1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. FDI là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là đối với nền kinh tế đang phát triển. Nguồn vốn FDI không chỉ là kênh bổ sung nguồn vốn cho phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập, mà còn quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, vì vậy thông qua FDI các nguồn kỹ thuật - công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo nguồn lao động có cơ hội chuyển giao và phát huy mạnh mẽ. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đến nay nước ta đang bước vào giai đoạn thực thi mạnh mẽ các cam kết quốc tế giúp cho môi trường pháp lý minh bạch hơn, bình đẳng hơn, mức độ mở cửa cao hơn thì Việt Nam đang trở thành địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, làn sóng đầu tư vào Việt Nam đang gia tăng đặc biệt. Thanh Hoá là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam, với nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực, đang thực sự là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trựctiếp nướcngoài. Trong những năm vừa qua, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế- xã hội tại Thanh Hoá. Chính vì tầm quan trọng của hoạt động FDI đối với nền kinh tế, nên em quyết định chọn đề tài : “ Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Thanh Hoá” làm chuyên đề tốt nghiệp. 2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu •Đối tượng nghiên cứu: Các dự án FDI đang hoạt động tại Thanh Hóa •Phạm vi nghiên cứu: các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2010 đến năm 2014. Tập trung vào thực trạng, những mặt hạn chế và giải pháp nâng cao thu hút vốn FDI vào địa bàn tỉnh 3.Kết cấu của chuyên đề Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cuả chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Chương 3: Những định hướng và giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, chuyên đề tốt nghiệp “Hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) tại Thanh Hóa” là bài nghiên cứu của tôi, các số liệu đều chính xác và
có nguồn gốc rõ ràng
Trang 2MỤC LỤC
Thời gian qua, FDI đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình CNH, HĐH nền kinh tế tỉnh Thanh Hóa Nhờ có những động lực thúc đẩy mạnh mẽ là ĐTNN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tích cực hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, làm tăng thu ngân sách; góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu; giải quyết việc làm cho lao động Tuy nhiên quá trình thu hút và
sử dụng FDI ở tỉnh, bên cạnh những tác động tích cực, còn tồn tại một số hạn chế nhất định như ảnh hưởng về môi trường và các vấn đề xã hội, các doanh nghiệp FDI vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp nên giá trị gia tăng thấp, đóng góp của các dự án FDI vào xuất khẩu chưa tương xứng với kết quả thu hút FDI 70
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI cho phát triển KT-XH trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh cần có quan điểm và định hướng rõ ràng trong thu hút và sử dụng FDI Từ định hướng đó, cần có những giải pháp hợp lý để khắc phục, đó là những giải pháp về nâng cao chất lượng quy hoạch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính rườm rà, phát triển cơ sở hạ tầng… 70
Hi vọng, bằng chính những lợi thế của tỉnh, những chính sách, ưu đãi của Nhà nước và địa
phương Thanh Hoá sẽ thu hút được nhiều hơn nữa các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ nhiều tổ chức kinh tế lớn cùng với lượng vốn đầu tư kếch sù, sẽ góp phần làm cho Thanh Hoá có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất của Việt Nam và khu vực 70 Trong quá trình làm chuyên đề, mặc dù học viên đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu, nên chuyên đề không tránh khỏi những thiết sót Em kính mong nhận được sự góp ý chỉ dẫn của thầy cô để em tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện 71
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Thời gian qua, FDI đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình CNH, HĐH nền kinh tế tỉnh Thanh Hóa Nhờ có những động lực thúc đẩy mạnh mẽ là ĐTNN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tích cực hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, làm tăng thu ngân sách; góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu; giải quyết việc làm cho lao động Tuy nhiên quá trình thu hút và
sử dụng FDI ở tỉnh, bên cạnh những tác động tích cực, còn tồn tại một số hạn chế nhất định như ảnh hưởng về môi trường và các vấn đề xã hội, các doanh nghiệp FDI vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp nên giá trị gia tăng thấp, đóng góp của các dự án FDI vào xuất khẩu chưa tương xứng với kết quả thu hút FDI 70
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI cho phát triển KT-XH trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh cần có quan điểm và định hướng rõ ràng trong thu hút và sử dụng FDI Từ định hướng đó, cần có những giải pháp hợp lý để khắc phục, đó là những giải pháp về nâng cao chất lượng quy hoạch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính rườm rà, phát triển cơ sở hạ tầng… 70
Hi vọng, bằng chính những lợi thế của tỉnh, những chính sách, ưu đãi của Nhà nước và địa
phương Thanh Hoá sẽ thu hút được nhiều hơn nữa các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ nhiều tổ chức kinh tế lớn cùng với lượng vốn đầu tư kếch sù, sẽ góp phần làm cho Thanh Hoá có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất của Việt Nam và khu vực 70 Trong quá trình làm chuyên đề, mặc dù học viên đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu, nên chuyên đề không tránh khỏi những thiết sót Em kính mong nhận được sự góp ý chỉ dẫn của thầy cô để em tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện 71
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quantrọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam FDI là một trong những nhân
tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn
đề xã hội, đặc biệt là đối với nền kinh tế đang phát triển Nguồn vốn FDI không chỉ
là kênh bổ sung nguồn vốn cho phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập, mà cònquan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, vì vậy thông qua FDIcác nguồn kỹ thuật - công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo nguồn lao động có cơhội chuyển giao và phát huy mạnh mẽ Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đến nay nước ta đang bước vào giai đoạnthực thi mạnh mẽ các cam kết quốc tế giúp cho môi trường pháp lý minh bạchhơn, bình đẳng hơn, mức độ mở cửa cao hơn thì Việt Nam đang trở thành địa chỉhấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, làn sóng đầu tư vào Việt Nam đanggia tăng đặc biệt
Thanh Hoá là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam, với nhiều thế mạnh vềtài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực, đang thực sự là điểm đến hấp dẫn củanhiều nhà đầu tư trựctiếp nướcngoài Trong những năm vừa qua, hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinhtế- xã hội tại Thanh Hoá Chính vì tầm quan trọng của hoạt động FDI đối với nềnkinh tế, nên em quyết định chọn đề tài : “ Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) vào Thanh Hoá” làm chuyên đề tốt nghiệp
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
•Đối tượng nghiên cứu: Các dự án FDI đang hoạt động tại Thanh Hóa
•Phạm vi nghiên cứu: các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2010đến năm 2014 Tập trung vào thực trạng, những mặt hạn chế và giải pháp nâng caothu hút vốn FDI vào địa bàn tỉnh
3 Kết cấu của chuyên đề
Trang 6Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cuả chuyên
đề gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Chương 3: Những định hướng và giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư trựctiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa
Trang 7CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm và đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Để hiểu được bản chất của đầu tư quốc tế và các hình thức hoạt động của nó,trước hết ta cần làm rõ khái niệm về đầu tư Mặc dù còn khá nhiều quan điểm khácnhau về vấn đề này, nhưng có thể đưa ra một khái niệm cơ bản về đầu tư đượcnhiều người thừa nhận, đó là "đầu tư là việc sử dụng một lượng tài sản nhất địnhnhư vốn, công nghệ, đất đai vào một hoạt động kinh tế cụ thể nhằm tạo ra mộthoặc nhiều sản phẩm cho xã hội để thu lợi nhuận"
Ngày nay, hoạt động đầu tư quốc tế diễn ra ngày càng phổ biến và có vai tròquan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của các nước, kể cả nước đầu tư lẫnnước nhận đầu tư Đầu tư quốc tế được thực hiện chủ yếu dưới ba hình thức cơ bảnlà: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và tín dụng quốc tế
•Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn
đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hànhquá trình sử dụng số vốn mà họ đầu tư Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào ViệtNam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theoquy định của luật pháp Việt Nam
1.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
- FDI là hình thức chủ yếu trong đầu tư quốc tế: xét về xu thế và hiệu quả thìFDI thể hiện rõ sự chuyển biến về chất lượng trong nền kinh tế thế giới, gắn liền vớiquá trình sản xuất trực tiếp, tham gia vào phân công lao động quốc tế theo chiều sâu
và tạo thành cơ sở hoạt động của các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệpquốc tế
- FDI là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các nhà đầu tư tự quyết
Trang 8định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự trách nhiệm về lỗ lãi; hình thứcnày mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chínhtrị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nước nhận đầu tư.
- FDI là hình thức chuyển giao lớn về vốn, kỹ năng quản lý và công nghệ.Thông qua FDI nước chủ nhà có thể nhận được công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, họchỏi kinh nghiệm quản lý các nước phát triển
- Thường FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới,mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu đểthôn tính hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với nhau
1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo luật đầu tư 205 thì FDI được thực hiện dưới các hình thức sau
•Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đông hợp tác kinh doanh là một loại hìnhđầu tư, trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết thỏa thuận để tiến hành một hoặcnhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư trên cơ sở quy định rõ đốitượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanhcho các bên tham gia
Ưu điểm: đối với bên nhận đầu tư là giải quyết tình trạng thiếu nguồn vốn,thiếu công nghệ, tạo ra thị trường mới nhưng vẫn đảm bảo an ninh quốc gia và nắmquyền điều hành dự án Ngoài ra, tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng caotrình độ chuyên môn và trình độ quản lý cho cán bộ, tránh được các thua thiệt, chia
sẻ rủi ro
Nhược điểm: hình thức này khó thu hút các nhà đầ tư, thường chỉ tập trungvào một số lĩnh vực dễ sinh lời Máy móc thiết bị thường được đầu tư ở mức độthấp, công nghệ lạc hậu
•Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh do các bên nước ngoài và nước chủ nhà cùng gópvốn, cung kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm
Trang 9hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo luật pháp nước nhận đầu tư Mỗi bên liên doanhchịu trách nhiệm đối với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phầnvốn của mình trong vốn pháp định Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài hoặc các bênnước ngoài do các bên liên doanh thỏa thuận.
