MỤC LỤC
Ngoài ra, FDI còn giúp hoàn thiện nền kinh tế thị trường (thị trường hàng hoá, thị. trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường công nghệ…) và vận hành cơ chế thị trường. •Tham gia vào phân công lao động quốc tế. Các nước đầu tư được nhà nước bản địa hổ trợ trong việc sử dụng nguồn lực con người, qua đó góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, một khi sự phát triển này vượt mức cung trong nước thì sự phân công lao động xã hội vượt ra ngoài biên giới của quốc gia đó. Phân công lao động quốc tế ngày càng phát triển và bao trùm toàn bộ nền kinh tế thế giới. Điều kiện để phát triển Phân công lao động quốc tế bao gồm: 1) Sự khác biệt giữa các quốc gia về điều kiện tự nhiên, do đó, các quốc gia phải dựa vào những ưu thế về tài nguyên thiên nhiên để chuyên môn hoá sản xuất, phát huy lợi thế so sánh và điều kiện địa lí của mình; 2) Sự khác biệt giữa các quốc gia về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phát triển của khoa học - kĩ thuật và công nghệ, về truyền thống sản xuất, lực lượng sản xuất; và 3) Trong một phạm vi nhất định, chịu ảnh hưởng và sự tác động của chế độ kinh tế - xã hội của đất nước. Do kinh nghiệm và năng lực của các cơ quan chức năng, đội ngũ cán bộ quản lý của nước nhận đầu tư còn hạn chế nên một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng để thực hiện một số hành vi phi pháp, thiếu lành mạnh như: Gian lận về thuế, khai tăng chi phí để giảm lãi thậm chí thực hiện lỗ công ty con ở nước nhận đầu tư để lãi công ty mẹ ở nước thứ ba; sử dụng công nghệ ở trình độ thấp, thậm chí lạc hậu làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường thêm trầm trọng, biến nước chủ nhà thành bãi rác công nghiệp; việc thu hút lao động tăng nhanh nhưng lại không quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, không ít doanh nghiệp trả lương công nhân tùy tiện, rẻ mạt, thậm chí có hành vi ngược đãi người lao động đã gây ra những tình trạng phức tạp về vấn đề nhà ở, hiện tượng đình công gây mất an ninh xã hội.
Các hình thức FDI được áp dụng phổ biến trên thế giới là: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hình thức BTO, BOT, BT và các hình thức khác như công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp hợp danh. Ở Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng, nhà đầu tư nước ngoài cũng được phép thực hiện hoạt động đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau bình đẳng với các nhà đầu tư trong nước, nhưng chủ yếu vẫn là các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hình thức BTO, BOT, BT.
Các điều kiện liên quan đến môi trường đầu tư và khả năng cạnh tranh thu hút FDI của các nước tiếp nhận đầu tư gồm các nhân tố: sự ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội; sự hoàn chỉnh, hữu hiệu của hệ thống pháp luật đầu tư; sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách đầu tư nước ngoài; sự phát triển của cơ sở hạ tầng; sự phát triển của đội ngũ lao động, của khoa học công nghệ và hệ thống doanh nghiệp trong nước; sự phát triển của hành chính quốc gia; hiệu quả của các dự án FDI đã triển khai. Tóm tại, trong các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào một quốc gia, các nhân tố ảnh hưởng tích cực (gồm cả nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài) sẽ giúp cho nước sở tại thu hút được nhiều FDI thế giới và ngược lại, các nhân tố ảnh hưởng cản trở sẽ làm cho lượng FDI thu hút của nước đó bị hạn chế.
Các công trình cấp nước đô thị ở Thanh Hóa hiện có gồm nhà máy nước Thanh Hóa công suất 50.000 m3/ngàyđêm, cấp nước sản xuất và nước sinh hoạt cho thành phố Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn; Nhà máy nước Bỉm Sơn 7.000 m3/ngày đêm; cấp nước cho thị xã Bỉm Sơn; Nhà máy nước Đồng Chùa công suất 30.000 m3/ngày.đêm cấp nước cho khu kinh tế mới Nghi Sơn; nhà máy nước Hàm Rồng, Mật Sơn cấp nước cho Thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, các khu dân cư lân cận (Đông Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương); nhà máy nước Hoằng Vinh cấp nước cho thị trấn Bút Sơn và khu dân cư tập trung thuộc huyện Hoằng Hóa và một số nhà máy nước khác cung cấp riêng cho các khu công nghiệp và các thị trấn huyện lỵ. Thực hiện và phát triển chương trình nông thôn mới đã có nhiều chuyển biến tích cực đã phát triển được 190 mô hình sản xuất mới, trong đó một số mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như: trồng ngô ngọt, lúa nếp hạt cau, thanh long ruột đỏ, trồng cây ăn quả kết hợp du lịch sinh thái, nuôi thỏ; toàn tỉnh hiện có 21 xã và 2 bản đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân mỗi xã còn lại đạt 10,68 tiêu chí, tăng 1,28 tiêu chí so với đầu năm; ước đến hết năm 2014, có 45 xã và 6 bản đạt chuẩn nông thôn mới.
Từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài và các văn bản dưới luật được ban hành đã tạo được môi trường pháp lý để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khơi dậy tiềm năng của các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của Thanh Hóa nói riêng. Nhìn chung, số dự án có vốn FDI trên địa bàn tỉnh đa số là các dự án có quy mô vừa và nhỏ, từ các nước khu vực châu Á, chưa thu hút được nhiều các dự án có quy mô đầu tư lớn của các tập đoàn, các công ty lớn hay các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và công nghệ từ các nước công nghiệp phát triển.
Nhìn chung, ngành công nghiệp đã có những chuyển biến rất tích cực, duy trì và nâng cao được nhịp độ phát triển, chuyển dần từ sản xuất phân tán sang sản xuất tập trung, hình thành các khu, cụm công nghiệp; thu hút mạnh vốn đầu tư, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn, nhất là ở khu vực đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thu hút nhiều lao động, đẩy mạnh xuất khẩu, đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước. + Tiếp nhận được một số kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của thế giới thông qua các dự án đầu tư trong nhiều ngành kinh tế như công nghiệp điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, hóa chất, nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, sản xuất một số hàng tiêu dùng, thực phẩm có chất lượng cao..Tuy phần lớn máy móc thiết bị đưa vào thuộc loại trung bình của thế giới nhưng vẫn hiện đại hơn nhiều so với những trang thiết bị ta hiện có.
- Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh, trong đó ưu tiên các nhà đầu tư có tiềm năng lớn về tài chính và công nghệ; đồng thời tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài ở khu vực và chú ý các dự án quy mô vừa và nhỏ nhưng công nghệ hiện đại. - Quan tâm phát triển những ngành nghề truyền thống của địa phương như làm chiếu cói, đúc đồng, mây tre đan..; tạo nền tảng để liên doanh với nuớc ngoài, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài để nâng cao trình độ công nghệ, phát triển quy mô sản xuất các ngành nghề truyền thống.
Việc đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng của tỉnh đòi hỏi một lượng kinh phí đầu tư rất lớn và thời gian thu hồi vốn đầu tư dài, do đó cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư này thông qua việc huy động từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp, vốn vay ODA, viện trợ… hoặc khuyến khích đầu tư tư nhân tham gia dưới hình thức BOT, BT hay thông qua việc đấu giá đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, phát hành trái phiếu công trình… Thực hiện đa dạng hóa các hình thức góp vốn đầu tư phát triển và kinh doanh cơ sở hạ tầng; khuyến khích và thực hiện hỗ trợ thích hợp từ ngân sách nhà nước đối với việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng phục vụ đầu tư phát triển, các công trình ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đối với các dự án đầu tư vào các KCN tập trung, các cụm sản xuất công nghiệp cần được tỉnh hỗ trợ khâu lập dự án đầu tư, hồ sơ ưu đãi đầu tư và hoàn tất các công việc như khắc dấu, đăng ký mã số thuế, mã số hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu sau khi nhận giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh… Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi hơn nhất là đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh cũng cần có các biện pháp hỗ trợ về vốn, lãi suất ưu đãi… cho các chủ đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các KCN hiện có.