1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

72 894 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 848 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊNKHOA KINH TẾ ---KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

Họ và tên tác giả: Đào Duy Minh Ngành học: Tài chính - Ngân hàng Khóa học: 2009 - 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Oanh

Họ và tên tác giả: Đào Duy Minh Ngành học: Tài chính - Ngân hàng Khóa học: 2009 - 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận này, trước tiên em xin được bày tỏ lòng biết ơnsâu sắc đến các Thầy Cô giáo trong khoa Kinh tế, là những người đã giảng dạy vàtruyền đạt tận tình, cung cấp cho em những kiến thức nền tảng cũng như kiến thứcchuyên môn quý báu

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sĩ Phạm Thị Oanh, làgiảng viên trực tiếp hướng dẫn, người đã đưa ra những lời khuyên bổ ích cũng nhưchỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực tập và viết báo cáo của em

Xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc và tập thể Nhân viên ngân hàngthương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Đắk Lắk, đặc biệt là các Anh Chị đang côngtác tại phòng Tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp em làm quenvới thực tế công việc, giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp các số liệu cần thiết để emhoàn thành bài báo cáo này

Rất mong nhận được sự góp ý về bài khóa luận và kính chúc quý Thầy Côcùng các Anh Chị trong ngân hàng Đông Á chi nhánh Đắk Lắk luôn mạnh khỏe vàgặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống cũng như trong công tác

Em xin chân thành cảm ơn!

Buôn Ma Thuột, tháng 6 năm 2013

Sinh viênĐào Duy Minh

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Trang 7

MỤC LỤC

Trang 8

Phần thứ nhất

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Bối cảnh kinh tế thế giới những năm gần đây rơi vào tình trạng ảm đạm saunhiều cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính kéo dài, bắt nguồn là cuộc khủng hoảngtài chính bùng phát tại Mỹ năm 2008 và lan rộng ra toàn cầu, tiếp đến là cuộc khủnghoảng nợ công mà khởi đầu ở Hy Lạp năm 2009, đe dọa đến khu vực sử dụng đồngtiền chung Châu Âu và nhiều quốc gia khác Nền kinh tế thế giới đi vào giai đoạntăng trưởng chậm, đây là thời điểm thách thức sự bền vững và sức sống của các chủthể kinh tế

Nền kinh tế nước ta đang trong xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại

vì thế cũng gánh chịu những tác động không nhỏ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu,

và hệ thống ngân hàng cũng không nằm ngoại lệ Hoạt động kinh doanh của cácngân hàng trong bối cảnh này trở nên khó khăn hơn, áp lực cạnh tranh lớn hơn vàmức độ rủi ro cũng tăng lên Do đó, chỉ những ngân hàng hoạt động thật sự có hiệuquả mới tồn tại và đứng vững được Trong các hoạt động của ngân hàng thì tín dụng

là nghiệp vụ quan trọng giúp sinh lời chủ yếu, quyết định đến sự tồn tại và pháttriển của ngân hàng, nhưng đồng thời cũng là nghiệp vụ có nguy cơ rủi ro cao nhất

Vì vậy các ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt độngtín dụng của mình

Trong xu thế đó, ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đông Á nói chungvới tầm nhìn là một “Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam - vươn raQuốc tế” và chi nhánh ngân hàng TMCP Đông Á tại Đắk Lắk nói riêng đã thực hiệnhoạt động kinh doanh rất hiệu quả, trở thành một trong những ngân hàng tốt nhất ởViệt Nam hiện nay, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nướcnói chung Tuy nhiên, ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk cũng đang đốimặt với những thách thức không nhỏ trong việc duy trì và mở rộng thị phần củamình trên địa bàn Nhận thấy rõ vai trò quan trọng của hoạt động tín dụng, đặc biệt

là nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á chinhánh Đắk Lắk, và dưới sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Phạm Thị Oanh, cùng

Trang 9

định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín

dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến ngân hàng thương mại vàhoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng

- Phân tích thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cánhân, từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cá nhân tại ngânhàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk

- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt độngtín dụng cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

- Đề tài được thực hiện trong thời gian 3 tháng: từ 03/2013 đến 06/2013

- Các số liệu được sử dụng trong phân tích là số liệu về hoạt động kinhdoanh của ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012

Trang 10

Phần thứ hai TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại

2.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại

Trên thực tế có nhiều khái niệm về ngân hàng thương mại (NHTM), mà mỗikhái niệm nói lên những đặc điểm và tính chất khác nhau của NHTM tùy thuộc vàonét đặc trưng riêng của mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế Theo Luật Các Tổ chức tíndụng do Quốc hội khóa XII thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010, định nghĩa:

“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt độngngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mụctiêu lợi nhuận” [2] Căn cứ vào định nghĩa trên có thể hiểu NHTM là một doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ trong đó có hai mặt cơ bản là: nhận tiền gửicủa cá nhân, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và sử dụng các khoản tiền gửi đó

để cho vay, thực hiện chiết khấu và làm phương tiện thanh toán

Dựa vào hình thức sở hữu, có thể phân loại ngân hàng thương mại thànhNHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàngnước ngoài, NHTM 100% vốn nước ngoài Ngoài sự khác biệt về hình thức sở hữu,giữa các loại hình ngân hàng này còn có sự khác biệt về một số hoạt động nghiệp vụ

do tác động của những quy định trong Luật Các Tổ chức tín dụng

2.1.1.2 Các nghiệp vụ của NHTM

Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại xoay quanh việc kinh doanhtiền tệ, bao gồm các nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín dụng, dịch vụ thanh toán, hoạtđộng ngân quỹ và các hoạt động khác, cụ thể như sau:

a) Nghiệp vụ huy động vốn

Ngân hàng thương mại thực hiện huy động vốn bằng nhiều hình thức khácnhau để tạo ra nguồn vốn hoạt động, trên thực tế NHTM được huy động vốn dướicác hình thức sau:

- Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng (TCTD) khác

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động

Trang 11

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, vay vốn ngắn hạn của Ngân hàngNhà nước (NHNN).

- Và các hình thức huy động vốn khác như nhận làm đại lý hay ủy thác vốncho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

b) Nghiệp vụ tín dụng

Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới cáchình thức: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạnkhác, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhànước như bao thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay thấu chi, Trong các hoạtđộng cấp tín dụng kể trên, cho vay là nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớnnhất

c) Nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ

Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng thương mại bao gồm các hoạtđộng sau:

- Cung cấp các phương tiện thanh toán

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng, các dịch vụthanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép và các dịch vụ thanh toán khác theoquy định của NHNN

- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ

- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng

- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liênngân hàng trong nước

- Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép

d) Các nghiệp vụ khác

Ngoài các hoạt động truyền thống kể trên, ngân hàng thương mại còn có thểthực hiện một số hoạt động khác, như góp vốn và mua cổ phần của các doanhnghiệp và các TCTD khác; tham gia thị trường tiền tệ thông qua hình thức mua báncác công cụ của thị trường tiền tệ; trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trựcthuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và quốc tế; ủythác và nhận ủy thác; cung ứng dịch vụ bảo hiểm, thành lập công ty trực thuộc hoặcliên doanh để kinh doanh bảo hiểm; cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ

Trang 12

cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trựcthuộc ngân hàng; thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủkét, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

2.1.2 Tổng quan về tín dụng ngân hàng

2.1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngânhàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.Cũng như các quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung: có

sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng, sựchuyển nhượng này có thời hạn xác định và có kèm theo chi phí

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao chokhách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích nhất định trong một thời giannhất định có thỏa thuận theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi Trên thực tế, hoạtđộng cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng, mà sau đây chúng ta thốngnhất gọi chung là tín dụng

2.1.2.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

- Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin, ngân hàng chỉ cấp tín

dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và có khảnăng hoàn trả nợ vay đúng hạn

- Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn Ngân hàng

là trung gian tài chính “đi vay để cho vay” nên mọi khoản tín dụng của ngân hàngđều có thời hạn, đảm bảo cho ngân hàng có thể hoàn trả lại vốn huy động

- Thứ ba, tín dụng phải dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi Giá trị

hoàn trả phải lớn hơn giá trị cho vay, nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, kháchhàng phải trả cho ngân hàng một khoản lãi, đây là giá của việc sử dụng vốn vay

- Thứ tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng Việc thu

hồi tín dụng không những phụ thuộc vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộcvào môi trường hoạt động và những diễn biến ngoài tầm kiểm soát của khách hàngnhư biến động về giá, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thiên tai… Khinhững nhân tố khách quan tác động làm khách hàng gặp khó khăn về kinh tế dẫn

Trang 13

đến khả năng trả nợ của khách hàng giảm đi, khiến ngân hàng có nguy cơ gặp rủi rotín dụng.

- Thứ năm, tín dụng phải dựa trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện Quá

trình xin vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những chứng cứ pháp lý chặt chẽ nhưhợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay… trong đó bên đi vay phải cam kếthoàn trả vô điều kiện khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn

2.1.2.3 Khái niệm về tín dụng cá nhân

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng đượcnâng cao thì kéo theo nhu cầu tiêu dùng của mỗi cá nhân cũng tăng lên Nhưng trênthực tế không phải cá nhân nào cũng có đủ khả năng tài chính để chi trả cho nhữngnhu cầu của mình Nắm bắt được điều này, các ngân hàng đã cho ra đời những sảnphẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân

Tín dụng cá nhân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao chođối tượng khách hàng cá nhân (KHCN) một khoản tiền để sử dụng vào mục đích vàthời gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi Tín dụng

cá nhân giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi họ có khảnăng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một mức sống cao hơn Tùy thuộcvào tình hình tài chính và khả năng đảm bảo của từng đối tượng khách hàng cá nhân

mà ngân hàng sẽ quyết định các mức cho vay khác nhau

Trong lĩnh vực tín dụng hiện nay, các ngân hàng thương mại cổ phần tỏ ranăng động và chiếm ưu thế hơn các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng nướcngoài trong việc tiếp cận cung cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân

2.1.2.4 Đặc điểm của tín dụng cá nhân

Các sản phẩm cho vay dành cho KHCN thường được phát triển và thiết kếtương tự như sản phẩm tín dụng truyền thống nhưng có nét đặc thù riêng của từngngân hàng, các ngân hàng sẽ tạo ra dấu ấn riêng trong các sản phẩm tín dụng cánhân của mình nhưng đều mang các đặc điểm chung sau:

- Đối tượng vay là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn sử dụng

cho mục đích sinh hoạt tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh Trong đó nhu cầu tiêudùng cá nhân chiếm đa số

Trang 14

- Khoản vay của khách hàng cá nhân thường mang tính thời vụ và quy mô

của từng hợp đồng cho vay thường nhỏ Tuy nhiên đối tượng KHCN thường rấtđông đảo nên khối lượng giao dịch trở nên lớn hơn

- Lãi suất thường cao hơn lãi suất các khoản vay khác, vì quy mô các khoản

vay không lớn nhưng chi phí ngân hàng phải bỏ ra để quản lý lại rất lớn

- Chi phí thẩm định lớn vì các thông tin tài chính và phi tài chính của KHCN

thường không chính xác, không rõ ràng và không chắc chắn nên khó thực hiện việcchứng minh tài chính Vì thế rủi ro tín dụng của nhóm KHCN thường lớn hơnkhách hàng doanh nghiệp Để tránh rủi ro ngân hàng phải tiêu tốn nhiều thời gian vàtiền bạc để thẩm định và giám sát khoản vay một cách nghiêm ngặt

- Thời hạn vay chủ yếu là ngắn hạn hoặc trung hạn.

- Mục đích cho vay là để đáp ứng các nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh hoặc

nhu cầu cho sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân, các nhu cầu này khá là đa dạng

- Phương thức thu hồi vốn thường là phương thức trả góp, vì thu nhập của cá

nhân thường không lớn nhưng ổn định Ngân hàng khi cho vay sẽ căn cứ vào thunhập thường xuyên và thâm niên làm việc của người đi vay để quyết định mức chovay

2.1.2.5 Phân loại tín dụng cá nhân

Tùy thuộc vào từng tiêu chí phân loại, tín dụng dành cho khách hàng cá nhânđược chia thành nhiều loại khác nhau:

a) Phân loại theo thời hạn của khoản vay

- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm.

- Cho vay trung hạn: khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.

- Cho vay dài hạn: khoản vay có thời hạn trên 5 năm.

b) Phân loại theo mục đích cho vay

- Cho vay bất động sản là sản phẩm tín dụng dành cho KHCN nhằm đáp ứng

nhu cầu mua nhà, hợp thức hóa nhà đất, xây dựng sửa chữa nhà cửa nhưng chưa thểthực hiện được do gặp khó khăn về tài chính Đặc điểm của khoản vay này là thờihạn dài và quy mô khá lớn

- Cho vay tiêu dùng là các khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu và mua

sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sống như mua xe cơ giới, cưới

Trang 15

hỏi, chữa bệnh, du lịch, du học… Thời hạn của các khoản vay tiêu dùng thường làtrung hạn và ngắn hạn.

- Cho vay sản xuất kinh doanh là loại cho vay nhằm bổ sung vốn thiếu hụt

trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng Khách hàng vay là những cánhân hay hộ gia đình sản xuất kinh doanh cá thể với quy mô nhỏ Đặc điểm của loạicho vay này là số lượng khách hàng có nhu cầu vay thường rất lớn nhưng doanh sốvay lại không cao lắm, vì thế chi phí giao dịch thường cao Thời hạn cho vaythường ngắn và quy mô phụ thuộc vào phương án sản xuất kinh doanh của kháchhàng

c) Phân loại theo phương thức cho vay

- Cho vay từng lần là hình thức cho vay mà mỗi lần khách hàng vay món nào

thì phải làm hồ sơ vay món đó, vì vậy phương thức cho vay này còn được gọi là chovay theo món

- Cho vay theo hạn mức là loại cấp tín dụng mà khách hàng chỉ cần lập một

bộ hồ sơ vay vào đầu kỳ kế hoạch và có thể sử dụng cho nhiều món vay trong cả kỳ

kế hoạch đó

- Cho vay theo hạn mức thấu chi là hình thức cho vay mà ngân hàng cho

phép người vay được chi vượt quá số dư tiền gửi của mình đến một giới hạn nhấtđịnh và trong một khoảng thời gian nhất định

d) Phân loại theo mức độ tín nhiệm của khách hàng

- Cho vay không có bảo đảm là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm

cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàngvay vốn để quyết định cho vay

- Cho vay có bảo đảm là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền

vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác

2.1.2.6 Vai trò của tín dụng cá nhân

- Đối với khách hàng: cho vay khách hàng cá nhân góp phần đáp ứng kịp

thời cho các khách hàng có nhu cầu vốn để sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng Nhờnguồn vốn vay của ngân hàng mà người đi vay có thể hưởng được các tiện ích củahàng hóa dịch vụ trước khi họ tích lũy đủ, và đáp ứng được các nhu cầu chi tiêu cấpbách, góp phần nâng cao mức sống của các tầng lớp dân cư

