1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa lý - lớp 6 – Cấp THCS

17 2,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 647,5 KB

Nội dung

Môn địa lí cũng cần trang bị những kiến cho HS các phương pháp sử dung tranh ảnh, bản đồ, quan sát địa phương, phương pháp làm việc với các số liệu, sơ đồ.... VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA PHƯƠN

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thời đại ngày nay, khoa học - kĩ thuật phát triển như vũ bão, khối lượng tri thức của các khoa học đều tăng lên nhanh chóng, trong đó có môn địa

lí, thời lượng giảng dạy môn này mỗi tuần một tiết Vì thế, một yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn kiến thức cơ bản của nội dung bài học của bộ môn ở nhà trương phổ thông như thế nào cho phù hợp với khả năng nhận thức của HS, tương ứng với quỹ thời gian dành cho bộ môn Để làm được điều này, một mặt bộ môn địa

lí phải tinh giản những kiến thức có tính chất sự kiện để tăng cường những kiến thức cơ bản Môn địa lí cũng cần trang bị những kiến cho HS các phương pháp

sử dung tranh ảnh, bản đồ, quan sát địa phương, phương pháp làm việc với các

số liệu, sơ đồ Nhờ nắm được các phương pháp đó, HS có thể tự mình mở rộng được thêm những hiểu biết về kiến thức bộ môn, tự bổ sung cho mình cách thức rèn luyện phẩm chât đạo đức, pháp luật đúng đắn Ngoài ra còn làm cho bộ môn địa lí trong nhà trường xích lại gần hơn đối với các bộ môn khác trong hệ thống kiến thức giảng dạy

Ngoài ra, đối với một trường đóng trên địa bàn miền núi như trường THCS Ba Tiêu - huyện Ba Tơ, HS đa số là con em đồng bào dân tộc H're, trình

độ nhận thức của các em còn thấp, điều kiện tiếp cận với các nguồn tư liệu (internet, sách báo ) còn hạn chế nên việc tự học, tự nghiên cứu là chưa nhiều

do đó quá trình lĩnh hội kiến thức địa lý gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những kiến thức mang tính trừu tượng ở chương Trái Đất - Địa lý 6

Chính vì điều đó, đòi hỏi người GV phải nắm được sự thay đổi tích cực trong quá trình dạy và học trong trường phổ thông Việc thay đổi SGK mới đòi hỏi lượng kiến thức phải tăng lên Do đó, trong dạy học phải có sự kết hợp các phương pháp thật linh hoạt, khoa học, nhằm giúp HS nắm bài một cách chủ

Trang 2

động, sâu sắc Ở đây, phương pháp dạy học trực quan không chỉ là vật để minh hoạ kiến thức, mà nó còn là nguồn tri thức quan trọng mà HS qua quá trình làm việc biết khai thác tối đa Để giúp HS khai thác được kiến thức cũng như khắc sâu kiến thức, đòi hỏi người GV phải hiểu được ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học trực quan, để từ đó vận dụng tốt hơn chính vì điều đó tôi đã chọn

và đi vào nghiên cứu đề tài: "Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa

lý - lớp 6 – Cấp THCS"

2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: HS khối lớp 6 trường THCS Ba Tiêu - Ba Tơ

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về vai trò, tác dụng và cách sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy môn địa lí – lớp 6

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để nghiên cứu tốt nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:

- Phương pháp tham khảo tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho

GV THCS chu kỳ 3; các tạp chí về giáo dục

- Phương pháp thực nghiệm: Đối chiếu kết quả điều tra, đánh giá

- Phương pháp quan sát: Thông qua dự giờ đồng nghiệp nhằm kiểm tra các nội dung liên quan

- Xây dựng kế hoạch, tích lũy tư liệu, số liệu

5 PHẠM VI ÁP DỤNG

Áp dụng cho việc giảng dạy môn Địa lý - 6 tại trường THCS Ba Tiêu - Ba

Tơ và cũng có thể áp dụng tại các cơ sở giáo dục có bậc THCS khác

Trang 3

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ – LỚP 6

Trong dạy học môn địa lí, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho HS, cụ thể hoá các sự kiện và khắc phực tình trạng trừu tượng hoá kiến thức địa lí của HS

Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc kiến thức, là phương tiện rất

có hiệu quả để hoàn thành các khái niệm địa lí, giúp HS nắm vững các tri thức về hoa học địa lý Ví dụ: Khi HS quan sát các đối tượng trên bản đồ, trước tiên HS phải quan sát vào bảng chú giải để biết qui ước kí hiệu của các đối tượng đó như thế nào, từ đó HS mới có thể đọc được bản đồ

Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu những kiến thức địa lí Ví dụ: Để khắc sâu kiến thức về các kiểu cảnh quan trên Trái Đất, GV cho HS quan sát hình ảnh về các loại cảnh quan qua tranh ảnh địa

lí hoặc phim chiếu

Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hoàn thành khái niệm địa lí, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của HS Nhìn vào bấtt cứ loại đồ dùng trực quan nào, HS cũng hình thành nhận xét, phán đoán, hình dung kiến thức địa lí Các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về các kiến thức trong hệ thống kiến thức địa lí

Lứa tuổi HS lớp 6, ngoài việc cho các em nắm vững các khái niệm, kiến thức bài học thì việc giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mỹ của đồ dùng dạy học trực quan cũng có ý nghĩa to lớn Ngắm nhìn một "Bức tranh phong cảnh" hay khi xem một cuốn phim tài liệu nói về Bác Hồ , HS sẽ có những tình cảm mạnh

Trang 4

mẽ về lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước các e sẽ kính trọng và quý mến người tài Đặc biệt các em luôn nhớ tới lãnh tụ - Anh hùng dân tộc

Với vai trò giáo dưỡng, giáo dục và phát triển đã nêu trên, đồ dùng trực quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy - học, gây hứng thú học tập cho

HS "Nó là chiếc cầu nối giữa kiến thức lí thuyết và thực tiễn"

Trong môn địa lí có hai nội dung kiến thức, đó là Tự nhiên và Xã hội Do

đó cần phải lựa chọn nội dung mà sử dụng đồ dùng trực quan cho phù hợp Chính việc đó là nguyên nhân làm nảy sinh PPDH trực quan trong bộ môn địa lí

2 CÁC LOẠI ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 6

Có nhiều cách phân loại đồ dùng dạy học trực quan trong dạy học môn địa

lí, nhưng nội dung chương trình địa lí – lớp 6 chủ yếu có ba nhóm trực quan sau:

2.1 Nhóm trực quan thực tiễn

Bao gồm các loại cảnh quan tự nhiên, văn hoá… sử dụng dưới hình thức trực quan bằng cách tham quan thực tế Nó có giá trị, ý nghĩa to lớn về mặt nhận thức, thông qua việc tiếp xúc các loại cảnh quan tự nhiên, văn hóa….HS sẽ có những hình ảnh cụ thể, chân thực, đúng đắn Tuy nhiên, việc sử dụng hình thức này bị hạn chế bởi vì nó không có sẵn trong phòng học, do đó cần tạo điều kiện thuận lợi tổ chức cho HS tham quan các loại cảnh quan tự nhiên, văn hóa… địa phương để qua đó HS có cái nhìn bao quát về sự đa dạng của tự nhiên, xã hội

2.2 Nhóm trực quan tạo hình

Bao gồm tranh ảnh (tranh ảnh trong SGK, tranh ảnh sưu tầm, tranh vẽ, bộ tranh in sẵn), phim đèn chiếu, băng hình Video Các loại đồ dùng trực quan này giúp HS thấy rõ sự vật, hiện tượng địa lí một cách rõ ràng, mang tính trực quan

và thuyết phục cao trong việc chuyển tải nội dung kiến thức

2.3 Nhóm trực quan quy ước

Trang 5

- Bản đồ: Là nguồn tri thức, qua bản đồ HS có cái nhìn bao quát những khu vực rộng lớn của một đất nước, một khu vực hay cả thế giới

- Sơ đồ: Nhằm cụ thể hoá nội dung bằng những mô hình, diễn tả nội dung

cơ bản của bài học và mối quan hệ qua lại giữa các nội dung đó

- Biểu đồ: Diễn tả quá trình phát triển, tăng, giảm, sự vận động của đối tượng nào đó trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài học

3 SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ - LỚP 6

3.1 Nhóm trực quan thực tiễn

3.1.1 Phần chung

Là phương pháp hướng dẫn HS quan sát (tham quan) các loại cảnh quan

tự nhiên, văn hóa….với mục đích tìm hiểu những đặc điểm tự nhiên, văn hoá

-xã hội để hiểu biết về thế giới tự nhiên, -xã hội Quan sát trực tiếp cũng tạo cho

HS phát triển năng lực tư duy (thông qua sự hướng dẫn của GV) và rèn luyện thói quen độc lập, tích cực tìm những nét riêng biệt của các đối tượng tự nhiên,

xã hội; có lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, có thái độ đúng đắn đối với môi trường sống Các hình thức quan sát có thể khác nhau về thời gian: dài , ngắn và thời điểm tiến hành

Muốn hướng dẫn HS tiến hành các hoạt động quan sát có hiệu quả, trước hết GV cần cho HS hiểu được mục đích quan sát và nhiệm vụ của việc quan sát Khi quan sát phải chú ý đến đặc điểm của đối tượng, trên cơ sở đó liên hệ đến kiến thức trong nội dung bài học, nhằm tìm ra khái niệm chính xác

Thực ra, kĩ năng quan sát không phải được hình thành trong một lúc Đối với HS lớp 6 các em chưa quen cách quan sát, chính vì vậy vai trò của GV ở đây rất quan trọng GV cần hướng dẫn và rèn luyện cho HS quan sát, trình tự tiến hành quan sát Công việc này phụ thuộc khá nhiều vào đối tượng quan sát Ngoài

Trang 6

ra giáo vien phải duy trì thường xuyên hứng thú quan sát cho HS Muốn thế GV phải khuyến khích, giúp đỡ, động viên, gây cho các em hứng thú trong việc tìm

ra được câu trả lời, lời giải đáp cho những vấn đề các em quan tâm Sau đó, cho các em trình bày kết quả quan sát được và bày tỏ tình cảm trước đối tượng

3.1.2 Phần cụ thể

Trong nội dung chương trình SGK địa lí THCS, nhóm trực quan thực tiễn

có thể áp dụng cho rất nhiều bài ở lớp 6

Ví dụ : Bài 23 : "SÔNG VÀ HỒ"

* Phương pháp dạy trong phòng: GV cho HS quan sát mô hình, hình

ảnh về một dòng sông:

Sau đó GV yêu cầu HS mô tả về dòng sông đó có những bộ phận nào, hình dang dáng ra sao… và rút ra nội dung bài học

* Phương pháp tham quan thực tế: Đối với bài này, quá trình dạy - học

không nhất thiết chỉ tiến hành trong lớp học Nếu như có điều kiện, GV nên tổ chức dạy - học ngoài trời, ở những nơi có sông , hồ

Trang 7

- Phương án này tổ chức dưới hình thức cho HS tham quan, nhưng phải đạt được các mục tiêu, yêu cầu của nội dung bài học và tuỳ theo tính chất của thiên nhiên, GV phải chuẩn bị nội dung và hệ thống câu hỏi phù hợp với quang cảnh nơi tham quan, các câu hỏi phải khai thác hết cảnh thực của tự nhiên, từ đó hình thành khái niệm địa lí cho HS cũng như cảm xúc về thiên nhiên cho HS

- Khi tham quan, GV giới thiệu và hướng dẫn cho HS cách khai thác, xem xét cụ thể về các bộ phận của sông, hồ ra sao

Qua chuyến tham quan thực tế, HS rút ra được những nội dung cần thiết qua sự hướng đẫn của GV, từ đó hình thành cho HS thái độ, tình cảm đẹp về thiên nhiên, làm cho HS thấy được sự cần thiết của thiên nhiên đối với đời sống con người nói riêng và giới sinh vật nói chung

- Khi đi tham quan, GV cần giao nhiệm vụ cho HS mang theo các vật dụng cần thiết như: Bút, giấy dể ghi chép (nếu có thì đem cả máy ảnh, camera) Qua đó GV cho HS viết bài thu hoạch nhỏ nói về cảm xúc cuả mình đối với thiên nhiên

3.2 Nhóm trực quan tạo hình

3.2.1 Phần chung

Tranh ảnh dùng để dạy môn địa lí lớp 6 có nhiều loại: Tranh ảnh địa lí

-6 treo tường (NXB Giáo dục phát hành), tranh ảnh trong SGK, các tranh ảnh sưu tầm,

Nhiệm vụ chính của các loại tranh ảnh này là hình thành cho HS những biểu tượng cụ thể về kiến thức địa lí Trong các loại tranh ảnh kể trên, có ý nghĩa quan trọng hơn cả là các tranh ảnh treo tường in sẵn và các tranh ảnh trong SGK,

vì nội dung của chúng đều được lựa chọn cẩn thận, phù hợp với nội dung các bài dạy trong chương trình địa lí - 6

Trang 8

Trong quá trình dạy học, GV thường cho HS quan sát, đặt một số câu hỏi cho HS phân tích tranh trước, rồi sau đó mới dùng cách quy nạp trình bày tài liệu, rút ra kết luận, nhưng cũng có thể GV dùng tranh ảnh để củng cố bài học,

bổ sung kiến thức cụ thể cho HS sau khi đã dạy bài mới "Trong quá trình dạy học, tranh ảnh cũng phải được sử dụng đúng chỗ, đúng lúc thì mới phát huy được hết tác dụng, không làm giảm hứng thú hoặc phân tán tư tưởng"

Cùng với những tranh ảnh giáo khoa về kiến thức, có thể sử dụng tranh ảnh địa sưu tầm được, tranh ảnh vẽ , những tranh ảnh đó được lựa chọn, sắp xếp lại theo chủ đề khác nhau: Tranh ảnh thiên nhiên như: các dạng sông, hồ, các hang động, các bãi biển, vịnh Hạ Long, Sapa trong việc lựa chọn, sưu tầm tranh ảnh, GV có thể huy động lực lượng HS tham gia, hướng dẫn HS cùng làm

3.2.2 Phần cụ thể

Cách sử dụng tranh ảnh được ví dụ qua một số bài cụ thể sau:

- Bài 12: " Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt Trái đất"

- Bài 23: " Sông và hồ"

- Bài 24: " Biển và đại dương".

Ví dụ: Bài 12: "TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT"

Đối với bài này, GV có thể sử dụng các loại tranh in sẵn của Bộ GD-ĐT,

mô tả các loại địa hình như: núi cao, bình nguyên, đồng bằng, động đất, núi lửa…

Trang 9

GV cho HS quan sát tranh ảnh, sau đó đặt ra một số câu hỏi cho HS thảo luận về đặc điểm, hình dạng của các loại địa hình Sau đó GV tập hợp kết quả, thảo luận rồi rút ra kết luận chính xác Cuối cùng rút ra nội dung bài học

3.3 Nhóm trực quan quy ước

3.3.1 Bản đồ

a Phần chung

Là phương tiên trực quan, qua bản đồ HS lớp 6 có thể biết khái quát về cách đọc bản đồ, nhận biết về các loại bản đồ thực hiện theo các phép chiếu đồ khác nhau, các phương hướng trên bản đồ

