng đặc biệt khókhăn Hơn nữa, vị trí của thư viện trường học đối với nền giáo dục chưa đượcquan tâm đích đáng Vì vậy hiệu quả của hoạt động thư viện trong trường họcvẫn chưa đáp ứng với yêu cầu học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên.Mục tiêu hiện nay của Bộ giáo dục và đào tạo là phấn đấu 100% trường họctrên toàn quốc đều có thư viện riêng và đạt chuẩn thư viện của Bộ để việcthực hiện mục tiêu giáo dục của nước ta sớm đạt kết quả như mong muốn

a Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của thư viện trường học với nền giáo dục Việt Nam

Hoạt động chủ yếu của một trường học là hoạt động học tập và giảngdạy của giáo viên và học sinh Muốn hoạt động đó thực hiện tốt và phát huyhiệu quả không thể không có tài liệu sách, báo, dữ liệu số hóa - những công

cụ truyền tải thông tin đa diện Vì vậy, tổ chức hoạt động của thư viện trườnghọc có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin hiệnnay thì vai trò của thư viện càng được quan tâm

Làm sao cho vòng quay của sách được tăng lên, số lượng bạn đọc cũ vàmới đến thư viện ngày càng đông, huy động được lực lượng giáo viên và họcsinh tham gia cộng tác chặt chẽ cùng thư viện là những việc làm rất cần thiết

để thư viện làm tốt vai trò xã hội và giáo dục của mình: Góp phần nâng caochất lượng học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên; mở rộng kiến thức

và xây dựng những thói quen tự học, tự nghiên cứu và có phương pháp sống

Trang 22

lành mạnh, khoa học cho học sinh.

* Chức năng

Thư viện là một trong những phương tiện quan trọng giúp nhà trườnghoàn thành nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ thành những công dântốt, những người chủ của tương lai đất nước với đầy đủ kiến thức và phẩmchất đạo đức

Thông qua sách báo, thư viện đã góp phần nâng cao chất lượng giảngdạy và học tập, tuyên truyền các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng

và nhà nước, xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh cho họcsinh và giáo viên nhà trường

* Nhiệm vụ

Nhiệm vụ trọng tâm của thư viện trường học là đáp ứng nhu cầu vềsách báo cho cán bộ, giáo viên và học sinh của nhà trường nhằm phục vụ choviệc quản lý, giảng dạy và học tập đạt hiệu quả nhất Do đó, tài liệu trong thưviện phải có nội dung phù hợp với cấp học và đúng theo chương trình đổi mớithì mới có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước

Đồng thời, thư viện phải phối hợp hoạt động với các thư viện khác đểtrao đổi và học tập kinh nghiệm; liên hệ với các cơ quan, tổ chức kinh tế,chính trị, xã hội, các nhà tài trợ,… nhằm huy động các nguồn kinh phí ngoàingân sách cũng như các loại sách, báo để làm phong phú thêm vốn tài liệutrong kho cũng như tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho thư viện

b Đặc điểm nhu cầu bạn đọc của thư viện trường học

Xác định đặc điểm bạn đọc là một việc làm cần thiết để công tác bạnđọc đạt chất lượng cao nhất, hoạt động thư viện có hiệu quả Để làm đượcviệc đó cần phải phân chia được đối tượng bạn đọc, và thư viện trường học có

2 đối tượng phục vụ chính là: bạn đọc là cán bộ, giáo viên và bạn đọc là họcsinh Mỗi đối tượng có nhu cầu và khả năng sử dụng thư viện khác nhau, cán

bộ thư viện cần có phương pháp phục vụ sao cho phù hợp với tâm lý và nhu

Trang 23

cầu sử dụng thư viện của mỗi đối tượng.

*Bạn đọc là học sinh

 Học sinh bậc tiểu học:

Ở lứa tuổi này, tư duy hình tượng và hệ thống tín hiệu thứ nhất (nghe,nhìn) còn chiếm ưu thế Do đó, loại hình tài liệu phù hợp nhất với các em là

truyện tranh Đây là loại sách chứa nhiều tranh ảnh, hình vẽ minh hoạ sẽ giúp

các em cảm thụ và hiểu tác phẩm sâu sắc hơn vì vốn từ ngữ của các em chưanhiều Hơn nữa, kinh nghiệm sống của các em còn ít, nên đề tài phù hợp vớicác em là truyện cổ tích, truyện dân gian, sách về đề tài tình bạn thông quamiêu tả thế giới loài vật, sách đề tài khoa học và lịch sử Những thể loại sáchnày sẽ giúp các em có trí tưởng tượng phong phú, có những tìm tòi, khám phámới lạ và có cách nhìn nhận thế giới xung quanh với con mắt nhân văn

 Học sinh bậc trung học cơ sở:

Các em học sinh ở lứa tuổi này hứng thú đọc rộng hơn các em học tiểuhọc Ngoài những đề tài các em có hứng thú ở bậc học trước, các em còn quantâm đến truyện trinh thám với những tình tiết bất ngờ, ly kỳ, mạo hiểm

Do có những biến đổi lớn về sinh lý, đặc biệt là hiện tượng dậy thì nên

hứng thú đọc cũng bị ảnh hưởng Hơn nữa, tính tự lập, tự trọng ở lứa tuổi này

là rất cao nên nội dung của cuốn sách có ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn các

em Việc hướng dẫn các em đọc sách là rất cần thiết

 Học sinh bậc trung học phổ thông:

Thời kỳ này, hứng thú đọc đã tương đối ổn định do thể chất và tinhthần các em đã phát triển khá toàn diện Những đề tài và thể loại yêu thích cóảnh hưởng rất lớn tới tính cách của các em Vì vậy, hướng các em tới nhữngtài liệu có nội dung lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi là việc làm cần thiết

Tài liệu phù hợp với các em học sinh ở lứa tuổi này là: các sách vềhướng nghiệp, về đề tài tình bạn, tình yêu, giới tính, sách bổ trợ cho môn học,

Trang 24

sách về khoa học tự nhiên và xã hội…

* Bạn đọc là cán bộ, giáo viên

Cán bộ, giáo viên trong trường học có nhu cầu về những tài liệu sau:sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, các loại báo, tạp chí chuyênngành Đây là những tài liệu có ảnh hưởng rất thiết thực tới hoạt động xã hộichính của họ nên có tính ổn định cao

Sách giáo khoa là tài liệu thống nhất mang tính hệ thống trên toàn quốc,

nó giúp cho giáo viên xác định được khối lượng kiến thức cần truyền đạt chohọc sinh trên lớp

Sách nghiệp vụ bao gồm các sách như: phương pháp giảng dạy, sáchbài soạn, các loại sách bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, sách tự học, sáchtra cứu… Đây là những loại sách phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy vànâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên

Sách tham khảo và các loại báo, tạp chí là những tài liệu làm giàu thêmvốn tri thức của giáo viên nhằm đáp ứng hơn nhu cầu giảng dạy trên lớp

Do vậy, để góp phần thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của thư việntrường học, cán bộ thư viện phải lựa chọn tài liệu phù hợp, nắm vững đượctâm lý và nhu cầu của đối tượng bạn đọc tại thư viện, đổi mới phương phápphục vụ phù hợp để mở rộng nhu cầu, hứng thú đọc của giáo viên và học sinh

1.2.2.3 Hoạt động quản lý thư viện

Hoạt động quản lý thư viện (HĐQLTV) là một thành tố trong hoạt

động quản lý nhà trường, bao gồm các hoạt động :

 Quản lý cơ sở vật chất của thư viện như : vốn tài liệu, phòng thưviện, thiết bị máy móc, do hiệu trưởng phân công cá nhân, tập thểquản lý

 Quản lý tài chính của thư viện, công tác huy động kinh phí cho cáchoạt động của thư viện và công tác quản lý chi tiêu kinh phí (từnguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn khác) trong thư viện của cơ

Trang 25

sở giáo dục phổ thông, tổ văn phòng của nhà trường có chức năngtham mưu và thực hiện

Các hoạt động trên nhằm mục đích thực hiện tốt các chức năng vànhiệm vụ của thư viện nhà trường

Trọng tâm của hoạt động quản lý thư viện trường học là chỉ đạo tổ chứccác hoạt động của thư viện nhằm phát huy tối đa vai trò và tác dụng của thưviện trong quá trình nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục Hoạt động này

có thể bao gồm một số nội dung sau:

 Tổ chức các hoạt động tăng cường nguồn lực sách báo, thiết bị thưviện: Việc cần được coi là trọng tâm là bổ sung thường xuyên hệthống sách tham khảo, các loại báo và tạp chí chuyên ngành chogiáo viên và học sinh qua nhiều hình thức: mua thêm bằng tỷ lệngân sách thoả đáng; tổ chức quyên góp trong giáo viên và học sinh;phát huy vai trò tự quản của các lớp học trong việc đặt thêm sáchbáo; những nơi khó khăn cần duy trì việc xây dựng tủ sách dùngchung; nơi có điều kiện thuận lợi có thể khai thác các nguồn lực trợgiúp từ các lực lượng xã hội tại địa phương Bên cạnh đó, đẩy mạnhviệc khai thác nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất tối thiểucho công tác thư viện như kho sách, phòng đọc và các trang thiết bịkhác như bàn ghế, ánh sáng, thông gió, hút bụi , những nơi có điềukiện có thể trang bị các phương tiện công nghệ thông tin Trongvấn đề này, vai trò chủ động, tích cực của Ban giám hiệu các nhàtrường vẫn là hàng đầu; bên cạnh đó, không thể xem nhẹ các vấn đề

kế hoạch hoá, kiểm tra giám sát và đánh giá thi đua của Phòng và Sởgiáo dục đào tạo

 Tổ chức các hoạt động khai thác sách, báo và tạp chí có hiệu quả.Trong nhà trường phổ thông, có thể tổ chức các hoạt động này mộtcách đa dạng và phong phú Thường xuyên nhất là phải tổ chức hoạt

