Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam

53 628 1
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam I.TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN A. Khái quát chung 1. Khái niệm Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam, theo quyết định 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của UBCKNN, CTCK là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được UBCKNN cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán. 2. Phân loại công ty chứng khoán: Mô hình CTCK đa năng Mô hình CTCK chuyên doanh Loại hình _Đa năng một phần (Ngân hàng kiểu Anh): Ngân hàng muốn kinh doanh CK, BH phải thành lập công ty độc lập _Đa năng toàn phần (Ngân hàng kiểu Đức): Ngân hàng kinh doanh CK, BH bên cạnh kinh doanh tiền tệ. Công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực CK. Ưu điểm _Kết hợp nhiều loại hình kinh doanh. _Giảm rủi ro. _Tận dụng thế mạnh vốn để kinh doanh CK, hiểu rõ khách hàng nhờ các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. _Hạn chế rủi ro cho hệ thống NH. _Tạo điều kiện cho thị trường CK phát triển do chuyên môn hóa. Nhược điểm _NH thường thích hoạt động cho vay hơn. _Dễ gây lũng đoạn thị trường. _Hoạt động kinh doanh tiền tệ dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động trên thị trường CK. _Không tận dụng được các ưu điểm của ngân hàng: vốn, các dịch vụ ngân hang 1 Các nước áp dụng: Đức Mỹ, Nhật, Canada, và các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Thái Lan… Tuy nhiên hiện nay ranh giới giữa kinh doanh chứng khoán và kinh doanh tiền tệ ngày càng được xoá bỏ dần. Việt Nam: áp dụng mô hình công ty CK chuyên doanh. Nghị định 144/CP về chứng khoán và TTCK quy định các Ngân hàng thương mại muốn kinh doanh chứng khoán phải tách ra một phần vốn tự có của mình thành lập một công ty chứng khoán chuyên doanh trực thuộc, hạch toán độc lập với ngân hàng. 3. Chức năng và vai trò của công ty chứng khoán: 3.1. Chức năng: - Tạo cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rỗi và người sử dụng vốn (qua nghiệp vụ phát hành và bảo lãnh phát hành) - Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch (thông qua hệ thống khớp giá, khớp lệnh) - Tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán. - Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường (qua hoạt động tự doanh và nhà tạo lập thị trường) 3.2. Vai trò: _ Đối với tổ chức phát hành: Tạo ra cơ chế huy động vốn qua hoạt động đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành phục vụ nhà phát hành. _ Đối với nhà đầu tư: Làm giảm chi phí và thời gian giao dịch cho nhà đầu tư thông qua nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư. _ Đối với thị trường chứng khoán: + Là tổ chứng trung gian môi giới trên thị trường CK. + Góp phần tạo lập giá, điều tiết và bình ổn giá trên thị trường. + Góp phần tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính. + Vai trò cung cấp dịch vụ cho TTCK. _ Đối với các cơ quan quản lý thị trường: 2 Các CTCK có vai trò cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán cho các cơ quan quản lý thị trường bởi họ vừa là người bảo lãnh phát hành cho các chứng khoán mới vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trên thị trường. Việc cung cấp thông tin vừa là quy định phát luật vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của CTCK (cần phải công khai minh bạch). 4. Các loại hình tổ chức của công ty chứng khoán 4.1. Công ty hợp danh - Là loại hình kinh doanh từ hai chủ sở hữu trở lên. - Thành viên: gồm thành viên hợp doanh chịu trách nhiệm vô hạn với những khoản nợ của công ty hợp danh bằng tài sản của mình và thành viên góp vốn, họ chỉ chịu trách nhiệm với những khoản nợ của công ty giới hạn trong số vốn góp của họ. - Không được phép phát hành bất kì một loại chứng khoán nào. 4.