Về phương pháp sử dụng bản đồ trong chương trình địa - 6 là không đáng

kể, GV chỉ cần cho HS quan sát dưới sự giới thiệu của GV, nhằm cho HS biết phân biệt các loại kí hiệu trên bản đồ, cách tính tỉ lệ bản đồ hoặc các loại bản đồ

b Phần cụ thể

Trong nội dung chường trình SGK địa lí- 6, bản đồ có thể sử dụng cho các bài học sau:

- Bài 2: "Bản đồ Cách vẽ bản đồ"

- Bài 3: "Tỉ lệ bản đồ"

- Bài 4: “Phương hướng trên bản đồ Kinh độ, vĩ độ dịa lí”

Ví dụ: Bài 4: "PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ ĐỊA LÍ"

Trang 10

GV có thể sử dụng bản đồ Xác định phương hướng (hoạt động 1)

GV sử dụng hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến vào hoạt động: Xác định tọa độ địa lí (hoạt động 2, 3) GV hướng dẫn cho HS quan sát, sau đó cho HS lên thực hiện lại Cuối cùng đi đến nội dung bài học

3.3.2 Sơ đồ

a Phần chung

Sơ đồ nhằm cụ thể hoá nội dung kiến thức bằng những mô hình, hình học đơn giản, diễn tả nội dung cơ bản về các quy luật tự nhiên và mối quan hệ giữa những nội dung trong bài

VD: sơ đồ "Cấu tạo của Trái đất”, “Các đai khí áp và gió trên Trái đất”… Khi sử dụng phương pháp này, GV cần phải chuẩn bị cẩn thận từ trước (nắm chắc nội dung, ý nghĩa của sơ đồ phục vụ cho nội dung nào của bài học)

GV có thể vẽ ra giấy cỡ lớn để treo lên bảng hoặc vẽ ra cỡ giấy nhỏ để dùng đèn chiếu, chiếu lên màn hình cho HS quan sát dễ dàng Sau đó GV giới thiệu, giải thích các nội dung cơ bản trong sơ đồ để HS hiểu và ghi chép được dễ dàng, ngắn gọn

b Phần cụ thể

Trang 11

Trong nội dung chương trình SGK địa lí - Lớp 6, sơ đồ có thể sử dụng cho các bài sau:

- Bài 8: “Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời”

- Bài 10: “Cấu tạo trong của Trái đất”

- Bài 9: "Hiện tượng ngày, đêm dài theo mùa"

- Bài 19: "Khí áp và gió trên trái đất"

Ví dụ: Bài 8: "SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI"

Bài này GV cho HS quan sát bài giảng bằng sơ đồ, (ở trong hoạt động 1) nhằm xác định hướng chuyển động và vị trí của Trái đất quanh Mặt trời vào các ngày Hạ chí, Đông chí, Xuân phân, Thu phân để từ đó cho HS biết nguyên nhân sinh ra các mùa

Ví dụ : Bài 10: "CẤU TẠO TRONG CỦA TRÁI ĐẤT"

Trang 12

Bài này, GV dạy ở Hoạt động 1: HS nghiên cứu phần "Nội dung bài học" , sau đó GV yêu cầu HS nêu đặc điểm của các lớp cấu tạo của Trái đất Cuối cùng rút ra nội dung bài học

3.3.3 Số liệu, biểu đồ

a Phần chung

Dùng để diễn tả quá trình phát triển sự vận động của một yếu tố, một thành phần địa lí nào đó Trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài học

VD: Số liệu về "Nhiệt độ và lượng mưa của địa phương A" bài 21 - lớp 6 Muốn sử dụng biểu đồ, trước hết GV phải xử lí số liệu (lấy những số liệu nổi bật, có thể tính ra % ) Sau đó mới xây dựng biểu đồ; có nhiều loại biểu đồ: Biểu đồ hình trụ, hình khối, hình tròn, đường biểu diễn Nhưng trong chương trình địa lí - lớp 6, ta nên sử dụng biểu đồ hình trụ (cột) hoặc đường biểu diễn Vì

Ngày đăng: 09/04/2015, 08:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w