- Sang năm 2010, thị trường chứng khoán đạt mức tăng ấn tượng so với các thị
3. Đánh giá thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán.
- Thuận lợi
• Tiếp cận thông tin: Chính từ các nghiệp vụ của mình, các công ty chứng khoán có lợi thể trong việc tiếp cận nguồn thông tin đúng đầy đủ và chính xác nhất của thị trường từ đó vận dụng khả năng phân tích của mình để quyết định hướng kinh doanh đem lại lợi nhuận cao nhất.
• K inh tế phục hồi: Kinh tế thế giới bước đầu đi vào ổn định từ đầu năm 2009, dự đoán khủng hoảng sẽ chấm dứt trong năm 2010. Điều này cùng với dấu hiệu phục hồi của thị trường chứng khoán sẽ cổ vũ tinh thần mạnh mẽ cho các nhà đầu tư.
• Sự trợ giúp của Chính phủ: Các gói hỗ trợ lãi suất của chính phủ được đưa ra kịp thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nói chung và công ty chứng khoán nói riêng có cơ hội tiếp cận nguồn vốn.
- Khó khăn
• Gía cổ phiếu giảm: Khó khăn đầu tiên mà các công ty chứng khoán gặp phải liên qua trực tiếp đến giá cổ phiếu. Sau một thời gian dài giá cổ phiếu giảm mạnh, các nhà đầu tư khôn còn mặn mà với thị trường. Trong bối cành nền kinh tế thế giới nói chung phát triển chậm chạp do ảnh hưởng của khủng hoảng. nhiều nhà đầu tư đã rút vốn để chuyển sang các hình thức đầu tư khác như vàng, bất động sản, ngoại tệ .v.v.
• Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phát triển: Ta không thể không kể đến việc thị trường Việt Nam còn rất non nớt với một loạt những khiếm khuyết như trình độ nhà đầu tư thấp, chưa thực sự tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, một số chính sách với thị trường chưa phù hợp cùng với một lượng vốn lớn được giao dịch trên thị trường OTC khiến cho việc quản lý và kiểm soát gặp khó khăn.
• Một só khó khăn khác:
+Chính sự yếu kém của chính các công ty chứng khoán như: Nguồn nhân lực và năng lực chuyên môn của các công ty chứng khoán còn yếu: Nhân sự đang là bài toán khó đối với các CTCK. Cả nước hiện chỉ có khoảng 300 nhà môi giới trong các CTCK nhưng phải phụ trách một số lượng vốn rất lớn. Bình quân mỗi nhà môi giới phụ trách
đến 500 tỉ đồng và số lượng vốn đang không ngừng tăng lên nên họ làm không xuể. Không chỉ thiếu về số lượng, nghiệp vụ tư vấn còn rất hạn chế khiến cho hoạt động này hiện nay là không đáng kể.
Một chuyên gia trong ngành cho biết một số CTCK liên tục bị mất người do các nhân viên có tay nghề bỏ đi đầu quân nơi khác có thu nhập cao hơn. Nếu trước đây các CTCK khi tuyển chuyên viên phân tích tài chính luôn đòi hỏi ứng viên phải có khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp tốt và có kinh nghiệm tối thiểu một năm, thì nay những yêu cầu không còn khắc nghiệt như trước, thậm chí phải chấp nhận tuyển người vừa học vừa làm. Kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gần đây cho thấy tại CTCK Ngân hàng Ngoại thương có 13 trong tổng số 22 nhân viên kinh doanh chứng khoán chưa được cấp chứng chỉ hành nghề. Tình hình cũng tương tự tại CTCK Sài Gòn. Điều này một phần do quy chế hành nghề chứng khoán chưa chính thức ban hành nên tại một số công ty, một số người hành nghề đã có Hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề nhưng chưa được cấp.
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa phát triển đặt lệnh giao dịch qua mạng còn nhiều hạn chế: Tại thời điểm hiện nay, cơ sở hạ tầng của TTCK nói chung và các CTCK nói riêng còn khá lạc hậu, thiếu đồng bộ và có thể nói là chưa an toàn. Với bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào về giải pháp kỹ thuật hay phương thức trong giao dịch đều sẽ có những ảnh hưởng đến việc quản lý giao dịch tại các CTCK. Nếu đầu tư công nghệ không được xây dựng một cách đồng bộ thì khả năng tích hợp giữa các CTCK với Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ nảy sinh nhiều vấn đề.
+ Khó khăn trong chiếm lĩnh thị phần: do hiện nay tỷ lệ người dân Việt Nam tham gia đầu tư chứng khoán vẫn còn rất nhỏ, nên việc số lượng các CTCK gia tăng nhanh trong một khoảng thời gian khá ngắn đã dẫn đến một số công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Với khả năng tài chính và kinh nghiệm còn hạn chế, vì mục tiêu lợi nhuận của mình một số CtyCK đã sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của thị trường, tạo tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư. Trên thực tế, hiện nay với số lượng trên 60 CtyCK được cấp phép và đi vào hoạt động nhưng phải chia nhau một thị trường quá nhỏ chỉ với trên dưới 250.000 khách hàng (là các nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân, trong
khi đó các CtyCK lớn và hoạt động lâu năm như SSI, VCBS, ACBS, BCVS, SBS... đã thâu tóm khoảng 85% lượng khách hàng, những CtyCK mới và quy mô vốn nhỏ phải chật vật chia nhau 15% thị phần còn lại. Nhiều CtyCK đã phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, thuê mặt bằng... nhưng thực tế hoạt động trong thời gian gần đây số lượng khách hàng đến đầu tư không đáng kể, khiến nhiều CtyCK bị thâm hụt vốn sở hữu.
+ Nhiều công ty chứng khoán liên tục vi phạm các quy định về giao dịch
Cụ thể là cách đây chưa lâu Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã cảnh báo các CTCK Tràng An, Habubank, SBS, ACBS, BVSC và Đệ Nhất vì đại diện giao dịch của các công ty này thực hiện hủy lệnh giao dịch trong cùng đợt khớp lệnh.
Một số CTCK đang giàu lên chủ yếu qua mảng tự doanh nhờ lợi thế thường xuyên được tiếp cận với các thông tin “nhạy cảm” từ các quỹ đầu tư nước ngoài cũng như các công ty niêm yết và chuẩn bị niêm yết. Đặc biệt, khi các đơn vị này đặt lệnh mua bán thì chính các CTCK được biết đầu tiên và một số công ty cũng đặt lệnh theo cho mình. Hành vi này được xem là bất hợp pháp nhưng hiện vẫn chưa được kiểm soát trên TTCK Việt Nam.
+ Hệ thống công nghệ thông tin của các CTCK đang là một trở ngại lớn đối với sự phát triển của chính họ. Theo tính toán của một chuyên gia trong ngành, để có hệ
thống giao dịch đạt chuẩn, một CTCK có quy mô 100 nhân viên phải đầu tư khoảng hai triệu USD vào phần mềm, cộng với một triệu USD cho các khoản đầu tư đồng bộ khác và chừng 500.000 USD cho vốn lưu động. Điều này có nghĩa một CTCK phải có ít nhất trong tay hơn ba triệu USD mới có thể tính đến chuyện làm ăn lớn. Vậy mà hầu hết các CTCK hiện nay chỉ đầu tư chừng vài chục ngàn USD vào hệ thống công nghệ thông tin. Sự bất cập này bộc lộ qua việc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã buộc phải tạm hoãn việc giao dịch khớp lệnh liên tục chỉ vì một số công ty thành viên không đáp ứng được yêu cầu.
Rõ ràng, những hạn chế trên đây nếu không được sớm khắc phục thì các CTCK của chúng ta vẫn chỉ là người trung gian kiếm lợi, chưa phát huy vai trò tác nhân giúp TTCK phát triển lành mạnh.
+ Các tổ chức tài chính nước ngoài đang nhăm nhe chờ đợi thị trường mở cửa cũng góp phần vào các khó khăn mà các công ty chứng khoán gặp phải.