Ưu điểm: đối với nước chủ nhà, hình thức đầu tư này cho phép tranh thủ vốn
từ bên ngoài, khai thác được lợi thế của nước sở tại về lao động và tài nguyên.Nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện tiếp nhận khoa học công nghệ tiên tiến, có thểnâng cao được chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
Ngoài ra hình thức đầu tư này cho phép nước chủ nhà tiếp thu kinh nghiệmquản lý sản xuất kinh doanh, bí quyết marketing của nhà đầu tư nước ngoài, nângcao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý kinh tế, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ củanước sở tại
Nhược điểm: do trong liên doanh có thể có hai bên hoặc nhiều bên tham gia,các bên có sự khác nhau vè văn hóa, ngôn ngữ, chế độ chính trị, hệ thống pháp luật,
và bộ máy quản lý nên dễ xảy ra các mâu thuẫn trong điều hành sản xuất kinhdoanh, tranh chấp quyền lợi
Nhiều khi nước sở tại bị thua thiệt do trình độ cán bộ tham gia liên doanh,năng lực quản lý yếu và đặc biệt tỷ lệ góp vốn thấp nên tiếng nói chung trong liêndoanh bị hạn chế
•Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhàđầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do nhà đầu tư nướcngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sảnxuất kinh doanh
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công tytrách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo luật pháp nước chủ nhà
Ưu điểm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là loại hình mà nhà đầu tưnước ngoài đầu tư 100% vốn nên nước sở tại không phải bỏ vốn và thực hiện côngtác quản lý trực tiếp mà vẫn thu được lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp
Trang 10FDI thu qua các quản thu thuế và giải quyết được việc làm cho lao động.
Nhược điểm: đối với nước nhận đầu tư là các nước đang phát triển, do trình độquản lý yếu kém nên sẽ gặp nhiều hạn chế, khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soátđối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt vấn đềliên quan đến trình độ công nghệ và môi trường
•Một số hình thức đầu tư khác
- Hợp đông xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT): là văn bản ký kếtgiữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại và nhà đầu tư nước ngoài đểxây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hếtthời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nướcchủ nhà
- Hợp đông xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO): là văn bản ký kếtgiữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại và nhà đầu tư nước ngoài đểxây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tưnước ngoài chuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà, chính phủ nước sở tạidành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định
để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT): là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhànước có thẩm quyền của nước sở tại và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kinhdoanh công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoàichuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà, chính phủ nước sở tại tạo điều kiệncho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuậnhợp lý
Nhìn chung mỗi hình thức FDI đều có mặt mạnh và mặt hạn chế tùy theo tìnhhình thực tế của nhà đầu tư và nước nhận đầu tư Vì vậy, người ta đã đa dạng hóacác hình thức đầu tư, nhằm đồng thời giải quyết nhiều vấn đề của mục tiêu hợp tácđầu tư như kết hợp lợi ích của bên đầu tư và bên nhận đầu tư Đặc biệt với bên nhậnđầu tư, cần kết hợp thực hiện mục tiêu thu hút vốn với điều chỉnh cơ cấu phù hợpvới cơ cấu chung của nền kinh tế và quy hoạch phát triển từng ngành, từng địa
Trang 11phương cũng như cả nước trong những giai đoạn phát triển khác nhau.
1.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế xã hội
Hầu hết các nước ĐPT có trình độ kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật lạc hậuhoặc mới có sự phát triển, năng suất lao động và mức sống dân cư còn thấp, tỷ lệthất nghiệp và tốc độ tăng dân số cao, kinh tế còn bị phụ thuộc tương đối vào cácnước phát triển Khi thực hiện CNH, các nước ĐPT đã vấp phải những thách thức,mâu thuẫn gay gắt giữa yêu cầu tăng trưởng kinh tế với sự hạn hẹp về nguồn nộilực; mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển bền vững với tình trạng đói nghèo, bất bìnhđẳng và suy thoái môi trường; mâu thuẫn giữa nhu cầu ổn định để phát triển với tìnhhình phức tạp về an ninh, chính trị và xung đột; mâu thuẫn giữa nhu cầu giao lưu,tiếp thu nền văn minh thế giới với bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống
Do vậy, để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, hội nhập KTQT, bên cạnhviệc phát huy mọi tiềm năng nội lực, các nước ĐPT còn phải tranh thủ tối đa cácnguồn lực từ bên ngoài, trong đó nguồn vốn FDI có những ưu thế hơn so với cácnguồn vốn nước ngoài khác Xét trên giác độ là nước nhận đầu tư, FDI có những tácđộng tới các nước ĐPT như sau:
Trang 12đó, thu hút FDI là giải pháp hữu hiệu để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triểnđất nước.
Nguồn vốn FDI được đầu tư vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế, khôngchỉ vốn bằng tiền mà phần lớn biểu hiện dưới dạng tài sản cố định, thời gian đầu tưdài nên đây là nguồn vốn khá ổn định, các nhà đầu tư không dễ gì rút vốn nhanhđược Do đó, các nước tiếp nhận nguồn vốn này không sợ tình trạng vốn "ào đến, àođi" như một số hình thức đầu tư khác, chưa kể trong quá trình hoạt động nhiều dự
án FDI còn tăng vốn, tái đầu tư từ lợi nhuận để mở rộng sản xuất Tiếp nhận vốnthông qua FDI, nước nhận đầu tư tránh được khoản nợ nước ngoài, đồng thời cùngvới việc tiếp nhận vốn làm tăng lượng tiền và tài sản cho nền kinh tế, dưới sự tácđộng của FDI nguồn vốn đầu tư trong nước cũng được huy động một cách có hiệuquả tạo nên tổng nguồn vốn lớn thúc đẩy tăng GDP, cải thiện cán cân thanh toánquốc tế, tạo nguồn thu cho ngân sách, tạo cơ sở kinh tế để củng cố sức mạnh củađồng bản tệ
Thứ hai, công nghệ,kinh nghiệm quản lý tiên tiến
Khoa học công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh
tế, nhưng hầu hết các nước ĐPT trình độ kỹ thuật công nghệ nhìn chung còn thấpkém, chủ yếu là công nghệ cổ truyền, lạc hậu, năng suất thấp Trong khi đó, khảnăng tự nghiên cứu rất khó khăn và hiệu quả thấp vì thiếu vốn nên rất cần sựchuyển giao công nghệ từ bên ngoài Tiếp nhận công nghệ từ bên ngoài có thểthông qua các kênh nhập khẩu công nghệ, viện trợ và trao đổi khoa học Một sốnước trước đây như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đã thực hiện việc mua bằngphát minh, sáng chế từ nước ngoài Con đường này giúp các nước chủ động tạo lậpđược công nghệ, ít phụ thuộc vào nước ngoài, nhưng không phải quốc gia nào cũnglàm được vì đòi hỏi phải có lượng vốn lớn Vì thế, hầu hết các nước ĐPT phải tìmđến con đường tiếp nhận công nghệ thông qua các dự án FDI để phục vụ quá trìnhCNH đất nước Trên thực tế, hoạt động FDI là kênh quan trọng trong việc chuyểngiao cũng như nâng cao trìnhđộ công nghệ của các nước ĐPT
Thực tiễn cho thấy, để khai thác lợi thế độc quyền và đạt hiệu quả kinh tế cao,
Trang 13cùng với việc bỏ vốn đầu tư, các TNCs phải sử dụng công nghệ hiện đại như: côngnghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý, côngnghệ Marketing, kể cả độc quyền về phát minh sáng chế, mẫu mã sản phẩm, bíquyết kinh doanh Từ đó tạo cơ hội cho các nước ĐPT không chỉ tiếp nhận đượccông nghệ đơn thuần mà còn nắm vững cả kỹ năng, nguyên lý vận hành, sửa chữa,hơn nữa còn tiếp cận được cả những công nghệ hiện đại mới, giúp cho việc rút ngắnkhoảng cách về công nghệ so với các nước phát triển
