1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gián án SKKN- Sử dụng phượng tiện trực quan trong dạy học sinh 8

6 2K 31
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 87 KB

Nội dung

Trang 1

Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lí do chọn đề tài.

Trong xu thế chung của dạy học hiện nay, người ta coi dấu hiệu cơ bảncủa phương pháp là tính chất tổ chức chỉ đạo hoạt động nhận thức của giáo viênvà học sinh Mỗi phương pháp đảm bảo một tính chất xác định hoạt động nhậnthức của học sinh, tiếp nhận một cách chủ động các tri thức do giáo viên truyềnđạt hay độc lập tìm tòi, nghiên cứu để lĩnh hội tri thức Giáo viên chỉ giúp họcsinh định hướng vấn đề và chịu trách nhiệm cố vấn trong quá trình học tập củacác em Qua phương tiện trực quan giúp các em nắm vấn đề một cách chắc chắnvà bền vững, bồi dưỡng phương pháp học tập và kỹ năng vận dụng tri thức và lànhịp để học sinh rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động sáng tạo Rèn luyện đượckỹ năng quan sát, tìm tòi là phẩm chất cho sự phát triển và thành đạt lâu dài củamột con người, phương tiện trực quan còn có tác dụng giáo dục rèn luyện chohọc sinh một cách toàn diện đáp ứng được nhiệm vụ trí dục - đức dục tốt nhất.

Trong việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học các kiến thứchình thái, giải phẩu đóng một vai trò rất quan trọng Ở lứa tuổi học sinh lớp 8kinh nghiệm sống còn ít, vốn hiểu biết còn nghèo nàn, các biểu tượng tích luỹcòn hạn chế, các em còn nặng về tư duy hình tượng cụ thể, tư duy thực nghiệmthì việc xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy "trực quan" làm điểm tựa Vậylàm thế nào giúp HS lĩnh hội sâu sắc, vững chắc các đặc điểm hình thái giải phẩuvà giúp HS hiểu rõ mối quan hệ nhân quả trong các hiện tượng, các quá trìnhsinh lí

Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, nội dung bài học vàmục tiêu đào tạo là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh, tạonhững tiền đề để các em trở thành “người lao động có tri thức và có tay nghề, cónăng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo ” cũng như qua thực tế tôiđang giảng dạy tại trường với cơ sở vật chất trang thiết bị của bộ môn sinh trongnhà trường khá đầy đủ và hiện đại Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn chọn đề tài "Sửdụng phương tiện trực quan trong dạy học các kiến thức hình thái, giải phẩu củamôn sinh học lớp 8” đạt hiệu quả và chất lượng cao trong dạy học.

2 Thời gian - phạm vi- phương pháp và đối tượng nghiên cứu 2.1 Thời gian nghiên cứu:

Từ ngày : 1/10/2009 - 30/5/2010.

2.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Nội dung chương trình, sách giáo khoa sinh học lớp 8

- Thực nghiệm trên 3 lớp 8 D, E, G Trường THCS Lao Bảo

2.3 Phương pháp nghiên cứu :

Tôi thực hiện đề tài này với các phương pháp chủ yếu sau:

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 2.3.2 Phương pháp thực nghiệm

Bằng việc trực tiếp giảng dạy và thực nghiệm trên 3 lớp

2.3.3 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh - Trực quan - Kinh nghiệm giảng dạy

- Điều tra khảo sát ban đầu và kết quả vận dụng

Trang 2

- Thống kê số liệu từ những con số.

- Đọc tài liệu, phân tích, tổng hợp tài liệu.

2.4 Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh lớp 8 D, E, G Trường THCS Lao Bảo

Phần II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ1 Những vấn đề chung :

“Con ngưới” là đối tượng nghiên cứu của sinh học 8 ở trường phổthông, một đối tượng gần gủi với học sinh là bản thân các em, là bạn bèxung quanh nên các em có thể có những hiểu biết thực tế liên quan đến đờisống đến hoạt động hàng ngày của mình Do đó, giáo viên có thể khai thácnhững vốn hiểu biết đó trong quá trình dạy học bằng phương pháp hỏi -đáp gợi mở, hoặc về phía học sinh có thể dùng những hiểu biết khoa học đểtìm hiểu, giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống Chẳnghạn: Vì sao khi hoạt đông lao động hoặc chơi thể thao, nhịp hô hấp và nhịptim lại tăng? Hoặc giải thích câu ” Trời nóng chống khát; trời mát chốngđói”

Nội dung sinh học 8 có nhiều mối liên hệ với chương trình SH7 Dođó quá trình dạy học cần quán triệt tính kế thừa của các kiến thức trongviệc xây dựng các khái niệm mới (kiến thức giải phẫu) và phát triển cáckhái niệm có tính chất đại cương (cấu tạo tế bào của cơ thể, tính thống nhấtgiữa cấu trúc và chức năng, giữa các hệ cơ quan trong cơ thể và giữa cơ thểvới môi trường )

2 Đặc điểm đối tượng ngiên cứu:

Về thuận lợi: Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 8D, 8E, 8G đa sốnằm trong độ tuổi 13-14, là lớp có nhiều học sinh chăm ngoan học giỏi cóý thức trong mọi hoạt động, có tinh thần tập thể và có trách nhiệm caotrong học tập, quan tâm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Về khó khăn: Bên cạnh đó lớp còn có một vài học sinh có khả năngtiếp thu chậm, còn rụt rè và chậm chạp, chưa nhiệt tình trong mọi côngviệc, chưa chịu khó trong phương pháp học tập tích cực.

3 Phương pháp dạy các kiến thức hình thái, giải phẫu:

3.1 Vai trò của các phương tiện trực quan trong dạy học cáckiến thức hình thái, giải phẩu.

Dạy các kiến thức hình thái, giải phẫu cần coi trọng nguyên tắc trựcquan Vận dụng nguyên tắc này GV thường sử dụng các phương tiện trựcquan như:

- Các vật thật bao gồm các mẫu tươi, mẫu ngâm, các tiêu bản hiển vi.- Các vật tượng hình như mô hình, tranh vẽ, các hình chụp, hình vẽtrên bảng hoặc các sơ đồ cấu tạo, phim đèn chiếu

- Trong các loại phương tiện trên thì mẫu tươi có nhiều ưu điểm hơncả Nó cho phép học sinh hiểu rõ hình dạng, màu sắc và kích thước thực

Trang 3

của các đối tượng quan sát đôi khi còn cho các em thấy rõ qua cảm giác,xúc giác (sờ, nắn) về tính chất của đối tượng nghiên cứu (độ cứng, mềm,trơn, nhẵn hay gồ ghề…) nhằm gây hứng thú yêu thích môn học

Chẳng hạn, qua nghiên cứu một mẫu tim lợn tươi, bằng sờ nắn cácthành cơ của các ngăn tim, các em có thể nhận biết thành cơ của các tâmnhĩ mỏng hơn so với thành cơ các tâm thất, thành của tâm thất trái dày hơnthành của tâm thất phải Nếu không có được mẫu tươi, thì mẫu ngâm cũngvẫn là vật thật, có tác dụng tốt trong giờ dạy, đảm bảo học sinh có đượcbiểu tượng khá chính xác về đối tượng nghiên cứu Tất nhiên, mẫu ngâmkhó giữ được màu sắc tự nhiên nhưng lại có ưu điểm là được xử lí tốt vềmặt sư phạm, thể hiện được rõ những đặc điểm cấu tạo cần quan sát.

- Tuy nhiên, không phải mọi vật đều đáp ứng được những yêu cầu sưphạm của một số đồ dùng học tập Có những vật thật quá nhỏ khó quan sát.Muốn cho học sinh có được một ý niệm về sự tinh vi, phức tạp của kíchthước thực của chúng như cấu tạo của cơ quan tai trong, màng lưới và điểmmù của cầu mắt, cấu tạo của niêm mạc ruột với các tế bào lông ruột…thìphải kết hợp với việc sử dụng mô hình.

Nhiều khi vật thật, mô hình không cho phép đi sâu vào cấu tạo chitiết, cấu trúc hiển vi của các cơ quan, lúc này tranh vẽ sẽ bổ sung tốt chonhững hạn chế trên Đặc biệt là loại tranh “phân tích” và “tranh liên hoàn”cho phép đi sâu vào các mức độ cấu trúc khác nhau của các cơ quan đó,hoặc đi sâu vào cấu trúc chi tiết của các bộ phận quan trọng, tạo điều kiệncho việc tìm hiểu chức năng được thuận lợi.

Song các vật thật, mô hình hoặc tranh vẽ, ảnh chụp phóng to thườnglà phức tạp khiến học sinh khó hình dung được những nét cơ bản trong cấutrúc, trong trường hợp đó sử dụng các sơ đồ câú trúc sẽ có tác dụng khắcsâu những đặc điểm cấu trúc của đối tượng nghiên cứu, đồng thời làm pháttriển tư duy trừu tượng, tư duy khái quát của học sinh.

Ngoài ra hình vẽ trên bảng của giáo viên cũng là một phương tiệntrực quan có giá trị sư phạm cao, được sử dụng kết hợp với giảng giải, giúphọc sinh theo dõi một cách dễ dàng

Đặc biệt, cơ thể người cũng là một phương tiện trực quan sống cầnđược khai thác trong quá trình dạy các kiến thức hình thái, giải phẫu.Chẳng hạn, mắt với màng giác, mống mắt, con ngươi; lưỡi với các gai vịgiác, da với các sản phẩm của da (lông, móng); tai ngoài… các chi, xươngđai, các loại khớp, các bắp cơ… có thể quan sát trực tiếp trên cơ thể mìnhhoặc bạn

3.2 Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trong dạyhọc:

- Phương tiện trực quan sẽ đóng vai trò chủ yếu và tích cực trong quátrình nhận thức khi chúng được sử dụng như một “nguồn” để dẫn tới kiếnthức Ở đây học sinh độc lập quan sát dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo

Trang 4

viên để đi tới những kết luận cũng là những kiến thức cần lĩnh hội Quansát lúc này mang tính chất tìm tòi, nghiên cứu Nó có tác dụng phát huytính chủ động, độc lập, phát triển óc quan sát, phát triển tư duy cho họcsinh.

- Hình vẽ trong SGK cũng được sử dụng làm phương tiện cung cấpthông tin về cấu tạo của một cơ quan hay hệ cơ quan mà học sinh phải tựtìm hiểu, tự nghiên cứu và hoàn thành các bài tập có tính chất củng cố đểnắm chắc kiến thức.

4 Kết quả thực nghiệm và nhận xét:

4.1 Kết quả trước khi áp dụng (Khảo sát ban đầu)

4.2 Kết quả sau khi vận dụng:

* Sau khi thực nghiệm đề tài Sử dụng phương tiện trực quan trong dạyhọc các kiến thức hình thái, giải phẩu môn sinh học lớp 8 trên 3 lớp 8D, 8E và8G thu được kết quả cả năm như sau:

8D8E8G

Trang 5

*So sánh kết quả trước khi vận dụng (khảo sát ban đầu) và saukhi vận dụng:

Nhận xét: Qua kết quả thực nghiệm trên 3 lớp 8D, 8E và 8G thu đượckết quả khá khả quan, tỉ lệ Giỏi tăng 5.0%, tỉ lệ khá giảm 2.9%, tỉ lệ trungbình tăng 2.9%, tỉ lệ yếu kém giảm 5.0%, cụ thể từng lớp như sau:

- Loại giỏi tăng 5.9%- Loại yếu giảm 5.9% * Lớp 8G:

- Loại giỏi tăng 13.4%- Loại khá giảm 13.4%

Phần III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ1 Kết luận:

Phương pháp dạy học gắn bó với phương tiện trực quan nhất là đốivới việc nghiên cứu về giải phẩu và sinh lí cần tiến hành quan sát và thínghiệm Do đó mô hình, tranh vẽ, mẫu vật thật, mẫu ngâm, tiêu bản hiển vi và các thiết bị thí nghệm là các phương tiện không thể thiếu Qua đónhằm phát huy được tính tự giác tích cực và tự lực, tính chủ động sáng tạo,học sinh tự giành lấy kiến thức dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên,kiến thức thu nhận được sẽ trở thành tài sản riêng của các em Vì vậy, cácem hiểu bài sâu và nắm vững hơn Ngoài ra gây hứng thú nhận thức rất lớnđối với các em, mà hứng thú là yếu tố tâm lí ban đầu có tác dụng tích cựcđối với quá trình nhận thức

Bên cạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học thíchhợp còn cần quan tâm tới hình thức tổ chức dạy học… Xu hướng dạy họcmới chú trọng nhiều tới hình thức tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ, tạo điềukiện cho nhiều học sinh được trực tiếp tham gia vào hoạt động học tập, cóđiều kiện được bộc lộ những suy nghĩ, lập luận, lí giải một vấn đề trongthảo luận, tranh luận để tìm ra chân lí.

Tất cả mọi khó khăn sẽ vượt qua, nếu có lòng nhiệt tình và ý thứctrách nhiệm cao đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai cho đất nước.

2 Đề nghị:

Trên đây là những phương pháp, kinh nghiệm chủ yếu thường sửdụng trong giảng dạy bộ môn sinh học lớp 8 và đem lại hiệu quả tối ưutrong điều kiện cho phép nhưng không loại trừ khả năng vận dụng những

Trang 6

phương pháp khác Trong từng bài tuỳ từng thành phần kiến thức, trongnhững trường hợp cụ thể (trình độ học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, thiếtbị dạy học) cần lựa chọn các phương pháp dạy học thích hợp nhằm đạt hiệuquả cao nhất.

- Qua đề tài này các bạn đồng nghiệp có thể sử dụng làm tài liệutham khảo trong công tác giảng dạy bộ môn sinh học 8.

- Dù tôi có cố gắng nhiều nhưng chắc chắn không thể tránh khỏinhững thiếu sót, rất mong được nhiều ý kiến đóng góp của các bạn đồngnghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn !

Lao Bảo, tháng 5 năm 2010 Người viết

Nguyễn Thị Phượng

Ngày đăng: 03/12/2013, 20:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w