Trang 16

- Đối với ngân hàng: cho vay khách hàng cá nhân góp phần mở rộng và đa

dạng hóa hoạt động cho vay của ngân hàng, giúp cho ngân hàng nâng cao thu nhập,tăng khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác, thu hút nhiều khách hànghơn và mở rộng quan hệ với khách hàng Thông qua việc cấp tín dụng cá nhân,ngân hàng có cơ hội bán thêm các sản phẩm khác cũng như huy động tiền gửi Chovay khách hàng cá nhân còn giúp ngân hàng phân tán rủi ro trong hoạt động chovay của mình

2.1.2.7 Khái niệm về chất lượng tín dụng

Một khoản vay có chất lượng tín dụng tốt phải được sử dụng đúng mục đích

đã cam kết, hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng

ở mức cao nhất, bên cạnh đó phải đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa nguồn vốn ngắn hạn,trung hạn và dài hạn trong nền kinh tế Có thể hiểu chất lượng tín dụng là việc đápứng các nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của ngânhàng, bên cạnh đó thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

- Đối với khách hàng: chất lượng tín dụng được thể hiện ở chỗ sản phẩm tín

dụng đưa ra phải phù hợp với nhu cầu và khả năng của khách hàng về lãi suất, kỳhạn, hình thức thanh toán phù hợp, thủ tục đơn giản thuận tiện nhưng vẫn đảm bảocác nguyên tắc và quy định cho vay của NHTM

- Đối với ngân hàng thương mại: chất lượng tín dụng thể hiện ở việc đưa ra

các hình thức tín dụng phù hợp với phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phùhợp với thực lực của bản thân ngân hàng để luôn đảm bảo tính cạnh tranh, an toàn

và sinh lời theo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi

- Đối với xã hội: chất lượng tín dụng thể hiện ở chỗ tín dụng phải luôn đảm

bảo phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làmcho người lao động, khai thác khả năng tiềm tàng của nền kinh tế, thúc đẩy quátrình sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởngkinh tế

2.1.2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân

a) Các nhân tố chủ quan

Đây là các nhân tố xuất phát từ bản thân ngân hàng, có liên quan đến sự pháttriển của ngân hàng trên tất cả các mặt và ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng, bao

Trang 17

gồm các chính sách, uy tín của ngân hàng, bộ máy tổ chức, chất lượng cán bộ, cơ sởvật chất - trang thiết bị…

- Chính sách tín dụng của ngân hàng: đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp

nhất đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, chính sách tín dụng đảm bảo cho hoạtđộng tín dụng đi đúng quỹ đạo liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng.Khi một chính sách tín dụng không phù hợp sẽ làm cho chất lượng hoạt động tíndụng giảm sút, và ngược lại khi có một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hútđược nhiều khách hàng, gia tăng khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng Mộtchính sách tín dụng đúng đắn phải phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh tế

xã hội cũng như mục tiêu của ngân hàng, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa quyền lợicủa người gửi tiền, người vay tiền và chính bản thân ngân hàng

- Quy mô và uy tín của ngân hàng: có ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số và

chất lượng hoạt động cho vay Những ngân hàng có mạng lưới chi nhánh rộng khắp,thuận tiện về mặt địa lý cho người dân đến giao dịch sẽ có cơ hội thành công caotrong việc mở rộng hoạt động cho vay Bên cạnh đó, uy tín của ngân hàng cũng làmột yếu tố đóng góp đáng kể nhằm nâng cao chất lượng tín dụng vì tâm lý ngườidân thường an tâm hơn khi đến với những ngân hàng có uy tín cao

- Bộ máy tổ chức của ngân hàng: đồng bộ và khoa học sẽ tạo ra sự phối hợp

chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, các phòng ban trong ngân hàng cũng như cácđơn vị kinh tế có liên quan, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động thống nhất và có hiệuquả Qua đó đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, dễ dàng quản lý các khoảncho vay, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động cho vay

- Chất lượng cán bộ, nhân viên của ngân hàng: có ảnh hưởng trực tiếp đến

khả năng hoạt động và sinh lời của ngân hàng Con người là yếu tố quyết định đến

sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và quản lý ngân hàng nói chung,nên đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, thái độ làmviệc có trách nhiệm là yêu cầu hàng đầu đối với mỗi ngân hàng và đặc biệt đối vớihoạt động cho vay Chất lượng cán bộ tín dụng tốt biểu hiện ở sự năng động, sángtạo trong công việc, có tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao, phải có khảnăng thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác

Trang 18

- Trang thiết bị phục vụ hoạt động cho vay: là các thiết bị công nghệ hiện đại

giúp ngân hàng cập nhật và xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác, trên

cơ sở đó đưa ra những quyết định cho vay đúng đắn và kịp thời, không bỏ lỡ nhữngthời cơ trong kinh doanh Bên cạnh đó, các trang thiết bị hiện đại còn là phương tiệngiúp ngân hàng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiệnlợi và hài lòng cho khách hàng qua đó tạo lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàngđối với ngân hàng, thu hút khách hàng đến giao dịch với ngân hàng

b) Các nhân tố khách quan

- Nền kinh tế vĩ mô: tình trạng của một nền kinh tế có ảnh hưởng đến mọi

hoạt động kinh tế và hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng không nằm ngoài quy

luật đó, khi nền kinh tế ổn định về mặt giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát… sẽ làm

ngân hàng yên tâm về quyết định cho vay vốn, các đối tượng vay vốn có thêm việclàm, tăng thu nhập Ngược lại, khi nền kinh tế gặp khủng hoảng hay phát triển chậm

sẽ tác động kìm hãm hoạt động cấp tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng Cáckhoản cho vay chịu tác động của những biến động trên thị trường tài chính bất ổn

có thể dẫn tới tình trạng đổ vỡ tín dụng Trong trường hợp tỷ giá hối đoái kém linhhoạt, không phản ánh được sự biến động của nền kinh tế vĩ mô, làm méo mó nhữngtín hiệu giá cả bên ngoài cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của khách hàng vàcác tổ chức tín dụng

- Môi trường tự nhiên: những rủi ro do tự nhiên gây ra như lũ lụt, hỏa hoạn,

động đất… thường khó tránh khỏi và để lại những thiệt hại nặng nề, gây ảnh hưởngđến hoạt động sản xuất kinh doanh Khi gặp phải những rủi ro trên khách hàng cóthể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng, hoặc nợ trở thành

nợ xấu làm ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng

- Môi trường pháp lý: hoạt động tín dụng của ngân hàng được quy định chặt

chẽ bởi các văn bản quy phạm pháp luật do NHNN ban hành Đây là điều kiện đểngười vay vốn yên tâm và mạnh dạn đầu tư, sản xuất còn ngân hàng thì thuận lợikhi đưa ra các quyết định cho vay Mặt khác, nếu hệ thống pháp luật không đồng

bộ, việc thực thi pháp luật không nghiêm chỉnh sẽ tạo ra những kẽ hở trong quản lýtín dụng, gây nên những rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng

Trang 19

- Khách hàng vay vốn: Sự thiếu thiện chí của khách hàng gây ra những hậu

quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng Kháchhàng có thể không cung cấp đầy đủ các thông tin, hoặc đưa thông tin sai lệch, cốtình lừa đảo chiếm dụng vốn vay hay kinh doanh trái phép, cố tình sử dụng vốn saimục đích hay gián tiếp tác động làm ảnh hưởng đến những khách hàng uy tín Ngânhàng có thể dựa trên mối quan hệ với khách hàng trong quá khứ hoặc từ các nguồnthông tin khác để đánh giá mức độ tin cậy và uy tín của khách hàng vay vốn

Mức thu nhập và trình độ học vấn có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn củakhách hàng Những người có thu nhập cao có xu hướng vay mượn để đầu tư hoặc

để đạt được mức sống như mong muốn, trong khi đó người có thu nhập thấp thườnglựa chọn vay mượn trong những trường hợp khẩn cấp Về phía ngân hàng, thu nhậpcủa khách hàng là căn cứ để quyết định có cho vay hay không

Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay vốn của khách hàng như tài sản bảođảm, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp tài sản… cũng ảnhhưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của ngân hàng

2.1.2.9 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng KHCN

Chất lượng tín dụng phản ánh sức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnhtranh để tồn tại và phát triển Để đánh giá về chất lượng tín dụng, có rất nhiều chỉtiêu định tính và định lượng, nhưng nói chung người ta thường quan tâm đến tỷ lệ

nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ và cơ cấu tài sản đảm bảo Ngoài ra, để đánh giá địnhtính về chất lượng tín dụng, người ta còn quan tâm đến cơ cấu dư nợ các khoản vayngắn - dài hạn trong tương quan cơ cấu nguồn vốn của tổ chức tín dụng, dư nợ chovay các lĩnh vực rủi ro cao tại thời điểm đó như: bất động sản, cổ phiếu

a) Các chỉ tiêu định tính

Cảm giác an tâm của khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng, ví dụngân hàng có bảo vệ, có bãi giữ xe và nhân viên trông xe an toàn sẽ tạo được ấntượng ban đầu tốt trong mắt khách hàng

Cảm giác tiện lợi của khách hàng khi đến giao dịch nếu ngân hàng có sơ đồcác phòng ban giúp khách hàng không mất thời gian khi đến làm việc với ngânhàng

Trang 20

Cách bố trí, sắp xếp phòng làm việc của ngân hàng, trang phục của nhân viên

và đặc biệt là thái độ của cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụngcủa ngân hàng

Sự uy tín cũng góp phần làm nên chất lượng tín dụng cho ngân hàng, ngoài

ra còn nhiều chỉ tiêu định tính khác

b) Các chỉ tiêu định lượng

+ Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng thể số tiền mà ngânhàng cho khách hàng vay trong một thời kỳ nhất định không kể món vay đó đã thuhồi hay chưa, doanh số cho vay thường được tính theo tháng, quý, năm Chỉ tiêunày càng cao chứng tỏ ngân hàng cho vay càng nhiều Tuy nhiên nó chưa thể phảnánh đầy đủ chất lượng tín dụng của ngân hàng

Doanh số cho vay = Doanh số từng món cho vay trong kỳ

+ Doanh số thu nợ

Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng thể số tiền ngân hàng đã thu hồi đượcsau khi giải ngân cho khách hàng trong một thời kỳ nhất định Nó phản ánh khảnăng thu nợ của ngân hàng và hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng Chỉ tiêu nàycàng cao chứng tỏ khách hàng làm ăn có hiệu quả, khả năng thu nợ của ngân hàngtốt, hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả

Doanh số thu nợ = Doanh số thu nợ từng món tín dụng trong kỳ

+ Dư nợ cuối kỳ

Đây là chỉ tiêu phản ánh số tiền vay mà khách hàng còn nợ ngân hàng chođến cuối kỳ Chỉ tiêu này vừa phản ánh quy mô tín dụng vừa phản ánh kết quả hoạtđộng cho vay và thu nợ của ngân hàng Dư nợ cuối kỳ được xác định theo côngthức:

Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DSCV cuối kỳ – DSTN cuối kỳ

Tổng dư nợ cuối kỳ cao phản ánh hoạt động tín dụng tốt và ngược lại, tổng

dư nợ cuối kỳ thấp cho thấy ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động chovay hay mở rộng thị phần, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém

Trang 21

Tuy nhiên, tổng dư nợ cao chưa hẳn đã phản ánh hiệu quả tín dụng của ngânhàng cao vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng của hoạt động tín dụng,vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng, hoặcmức dư nợ cao, hoặc tốc độ tăng trưởng nhanh do mức lãi suất cho vay của ngânhàng thấp hơn so với thị trường dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm.

+ Hệ số thu nợ KHCN

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi nợ vay khách hàng cá nhân của ngânhàng cao hay thấp Hệ số thu nợ càng gần bằng 1 cho thấy ngân hàng xóa đượcnhiều nợ, chất lượng các khoản tín dụng tốt và hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngânhàng ở một thời điểm nhất định Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng càng gặpkhó khăn trong kinh doanh vì có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảmlợi nhuận Thông thường chỉ số này ở dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh củangân hàng bình thường

Trang 22

Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thuhồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thuhồi đầy đủ gốc, lãi quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơcấu lại

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn

đã cơ cấu lại;

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngàytheo thời hạn đã cơ cấu lại

Các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và 5 được đưa vào khoản mục nợ xấu

Nợ xấu được coi là chi phí của ngân hàng do đó làm giảm thu nhập ròng của ngânhàng

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ xấu trên tổng dư nợtại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm Thôngthường tỷ lệ này ở dưới 3% là ngưỡng an toàn

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu (%) = x 100

Tổng dư nợ

Trang 23

Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng nợxấu Đây là một tiêu chí cơ bản và quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng củangân hàng Nếu chỉ số này cao chứng tỏ khách hàng chưa hoàn trả vốn vay đúngthời hạn cam kết, ngược lại nếu tỷ lệ nợ xấu thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng tốt,vốn vay được sử dụng có hiệu quả.

+ Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN

Mục đích kinh doanh của ngân hàng là lợi nhuận, vì thế hoạt động cho vayđược đánh giá là có hiệu quả khi nó đem lại thu nhập cho ngân hàng Trên thực tế,nguồn thu nhập từ hoạt động cho vay là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng

Tỷ lệ thu nhập từ cho vay KHCN cho biết trong một đồng thu nhập từ tíndụng của ngân hàng có bao nhiêu đồng thu nhập là do hoạt động cho vay KHCNmang lại Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay KHCN của ngân hàngcàng tốt

Thu nhập từ cho vay KHCN

Tổng dư nợ cho vay KHCNHiệu suất sử dụng vốn H1 = x 100

Tổng nguồn vốn huy động

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng ảm đạm, hoạtđộng của các ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn và sự cạnh tranh giữa các ngân

Trang 24

hàng thương mại diễn ra ngày càng khốc liệt hơn Điều này đã khiến cho cácNHTM chú trọng hơn đến đối tượng khách hàng cá nhân cũng như phát triển cácsản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân, đặc biệt là sản phẩm tín dụng Hiệnnay sản phẩm tín dụng cá nhân đang được nhiều ngân hàng cung cấp với các hìnhthức đa dạng, phong phú và dần trở thành công cụ cạnh tranh chủ yếu của các ngânhàng Điều này cũng đem lại cho khách hàng cơ hội được sử dụng những sản phẩmtín dụng cá nhân tốt hơn và hấp dẫn hơn Bên cạnh đó, ngày nay nhu cầu vay vốncủa các cá nhân để phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, mua sắm… cũng ngàycàng cao, nên việc chú trọng đầu tư cho các sản phẩm tín dụng cá nhân là điều cầnthiết và đúng đắn trong chiến lược phát triển của các ngân hàng