Hoạt động FDI còn có vai trò thúc ép các doanh nghiệp trong nước đổi mớicông nghệ để cạnh tranh, tồn tại và phát triển, nó cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệptrong nước tiếp thu công nghệ từ doanh nghiệp FDI thông qua hoạt động liên doanh,hợp tác, tiếp xúc, phổ biến công nghệ, di chuyển lao động giữa các doanh nghiệp.Mặt khác, trong điều kiện ngày nay, các phát minh công nghệ, hoạt động nghiêncứu và phát triển (R&D) không chỉ được thực hiện ở các nước phát triển mà cácTNCs đã thực hiện nghiên cứu những công nghệ không đòi hỏi trình độ hiện đại,chi phí không lớn tại các nước ĐPT để khai thác lợi thế về nguồn lao động rẻ, thờigian ứng dụng nhanh Như vậy, doanh nghiệp FDI có nhiều lợi thế, nhanh nhạy hơntrong việc đổi mới công nghệ, làm cho trình độ công nghệ của nước ĐPT được nânglên Cùng với việc chuyển giao công nghệ, nhất là kỹ năng sử dụng dây chuyềncông nghệ, công nghệ phần mềm đã đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải nâng caotrình độ kỹ năng và kinh nghiệm công tác Hiệu quả này được thể hiện rõ nhất trongcác doanh nghiệp liên doanh, ở đó cán bộ quản lý phía nước chủ nhà có điều kiệnhọc hỏi kinh nghiệm, nâng cao năng lực quản lý và kiến thức kinh doanh hiện đạithông qua việc đánh giá và xây dựng dự án, tổ chức điều hành doanh nghiệp, nghiêncứu mở rộng thị trường và tổ chức mạng lưới dịch vụ tiếp thị, phân phối sản phẩm Thứ ba, vai trò của FDI đối với xây dựng kết cấu hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng là một vấn đề mà kể cả các nước đầu tư hay nước nhận đầu tưđều trú trọng đến Đối với nước đầu tư, kết cấu hạ tầng tốt sẽ tạo điều kiện dễ dàngcho họ đầu tư và khai thác, tiết kiệm được chi phí nguyên nhiên liệu, giảm bớt phíđầu tư và dễ dàng sử dụng lao động Ngoài ra, các lĩnh vực về Giao thông vận tải, y
Trang 14tế, giáo dục… cũng mang lại cho các nước đầu tư một khoảng thu khổng lồ Ngoàinhững lợi nhuận mà các nước đầu tư đạt được, thì đâu tư xây dựng kết cấu hạ tầngcũng biểu hiện tính hữu nghị giữa hai quốc gia
Đối với nước nhận đầu tư, được đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, góp phầnxây dựng đất nước ngày một giàu đẹp, kết cấu hạ tâng phát triển đồng thời kéo theo
sự phát triển kinh tế của đất nước, tiếp thu những ý tưởng của nước ngoài, học hỏikinh nghiệm và tiếp cận nền khoa học của các nước phát triển
Đối với nước ta, sau khi Đảng và nhà nước ban hành luật đầu tư nước ngoài
1996 đãđa dạng hoá các hình thức đầu tư theo loại hình này Đó là hình thứ BOT,BTO, BT Trong nghị định 62/1998/NĐ- CP ngày 15/8/1998 ban hành quy chế đầu
tư theo hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh – chuyển giao, hợp đồng xâydựng- chuyển giao-kinh doanh và hợp đồng xây dựng – chuyển giao áp dụng chođầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy chế này những điều kiện ưu đãi nhất đối với hoạt động FDI đã đượcgiành cho nhà đầu tư dưới hình thức này
Do những điều kiện ưu đãi và đa dạng hoá hình thức đầu tư cùng với những điều kiệnkhác về đầu tư, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức BOT
Thứ tư, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, sử dụng vốn nội địa linh hoạt và có hiệuquả hơn:
Hầu hết các nước ĐPT khi bước vào CNH đều có nền kinh tế lạc hậu, nôngnghiệp là chủ yếu Trong quá trình tiến hành CNH, thu hút FDI ở thời kỳ đầu chủyếu tập trung vào các ngành sử dụng nhiều lao động như công nghiệp chế biến,công nghiệp may mặc đồng thời cũng tập trung vào các ngành, lĩnh vực có khảnăng tạo ra giá trị gia tăng cao Mấy thập kỷ gần đây khu vực công nghiệp và dịch
vụ có xu hướng thu hút FDI nhanh và nhiều hơn khu vực nông nghiệp và nhiềungành khác, làm cho nền kinh tế chuyển dịch theo mục tiêu CNH
Trong mỗi ngành kinh tế, FDI có vai trò thúc đẩy các ngành kinh tế mũi nhọn.Đối với ngành công nghiệp và dịch vụ, dòng vốn FDI đầu tư chủ yếu tập trung vào cácKCN, KCX, khu CNC, từ đó chẳng những làm tăng nhanh tỷ trọng sản lượng công
Trang 15nghiệp, dịch vụ mà còn tạo ra những sản phẩm hàng hóa kết tinh hàm lượng tri thứccao Hay trong nông nghiệp, FDI tăng nhanh vào công nghiệp chế biến tạo ra nhữngsản phẩm có giá trị kinh tế cao đã làm thay đổi cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệptheo hướng tích cực Các nước ĐPT còn có những chính sách khuyến khích thu hútFDI vào những ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế theo mục tiêu phát triển cân đối giữa cácngành, vùng kinh tế, đồng thời đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầnggiao thông đã tạo cơ hội cho những vùng khó khăn có điều kiện phát triển đời sốngkinh tế FDI cũng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sangkhu vực công nghiệp và dịch vụ Nhiều nghiên cứu cho thấy, FDI còn có tác động lantoả kích thích nguồn vốn trong nước hoạt động có hiệu quả hơn.
•Phát triển nền kinh tế hội nhập kinh tế
Một là, thúc đẩy tiến trình hội nhập, hoàn thiện hệ thống luật pháp
Hoạt động FDI chẳng những có vai trò gắn kết quan hệ giữa quốc gia có vốn đầu
tư và quốc gia nhận đầu tư mà còn góp phần mở rộng quan hệ với các quốc gia kháctrên nhiều lĩnh vực Để cạnh tranh thu hút FDI, cùng với việc tham gia vào các tổ chức,thể chế quốc tế và khu vực, các nước phải tìm hiểu thể chế, luật pháp quốc tế và thựchiện các cam kết về tự do hóa thương mại và đầu tư Hợp tác và cạnh tranh để pháttriển vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện để hội nhập KTQT ngày một sâu rộng hơn Như trên đã phân tích, đi kèm với dòng vốn FDI là kỹ thuật, công nghệ, kỹnăng quản lý Các nước ĐPT, xét về trình độ phát triển kinh tế, bị tụt hậu khá xa sovới các nước phát triển và sẽ không thể rút ngắn khoảng cách nếu không thu hútđược nguồn lực từ bên ngoài Doanh nghiệp FDI với những thế mạnh vượt trội sovới phần đông doanh nghiệp trong nước về mạng lưới thị trường thế giới cùng vớinhững cải thiện chất lượng và danh mục hàng hóa xuất khẩu đã giúp các nước tiếpnhận FDI có điều kiện tiếp cận, mở rộng thị trường quốc tế, tìm hiểu sâu hơn cácthể chế, luật pháp quốc tế và tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.Các doanh nghiệp FDI là một kênh quan trọng giúp các nước ĐPT kết nối nền kinh
tế trong nước với nền kinh tế thế giới để thực hiện CNH, HĐH đất nước
Sự có mặt và phát triển của FDI làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, đòi hỏi các
Trang 16nước nhận đầu tư phải hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế
để tăng tính cạnh tranh thu hút FDI, phục vụ công tác quản lý Các nước đã tiếnhành bổ sung, hoàn thiện đồng bộ hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến FDI
về thuế, tài chính, ngân hàng, quản lý đất đai, khai thác tài nguyên, bảo vệ môitrường, lao động, hải quan làm cho nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trườngđầy đủ hơn
Hai là, hoàn thiện hội nhập nền kinh tế quốc tế - Mở rộng phân công lao động
xã hội
Thông qua tiếp nhận FDI, nước tiễp nhận đầu tư có điều kiện thuận lợi để gắnkết nền kinh tế trong nước với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế, thúcđẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước này Thông qua tiếp nhận đầu tư,các nước bản địa có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế,
mở rộng thị trường xuất khẩu, thích nghi nhanh hơn với các thay đổi trên thị trườngthế giới… FDI có vai trò làm cầu nối và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,một nhân tố đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới
FDI có lợi thế là có thể được duy trì sử dụng lâu dài, từ khi một nền kinh tếcòn ở mức phát triển thấp cho đến khi đạt được trình độ phát triển rất cao VốnODA thường được dành chủ yếu cho những nước kém phát triển, sẽ giảm đi vàchấm dứt khi nước đó trở thành nước công nghiệp, tức là bị giới hạn trong một thời
kỳ nhất định FDI không phải chịu giới hạn này, nó có thể được sử dụng rất lâu dàitrong suốt quá trình phát triển của mỗi nền kinh tế Điều này giúp cho các nướcnhận đầu tư có cơ sở vững vàng để làm quen với cơ chế kinh tế mới
Tuy FDI là loại đầu tư có giới hạn ở một số lĩnh vực (chẳng hạn chính trị,quốc phòng), nó không trực tiếp tác động đến các lĩnh vực này nhưng cũng ảnhhưởng gián tiếp FDI giúp nước được đầu tư tiếp nhận khoa học công nghệ, côngnghệ hạt nhân, khoa học vũ trụ Góp phần tăng vị thế của nước bản địa trên trườngquốc tế, tạo điều kiện trở thành 1 trong những nước có tính ảnh hưởng quan trọng(như Trung Quốc, Ấn Độ)
Ngoài ra, FDI còn giúp hoàn thiện nền kinh tế thị trường (thị trường hàng hoá, thị
Trang 17trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường công nghệ…) và vận hành cơ chế thị trường.
•Tham gia vào phân công lao động quốc tế
Các nước đầu tư được nhà nước bản địa hổ trợ trong việc sử dụng nguồn lựccon người, qua đó góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy sựphát triển của lực lượng sản xuất, một khi sự phát triển này vượt mức cung trongnước thì sự phân công lao động xã hội vượt ra ngoài biên giới của quốc gia đó Phân công lao động quốc tế ngày càng phát triển và bao trùm toàn bộ nền kinh
tế thế giới Điều kiện để phát triển Phân công lao động quốc tế bao gồm: 1) Sự khácbiệt giữa các quốc gia về điều kiện tự nhiên, do đó, các quốc gia phải dựa vàonhững ưu thế về tài nguyên thiên nhiên để chuyên môn hoá sản xuất, phát huy lợithế so sánh và điều kiện địa lí của mình; 2) Sự khác biệt giữa các quốc gia về trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phát triển của khoa học - kĩ thuật vàcông nghệ, về truyền thống sản xuất, lực lượng sản xuất; và 3) Trong một phạm vinhất định, chịu ảnh hưởng và sự tác động của chế độ kinh tế - xã hội của đất nước
Do đó có thể thấy FDI ngoài việc mang lại lợi nhuân kinh tế, nó còn tham giavào quá trình phân bố lao động của quốc gia bản địa Tạo điều kiện cho nước bảnđịa gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và tổ chức kinh tế chuyên ngành: EEC,ASEAN, G7, OPEC, vv
Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chính sách của Việt Nam là tíchcực tham gia vào phân công lao động khu vực và thế giới để vận dụng có lợi nhấtcác điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước và của các mối quan hệ quốc
tế để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội
•Gắn liền thị trường nội địa với thị trường khu vực và quốc tế
Phát triển đầu từ FDI gắn liền với sự phát triển xuất nhập khẩu của cả hainước Xuất nhập khẩu có mối quan hệ nhân quả với tăng trưỏng kinh tế Mối quan
hệ này được thể hiện ở các khía cạnh” xuất nhập khẩu cho phép khai thác lợi thế sosánh, hiệu quả kinh tế theo quy mô, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất; nhập khẩu
bổ sung các hàng hoá, dịch vụ khan hiếm cho sản xuất và tiêu dùng; xuất nhập khẩucòn tạo ra các tác động ngoại ứng như thúc đẩy trao đổi thông tin dịch vụ, tăng
Trang 18cường kiến thức marketting cho các doanh nghiệp nội địa và lôi kéo họ vào mạnglưới phân phối toàn cầu Tất cả các yếu tố này sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng Thông qua FDI, các nước đang phát triển có thể tiếp cận với thị trường thếgiới bởi vi, hầu hết các hoạt động FDI đều do các công ty xuyên quốc gia thực hiện,
mà các công ty này có lợi thế trong việc tiếp cận với khách hàng bằng những hợpđồng dài hạn dựa trên cơ sở thanh thế và uy tín của họ về chất lượng, kiểu dáng sảnphẩm và giao hàng đúng hẹn
Thông qua FDI, các chính sách về ngoại thương của 2 nước được rút gọn vàhạn chế các chính sách pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cả 2 mở rộng thịtrường sang nước bạn Để tạo điều kiện thuận lợi phát triển xuất nhập khẩu cho bảnthân của nước đầu tư, thì các nước này đã chủ động hổ trợ xây dựng hệ thống cảngbiển cho nước bản địa Đây là 1 cơ hội lớn đối với nước bản địa trong việc mở rộngthị trường ra quốc tế
•Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc tạo việc làm, tăng thu nhập
Thực tế hoạt động của FDI tại các nước cho thấy, các doanh nghiệp FDI đãthu hút nhiều lao động, nhất là nguồn lao động tại chỗ, có nghĩa là tạo cơ hội việclàm mới, giảm số người thất nghiệp Chẳng hạn, số lao động làm việc trong cácdoanh nghiệp FDI trong tổng số lao động có việc làm ở Singapore là 54,6%, Braxin23%, Mêhicô 21%, Hàn Quốc 2,3% Ngoài ra, FDI còn gián tiếp thu hút nhiều laođộng trong lĩnh vực dịch vụ và hệ thống doanh nghiệp phụ trợ
Không chỉ tạo việc làm mới, FDI còn có vai trò cải thiện điều kiện lao động,tăng thu nhập cho người lao động Một thực tế rất rõ là các doanh nghiệp FDI là nơi
sử dụng lao động có trình độ cao hơn, có trang thiết bị hiện đại hơn, trình độ quản
lý tốt hơn làm cho năng suất lao động đạt được cao hơn so với phần đông các doanhnghiệp trong nước Đồng thời do áp lực cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nướccũng phải tìm mọi biện pháp nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh đểtăng thu nhập cho người lao động Từ đó không chỉ làm cho đời sống người laođộng được nâng cao mà còn tác động kích thích tiêu dùng, tăng tiết kiệm để đầu tư,thúc đẩy kinh tế phát triển, hạn chế các tiêu cực xã hội
FDI còn là nhân tố tác động mạnh đến quá trình quản lý và đào tạo nhân lực
Trang 19đối với các nước ĐPT Đội ngũ lao động trong khu vực FDI được đào tạo tay nghề,được trang bị kiến thức mới về khoa học, quy trình công nghệ, kỹ năng, kỹ xảonghề nghiệp, kiến thức thị trường, khả năng tư duy sáng tạo, ý thức tổ chức kỷ luật,thể lực Một lực lượng không nhỏ được trang bị cả kiến thức quản lý, điều hànhdoanh nghiệp với quy mô lớn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế Bản thân ngườilao động dưới các chính sách, biện pháp kinh tế như thưởng, phạt nghiêm minhcũng đã kích thích họ phát huy tính tích cực sáng tạo, học tập nâng cao trình độ, cảibiến mình từ lao động giản đơn trở thành lao động có chất lượng cao Đặc biệt,trong xu thế phát triển khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức ngày nay, các nhàđầu tư nước ngoài vừa chuyển hướng đầu tư vào những ngành, lĩnh vực đòi hỏi hàmlượng vốn, công nghệ cao vừa không ngừng ứng dụng, đổi mới công nghệ nên cácdoanh nghiệp FDI luôn phải đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng cho người lao động.
•FDI với xóa đói, giảm nghèo
Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho công nhân lao động, các công ty xuyênquốc gia đầu tư (gọi là TNCs) còn quan tâm đến đời sống đồng bào nước bản địa,
đó là một đức tính cao đẹp thể hiện tấm lòng tương thân tương trợ Hằng năm TNCshợp tác với các tổ chức IBRD (tổ chức hổ trợ lương thực người nghèo), IDA(chuyên cung cấp tài chính cho các nước nghèo), FDA (Cơ quan kiểm soát Thựcphẩm và Thuốc men)….để trích ra một khoảng ngân sách của họ hổ trợ cho việcxóa đói giảm nghèo Điển hình như: Nhật Bản, theo thỏa thuận ký ngày 26-11 tại
Hà Nội giữa Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá và Đại sứ Nhật BảnYamazaki Ryuichiro, Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại phí dự án cho
VN năm tài chính 2001 trị giá 2 tỉ yen (17 triệu USD) để nhập những hàng hóa thiếtyếu đối với nền kinh tế như bông nguyên liệu, phân đạm, xăng dầu, vỏ ruột ô tô,hóa chất, hạt nhựa Tiền bán số hàng hóa này được đưa vào ngân sách và dùng để
hỗ trợ cho các dự án xóa đói giảm nghèo ở các vùng miền núi và nông thôn cónhiều khó khăn Từ năm 1993 đến nay, Nhật Bản đã 13 lần viện trợ không hoàn lạiphí dự án với tổng giá trị 38 tỉ yen (gần 310 triệu USD) cho Việt Nam
•Văn hóa – Xã hội
Trang 20Văn hoá - Xã hội là lĩnh vực rất nhạy cảm và mang đậm bản sắc của mỗi quốcgia Khi tiếp nhận FDI, có nghĩa là nước chủ nhà đã mở của giao lưu với nền vănhoá các dân tộc trên thế giới ĐTNN tác động mạnh vào mối quan hệ giữa giữ gìnbản sắc của dân tộc và tiếp nhận nền văn hoá bên ngoàiở các mặt quan trọng như:đổi mới tư duy; thái độ và đạo đức nghề nghiệp; lối sống, tập quán; giao tiếp ứngxử; bình đẳng giới và các vấn đề xã hội
Chất lượng của tư duy là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội Đổi mới
tư duy tức là đổi mới cách nghĩ, cách làm FDI tác động rât tích cực vào quá trìnhnày thông qua trực tiếp đào tạo các nhà quản lý bản địa có kiến thức kinh doanhhiện đại, những lao động làm việc trong các công ty nước ngoài, tiếp xúc với côngnghệ hiện đại và gián tiếp tạo ra trong xã hội, nhất là thế hệ trẻ, một lối nghĩ mới cóhiệu quả của nền kinh tế thị trường
Thái độ và đạo đức nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lứon đén hành vi và chấtlượng lao động của mỗi cá nhân Do hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt,những người làm việc trong cac dự án ĐTNN phải có thái độ nghjiêm túc với côngviệc và đảm bảo uy tín cao đối với khách hàng Nhờ đó, góp phần quan trọng hìnhthành nên phong cách kinh doanh có văn hoá
Đầu tư nước ngoài đã làm thay đổi đáng kể lối sống, tập quán của các tầng lớpdân cư theo kiểu hiện đại, tiêu dùng công nghiệp Tác phong công nghiệp đã buộcngười lao động phải tiết kiệm thời gian cho gia đình và sinh hoạt cá nhân
Đầu tư nước ngoài tác động tích cực đến văn hoá giao tiếp, ứng xử ở nước chủnhà Những người làm việc trong khu vực ĐTNN hoặc có quan hệ với các công tynước ngàoi thường có phong cách giao tiếp lịch sự và thái độ ứng xử hoà nhã, tôntrọng đồng nghiệp và khách hàng Phong cách này dần đần lan toả ra các cá nhântrong toàn xã hội
•Rút ngắn khoảng cách thành thị và nông thôn
ĐTNN đa phần tập trung ở những khu dân cư đông đúc, kết cấu hạ tầng cao.Tuy nhiên nếu các nhà đầu tư chỉ trú trọng vào vấn đề đó không thì họ sẽ khôngkhai thác hết tiềm năng của các vùng chưa được khai thác Với những gì ĐTNN
Trang 21mang đến đã nêu trên: góp phần chuyển đổi cơ câu kinh tế, nâng cao dân trí,ổn địnhđời sống nhân dân, phát triển kết cấu hạ tầng,….đã tạo điều kiện phát triển đồng bộgiữa thành thị và nông thôn.
Ngoài ra, với tính phát triển Kết cấu hạ tâng đồng bộ hai mặt giữa nhà nướcbản địa và TNCs cũng góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.Đối với nhà nước bản địa, phát triển Kết cấu hạ tầng và giáo dục nông thôn nhằmtạo sự thu hút các nhà đầu tư quốc tế Đối với TNCs đầu tư kết cấu hạ tầng ở khuvực nông thôn nhằm khai thác triệt để tiềm năng ẩn của các vùng này
1.3.2 Tác động tiêu cực
•Về công nghệ
Trong thực hiện những công nghệ mà TNCs chuyển giao cho nước tiếp nhậnFDI thường là các công nghệ không thích hợp Giá chuyển nhượng nội bộ củaTNCs cùng với việc giảm tính linh hoạt trong xuất khẩu, ảnh hưởng đến cán cânthanh toán Người ta cho rằng các công ty có sự kiểm soát nước ngoài có thể sửdụng các kỹ thuật sản xuất sử dụng nhiều tư bản là chủ yếu (mà chúng sẵn có,nhưng không thích hợp) dẫn tới sự chuyển giao công nghệ không đầy đủ ở mức chiphí quá cao (để duy trì ưu thế công nghệ) Việc định ra những giá cả chuyểnnhượng giao cao một cách giả tạo (để bòn rút lợi nhuận quá mức) của TNCs thườnggây ra sự căng thẳng cho cán cân thanh toán Bởi vì với tư cách là một bộ phận củacác chi nhánh sản xuất đa quốc gia, các doanh nghiệp đó có thể có ít khả năng hơn
so với các công ty thuộc quyền kiểm soát trong nước trong việc mở rộng xuất khẩu
và có thể phải lệ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu Bản chất thông tin của công nghệđược chuyển giao, cho nên nó được chuyển giao trong một thị trường không hoànhảo cao độ mà trong đó thường khó có thể cố định giá cả một cách chính xác Các nước đang phát triển thường xuyên ở vào vị trí thương lượng yếu hơntrong các thị trường này, đặc biệt là khi họ thiếu lực lượng cán bộ chuyên môn để
có thể giúp xác định mức đóng góp thích hợp của hoạt động chuyển giao công nghệcần thiết Điều này có thể đặc biệt đúng khi công nghệ được chuyển giao như mộtyếu tố trong hệ thống các nguồn lực do FDI đưa vào, bởi vì thường không được biết
Trang 22rõ các chi phí chính xác của công nghệ đó Một số nước đang phát triển đã cố gắngtăng cường vị trí thương lượng của họ bằng cách đặt ra những giới hạn cho cáckhoản tiền trả sử dụng bản quyền phát minh (chẳng hạn trả theo tỷ lệ cố định phầntrăm của doanh thu) hoặc bằng cách thiết lập các thủ tục xem xét lại đối với toàn bộcác hợp đồng công nghệ Sự sẵn sàng hơn của công ty xuyên quốc gia trong việcxem xét các hình thức chuyển giao công nghệ có thể khác nhau - bao gồm việc cấpgiấy phép cho đặc quyền sử dụng và cho bao thầu lại - có thể giúp để hạ thấp cáckhoản chi phí chuyển giao này, đặc biệt là cho các nước chủ nhà mà họ có thểkhông cần tới các yếu tố khác trong hệ thống FDI trọn gói, chẳng hạn như kỹ năng
về quản lý và marketing
Giá chuyển nhượng nội bộ được áp dụng trong các hoạt động giao dịch kinhdoanh nội bộ công ty như vậy có thể khác xa với giá thị trường tương ứng nằm ngoàitầm kiểm soát của nó và nó có thể phải trả trong quan hệ buôn bán giữa các bên không
có quan hệ với nhau Việc lập hoá đơn hàng thấp hơn hay cao hơn so với số thực có lànhằm thay đổi mức lợi nhuận tính thuế, hay để tránh thuế ngoại thương, hoặc kiểm soáthối đoái đều là những vấn đề chung cho mọi hoạt động thương mại Nhưng cơ hội chocác hoạt động như vậy rõ ràng lớn hơn trong nội bộ công ty Điều này đặt gánh nặngtương ứng lên khả năng kiểm soát hải quan đặc biệt là đối với các sản phẩm có thểphân chia nhỏ được (chẳng hạn như các loại dược phẩm), hoặc đối với các cấu kiệnchuyên dùng không có một mức giá nhất định với khách hàng bên ngoài
•Phụ thuộc kinh tế với các nước nhận đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường đước chủ yếu do các công ty xuyên quốcgia, đã làm nảy sinh nỗi lo rằng các công ty này sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh
tế của nước nhận đầu tư vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của cáccông ty xuyên quóc gia Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đóng góp phần vốn bổ sungquan trọng cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao công nghệ chocác nước nhận đầu tư Đồng thời cũng thông qua các công ty xuyên quốc gia lànhững bên đối tác nươc ngoài để chúng ta có thể tiêu thụ hàng hóa vì các công tynày nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước khác Vậy nếu
Trang 23càng dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì sự phụ thuộc của nền kinh tếvào các nước công nghiệp phát triển càng lớn Và nếu nền kinh tế dựa nhiều vàođầu tư trực tiếp nước ngoài thì sự phát triển của nó chỉ là một phồn vinh giả tạo Sựphồn vinh có được bằng cái của người khác
Nhưng vấn đề này có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào chính sách và khảnăng tiếp nhận kỹ thuật của từng nước Nếu nước nào tranh thủ được vốn, kỹ thuật
và có ảnh hưởng tích cực ban đầu của đầu tư trực tiếp nước ngoài mà nhanh chòngphát triển công nghệ nội đại, tạo nguồn tích lũy trong nước, đa dạng hóa thị trrườngtiêu thụ và tiếp nhận kỹ thuật mới cũng như đẩy mạnh nghiên cứu và triển khaitrong nước thì sẽ được rất nhiều sự phụ thuộc của các công ty đa quốc gia
•Chi phí cho thu hút FDI và sản xuất hàng hóa là không thích hợp
Một là: Chi phí của việc thu hút FDI
Để thu hút FDI, các nước đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu
tư như là giảm thuế hoặc miễn thuế trong một thời gian khá dài cho phần lớn các dự
án đầu tư nước ngoài Hoặc việc giảm tiền cho họ cho việc thuê đất, nhà xưởng vàmột số các dịch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước Haytrong một số lĩnh vực họ được Nhà nước bảo hộ thuế quan Và như vậy đôi khi lợiích của nhà đầu tư có thể vượt lợi ích mà nước chủ nhà nhận được Thế mà, các nhàđầu tư còn tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào Các nhà đầu
tư thường tính giá cao cho các nguyên vật liệu,bán thành phẩm, máy móc thiết bị
mà họ nhập vào để thực hiện đầu tư Việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho cácnhà đầu tư chẳng hạn như trốn được thuế, hoặc giấu được một số lợi nhuận thực tế
mà họ kiếm được Từ đó hạn chế cạnh tranh của các nhà đầu tư khác xâm nhập vàothị trường Ngược lại, điều này lại gây chi phí sản xuất cao ở nước chủ nhà và nướcchủ nhà phải mua hàng hóa do các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất với giá cao hơn Tuy nhiên việc tính giá cao chỉ xảy ra khi nước chủ nhà thiếu thông tin, trình
độ kiểm soát, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn yếu, hoặc các chính sách củanước đó còn nhiều khe hở khiến cho các nhà đầu tư có thể lợi dụng được
Hai là: Sản xuất hàng hóa không thích hợp
Trang 24Các nhà đầu tư còn bị lên án là sản xuất và bán hàng hóa không thích hợp chocác nước kém phát triển, thậm chí đôi khi còn lại là những hàng hóa có hại chokhỏe con người và gây ô nhiễm môi trường Ví dụ như khuyến khích dùng thuốclá,thuốc trừ sâu, nước ngọt có ga thay thế nước hoa quả tươi, chất tẩy thay thế xàphòng vv
•Những tác động tiêu cực đến quan hệ kinh tế đối ngoại
Do kinh nghiệm và năng lực của các cơ quan chức năng, đội ngũ cán bộ quản lýcủa nước nhận đầu tư còn hạn chế nên một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng để thựchiện một số hành vi phi pháp, thiếu lành mạnh như: Gian lận về thuế, khai tăng chi phí
để giảm lãi thậm chí thực hiện lỗ công ty con ở nước nhận đầu tư để lãi công ty mẹ ởnước thứ ba; sử dụng công nghệ ở trình độ thấp, thậm chí lạc hậu làm cho tình trạng ônhiễm môi trường thêm trầm trọng, biến nước chủ nhà thành bãi rác công nghiệp; việcthu hút lao động tăng nhanh nhưng lại không quan tâm đúng mức đến đời sống vậtchất, tinh thần cho người lao động, không ít doanh nghiệp trả lương công nhân tùy tiện,
rẻ mạt, thậm chí có hành vi ngược đãi người lao động đã gây ra những tình trạng phứctạp về vấn đề nhà ở, hiện tượng đình công gây mất an ninh xã hội
Doanh nghiệp FDI có thể sử dụng các lợi thế quyền lực về vốn, công nghệ, thịtrường để sử dụng các biện pháp cạnh tranh làm giảm khả năng hoạt động, thậm chíphá sản các doanh nghiệp trong nước; lôi cuốn đội ngũ lao động có trình độ cao, laođộng tri thức vào làm việc cho doanh nghiệp FDI, làm cho hiện tượng “chảy máuchất xám” diễn ra ngày càng nhiều hơn
Để đáp ứng nhu cầu về vốn, công nghệ cho phát triển kinh tế các nước đều phải đưa
ra các chính sách ưu đãi thu hút FDI có tính cạnh tranh cao Lợi dụng điều này, doanhnghiệp FDI đã gây sức ép với nước nhận đầu tư phải nhượng bộ thay đổi một số chínhsách ưu tiên, ưu đãi gây thiệt hại đến quyền lợi chung của nước nhậnđầu tư; nảy sinhnhững vi phạm trong cam kết đầu tư như tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, dự án chậm triển khaigây lãng phí đất đai rất khó giải quyết; cũng không lường trước nguy cơ doanh nghiệpFDI tiếp tay cho tệ nạn tham nhũng, gây sức ép về chính trị, kinh tế với chính phủ nướcnhận đầu tư Nếu vốn FDI chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng nguồn vốn đầu tư xã hội, nguy
Trang 25cơ các công ty nước ngoài chi phối hoạt động kinh tế làm ảnh hưởng tới tính tự chủ lớncủa nước nhận đầu tư, dẫn đến lệ thuộc vào các nước lớn.
•Tác động tiêu cực tới các vấn đề xã hội
Trong một số các nhà đầu tư không phải không có trường hợp hoạt động tìnhbáo, gây rối an ninh chính trị Thông qua nhiều thủ đoạn khác nhau theo kiểu “diễnbiến hòa bình” Có thể nói rằng sự tấn công của các thế lực thù địch nhằm phá hoại
ổn định về chính trị của nước nhận đầu tư luôn diễn ra dưới mọi hình thức tinh vi vàxảo quyệt Trường hợp chính phủ Xanvado Agiende ở Chile bị giật dây lật đổ năm
1973 là một ví dụ về sự can thiệp của các công ty xuyên quốc gia ITT(công ty viễnthông và điện tín quóc tế) và chính phủ Mỹ cam thiệp công việc nội bộ của Chile).Mặt khác, mục đích của các nhà đầu tư là kiếm lời, nên họ chỉ đầu tư vàonhững ngành, lĩnh vực kinh tế, khu vực địa bàn có nhiều lợi thế so sánh, đem lạihiệu quả đầu tư cao hơn Điều đó chẳng những tạo ra sự phát triển mất cân đối giữacác ngành, vùng miền, khu vực kinh tế mà còn làm gia tăng những bất ổn như: Tìnhtrạng đào thải lao động trình độ thấp gia tăng, gây thất nghiệp cho lao động vùng bịthu hồi đất để phát triển công nghiệp, làm tăng dòng di cư lao động từ nông thôn rathành thị làm tăng thêm sự mất cân đối giữa các vùng, giữa nông thôn và thànhthị, khoảng cách đói nghèo giữa các khu vực, tầng lớp dân cư ngày càng tăng
Sự mất cân đối này có thể gây ra mất ổn định về chính trị Hoặc FDI cũng cóthẻ gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội Những người dân bản xứ làm thuê cho cácnhà đầu tư có thể bị mua chuộc, biến chất, thay đổi quan điểm, lối sống và nguy cơhơn là họ có thể phản bội Tổ Quốc Các tệ nạn xã hội cũng có thể tăng cường vớiFDI như mại dâm, nghiện hút
Ngoài ra, sự gia tăng hoạt động doanh nghiệp FDI kéo theo sự thay đổi về kếhoạch và quy hoạch phát triển chung của nền kinh tế, làm phát sinh nhanh nhu cầuphát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật như hệ thống đường giao thông, kho,cảng, dịch vụ điện, nước, nhu cầu nhà ở, các công trình xã hội (trường học, bệnhviện, hoạt động công cộng); gây trầm trọng thêm một số vấn đề bức xúc xã hội,chẳng hạn lao động trong một số khu công nghiệp chủ yếu là nữ đã gây nên sự mất
Trang 26cân bằng về giới, tình trạng khai thác tài nguyên, thiên nhiên quá mức Gây ra cácvấn đề ô nhiễm môi trường cùng với tài nguyên bị cạn kiệt và những lợi dụng khaithác chất xám triệt để đó là một trong những điều tất yếu mà nước chủ nhà phảihứng chịu khi quá trình FDI diễn ra.
•Chủ quyền an ninh quốc gia
ĐTNN chủ yếu được thực hiện bởi TNCs có tiềm lực mạnh về tài chính, khoahọc công nghệ và mạng lưới phân phối trên phạm vi toàn cầu Do đó, khi tiếp nhậnĐTNN các nước đang phát triển rất lo ngại trước sức mạnh của các công ty này cóthẻ can thiệp vào chủ quyền lãnh thổ, đe doạ đến an ninh chính trị và làm lũng đoạnnền kinh tế của mình
Về mặt lý thuyết, ĐTNN có đe doạ đên an ninh kinh tế của nước chủ nhàthông qua thao túng một số ngành sản xuất quan trọng, những hàng hoá thiết yếuhoặc đẩy mạnh đầu cơ, buôn lậu, rút chuyển vốn đi nơi khác… Vì mục tiêu theođuổi lợi nhuận cao, nên không loại trừ một số TNCs có thể can thiệp một cách giántiếp vào các vấn đề chính trị của nước chủ nhà Do đó, đảm bảo tôn trọng chủ quyềnlãnh thổ là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong các chính sách, luật pháp thu hútĐTNN của nước chủ nhà Hơn nữa, mặc dù có tiềm lực mạnh nhưng các TNCs lànhững nhà kinh doanh và tài sản lịa bị phân tán ở nhiều nước, trong khi đó nướcchủ nhà lại có quân đội và các sức mạnh cần thiết để đảm bảo chủ quyền quốc gia Tuy có những đóng góp tích cực không thể phủ nhận đối với những nước đangphát triển như đã kể trên nhưng ĐTNN vẫn còn những hạn chế: chuyển giao công nghệ
cũ, công nghệ không phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển, giá cả đắt hơnthực tế; sản xuất và quảng cáo sản phẩm ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe con ngườinhư ( rượu, bia, nước giải khát có ga, thuốc lá, thực phẩm sử dụng nhiều hoá chât…);xúc phạm nhân phẩm người lao động, khai thác cạn kiệt sức lao động của người làmthuê; làm tăng khoảng cách giầu nghèo giữa các các nhân, giữa các vùng
Những mặt trái của ĐTNN FDI không có nghĩa là phủ nhận những lợi thế cơbản của nó mà chúng ta chỉ lưu ý rằng không nên quá hy vọng vào FDI và cần phải
có những chính sách, những biện pháp kiểm soát hữu hiệu để phát huy những mặt
Trang 27tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của FDI Bởi vì mức độ thiệt hại của FDI gây
ra cho nước chủ nhà nhiều hay ít lại phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, năng lực,trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của nước nhận đầu tư
1.4 Các lý thuyết Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin cho rằng bản chất của FDI làhình thức xuất khẩu tư bản, các nhà tư bản xuất khẩu tư bản ra nước ngoài nhằmmục tiêu bóc lột, tăng thu lợi nhuận ở nước ngoài Nhưng đây cũng là yếu tố kinh tế
mà giai cấp vô sản có thể lợi dụng làm tăng sức mạnh của chính mình, là điều kiệnquan trọng để thúc đẩy kinh tế, kỹ thuật phát triển Lê-nin cho rằng khi du nhập chỉnghĩa tư bản Nhà nước dưới hình thức tô nhượng, Chính quyền Liên Xô tăng cườngđược nền sản xuất đại công nghiệp đối lập với nền sản xuất lạc hậu, thủ công Đốivới loại hình đầu tư này, nước tiếp nhận đầu tư không những không bị áp đặt màcòn tính toán được trước những lợi ích có thể mang lại, những nghĩa vụ phải đónggóp, những cái giá phải trả và cả thời hạn cần hạn chế hoặc chấm dứt hợp đồng vàkhẳng định: “Đứng trên quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội mà xét thì chúng tavẫn có lợi khi vứt cho bọn tư bản nước ngoài thêm vài trăm triệu, để có được máymóc và vật liệu cần thiết cho việc khôi phục đại công nghiệp, cho việc thiết lập cơ
sở kinh tế cho giai cấp vô sản ở nước ta”
Theo một số tác giả khác, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở phạm vi toàn cầu nhờvào sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện sự di chuyểndòng vốn đầu tư quốc tế Nước đi đầu tư thường có hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trongnước thấp do những yếu tố đầu vào như lao động, nguyên vật liệu, chi phí dịch vụ cao.Còn các nước nhận đầu tư lại có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn nhờ có các yếu tố đầuvào rẻ (sức lao động, tài nguyên thiên nhiên) Chính sự chênh lệch hiệu quả sử dụng vốngiữa các nước đã làm xuất hiện lưu chuyển dòng vốn đầu tư giữa các quốc gia
Heckeher, Ohlin, Samuelson, K Kojima cho rằng nguyên nhân xuất hiện đầu
tư nước ngoài là do có sự khác nhau về tỷ suất lợi nhuận giữa các quốc gia, có sựchênh lệch về tỷ suất lợi nhuận giữa các nước và sự chênh lệch này bắt nguồn từ sựkhác biệt về lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế
Trang 28Về vi mô, nhiều tác giả cho rằng Đầu tư trực tiếp nước ngoài ra đời do việc
mở rộng thị trường nước ngoài để khai thác lợi thế về công nghệ, kỹ thuật, quản lýcủa các nước đi đầu tư mà các nước nhận chưa có hoặc kém phát triển
Hoặc có thể giải thích vì các nước kém phát triển thường dùng hàng rào thuếquan để bảo hộ mậu tịch, vì thuế quan làm tăng giá nhập khẩu nên các công tychuyển sản xuất ra nước ngoài
Các lý thuyết trên cho thấy, nguyên nhân xuất hiện đầu tư nước ngoài là do
có sự chênh lệch về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giữa các quốc gia mà chủ yếu là
do hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu tư Từ đó, đầu tư nước ngoài được hiểu là sự
di chuyển dòng vốn giữa các nước nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa trên phạm vitoàn cầu
Trong thời gian gần đây, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướngchảy mạnh về các nước đang phát triển Tổng kết kinh nghiệm ở các nước này chothấy, FDI không chỉ là sự di chuyển vốn đầu tư từ nước này sang nước khác màquan trọng hơn là kèm theo việc chuyển giao công nghệ, kiến thức quản lý và mởrộng thị trường chính những tác động này mà FDI có những đặc điểm, vai tròkhác với đầu tư gián tiếp và vì vậy nhiều tác gia khẳng định rằng FDI đem đến cácyếu tố cần thiết như vốn, công nghệ, quản lý, mạng lưới marketing để thực hiệncông nghiệp hóa ở các nước đang phát triển
Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 1986 và sửa đổi, bổ sung năm 2000 thì:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài kà việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốnbằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy địnhcủa Luật này”
Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là một loại hình di chuyển vốngiữa các quốc gia, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản
lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư Về thực chất, FDI là loại hình đầu tưquốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các
cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để là chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và
Trang 29trực tiếp quản lý điều hành hoặc tham gia quản lý điều hành hoạt động của đốitượng mà họ bỏ vốn đầu tư Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu
về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án
Trên thế giới có nhiều cách diễn giải khái niệm về FDI, trong đó một trongnhững định nghĩa tổng quát được chấp nhận nhiều hơn cả là định nghĩa của Quỹtiền tệ quốc tế (IMF) Theo đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign DirectInvestment) là vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong mộtdoanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư Mụcđích của nhà đầu tư là dành được tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanhnghiệp đó”
FDI thường được thực hiện thông qua các hình thức tùy thuộc vào quy địnhcủa luật pháp từng quốc gia Các hình thức FDI được áp dụng phổ biến trên thế giớilà: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốnnước ngoài, hình thức BTO, BOT, BT và các hình thức khác như công ty cổ phần
có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp hợp danh
Ở Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng, nhà đầu tư nước ngoài cũngđược phép thực hiện hoạt động đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau bình đẳngvới các nhà đầu tư trong nước, nhưng chủ yếu vẫn là các hình thức hợp đồng hợptác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hìnhthức BTO, BOT, BT
1.5 Nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.5.1 Các nhân tố bên trong
•Chiến lược huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế
Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến các hoạt động triển khai và kết quảthu hút vốn FDI của quốc gia đó Chiến lược này thể hiện tập trung ở một số điểm:
có mở cửa thu hút vốn bên ngoài hay không, đặt trọng tâm thu hút nguồn vốn trongnước hay ngoài nước, nguồn vốn nước ngoài chủ yếu tập trung vào nguồn nào:ODA, FDI hay vay thương mại Việc định hướng chiến lược thu hút vốn có ýnghĩa quan trọng để thiết lập các điều kiện thu hút phù hợp
•Mối quan hệ kinh tế quốc tế của quốc gia tiếp nhận
Trang 30Các mối quan hệ kinh tế quốc tế của một quốc gia vừa là hệ quả của chiếnlược huy động vốn quốc gia đó vừa là cơ hội để tìm kiếm đối tác đầu tư Nhiềuquốc gia khi thực hiện mở cửa tham gia các tổ chức kinh tế khu vực hoặc quốc tế,hoạt động ngoại thương phát triển nhanh chóng, thu hút đầu tư nước ngoài đã giatăng, chất lượng đầu tư nước ngoài được cải thiện đáng kể, do đó mở thêm nguồnlực để phát triển kinh tế đất nước.
•Thiết lập các điều kiện thu hút FDI
Các điều kiện liên quan đến môi trường đầu tư và khả năng cạnh tranh thu hútFDI của các nước tiếp nhận đầu tư gồm các nhân tố: sự ổn định về chính trị, kinh tế
và xã hội; sự hoàn chỉnh, hữu hiệu của hệ thống pháp luật đầu tư; sự mềm dẻo, hấpdẫn của hệ thống chính sách đầu tư nước ngoài; sự phát triển của cơ sở hạ tầng; sựphát triển của đội ngũ lao động, của khoa học công nghệ và hệ thống doanh nghiệptrong nước; sự phát triển của hành chính quốc gia; hiệu quả của các dự án FDI đãtriển khai
•Các nguồn lực và lợi thế so sánh của nước tiếp nhận
Ngoài các yếu tố trên, các quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi, không gần cácvùng có động đất, sóng thần, có quy mô thị trường nội địa rộng lớn; nguồn nhân lựcdồi dào, giá nhân công rẻ; nguồn tài nguyên phong phú sẽ là những quốc gia có lợithế về thu hút FDI
1.5.2 Các nhân tố bên ngoài
•Hướng chuyển dịch của dòng FDI quốc tế
Nếu một quốc gia nằm trong dòng chảy về vốn, khả năng tiếp nhận vốn củaquốc gia đó rất lớn Đón bắt được xu hướng chuyển dịch FDI trên thế giới là mộtyếu tố quan trọng để một quốc gia đưa ra các điều kiện phù hợp đón nhận dòng FDI
đổ về Là một quốc gia nằm trong khu vực hấp dẫn đầu tư nước ngoài, Việt Nam cónhiều cơ hội đón dòng FDI đổ về - kể cả của các chủ đầu tư lớn, nếu biết tận dụnglợi thế so sánh của mình và cải thiện tốt môi trường đầu tư hiện nay
•Môi trường kinh tế thế giới
Trang 31Các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính – tiền tệ, chính trị, xã hội, dịch bệnh đều như một tác động đa phương và theo nhiều cơ chế khác nhau tới thu hút FDIcủa một quốc gia Sự tác động đó có mặt khuyến khích, có mặt hạn chế luồng vốnFDI vào quốc gia tiếp nhận.
•Những nhân tố liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài
Chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư; tiềm lực tàichính của các nhà đầu tư, năng lực kinh doanh của nhà đầu tư
Tóm tại, trong các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào một quốc gia, cácnhân tố ảnh hưởng tích cực (gồm cả nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài) sẽ giúpcho nước sở tại thu hút được nhiều FDI thế giới và ngược lại, các nhân tố ảnhhưởng cản trở sẽ làm cho lượng FDI thu hút của nước đó bị hạn chế
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
Trang 322.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1 Vể điều kiện tự nhiên
•Về vị trí địa lý:
Thanh Hoá là tỉnh nằm ở cực Bắc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, cách Thủ đô
Hà Nội 153km về phía Bắc, về phía Nam cách Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An 138
km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km Thanh Hoá Nằm ở vị trí từ 19,18o đến20,40o vĩ độ Bắc; 104,22o đến 106,40o kinh độ Đông Có ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La
- Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An
- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - CHDCND Lào
- Phía Đông giáp biển Đông
Thanh hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, ở vị trícửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như:Đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217, cảngbiển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho lưu thông Bắc Nam,với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế Thanh Hoá có sân bay Sao Vàng và quyhoạch mở thêm sân bay Thanh Hóa thuộc địa bàn 3 xã Hải Ninh, Hải An, Hải Châuhuyện Tĩnh Gia phục vụ cho kinh tế Nghi Sơn và toàn tỉnh
•Khí hậu
Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt
Trang 33- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300 mm , mỗi năm cókhoảng 90-130 ngày mưa Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bìnhquân khoảng 1600-1800 giờ Nhiệt độ trung bình 23 0 C -24 0 C, nhiệt độ giảm dầnkhi lên vùng núi cao
- Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè là Đông vàĐông nam
Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào
là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
•Tài nguyên đất
Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 1.112.033 ha, trong đó đất sản xuất nôngnghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản10.157 ha; đất chưa sử dụng 153.520 ha với các nhóm đất thích hợp cho phát triểncây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả
•Tài nguyên rừng
Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất córừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác50.000 - 60.000 m3 Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vậtphong phú đa dạng về họ, loài; có các loại gỗ quý hiếm như: lát, pơ mu, sa mu, limxanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng,nứa, vầu, giang, tre Ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ …Các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su ThanhHoá là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha Rừng Thanh Hoá cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vậtnhư: hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim … Đặcbiệt ở vùng Tây nam của tỉnh có rừng quốc gia Bến En, vùng Tây Bắc có các khubảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, là những khu rừng đặc dụng, nơitồn trữ và bảo vệ các nguồn gien động, thực vật quí hiếm, đồng thời là các điểm dulịch hấp dẫn đối với du khách
•Tài nguyên biển
Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với nhữngbãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu
Trang 34thuyền đánh cá ra vào Đây cũng là những trung tâm nghề cá của tỉnh Ở vùng cửalạch là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản,trồng cói, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối Diện tích nước mặn ở vùng biểnđảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn hanước mặn ven bờ thuận lợi cho nuôi nhuyễn thể vỏ cứng như ngao, sò … Vùng biển Thanh Hoá có trữ lượng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản, vớinhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao
Tóm lại, Thanh Hoá có bờ biển dài, có tiềm năng lớn về khai thác, nuôi trồng
thuỷ sản, phát triển du lịch, phát triển cảng và vận tải biển Đây là lợi thế rất lớn đểThanh Hoá phát triển kinh tế nhanh, hội nhập mạnh với khu vực và với thế giới
•Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản ở Thanh Hoá khá phong phú về chủng loại và đa dạng
về cấp trữ lượng Hiện toàn tỉnh có tới 257 mỏ và điểm quặng, với 42 loại khoángsản, trong đó có một số loại có ý nghĩa quốc tế và khu vực như Crôm, đá ốp lát, đô
lô mít, chì kẽm, thiếc, vonfram, antimoan, đá quý Nhiều mỏ có trữ lượng lớn vàphân bố tập trung, cho phép khai thác với quy mô công nghiệp như đá vôi, đất sétlàm xi măng Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển công nghiệp khaikhoáng, công nghiệp sản xuất xi măng, công nghiệp vật liệu xây dựng
Ngoài ra, còn có nhiều loại khoáng sản khác như chì kẽm, Ăngtimon, Niken Coban, đồng, thiếc, thiếc-vonfram, Manhezit, Asen, thuỷ ngân, Barit, Pyrit, Berin,Môlip đen, cát kết (chất trợ dung), sét trắng, Fensfat, cát thuỷ tinh, đá xây dựng, đágranit, đá thạch anh và than chì, than đá và than bùn tuy trữ lượng không lớnnhưng có giá trị cao, có thể khai thác ở quy mô nhỏ phục vụ phát triển công nghiệpđịa phương
-•Tài nguyên nước
Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng, sông
Yên với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756 ; tổng lượng
Trang 35nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ Sông suối Thanh Hoá chảy qua nhiều vùngđịa hình phức tạp, là tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện Nước ngầm ở ThanhHoá cũng rất phong phú về trữ lượng và chủng loại bởi vì có đầy đủ các loại đất đátrầm tích, biến chất, mac ma và phun trào.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
•Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ vàđường thuỷ:
- Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92km với 9 nhà
ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách
- Đường bộ có tổng chiều dài trên 8.000 km, bao gồm hệ thống quốc lộ quantrọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đườngchiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi; Quốc
lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng miền núi, trung du củatỉnh, quốc lộ 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào
- Thanh Hoá có hơn 1.600 km đường sông, trong đó có 487 km đã được khaithác cho các loại phương tiện có sức chở từ 20 đến 1.000 tấn Cảng Lễ Môn cáchtrung tâm Thành phố Thanh Hoá 6km với năng lực thông qua 300.000 tấn/ năm, cáctàu trọng tải 600 tấn cập cảng an toàn Cảng biển nước sâu Nghi Sơn có khả năngtiếp nhận tàu trên 5 vạn tấn, hiện nay đang được tập trung xây dựng thành đầu mối
về kho vận và vận chuyển quốc tế
- Về lưới điện
Trang 36Mạng lưới phân phối điện được xây dựng khá đồng bộ gồm 265 km đườngdây 220 KV, 365 km đường dây 110 KV; hơn 2.000 km đường dây từ 6 - 35 KV vàgần 2.500 trạm biến áp các loại
Đến năm hết năm 2014, 100% số xã phường trong tỉnh có điện Tỷ lệ hộ giađình sử dụng điện đạt khoảng 99%
•Bưu chính viễn thông
- Mạng bưu chính đến hết năm 2014 toàn tỉnh có 91 bưu cục (gồm 1 bưu cục
trung tâm, 27 bưu cục cấp II tại các trung tâm huyện và 63 bưu cục cấp III tại cáckhu vực, các thị tứ), 565 điểm bưu điện văn hoá xã và 59 đại lý đa dịch vụ, đạt bánkính phục vụ bình quân là 2,24 km/điểm; 100% các xã có điểm phục vụ bưu chính.Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 11 tuyến đường cung cấp thư cấp II, được thựchiện bằng ô tô chuyên dùng đảm bảo nhu cầu vận chuyển bưu chính đến tất cả cáchuyện thị và 127 tuyến đường cấp III với nhiều phương tiện đảm bảo nhu cầu vậnchuyển bưu chính đến tất cả các xã
- Mạng viễn thông những năm gần đây đã được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện
cho hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển Phương thức truyền dẫn chủyếu là cáp quang Trên địa bàn tỉnh hiện có 05 mạng điện thoại di động, trong đó 03mạng sử dụng công nghệ GSM và 02 mạng sử dụng công nghệ CDMA, với 2.363trạm thu, phát sóng BTS, đã phủ sóng thông tin di động ổn định cho 600/637 xã,phường, thị trấn (đạt 94,19%) trên địa bàn tỉnh
- Mạng Internet trên địa bàn hiện có 4 đơn vị cung cấp dịch vụ, mạng Internet
tốc độ cao ADSL đã triển khai cung cấp dịch vụ truy nhập tại 27/27 trung tâmhuyện, thị, thành phố Với 610/637 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Năm 2009toàn tỉnh có 55.139 thuê bao Internet tốc độ cao (Dial-up, ADSL), mật độ thuê baoquy đổi đạt 1,6 máy/100 dân
Tóm lại, mạng bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin trong những năm
gần đây đã được đầu tư phát triển nhanh, tiếp cận với các công nghệ mới, đáp ứngnhu cầu cung cấp dịch vụ ngày càng đa dạng với chất lượng cao của các ngành kinh
tế và dân cư Tuy nhiên, các dịch vụ cung cấp chưa đồng đều và mức độ dịch vụ
Trang 37còn chênh lệch lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị, đồng bằng và trung dumiền núi Đặc biệt tại các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện QuanSơn, Mường Lát… chất lượng mạng chưa đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin củanhân dân Trong tương lai ngành bưu chính viễn thông cần đầu tư phát triển cả vềloại hình phục vụ, phạm vị hoạt động và chất lượng cung cấp dịch vụ nhằm đápứng nhu cầu phát triển KT-XH với tốc độ nhanh trên địa bàn.
•Hệ thống cấp nước
Các công trình cấp nước đô thị ở Thanh Hóa hiện có gồm nhà máy nước ThanhHóa công suất 50.000 m3/ngàyđêm, cấp nước sản xuất và nước sinh hoạt cho thànhphố Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn; Nhà máy nước Bỉm Sơn 7.000 m3/ngày đêm; cấpnước cho thị xã Bỉm Sơn; Nhà máy nước Đồng Chùa công suất 30.000 m3/ngày.đêmcấp nước cho khu kinh tế mới Nghi Sơn; nhà máy nước Hàm Rồng, Mật Sơn cấpnước cho Thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, các khu dân cư lân cận (Đông Sơn,Hoằng Hóa, Quảng Xương); nhà máy nước Hoằng Vinh cấp nước cho thị trấn BútSơn và khu dân cư tập trung thuộc huyện Hoằng Hóa và một số nhà máy nước kháccung cấp riêng cho các khu công nghiệp và các thị trấn huyện lỵ Hầu hết khu vựcnông thôn sử dụng nước mưa, giếng khơi và giếng khoan, chất lượng nước thấp Tỷ
lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh mới đạt 80%
Tóm lại Việc cấp nước của tỉnh trong những năm qua đã được cải thiện đáng
kể, nhất là ở các đô thị, các khu công nghiệp song vẫn còn nhiều hạn chế cả vềnguồn cung cấp, hệ thống ống dẫn và chất lượng nước Các nhà máy nước ở 3 khuvực đô thị là Thanh Hoá, Bỉm Sơn và Sầm Sơn được xây dựng từ lâu và đang xuốngcấp Một số thị trấn, khu công nghiệp đã khoan giếng cấp nước nhưng mang tínhchất cục bộ, chắp vá và hầu hết nước chưa được xử lý nên chất lượng thấp Hệthống đường ống ở các khu đô thị đều được xây dựng từ lâu, xuống cấp và tổn thấtquá lớn Tiêu chuẩn cấp nước bình quân đầu người ở các khu vực đô thị thấp, chỉ từ
60 - 100 lít/ngày.đêm, chất lượng nước không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh
•Cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp
Đến nay trên địa bàn Thanh Hoá đã hình thành 5 KCN , gồm: