LỜI CẢM ƠNTrong quá trình học tập cũng như trong thời gian làm Khóa luận tốt nghiệp, em đãnhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong Khoa Thông tin – Thư việnTrường Đại h
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập cũng như trong thời gian làm Khóa luận tốt nghiệp, em đãnhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong Khoa Thông tin – Thư việnTrường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, sự chỉ bảo nhiệt tình của Ban lãnh đạocùng các cán bộ công tác tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thôngVận tải Hà Nội
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.s Nguyễn Thị Trang Nhung, người đãtrực tiếp hướng dẫn chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thànhKhóa luận này
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong khoa Thông tin – Thư viện, TrườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ chúng em trong suốtthời gian học tập và rèn luyện tại Trường
Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, các cán bộ nhân viên đang công tác tạiTrung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội đã tạo điềukiện giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập, nghiên cứu và khảo sát thực tế tại đây
Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè _ những người luôn động viên và khuyến khích
để em có thể hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp và có được kết quả như ngày hôm nay
Do khả năng và trình độ còn hạn chế, nên Khóa luận còn nhiều khiếm khuyết, kínhmong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để Khóa luận được hoàn thiện hơn nữa
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2013
Sinh viên
Ngô Thị Thanh Huyền
Trang 22. Các từ viết tắt tiếng Anh
CD – ROM Compact Disk Read Only Memory
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang 3STT Tên bảng biểu, sơ đồ Trang
4 Cơ cấu các CSDL thư mục tại TTTT – TV Trường ĐHGTVT 19
7 Trình độ học vấn của nhóm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu 28
9 Nhu cầu thông tin của từng nhóm NDT theo lĩnh vực chung 32
11 Mức độ sử dụng các loại hình tài liệu của NDT 35
12 Các loại hình tài liệu được NDT thường xuyên sử dụng 36
13 Nhu cầu sử dụng tài liệu theo ngôn ngữ của NDT 38
14 Nhu cầu về ngôn ngữ của tài liệu của từng nhóm NDT 38
17 Các sản phẩm và dịch vụ thông tin được NDT thường xuyên sử dụng 43
18 Mức độ đáp ứng nguồn lực thông tin cho NDT 45
22 Mức độ thuận tiện của các loại hình sản phẩm và dịch vụ 50
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Nhiệm vụ của đề tài 5
6 Đóng góp của đề tài 5
7 Bố cục của khóa luận 6
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI DÙNG TIN VÀ NHU CẦU TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI 7
1.1 Lý luận chung về người dùng tin và nhu cầu tin 7
1.1.1 Một số khái niệm 7
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tin của người dùng tin 8
1.2 Giới thiệu khái quát về Trung tâm TT – TV Trường ĐHGTVT Hà Nội 9
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin Thư viện Trường ĐHGTVT HN 9
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ 10
1.2.3 Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ 12
1.2.4 Cơ sở vật chất, nguồn lực thông tin 15
CHƯƠNG 2 : NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG THÔNG TIN CHO NDT CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐHGTVT HN 23
2.1 Đặc điểm người dùng tin của Trung tâm 23
2.1.1 Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý 25
2.1.2 Nhóm người dùng tin là cán bộ giảng dạy và nghiên cứu 26
2.1.3 Nhóm người dùng tin là nghiên cứu sinh, học viên cao học 28
2.1.4 Nhóm người dùng tin là sinh viên 29
2.2 Nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường ĐHGTVT Hà Nội 30 2.2.1 Nhu cầu về nội dung thông tin 31
Trang 52.2.2 Nhu cầu về hình thức thông tin 34
2.2.3 Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu 37
2.2.4 Nhu cầu về thời gian tài liệu 39
2.2.5 Thói quen tra cứu và sử dụng thông tin của người dùng tin 40
2.3 Mức độ đáp ứng thông tin cho người dùng tin của Trung tâm 43
2.3.1 Mức độ đáp ứng về nguồn lực thông tin 43
2.3.2 Mức độ đáp ứng về tổ chức phục vụ người dùng tin 46
2.4 Nhận xét, đánh giá về nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin cho NDT Nguyên nhân……… 51
2.4.1 Nhận xét chung về nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin cho NDT tại Trung tâm TT- TV Trường ĐHGTVT HN 51
2.4.2 Nguyên nhân 59
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG THÔNG TIN CHO NDT TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐHGTVT HN 61
3.1 Phát triển nhu cầu tin của người dùng tin 61
3.1.1 Thường xuyên đào tạo người dùng tin 61
3.1.2 Tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tin sử dụng Thư viện 63
3.1.3 Tăng cường các hoạt động marketing, tuyên truyền phổ biến thông tin, kích thích nhu cầu tin 64
3.1.4 Tiến hành nghiên cứu nhu cầu tin thường xuyên và có kế hoạch 65
3.2 Nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin cho người dùng tin 65
3.2.1 Tăng cường nguồn lực thông tin 65
3.2.2 Tăng cường hợp tác, trao đổi, chia sẻ nguồn lực thông tin 67
3.2.3 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin 68
3.2.4 Nâng cao trình độ cho cán bộ trung tâm 71
3.2.5 Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, các trang thiết bị 72
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang những năm đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21, có thể thấy đời sống xãhội và khoa học công nghệ đang diễn ra nhiều thay đổi mạnh mẽ Sự thành bại trong mọingành nghề ngày hôm nay phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức những xu hướng mớicủa thời đại và bắt nhịp được với sự phát triển của thời đại.Trong đó, thông tin luôn là nhân
tố để hình thành những ý tưởng cũng như những sản phẩm của trí tuệ và tri thức và đóngmột vai trò vô cùng quan trọng, đem đến những cơ hội mới cho mọi hoạt động của xã hội Vìvậy, hơn bao giờ hết việc nắm bắt thông tin có một vai trò rất quan trọng trong các lĩnh vựckinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục…Hoạt động thông tin ngày càng trở nên quan trọng vàkhông thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ quốc gia nào Cuộccách mạng khoa học công nghệ đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã ảnhhưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, Khoa học Thông tin – Thư viện cũng khôngnằm ngoài sức ảnh hưởng của nó
Nhận thức sâu sắc giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyếtđịnh sự tăng trưởng và phát triển xã hội góp phần quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, ngành giáo dục đào tạo đã không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chấtlượng giảng dạy Với việc chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo tín chỉ,thư viện với vai trò là giảng đường thứ hai đối với đông đảo các giảng viên và sinh viên, đã
