Trái phiếu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam (Trang 31)

- Sang năm 2010, thị trường chứng khoán đạt mức tăng ấn tượng so với các thị

2. Trái phiếu

1. Cty CP chứng khoán Sài Gòn SSI 32,651%

2. Cty CP chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam Vietinbanksc 32,259%

3. Cty CP chứng khoán Bảo Việt BVSC 12,139%

4. Cty CP chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh HSC 12,139% 5. Cty TNHH chứng khoán ACB ACBS 10,806%

7. Cty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam BSC 0,003%

(Trong quý III/09 chỉ có 7 CTCK tham gia giao dịch môi giới trái phiếu)

Đối với lĩnh vực môi giới cổ phiếu, 10 công ty chứng khoán lớn nhất chiếm 42,13 % thị phần. Chứng khoán Thang Long TSC dẫn đầu với 8,13 % thị phần, cách biệt lớn so với công ty ở vị trí thứ 2 là Sacombank – SBS với 4,74% thị phần. Đây cũng là hai công ty dẫn đầu về thị phần môi giới tại HOSE trong quý III/09.

CTCP Chứng khoán Thăng Long có vốn điều lệ 650 tỷ đồng, là công ty con trực thuộc ngân hàng Quân đội.

Trong số 10 doanh nghiệp trên, có 7 doanh nghiệp cũng nằm trong top 10 doanh nghiệp có thị phần môi giới lớn nhất tại HOSE. 7 doanh nghiệp này chiếm 32,33% thị phần tại HNX và 41,82% thị phần tại HOSE.

3 Công ty chứng khoán nằm trong top 10 tại HNX là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BSC), CTCP KimEng Việt Nam (KEVS) và CTCP chứng khoán Bảo Việt (BVSC).

Đối với lĩnh vực môi giới trái phiếu, 10 công ty chứng khoán lớn nhất chiếm tới 95,77% thị phần. Lớn nhất là VCBS (39,96%), Agriseco (18,85%), Sacombank SBS (14,52%). Đây đều là những công ty chứng khoán trực thuộc các ngân hàng.

VCBS cúng đứng thứ 2 về thị phần môi giới trái phiếu tại HOSE trong quý 3 với 32,26%.

Truy nhiên bên cạnh các CTCK lớn chiếm được thị phần môi giới lớn thì vẫn còn những góc khuất của bức tranh môi giới chứng khoán. Dù không đủ vốn để được thực hiện nghiệp vụ tự doanh, nhưng nhiều CTCK nhỏ vẫn hoạt động để tự doanh chui.

Nếu như 10 CTCK hàng đầu đang chiếm tới 51,97% thị phần môi giới trên HOSE và 42,13% thị phần trên HNX thì ở phía đối lập, hoạt động của nhiều CTCK vẫn nằm phía cuối bảng xếp hạng đang hết sức bi bét.

Có Công ty sau 2 năm rưỡi hoạt động vẫn chưa đầy 300 tài khoản, có công ty cả tháng ròng chỉ môi giới được 1 lệnh dưới 4000 cổ phiếu… Hoạt động của nhóm cuối ngày càng lạc điệu với sự sôi động của thị trường, sự lớn mạnh của các anh em “đồng môn”.

Phần khuất của bức tranh môi giới

Số lượng tài khoản NĐT khiêm tốn, hoàn toàn vắng bóng NĐT tổ chức và NĐT nước ngoài; công nghệ và nhân sự ở mức tối thiếu: không báo cáo phân tích nghiên cứu thị trường, dịch vụ hỗ trợ NĐT chỉ ở mức khiêm tốn… Đó là những nét chính, khắc hoạt điểm chung của các CTCK nằm phía dưới bảng xếp hạng.

Tính đến cuối quý III/09, khoảng 25% các CTCK đang hoạt động có dưới 1000 tài khoản. Tổng số tài khoản của các công ty này chỉ chiếm 2% tổng số tài khoản toàn thị trường (700.000 tài khoản)

Trong số này, một số CTCK mới đi vào hoạt động được 6 tháng, nên chưa thu hút được NĐT. Nhưng vẫn có CTCK hoạt động từ tháng 4/07. tức là đã có “thâm niên” 2 năm rưỡi mà vẫn hỉ có 300 tài khoản.