Trong năm vừa qua, các NHTM đã có nhiều chương trình cho vay với ưu đãihấp dẫn dành cho đối tượng khách hàng cá nhân Cụ thể, từ tháng 3/2012, VIB đãtung ra gói cho vay ưu đãi lên tới 1.000 tỷ đồng, lãi suất giảm 1,5% so với lãi suấthiện hành, thu hút đông đảo khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh

Kể từ ngày 15/7/2012, thực hiện theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng NhàNước Việt Nam, ngân hàng TMCP Đông Á đã thực hiện giảm lãi vay về 15%/nămđối với các khoản vay bằng đồng Việt Nam ngắn hạn đang áp dụng lãi suất trên15%/năm; và giảm lãi vay về 13%/năm đối với các khoản vay mới phát sinh, phục

vụ cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn và sản xuất kinh doanh

Cũng trong tháng 7/2012, Techcombank thực hiện chương trình hỗ trợ chovay mua xe Mercedes với lãi suất ưu đãi 0% trong 6 tháng đầu tiên, chú trọng đếnđối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng có thể lựa chọn thời gian khoản vay phùhợp với mình trong khoảng từ 12 tháng đến 60 tháng và được hưởng nhiều ưu đãikhác kèm theo

Tháng 9/2012, HDBank triển khai chương trình cho vay “Phát lộc” áp dụnglãi suất vay cho khách hàng cá nhân thấp nhất ở mức 8,6%/năm trong 3 tháng đầutiên để mua nhà ở và bổ sung vốn kinh doanh Trong năm vừa qua, HDBank đã hailần cắt giảm mạnh lãi suất cho vay cá nhân

Tương tự, nhiều NHTM khác cũng có các chương trình cho vay cá nhân hấpdẫn với lãi suất ưu đãi, như chương trình “Thỏa sức tiêu dùng – An tâm kinhdoanh” của ABBank; chương trình lãi suất cho vay ưu đãi chỉ 9,9%/năm cố định

Trang 25

trong 3 tháng đầu của TienPhong Bank; chương trình triển khai sản phẩm cho vayngắn hạn VND lãi suất siêu thấp của OceanBank; gói ưu đãi cho vay cá nhân trị giá7.000 tỷ đồng của ACB; hay gói ưu đãi 80 tỷ đồng của Sacombank,…

Có thể thấy, thị trường cho vay khách hàng cá nhân tại Việt Nam là một thịtrường giàu tiềm năng và đáng quan tâm khai thác, cuộc sống hiện đại kéo theo nhucầu mau sắm và tiêu dùng của các cá nhân cũng tăng lên, ngày nay người dânthường có xu hướng tiêu dùng trước, trả tiền sau Chính vì thế các NHTM trongthời gian qua đã có sự nhận định và đầu tư đúng mức về thị trường này, các sảnphẩm tín dụng cá nhân của các ngân hàng rất được khách hàng quan tâm

2.2.2 Tình hình cho vay KHCN tại Đắk Lắk

Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế, tuy nhiên ngành ngân hàngtỉnh Đắk Lắk đã hết sức nỗ lực và gặt hái được những thành quả đáng khích lệ, lĩnhvực tín dụng cá nhân cũng được các ngân hàng chú trọng và đầu tư đúng mức Theobáo cáo của Ngân hàng Nhà Nước tỉnh Đắk Lắk về tình hình hoạt động trên địa bàn,trong năm qua tổng nguồn vốn huy động đạt 19.117 tỷ đồng, tăng 40,9% so với năm2011; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 34.714 tỷ đồng, tăng 9,0% so với đầunăm

Trong năm qua, theo chỉ đạo của NHNN, các ngân hàng trên địa bàn đã thựchiện các giải pháp tín dụng, lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuấtkinh doanh và hỗ trợ thị trường như cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi vốnvay, tiết giảm chi phí để từng bước giảm mặt bằng lãi suất cho vay đối với các lĩnhvực khác để chia sẻ khó khăn với khách hàng Theo chỉ thị 01/CT-NHNN củaThống đốc NHNN, cùng với nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chínhphủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thịtrường, các ngân hàng đã từng bước xem xét hạ lãi suất cho vay, triển khai các góilãi suất cho vay ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân đi vay Đến nay, lãi suấtcho vay trên địa bàn đã giảm, phổ biến ở mức từ 11 đến 13,5%/năm đối với hoạtđộng sản xuất kinh doanh; trong đó, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên từ

10 đến 11%/năm

Các ngân hàng đã triển khai một số chương trình cho vay lãi suất thấp hỗ trợcho khách hàng như: chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh cho vay bằng

Trang 26

đồng Việt Nam lãi suất 7,5%/năm; chi nhánh ngân hàng Công thương Đắk Lắk chovay bằng đồng Việt Nam lãi suất 10-10,5%/năm, cho vay bằng ngoại tệ (USD) lãisuất 4%/năm; chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh chovay bằng đồng Việt Nam lãi suất 10,5%/năm; chi nhánh ngân hàng Xuất nhập khẩucho vay VND lãi suất 9%/năm.

Kết quả đến cuối tháng 7/2012, các ngân hàng trên địa bàn đã thực hiện cơcấu lại kỳ hạn trả nợ cho 688 khách hàng, bao gồm 63 tổ chức và 625 cá nhân, với

dư nợ được cơ cấu lại đạt 819 tỷ đồng; tổng số tiền lãi được miễn, giảm do kháchhàng bị tổn thất tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính đạt 1,44 tỷ đồng cho 326khách hàng vay vốn, bao gồm 23 tổ chức và 303 cá nhân Các ngân hàng trên địabàn đã thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất về mức tối đa là 15%/năm cho 17.398khách hàng vay vốn với tổng dư nợ được điều chỉnh giảm lãi suất đạt 9.120 tỷ đồng,đạt 52,6% dư nợ cho vay lãi suất trên 15% trước khi điều chỉnh, trong đó điều chỉnhcho 1.340 tổ chức với dư nợ đạt 6.234 tỷ đồng, chiếm 68,4% dư nợ được điềuchỉnh; 16.058 cá nhân với dư nợ đạt 2.886 tỷ đồng, chiếm 31,6% dư nợ được điềuchỉnh Dư nợ tín dụng còn ở mức lãi suất trên 15%/năm đạt 8.214 tỷ đồng, chiếm26,5% tổng dư nợ

Những kết quả ngành ngân hàng Đắk Lắk đạt được trong thời gian qua đãđược UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao Các giải pháp tiền tệ, tín dụng củaNHNN đã bước đầu phát huy tác dụng, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanhnghiệp, hộ gia đình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế nôngnghiệp, nông thôn, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn vốn vay đối với cây cà phê

Trang 27

Phần thứ ba ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Đông Á

Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) là một trong những ngân hàng cổphần đầu tiên được thành lập vào đầu những năm 1990 trong bối cảnh nền kinh tếViệt Nam còn nhiều khó khăn và ràng buộc Ngân hàng TMCP Đông Á được thànhlập và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/7/1992, với số vốn điều lệ 20 tỷ đồng,cùng 56 cán bộ công nhân viên và 3 phòng ban nghiệp vụ Đến nay, ngân hàngTMCP Đông Á đã có hơn 20 năm phát triển và tăng trưởng bền vững, gặt hái nhiềuthành công và “Trọn chữ tín, vẹn niềm tin” với hàng triệu khách hàng Trong suốtthời gian hoạt động, ngân hàng TMCP Đông Á đã bám sát tầm nhìn, mục tiêu, chiếnlược hướng đến lĩnh vực bán lẻ, khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thốngngân hàng thương mại tại Việt Nam

Đến cuối năm 2012, vốn điều lệ của ngân hàng TMCP Đông Á đã đạt mức5.000 tỷ đồng, tổng tài sản là 69.278 tỷ đồng, mạng lưới phân phối rộng khắp với

240 chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc Ngân hànghiện đang phục vụ trên 6 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp thông qua hailĩnh vực kinh doanh chủ đạo: dịch vụ tài chính cá nhân và dịch vụ cho vay doanhnghiệp vừa và nhỏ Để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, ngân hàng cũngkhông ngừng phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, vững tay nghề, giỏi nghiệp vụlên đến 4.728 người trên khắp cả nước

Ngân hàng TMCP Đông Á cũng là tổ chức dẫn đầu thị trường về phát triểndịch vụ thẻ với hệ thống 1.400 máy ATM, 1.500 máy POS, và đã hợp tác với những

tổ chức quốc tế hàng đầu để phát hành những thương hiệu thẻ nổi tiếng tại ViệtNam như Visa, Master,… đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Bên cạnh đó,ngân hàng TMCP Đông Á cũng đi đầu trong công nghệ thông tin, phát triển kênhgiao dịch hiện đại qua bốn phương thức giao dịch: SMS Banking, Internet Banking,Mobile Banking và Phone Banking Hoạt động của các quy trình nghiệp vụ chínhđược chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000

Trang 28

Nằm trong định hướng phát triển bền vững, cùng chiến lược đổi mới và pháttriển giai đoạn 2012 – 2015 và tầm nhìn 2020, ngân hàng TMCP Đông Á tin rằng,với nỗ lực cải tiến và đổi mới mọi mặt nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng, từtrong tư duy đến sản phẩm dịch vụ trên nền tảng vững chắc được kế thừa hơn 20năm, ngân hàng TMCP Đông Á sẽ sớm trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu ViệtNam, đồng thời trở thành Tập đoàn tài chính quốc tế được khách hàng yêu mến, tínnhiệm và giới thiệu.

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Đắk Lắk

Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt độngvào ngày 24/11/1997, là chi nhánh cấp một trực thuộc Hội sở ngân hàng thương mại

cổ phần Đông Á

Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk

Địa chỉ: Số 9 Phan Chu Trinh, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Từ những ngày đầu tiên hoạt động, ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh ĐắkLắk đã đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng thương mại quốc doanhtrên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Đây là những ngân hàng lớn, hoạt động lâu dài và cónhiều chi nhánh rộng khắp địa bàn tỉnh Tuy nhiên, ngân hàng TMCP Đông Á chinhánh Đắk Lắk đã từng bước thích nghi với môi trường cạnh tranh, chấp nhận tháchthức của thị trường, mạnh mẽ đầu tư, phát triển với những sản phẩm có chất lượngcao và phức tạp hơn Thâm nhập vào thị trường mới, xây dựng thương hiệu và pháttriển là quyết tâm hàng đầu của toàn bộ cán bộ công nhân viên tại ngân hàng TMCPĐông Á chi nhánh Đắk Lắk

Cấp tín dụng, huy động vốn, cấp và thanh toán thẻ là những hoạt động chínhcủa ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk Từ khi bắt đầu triển khai chođến nay, các loại hình dịch vụ này đã có những bước tăng trưởng không ngừng, dư

nợ cho vay tăng bình quân hàng năm là 77% Các loại hình cấp tín dụng đa dạngnhư bổ sung vốn lưu động, xây dựng nhà xưởng, tiêu dùng trả góp,… Bên cạnh chovay các tổ chức kinh tế, ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk cũng quantâm tới việc cấp tín dụng cho các tiểu thương tại các chợ, cho cán bộ công nhânviên các doanh nghiệp vay tiêu dùng Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh ĐắkLắk tự hào là ngân hàng đầu tiên thực hiện loại hình cho vay này

Trang 29

Tuy còn trẻ về tuổi đời, nhưng với lợi thế là ngân hàng thương mại cổ phầnđầu tiên có mặt trên địa bàn tỉnh, phong cách làm việc chuyên nghiệp và năng động

đã dần đưa ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk lên vị trí ngân hàngTMCP tiên phong trên địa bàn về dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền nhanhchóng và tiện lợi Ngoài ra, ngân hàng còn đẩy mạnh hoạt động tín dụng nông thôn,đưa vốn đến tay người dân

Qua hơn 15 năm hoạt động, ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắkkhông ngừng phát triển, đến nay địa bàn hoạt động đã trải rộng ra toàn tỉnh Vớiviệc triển khai hiệu quả các loại hình dịch vụ tài chính – ngân hàng tại địa bàn hoạtđộng, ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk đã nhận được nhiều bằng khencũng như sự tín nhiệm của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh

Bộ máy hoạt động và điều hành của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánhĐắk Lắk được tổ chức theo mô hình như sau:

Phòng

Kế Toán

P Hành Chính Nhân Sự

P Công Nghệ Thông Tin

PGD trực thuộc

Bộ phận hành chính

Bộ phận nhân sự

Bộ phận công nghệ thông tin

Bộ phận sản xuất thẻ

GIÁM ĐỐC

Trang 30

Qua sơ đồ 3.1 ta thấy bộ máy quản lý của ngân hàng được tổ chức theo cơchế trực tuyến – chức năng Trong đó, bộ máy quản lý điều hành được thực hiệntheo chế độ một thủ trưởng, phân giao công việc theo mảng nhiệm vụ và chức năngcủa từng phòng ban cụ thể Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp hoạtđộng của các phòng ban với sự bao quát quản lý điều hành của các cấp lãnh đạo mộtcách thông suốt và hiệu quả, hoàn thành mục tiêu chung Cụ thể, bộ máy tổ chứccủa chi nhánh bao gồm:

Ban giám đốc:

- Giám đốc: Có chức năng quản lý, điều hành, giám sát toàn bộ hoạt độngcủa chi nhánh, xây dựng cũng như triển khai kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, đồngthời chịu trách nhiệm trước ban Tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanhcủa chi nhánh

- Phó giám đốc: Có chức năng thực hiện các công việc theo ủy quyền củaTổng giám đốc Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám đốc chinhánh Điều hành hoạt động của chi nhánh trong thời gian Giám đốc chi nhánhvắng mặt

Cấp phòng:

Qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển nên cơ cấu tổ chức và quan hệ giữacác phòng ban rất chặt chẽ với nhau thể hiện ở mặt nhân sự và khách hàng Chứcnăng và nhiệm vụ các phòng ban cụ thể như sau:

- Phòng tín dụng: Quản lý hoạt động tín dụng, xây dựng kế hoạch hoạt độngtheo từng thời kỳ và đề xuất các giải pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnhtranh của ngân hàng Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn,vừa và nhỏ cũng như khách hàng cá nhân có nhu cầu vốn ngắn, trung hoặc dài hạn

từ ngân hàng, tiếp xúc và làm việc với các đối tác khách hàng, để có thể tiến đến kýkết các hợp đồng hợp tác, liên kết để mở rộng thị phần tín dụng, đồng thời triển khaicác hợp đồng này cho chi nhánh thực hiện

- Phòng ngân quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹtiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng TMCP Đông Á, tổchức điều chuyển giữa Quỹ nghiệp vụ của ngân hàng với NHNN, các chi nhánh

Trang 31

khác trong cùng hệ thống trên địa bàn, các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong

và ngoài quầy, thu chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn

- Phòng kế toán: Tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước vàcủa ngân hàng TMCP Đông Á, phòng kế toán gồm các bộ phận trực thuộc:

+ Bộ phận xử lý nghiệp vụ chuyển tiền: Nhận yêu cầu chuyển tiền từ cácgiao dịch viên, bộ phận này có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và xử lý các yêucầu liên quan đến nghiệp vụ chuyển tiền của khách hàng

+ Bộ phận quản lý tải khoản: Quản lý các tài khoản của khách hàng và tàikhoản nội bộ

+ Bộ phận quản lý chi tiêu nội bộ: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đếnchi tiêu nội bộ và một số nhiệm vụ khác do Ban giám đốc đề ra

- Phòng hành chính nhân sự: Là phòng thực hiện các công việc hành chínhcủa ngân hàng và nắm bắt các thông tin nghị quyết của cấp trên, các văn bản chỉ thịcần triển khai trong công tác hoạt động của ngân hàng Tham mưu cho Ban giámđốc trong việc bố trí, điều động, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và tiếp nhận cán

bộ Thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên trong ngânhàng Quản lý, bảo quản tài sản của chi nhánh theo đúng chế độ Thực hiện công tác

lễ tân, bảo vệ và một số công việc khác

- Phòng công nghệ thông tin: Thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin, phụ trách

hệ thống tin học, bảo vệ an ninh và thông suốt cho hệ thống mạng của chi nhánh

Tư vấn cho Ban giám đốc và thực hiện triển khai việc sử dụng các hệ thống phầnmềm mới Giám sát và phụ trách hoạt động sản xuất thẻ của chi nhánh

- Phòng giao dịch trực thuộc: Là các phòng có nghiệp vụ thực hiện giao dịchtrực tiếp với khách hàng về các hoạt động, dịch vụ của ngân hàng Tính đến năm

2012, ngoài trung tâm giao dịch 24h, ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk

đã mở thêm 7 phòng và điểm giao dịch tại: Buôn Hồ, Cư M’gar, Ea Kar, Ea Tam,

Ea Hleo, Cư Jút và Krông Păk

3.1.4 Tình hình nguồn nhân lực của chi nhánh

Từ lúc mới thành lập với số lượng nhân viên chỉ 20 người, đến nay tổng sốcán bộ công nhân viên tại chi nhánh đã lên tới 94 người có trình độ chuyên môn vàthành thạo các nghiệp vụ ngân hàng, nhạy bén với thị trường Ngân hàng TMCP

Trang 32

Đông Á chi nhánh Đắk Lắk luôn coi trong đội ngũ lao động, xem đây là nguồn lựcquan trọng quyết định đến sự phát triển và thành công của chi nhánh Ngân hàngthường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp

vụ, sắp xếp và bố trí cán bộ hợp lý tùy thuộc vào trình độ, khả năng của từng ngườinhằm phát huy hiệu quả lao động một cách tốt nhất, đáp ứng tình hình thực tế vànâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng lao động tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh

Đắk Lắk

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011

2010 2011 2012 + % + % 1.Theo trình độ lao động 34 43 94 9 26 51 119

Phòng kế toán ngân quỹ 12 14 34 2 17 20 143

Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự ngân hàng Đông Á chi nhánh Đắk Lắk

Qua bảng số liệu về tình hình sử dụng lao động của ngân hàng trong 3 năm,

ta thấy tổng số nhân viên của chi nhánh tăng dần qua các năm, từ 34 nhân viên năm

2010 thì đến năm 2011 đã có 43 nhân viên, đặc biệt đến năm 2012 số lượng nhânviên đã tăng mạnh lên con số 94 nhân viên Có sự tăng đột biến này là do trong năm

Trang 33

địa bàn tỉnh Mạng lưới của ngân hàng được phủ sóng rộng hơn và phục vụ tốt hơnnhu cầu của khách hàng.

Nhân viên trong chi nhánh không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả vềchất lượng, tỷ trọng số nhân viên có trình độ đại học tăng dần qua các năm, số cán

bộ có trình độ đại học năm 2010 là 18 người trong tổng số 34 người chiếm 53%,đến năm 2011 là 28 người trong tổng 43 người chiếm 65%, số lao động có trình độđại học năm 2012 là 64 người chiếm tỷ lệ 68% trong tổng số 94 lao động và số laođộng trình độ đại học tăng 128% so với năm 2011 Điều này cho thấy ngân hàng đãrất chú trọng đến khâu nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên, chất lượng laođộng tại ngân hàng ngày càng tốt hơn

Xét theo tính chất công việc, tỷ trọng cán bộ tín dụng trong tổng số nhânviên chi nhánh chiếm 20,6% năm 2010, đến năm 2011 chiếm 23,2% và 27,7% năm

2012 Bên cạnh đó, số nhân viên phòng kế toán – ngân quỹ chiếm tỷ lệ ổn địnhtrong tổng số nhân viên của chi nhánh, cụ thể năm 2010 là 35,1%, năm 2011 là 33%

và năm 2012 là 36,2% Cơ cấu lao động nam, nữ không thay đổi qua các năm, ổnđịnh ở mức 44% lao động nữ và 56% lao động nam Lao động nam chiếm tỷ trọngcao hơn do hoạt động tín dụng của ngân hàng đang được đẩy mạnh, yêu cầu côngviệc phù hợp với lao động nam

Nhìn chung, số lượng cán bộ nhân viên tại ngân hàng TMCP Đông Á chinhánh Đắk Lắk tăng dần qua các năm theo chiều hướng tích cực, ngân hàng có sựđầu tư mở rộng về chiều sâu nguồn nhân lực, điều này góp phần nâng cao hiệu quảhoạt động của toàn chi nhánh

3.1.5 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam nói chung và nềnkinh tế tỉnh Đắk Lắk nói riêng, từ những khó khăn kinh tế vĩ mô đến khó khăn củadoanh nghiệp và các hộ gia đình Hoạt động của các ngân hàng gặp nhiều trở ngại,

sự cạnh tranh ngày cảng trở nên gay gắt hơn Tuy nhiên được sự chỉ đạo, quan tâmkịp thời của Chính phủ, NHNN cùng với sự quyết tâm của ban lãnh đạo cũng nhưcán bộ công nhân viên của chi nhánh, sự nỗ lực của toàn hệ thống, ngân hàngTMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk đã gặt hái được những thành tựu khả quan vàkhông ngừng tăng trưởng qua các năm

Trang 34

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Á chi

4 Thu ngoài lãi 11.177 1.365 1.455 188 15,97 90 6,59

5 Chi phí ngoài lãi 7.220 7.767 8.318 547 7,58 551 7,09

6 Tổng thu 33.393 36.498 41.779 3.105 9,30 5.218 14,47

7 Tổng chi 28.444 30.335 33.574 1.891 6,65 3.239 10,68

8 Thu nhập trước thuế 4.949 6.163 8.025 1.214 24,53 2.042 33,13

9 Thuế TNDN 1.237 1.541 2.051 304 24,53 511 33,13

10 Thu nhập sau thuế 3.712 4.622 6.154 911 24,53 1.532 33,13

Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk

Biểu đồ 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Á chi

nhánh Đắk Lắk

Qua bảng số liệu 3.2 ta thấy tổng doanh thu của ngân hàng không ngừng tăngqua các năm Doanh thu năm 2010 đạt 33.393 triệu đồng, tới năm 2011 đã là 36.498

Trang 35

triệu đồng, tăng 9,3% và tăng 3.105 triệu đồng so với năm 2010 Không dừng lại đónăm 2012 doanh thu ngân hàng đã đạt 41.779 triệu đồng, tăng 14,47% so với năm

2010, tăng 5.218 triệu đồng Tổng doanh thu liên tục tăng chủ yếu nhờ vào cáckhoản thu từ lãi Bên cạnh đó tổng chi cũng tăng liên tiếp qua các năm, năm 2011tổng chi là 30.335 triệu đồng, tăng 6,65% so với mức 28.444 triệu đồng của năm

2010, sang năm 2012 tổng chi là 33.574 triệu đồng, tăng 10,68% so với năm 2011.Nguyên nhân là do năm 2011 và 2012 giá cả trên thị trường tăng nhanh, số lượngcác khoản huy động tăng với mức lãi xuất ngày một cao, các khoản chi phí về tiềnlương, đầu tư trang thiết bị, văn phòng phẩm cũng tăng theo

Quan sát biểu đồ 3.1 ta thấy tổng chi tăng dần theo tổng thu một cách hợp lý,nên làm cho lợi nhuận của chi nhánh cũng tăng đều qua các năm, chứng tỏ chínhsách đầu tư của chi nhánh đã đạt hiệu quả Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của ngân hàngnăm 2011 là 4.622 triệu đồng, tăng 911 triệu đồng tương đương mức tăng 24,53%

so với năm 2010, năm 2012 lợi nhuận đạt 6.154 triệu đồng, tăng 1.532 triệu đồng sovới năm 2011 với tốc độ tăng là 33,13%

Tóm lại, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Á chinhánh Đắk Lắk trong ba năm vừa qua là rất tốt, dù tổng chi có tăng nhưng vẫn đảmbảo lợi nhuận cho ngân hàng, có được kết quả này trong tình hình kinh tế còn nhiềukhó khăn là nhờ sự nỗ lực rất lớn của tất cả cán bộ công nhân viên trong chi nhánh,cũng như sự chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của Ban lãnh đạo Đây là kết quả đángkhích lệ và cần phát huy trong những năm tới

3.1.6 Thuận lợi và khó khăn của chi nhánh trong quá trình hoạt động

3.1.6.1 Thuận lợi

Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk với bề dày thương hiệu sẵn có

và hơn 15 năm hoạt động trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được niềm tin đối với kháchhàng, nhờ vào các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng, cung cách phục vụ chuyênnghiệp, thân thiện và tận tình đã luôn tạo cho khách hàng một cảm giác thoải mái vàhài lòng mỗi khi giao dịch với ngân hàng Đây là một lợi thế giúp ngân hàng nângcao uy tín và sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn

Trong những năm qua, ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk luônnhận được sự quan tâm, hỗ trợ của ngân hàng cấp trên và chính quyền địa phương

Trang 36

trong mọi hoạt động, cũng như sự phối hợp của các cấp, các ngành, cùng với sự nỗlực phấn đấu của cán bộ nhân viên chi nhánh đã giúp ngân hàng hoàn thành tốt cácchỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Với đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, năng lực và phẩmchất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, đồng thời thường xuyên được ngân hàng mởcác khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và tác phong làm việc, từ đó phục

vụ khách hàng tốt hơn Bên cạnh đó, hầu hết cán bộ tín dụng là người địa phươngnên có sự hiểu biết khá rõ về địa bàn và thói quen của khách hàng, nên công tác tìmkiếm khách hàng, thẩm định, cho vay và thu nợ cũng trở nên thuận lợi hơn

Đời sống của người dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao cũng làm chonhu cầu mua sắm, tiêu dùng của các cá nhân càng tăng lên khiến cho nhu cầu vaymượn tiền cũng ngày càng lớn hơn Đây là cơ hội để ngân hàng phát triển và quảng

bá các sản phẩm của mình

3.1.6.2 Khó khăn

Do những tác động khách quan của suy thoái kinh tế toàn cầu những nămgần đây, tình hình ảm đạm của nền kinh tế trong nước đã gây nhiều khó khăn chohoạt động kinh doanh của chi nhánh

Nền kinh tế của tỉnh còn phụ thuộc phần lớn vào nông nghiệp nên dễ bị tácđộng bởi rủi ro về giá cả thị trường, trở ngại do thiên tai, dịch bệnh… những rủi rotrên tác động đến đời sống kinh tế của khách hàng có thể gây ảnh hưởng xấu đếnkhả năng trả nợ của khách hàng, khiến cho công việc của cán bộ tín dụng gặp nhiềukhó khăn

Đắk Lắk còn là một tỉnh có địa bàn rộng lớn, có tình hình kinh tế - chính trịtương đối phức tạp và nhạy cảm, cũng gây nhiều cản trở cho sự phát triển của chinhánh

Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại khác trên địa bàncũng trở nên gay gắt hơn, các ngân hàng đối thủ thành lập thêm nhiều chi nhánh,phòng giao dịch với các sản phẩm dịch vụ tiên tiến, đa dạng và hấp dẫn, khiến chinhánh phải chịu áp lực cao và tranh giành thị phần với nhiều ngân hàng

Cơ sở vật chất tuy đã có sự đầu tư đầy đủ nhưng do trải qua thời gian sửdụng đã lâu nên máy móc trang thiết bị tại chi nhánh đang dần trở nên lỗi thời,

Ngày đăng: 18/08/2014, 15:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Đông Á các năm 2010, 2011 và 2012 Khác
[2] Luật Các Tổ chức tín dụng, số 47/2010/QH12, ngày 16 tháng 6 năm 2010 Khác
[3] Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng, 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22 tháng 4 năm 2005 Khác
[4] TS. Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, năm 2009 Khác
[5] www.moj.gov.vn, Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.www.sbv.gov.vn, Trang web của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk (Trang 29)
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng lao động tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng lao động tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk (Trang 32)
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk (Trang 34)
Bảng 4.1. Tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
Bảng 4.1. Tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk (Trang 41)
Bảng 4.3. Tình hình cho vay cá nhân theo mục đích cho vay tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
Bảng 4.3. Tình hình cho vay cá nhân theo mục đích cho vay tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk (Trang 48)
Bảng 4.4. Tình hình nợ quá hạn các khoản vay của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
Bảng 4.4. Tình hình nợ quá hạn các khoản vay của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk (Trang 50)
Bảng 4.5 và biểu đồ 4.6 cho biết tỷ trọng của các khoản nợ xấu KHCN tại - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
Bảng 4.5 và biểu đồ 4.6 cho biết tỷ trọng của các khoản nợ xấu KHCN tại (Trang 52)
Bảng 4.5. Tỷ trọng nợ xấu khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
Bảng 4.5. Tỷ trọng nợ xấu khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk (Trang 52)
Bảng 4.6. Tỷ lệ nợ xấu các khoản vay cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
Bảng 4.6. Tỷ lệ nợ xấu các khoản vay cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk (Trang 53)
Bảng 4.7. Cơ cấu nợ xấu khách hàng cá nhân theo nhóm nợ tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
Bảng 4.7. Cơ cấu nợ xấu khách hàng cá nhân theo nhóm nợ tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk (Trang 54)
Bảng 4.8. Thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
Bảng 4.8. Thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w