1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng của công ty cổ phần gống cây trồng miền nam chi nhánh long biên hà nội

54 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 431,54 KB

Nội dung

KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANHBỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH ------BÁO CÁO TTGT ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG VÀ DỊCH VỤ SAU BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM CHI NHÁN

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH

- -BÁO CÁO TTGT

ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG VÀ DỊCH VỤ SAU BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM CHI NHÁNH

LONG BIÊN - HÀ NỘI

Người thực hiện: TRẦN QUỐC QUANG_k58QTKDA

NGUYỄN THỊ THANH THƯƠNG_K58QTKDA NGUYỄN THẢO QUYÊN _K57KDNN

NGUYỄN THỊ KIM ANH_K58QTKDA

Ngành: KẾ TOÁN & QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn: GIẢNG VIÊN, THẠC SĨ, NGUYỄN THỊ THU

TRANG

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau 2 tuần thực tập tại Công ty Cổ phần Giống Cây Trồng Miền Nam – Chi Nhánh Hà Nội em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo ân cần của các Cô Nguyễn Thị Thu Trang và các chú, các anh chị trong công ty, điều đó đã tạo điều kiện cho

em thực tập tốt tại Chi Nhánh Hà Nội

Qua đó em được tiếp cận với thực tế và hoàn thành tốt chuyên đề của mình Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô, đặc biệt là

Cô Nguyễn Thị Thu Trang, là người trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề Sự hướng dẫn của Cô là yếu tố quan trọng giúp em hoàn thành Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, các anh chị trong Công ty

Cổ phần Giống Cây Trồng Miền Nam – Chi Nhánh Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực tập một cách có hiệu quả

Cuối cùng em xin chúc Cô Trang và toàn thể các chú, anh chị trong Công

ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam – Chi Nhánh Hà Nội dồi dào sức khỏe, gặp nhiều thuận lợi và thành công trong công việc Chúc Chi Nhánh Hà Nội ngày càng vững mạnh

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2009

Trang 3

PHẦN I:

LỜI MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Bán hàng là công đoạn cuối cùng để hoàn vốn cho công ty sau nhiều khâu đầu tư

và sản xuất Bán hàng còn là công việc thể hiện phong cách và là hoạt động thườngxuyên phải vận dụng sự sáng tạo để giới thiệu về sản phẩm mỗi lúc một hay hơn, hoànthiện hơn để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác Vì vậy bán hàng là một khâuquan trọng thiết yếu cho sự thành công của doanh nghiệp

Ngày nay, nhu cầu của khách hàng cũng có nhiều biến đổi đã qua rồi thời kỳ vậtchất thiếu thốn doanh nghiệp sản xuất cái gì cũng bán được, phương châm của thời kỳ đó

là “ bán những gì mình có” Ngày nay do sự phát triển của nền kinh tế, đời sống vật chấtcủa người dân được cải thiện rõ rệt nhu cầu của họ cũng tăng lên Khi đi mua sắm ngườitiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng vật chất của sản phẩm mà còn rất quan tâmđến chất lượng dịch vụ cụ thể là chất lượng của hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bánhàng: Cung cách bán hàng, phục vụ khách hàng…và chăm sóc khách hàng sau khi họmua sản phẩm của doanh nghiệp: bảo hành, lắp đặt, sửa chữa, vận chuyển Với nhữngdoanh nghiệp biết đáp ứng đầy đủ tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng thì doanhnghiệp đó sẽ thu hút và giữ được khách hàng cho riêng mình đồng thời sẽ chiếm lĩnhđược thị phần lớn trên thị trường, tạo uy tín đối với khách hàng Những doanh nghiệpkhông coi trọng việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hoặc tự cho mình cảm giác thỏamãn thì chắc chắn doanh nghiệp đó không thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranhkhốc liệt như hiện nay

Để giải quyết vấn đề này doanh nghiệp tập trung mọi nỗ lực vào hoạt động bánhàng, từ việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu mặt hàng, đội ngũ nhân viên bán hàng,

Trang 4

tới việc xác định các điều kiện ưu đãi của người cung ứng, các phương tiện hỗ trợ để đảmbảo hàng tiêu dùng của doanh nghiệp tới được tay người tiêu dùng với chất lượng tối ưu,giá cả hợp lý Đây là vấn đề mà được nhiều doanh nghiệp thương mại ngày nay quan tâm

vì nó không chỉ giúp các công ty nâng cao thị phần, thu được lợi nhuận mà còn giúp hìnhảnh của công ty càng được công chúng, các khách hàng yêu mến và ủng hộ

Hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trường công ty Cổ phần Giống câytrồng Miền Nam gặp không ít khó khăn, thử thách Đó là sự cạnh tranh gay gắt của cácdoanh nghiệp kinh doanh cùng loại sản phẩm Song với sự nỗ lực của mình, công ty đãthực hiện hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ sau bán hàng tốt nhằm đáp ứng kịp thờinhu cầu của người tiêu dùng Công ty đã cố gắng nâng cao chất lượng bán hàng và dịch vụsau bán hàng trong môi trường cạnh tranh gay gắt ngày nay Song bên cạnh đó hoạt độngbán hàng và dịch vụ sau bán hàng của công ty vẫn còn tồn tại một số những hạn chế nhấtđịnh

Xuất phát từ yêu cầu thực tế nhóm em đã mạnh dạn nghiên cứu sâu đề tài “Hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng của công ty Cổ phần giống cây trồng Miền Nam chi nhánh Long Biên – Hà Nội”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung:

Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bán hàng và dịch vụ saubán hàng tại công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam, giải pháp nhằm hoàn thiệnhoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tại công ty Cổ phần Giống cây trồng MiềnNam

Trang 5

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

 Tìm hiểu thực trạng hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tại công ty Cổphần Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam

 Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tạicông ty Cổ phần Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam

 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bánhàng của công ty

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tại công ty Cổ Cổ phần Giống câytrồng Miền Nam

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi không gian:

Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ phần Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam số

14, Ngõ 489 Nguyễn Văn cừ, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

 Phạm vi thời gian:

 Thời gian nghiên cứu của đề tài từ ngày 25/04/2016 đến 13/05/2016

 Số liệu nghiên cứu trong 3 năm 2013 đến 2015

Trang 6

PHẦN II

ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:

2.1.1 Tổng quan chung:

Giới thiệu chung về công ty:

Tên công ty: Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam

Tên tiếng anh: SOUTHERN SEED COMPANY ( SSC )

Vốn điều lệ: 15.381.500.000 đồng (Mười năm ba trăm tám mươi mốt triệu nămtrăm nghìn đồng)

Trụ sở chính: 282 Lê Văn Sĩ - Phường 1 - Quận Tân Bình - TP Hồ Chí Minh Điện thoại: (84.8) 38.442.414 - 38.444.633

Trang 7

năm 1981 Đến năm 1989 Bộ Nông Nghiệp có quyết định chia tách và thành lập Công tyGiống cây trồng Trung Ương II, trực thuộc Bộ, và đến năm 1993 được đổi tên thànhCông ty Giống cây trồng miền Nam.

Năm 2002, thực hiện chủ trương của Nhà nước và được sự chấp thuận của Thủtướng Chính phủ theo Quyết định số 213/QĐ-TTg ngày 25/3/2002, Công ty được chuyểnthành Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) là doanh nghiệp ngành giốngcây trồng đầu tiên của Việt Nam tiến hành cổ phần hoá, nhà nước nắm giữ 20% vốn điều

lệ (60 tỷ đồng)

Đến tháng 03/2005, cổ phiếu của Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam, mãchứng khoán là SSC, là doanh nghiệp đầu tiên của Ngành Giống cây trồng Việt Nam đãđược chính thức niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (nay là

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp Hồ Chí Minh)

Tháng 5/2007, Công ty đã phát hành thêm 4 triệu cổ phiếu thưởng để nâng vốnđiều lệ của Công ty lên thành 100 tỷ đồng Đại hội đồng cổ đông tháng 4/2010 cho nămtài chính 2009 đã chấp thuận cho công ty phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiệnhữu và cán bộ nhân viên, nâng vốn điều lệ lên thành 150 tỷ đồng trong Quý III/2010

Đỏ, Thành phố Cần thơ, diện tích 336 ha

1991: Trại Giống Cây trồng Lâm Hà, Tỉnh Lâm Đồng, diện tích 38 ha, được thành lập 1993: Trại Giống Cây trồng Tân Hiệp, Tỉnh Bình Dương, diện tích 77 ha, được thành lập

và đến năm tháng 2/2009, được nâng cấp thành Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng Miền Nam (SRC)

1995: Nhà máy Chế biến hạt giống Củ Chi (Tp HCM) được xây dựng.

1997: Chi nhánh Công ty tại Hà Nội, quận Long Biên - Hà Nội, được thành lập.

Trang 8

2005: Trạm Giống Cây trồng Tây Nguyên (TP Buôn Ma Thuột – DakLak) được xây

dựng

2007: Văn Phòng Đại Diện Công ty ở Cambodia (Phnôm Pênh) được thành lập Cũng

trong năm này Nhà máy Chế biến Giống Cây trồng Hà Nội đặt tại Khu Công Nghiệp Phố Nối A, tỉnh Hưng Yên) thuộc Chi nhánh Hà Nội được xây dựng

2009: Công ty đầu tư 4,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 70% vốn điều lệ vào Công ty Cổ phần

Kinh doanh Xuất Nhập Khẩu Bắc Nghệ An (tiền thân là Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu thuộc Công ty Giống Cây trồng Nghệ An đã cổ phần hóa năm 2002)

2010: chuyển đổi Xưởng Cơ khí (CKG) thành Công ty cổ phần Cơ khí Giống cây trồng

miền Nam (SSE)

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

Với quy mô hiện tại công ty đã tạo đươc 1 dây chuyền sản xuất và phân phối sảnphẩm khá chặt chẽ

Lai tạo tại Trung do nông dân sản xuất

tâm nghiên cứu tai các trạm trại

Tại nhà máy sẽ tiến hành chế biến, đóng gói thành phẩm và phân phối ra thịtrường

Quỹ nguồn gen có nhiệm vụ thu thập và lưu giữ gen và đánh giá tư liệu hóa thuthập và bổ sung thông tin ,cung cấp cho nghiên cứu khoa học ,mở rộng sản xuất và phục

vụ chọn tạo giông cây trồng

Trung tâm và trạm nghiên cứu có nhiệm vụ nghiên cứu và bảo tồn nguồn tàinguyên di chuyền thưc vật

Trang 9

Là một doanh nghiệp chọn tạo, sản xuất và cung ứng hạt giống tốt, cùng nhà

nông làm giàu Trong hơn 30 năm qua, mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công

ty có nhiều biến động, trải qua nhiều bước chuyển đổi quan trọng, nhưng Công ty cổphàn giống cây trồng miền Nam vẫn duy trì tốc độ phát triển vững mạnh, tập trung vàocác chức năng:

 Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giống cây trồng nông lâmnghiệp các loại

 Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại nông sản, vật tư nông nghiệp

 Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị chế biến hạtgiống và nông sản

 Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật và phânbón

Quy mô công ty tương đối lớn, trong tương lai sẽ trở thành một trong ba công tygiống hàng đầu ở Việt Nam về chủng loại sản phẩm, doanh số và thị phần

Hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm: nghiên cứu, lai tạo giống, cung ứnghạt giống chất lượng thông qua các hệ thống đại lý rộng khắp cả nước, chế tạo lắp đặtthiết bị cơ khí, vật tư nông nghiệp

SSC là doanh nghiệp ngành giống cây trồng được tổ chức theo mô hình nghiêncứu, sản xuất và cung ứng tiên tiến Các Trung tâm, Trạm, Trại được bố trí ở các vị tríchiến lược, giúp cho tạo, khảo nghiệm ra các loại giống tốt phù hợp với đặc điểm sinhthái đa dạng của Việt Nam và khu vực

SSC có mạng lưới đại lý phân phối ở các khu vực sản xuất nông nghiệp trọngđiểm trên khắp Việt Nam và sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối sang thị trường Lào

và Campuchia

2.1.4 Tổ chức bộ máy:

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy của chi nhánh

Trang 10

Giám đốc chi nhánh

Phó giám đốc

kinh doanh

Phó giám đốc phụ trách sản xuất

Kế toán trưởng

- phụ trách hành chính

Trưởng phòng nghiên cứu - phát triển

Phòng kinh

doanh

Nhà máy chế biếnPhòng tài chính

- kế toán

Phòng nghiên cứu – phát triển

Bộ máy quản lý của chi nhánh được khái quát theo sơ đồ sau:

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của chi nhánh.

Chi nhánh là một bộ phận của công ty giống cây trồng miền Nam nên việc tổ chức

cơ cấu quản lý phải phù hợp với chức năng quản lý phụ thuộc của chi nhánh Bộ máyquản lý của chi nhánh được tổ chức một mặt phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanhhiện nay của chi nhánh, mặt khác cũng thích ứng với xu thế phát triển mạnh mẽ của chinhánh trong thời gian qua với việc đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh và sản xuất Do vậyviệc mở rộng cơ cấu tổ chức của chi nhánh cũng là một tất yếu khách quan

Hiện nay chi nhánh có ba phòng ban, một kho và một nhà máy trực thuộc chinhánh

Các phòng ban của chi nhánh gồm: phòng kinh doanh, phòng tài chính - kế toán,

phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm Các phòng ban này là “xương sống” để duy trì

sự hoạt động đều đặn, nhịp nhàng và liên lục của chi nhánh

Nhà máy chế biến giống cây trồng Hà Nội trực thuộc sự quản lý của chi nhánh

Đứng đầu chi nhánh là giám đốc chi nhánh: là người điều hành cao nhất trong chi

hhánh Giám đốc chi nhánh do Hội đồng Quản trị của Công ty bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ

Trang 11

luật Giám đốc chi nhánh là đại diện pháp nhân của chi nhánh, chịu trách nhiệm trướcHội đồng Quản trị, Giám đốc Công ty, và pháp luật về việc điều hành Chi nhánh.

Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc

về phần hoạt động sản xuất kinh doanh mà mình được giao phụ trách Cơ cấu tổ chức tạichi nhánh quy định có hai phó giám đốc: phó giám đốc phụ trách kinh doanh và phó giámđốc phụ trách sản xuất với các quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể như sau:

Phó giám đốc kinh doanh: Duy trì và phát triển hệ thống kênh phân phối, đại

lý trong địa bàn quản lý, lập hồ sơ quản lý, đánh giá hiệu quả hoạt động và đề xuất cácphương án thay đổi phù hợp với chiến lược kinh doanh của Công ty Tìm kiếm, quyhoạch và phát triển vùng nguyên liệu lập hồ sơ quản lý, đánh giá hiệu quả khai thác, sửdụng nguồn nguyên liệu và đề xuất các phương án thay đổi cho phù hợp với chiến lượcsản xuất kinh doanh của chi nhánh

Phó giám đốc sản xuất: Lập kế hoạch khảo sát vùng nguyên liệu, đánh giá khả

năng sản xuất; lập kế hoạch sản xuất hàng năm, vụ, kế hoạch thu hoạch phù hợp với côngsuất sấy; Tổ chức lập kế hoạch kiểm định, kiểm nghiệm; Tổ chức lập kế hoạch hoạt động

và dự toán chi phí hàng tháng/ năm; Lập kế hoạch bảo trì, sửa chữa và trang bị mới cácthiết bị; Lập kế hoạch nhân sự của nhà máy, tuyển dụng lao động phổ thông, tập huấn vàđào tạo cho nhân viên trong phạm vi quản lý

Phòng tài chính - kế toán: Theo dõi tình hình sản xuất và tình hình kinh doanh

cũng như tình trạng tài chính của chi nhánh trong kỳ Phòng thực hiện chức năng củamình thông qua việc thu thập và xử lý các số liệu kế toán, từ đó tiến hành lập và trình bàycác báo cáo tài chính cũng như các loại báo cáo nội bộ theo yêu cầu của ban giám đốc chinhánh Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ dựa trên các báo cáo tài chính đã được lập tiếnhành phân tích tài chính để có thể cung cấp thông tin tài chính đầy đủ, kịp thời và có hiệuquả cho bộ máy lãnh đạo để đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn và chính xác nhất Dochi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của công ty giống cây trồng Miền Nam nên các số liệu

kế toán của chi nhánh sau khi được thu thập và xử lý sẽ được chuyển về phòng kế toántrung tâm của công ty giống cây trồng Miền Nam để tổng hợp kết quả sản xuất kinh

Trang 12

doanh của toàn công ty Mặt khác, công ty giống cây trồng miền Nam đã tham gia niêmyết trên thị trường chứng khoán nên phòng tài chính - kế toán không nhưng chỉ cung cấpthông tin kế toán cho ban lãnh đạo và những người sử dụng thông tin trong nội bộ công

ty mà định kỳ còn phải cung cấp thông tin dưới dạng các báo cáo tài chính bắt buộc rabên ngoài theo yêu cầu của Ủy ban chứng khoán Nhà nước

Phòng kinh doanh: Do nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh là kinh doanh các loại

giống cầy trồng và các sản phẩm có liên quan đến phục vụ cho nông nghiệp nên kinhdoanh là lĩnh vực trọng tâm của chi nhánh Phòng kinh doanh có nhiệm vụ xác lập kếhoạch kinh doanh của chi nhánh theo yêu cầu của chi nhánh và của công ty giống câytrồng Miền Nam Ngoài ra, phòng còn tổ chức thực hiện và điều chỉnh các kế hoạch kinhdoanh cho phù hợp với điều kiện khách quan Phòng là đầu mối tiến hành việc phân phốithành phẩm, hàng hóa cho các đại lý, ký kết hợp đồng tiêu thụ với các đối tác kinh doanhlớn Các bộ phận của phòng có nhiệm vụ phát triển các thị trường tiềm năng, khai tháccác thị trường hiện có để nâng cao doanh số bán, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm,hàng hóa của chi nhánh Do đặc thù công ty phải nhập nhiều sản phẩm từ miền Nam ranên hạn chế trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, vì vậy phòng kinhdoanh còn có chức năng tìm kiếm các nhà cung cấp tại chỗ để có thế đáp ứng được nhucầu sản xuất kinh doanh của chi nhánh với chất lượng sản phẩm tốt, giá cả phù hợp

Phòng nghiên cứu – phát triển: Trước đây chi nhánh chỉ tiến hành kinh doanh

các loại giống cây trồng và vật tư nông nghiệp nên việc nghiên cứu sản xuất không đượccoi trọng Tuy nhiên, theo xu thế phát triển mạnh mẽ của chi nhánh trong những năm gầnđây và chiến lược kinh doanh lâu dài của chi nhánh, phòng nghiên cứu – phát triển ngàycàng có vai trò quan trọng Nhiệm vụ của phòng không chỉ gói gọn trong việc tiến hànhcác hội thảo trình diễn giống cây mới, tổ chức thí nghiệm trên các vùng thổ nhưỡng khácnhau, mà còn vươn rộng ra tiến hành nghiên cứu và khảo nghiệm các giống cây mới phùhợp với điều kiện khí hậu, đất đai đặc thù của miền Bắc

Nhà máy chế biến: là nơi diễn ra hoạt động sản xuất các sản phẩm chủ yếu phục

vụ việc kinh doanh của chi nhánh và cũng là nơi có kho chứa của chi nhánh (kho nhàmáy)

Trang 13

2.1.5 Tình hình lao động:

Ngày nay, xu thế phát triển và cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế vì vậy công ty

đã tập trung vào hai vấn đề lớn đó là: Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên vững mạnh giỏi

về chuyên môn, nhiệt tình với công việc và phục vụ khách hàng chu đáo nhất; xây dựng

uy tín cho doanh nghiệp bằng phương châm luôn lấy khách hàng làm trung tâm

Với chiến lược đó công ty luôn coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo phục vụ tốt nhất cho khách hàng Lãnh đạo công ty luôn nhấn mạnh quan điểm “Nhân lực là yếu tố hàng đầu tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp” vì vậy công ty luôn chú trọng tuyển dụng, đào tạo và nâng cao kỹ năng cho cán bộ nhân viên Đội ngũ nhân viên của công ty đa phần là đều có trình độ đại học trở lên, được dào tạo chuyên môn, kỹ nănglàm việc chuyên nghiệp, có kinh nghiệm làm việc với nhiều khách hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau

*Tình hình lao động của công ty qua 3 năm:

Trang 14

Cơ cấu (%)

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (người)

Trang 15

Từ năm 2013 tới năm 2015 công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và số lượng lao động cũngkhông có gì thay đổi nhiều Do tính chất công việc của công ty chủ yếu là bán hàng và thực hiện các dịch vụ nên tỷ lệ nam

và nữ chênh nhau là đáng kể

Năm 2014 tổng số lao động của công ty là 359 người tăng 4,66% so với năm 2013 (343 người) Trong giai đoạn này

tỷ lệ lao động nam tăng 7,86%, tỷ lệ lao động nữ giảm 9,52% Do đặc thù của từng công việc khác nhau mà sự phân côngtheo tính chất lao động trực tiếp và lao động gián tiếp cũng khác nhau Trong giai đoạn 2013 – 2014 tình hình số lượng laođộng trực tiếp là 310 người tăng 6,89% so với năm 2013 (290 người), số lao động gián tiếp lại có xu hướng giảm từ 53người xuống còn 49 người chiếm 7,55%

Năm 2015 tổng số lao động đạt 351 người giảm 2,23% so với năm 2014 Lượng lao động bình quân của doanh nghiệptrong giai đoạn 2013 – 2015 tăng 1,16%, trong đó lao động tăng nhiều nhất là lao động trực tiếp chiếm 2,39%

Tuy vậy, trong năm đầu năm 2016, sau khi đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên thì công ty cơ cấu lại nhân sự.Công ty sa thải những nhân viên lao động hoạt động hiệu quả chưa thực sự tốt và hiện tại số lượng lao động của công ty cònlại là 350 người Lao động của công ty được khuyến khích tăng hiệu quả làm việc và đến hiện tại thì hoạt động của công ty đảmbảo diễn ra bình thường

2.1.6 Tình hình Tài sản, Nguồn vốn của công ty:

Trang 16

Bảng 2.2 Thể hiện tình hình Tài sản, Nguồn vốn qua 3 năm 2013, 2014, 2015:

Đơn vị tính: Triệu đồn

STT

Chỉ tiêu

Bảng tình hình tàn sản nguồn vốn của công ty

Giá trị

Cơ cấu (%) Giá trị

Cơ cấu

Cơ cấu (%) 2014/2013 2015/2014 BQ

Trang 17

Trong vòng 3 năm 2013 – 2015 quy mô tổng tài sản của công ty Cổ phần Giốngcây trồng Miền Nam không ngừng tăng lên Tổng tài sản năm 2013 là hơn 24,4 tỷđồng, cho đến năm 2015 tăng lên 26,8 tỷ đồng.

tài sản lưu động tài sản cố định

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản qua 3 năm 2013-2015

Qua hình 2.2 thể hiện cơ cấu tài sản của công ty ta có thể thấy: cơ cấu tài sảnlưu động đang có xu hướng giảm năm 2014 ít hơn năm 2013 và có xu hướng tăng lênvào 2015 Cụ thể, năm 2013 là hơn 9,3 tỷ đồng chiếm 38,2% trong tổng tài sản Năm

2014 giảm đi là hơn 8,1 tỷ đồng (chiếm 31,3%), năm 2015 tăng lên là hơn 11 tỷ đồng(chiếm 41,1%) Trong tài sản cố định, thì tài sản cố định của công ty tăng mạnh trong

Trang 18

năm 2014 nhưng lại giảm trong năm 2015 Trong năm 2013 hơn 15 tỷ đồng (chiếm61,8%) tổng tài sản vào năm 2014 tăng hơn 17,8 tỷ đồng (chiếm 68,7 %) tổng tài sản.Tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản lưu động

Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam đã không ngừng đầu tư máy móc

và các trang thiết bị phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp cho nêntài sản cố định của doanh nghiệp được đầu tư nhiều Tài sản cố định bao gồm máymóc thiết bị, phương tiện vận chuyển phục vụ giao hàng, bán hàng hóa, chào hàng,thiết bị phục vụ công tác cung cấp dịch vụ sau bán

Qua bảng 2.2 ta có thể thấy được tổng nguồn vốn qua các năm có xu hướngtăng lên, vào năm 2013 tổng nguồn vốn đạt hơn 24,4 tỷ đồng đến năm 2014 đạt hơn25,8 tỷ đồng tăng lên so với năm 2013, năm 2015 tổng nguồn vốn đạt tổng trị giá 26,9

tỷ đồng tăng lên so với năm 2014 Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm đạt107,95% Sự tăng lên của nguồn vốn là do sự tăng lên của các khoản nợ phải trả vàtăng lên của vốn chủ sở hữu

Trang 19

89.00%

2013

nợ phải trả nguồn vốn chủ sở hữa

nợ phải trả nguồn vốn chủ sở hữu

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm 2013-2015

Qua hình 2.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn ta có thể thấy được rằng tỷ lệ

nợ phải trả, vốn chủ sở hữu không ổn định qua 3 năm Trong năm 2014 tỷ lệ nợ phảitrả trong tổng nguồn vốn là 7,5% giảm so với năm 2013 nhưng lại tăng trong năm

2015 (chiếm 11,5%) Hệ số nợ (tổng nợ/ giá trị tổng tài sản hoặc nguồn vốn) của công

ty giảm 3,5% trong năm 2014 nhưng lại tăng 4% trong năm 2015 (11,5%) điều nàychứng tỏ khả năng thanh toán nợ của công ty chưa tốt Hệ số nợ có xu hướng tăng sẽ

Trang 20

gây niềm tin không tốt với các chủ nợ , nhưng như vậy lại làm tăng khả năng sinh lờicủa các cổ đông trong công ty.

Các khoản nợ phải trả có xu hướng giảm đi nhưng lại nhanh chóng tăng lên docông ty mở rộng sản xuất và chiếm dụng vốn của các công ty khác để mở rộng sảnxuất kinh doanh Hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm tăng liên tục mặc dùnăn 2015 có giảm chút ít nhưng không đáng kể và đóng góp vào nguồn vốn kinhdoanh cuả chủ sở hữu nên vốn chủ sở hữu tăng rất nhanh trong 3 năm Tốc độ tăngbình quân đạt 104,5%

Nhìn chung tình hình tài sản - nguồn vốn của doanh nghiệp có biến động đềutăng qua điều này là rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty

2.1.7 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm

Khi Doanh nghệp bắt đầu thành lập tham gia vào thị trường, được nhờ có cácchính sách đặc quyền hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp, công ty đã đạt được doanh thu và lợinhuận tương đối cao Năm 2013 công ty vươn lên và giữ được vị trí cao trong tổng sốcác công ty sản xuất và kinh doanh về giống Doanh thu, lợi nhuận của công ty liên tụctăng trong 3 năm 2013-2015

Trang 21

Dưới đây là Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm qua:

Bảng 2.3: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh:

Đơn vị tính đồng

ST

So sánh (%) 2014/20

5 Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV 16.155.235.617 18.339.514.246 20.922.897.938 113.52 114.09 113.80

6 Doanh thu hoạt động tài chính 4.609.712 5.124.246 6.284.576 111.16 122.64 116.75

8 Chi phí bán hàng 2.749.523.606 2.668.279.397 2.885.451.818 97.05 108.14 102.45

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.648.544.228 2.554.326.748 2.592.470.263 96.44 101.49 98.93

10 LN thuần từ hoạt động kinh doanh 10.655.141.540 12.996.307.157 15.331.083.510 121.97 117.96 119.95

-14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 10.655.141.540 12.996.307.157 15.349.083.510 121.97 118.10 120.02

-17 LN sau thuế thu nhập DN 10.655.141.540 12.996.307.157 15.349.083.510 121.97 118.10 120.02

-Nguồn: phòng tài chình-kế toán

Trang 22

Doanh thu đem lại cho công ty chủ yếu là doanh thu từ hoạt động bán hàng vàcung cấp dịch vụ và doanh thu của công ty đều tăng qua 3 năm.

 Vẽ đồ thị:

Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện DT thuần và LN của CT qua 3 năm 2013-2015

Qua biểu đồ ta thấy, xét về doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tronggiai đoạn 2013-2015 có xu hướng tăng Năm 2013 doanh thu thuần bán hàng và cung cấpdịch vụ đạt hơn 56.2 tỷ đồng, năm 2014 doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụtăng 57.58% so với năm 2013 (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 là hơn

59 tỷ đồng), năm 2015 doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 2.9% nhưngtốc độ tăng chậm hơn so với năm 2014 (doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụnăm 2015 là gần 62 tỷ đồng)

Lợi nhuận của công ty cũng tăng qua 3 năm Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trêndoanh thu thuần cũng tăng qua các năm năm 2013 là 18.94%, năm 2014 là 22.01% vànăm 2015 là 24.76% Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu mang dấu dương trong các năm

Trang 23

và các năm sau cao hơn các năm trước cho thấy được tình hình kinh doanh của công ty

có lãi tương đối tốt và hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả và ngày càngphát triển

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm có sự biến đổi theochiều hướng biến động mạnh qua các năm vì vậy các khoản chi cho bán hàng, và chitài chính cũng tăng Chi phí bán hàng của công ty ngày càng tăng, nhưng nó là hoàntoàn hợp lý khi mà công ty ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh cuả mình Điềunày cho thấy công ty đã có những chính sách bán hàng hợp lý, kinh doanh có hiệu quả

*Sản phẩm cuối cùng của một kỳ sản xuất kinh doanh là các Báo cáo tài chính,trong đó Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp cho người sử dụng các thông tin vềdoanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán,phục cụ cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.Thông qua số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh có thể kiểm tra tình hình thực hiện

kế hoạch, thu nhập, chi phí và kết quả của từng loại hoạt động và kết quả chung củadoanh nghiệp trong một kỳ

2.2 Phương pháp nghiên cứu:

Trang 24

2.2.1 Khung phân tích:

Sơ đồ 2.1: Khung phân tích của đề tài nghiên cứu

+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật + Trình độ nhân viên + Giá cả, chất lượng sản phẩm +Phương thức thanh toán + Tình hình tài chính + Hoạt động xúc tiến

Yếu tố bên trong

Đánh giá

Khách hàng

Đánh giá sự hài lòng

Phân tích

Đánh giá thực trạng HĐ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng

+ MT văn hóa xã hội + MT pháp luật + MT kinh tế chính trị + Mt tự nhiên

+ Khách hàng + Đối thủ cạnh tranh + Nhà cung ứng

Trang 25

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là những số liệu sẵn có trên sách, báo, hoặc trên tài liệu thu thập

có thể dùng với mục đích khác ngoài mục đích dùng cho đề tài, không phải do ngườinghiên cứu trực tiếp thu thập và khó có thể dự đoán được mức độ tin cậy

Bảng 2.4 Thu thập dữ liệu thứ cấp

TT Thông tin thu thập Nguồn thu thập Phương pháp thu

thập

1 Cơ sở lý luận, thực tiễn ở

Việt Nam và thế giới

Sách, báo, luận án, luậnvăn, Internet có liên quan

Tra cứu và chọn lọcthông tin

2

Tìm hiểu chung về cơ cấu tổ

chức bộ máy tổ chức, kết

quả sản xuất kinh doanh

Thông qua quá trình tìmhiểu và điều tra ở công ty

Tổng hợp từ các báocáo cuối năm

3

Thực trạng hoạt động bán

hàng và dịch vụ sau bán

hàng của công ty Cổ phần

Giống cây trồng Miền Nam

Thông qua ban giám đốc,các bộ phận có liên quan

Tổng hợp từ các báocáo cuối năm

2.2.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập dựa trên quá trình quan sát, phỏng vấn trực tiếp kếthợp ghi chép của các cán bộ, công nhân viên của công ty như các số liệu về thực trạngcông tác bán hàng tại công ty, thông tin về quy trình bán hàng, mẫu mã sản phẩm, cácdịch vụ hậu mãi, ý kiến của những người có liên quan đến công tác quản lý công tácbán hàng và dịch vụ sau bán hàng …

Số liệu được thu thập thông qua quá trình điều tra, đối tượng điều tra là các cán

bộ và nhân viên trong công ty, khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ tại công ty

Bảng 2.5 Số lượng mẫu điều tra trong nghiên cứu

Trang 26

Chỉ tiêu KLL; Nhân viên Khách hàng

Quá trình khảo sát nhân viên thực hiện tại địa điểm của công ty, để đảm bảo độtin cậy có 30 người tham gia điều tra khảo sát, sau khi đã lọc bỏ các mẫu không hợp lệthì lượng mẫu chính thức nghiên cứu là 25

Điều tra ý kiến khách hàng về sản phẩm dịch vụ của công ty được thực hiệntrực tiếp đối với khách hàng đến xem, mua và sử dụng dịch vụ tại công ty Số mẫu tôilựa chọn để khảo sát là 85 mẫu Sau khi làm sạch dữ liệu loại bỏ các mẫu không đủthông tin, không hợp lệ và số mẫu chính thức đưa vào nghiên cứu là 75 mẫu

Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên với nhân viên trong công ty,lấy mẫu thuận tiện với những khách hàng đến mua sản phẩm để trực tiếp tiến hành điềutra thu thập thông tin về các chỉ tiêu định lượng các vấn đề liên quan đến mức độ hài lòngcủa khách hàng tại công ty Cổ phần giống cây trồng Miền Nam

2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

2.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu

Kết quả nghiên cứu các số liệu thu thập được sẽ được nhập vào excel và được xử

lý bằng phần mềm PASW Statistics 18.0 qua phân tích sau: ((PASW (viết tắt của

Predictive Analytics SoftWare ) là một chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê.PASW được sử dụng rộng rãi trong công tác thống kê xã hội)

2.2.3.2 Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê:

Điều tra thống kê là hình thức thu thập số liệu được tiến hành theo phương ánquy định cụ thể cho từng cuộc điều tra Trong phương án điều tra quy định rõ mụcđích, nội dung, đối tượng, phạm vi, phương pháp và kế hoạch tiến hành điều tra Điềutra thống kê ngày càng được áp dụng rộng rãi trong điều kiện nền kinh tế thị trường cónhiều thành phần kinh tế

Trang 27

Trong đề tài này, tôi sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thống kê các sốliệu về tình hình chung của công ty qua các phòng ban (tình hình tài sản, nguồn vốn,lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ), thu thập thống kê số liệu vớiPASW khảo sát ý kiến của nhân viên trong công ty, sự hài lòng của khách hàng đốivới hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng của Công ty Cổ phần Giống cây trồngMiền Nam.

Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các vấn đề nghiên cứu về kinh tế,

tự nhiên, xã hội Việc sử dụng phương pháp này trong đề tài nhằm mục đích so sánhcác chỉ tiêu về kinh tế, tốc độ phát triển, nguồn lao động năm nay so với năm trước

Phương pháp phân tích thống kê mô tả

Thống kê mô tả là bước đầu tiên của thống kê, được sử dụng để mô tả nhữngđặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cáchkhác nhau Phương pháp được sử dụng để mô tả tình hình cơ bản của công ty như lịch

sử phát triển hình thành của công ty, cơ cấu tổ chức của công ty, các sản phẩm củacông ty; mô tả quá trình bán hàng của công ty từ kiểm soát sản phẩm đầu vào, quátrình bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng, đánh giá chất lượng, ngoài ra bài khoáluận cũng sử dụng phương pháp phân tích, về các khâu, giai đoạn trong chuỗi hoạtđộng, tổng hợp lại các số liệu vừa phân tích để đưa ra những ý kiến, những đánh giá vềcông tác bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tại công ty

Ngày đăng: 28/10/2016, 23:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Phạm Thị Thu Phương (1995), Nghiệp vụ và quản trị bán hàng, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ và quản trị bán hàng
Tác giả: Phạm Thị Thu Phương
Nhà XB: NXBThống kê
Năm: 1995
2.James M. Comer (2002), Quản trị bàn hàng, Lê Thị Hiệp Thương và Nguyễn Việt Quyên biên dịch, NXB Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị bàn hàng
Tác giả: James M. Comer
Nhà XB: NXB Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2002
3.Robert J. Calvin (2004), Nghệ thuật quản trị bán hàng, Phan Thăng biên dịch, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật quản trị bán hàng
Tác giả: Robert J. Calvin
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2004
4. GS.TS Nguyễn Ngọc Huyền (2004), Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Lao động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị kinh doanh
Tác giả: GS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Nhà XB: NXB Lao động Xã hội
Năm: 2004
5. GS.TS. Trần Minh Đạo(2006), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing căn bản
Tác giả: GS.TS. Trần Minh Đạo
Nhà XB: Nhà xuấtbản Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2006
6. PGS.TS. Hoàng Minh Đường và PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc (2005), Giáo trình quản trị DNTM tập II, Nhà xuất bản lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị DNTM tập II
Tác giả: PGS.TS. Hoàng Minh Đường và PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc
Nhà XB: Nhà xuất bản lao động
Năm: 2005
9. Nguyễn Văn Trung (2007), Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng tại công ty cổ phần thang máy THIÊN NAM – Chi nhánh Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượngdịch vụ sau bán hàng tại công ty cổ phần thang máy THIÊN NAM – Chinhánh Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Văn Trung
Năm: 2007
10. Hoàng Thu Thủy (2007), Nâng cao chất lượng các dịch vụ sau bán hàng tại Công ty Công nghệ Điện tử, Cơ khí và Môi trường EMECO, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng các dịch vụ sau bánhàng tại Công ty Công nghệ Điện tử, Cơ khí và Môi trường EMECO
Tác giả: Hoàng Thu Thủy
Năm: 2007
11. Vũ Thị Thoa (2010), Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư công nghệ Bách khoa 2, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Bách khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng và dịchvụ sau bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư công nghệ Báchkhoa 2
Tác giả: Vũ Thị Thoa
Năm: 2010
8. Đỗ Thị Sáng (2006), Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tại Công ty TNHH Nhà nước một thành Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w