Trang 26

động đọc sách của học sinh tại phòng đọc (nếu có) hoặc cho mượn

về nhà Hoạt động này vừa đáp ứng yêu cầu, sở thích của học sinh,lại vừa tạo nên môi trường tiếp xúc, làm việc với sách sâu rộngtrong nhà trường Đây là cơ sở nền tảng hình thành thói quen đọcsách trong học sinh, một nét đẹp văn hoá mang dấu hiệu rất đặctrưng của nhà trường Loại hoạt động thứ hai không phụ thuộc lắmvào điều kiện kinh phí nhưng rất phù hợp với mọi nhà trường là tổchức hoạt động kể chuyện theo sách Có thể nói hoạt động này có ýnghĩa tuyên truyền, giáo dục rất sâu sắc bởi nội dung được chọn kể thường tập trung vào các chủ đề, chủ điểm trong năm học Nếu tổchức tốt và thường xuyên, hoạt động này có ý nghĩa giáo dục rấthiệu quả Ngoài ra, có thể tổ chức hoạt động giới thiệu sách, gồmviệc giới thiệu, phân tích, bình luận những cuốn sách bổ ích, có giátrị cả về nội dung và hình thức Đây là hoạt động ngoại khoá bổ trợtích cực cho chương trình chính khoá Thực tế đã cho thấy rằng cónhững cuốn sách cần thiết yêu cầu học sinh tìm đọc để mở rộng,củng cố kiến thức, nếu được giáo viên giới thiệu chu đáo, địnhhướng rõ ràng và khuyến khích tìm đọc, học sinh sẽ tìm và đọc vớihiệu quả cao hơn hẳn Nếu kết hợp chặt chẽ với các tổ chuyên môn,với Đoàn, Đội và có sự tham gia của giáo viên, của học sinh giỏi,hoạt động trên sẽ có chất lượng và hiệu quả tốt

 Riêng đối với đội ngũ giáo viên, việc giới thiệu và cung cấp sách,báo tham khảo thường xuyên là con đường rất phù hợp giúp giáoviên tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức và nghiệp vụ Chẳng hạn,trong quá trình đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáodục phổ thông hiện nay, nếu thư viện nhà trường cập nhật kịp thời

và đầy đủ các loại báo ngành, tạp chí chuyên ngành hay các ấnphẩm giới thiệu về các quan điểm đổi mới chương trình, sách giáo

Trang 27

khoa và định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng như nhữngkinh nghiệm thực tế của các nhà trường, các địa phương thì đó sẽ lànguồn trợ lực rất hữu ích với đội ngũ giáo viên trước sự thay đổivốn không ít khó khăn.

1.2.2.4 Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông

 Căn cứ vào quyết định 61, quyết định 01 của BGD- ĐT ban hành ngày

2 -1- 2003 và QĐ số 01/ 2004/ QĐ-BGD&ĐT ngày 29-1-2004 về sửa đổi bổsung Quyết định số 01/2003/ QĐ-BGD&ĐT Gồm có 5 tiêu chuẩn:

 Tiêu chuẩn thứ nhất về sách, báo, tạp chí bản đồ tranh ảnh, băng đĩasách giáo khoa Có sách giáo khoa hiện hành, sách tham khảo, sáchnghiệp vụ dùng cho giáo viên, ngoài ra còn có thêm sách giáo dụcđạo đức và pháp luật

 Tiêu chuẩn thứ hai về cơ sở vật chất : Phòng đọc đúng tiêu chuẩncủa quyết định 01, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùađông, đủ ánh sáng có tủ giá chuyên dùng trong thư viện để đựngsách báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa Cóđầy đủ tiện nghi, ánh sáng cho phòng đọc và cán bộ thư viện làmviệc Có tủ mục lục, bảng để giới thiệu sách với bạn đọc Có haimáy vi tính đã được nối mạng, máy nghe nhìn, rất thuận tiện choviệc khai thác các dữ liệu Có bảng hướng dẫn tra cứu mục lục, cónội qui phòng đọc, phòng mượn, biểu đồ theo dõi sự phát triển củakho sách

 Tiêu chuẩn thứ ba về nghiệp vụ: Tất cả các tài liệu, ấn phẩm trongthư viện phải được đăng ký, mô tả, phân loại, tổ chức mục lục, sắpxếp theo đúng nghiệp vụ thư viện

 Tiêu chuẩn thứ tư về tổ chức hoạt động: Hiệu phó trực tiếp phụtrách công tác thư viện, cán bộ thư viện có trình độ về chuyên môncông tác thư viện, có tổ cộng tác viên thư viện, hàng năm có kinh

Trang 28

phí để hoạt động Hoạt động của thư viện phù hợp với nội dung giáodục toàn diện, với công việc của giáo viên, với tâm lý lứa tuổi họcsinh Tổ chức tốt ngoại khóa, tuyên truyền giới thiệu sách, điểmsách, thông báo sách mới

 Tiêu chuẩn thứ năm về quản lý thư viện: Tất cả các tài liệu có trongthư viện phải được bảo quản tốt, đóng bọc và tu sửa thường xuyênliên tục để đảm bảo mỹ quan và thuận tiện cho việc sử dụng lâu dài

Có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách đúng nghiệp vụ thư viện     

 Tiêu chuẩn cuối cùng là nắm vững Pháp luật thư viện, ban hànhnăm 2000 gồm 7 chương và 31 điều Đó là những qui định chung vềcông tác thư viện, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tronghoạt động thư viện, tổ chức và hoạt động thư viện, đầu tư phát triểnthư viện, quản lý nhà nước về thư viện    

1.2.2.5 Các văn bản liên quan đến hoạt động quản lý thư viện

 Quyết định của Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy chế về

tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông (Quyết định số:61/1998/QĐ-BGD&ĐT ngày 06 tháng 11 năm 1998)

 Quy chế của Bộ giáo dục & đào tạo tổ chức hoạt động của thư việntrường phổ thông

 Pháp lệnh thư viện của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội số UBTVQH10 ngày 28 tháng 12 năm 2000 về Thư viện

31/2000/PL- Điều lệ hội thư viện Việt Nam

1.2.2.6 Điều lệ trường Trung học cơ sở

a Vị trí, mục tiêu của cấp THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân

Luật GD ban hành năm 2005 có nêu mục tiêu của giáo dục THCS là:

“nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của GD tiểu học, có trình

độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng

Trang 29

nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, họcnghề, hoặc đi vào cuộc sống lao động”.

Trong quyển “Hỏi đáp về đổi mới THCS ” của Nxb Giáo dục Việt Nam7/2001 có ghi: Học xong THCS, học sinh THCS đạt được những yêu cầu chủyếu dưới đây:

* Có tư tưởng, đạo đức, lối sống phù hợp với mục tiêu GD chung, thíchhợp với lứa tuổi học sinh THCS Cụ thể là có lòng yêu nước, có ý thức rõràng về lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; có lòng tự hào về nền văn hóađậm đà bản sắc dân tộc, giàu truyền thống cách mạng; có niềm tin quyết tâmthực hiện sự nghiệp “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, “dân giàu nước mạnh,

xã hội công bằng dân chủ văn minh”; có lối sống văn hóa lành mạnh, biết cư

xử hợp lý trong quan hệ gia đình, bạn bè và ngoài xã hội; lòng nhân ái

* Có học vấn phổ thông cơ sở, bao gồm các kiến thức cơ sở về tựnhiên, xã hội và con người, gắn với cuộc sống cộng đồng và thực tiễn địaphương, có kiến thức cần thiết, tối thiểu về tiếng Việt, Toán, các môn khoahọc tự nhiên, khoa học xã hội, về tin học, công nghệ, về những vấn đề thời sựcuộc sống như môi trường, dân số… bước đầu sử dụng được một ngoại ngữ,làm quen với máy tính, có hiểu biết ban đầu về nghề nghiệp và lựa chọn đúnghướng nghề nghiệp

* Có kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn

đề thường gặp trong cuộc sống bản thân và cộng đồng, bước đầu thể hiện ởtính linh hoạt, độc lập, sáng tạo trong học tập và lao động, có kĩ năng cơ bản

về sử dụng những phương tiện đại chúng, thu thập xử lý thông tin để nâng caohiểu biết, phục vụ học tập; có kĩ năng giao tiếp, ứng xử với môi trường xungquanh tạo nên quan hệ tốt đẹp; có kĩ năng lao động đơn giản; có thói quen tựhọc; biết cách làm việc khoa học; sử dụng thời gian hợp lý; biết thưởng thứccái đẹp trong cuộc sống và trong văn học, nghệ thuật; có lòng ham muốn hiểubiết; có thói quen kĩ năng rèn luyện thân thể, vệ sinh cá nhân và môi trường

Trang 30

Thông qua tất cả hoạt động GD mà hình thành và phát triển cho HSnhững năng lực then chốt sau đây:

- Năng lực thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn để tự chủ, tựlập, năng động trong lao động, trong cuộc sống

- Năng lực hành động: biết làm, biết giải quyết những tình huốngthường gặp trong cuộc sống

- Năng lực cùng sống và làm việc với tập thể và cộng đồng

- Năng lực tự học để rèn luyện, tự phát triển về mọi mặt, thực hiệnđược việc học thường xuyên, suốt đời

Tại điều 2 Điều lệ trường trung học ban hành ngày 28/3/2011 ghi:

“Trường trung học là cơ sở GD phổ thông của hệ thống GD quốc dân Trường

có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng”

Nghị quyết hội nghị lần thứ hai BCHTW Đảng khóa VIII về “địnhhướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000” đã ghi: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơbản của GD là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với

lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chíkiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước; giữ gìn và phát huy các giá trị vǎn hóa của dân tộc, có nǎng lực tiếp thutinh hoa vǎn hóa nhân loại; phát huy tiềm nǎng của dân tộc và con người ViệtNam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ trithức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ nǎng thực hànhgiỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật; có sức khoẻ, là nhữngngười thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lờidặn của Bác Hồ”

b Vai trò, nhiệm vụ của giáo dục THCS

THCS là một cấp học quan trọng nhằm hình thành cho người họcnhững điều kiện cần thiết ban đầu, mang tính nền tảng, để từ đó họ có thể tiếp

Trang 31

tục học lên cao hơn hoặc đi vào cuộc sống và tự rèn luyện, tu dưỡng nhằmlàm tốt vai trò của mình trong xã hội Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng tađang thực hiện đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, thực hiện phổcập THCS để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển nhân lực cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vai trò, nhiệm vụ cấp THCS càng trởnên quan trọng và nặng nề Điều đó đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ phươngpháp giảng dạy, đổi mới các hoạt động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mớitrong giai đoạn hiện nay

Xét một cách hệ thống, cấp học THCS là một khâu trung chuyển rấtquan trọng trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực Tại đó, người hoàn thànhcấp học phải có đủ điều kiện để học tiếp hoặc là bước vào cuộc sống, phục vụtrực tiếp cho kinh tế-xã hội Vì vậy, chất lượng đào tạo của cấp học có ảnhhưởng rất lớn đến kinh tế-xã hội

Theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội, sự phân luồng giáo dụcsau THCS đòi hỏi giáo dục THCS cần hướng đến những sản phẩm mà thịtrường lao động đang đặt ra trước mắt Nhưng mặt quan trọng hơn là cần tạo

ra được tiềm năng để lao động tự phát triển và thích ứng đồng thời cần phảiđảm bảo sự phù hợp giữa giáo dục-kinh tế và giáo dục-xã hội

c Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường THCS

Điều 19 Điều lệ trường trung học Ban hành kèm theo Thông tư số:12/2011/TT BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

có ghi nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường THCS như sau:

* Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

* Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tạikhoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

* Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thựchiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trướcHội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

Trang 32

* Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấntrong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hộiđồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

* Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công côngtác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khenthưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáoviên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhânviên theo quy định của Nhà nước;

* Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổchức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, kýxác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có)của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luậthọc sinh;

* Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

* Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên,nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động củanhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

* Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động củangành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

* Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ vàhưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

1.2.3 Thư viện trường học đối với vấn đề giáo dục văn hóa đọc, rèn luyện khả năng tự học và tự nghiên cứu trong nhà trường

a Tìm hiểu Văn hóa đọc

Văn hóa có nội hàm rộng lớn - một khái niệm phức hợp, nó được thểhiện hàng ngày, rất gần gũi với mọi người như văn hóa dân tộc, văn hóa lễhội, văn hóa đô thị, văn hóa lối sống, văn hóa giáo dục đã được mọi ngườithừa nhận Thuật ngữ "Văn hóa đọc" là khái niệm mới được dư luận xây dựng

Trang 33

lên, chưa có định nghĩa cũng như khái niệm nào nói văn hóa đọc là gì và nónhư thế nào? Mặc dù vậy, theo thời gian cũng như sự phát triển của xã hội,thuật ngữ văn hóa đọc ngày càng được nói nhiều hơn trên các phương tiệnthông tin đại chúng và trở thành đề tài khoa học để nghiên cứu.

Trải qua hàng ngàn năm, việc đọc sách đã góp phần xây dựng conngười văn minh, xã hội văn minh, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi quốcgia Để kỷ niệm về việc này, thế giới đã lấy ngày 23/4 là ngày thế giới đọcsách Người ta vẫn dành cho văn hóa đọc một vị trí xứng đáng cho dù cònkhiêm tốn Ngày nay, văn hóa đọc đang được xã hội tôn vinh

Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, việc đọc sách của

xã hội ta hiện nay đang có nhiều biến động

Văn hóa đọc - một bộ phận của Văn hóa – là một trong những động lựcthúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trítuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại – xã hội dựa trênnền tảng của nền kinh tế tri thức

Thông qua Văn hóa đọc định hướng đọc cho mọi người dân, tuỳ thuộcvào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được vớithông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống của mình Văn hóađọc có thể giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ýnghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn Chính vì vậy, phát triển Văn hóa đọc luôn làmột vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng caodân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực – nhân tố quyết địnhmọi thành công

b Thư viện trường học đối với việc phát triển văn hóa đọc, rèn luyên khả năng tự học và tự nghiên cứu trong nhà trường

Theo quy định 61/QĐ BGD-ĐT - 1998, Thư viện trường phổ thông baogồm (Thư viện trường tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) làmột bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa

Trang 34

học của nhà trường, thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy củagiáo viên bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học - thư viện và xây dựngthói quen tự học cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương phápdạy và học.

Đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởngchính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên trong nhàtrường

Thư viện trường học là nơi cung cấp thông tin và ý tưởng. Những thôngtin và ý tưởng này là nền tảng dẫn đến sự thành công trong xã hội thông tin vàtri thức hiện nay Thư viện không chỉ đơn thuần là nơi giúp các em có thêmtài liệu tham khảo phục vụ cho các môn học mà còn giúp hình thành tình cảmđúng đắn, có những hiểu biết thêm về con người, về đất nước, về cuộc sống

Thư viện trường học còn giúp các em tự rèn luyện tính độc lập trong tưduy, thói quen tự học và phát triển ở học sinh những khả năng sáng tạo, giúpcác em trở thành những công dân có trách nhiệm sau này

Nếu xem xét, vai trò của thư viện trường học, không nên chỉ nhìn nhậnthư viện trường học là một trong những yếu tố góp phần tạo nên chất lượnggiáo dục, góp phần hoàn thành môi trường văn hóa học đường, là nơi khơinguồn và thỏa mãn nhu cầu về thông tin, tri thức của giáo viên và học sinh màthư viện trường học còn nên được xem xét như là một cái nôi hình thành nênvăn hóa đọc trong học sinh Nếu một con người không được tiếp xúc với sách

và có nhu cầu, hứng thú và thói quen đọc sách từ tuổi ấu thơ, thì sẽ rất khókhăn cho việc ham mê đọc sách ở tuổi trưởng thành

Trong mạng lưới thư viện ở Việt Nam, số lượng thư viện trường họcchiếm tỷ lệ cao nhất Theo con số thống kê của Bộ giáo dục và đào tạonăm học 2009 – 2010, cả nước có 24.746 trường học (chiếm 89,9 %) cóthư viện hoặc tủ sách

Trang 35

Bảng 1.1 : Thống kê số lượng thư viện và trường học trên cả nước

Khu vực Tổng số trường Số trường có TV TV/TS trường (%) Tỉ lệ trường có

Để các thư viện trường học thực sự trở thành nơi có môi trường vănhóa đọc phát triển, các thư viện trường học phải thực hiện tốt các nhiệm vụcủa mình như:

+ Cung cấp cho giáo viên - học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa,sách nghiệp vụ, sách tham khảo, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tracứu và các sách báo cần thiết khác góp phần nâng cao chất lượng giảng dạyhọc tập và tự bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và học sinh.Đảm bảo có

3 loại sách cơ bản:

- Sách giáo khoa

- Sách nghiệp vụ

Trang 36

- Sách tham khảo+ Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên - học sinhnhững sách báo, tài liệu của Đảng, Nhà nước và của ngành GD-ĐT, phục vụgiảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, giáo dục, bổ sung kiến thức của các

bộ môn khoa học góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

+ Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên - học sinh tham gia các hoạt độngphù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học, tìm hiểu nhu cầu của giáoviên học sinh, giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết cách sử dụng bộmáy tra cứu, nhằm sử dụng triệt để kho sách nhất là sách nghiệp vụ và sáchtham khảo

+ Phối hợp hoạt động của các thư viện trong ngành như: Thư viện, cácviện nghiên cứu giáo dục, các trường đại học, công đoàn, THCN, các trườngkhác trên cùng địa bàn và các thư viện địa phương như thư viện tỉnh, thànhphố, quận, huyện, xã, phường, để chủ động khai thác, sử sụng vốn sách báo,thiết bị

1.2.4 Tìm hiểu về một số hệ thống thư viện trường học các nước

1.2.4.1 Hệ thống thư viện Mỹ

Thư viện ở nước Mỹ là cả một hệ thống đồ sộ, là một định chế văn hóa

đã ăn rễ lâu đời tại khắp các cộng đồng địa phương, từ miền nông thôn hẻolánh, đến các khu đô thị đông đúc Đây là cơ sở phục vụ công ích, là trungtâm sinh họat văn hóa và học tập nghiên cứu chuyên môn cho nhiều tầng lớpquần chúng Bất cứ trường học nào, tất cả các cấp học đều có thư viện đượctrang bị đủ lọai sách báo, băng đĩa, phim ảnh, máy tính nối mạng, v.v… Cònthư viện công cộng thì có nhiều loại, tùy theo sự giàu có của mỗi thành phố,

mà được trang bị rất phong phú, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. 

a Thư Viện Quốc Hội  Mỹ

Thư viện Quốc hội đây là một lọai thư viện đặc biệt, có nhiệm vụ chủyếu ban đầu là phục vụ riêng cho ngành Lập pháp trong chính phủ Mỹ Ngày

Trang 37

nay, thư viện này phát triển rất lớn mạnh để phục vụ cho giới nghiên cứuchuyên môn về chính trị, luật pháp tại Mỹ và cả thế giới. Thư viện quốc hội

Mỹ là niềm tự hào cho ngành Lập pháp nói riêng và cho nước Mỹ nói chung. 

b Các Thư viện địa phương

Ở Mỹ có ít nhất hai loại thư viện công cộng : Một là của từng thànhphố Hai là hệ thống thư viện cho toàn thể một quân hạt Tất cả các thư việnđều phong phú và hiện đại Mỗi thành phố lại có hàng chục thư viện, đượcphân bố tuỳ theo các khu vực dân cư khác nhau Mỗi hệ thống có rất nhiềuthư viện chi nhánh rải rác trong nhiều thành phố trong quận hạt Người đọcchỉ cần có một thẻ cuả thư viện quận hạt, thì có thể mượn sách tại bất cứ thưviện chi nhánh thuộc về hệ thống thư viện quận hạt. 

Người đọc có thể tự do thoải mái tham khảo sách báo, tra cứu các loạisách tham khảo, sử dụng máy tính hay tìm kiếm danh mục các sách cuả thưviện đã được cài sẵn trên máy tính, mượn sách đem về nhà v.v… Nhiều thưviện được trang bị máy tự động, giúp cho người đọc tự mình làm thủ tụcmượn sách về nhà một cách đơn giản, thoải mái, không cần phải thông qua sựkiểm soát cuả nhân viên thư viện Tất cả các khâu lưu trữ thông tin của thưviện đều được ứng dụng công nghệ thông tin triệt để, giúp người đọc dễ dàngmượn tài liệu qua mạng

Hầu hết các nhân viên làm việc tại các thư viện đều được đào tạochuyên môn rất tốt, nên họ giải quyết vấn đề do bạn đọc yêu cầu rất chuyênnghiệp Ngoài ra còn có người tình nguyện đến giúp việc cho thư viện, họphần đông là các sinh viên, học sinh Các cụ già về hưu, họ thường tham gia

tổ chức gọi là “ Những người bạn cuả Thư viện” (Friends of the Library) để

hỗ trợ giúp đỡ gây quỹ cho thư viện Nhiều thư viện có gian hàng bán cácsách báo cũ do các nhà hảo tâm hay do các hiệu sách tặng, hoặc do chính thưviện loại ra.   

Ngoài ra còn có sự quyên góp cuả các nhà hảo tâm trong việc xây dựng

Trang 38

và phát triển thư viện

c Thư viện của các Đại học.    

Bất kì một trường Đại học nào cũng được trang bị một thư viện dànhriêng cho các giảng viên và sinh viên Để phục vụ lượng sinh viên theo họcđông đảo, thì thư viện được trang bị cơ sở vật chất hiện đại và vốn tài liệu rấtphong phú, đa dạng và được liên tục cập nhật Người đọc được sử dụng mọidịch vụ cần thiết cho việc tìm kiếm, nghiên cứu bất kỳ một đề tài nào Cácnhân viên phục vụ tại thư viện này thường có trình độ chuyên môn rất vữngchắc, và họ thường có sự liên kết hỗ trợ với nhau trong hệ thống thư việnđại học Vì thế, họ có thể tìm kiếm thông tin, tài liệu sách báo, kể cả loạichưa xuất bản giúp cho bạn đọc có đủ tài liệu tham khảo một cách nhanhchóng, dễ dàng. 

d Thư Viện Tổng Thống (The Presidential Libraries)

Từ cuối thập niên 1920 đến nay, tổng thống nào của nước Mĩ cũng xâydựng một Thư viện mang tên mình tại quê hương bản quán của họ Nhằmthỏa mãn nhu cầu phổ biến cho công chúng được rộng rãi tham khảo các lọaitài liệu này, nên chính phủ Mĩ giao trách nhiệm  cho  cơ quan NARA (Lưu trữVăn khố) đứng ra phối hợp và quản lý các Thư viện này Cho đến nay, đã cóđến 12 Thư viện Tổng Thống do NARA trực tiếp điều hành cùng với BanQuản lý riêng Thư viện do sáng kiến của những sáng lập viên và các nhà tàitrợ tư nhân Đây là một sự hợp tác chặt chẽ của người dân và Nhà nước tronglĩnh vực văn hóa, được xem là rất quan trọng và đặc bịêt phổ biến tại nước

Mỹ từ xưa đến nay Còn nhiều Thư viện Tổng thống được thành lập từ trướcthì vẫn để cho Ban Quản lý tự điều hành và duy trì hoạt động theo tiêu chuẩnriêng biệt của họ, không đặt dưới sự điều hành của cơ quan NARA Ví dụ nhưThư viện Abraham Lincoln, vẫn do Tiểu bang Illinois là quê hương của TổngThống phụ trách. 

Tóm lại các thư viện ở Mỹ được xây dựng và phát triển rất hiện đại, nó

Trang 39

cung cấp rất nhiều tiện ích và dịch vụ tốt cho mọi tầng lớp độc giả trong việchọc hỏi, sưu tầm, nghiên cứu và trao đổi về khoa học kỹ thuật và văn hoá.Đặc biệt nhờ có Internet, mà hiệu quả phục vụ cuả thư viện đã tăng cao gấpbội, góp phần quan trọng trong việc “nâng cao Dân trí” cuả dân tộc Mỹ Vàvới sự tận tụy nhiệt tình cuả toàn bộ các nhân viên thư viện như vậy, nênngười dân Mỹ đã hết lòng tham gia hưởng ứng vào việc hỗ trợ cho thư việnngày một phát triển hơn, và nhờ một phần vào đó mà nước Mỹ vẫn giữ được

vị trí hàng đầu về rất nhiều lĩnh vực khoa học kĩ thuật, văn hóa xã hội hiệnnay. Và đây cũng chính là một sư minh hoạ tiêu biểu nhất về mặt văn hoá trợgiúp cho công cuộc xây dựng và phát triển nước Mĩ

1.2.4.2 Thư viện trường học ở Úc

Khoảng 9.596 trường học ở Úc có thư viện và một hoặc vài nhân viên

của trường phụ trách thư viện.

Một trong những mục tiêu của giáo dục Úc là làm cho học sinh biết

được “làm thế nào để thu thập được thông tin, sử dụng thông tin để giải quyếtvấn đề… và biết đánh giá sự phù hợp cũng như hữu ích của thông tin” Việchọc được coi là trung tâm, hơn là việc giảng dạy của giáo viên Điều quantrọng là phải “tạo cơ hội cho việc tự học tập và nghiên cứu của cá nhân… Họcsinh cần tự học với những nguồn tài liệu và sách tra cứu cơ bản… họ cần truycập tới nhiều tài liệu khác nhau và sẽ hưởng lợi từ những mô hình học tậpkhác nhau”

Thư viện vẫn chỉ là một nơi học tập, nhưng những dịch vụ mà nó cungcấp thì phải vượt ra khỏi khuôn khổ tòa nhà Thư viện phải là nơi điều phốihoạt động giảng dạy và học tập cho một cộng đồng cụ thể Đó là trung tâmcung cấp các chương trình cho lớp học… Nó phải là nguồn cung cấp cácphương tiện học tập”

Người giáo viên thư viện chuyên nghiệp (teacher librarian) tại Úc phảigiúp học sinh trở thành những người có kiến thức thông tin, trở thành những

Trang 40

người học độc lập; việc dạy học phải dựa trên nguồn tin, cho phép “học sinhhọc tập từ chính những kinh nghiệm tiếp cận của bản thân tới các nguồnthông tin”; “dịch vụ thư viện trường học phải được lồng ghép vào tất cả cáchoạt động dạy và học tại thời điểm người học có nhu cầu thông tin và việcquản lý các dịch vụ này phải do một giáo viên thư viện chuyên nghiệpđảm trách”

Trong vòng 20 năm kể từ năm 1969 chính phủ đầu tư cho hệ thống thưviện trường khoảng 200 triệu đô la Úc cộng với số tiền tương đương do cácbang và địa phương đóng góp, như vậy tổng số tiền là hơn 400 triệu đô la Kếtquả đạt được rất ấn tượng : vào cuối năm 1977, ước tính có khoảng 65%trường cấp 2, chiếm khoảng 80% tổng số học sinh cấp 2, có thư viện đạt chấtlượng đáng kế, có thể là một tòa nhà thư viện mới xây dựng, hay là các trangthiết bị được nâng cấp

Việc duy trì các thư viện trường học cùng với tài nguyên và cán bộ thưviện đã trở thành một phần trong ngân sách định kỳ của các nhà lãnh đạo giáodục, định hướng sử dụng và việc thay đổi là do các giáo viên thư viện tựquyết định Phần lớn giáo viên thư viện là các giáo viên có chuyên môn

Các cán bộ chuyên nghiệp phụ trách thư viện phải là những người đạtđược chứng chỉ chuyên môn của 2 lĩnh vực là giáo viên và thư viện Trongkhi người ta còn nghiêng nhiều về chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục, vàđiều này đặc biệt đúng ở Mỹ và Canađa, việc đạt được vị trí này như là mộtđiều hiển nhiên tại Úc là một thành tựu đáng kể

Từ những năm 1990 đến nay, số lượng giáo viên thư viện tại Úc đang

có xu hưởng giảm mạnh, tuổi đời của các giáo viên này cũng tăng cao Nhưngđặc điểm đó cũng là thách thức lớn đối với những nhà hoạch định chính sáchgiáo dục Úc

1.2.4.3 Hệ thống thư viện Singapore

Hiệp hội Thư viện quốc gia Singapore điều hành hoạt động của 63 thư

Ngày đăng: 31/07/2015, 11:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Chính phủ (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2001), "Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2001
4. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Hữu Châu (2006), "Những vấn đề cơ bản về chương trình và quátrình dạy học
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
5. Nguyễn Hữu Châu (2007), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Hữu Châu (2007), "Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
8. Phạm Quang Huân (2006) - Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thư viện trong trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí dạy và học ngày nay, Số 8/2006 - Từ tr. 21 đến tr. 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Quang Huân (2006) - Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt độngthư viện trong trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí dạy vàhọc ngày nay
20.Phan Văn (1983), Giáo trình thư viện học đại cương, ĐHTHHN 21.http://www.edu.net.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Văn (1983), Giáo trình thư viện học đại cương, ĐHTHHN"21
Tác giả: Phan Văn
Năm: 1983
1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, QLCB GD-ĐT, Hà Nội Khác
3. Lê Thị Chinh (2009), Phương pháp và kinh nghiệm tuyên truyền, giới thiệu sách trong thư viện trường học, Nhà XBGDVN Khác
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định 78/2008/QĐ-BGDĐT về việc ban hành quy định về quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ trong cơ sở Giáo dục Đại học Khác
7. Bộ GD&ĐT (2002), Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Khác
9. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục Khác
10.Trần Kiểm (1997), Giáo trình quản lý Giáo dục và trường học, Viện Khoa học Giáo dục Hà Nội Khác
11.Bộ Nội vụ (2007), Điều lệ hội thư viện Việt Nam Khác
12.Phòng GD&ĐT quận Đống Đa (2011), Báo cáo công tác thư viện năm học 2011-2012 Khác
13.NXB Đại học Sư phạm (2006), Các giải pháp công nghệ và quản lí trong ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông vào đổi mới dạy học - hội thảo khoa học Khác
14.Bùi Loan Thuỳ(1997), Hiện trạng và tương lai phát triển khoa học thư viện ở Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin Khác
16.Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2000), Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL- UBTVQH10 Khác
17.Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2002), Nghiên cứu về các bảng phân loại tiêu biểu của thế giới và công tác phân loại tài liệu ở Việt Nam: Đề tài nghiên cứu cấp trường Khác
18.Bộ Văn hoá-Thông tin (2007), Quyết định 10/2007/QĐ-BVHTT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Khác
19.Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện,VHTT Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w