Loại CTCK hoạt động trên 1 năm nhưng chỉ số tài khoản dưới mức 500 là khá nhiều. Hai CTCK đứng cuối, thậm chí số tài khoản hiện nay chỉ nhỉnh hơn con số 100. Chênh lệch số lượng tài khoản giữa CTCK dẫn đầu và cuối cùng là 500 lần.

Tính thanh khoản của TTCK Việt Nam được cải thiện mạnh trong thời gian qua. Trong quý III/09 với 65 phiên giao dịch, trung bình trên HOSE mỗi phiên có 50 triệu cổ phiếu được sang tên với giá trị chuyển nhượng 2200 tỷ đồng – những con số mơ ước, vượt xa mức kỷ lục năm 2008 (38,5 triệu cổ phiếu, xác lập vào ngày 23/9/08).

Trên HNX, tuy giao dịch kém sôi động hơn một chút, nhưng giá trị giao dịch cũng luôn ở mức bằng 1/2 - 1/3 giá trị giao dịch tại HOSE. Cùng với thanh khoản cải thiện, doanh thu từ hoạt động môi giới tại các CTCK tăng mạnh.

Tuy nhiên với các CTCK nhỏ thuộc tốp dưới, thị phần môi giới vẫn rất khiêm tốn. Khoảng 20% CTCK nhỏ có thị phần môi giới mỗi công ty chỉ chiếm dưới 0,1%.

Doanh thu phí môi giới trung bình hàng tháng (trên cả HOSE và HNX) của các CTCK tốp cuối chỉ từ 10 – 50 triệu đồng/tháng. Cách biệt, vào tháng 8/09, trên HOSE có CTCK chỉ môi giới được đúng 3.400 cổ phiếu cho NĐT với phí môi giới chưa đến 120.000 đồng.

CTCK hiện cần có vốn pháp định là 25 tỷ đồng thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, 10 tỷ đồng cho nghiệp vụ tư vấn đầu tư. Các CTCK thuộc tốp cuối hầu hết có quy mô vốn điều lệ nhỏ, chỉ có thể tiến hành 2 nghiệp vụ trên.

Hoạt động tư vấn tại các CTCK nhìn chung chưa phát triển đến mức có thể mang lại thu nhập, nên với thu nhập khiêm tốn từ mảng môi giới, dựa vào đâu các CTCK tốn tại? Có ít nhất 3 lý do giải thích sự “sống sót” của các CTCK nhỏ, dù trên bề nổi, các công ty đang không hoạt động hiệu quả, thu không bù chi.

Thức nhất, dù không đủ vốn để được thực hiện nghiệp vụ tự doanh, nhưng nhiều công ty chứng khoán nhỏ vẫn hoạt động tự doanh chui, ẩn dưới các tài khoản cá nhân.

Thức 2, chủ trương chuyển tiền của NĐT về ngân hàng quản lý đã có, nhưng so không có sự thúc ép cũng như chế tài từ cơ quan quản lý, nên khá nhiều CTCK chưa thực hiện điều này.

Tiền của NĐT do CTCK quản lý đã mang lại khoản thu nhất định cho các công ty này, dù không nhiều, nhưng cũng đủ trang trải một phần các chi phí hoạt động.

Lý do thứ 3, hầu hết các CTCK nhỏ, phía cuối của bảng xếp hạng mới đi vào hoạt động trên dưới 1 năm, nên vẫn có thể tồn tại được dựa vào nguồn vốn ban đầu.

Tồn tại hay không tồn tại?

Số lượng các CTCK bùng nổ một phần là lý do lịch sử. Vào giai đoạn TTCK lên cao trào cuối năm 2006 đầu năm 2007, số CTCK xin thành lập tăng vọt.

Một số CTCK được thành lập với lý do các tổ chức tài chính, ngân hàng, tổng công ty, tập đoàn… cần có CTCK để thực hiện việc cổ phần hóa, nghiệp vụ kinh doanh trong nội bộ tổ chức sáng lập.

Trong số này, chỉ có một vài CTCK trẻ trung đã vươn vai lớn mạnh. Số còn lại đang hoạt động dựa vào cơ chế đặc thù: đơn vị chủ quản “mẹ” sẽ là tấm đệm bảo đảm cho các nghiệp vụ của CTCK “con”.

Một số CTCK được thành lập do nhân sự từ các CTCK đầu tiên đứng ra lập công ty riêng. Một số khác hình thành do sự góp vốn của các cá nhân và pháp nhân (không liên quan đến thị trường vốn). Loại công ty này được lập ra do sự hấp dẫn của việc tự doanh trên TTCK khi đó – với lợi thế về thông tin và nhập lệnh, các CTCK chiếm ưu thế hơn hẳn NĐT cá nhân.

Tuy nhiên, tự doanh chỉ là một phần của sự hấp dẫn. Phần lớn hơn nằm ở “bài toán kinh doanh vốn” khôn ngoan. Thành lập một công ty, giả sử với 10 đồng vốn. sau 1 năm, CTCK dù chỉ tạo ra lợi nhuận khiên tốn 2 đồng, cổ đông sáng lập vẫn có thể chuyển nhượng vốn góp với giá gấp ít nhất 2 vốn ban đầu (tương ứng P/E là 10 lần). Nhiều cổ đông sáng lập đã từng toan tính, năm đầu sẽ đẩy lợi nhuận của CTCK lên thật cao, để có thể đẩy giá cổ phiếu lên gấp nhiều lần mệnh giá.

Tuy nhiên, đó chỉ là bài toán giả định. Còn thực tế “tồn tại hay không tồn tại” đang là bài toán chung của nhiều CTCK nhỏ.

1. 2 Hoạt động tự doanh

Tổng giá trị chứng khoán tự doanh tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 9.667 tỷ đồng (tăng 4.671 tỷ đồng, tương đương 48,31% so với thời điểm 01/01/2007). Đối với 14 CtyCK đã hoạt động lâu năm, giá trị chứng khoán tự doanh (2 công ty là SCBS và BSC không báo cáo số liệu này) tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 5.997 tỷ đồng (tăng 1.000 tỷ đồng, tương đương 16,69% so với giá trị ngày 01/1/2007

Đối với khối CtyCK được cấp phép vào cuối năm 2006, tại thời điểm đầu kỳ, giá trị tự doanh không đáng kể vì công ty chưa triển khai hoạt động thì đến thời điểm 30/6/2007, giá trị chứng khoán tự doanh của khối công ty này đạt 3.345 tỷ đồng (chiếm 35,63% giá trị tự doanh của 59 CtyCK). Một số công ty đã đẩy nhanh nghiệp vụ tự doanh mặc dù hoạt động chưa lâu như: CtyCK Ngân hàng Sacombank (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 571 tỷ đồng), CtyCK Vndirect (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 587 tỷ đồng), CtyCK Ngân hàng Đông Nam Á (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 458 tỷ đồng).

VN-Index tính đến thời điểm ngày 21/10/2008 đã xuống 318,96 điểm. Trong khi đỉnh Vn-Index thiết lập ngày 12/03/2007 đạt 1170,69 điểm, giảm 72,75%.

Xu thế thị trường dài hạn (Nguồn: APEC)

* Hầu hết các CTCK đều báo lỗ năm 2008. Theo công bố của SGDCK TP.Hồ Chí Minh có đến 80 CTCK bị thua lỗ trong năm 2008.

Lợi nhuận của một số CTCK năm 2007 và năm 2008

Công ty Năm 2007 Năm 2008

CTCK Kim Long (KLS) 126 -347,4 CTCK Rồng Việt (VDSC) 43 -100 CTCK Bảo Việt (BVSC) 215 -452,86 CTCK Hải Phòng (HPC) 20 -119,8 CTCK Sài Gòn (SSI) 864 +252,5 Nguồn: UBCKNN

Số lượng TKCK mở tại một số CTCK năm 2007

CTCK ACBS CTS ARSC SSI BSC VCBS BVSC

Số lượng TKGDCK 30.050 28.523 26.158 36.680 33.635 57.820 47.180 Thị phẩm sản lượng

TKGD (%) 8.59 8.15 7.47 10.48 9.61 16.52 13.48

Nguồn: UBCKNN

Trong khoảng thời gian 1 tháng từ 01/10/2008 – 11/11/2008, khối lượng bán trung bình/lệnh tại các cổ phiếu blue-chips luôn lớn hơn khối lượng đặt mua trung bình/lệnh. Các nhà đầu tư tổ chức đang nhường chỗ lại cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Cụ thể tại các mã như DPM. Khối lượng đặt mua trung bình/lệnh là 2.199 cổ phiếu, bằng 74% so với khối lượng đặt bán trung bình/lệnh (2.972 CP). Các số này tại

các mã khác là FPT (1438/1877), HPG (1553/2366), STB (2579/2876), SSI (1906/2753), VNM (2095/1743), VSH (2705/2496)…

Tài sản chủ yếu của các công ty chứng khoán là chứng khoán đầu tư (ngắn hạn và dài hạn). Giá trị danh mục đầu tư đi xuống cùng với thị trường là nguyên nhân chính dẫn đến việc thua lỗ của các công ty chứng khoán trong năm 2008.

Tỷ lệ chứng khoán đầu tư/tổng vốn đầu tư tại các công ty chứng khoán lớn đều mức lớn. Tại SSI khoảng 80%, BVSC khoảng 40%, HPC (55%), KLS (53%), ACBS (76%), Thăng Long (26%)…

Trong đó, báo cáo của APEC có trích đăng danh mục đầu tư năm 2007 của BVSC bao gồm các cổ phiếu như DPM (hơn 1 triệu CP), MAFPF1 (500.000 CP)..Ngoài ra còn có các cổ phiếu khác như STB, SJS, SAM, VSH, HPG, HPC, GMD, DPR, BMC…và một số cổ phiếu chưa niêm yết khác.

Tính đến thời điểm quý III/2008, danh mục đầu tư của BVSC đã giảm khoảng 40%.

Doanh thu từ các hoạt động khác (tư vấn TCDN, tư vấn đầu tư…) là không đáng kể.Thị trường tăng không kịp với số lượng các CTCK khiến “miếng bánh”ngày càng bị chia nhỏ.

Hoạt động tự doanh thua lỗ lớn do thị trường giảm sâu. Trong khi doanh thu môi giới không đủ chi trả so với chi phí chung. Theo APEC, với tình hình thị trường hiện nay, nếu không có sự cải thiện đáng kể từ thị trường tài chính toàn cầu cũng như nội tại thị trường tài chính Việt Nam, sẽ có rất nhiều công ty chứng khoán lâm vào cảnh khó khăn và có nguy cơ phá sản.

Mã CK Tên công ty niêm yết

STB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Thương Tín DPM Tổng công ty Phân bón-Hóa chất-Dầu khí

HPG Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát VNM Công ty cổ phần sữa Việt Nam

VSH Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh MAFBF1 Quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife

SJS Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Đô thị và khu Công nghiệp Sông Đà

SAM Công ty cổ phần Cáp và vật liệu viễn thong VSH Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh

GMD Công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển DPR Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú

BMC Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định

* Trong quý I/09 hàng loạt công ty chứng khoán đã nộp đơn lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xin rút bớt nghiệp vụ tự doanh. Theo quy định, nghiệp vụ này yêu cầu vốn pháp định của doanh nghiệp là 100 tỷ đồng, một số tiền không nhỏ trong tình hình khó khăn hiện nay.

Chuyện gì xảy ra khi tất cả rút nghiệp vụ tự doanh?

Cổ phiếu xuống dốc không phanh, VN-Index tính đến thời điểm ngày 24/03/2009 là 270 điểm. Trong khi VN-Index thiết lập ngày 12/03/2007 đạt là 1170.69 điểm( tức là giảm 76.94 điểm). Các cổ phiếu blue-chips đều giảm mạnh có cổ phiếu giảm đến 80% khiến cho nhiều công ty chứng khoán lỗ nặng ở mảng tự doanh.

Để giảm bớt gánh nặng, nhiều công ty chứng khoán đã bắt đầu cắt giảm nhân sự, đóng cửa các đại lý nhận lệnh, thu hẹp diện tích hoặc chuyển sàn ra khỏi khu vực trung tâm để giảm bớt chi phí. Không ít công ty chứng khoán đang “ngán” cổ phiếu khi rút bớt hoạt động tự doanh chứng khoán khỏi các nghiệp vụ của mình. Đa phần trong số đó là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ như Công ty CP chứng khoán Việt Tín (VTSS), Thái Bình Dương (PSC), Gia Anh (GÁC), Mê Koong (MSC)…

Phần lớn các công ty chứng khoán được thành lập trong bối cảnh thị trường đang “nóng” nên ngay khi có phép, họ không bỏ lỡ cơ hội đầu tư cổ phiếu để kiếm lợi. Nhưng do khả năng phân tích và dự báo còn nhiều hạn chế nên không kịp bán khi giá cổ phiếu sụt giảm mạnh., các doanh nghiệp này bị thua lỗ rất lớn.

Tuy vậy, theo các lý giải của các chuyên gia, hiện tượng công ty chứng khoán rút bớt nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là “chiến thuật” khôn ngoan vì nếu “vung” vốn mua cổ phiếu trong bối cảnh hiện nay là rất mạo hiểm. Các công ty chứng khoán đang tạm thời “ngủ đông”’ để chờ thị trường hồi phục.

Đây có thể được coi là “lùi một bước để tiến ba bước” vì việc rút nghiệp vụ này còn nhằm đáp ứng các điều kiện về vốn. Theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK là: 25 tỷ đồng cho nghiệp vụ môi giới chứng khoán, 10 tỷ đồng cho nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán,

165 tỷ đồng với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và 100 tỷ đồng với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Như vậy, muốn hoạt động cả 4 nghiệp vụ, công ty phải có số vốn tối thiểu là 300 tỷ đồng. Đây là con số quá sức đối với các công ty chứng khoán trong vối cảnh khó khăn hiện nay.

* Tuy nhiên đến quý II/09 thì hoạt động tự doanh lại là mảng tạo ra lợi nhuận chính cho CTCK. Quý II/09, TTCK Việt Nam có những chuyển biến tích cực. Nhờ sự tăng trưởng mạnh của TTCK và mức độ thanh khoản tăng nhanh cùng với việc các CTCK thực hiện nhiều dich vụ hỗ trợ, kết quả kinh doanh của nhiều CTCK đã cải thiện mạnh mẽ.VN-Index và HNX-Index tăng tương ứng 59,7% và 53% đi kèm với giá trị giao dịch lên tới hàng nghìn tỷ đồng mỗi phiên.

Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các CTCK triển khai hoạt động kinh doanh trong hai mảng nghiệp vụ chính là môi giới và tự doanh. Cộng thêm khoản dự phòng được hoàn nhập là 3 yếu tố tạo nên bức tranh tươi sáng trong hoạt động của đa số CTCK có cổ phiếu niêm yết trên sàn. Các CTCK tăng cường sử dụng công cụ tài chính cho khách hang, thậm chí có công ty còn cho sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ 1:3, 1:5. Một số CTCK cho khách hàng VIP bán chứng khoán khi chưa đủ ngày T+4 giúp việc quay vòng vốn của NĐT tăng nhanh đáng kể ( tuy nhiên hoạt động này bị UBCK cấm từ ngày 01/12/2009).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w