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn _Trách nhiệm của những thành viên giới hạn trong số vốn mà học đã cam kết vào doanh nghiệp. _Không được phép phát hành cổ phiếu. _Về phương tiện huy động vốn, cũng đơn giản và linh hoạt hơn so với công ty hợp danh. Đồng thời, vấn đề tuyển đội ngũ quản lý cũng năng động hơn, không bị bó hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh. 4.3. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, với các chủ sở hữu là các cổ đông. Ưu điểm: - Đây là loại hình công ty tồn tại liên tục không phụ thuộc vào việc thay đổi cổ đông hoặc cổ đông nghỉ hưu hay qua đời. - Rủi ro mà chủ sở hữu của công ty phải chịu được hạn chế ở mức vốn đã đầu tư vào công ty. - Quyền sở hữu được chuyển đổi dễ dàng thông qua việc mua bán cổ phiếu. - Ngoài ra, đối với công ty chứng khoán, nếu tổ chức theo hình thức công ty cổ phần và được niêm yết tại sở giao dịch thì coi như họ đã được quảng cáo miễn phí. - Hình thức tổ chức quản lý, chế độ báo cáo và công bố thông tin tốt hơn. 3 - Chuyên môn hóa và phân cấp quản lý. - Có quyền phát hành chứng khoán. Do các ưu điểm trên, ngày nay các công ty chứng khoán chủ yếu tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần, thậm chí nhiều nước còn quy định công ty chứng khoán bắt buộc phải là công ty cổ phần (Hàn Quốc…) 5. Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán Hệ thống các phòng ban chức năng được chia thành 2 nhóm khối khác nhau là khối lượng nghiệp vụ và khối phụ trợ. 5.1. Khối nghiệp vụ (front office) Là khối thực hiện các giao dịch kinh doanh và dịch vụ chứng khoán như: tự doanh, môi giới , bảo lãnh phát hành , tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán , quản lý danh mục đầu tư. 5.2.Khối phụ trợ (back office) Thực hiện các công việc yểm trợ cho khối I. Ngoài sự phân biệt rõ rang hai khối , do mức độ phát triển của công ty chứng khoán và thị trường chứng khoán mà có thể có thêm các bộ phận khác như mạng lưới chi nhánh, văn phòng trong và ngoài nước, văn phòng đại lý…, hoặc các phòng ban liên quan đến các nghiệp vụ khác từ ngân hàng, bảo hiểm (tín dụng, chứng khoán, bảo hiểm chứng khoán…) B. Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán. 1. Môi giới chứng khoán Là một hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó. Tùy theo quy định của mỗi nước, cách thức hoạt động của từng Sở giao dịch chứng khoán mà người ta có thể phân chia thành nhiều loại nhà môi giới khác nhau như môi giới dịch vụ, môi giới chiết khấu, môi giới ủy nhiệm hay môi giới thừa hành, nhà môi giới chuyên môn. 2. Tự doanh chứng khoán: 4 Là nghiệp vụ mà trong đó công ty chứng khoán thực hiện mua và bán chứng khoán cho chính mình. Công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ tự doanh nhằm mục đích thu lợi hoặc đôi khi nhằm mục đích can thiệp điều tiết giá trên thị trường. Theo Điều 20 quy chế hoạt động và tổ chức của công ty chứng khoán số 55/2004/QĐ – BTC ngày 17/06/2004 quy định về hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán như sau: - Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch của chính mình. - Khi tiến hành nghiệp vụ tự doanh, công ty chứng khoán không được: + Đầu tư vào cổ phiếu của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán. + Đầu tư vượt quá 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết. + Đầu tư quá 15% số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết. Do nghiệp vụ tự doanh và môi giới dễ nảy sinh xung đột lợi ích nên các nước thường quy định các công ty chứng khoán phải tổ chức thực hiện 2 nghiệp vụ ở 2 bộ phận riêng biệt. 3. Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư - Là hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua, bán, và nắm giữ các chứng khoán vì quyền lợi khách hàng theo hợp đồng được ký kết giữa công ty chứng khoán và khách hàng. Người ủy thác đầu tư thường không can dự vào việc đầu tư của công ty chứng khoán và trả một khoản phí cho công ty chứng khoán theo thỏa thuận. - Theo Luật chứng khoán Việt Nam có hiệu lực từ 01/01/2007, chỉ có công ty quản lý quỹ mới được phép quản lý danh mục đầu tư. Như vậy, sau khi luật này có hiệu lực thì các công ty chứng khoán phải rút lại nghiệp vụ này. 4. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành 5 - Là việc bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết. Hiện nay trên thế giới có một số hình thức bảo lãnh phát hành như bảo lãnh cam kết chắc chắn, bảo lãnh cố gắng tối đa, bảo lãnh tất cả hoặc không, bảo lãnh với hạn mức tối thiểu… Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành CK chỉ được thực hiện khi CTCK thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK. Điều này gây ra một số khó khăn cho các công ty chứng khoán trong việc triển khai nghiệp vụ này. 5. Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán Là dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán; tư vấn tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp; tư vấn cho doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán. 6. Các nghiệp vụ hỗ trợ khác: Nhìn chung, các nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch nhằm mục đích tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán: là công việc đầu tiên để các chứng khoán có thể giao dịch trên thị trường tập trung – việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán – được thực hiện thông qua các thành viên lưu ký của thị trường giao dịch chứng khoán. - Bán khống (short-selling) trong tài chính có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự kỳ vọng tụt giảm giá của một loại chứng khoán, ngoại tệ Trong giao dịch chứng khoán, bán khống là bán một loại chứng khoán mà người bán không sở hữu tại thời điểm bán, cụ thể hơn là bán chứng khoán vay mượn. Bán khống một cổ phiếu là giao dịch hoàn toàn đối lập với việc mua một cổ phiếu. Theo quy định hiện hành, khách hàng phải ký quỹ đủ 100% tiền thì mới được mua chứng khoán, có nghĩa là không được “mua khống”. - Cho vay cầm cố chứng khoán: là việc thế chấp, thường là cổ phiếu (cả niêm yết và OTC), để vay tiền của CTCK hoặc ngân hàng trong một thời gian nhất định, mức 6 vay thường được tính bằng 20-50% thị giá, tuỳ theo quy định cuả bên nhận cầm cố. Trong thời hạn vay mà thị giá cổ phiếu giảm xuống dưới mức quy định thì người vay phải nộp thêm tiền để đảm bảo an toàn cho bên nhận cầm cố, nếu không bên nhận cầm cố có quyền thanh lý cổ phiếu. - Cho vay bảo chứng: là một hình thức tín dụng mà khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, sau đó dùng số chứng khoán mua được từ tiền vay để làm tài sản cầm cố cho khoản vay. - Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán: là việc công ty chứng khoán ứng trước tiền bán chứng khoán của khách hàng được thực hiện tại TTGD. Hiện nay, để thực hiện nghiệp vụ này, các CTCK phải hợp tác với ngân hàng, đứng ra làm trung gian nhằm giúp khách hàng có thể nhận được tiền bán chứng khoán trước ngày T+3. Chỉ cần có thông báo kết quả lệnh bán đã được khớp là khách hàng hoàn toàn có thể làm hợp đồng xin ứng trước tiền chứng khoán đã bán với mức phí nhất định - Repo chứng khoán: Đây là loại hình giao dịch mà nhà đầu tư có thể mua và bán chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu ) của chính mình trong một khoản thời gian thoả thuận nhất định với công ty chứng khoán với mức giá cụ thể, đồng thời cam kết mua lại sau một thời gian với một mức giá xác định. Hoạt động của các CTCK rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại thông thường. Vì vậy mỗi khối thị trường khác nhau lại có cách áp dụng mô hình tổ chức kinh doanh khác nhau tùy theo mức độ phát triển của thị trường chứng khoán (thị trường cổ điển, thị trường mới nổi, thị trường các nước chuyển đổi). Từ những khái quát trên, ta đi vào tìm hiểu thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam, một thị trường mới chính thức đi vào hoạt động 10 năm nay. 7 II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CTCK TẠI VIỆT NAM 1. Các giai đoạn phát triển của công ty chứng khoán Việt Nam Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Sự trưởng thành của các CTCK Việt Nam không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà còn thể hiện rõ nét qua phương thức hoạt động và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Cụ thể ta có thể xem xét sự tăng trưởng đó qua các giai đoạn sau: 1.1 Giai đoạn 2000 – 2005 * Số lượng và quy mô hoạt động của công ty chứng khoán: Ngày 28/11/1996, Chính phủ ra nghị định thành lập Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước Ngày 11/7/1998, Thủ tướng Chính Phủ quyết định thành lập 2 trung tâm giao dịch chứng khoán thuộc UBCKNN Vào thời điểm 20/07/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM chính thức đi vào hoạt động, thị trường lúc đó có 4 công ty chứng khoán bao gồm: Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, Công ty trách nhiệm hữu hạn(TNHH) Chứng khoán Ngân hang Đầu tư, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn và Công ty cổ phần Chứng khoán Đệ Nhất. Trên thị trường khi đó chỉ có 2 cổ phiếu niêm yết: Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom). Một tuần chỉ có 2 phiên giao dịch. Giá trị cổ phiếu niêm yết là 270 tỷ đồng (theo mệnh giá). Trong những năm đầu, thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất sơ khai, số nhà đầu tư tham gia thị trường còn ít, không nhiều cá nhân, tổ chức mặn mà với việc thành lập CTCK. Thị trường chứng khoán phát triển chậm, không có biến động lớn. Đến 05/05/2001 mới chỉ có 5 công ty niêm yết và 7 công ty kinh doanh chứng khoán hoạt động tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục phát triển chậm chạp trong các năm tiếp theo. Số lượng các CTCK sau 3 năm hoạt động chỉ là 12 công ty với tổng số vốn điều lệ là 465 tỷ đồng, thực hiện tất cả các nghiệp vụ chứng khoán. Số lượng mã cổ 8 phiếu được giâo dịch trên thị trường không cao (73 mã) với giá trị vốn hoá không lớn. Thị trường mới chỉ có 14000 tài khoản của các nhà đầu tư. Số nhà đầu tư là tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài rất ít. Tình trạng trên là do thị trường chứng khoán chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế Năm 2004 và 2005 thị trường có nhiều chuyển biến tích cực. VN index liên tục tăng. Qua 5 năm TTGDCK TP.HCM đã vận hành hệ thống giao dịch thông suốt và an toàn trên 1000 phiên giao dịch, với giá trị giao dịch bình quân phiên cuả toàn thị trường liên tục tăng từ 1,4 tỷ đồng năm 2000 lên 81 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2005. Bức tranh chung của Thị trường chứng khoán Việt Nam nă m 2005 có sự khởi sắc, quy mô thị trường được mở rộng, tăng khoảng 55% giá trị chứng khoán niêm yết, số lượng nhà đầu tư tăng 35%, lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường được nâng lên. Đây là cơ hội lớn cho các công ty chứng khoán tăng số khách hàng, số lượng nhà đầu tư từ dưới 3000 tài khoản vào năm 2000 đã đạt trên 24300 tài khoản, trong đó có 250 nhà đầu tư là tổ chức Cũng trong năm 2005, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức đi vào hoạt động là một động lực lớn cho TTCK và cũng là một cơ hội lớn cho các CTCK. Qua 5 năm hoạt động đã có 14 CTCK được thành lập và hoạt động trên TTCK. Năm 2005, cả 14 công ty đều có lãi. Các CTCK SSI, Bảo Việt, ACB, VCBS đều có mức lợi nhuận trên 30%. Sự lớn mạnh của các CTCK không chỉ thể hiện qua việc mở rộng hoạt động ra một số tỉnh-thành phố trong nước như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM, Bình Dương, Cần Thơ mà tiềm lực về vốn và nguồn nhân lực cũng không ngừng gia tăng, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của thị trường * Chất lượng hoạt động Tính đến năm 2005, các công ty chứng khoán (CTCK) mở rộng hoạt động nghiệp vụ, có kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển khả quan: Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng các loại hình dịch vụ và tiện ích phục vụ người đầu tư cũng ngày càng được nâng cấp và đa dạng hoá. Các mô hình đầu tư mới như quỹ đầu tư chứng khoán, hợp đồng mua lại trái phiếu, cổ phiếu có kỳ hạn cũng đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường, làm phong phú thêm hàng hoá để người đầu tư lựa chọn. Các dịch vụ gia tăng giá trị như liên kết tài khoản với ngân hàng, báo giá 9 chứng khoán qua điện thoại, theo dõi giao dịch chứng khoán trực tuyến, đặt lệnh giao dịch qua điện thoại, Internet được các CTCK đưa vào áp dụng ngày càng nhiều, đem lại lợi ích thiết thực cho người đầu tư. Nguồn vốn điều lệ của các CTCK đã lên tới trên 810 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh đã ổn định hơn sau một số năm đầu khó khăn, đến năm 2004 các CTCK đều có lãi và đã thực hiện trích quỹ dự phòng tài chính để tăng vốn điều lệ. Cụ thể: + Về kết quả triển khai các hoạt động nghiệp vụ được cấp phép: Các CTCK đã chủ động triển khai mạnh hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp: cung cấp dịch vụ định giá doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá, thực hiện đấu giá phát hành cổ phiếu qua CTCK, tư vấn niêm yết và phát hành bổ sung tăng vốn qua thị trường chứng khoán. Trong năm 2005, các CTCK đã làm đại lý phát hành cổ phiếu cho gần 20 công ty và tư vấn cổ phần hoá cho gần 100 doanh nghiệp, tư vấn niêm yết mới và niêm yết bổ sung cho 10 doanh nghiệp, đây là đóng góp của các CTCK trong tiến trình đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN của nhà nước. Trong năm 2005 đã có 6/14 CTCK triển khai nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư với tổng giá trị chứng khoán trong danh mục trên 240 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các CTCK đã thực hiện bảo lãnh phát hành với tổng giá trị là 9.034 tỷ đồng. + Về kết quả kinh doanh: Hầu hết các CTCK đều có lãi. Doanh thu từ hoạt động tự doanh tăng cao( năm 2004 tự doanh trái phiếu của các công ty chứng khoán chiếm 90% tổng giá trị tự doanh), doanh thu môi giới tư vấn ngày càng tăng( năm 2004 so với năm 2003 tăng 3 lần và doanh thu tư vấn tăng 1.6 lần). + Về tiềm năng phát triển: các CTCK bắt đầu xác định thế mạnh nghiệp vụ của từng công ty. Một số công ty đã thực hiện tăng vốn điều lệ (như Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn, CTCK Ngân hàng Công thương). + Các tổ chức kinh doanh chứng khoán đã thành lập Hiệp hội kinh doanh chứng khoán VN (VASB) để phối hợp hoạt động giữa các hội viên và thúc đẩy phát triển thị trường CK, bước đầu đã tham gia nghiệp vụ cho các nhân viên hành nghề.Tuy nhiên 10 [...]... TPHCM HSC 5,63% 5 Cty TNHH Chứng khoán ACB ACBS 4,37% 6 CTy CP Chứng khoán KimEng Việt Nam KEVS 3,40% 7 Cty CP Chứng khoán Bảo Việt BVSC 3,37% 8 CTy CP Chứng khoán FPT FPTS 3,84% 9 Cty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam VCBS 2,90% 10 CTy TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam BSC 2,63% 11 CTy CP CK Quốc tế Việt Nam VIS 2.59% 2 Trái phiếu 1 Cty CP chứng khoán Sài Gòn SSI... có 10 công ty chứng khoán có số vốn điều lệ cao nhất với mức từ 500 tỷ đồng Danh sách 10 CTCK có vốn điều lệ cao nhất tính đến cuối 2009 Đơn vị : tỷ đồng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Công ty TNHH Chứng khoán ACB Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Công ty Cổ phần chứng khoán. .. tranh giữa các công ty mới và công ty cũ tăng lên và giữa các công ty cũ với nhau tiêu biểu trong đó là sự “soán ngôi” thị phần môi giới 30 trong của công ty chứng khoán Thăng Long (TSC) từ công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) Ngoài ra một số CTCK như Kim Eng, chứng khoán quốc tế (VIS) cũng có mặt trong top 10 công ty có thị phần môi giới lớn nhất Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty chứng khoán đã giúp... nhất thuộc về công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI6,94%), tiếp đến là ACBS 6,92%, công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC – 4,87%) Một số CTCK cũng có thị phần giao dịch lớn như công ty chứng khoán Thăng Long 4,62%, công ty chứng khoán Kim Long 4,63%, công ty TNHH chứng khoán Ngân Hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 3,44% Giao dịch trái phiếu lớn nhất là công ty TNHH Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (47,36%) ,... quý 3 và lũy kế 9 tháng năm 2010 của các công ty chứng khoán niêm yết trên HOSE và HNX * Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (mã SSI-HOSE) công bố doanh thu trong quý 3/2010 của công ty đạt 349,953 tỷ đồng, trong đó doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán đạt 35,85 tỷ đồng, doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn đạt 103,281 tỷ đồng, doanh thu khác đạt 116,042 tỷ đồng 26 * Công ty Cổ phần Chứng. .. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Công ty Cổ phần chứng khoán Kim Long Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam Công ty TNHH Chứng khoán Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Công ty TNHH Một thành viên Chứng khoán Ngân hàng Đông Á Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VN Nguồn : UBCKNN 1.533.334.710.000... đến cuối tháng 10/2008 thì top 10 công ty chứng khoán lớn chiếm 57% thị phần môi giới giao dịch chứng chỉ quỹ còn lại 88 công ty chứng khoán đang hoạt động chỉ chiếm 43%, cho thấy sức cạnh tranh ngày càng khốc liệt đối với các công ty chứng khoán mới Theo tổng kết của HASTC thì phần giao dịch trên HASTC trong năm 2008 thuộc về các công ty chứng khoán hoạt động lâu năm và có uy tín trên thị trường Cụ... nghiệp có thị phần môi giới lớn nhất tại HOSE 7 doanh nghiệp này chiếm 32,33% thị phần tại HNX và 41,82% thị phần tại HOSE 3 Công ty chứng khoán nằm trong top 10 tại HNX là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BSC), CTCP KimEng Việt Nam (KEVS) và CTCP chứng khoán Bảo Việt (BVSC) Đối với lĩnh vực môi giới trái phiếu, 10 công ty chứng khoán lớn nhất chiếm tới 95,77% thị phần... 1 Cty CP chứng khoán Sài Gòn SSI 32,651% 2 Cty CP chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam Vietinbanksc 32,259% 3 Cty CP chứng khoán Bảo Việt BVSC 12,139% 4 Cty CP chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh HSC 12,139% 5 Cty TNHH chứng khoán ACB ACBS 10,806% 6 Cty CP Chứng khoán Thăng Long TSC 0,004% 31 7 Cty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam BSC 0,003% (Trong quý III/09 chỉ có 7 CTCK... là 11,81%, công ty chứng khoán ngân hàng nông nghiệp 6,5% Tính tới ngày 31/12/2009, theo thống kê từ HOSE và HNX thì số công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động chính thức trên thị trường là 101 công ty Tuy nhiên, số lượng hoạt động thực sự hiệu quả chỉ có khoảng 15 công ty Trong đó riêng thị phần môi giới của 10 công ty đứng đầu đã chiếm 51,25% Cùng với việc thực hiện thành lập mới các CTCK năm . tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam I.TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN A. Khái quát chung 1. Khái niệm Công ty chứng khoán. trường mới chính thức đi vào hoạt động 10 năm nay. 7 II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CTCK TẠI VIỆT NAM 1. Các giai đoạn phát triển của công ty chứng khoán Việt Nam Trong thời gian qua,. Điều 20 quy chế hoạt động và tổ chức của công ty chứng khoán số 55/2004/QĐ – BTC ngày 17/06/2004 quy định về hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán như sau: - Công ty chứng khoán phải đảm

Ngày đăng: 19/07/2015, 10:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan