1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học hình học lớp 4

55 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 586,48 KB

Nội dung

Phương pháp trực quan được sử dụng trong dạy học hình học, được xem là một phương pháp diễn ra những hành động trên đồ dùng trực quan phù hợp với sự phát triển tư duy trừu tượng của HS..

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp

đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Phòng đào tạo, Phòng quản lí khoa học, Thư viện…Tôi xin cảm ơn các Thầy Cô và các phòng ban

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Thạc sĩ Nguyễn Thị Hải - người đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô giáo và học sinh khối lớp 4 Trường Tiểu học Nhân Nghĩa (Huyện Lý Nhân - Tỉnh Hà Nam) đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu tình hình, tiến hành thực nghiệm sư phạm Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của Thầy Cô giáo, tập thể lớp K52 ĐHGD Tiểu học B cùng những người thân yêu trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận

Sơn La, tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Trần Thị Vân

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

1.1 Khái niệm trực quan trong dạy học hình học 4

1.2 Vị trí và ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan 7

1.3 Các yêu cầu chung của việc sử dụng đồ dùng trực quan 8

1.4 Các nguyên tắc sử dụng đồ dùng trực quan của người giáo viên 9

1.5 Thực tiễn của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học hình học lớp 4 Trường Tiểu học Nhân Nghĩa 10

CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC LỚP 4 13

2.1 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy góc nhọn, góc tù, góc bẹt 13

2.2 Sử dụng đồ dùng trực quan trong nhận dạng góc trong các hình đã học 16

2.3 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy hai đường thẳng vuông góc và vẽ hai đường thẳng vuông góc 17

2.4 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học hai đường thẳng song song và cách vẽ hai đường thẳng song song 19

2.5 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học các bài về giới thiệu hình 22

2.6 Sử dụng đồ dùng trực quan trong thực hành vẽ hình bằng thước, ê ke và compa, cắt, ghép, gấp hình 24

2.7 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học về các đại lượng hình học 32

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 37

3.1 Mục đích thực nghiệm 37

3.2 Nội dung thực nghiệm 37

3.3 Phương pháp thực nghiệm 37

3.4 Địa bàn thực nghiệm 37

3.5 Tổ chức thực nghiệm 37

3.6 Tiến hành thực nghiệm 38

3.7 Kết quả thực nghiệm 38

KẾT LUẬN 42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHỤ LỤC

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn khóa luận

- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo nên những con người mới, con người phát triển toàn diện Cơ sở nền móng và sự phát triển này là HS cấp Tiểu học Việc giáo dục HS Tiểu học được thực hiện chủ yếu thông qua các môn học trong nhà trường, trong đó môn toán giữu một vị trí quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu trên

- Môn Toán giúp trang bị cho HS một hệ thống tri thức với phương pháp riêng để nhận thức thế giới và là công cụ cần thiết để hội nhập các môn học khác tốt hơn

- Trong chương trình Toán Tiểu học, cùng với việc học các kiến thức về số học, đại lượng,…HS còn được học các kiến thức về hình học Các kiến thức hình học ở Tiểu học không phải được dạy và học thành môn học riêng mà nó là một bộ phận gắn

bó mật thiết với kiến thức số học, đại số, đại lượng giải toán tạo thành một môn học thống nhất Các kiến thức này hỗ trợ bổ sung cho nhau góp phần phát triển toàn diện năng lực Toán cho HS

- Như chúng ta đã biết hình học luôn gắn liền với đại lượng, độ dài, diện tích Do vậy mà khi lĩnh hội các tri thức về một hình , hình học nào đó thì đồng thời các em cũng được lĩnh hội về các tri thức đại lượng liên quan Ngược lại để thực hiện hiểu biết của mình về một hình học nào đó thì phải thông qua các đại lượng gắn liền với hình học đó

Tóm lại: Yếu tố hình học có vai trò là một trong những nội dung cơ bản của môn Toán Tiểu học góp phần xây dựng cơ sở ban đầu cho phân môn hình học riêng ở trung học Vì vậy các yếu tố hình học ở TH nói chung và Toán 4 nói riêng có tầm quan trọng như vậy nên việc tìm hiểu và lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, nội dung này một việc là cần thiết mà người GV tiểu học cần phải có và nắm vững nội dung đó

- Theo đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình toán thì các yếu tố hình học nói chung là nhận biết các hình, tính chu vi, diện tích… nhưng các nội dung đó nằm rải rác

và xen kẽ các nội dung trong chương trình toán lớp 4 Chính vì điều này đã thể hiện tính thống nhất và quan điểm tích hợp trong cấu trúc nội dung, nên được coi là một ưu điểm, tuy nhiên cũng tạo ra một số khó khăn cho cả GV và HS trong quá trình dạy học các yếu tố hình học

Trang 5

- Vấn đề này giải thích bởi khi học một hệ thống kiến thức có lôgic chặt chẽ nhưng sắp xếp không liên tục HS sẽ gặp khó khăn nhất định trong việc liên hệ giữa kiến thức cũ

và kiến mới Như vậy một tiết hình học không đơn thuần chỉ kiểm tra bài cũ và truyền thụ kiến thức mới mà mỗi người GV còn phải mất thời gian để nhắc lại kiến thức cũ có liên quan rồi mới có thể tiếp tục thực hiện những yêu cầu trong bài mới

- Chúng ta biết rằng đặc điểm của HSTH là tư duy cụ thể vẫn còn chiếm ưu thế Chính vì vậy các em thường gặp khó khăn trong việc lĩnh hội các kiến thức toán học hình học mang tính chất trừu tượng mới Đấy chính là những khó khăn chung trong việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học nói chung và chu vi, diện tích ở lớp 4 nói riêng

- Để giải quyết các khó khăn đó đòi hỏi trong quá trình dạy học nội dung này người GV không những có trình độ kiến thức tốt về hình học, có lòng say mê nghề nghiệp mà còn phải biết sử dụng hợp lí các phương pháp và hình thức dạy học sao cho phù hợp và hợp lí nhất Có như vậy kết quả của quá trình dạy học mới được nâng cao

- Với đặc điểm của từng môn học, từng chương, từng bài, thậm trí từng mục khác nhau có thể sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau Song việc pháp triển tư duy trong dạy hình học thì phương pháp trực quan là một trong những phương pháp hiệu quả nhất Trong đó phương tiện trực quan đóng vai trò quan trọng cho việc thành công của phương pháp

- Sử dụng các đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học là điều kiện cần thiết đối với mỗi GV Nó mang một ý nghĩa rất lớn trong quá trình làm việc giữa GV và HS đối với môn hình học Những mô hình thật cũng như hình ảnh trực quan sẽ giúp cho người GV hình thành cho HS những khái niệm, nhận dạng được các hình, phân biệt hình, tính diện tích, thể tích thông qua đó HS tự liên hệ đến bản thân cũng như áp dụng

nó vào thực tế cuộc sống mà các em đang sống Mặt khác nó giúp HS có tính tò mò khám phá ra những cái hay của bài học để từ đó có thể gợi cho các em tính độc lập để nghiên cứu, giúp các em những gì mà mình được học không phải là hư vô, ảo tưởng

mà nó là thực tiễn mà người ta đã tìm tòi khám phá ra nó để từ đó có thể hình thành những tri thức cho HS

- Xuất phát từ vị trí, vai trò của việc dạy học hình học tôi mạnh dạn chọn khóa luận “Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học hình học lớp 4” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học toán 4

2 Mục đích nghiên cứu

- Làm rõ vai trò, tầm quan trọng của phương pháp dạy học trực quan trong dạy

Trang 6

học hình học theo định hướng đổi mới

- Nâng cao nhận thức bản thân về sử dụng phương pháp dạy học trực quan theo hướng tích cực trong dạy học hình học ở lớp 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng và việc sử dụng phương pháp dạy học trực quan trong dạy học nội dung hình học lớp

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn

- Tìm hiểu việc sử dụng đồ dùng trực quan trong day học một số nội dung hình học cụ thể ở lớp 4

- Thực nghiệm sư phạm

5 Khách thể và địa bàn nghiên cứu

Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng dạy- học hình học lớp 4 có sử dụng đồ dùng trực quan ở trường Tiểu học Nhân Nghĩa Huyện Lý Nhân Tỉnh Hà Nam

6 Phương pháp nghiên cứu

- Khóa luận nghiên cứu dựa trên một số phương pháp như:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp khảo sát điều tra

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp tổng hợp thống kê

7 Đóng góp của khóa luận

- Nếu khóa luận nghiên cứu thành công thì góp phần nhỏ trong đổi mới phương pháp dạy- học theo hướng tích cực, góp phần nâng cao việc dạy và học hình học cho khối lớp 4

- Là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên ngành giáo dục TH

8 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và các tài liệu tham khảo khóa luận gồm

có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học hình học lớp 4

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Khái niệm phương pháp dạy học trực quan trong dạy học hình học

Phương pháp trực quan là phương pháp giảng dạy không phải bằng sự giới thiệu

và lời nói mà bằng hình ảnh cụ thể, bằng cảm giác trực tiếp của HS bằng sự hướng dẫn của GV Nhằm hình thành kĩ năng, kĩ xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục

Phương pháp trực quan được sử dụng trong dạy học hình học, được xem là một phương pháp diễn ra những hành động trên đồ dùng trực quan phù hợp với sự phát triển tư duy trừu tượng của HS

Như vậy có thể hiểu: Đồ dùng trực quan là phương tiện dạy học khi sử dụng phương pháp dạy học trực quan, phương tiện kĩ thuật được GV và HS sử dụng trong quá trình dạy học

Trực quan trong dạy học nói chung và trong dạy học hình học nói riêng là các phương tiện vật chất có chứa thông tin về nội dung dạy học để thực hiện mục tiêu bài học đề ra

Ví dụ: Mô hình về các hình khi giới thiệu cho học sinh để học sinh nhận biết quan sát …, các hình minh họa trong sách giáo khoa toán, bộ đồ dùng dạy học toán của học sinh

Khi dạy bài: “Diện tích hình bình hành” toán lớp 4 Giáo viên sử dụng hình cắt từ giấy màu để nhắc lại biểu tượng hình bình hành đã học, dùng thước kẻ để vẽ hình giúp học sinh nhận biết được khái niệm đường cao trong hình bình hành và tổ chức cho HS thao tác trên đồ dùng là các tờ giấy màu, kéo, hồ dán để thực hành cắt ghép (dán) Từ

đó học sinh đã tìm cách đưa việc tính diện tích hình bình hành về việc tìm diện tích hình đã biết (diện tích hình chữ nhật) Khi đó ta nói giáo viên đã sử dụng phương pháp trực quan còn học sinh thao tác trên đồ dùng trực quan

Trang 8

1.1.2 Vai trò của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học hình học

Đồ dùng trực quan là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và học sinh

tổ chức hợp lí có hiệu quả, quá trình giáo dục , giáo dưỡng đối với môn hình học trong nhà trường nhằm thực hiện chương trình dạy học

Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, đồ dùng trực quan là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên và học sinh thực hiện mục tiêu dạy học Hơn nữa đồ dùng trực quan tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động mọi năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện

kĩ năng học tập và thực hành

Đồ dùng trực quan là vật chất hữu hình tưởng như vô tri vô giác nhưng dưới sự điều khiển hướng dẫn của giáo viên, đồ dùng trực quan thể hiện khả năng sư phạm của nó: Làm tăng tốc độ truyền thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học thêm sinh động, hiệu quả hơn Nếu việc dạy chay dạy suông làm cho người học thụ động không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo thì sự hỗ trợ đắc lực cử đồ dùng trực quan sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học, làm cho hai nhân tố này gắn kết với nhau trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo

và làm cho chất lượng giảng dạy và học tập được nâng cao

Từ năm học 2002 – 2003 việc đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học được đổi mới đồng bộ về chương trình sách giáo khoa, đồ dùng dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh Trong dạy học ở TH nói chung và dạy học hình học nói riêng, một yêu cầu đặt ra là tích cực hóa người học, tạo điệu kiện để người học tự phát hiện và lĩnh hội kiến thức Các nội dung hình học thường mang đặc tính trừu tượng và khái quát cao trong khi đặc điểm nhận thức của HS lại mang tính cụ thể trực giác và cảm tính Để đạt được yêu cầu đặt ra, các phương tiện và đồ dùng dạy học trực quan là một giải pháp sư phạm tạo những chỗ dựa ban đầu giúp HS nhận thức được các kiến thức trừu tượng, giải pháp này tác động vào hoạt động nhận thức của HS theo đúng quy luật: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan” Như vậy, phương tiện và đồ dùng trực quan có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả giờ học nói chung và đặc biệt là giờ học môn Toán

Đối với HS Tiểu học, đồ dùng trực quan lại đặc biệt quan trọng vì nó giúp các em quan sát sự vật, hiện tượng một cách trực quan, giúp HS nhận thức sâu hơn nội dung bài học, hình thành tốt kĩ năng, kĩ xảo

Trang 9

Ở bậc Tiểu học các yếu tố hình học là một bộ phận gắn bó mật thiết với các kiến thức số học, các yếu tố đại số đo lường với giải toán, tạo thành môn học thống nhất việc dạy học các yếu tố hình học được hỗ trợ cho việc dạy học các kiến thức toán học khác ở Tiểu học và do đó cùng với các kiến thức số học, yếu tố đại số, đo lường và giải toán góp phần phát triển toàn diện năng lực toán học của HS Với đặc thù riêng, các yếu tố hình học vừa có tính chất cụ thể trực quan trên mô hình, vừa có tính trừu tượng của bài toán Tiểu học Việc dạy các yếu tố hình học góp phần kích thích sự phát triển tư duy cho HS thông qua sử dụng đồ dùng trực quan giúp HS nhận thức và phân tích tốt hơn hiểu biết cần thiết về hình dạng và vị trí, kích thước của vật trong không gian khi tiếp xúc với các tình huống toán học trong cuộc sống thường ngày, vừa để chuẩn bị cho HS học môn hình học ở bậc phổ thông trung học

1.1.3 Nội dung dạy hình học Tiểu học

Nhận biết vị trí tương đối của các vật

Nhận biết các hình học đơn giản trong mặt phẳng và trong không gian

Vẽ hình, tạo dựng các hình học

So sánh chiều cao, độ dài các vật khác nhau

Giải các bài tập có nội dung hình học (những bài toán có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các phép tính trên số đo độ dài, diện tích.)

- Góc nhọn, tù, bẹt

- Nhận dạng góc trong các hình đã học

- Giới thiệu hai đường thẳng cắt nhau, vuông góc với nhau, song song với nhau

- Giới thiệu hình bình hành, hình thoi

- Giới thiệu công thức tính diện tích hình bình hành (đáy, chiều cao), hình thoi

- Thực hành vẽ hình bằng thước và ê ke, cắt, ghép, gấp hình

1.1.4 Các loại đồ dùng trực quan trong dạy học hình học

- Hình minh họa trong SGK: là một bộ phận cần thiết của nội dung Nếu bỏ hình minh họa thì không hiểu được nội dung

Ví dụ: Nếu bỏ hình minh họa trong bài “giới thiệu hình bình hành” (toán 4 ,trang 102) thì HS không thể hiểu được nội dung vì hình minh họa là cách giới thiệu duy nhất

“ Khái niệm ban đầu về hình bình hành”

Trang 10

Đồ dùng trực quan là hình minh họa trong sách giáo khoa không những giúp SGK bớt đơn điệu mà còn là đồ dùng không thể thiếu của giáo viên và học sinh hình thành nên kiến thức trong các phương pháp truyền thống

- Hình minh họa có thể được thay thế bởi các vật thật trong cuộc sống, cho các vật thật hoặc có thể dùng làm cách giải thích duy nhất đối với một từ mới

Ví dụ: hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn trong SGK có thể thay thế tấm hình vuông, tấm bìa hình tròn có thực chỉ khác hình vẽ về kích thước, màu sắc , vật liệu

- Vật tượng trưng , mô hình

Ví dụ: tấm bìa hình tròn, hình tam giác, hình vuông , hình chữ nhật hoặc hình vẽ ảnh chụp của chúng

- Phiếu học tập

- Các dụng cụ để đo , vẽ

Ví dụ: Thước, ca lít Eke, compa

- Các phương tiện kĩ thuật: Máy chiếu

1.2 Vị trí và ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan

1.2.1 Vị trí

Đồ dùng trực quan chiếm một vị trí hết sức quan trọng Một tiết dạy hình học nào

đó có sử dụng trực quan thì bài học đó HS tiếp thu rất nhanh vì hình học rất trừu tượng GV không thể cứ nói lí thuyết suông , áp dụng các phương pháp hình , so sánh chiều cao độ dài các hình khác nhau và tự tìm ra kiến thức của bài , GV chỉ là người hướng dẫn , điều khiển giải quyết các thắc mắc mà HS mắc

Đối với giáo viên, đồ dùng trực quan là phương tiện, phương pháp để giáo viên

tổ chức tiết học, cụ thể tiết học đó có những tình huống phát sinh mà học sinh có thể xảy ra trong tiết học để giáo viên có thể giải quyết chúng thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan

Đối với HS: Hình học là một môn học trong toán rất trừu tượng nó giúp cho HS hiểu bài hơn, nắm vững bài nhớ bài và dần hình thành nên những kĩ năng, kĩ xảo trong phân tích hình trong không gian Biết được tỉ lệ giữa các hình trên đồ dùng trực quan với các hình trong không gian Hình thành kiến thức toán thông qua các hình, tính chu

vi, diện tích, giữa các hình thông qua các yếu tố đại số, đại lượng

Trang 11

1.2.2 Ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong dạy hình học

Đồ dùng trực quan là một trong những phương tiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học Việc sử dụng đồ dùng trực quan không chỉ nhằm minh họa bài giảng mà còn thúc đẩy quá trình nhận thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh Nếu sử dụng đồ dùng dạy học một cách tùy tiện, chưa có sự chuẩn bị chu đáo thì hiệu quả học tập không cao, có khi còn phản tác dụng,

giáo viên mất thời gian vô ích, học sinh học tập căng thẳng mệt mỏi

1.2.3 Thiết kế và làm đồ dùng dạy học

Ngày nay với tốc độ phát triển như vũ bão của CNTT trên đất nước việt nam Ngành giáo dục và đào tạo VN cũng đang nỗ lực đẩy mạnh UDCNTT trong quản lí cũng như trong giảng dạy Các nhà trường cũng rất tích cực áp dụng CNTT trong việc dạy và học Các tính năng của CNTT rất phù hợp với nhận thức của HS ,GV ai cũng khẳng định được điều đó Nhưng để UDCNTT vào bài giảng thì cần có các trang thiết

bị dạy học mà đi kèm với nó là sự đầu tư tài chính vào đó không nhỏ.Như đâù tư vào máy tính , máy chiếu…GV có thể đầu tư cho mình một chiếc laptop nhưng cũng rất ít sắm cho mình một chiếc máy chiếu Trông chờ vào các thiết bị cấp phát của ngành hay nguồn xã hội hóa giáo dục thì một trường tiểu học cũng chỉ có được vài chiếc cho mấy chục lớp Như vậy thì CNTT cũng chưa được áp dụng đại trà cho việc dạy và học Việc dạy và học không UDCNTT vẫn phổ biến ở nhà trường tiểu học hiện nay

Mặt khác do đặc điểm lứa tuổi HS tiểu học là tư duy trừu tượng và hình học rất khó nên việc dạy và học hình học không thể tách rời được đồ dùng trực quan

Dù là học sinh cuối cấp tiểu học nhưng hình học ở cấp tiểu học là tiền đề cho các

em học lên trung học phổ thông Để phù hợp với điều kiên hiện nay, GV và HS có thể

tự làm một số đồ dùng trực quan từ những vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm góp phần đổi mới dạy học hình học theo hướng tích cực

1.3 Các yêu cầu chung của việc sử dụng đồ dùng trực quan

- Đồ dùng trực quan phải đẹp, có màu sắc phù hợp với HS , đơn giản về cấu tạo, càng ít chi tiết phụ càng tốt để đỡ làm HS chú ý cái phụ, sao lãng cái chính dễ sử dụng

- Nếu là đồ dùng minh họa thì phải to, đủ để cả lớp nhìn rõ

- Nếu là đồ dùng để HS thao tác, thì phải vừa tầm dễ sử dụng

- Nếu cả GV và HS cùng dùng thì đồ dùng phải cùng loại

Trang 12

Ngoài đảm bảo các yêu cầu trên cần cố gắng làm cho đồ dùng đạt yêu cầu kinh

tế, bền dùng được nhiều lần mà vẫn chính xác, giá thành hạ, chế tạo bằng vật liệu

dễ kiếm, rẻ tiền Với yêu cầu này, có thể hướng dẫn HS lớp 4 tự làm đồ dùng trực quan, coi như công tác thực hành, qua đó HS nắm chắc kiến thức hơn và thêm hứng thú học tập

VD: GV hướng dẫn học sinh gấp cắt hình thoi toán lớp 4

Tóm lại: Đồ dùng trực quan là hình thức thể hiện của bất cứ nội dung nào trong bài học Vì vậy cần sử dụng hợp lí phương pháp mô tả trực quan trong giảng dạy để hỗ trợ cho việc tư duy trừu tượng của học sinh thông qua nội dung hình học khá đa dạng

1.4.2 Sử dụng đúng lúc

Nghĩa là đồ dùng trực quan được sử dụng vào lúc cần thiết của bài học, lúc HS cần nhất, mong muốn được quan sát trong trạng thái tâm lí phù hợp nhất Đồ dùng trực quan được sử dụng với hiệu quả cao nếu nó xuất hiện đúng vào lúc nội dung và phương pháp dạy học cần đến Trong quá trình dạy học GV cần tránh đưa đồ dùng trực quan ra đồng loạt làm phân tán sự chú ý của HS

Trang 13

1.4.4 Sử dụng đúng mục đích , đúng cường độ

Đồ dùng dạy học có sự kết hợp chặt chẽ với các phương pháp dạy học khác nhằm kích thích hứng thú học tập của HS giúp HS tiếp nhận kiến thức chủ động , sáng tạo, tích cực Nhưng nếu thời gian sử dụng với đồ dùng trực quan quá nhiều hay sử dụng quá nhiều lần một loại hình trong một tiết học thì sẽ ảnh hưởng đến các bước của giờ lên lớp Sẽ dẫn đến HS chán học, không tập trung Và nếu sử dụng quá nhiều trong một giờ dạy sẽ dẫn đến sự quá tải về thông tin Như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập Vì vậy, khi sử dụng giáo án có các đồ dùng trực quan người GV phải sắp xếp, lựa chọn các đồ dùng trực quan cho hợp lí

1.5 Thực tiễn của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học hình học lớp 4 Trường Tiểu học Nhân Nghĩa

Về đồ dùng trực quan: Trong những năm qua, Trường Tiểu học Nhân Nghĩa đã được cung cấp khá nhiều thiết bị đồ dùng dạy học song đồ dùng vẫn chưa đáp ứng đủ cho các lớp dạy

Về giáo viên: Từ thực tế đồ dùng dạy học còn thiếu, bản thân giáo viên còn ngại

sử dụng, cán bộ phụ trách thiết bị ở trường lại kiêm nhiệm những việc khác nên việc mượn, trả còn gặp nhiều khó khăn Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giáo viên lên lớp sử dụng đồ dùng trực quan thiếu thường xuyên

Trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học, một số giáo viên còn lúng túng Chẳng hạn khi dạy các hình nhận biết hình dạng của chúng giáo viên chỉ nghĩ rằng cứ đưa ra vật thật hay hình vẽ trên bảng hay trong sách giáo khoa cho học sinh quan sát là đảm bảo điều kiện nhận biết của học sinh

Về cơ sở trường học: Được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong những năm

vừa qua cơ sở vật chất trường học đã được đầu tư và nâng cấp song thực tế vẫn còn khó khăn, nhất là vùng nông thôn Trường thiếu các phòng chức năng, phòng đồ dùng thiết bị Tất cả các điều kiện trên cũng là một khó khăn cho việc bảo quản và sử dụng

đồ dùng trực quan

* Điều tra đối với GV

Sau khi tiến hành khảo sát tại trường bằng trao đổi trực tiếp tôi nhận thấy: Đội ngũ GV của nhà trường cơ bản đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, yêu ngành, yêu nghề Nhà trường luôn chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cho GV Bảng tổng hợp điều tra như sau:

Trang 14

Thông qua việc tiếp xúc, trò chuyện trực tiếp với GV dạy lớp 4, tôi đã thu nhận được một số ý kiến của GV về phần dạy hình học như sau:

- Đa phần GV dạy chay vì ngại sử dụng đồ dùng trực quan mặc dù trường được cung cấp khá nhiều đồ dùng trực quan

* Điều tra đối với học sinh

Tìm hiểu thông qua GVCN ở hai lớp 4 Thầy Cô cũng cho biết đa số các em có lực học khá giỏi, rất ít học lực trung bình, đặc biệt không có học sinh yếu kém Nhận thức của các em tương đối đồng đều, ổn định

Về đạo đức: HS ngoan, biết nghe lời thầy cô giáo, không mắc các tệ nạn xã hội

Về học tập: Các em đều có ý thức học tốt, chú ý nghe giảng và làm bài tập

Bảng tổng hợp điều tra như sau:

Bảng 2 Lớp Tổng số

Trang 15

* Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học hình học ở trường Tiểu học

100% giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa, tác dụng to lớn của

đồ dùng trực quan trong quá trình hình thành kiến thức hình học cho HS , nhiều giáo viên đã vận dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng mức độ của các đồ dùng trực quan Song cũng có một số GV chưa hiểu rõ cấu tạo của bộ đồ dùng khối lớp mà mình phụ trách, chưa nhớ phạm vi sử dụng của các đồ dùng dạy học cho các tiết dạy

Đặc biệt những thao tác kỹ thuật trong khi sử dụng đồ dùng trực quan theo những dụng ý sư phạm còn ít được GV chú ý

* Nhận thức của HS về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy hình học ở trường Tiểu học

Ở đầu bậc Tiểu học tư duy của HS mang nặng tính cụ thể là chủ yếu Trong chương trình toan tiểu học, các yếu tố hình học được sắp xếp từ dễ đến khó, từ trực quan cụ thể đến tư duy trừu tượng, rồi đến khái quát vấn đề Việc sử dụng đồ dùng trực quan làm bài tập tạo thông qua các hình hình học và đời sống thực tế

Hình học không phải là môn học riêng nhưng rất quan trọng cho HS học lên cao Việc nhận thức hình dạng các hình và tính chu vi diện tích các hình đơn giản Học sinh

từ việc quan sát thực hành thông qua các đồ dùng trực quan để có thể phân tích, tổng hợp các kiến thức một cách khái quát nhất, tính diện tích hình mới thông qua cách tính diện tích hình đã học

Do đặc điểm lứa tuổi, học sinh còn hiếu động, sự tập trung chú ý nghe giảng còn hạn chế Khả năng phân tích trí tưởng tượng, sự suy luận của các em còn hạn chế nhiều dẫn tới ngại làm các bài tập có nội dung yếu tố hình học

Qua khảo sát chất lượng của 79 học sinh lớp 4 vào đầu tháng 2 theo tiêu chí trong bảng, cho thấy việc học kiến thức hình học của các em là đạt so với chỉ tiêu của ngành giáo dục đào tạo đề ra:

Bảng 4 Nhận biết hình và kĩ năng

vẽ hình

Nắm vững kiến thức cơ bản về hình học

Trang 16

CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC LỚP 4 2.1 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy góc nhọn, góc tù, góc bẹt

Ở các lớp 1,2,3 yêu cầu HS nhận biết các hình chữ nhật, hình vuông , hình tròn, hình tam giác dưới dạng tổng thể, thực hành xếp – ghép hình,chưa yêu cầu HS nhận biết đặc điểm về góc,cạnh Dạy góc nhọn, góc tù, góc bẹt mục tiêu là giúp HS có biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt Biết dùng ê ke để nhận dạng các góc trên

2.1.1 Góc nhọn

Đồ dùng trực quan: Bảng phụ vẽ các góc nhọn, góc vuông

Thực hành trên đồ dùng trực quan

Sử dụng ê ke: Để xác định một góc bất kì có phải góc nhọn hay không Khi dạy

HS dùng ê ke để kiểm tra góc nhọn, cần phải chú ý các thao tác sử dụng, chẳng hạn khi dùng ê ke để kiểm tra xem góc có nhọn hay không, cần thực hiện như sau:

Bước 1: áp ê ke lên mặt giấy, sao cho 1 cạnh của ê ke trùng với một cạnh của góc Bước 2:Trượt ê ke theo cạnh đó sao cho đỉnh của ê ke trùng với đỉnh của góc Bước 3: Quan sát và nhận xét thấy: góc nhọn bé hơn góc vuông (góc vuông học ở lớp 3)

Hình vẽ:

GV nói đây là góc nhọn Đọc là: “Góc nhọn đỉnh O; cạnh OA; OB”

GV cho HS nêu ví dụ thực tế về góc nhọn, chẳng hạn: góc tạo bởi hai kim đồng

hồ chỉ lúc 2 giờ, góc nhọn tạo bởi hai cạnh của một tam giác (GV tìm những hình ảnh thực tế xung quanh để HS có biểu tượng về góc nhọn)

O

B

A

Trang 17

Để có những bài tập đa dạng giúp HS có khái niệm về góc nhọn, GV chuẩn bị các hình vẽ những góc có độ dài khác nhau, ở các vị trí khác nhau trên một tấm bìa to để làm việc chung trên lớp (hoặc vào các phiếu bài tập cho từng HS)

Trang 19

Ở lớp 4, HS chủ yếu nhận dạng các góc : góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt

như là nhận dạng các khái niệm hình học chưa đi sâu vào so sánh số đo của các góc

như ở bậc trung học cơ sở Vì vậy đồ dùng trực quan trong dạy góc nhọn, góc tù, góc

bẹt giúp HS tự nhận dạng các góc thông qua thực hành luyện tập trên trực quan

2.2 Sử dụng đồ dùng trực quan trong nhận dạng góc trong các hình đã học

- Ở các lớp 1,2,3 các em đã được học một số hình cơ bản nhưng chỉ ở mức độ

nhận dạng hình chưa đi sâu vào nhận dạng góc trong các hình đó

- Để nhận dạng góc trong các hình trước hết HS phải hình dung và nhớ lại các

góc đã học sau đó dùng các hình (vật thật) có trong bộ đồ dùng toán để nhận dạng mỗi

hình, dùng hình vẽ hay tranh vẽ (hình ảnh mô tả khái quát hơn) có trong SGK để

giúp HS nhận dạng góc trong mỗi hình Chẳng hạn, nhận dạng góc trong hình

vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thang, hình tứ giác có

thể thực hiện như sau:

- Sử dụng bộ đồ dùng toán: Cho HS lấy ra các hình theo yêu cầu của GV:

- Sử dụng hình vẽ, tranh vẽ có trong SGK HS có thể quan sát tổng thể để nhận

dạng góc trong mỗi hình hoặc có thể dùng ê ke để nhận biết góc Từ đó HS có thể khái

quát lại như sau:

Hình vuông và hình chữ nhật có 4 góc vuông

Hình tam giác thường có 3 góc nhọn

Hình bình hành thường có hai góc nhọn và hai góc tù

Hình thang vuông có hai góc vuông, một góc nhọn và một góc tù Hình thang cân có hai góc nhọn và một góc tù

Hình thoi có bốn góc nhọn

Trang 20

2.3 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học hai đường thẳng vuông góc và

vẽ hai đường thẳng vuông góc

Mục tiêu: Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh

- Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông với nhau hay không

- Biết vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau

GV kết hợp các phương pháp dạy học với đồ dùng trực quan giới thiệu hai đường thẳng vuông góc

2.3.1 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học giới thiệu hai đường thẳng vuông góc

- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng, cho thấy rõ 4 góc A, B, C, D đều là góc vuông

- GV kéo dài hai cạnh BC và DC thành hai đường thẳng, tô màu hai đường thẳng (đã kéo dài) Cho HS biết: “Hai đường thẳng DC và BC là hai đường thẳng vuông góc với nhau”

- GV cho HS nhận xét: “Hai đường thẳng BC và DC tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C” (kiểm tra bằng ê ke)

- GV dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rồi kéo dài hai cạnh góc vuông

để được hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau (như hình vẽ trong SGK)

Trang 21

Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O

Gv cho HS liên hệ các trực quan có thật ở ngoài để có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc Chẳng hạn hai đường mép liền nhau của quyển vở, hai cạnh liên tiếp của bảng đen, hai cạnh liên tiếp của ô cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh vuông góc của ê ke…

- Để có những bài tập đa dạng giúp HS nhận biết được hai đường thẳng vuông góc GV cho HS thực hành trên các bài tập yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra hai đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không và chỉ ra

Hình 1: hai đường thẳng IH và IK vuông góc với nhau

Hình 2: hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau

2.3.2 Vẽ hai đường thẳng vuông góc

Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước

Ta có thể vẽ như sau:

- Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng AB

- Chuyển dịch ê ke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thì ta được đường thẳng CD vuông góc với đường thẳng AB

- Trường hợp điểm E nằm trên đường thẳng AB :

K

I

Hình 2 Hình 1

Trang 22

- Trường hợp điểm E ở ngoài đường thẳng AB :

=˃ Bài toán : Vẽ đường thẳng đi qua đỉnh A của tam giác ABC và vuông góc với đáy BC

Qua đỉnh A của hình tam giác ABC ta vẽ được đường thẳng vuông góc với cạnh đáy BC, cắt cạnh đáy BC tại H Ta gọi đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC Từ đó ta biết vẽ đường cao trong tam giác

2.4 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học hai đường thẳng song song và cách vẽ hai đường thẳng song song

Mục tiêu:

Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song ( là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau )

HS biết vẽ hai đường thẳng song song với nhau

2.4.1 Dạy hai đường thẳng song song

2.4.1.1 Giới thiệu hai đường thẳng song song

Trang 23

GV vẽ một hình chữ nhật (ABCD) lên bảng Kéo dài về hai phía hai cạnh đối diện nhau (chẳng hạn AB và DC) Tô màu hai đường kéo dài này và cho HS biết: “ Hai đường thẳng AB và CD là hai đường thẳng song song với nhau”

sổ, hai cạnh đối diện của bàn học,…)

- GV vẽ “ hình ảnh ” hai đường thẳng song song, chẳng hạn AB và DC (như hình vẽ, không dựa vào hai cạnh hình chữ nhật) để HS “quan sát ” và nhận dạng hai đường thẳng song song (trực quan)

Để củng cố bài học giúp HS nhận dạng được hai đường thẳng song song với nhau

GV yêu cầu HS làm bài tập thực hành phía dưới (trang 51 SGK) GV sử dụng đồ dùng trực quan đã chuẩn bị yêu cầu HS thực hành trên đồ dùng trực quan

- Yêu cầu HS chỉ và nêu được các cặp cạnh song song với nhau, các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong mỗi hình, chẳng hạn: Hình MNPQ có:

- MN song song với PQ

Trang 24

2.4.2 Vẽ hai đường thẳng song song

Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước

Trước khi hướng dẫn cách vẽ cho HS, GV cho HS liên hệ với hình ảnh hai đường thẳng song song (AB và DC) cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba (AD) ở hình chữ nhật trong bài học GV có thể vẽ trước ra bảng phụ và treo lên để HS vừa ôn bài vừa là tiền đề để HS học bài mới

GV nêu yêu cầu bài toán rồi hướng dẫn và thực hiện vẽ mẫu trên bảng

- Ta có thể thực hiện vẽ như sau:

Vẽ đường thẳng MN đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB

- Vẽ đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng MN ta được đường thẳng CD song song với đường thẳng AB

Trang 25

2.5 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học các bài về giới thiệu hình (hình bình hành, hình thoi)

2.5.1 Giới thiệu về hình bình hành và hình thoi

Ở lớp 2, 3 các em đã được học về tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông Ở lớp 4 yêu cầu các em nhận dạng tổng thể hình bình hành, hình thoi và yêu cầu nhận biết một số đặc điểm của hình Phân biệt hình bình hành, hình thoi với một số hình đã học

Mục tiêu: Hình thành biểu tượng về hình bình hành, hình thoi

Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành, hình thoi Từ đó phân biệt được hình bình hành, hình thoi với một số hình đã học

Giới thiệu về hình bình hành, hình thoi theo trình tự sau:

GV giới thiệu các vật mẫu cụ thể

HS quan sát hình vẽ trong phần bài học của SGK rồi nhận xét hình dạng của hình, từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành:

Trong số các hình đó, các hình bình hành là:hình 1 và hình 2 (SGK Toán 4 trang 102)

Quan sát các hình vẽ trong bài học để nhận ra các hình thoi (SGK Toán 4 trang 140): Hình thoi ABCD (hình 1) và hình thoi MNPQ (hình 3)

Trang 26

● Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành và hình thoi

GV gợi ý để HS tự phát hiện các đặc điểm của hình bình hành (thông qua việc đo

độ dài của các cặp cạnh đối diện để giúp HS thấy HBH có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau) HS phát biểu thành lời: “HBH có hai cặp đối diện song song và bằng nhau”

- HS tự nêu một số ví dụ về các đồ vật trong thực tiễn có hình dạng là HBH và nhận dạng một số hình vẽ trên bảng phụ

- HS quan sát và nhận thấy: Hình 1 và hình 5 là hình bình hành

- Để biết thêm đặc điểm của HBH GV cho HS đo độ dài đường chéo và nhận thấy: HBH có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

* Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi

- GV và HS cùng lắp ghép mô hình hình vuông GV và HS dùng mô hình vừa lắp

để vè hình vuông lên bảng và lên giấy, vở HS quan sát và nhận xét

- GV xô lệch hình vuông nói trên để được hình thoi: GV hỏi HS về cạnh của hình thoi như thế nào so với cạnh của hình vuông? GV nên cho HS đo độ dài các cạnh của hình thoi để giúp HS thấy được: Bốn cạnh của hình thoi đếu bằng nhau

- Để HS nhận biết thêm đặc điểm của hình thoi GV cho HS xác định đường chéo của hình thoi:

Hình 1

Hình 2

Trang 27

HS sử dụng ê ke để kiểm tra đặc tính vuông góc của hai đường chéo và dùng thước có vạch chia từng mi-li-mét kiểm tra hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

● Nhằm củng cố biểu tượng và nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành và hình thoi: GV đưa ra bảng phụ các hình đã được vẽ sẵn để HS nhận dạng và đặt ra câu hỏi về đặc điểm của hình

Yêu cầu HS nhận dạng được hình và đặc điểm của 4 hình trên:

Hình bình hành ABCD có: AB song song với DC và AB bằng DC

- AD song song với BC và AD bằng BC

- Có điểm O là trung điểm của hai đường chéo AC và BD

2.6 Thực hành vẽ hình bằng thước, ê ke và compa, cắt, ghép, gấp hình

Mục tiêu: Giúp HS biết sử dụng thước kẻ, ê ke và compa đề vẽ các hình theo yêu cầu của bài học

- Biết cắt, ghép, gấp hình sao cho từ một hình phức tạp trở thành đơn giản

2.6.1 Thực hành vẽ hình chữ nhật (Biết độ dài hai cạnh cho trước)

* Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 2cm

Ngày đăng: 28/10/2016, 16:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Áng – TS. ĐỖ Tiến Đạt – PGS. TS Đỗ Đình Hoan (Chủ biên)(2006), “ Hỏi đáp về dạy học Toán 4” – NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về dạy học Toán 4
Tác giả: Nguyễn Áng – TS. ĐỖ Tiến Đạt – PGS. TS Đỗ Đình Hoan (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
4. Đỗ Đình Hoan (2008), “Toán 4” – NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toán 4
Tác giả: Đỗ Đình Hoan
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
5. Đỗ Đình Hoan (2006), “Sách giáo viên Toán 4”, NXB Giáo dục. Nguyễn Duy Hứa – Đỗ Kim Minh, (2003), hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học Toán ở Tiểu học, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Toán 4
Tác giả: Đỗ Đình Hoan (2006), “Sách giáo viên Toán 4”, NXB Giáo dục. Nguyễn Duy Hứa – Đỗ Kim Minh
Nhà XB: NXB Giáo dục. Nguyễn Duy Hứa – Đỗ Kim Minh
Năm: 2003
2. Trần Diên Hiển, Thực hành giải toán ở Tiểu học (tập 2), NXBĐHSP 2007 Khác
3. Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Thụy (2004), Giáo trình phương pháp dạy môn Toán Tiểu học, dành cho GVTH đào tạo tại chức và từ xa, NXB Khác
6. Nguyễn Duy Hứa – Đỗ Kim Minh, (2003), hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học Toán ở Tiểu học, NXBGD Khác
7. Phạm Đình Thục, Giảng dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học, XBGD – 2002 Khác
8. Phạm Đình Thục, Dạy toán ở Tiểu học bằng phiếu giao việc, XB lần 6, NXBGD -2002 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w