và đang đổi mới hoạt động của mình cho phù hợp với xu thế chung Khi nói đến sự bùng nổcủa thông tin và sự gia tăng của nền kinh tế tri thức thì không thể không nhắc đến sự biến đổicủa hoạt động Thông tin - Thư viện đến sự biên tập và cung ứng thông tin nhằm đáp ứng nhucầu phát triển chung đó Trong điều kiện đó, từng cơ quan thông tin - thư viện nói riêng và hệthống các cơ quan thông tin thư viện nói chung phải tự biến đổi sao cho phù hợp nhất
Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội có sứ mạng đào tạo cho ngành Giaothông vận tải và đất nước những cán bộ khoa học kỹ thuật có năng lực và lòng yêu nghề, cókhả năng sáng tạo và tính nhân văn Hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giaocông nghệ và các hoạt động khác của Nhà trường nhằm mang lại những lợi ích với chấtlượng tốt nhất cho cộng đồng và xã hội Nhà trường đã đào tạo cho đất nước hàng vạn Kỹ
Trang 7sư, hàng ngàn Thạc sỹ và Tiến sỹ Phần lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan quản
lý, doanh nghiệp thuộc ngành Giao thông Vận tải đều tốt nghiệp từ Nhà trường
Trong quá trình trưởng thành và phát triển, Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đạihọc Giao thông Vận tải Hà Nội đã góp một phần không nhỏ vào những thành tựu chung củaTrường Trong những năm qua, cùng hoà mình với sự phát triển của hệ thống thư việntrường đại học, Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội
đã có sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc Trung tâm đã không ngừng đổi mới, nâng caochất lượng mọi hoạt động cả về hiện đại hoá cơ sở vật chất, về chuyên môn nghiệp vụ cũngnhư hoạt động phục vụ Các hoạt động thông tin thư viện ngày càng trở nên phong phú và hiệuquả hơn, đã và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tin chocác đối tượng người dùng tin của Nhà trường
Mục đích cuối cùng của hoạt động thông tin thư viện là đáp ứng đầy đủ nhu cầu tin củangười dùng tin Mức độ đáp ứng nhu cầu tin (NCT) cho người dùng tin (NDT) được xem làthước đo đánh giá chất lượng hoạt động của thư viện Nghiên cứu NDT và nhận dạng NCTcủa họ, trên cơ sở đó tổ chức hoạt động thông tin theo đúng hướng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đóchính là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan TT –TV nói chung và của Trung tâm Thông tinThư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội nói riêng
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, trong hoạt động thực tiễn công tác đáp ứngnhu cầu tin tại Trung tâm vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như chưa nắm bắt, cũng như đápứng đầy đủ nhu cầu tin của người dùng tin Do đó, Trung tâm cần phải tiếp tục nghiên cứu,phân tích, đánh giá, tìm các giải pháp cụ thể để tháo gỡ những tồn tại và hạn chế trên nhằmđưa công tác phục vụ bạn đọc nói chung và khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho bạn đọc ngàycàng hoàn thiện và tốt hơn
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khóa luận chuyên ngành thông tin thư viện của
mình Tác giả hy vọng với việc tìm hiểu từ thực trạng về nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhucầu tin của người dùng tin tại Trung tâm, khóa luận sẽ đưa ra được những giải pháp hữu ích,
Trang 8mang tính khả thi và có những tác động tích cực được hạn chế, nâng cao và phát huy được tối
đa hiệu quả phục vụ NCT của NDT tại Trung tâm
2 Tình hình nghiên cứu
Nhận thấy vai trò quan trọng của người dùng tin trong thư viện, trong những năm gầnđây đã có rất nhiều các tác giả đã nghiên cứu đề tài này ở các cơ quan thông tin thư việnkhác nhau như :
Luận văn “ Nghiên cứu nhu cầu tin và hoạt động thông tin của ban thông tin – tư liệu
và thư viện tại viện chiến lược và chính sách KH&CN” của Nguyễn Ngọc Dung, bảo vệ năm
Bên cạnh đó, một số đề tài nghiên cứu về Trung tâm TT-TV Trường ĐHGTVT HN như :
Đề tài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Thông tin – Thư viện “Tìm hiểu công tác phát triển, khai thác và chia sẻ nguồn tài nguyên số tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông Vận tải” của Trương Quang Ảnh , bảo vệ năm 2012
Đề tài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Thông tin - Thư viện “ Tìm hiểu dự án hiện đạihóa Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội” của Trần Thị Kim Dung, bảo vệ năm 2011
Đề tài Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Thông tin - Thư viện “ Tìm hiểu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Thông tin - Thư viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện
Trang 9Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội Thực trạng và giải pháp” của Đỗ Tiến Vượng.Như vậy, việc đi sâu vào nghiên cứu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin của người dùng tin tại Trung tâm TT-TV trường ĐHGTVT HN hiện nay chưa có tác giả nào thực hiện
Đề tài : “Nghiên cứu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội” là một đề tài
mới và rất thiết thực với hoạt động thực tế của Trung tâm
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nhu cầu tin của các đối tượng người dùng tin như: Cán bộ lãnh đạo, quản lý; Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu; Nghiên cứu sinh, học viên cao học; Sinh viên (Hệ chính quy và không chính quy) đang học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội
- Mức độ đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin tại Trung tâm TT- TV trường
4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
+ Thu thập tài liệu, số liệu, dữ kiện…
+ Tổng hợp và phân tích tài liệu
+ Điều tra xã hội học: phỏng vấn trực tiếp, phương pháp khảo sát thông qua cácphiếu hỏi, phương pháp quan sát…
Trang 10+ Thống kê và phân tích số liệu,…
5 Nhiệm vụ của đề tài
Nhận dạng đặc điểm NDT, thực trạng và đánh giá nhu cầu tin để từ đó đề xuất các giảipháp thích hợp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng thông tin cho người dùng tin tại Trung tâm
TT – TV Trường ĐHGTVT HN
Để thực hiện được mục đích trên, khóa luận nhằm giải quyết các nhiệm vụ chính sau :
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến người dùng tin và nhu cầu tin
- Nghiên cứu khái quát sự hình thành, phát triển và những thành tựu chủ yếu mà Trungtâm đã đạt được trong những năm qua
- Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm TT – TV trong sự nghiệp đào tạo vànghiên cứu khoa học của Trường ĐHGTVT HN
- Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin và thói quen sử dụng thông tin của NDT tại Trungtâm
- Thực trạng khả năng đáp ứng thông tin của Trung tâm TT – TV
- Trên cơ sở phân tích được những mặt mạnh và mặt hạn chế để đề ra một số giải phápthiết thực, khoa học nhằm nâng cao chất lượng nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin tạiTrung tâm TT-TV Trường ĐHGTVT HN
Trang 11Tác giả hy vọng đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứungười dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm, là gợi ý cho các nhà quản lý vận dụng trongcông tác quản lý và lãnh đạo của mình.
7 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương :
Chương 1: Khái quát chung về người dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin Thư
viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội
Chương 2: Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin cho người dùng tin của Trung tâm
Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội)
Chương 3: Giải pháp phát triển nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin cho người dùng
tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội
Trang 12CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI DÙNG TIN VÀ NHU CẦU TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI
1.1. Lý luận chung về người dùng tin và nhu cầu tin
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Người dùng tin
Người dùng tin hay còn gọi là người đọc/bạn đọc trong các cơ quan thông tin thư viện
là người sử dụng thông tin/ tài liệu để thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua các loại hình vàsản phẩm thông tin khác nhau Người dùng tin là con người cụ thể trong một xã hội cụ thể,
có nhu cầu tin , sử dụng thông tin để thõa mãn nhu cầu của mình [5, tr.16]
Người dùng tin là một trong bốn yếu tố cấu thành các cơ quan thông tin thư việnnhưng đồng thời họ chính là chủ thể, được hướng tới phục vụ của hoạt động thông tin thưviện Người dùng tin và nhu cầu tin luôn luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố tác động trong cácmối quan hệ của xã hội Chính vì vậy, nhu cầu tin của người dùng tin luôn luôn biến đổi.Trong hoạt động thông tin thư viện, người dùng tin là người tiêu dùng các sản phẩm và dịch
vụ thông tin thư viện Như vậy, người dùng tin là đối tác, là khách hàng của hoạt động thôngtin thư viện Điều đó có nghĩa là hoạt động thông tin thư viện muốn tồn tại và phát triển phảiquan tâm tới nhu cầu tin của người dùng tin
Người dùng tin là nhân tố điều chỉnh, định hướng cho hoạt động thông tin thư viện Ýkiến đánh giá của người dùng tin trong quá trình sử dụng thông tin góp phần điều chỉnh hoạtđộng Thông tin – Thư viện theo hướng phù hợp và hiệu quả với nhu cầu tin của người dùngtin
1.1.1.2 Nhu cầu và nhu cầu tin
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu Nhu cầu được coi là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát
Trang 13triển Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người
có những nhu cầu khác nhau Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đếnhành vi của con người nói riêng Nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu
và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống
Nhu cầu tin là một dạng nhu cầu đặc biệt của con người Nhu cầu tin là sự đòi hỏikhách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin để duy trì hoạt độngsống của con người Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người muốn được tiếp nhận
và sử dụng thông tin phục vụ cho các hoạt động sống của mình [5, tr.19]
Các nhu cầu tin của người dùng tin thường nảy sinh khi họ cần nắm bắt được nhữngkết quả của một lĩnh vực mà họ quan tâm, khi họ cần nắm bắt được các thông tin dữ kiện,những số liệu và phương pháp cần cho công việc của họ Các nhu cầu tin này thay đổi tuỳtheo bản chất công việc và nhiệm vụ mà người dùng tin phải hoàn thành
Mỗi cá nhân khác nhau có nhu cầu đọc và nhu cầu tin khác nhau, đó là tâm lý và nhâncách của mỗi con người cụ thể và mỗi nhóm người dùng tin cụ thể
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tin của người dùng tin
Trong hoạt động thông tin thư viện, để hiệu quả phục vụ ngày một nâng cao rất cần thiết phải chú trọng nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến nhu cầu tin của người dùng tin
Người dùng tin và nhu cầu tin luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố tác động trong các mối quan hệ xã hội.Chính vì vậy, nhu cầu tin của người dùng tin luôn biến đổi Nếu yếu tố tác động đến nhu cầu tin của người dùng tin một cách tích cực thì nhu cầu tin của họ sẽ đượckích thích và luôn phát triển cả về bề rộng và bề sâu của thông tin hay cách khác là cả về chất và lượng của thông tin Nhưng nếu nhu cầu tin của người dùng tin không được tác độngmột cách tích cực thì lại bị biến đổi theo chiều hướng ngược lại
Các yếu tố khách quan tác động tới nhu cầu tin cùa người dùng tin như môi trường sống ( môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.); môi trường nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, phương thức thỏa mãn nhu cầu tin
Trang 14Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhu cầu tin của người dùng tin như trình độ văn hóa, trình độ học vấn , nghề nghiệp, giới tính, sở thích cá nhân [10, tr.20-21]
Trên cơ sở đó, trong hoạt động thông tin thư viện, để hiệu quả phục vụ người dùng tinngày một nâng cao, các cơ quan thông tin thư viện phải chú trọng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng, tác động tới nhu cầu tin của người dùng tin, tạo ra môi trường thân thiện với các sản phẩm và dịch vụ thông tin phù hợp với từng đối tượng người dùng tin nhằm kích thích và thỏa mãn tối đa nhu cầu thông tin của họ
1.2. Giới thiệu khái quát về Trung tâm TT – TV Trường ĐHGTVT Hà Nội
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin Thư viện
Trường ĐHGTVT HN
Trung tâm Thông tin – thư viện Đại học Giao thông Vận tải đã có lịch sử khá lâu dàicùng với sự ra đời và phát triển của Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội
Ban đầu, Thư viện là một bộ phận trực thuộc Phòng giáo vụ (năm 1962)
Từ năm 1965 – 1973, Thư viện đã nhiều lần cùng Nhà trường phải đi sơ tán, sau đótrở về Hà Nội tiếp tục sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phục vụ công tác dạy và học của cáccán bộ, giáo viên, sinh viên trong Nhà trường
Đến năm 1975, nhóm nghiệp vụ Thư viện được hình thành
Năm 1980, Thư viện tách thành hai bộ phận khác nhau: Tổ giáo trình gồm 5 ngườitrực thuộc Phòng giáo vụ và Tổ thư viện gồm 7 người trực thuộc Ban nghiên cứu khoa học
Năm 1984, Thư viện chính thức thành lập như một đơn vị độc lập trực thuộc Bangiám hiệu
Ngày 21/02/2002, Thư viện Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội đổi tên thànhTrung tâm thông tin – Thư viện Đại học Giao thông vận tải theo Quyết định số 753QĐ-BGD&ĐT-TCCB của Bộ Giáo dục và Đào tạo Cơ cấu tổ chức gồm 01 Giám đốc, 02 PhóGiám đốc, kết hợp với phòng quản trị mạng có 25 cán bộ
Trang 15Thư viện đã được quan tâm đầu tư với các dự án mức A, B của Ngân hàng Thế giới,xây dựng và trang bị được hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật khá hiện đại Năm 2004, Thưviện được đầu tư với dự án giáo dục mức C Trung tâm Thông tin – Thư viện được bố trí tạiNhà A8 với diện tích gần 4000m2 Đến nay, Thư viện đã có đầy đủ các tính năng theo tiêuchuẩn của một thư viện hiện đại, trở thành một trong những thư viện đại học lớn, hiện đạihàng đầu cả nước.
Với những thành tích đã đạt được, Trung tâm đã nhiều lần được Bộ Giao thông Vậntải, Bộ GD & ĐT khen thưởng và động viên
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ
1.2.2.1 Chức năng
Trung tâm TT –TV Trường ĐHGTVT có chức năng tàng trữ nguồn thông tin vănhóa, giáo dục Ngoài ra, Trung tâm có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ thông tin và thưviện phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ứng dụng vềcác lĩnh vực giao thông vận tải của trường vào đời sống kinh tế, xã hội của đất nước Cụ thể,Trung tâm có các chức năng sau:
- Giữ gìn, bảo quản giáo trình, tài liệu tham khảo, thông tin khoa học phục vụ cho công tác đào tạo, NCKH của Nhà trường
- Thu thập, tàng trữ, tổ chức khai thác và sử dụng vốn tài liệu cung cấp thông tin phục
vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác,… bổ sung, khai thác, xử lý tài liệu, giới thiệu tàiliệu mới, tổ chức phục vụ người đọc đạt hiệu quả cao
1.2.2.2 Nhiệm vụ
Là một đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu, TTTT – TV có nhiệm vụ tổ chức các dịch
vụ thông tin tư liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập cho cán bộ, giảngviên và sinh viên trong Trường ĐHGTVT Ngoài ra, Trung tâm là một thành viên của Hiệphội Thư viện các Trường đại học phía Bắc và hoạt động theo quy chế của Hiệp hội Trungtâm có các nhiệm vụ cụ thể sau:
Trang 16- Tổ chức, phát triển các dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng nhu cầu của người dùng tin.
- Phục vụ hiệu quả nguồn thông tin khoa học kỹ thuật, tài liệu chuyên ngành lĩnh vựcgiao thông vận tải đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập của người dùng tin
- Hỗ trợ kiến thức cho người dùng tin đáp ứng chất lượng giáo dục và đào tạo
- Tăng cường quan hệ hợp tác, trao đổi, chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ quan,
tổ chức, Trung tâm Thông tin – Thư viện trong nước và quốc tế
Bên cạnh đó, trước thực tế của công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, TTTT - TVTrường ĐH GTVT có những nhiệm vụ sau:
- Thu thập, bổ sung và trao đổi các thông tin cần thiết, tiến hành xử lý nội dung, hình thức, phân loại, cập nhật dữ liệu và đưa vào hoạt động thông tin thư viện
- Tổ chức, sắp xếp, lưu trữ và bảo quản kho tài liệu của TTTT – TV
- Xây dựng hệ thống tra cứu, tìm tin theo phương pháp truyền thống và hiện đại
- Lập những kế hoạch nâng cấp và hiện đại hóa TTTT – TV nhằm tăng cường khả năng xử lý, lưu trữ, tìm kiếm thông tin trong và ngoài nước
- Làm tốt công tác tổ chức, quản lý, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thông tin thư viện nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dùng tin
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản được giao bao gồm toàn bộ trang thiết bị,
hệ thống giáo trình, sách, báo, tạp chí và các loại tài liệu khác
- Kết hợp chặt chẽ với các phòng ban chức năng khác trong trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ Nhà trường giao
- Kiểm tra định kỳ các loại kho hiện có của Trung tâm, đồng thời kết hợp với các phòng ban để lập kế hoạch xuất bản giáo trình phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học
Với nguồn tài liệu phong phú, đa dạng, trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ cán
bộ giàu kinh nghiệm TTTT – TV Trường ĐH GTVT HN đang từng bước nâng cao chất lượng và phục vụ bạn đọc một cách có hiệu quả nhất
Trang 171.2.3 Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ.
Các phòng đọc có nhiệm vụ tổ chức phục vụ người dùng tin đọc tại chỗ các tài liệuchuyên ngành giao thông vận tải
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 18Hình 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của các phòng ban tại Trung tâm
+ Tầng 1: Nhà sách
Nhà sách Giao thông vận tải cung cấp cho bạn đọc có nhu cầu mua các loại sách giáotrình, sách tham khảo, các sách chuyên ngành, chuyên sâu về lĩnh vực giao thông vận tải,…Chủ yếu là sách của NXB Giao thông vận tải, NXB Xây dựng, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
…
+ Tầng 4: Phòng mượn, Phòng nghiệp vụ/ Làm thẻ thư viện
Phòng mượn: Là nơi tổ chức dịch vụ mượn sách, bao gồm cả giáo trình, bài giảng,sách tham khảo bằng các ngôn ngữ khác nhau
Hình thức phục vụ: Kho kín
Phòng nghiệp vụ/Làm thẻ thư viện: Là nơi thu thập, bổ sung, xử lý tài liệu Nhậnđăng ký làm thẻ thư viện, in và trả thẻ thư viện theo đúng kế hoạch Trung tâm đặt ra
Tầng 7 Phòng đọc sách tiếng nước ngoài
trước năm 1990/tạp chí đóng quyển, Lưu chiểu.
Phòng hội thảo
Phòng đọc sách điện tử
máy chủ
Phòng đọc báo tạp chí/sách ngoại văn, luận văn, luận án và nghiên cứu khoa học
PGĐ
Phòng đọc sách tiếng việt
Phòng GĐ
Tầng 4 Phòng nghiệp vụ Phòng mượn Giáo trình/Sách tham
khảo
Trang 19Hình thức phục vụ: Kho mở
Phòng đọc điện tử: Với hệ thống máy tính hiện đại kết nối mạng Internet cho phépbạn đọc tiếp cận và sử dụng một loại hình dịch vụ mới trong thư viện: đọc tài liệu điện tử.Bạn đọc không chỉ đọc các tài liệu toàn văn từ CSDL mà TT TT – TV đã xây dựng mà còn
có thể tiếp cận và khai thác các nguồn thông tin quý giá khác trên mạng Internet
Phòng hội thảo: Với hệ thống âm thanh, máy chiếu, bảng Copy plus Electronic,…hiện đại, đây là nơi lý tưởng để tổ chức các cuộc hội thảo chuyên ngành trong nước và quốctế
1.2.3.2 Đội ngũ cán bộ
Trang 20Thư viện có tổng số 18 cán bộ, bao gồm 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc và 16 nhânviên thư viện Số nhân viên thư viện được bố trí như sau :
Trong đó, có 11 cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành thông tin thư viện (61,1 %) , 07 cán
bộ tốt nghiệp ngoài ngành ( 38,9%) Với 07 thạc sỹ, 10 cử nhân, 01 nghiên cứu sinh, độingũ cán bộ trẻ nhiệt tình, có trình độ nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ tốt, tạo điều kiện thuậnlợi cho việc hiện đại hoá trung tâm, là cơ sở đảm bảo cho hoạt động thư viện luôn được duytrì ổn định và không ngừng phát triển Đây là một thuận lợi song cũng là một thách thứctrong việc tổ chức các hoạt động như đội ngũ cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong côngviệc, để nâng cao hiệu quả hoạt động Trung tâm cần khắc phục khó khăn và phát huy thếmạnh
Hầu hết các cán bộ, nhân viên của Trung tâm đều có trình độ về tin học cơ bản khá tốt,một số có trình độ tin học nâng cao Các cán bộ đều có trình độ khá về tiếng Anh, Tiếng Nga
Do đội ngũ cán bộ Trung tâm còn thiếu về số lượng trong khi lại phải thực hiện mộtkhối lượng công việc rất lớn, quản lý một trung tâm với các trang thiết bị hiện đại nên vềmặt tổ chức lao động theo các phòng ban chưa được chuyên môn hóa rõ ràng Cán bộ giữacác phòng nghiệp vụ, phòng đọc và mượn liên tục phải luân chuyển cho nhau
1.2.4 Cơ sở vật chất, nguồn lực thông tin
1.2.4.1 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng là một thành tố không thể thiếu được trong
việc thành lập thư viện Một thư viện có thể hoạt động tốt hay không, có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu của bạn đọc hay không một phần cũng phụ thuộc vào cơ sở vật chất của thư viện đó
Trang 21Hiện nay Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường ĐH GTVT có một hệ thống
cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện và đầy đủ phục vụ cho việc tra cứu tìm tài liệu và đọc tàiliệu tại chỗ của bạn đọc Hầu hết trang thiết bị của Trung tâm được dự án mức C của Bộ Giáo dục và Đào tạo trang bị mới từ đầu, từ hệ thống máy chủ đến máy trạm hiện đại, từ bànghế dành cho bạn đọc đến bàn ghế làm việc của nhân viên, từ kệ giá sách đến kệ để báo – tạp chí,…
Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội cung cấptổng cộng 712 chỗ ngồi cho bạn đọc, trong đó, phòng đọc sách Tiếng Việt có 280 chỗ ngồi,phòng đọc sách ngoại văn, luận văn, luận án, nghiên cứu khoa học, báo – tạp chí có 256 chỗngồi, phòng đọc điện tử có 88 chỗ ngồi Về hệ thống máy tính, hiện nay thư viện có 17 máychủ, 140 máy trạm phục vụ cho công tác nghiệp vụ của cán bộ thư viện và tra cứu của bạnđọc, trong đó tại phòng đọc điện tử thư viện đã bố trí 80 máy tính giúp bạn đọc có thể tìmđọc và tra cứu các tài liệu mà mình cần, phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập Tại tất cảcác phòng của Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, từcác phòng đọc, phòng mượn, phòng nghiệp vụ đều được trang bị máy điều hòa nhiệt độ,trong đó có 13 tủ điều hòa nhiệt độ 50.000 BTU và 20 máy điều hòa treo tường 18.000 BTU.Tất các các máy điều hòa này được chia đều ra tất cả các phòng, trong đó chủ yếu tập trung
ở phòng đọc và phòng mượn Trung tâm có hệ thống máy in mạng và máy photo bố trí tạicác tầng bảo đảm đáp ứng tối đa nhu cầu photocopy và in tài liệu của bạn đọc Bất kỳ lúcnào bạn đọc có nhu cầu in và photocopy tài liệu tại các phòng đọc hay các tài liệu ngoài thìTrung tâm cũng có thể phục vụ một cách nhiệt tình, chất lượng và hiệu quả
Ngoài hệ thống trang thiết bị hiện đại thì thư viện luôn tạo ra được một không gianthoải mái, yên tĩnh để công việc nghiên cứu, học tập của bạn đọc có thể đạt hiệu quả tốt nhất
Ngoài các trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập của bạn đọc thìTrung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội cũng đã xâydựng được một hệ thống để theo dõi và kiểm soát được bạn đọc, đó là hệ thống camera vàcông nghệ RFID Tất cả các phòng của Thư viện từ tầng 4 đến tầng 7 đều được lắp đặtcamera phục vụ mục đích quản lý bạn đọc Với 30 camera có khả năng lưu giữ hình ảnh,
Trang 22được lắp đặt ở những vị trí khác nhau, nhân viện thư viện có thể kiểm soát được bạn đọcthuận tiện và dễ dàng Đối với công nghệ RFID, trên các phòng đọc tự chọn từ tầng 5 đếntầng 7, hệ thống cổng an ninh kép RFID sẽ kiểm soát bạn đọc, không cho bạn đọc mang tàiliệu của thư viện ra ngoài bất hợp pháp Ngoài ra, với đầu đọc RFID việc kiểm kê sách cóthể được thực hiện dễ dàng Với công nghệ RFID quy trình mượn trả tự động có thể được ápdụng một cách hiệu quả, nhanh chóng, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người mượn
và cán bộ thư viện
Phần mềm Thư viện: Năm 2004, được đầu tư với dự án giáo dục mức C, Thư viện
đã triển khai ứng dụng 2 phần mềm thư viện lớn của Công ty CMC:
+ Phần mềm thư viện điện tử ILIB 4.0 (hay còn gọi là Hệ quản trị thư viện tích hợp)ứng dụng trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ cũng như công tác phục vụ người dùng tin tạiThư viện Hệ quản trị thư viện tích hợp ILIB gồm 8 module, nhưng Trung tâm chỉ đang sửdụng một số module như :Module Bổ sung, Module Biên mục, Module Lưu thông, ModuleBáo, tạp chí , Module Quản lý kho , Module Quản trị hệ thống
+ Phần mềm quản lý dữ liệu số DLIB : giúp Thư viện xây dựng và quản lý tài nguyênsố
+ Ngoài ra, Thư viện còn ứng dụng công nghệ RFID, công nghệ dùng sóng radiophục vụ công tác quản lý, thống kê tài liệu trong thư viện
1.2.4.2 Nguồn lực thông tin
Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội đã khôngngừng xây dựng và phát triển được một nguồn lực tài nguyên thông tin lớn nhằm đáp ứngnhu cầu của người dùng tin trong trường Vốn tài liệu của Trung tâm rất phong phú bao gồm tất
cả các ngành đào tạo và nghiên cứu của Trường hiện nay Trung tâm nhận được hàng năm từNhà trường nguồn kinh phí khoảng 800 triệu đồng dùng chi cho việc mua tài liệu Ngoàiphần kinh phí dành cho việc mua tài liệu trong và ngoài nước, trang thiết bị nghiệp vụchuyên dùng, còn phải dành một phần kinh phí thích đáng cho việc khai thác tài liệu, giớithiệu sách, in ấn tài liệu chuyên môn, thư mục, giới thiệu sách mới
Trang 23Bên cạnh nguồn kinh phí quan trọng của Nhà trường, Trung tâm còn có thêm khoản thu phí làm thẻ bạn đọc và mua sách do độc giả làm mất hoặc làm hư hỏng, tiền sao chụp tài liệu
Tài liệu truyền thống :
Bao gồm tất cả các loại tài liệu được xuất bản,in ấn, photo trên giấy theo phương pháp
in ấn truyền thống như sách báo, tạp chí,luận án,luận văn…
Bảng 1 Thống kê số lượng sách năm 2012
Tạp chí giải trí tiếng Việt 25
Tạp chí chuyên ngành tiếng Việt 15
Bảng 2 Thống kê số lượng Báo – tạp chí năm 2012
Tài liệu hiện đại:
Đây là dạng tài liệu đang được Trung tâm đặc biệt quan tâm, tiếp tục xây dựng và phát
Trang 24triển Hiện nay TTTT - TV ĐHGTVT đã xây dựng được các loại cơ sở dữ liệu, kết nối mạngLAN (Mạng nội bộ),WAN (Mạng diện rộng), INTERNET (Mạng toàn cầu) Phần mềm ILIBđược sử dụng để phục vụ công tác tra cứu nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả, xây dựng và cậpnhất thường xuyên các cơ sở dữ liệu Nguồn tin điện tử của TTTT - TV ĐHGTVT giờ đây rấtphong phú, bao gồm: các CSDL, các E - Books, hệ thống đĩa CD - ROM, nguồn tin trênmạng Internet
Hệ thống CSDL: Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu về các đối tượng cần được quản
lý, được lưu giữ đồng thời trên các vật mang tin của máy tính điện tử và được quản lý theo một cơ chế thống nhất, nhằm giúp cho việc truy nhập và xử lý dữ liệu được dễ dàng và nhanhchóng [2, tr.24]
CSDL thư mục : Hiện nay, Trung tâm đã xây dựng được 19780 biểu ghi Trong đó:
- CSDL sách: bao gồm 14943 biểu ghi Trong đó: trên 8990 biểu ghi sách lẻ , 1121 biểu ghi sách bộ chung, 4832 biểu ghi sách bộ riêng
- CSDL báo - tạp chí: 1933 biểu ghi Trong đó: hơn 461 biểu ghi báo – tạp chí, 1472 biểughi báo- tạp chí đóng quyển
- CSDL luận án, luận văn, NCKH: trên 2350 biểu ghi Trong đó: trên 48 biểu ghi luận án, trên 1748 biểu ghi luận văn , 554 biểu ghi đề tài NCKH
Cơ cấu, số lượng các loại CSDL thư mục tại TTTT-TV ĐHGTVT được thể hiện trong bảng sau:
Loại CSDL thư mục Số lượng ( biểu ghi) Tỷ lệ ( %)
Trang 25681 đầu giáo trình, luận án, luận văn và báo cáo khoa học
CSDL trực tuyến: Ngoài các CSDL do Trung tâm xây dựng, TTTT - TV
ĐHGTVT còn có tài nguyên thông tin rất lớn và phong phú thông qua 8 CSDL toàn văn tiếng Anh - Mỹ, như: CSDL tiêu chuẩn Giao thông Vận tải; Các tiêu chuẩn Giao thông Vận tải của Viện tiêu chuẩn Anh; CSDL DEL…
1 CSDL Tiêu chuẩn Giao thông vận tải:
Đây là CSDL bao gồm các tiêu chuẩn của Hiệp hội Kỹ thuật đường sắt và Bảo trì đường
bộ Mỹ được sử dụng trong thiết kế, xây dựng, bảo trì, nâng cấp và sửa chữa đường sắt, cáccông trình đường sắt, cầu đường sắt, hầm…các tiêu chuẩn về thiết kế đường cao tốc, đườngphố, kiểm soát tiếng ồn, biển báo tín hiệu giao thông
2 CSDL Tiêu chuẩn giao thông vận tải của Viện tiêu chuẩn Anh
Đây các CSDL của Viện tiêu chuẩn Anh thuộc các lĩnh vực Giao thông đường bộ , kỹthuật đường sắt, kỹ thuật máy bay và phương tiện hàng không, đóng tàu và kiến trúc hànghải…
3 Tạp chí điện tử của Viện điện - Điện tử - Kỹ thuật Mỹ
(IEEEASPP Online-All Society Periodicals Package)
Đây là CSDL bao gồm 118 tạp chí chuyên ngành điện, điện tử và hơn 80.000 bài báo của hơn 50.000 tác giả Toàn bộ sưu tập bao gồm 1 triệu tài liệu toàn văn (PDF)
4 CSDL tiêu chuẩn về giao thông vận tải của Viện tiêu chuẩn Anh (BSI)
CSDL bao gồm 20 tập tài liệu toàn văn dạng PDF về tiêu chuẩn giao thông của Việntiêu chuẩn Anh do Nhà xuất bản British Standard Institution cung cấp
5 Tạp chí điện tử toàn văn của Hội kỹ thuật dân dụng Mỹ (ASCE)
Với CSDL này bạn đọc có thể truy xuất tới hơn 30 tạp chí toàn văn về kỹ thuật dândụng, kỹ thuật xây dựng, thông tin hồi cố
6 Sách điện tử KNOVEL: Engineering Subject Area Collection
Là CSDL bao gồm 377 cuốn sách điện tử tương tác thuộc 7 chủ đề:
Trang 26Điện và kỹ thuật điện
Vật liệu xây dựng và xây dựng dân dụng,
Cơ học và kỹ thuật cơ học
Môi trường và Công nghệ môi trường
Kỹ thuật tổng quát
Điện tử và chất bán dẫn
Kỹ thuật hàng không và Rada
7 Sách điện tử eBrary: ENGINEERING & TECHNOLOGY Subject Collection
Từ trang web này NDT có thể tiếp cận tới 2000 đầu sách về Kỹ thuật cơ khí; kỹ thuậthoá học; công nghệ nanno, điều khiển học…
8 Sách điện tử: Digital Engineering Library (DEL)
9 CSDL dùng thử: SpringerMeterials
Hệ thống CSDL Offline: Đây là các CSDL điện tử phong phú với nội dung chủ yếu vềcác lĩnh vực giao thông vận tải được Trung tâm tải về từ các CSDL nước ngoài sau khi hếthợp đồng khai thác trực tuyến về máy chủ để xử lý nghiệp vụ và xây dựng các CSDL Offline
Nguồn thông tin trên mạng Internet: Bên cạnh các nguồn tài liệu toàn văn từ các CSDL, Trung tâm còn phục vụ người dùng tin các nguồn tin phong phú từ các trang mạng Internet Gắn liền với một số trang tìm kiếm thông thường như:
Trang 27thống máy tính của Trung tâm tại Phòng đọc điện tử Hiện nay, Trung tâm đang tiếp tục xâydựng các CSDL trên đĩa CD-ROM để có thể lưu trữ an toàn dữ liệu Đối tượng dữ liệu đượcquản lý trong các đĩa là các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, các đề tài nghiên cứu khoa họctrong và ngoài trường được thu thập Hiện nay số lượng đĩa CD-ROM tại Trung tâm có số lượngkhoảng trên 2500 đĩa
CHƯƠNG 2 : NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG
THÔNG TIN CHO NDT CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ
VIỆN TRƯỜNG ĐHGTVT HN
2.1. Đặc điểm người dùng tin của Trung tâm
NDT là người sử dụng thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của mình Trong hoạt độngthông tin thư viện, NDT và nhu cầu thông tin của họ chính là cơ sở để định hướng cho toàn bộhoạt động của cơ quan đó Hay nói cách khác, họ chính là chủ thể của hoạt động: là người có nhu
Trang 28cầu tin, nguồn gốc nảy sinh hoạt động thông tin, đồng thời sản sinh ra thông tin Vì vậy, nắmvững nhu cầu tin, đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác nhu cầu thông tin của NDT là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm TTTV Trường ĐHGTVT Hà Nội nói chung và củacác trung tâm TT – TV đại học nói riêng Mức độ thỏa mãn NCT của NDT là cơ sở đánh giá chấtlượng hoạt động thông tin thư viện.
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, nhu cầu thông tin của NDT ngàycàng trở nên đa dạng và phong phú Chất lượng của việc đáp ứng nhu cầu thông tin phụ thuộcvào sự nắm bắt NCT và thói quen sử dụng thông tin của họ Bên cạnh đó, mỗi cơ quan thông tinthư viện cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường và đặc điểm đối tượng NDT để cóthể cung cấp các sản phẩm thông tin - thư viện phù hợp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tin củangười dùng tin NDT của Trung tâm TT – TV Trường ĐHGTVT Hà Nội là toàn bộ cán bộ côngnhân viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viênchính quy, tại chức trong Trường
Hiện nay, NDT của Trường ĐHGTVT Hà Nội đang phát triển nhanh chóng cả về số lượng
và thành phần Sự gia tăng đó xuất phát từ việc đào tạo được chia thành nhiều cấp bậc khác nhaunhư: bậc đại học, bậc thạc sĩ, bậc tiến sĩ, với nhiều loại hình đào tạo: đào tạo đại học chính quy,sau đại học và đào tạo đại học không chính quy (đại học tại chức và đại học văn bằng hai ).Trình độ của NDT của thư viện ở nhiều mức độ khác nhau Nhìn chung, thái độ học tập,khả năng tiếp thu của NDT ở đây được đánh giá tương đối cao Đặc điểm các ngành nghề đàotạo của Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội là các vấn đề liên quan tới giao thông như: Kỹ thuậtgiao thông, kỹ thuật xây dựng, kinh tế vận tải, kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng công trìnhgiao thông….đó là những ngành chiếm ưu thế trong xã hội, đòi hỏi tính năng động, tích cực chủđộng của cả thầy và trò Thư viện phải không ngừng tìm hiểu, cập nhật những thông tin mới, cótính thực tiễn cao mới có thể đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập
Để tìm hiểu đặc điểm nhu cầu tin của NDT và mức độ đáp ứng tại Trung tâm TT-TVTrường ĐHGTVT Hà Nội, tác giả đã tiến hành điều tra NDT thông qua phiếu hỏi Số phiếu phát
ra là 180 phiếu, thu về là 160 phiếu hợp lệ (đạt 88,9%) Trong đó, có 10 phiếu của cán bộ lãnhđạo quản lý (chiếm 6,25 % tổng số phiếu thu về), 20 phiếu của cán bộ giảng dạy, nghiên cứu
Trang 29(chiếm 12, 5% tổng số phiếu thu về), 10 phiếu của nghiên cứu sinh, HVCH (chiếm 6, 25 % tổng
số phiếu thu về), còn lại 120 phiếu của sinh viên (chiếm 75% tổng số phiếu thu về )
Hình 2 : Thành phần NDT tại Trung tâm
Trên cơ sở xem xét nhu cầu thông tin và hoạt động công tác, học tập và nghiên cứu củanhóm NDT, có thể chia NDT tại Trường ĐH GTVT Hà Nội thành 4 nhóm sau :
Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý
Nhóm NDT là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu
Nhóm NDT là nghiên cứu sinh, học viên cao học
Nhóm NDT là sinh viên
2.1.1 Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý
Đây là nhóm những người có trình độ học vấn cao, đa số là thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư Họ tớiTrung tâm TT – TV không nhiều, chỉ chiếm 6,25%, nhưng lại là những người có ảnh hưởng lớntới sự phát triển của Trường Những người thuộc nhóm NDT này thường vừa làm công tác giảngdạy, nghiên cứu lại vừa tham gia công tác quản lý Thực chất của việc quản lý chính là ra quyếtđịnh và định hướng mục tiêu, chiến lược phát triển của ngành, của trường nên họ rất cần có thôngtin Công việc chính của nhóm này là tổ chức điều hành hoạt động của bộ phận mình phụ trách
Trang 30Do bận rộn, nên họ rất ít có thời gian lên thư viện tìm kiếm thông tin Trong quá trình làm việccủa mình, họ rất cần người và các phương tiện trợ giúp mình trong việc tìm kiếm thông tin.Yêu cầu thông tin của họ vừa có tầm bao quát rộng, vừa có giá trị thông tin cao, chínhxác đầy đủ và cụ thể Việc lựa chọn thông tin cho nhóm này cần được nghiên cứu kỹ, phùhợp với trình độ và yêu cầu của họ Cần phong phú cả về số lượng và nội dung Nhữngthông tin cung cấp cho họ không chỉ đơn thuần là tài liệu cấp 1, mà kể cả những tài liệu đãqua xử lý dưới dạng cấp 2, cấp 3.
có chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm nghề nghiệp phongphú, có thể trở thành tấm gương cho các cán bộ trẻ phấn đấu và noi theo
Trang 31Hình 3 : Lứa tuổi NDT tại Trung tâm TT – TV Trường ĐH GTVT Hà Nội
Trình độ học vấn
Nhóm cán bộ quản lý, lãnh đạo đến Trung tâm đều là những người có trình độ chuyên môncao, có kinh nghiệm quản lý và giảng dạy Ở nhóm này, người có trình độ tiến sĩ chiếm 60%, họchàm phó giáo sư chiếm 20%, còn lại 20% là những người có học hàm giáo sư Họ cần những thông tin để ra quyết định, chỉ đạo và điều hành công việc
2.1.2 Nhóm người dùng tin là cán bộ giảng dạy và nghiên cứu
Là những người thường xuyên cung cấp thông tin qua hệ thống bài giảng, bài tập vàcác đề xuất kiến nghị Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu là những người có vai trò quan trọngđối với chất lượng giáo dục và đào tạo của trường nói riêng và hệ thống giáo dục đất nước
Trang 32nói chung Họ vừa là những người sáng tạo ra thông tin bằng cách dành nhiều thời gian đểnghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình tài liệu, viết bài đăng trong các kỷ yếu khoa học,trên các báo tạp chí… vừa là người chuyển giao thông tin tri thức tới người đọc Cùng với sựphát triển đi lên của Nhà trường, đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu cũng khôngngừng lớn mạnh Vì tham gia giảng dạy nên họ phải cập nhật thường xuyên những kiếnthức, những công nghệ mới liên quan trực tiếp đến sản phẩm của họ là những bài giảng, giáotrình… Họ luôn luôn phải cập nhật thông tin, tìm và giới thiệu cho sinh viên những tài liệucần thiết liên quan tới môn học để sinh viên có thể tìm tòi và bổ sung kiến thức mới Do vậy,nhóm NDT này luôn dành khoảng thời gian nhất định cho việc tìm tài liệu tại Trung tâm.Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu là những người có trình độ cao, thông tin và tài liệu mà họquan tâm vừa phải mang tính tổng hợp, lại vừa cụ thể chuyên sâu Bên cạnh đó, thông tin mà
họ cần phải đảm bảo chính xác, có tính thời sự vừa có tính lý luận lại vừa mang tính thựctiễn cao liên quan tới các ngành giao thông vận tải
Qua kết quả điều tra, nhóm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu đến Trung tâm TTTVTrường ĐHGTVT Hà Nội chiếm 12,5% Nhóm NDT này chiếm số lượng không nhiều vàmức độ sử dụng thư viện của họ cũng không ổn định Họ đến thư viện nhiều hay ít tùy thuộcvào đề tài mà họ nghiên cứu trong năm, nhu cầu và mức độ tìm tài liệu tham khảo
Giới tính
Ở nhóm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, số lượng giữa nam và nữ chênh lệch không nhiều.Với nam chiếm 45%, nữ chiếm 55% nhóm NDT này
Độ tuổi của cán bộ giảng dạy và nghiên cứu còn khá trẻ Với 30% NDT ở độ tuổi từ 25 đến
35, 25% NDT ở độ tuổi từ 36 đến 50, còn lại cán bộ giảng dạy và nghiên cứu ở độ tuổi trên 50chiếm tỷ lệ 45% Đây là một thuận lợi song cũng là một thách thức trong việc tổ chức cáchoạt động như đội ngũ cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong công việc, để nâng cao hiệuquả hoạt động, họ cần học hỏi thêm ở những cán bộ có kinh nghiệm nghề nghiệp và côngviệc thực tế phong phú chín chắn
Trang 33Bảng 4 : Trình độ học vấn của nhóm cán bộ giảng dạy nghiên cứu
Đây là nhóm những người có trình độ học vấn cao, hầu hết là thạc sĩ, tiến sĩ… Họ thườngquan tâm đến những tài liệu chuyên sâu, tài liệu về một ngành khoa học nào đó ở diện hẹpnhưng phải thực sự là những tài liệu có giá trị nghiên cứu
Trình độ ngoại ngữ
Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu là những người có trình độ ngoại ngữ khá cao, 90% trong
số họ đều sử dụng thành thạo tiếng Anh, 65% biết tiếng Pháp, 25% có thể sử dụng tiếng Trung,5% số lượng NDT sử dụng thêm các ngôn ngữ khác
2.1.3 Nhóm người dùng tin là nghiên cứu sinh, học viên cao học
Với việc đa dạng hóa các ngoại hình đào tạo số lượng các ngành đào tạo sau đại học tạiTrường ĐHGTVT Hà Nội tương đối nhiều chiếm 6,25% Phần lớn họ là những người đã có việclàm và công tác ở nhiều cơ quan khác nhau, do tính chất công việc nên họ phải kết hợp vừa làmvừa học Thông tin cho nhóm NDT này là các tài liệu vừa mang tính chất chuyên sâu vừa phùhợp với ngành nghề, chuyên môn mà họ được đào tạo Do đó, NCT của nhóm NDT này vừaphong phú vừa đa dạng, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn công tác cũng như chuyên ngành đào tạo
mà họ đang theo học
Trang 34Đây là nhóm người dùng tin trẻ, ham học hỏi Số lượng NDT ở độ tuổi 25 đến 35 chiếm50%, 50% còn lại từ 36 đến 50 tuổi.
2.1.4 Nhóm người dùng tin là sinh viên
Bao gồm sinh viên của tất cả các khóa của các Khoa Đây là nhóm NDT chiếm số lượngđông đảo nhất, họ là đối tượng phục vụ chính của thư viện Với việc đổi mới phương pháp dạyhọc tại Trường ĐHGTVT Hà Nội, chuyển từ phương thức đào tạo niên chế sang tín chỉ, sử dụngphương pháp tự học tự nghiên cứu là chính, nhu cầu thông tin của họ là rất lớn Mục đích chủyếu của việc sử dụng tài liệu là phục vụ học tập và nâng cao tri thức Họ quan tâm chủ yếu đếncác thông tin, tài liệu về chuyên ngành của họ đang học Nhu cầu về sách giáo trình các môn họcđại cương cơ bản, giáo trình chuyên ngành của họ rất cao Họ cũng rất quan tâm đến các tài liệutham khảo liên quan đến các chuyên ngành đào tạo và các lĩnh vực khác
Nhóm NDT này luôn luôn chiếm ưu thế tại Trung tâm Họ đến thư viện đông nhất vào các
kỳ thi, thời gian làm đồ án tốt nghiệp hoặc làm báo cáo khoa học Sinh viên năm thứ nhất đến thưviện thường để tìm kiếm thông tin, tài liệu về các môn học đại cương, còn các sinh viên năm thứ
2 trở đi thường tìm kiếm thông tin, tài liệu của các môn chuyên ngành, sinh viên năm cuối chủyếu lên thư viện để đọc các đồ án tốt nghiệp, thiết kế tốt nghiệp của các khóa trước, các luận án,luận văn để tham khảo cho đồ án của mình Nhóm NDT là sinh viên cũng là nhóm dành thờigian sử dụng các tài liệu và dịch vụ của thư viện nhiều nhất, chiếm 75% nhóm NDT đến thưviện
Giới tính
Do đặc thù của trường khối kỹ thuật, kết quả điều tra cho thấy sinh viên nam chiếm số
Trang 35lượng áp đảo chiếm tỷ lệ khoảng 90,8% và sinh viên nữ chiếm 9,2% trên tổng số người đượcđiều tra.
Trình độ ngoại ngữ
Khả năng sử dụng ngoại ngữ của nhóm NDT là sinh viên tại Trường ĐHGTVT Hà Nộitương đối cao 75% số lượng NDT sử dụng tiếng Anh, 39.2% biết tiếng Pháp, tiếng Trung là0,6%, tiếng Nga là 1,6% Ngoài ra, 75% số người dùng tin sử dụng ngôn ngữ khác
2.2. Nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường
ĐHGTVT Hà Nội
Nhu cầu tin có vai trò định hướng cho hoạt động thông tin - thư viện, đồng thời luôn biếnđổi phát triển dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là ảnh hưởng đến môi trường sống vànghề nghiệp của NDT Nắm vững đặc điểm NCT sẽ góp phần định hướng công tác xây dựng vàphát triển nguồn tin, sản phẩm và dịch vụ thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ NDT của thưviện, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường
Để có thể nắm rõ đặc điểm nhu cầu tin của NDT tại Trung tâm TTTV Trường ĐHGTVT
Trang 36Hà Nội, tác giả đã tiến hành nghiên cứu theo nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phươngpháp chủ yếu được sử dụng là điều tra bằng phiếu Phiếu điều tra được phát ngẫu nhiên chonhóm NDT và cán bộ nghiên cứu, lãnh đạo, giảng viên và sinh viên của trường với tổng số 200phiếu phát ra, thu về 160 phiếu hợp lệ Bên cạnh đó, tác giả còn tiến hành quan sát trực tiếp NDTkhi đến sử dụng thư viện, phỏng vấn trực tiếp các sinh viên và một số cán bộ giảng viên tại đây.
2.2.1 Nhu cầu về nội dung thông tin
Nội dung thông tin là thành phần cơ bản nhất khi tìm hiểu nhu cầu tin của NDT Thông quaviệc tìm hiểu các nội dung, lĩnh vực bạn đọc thường quan tâm, thư viện có chính sách bổ sunghồi cố hoặc bổ sung mua mới thường xuyên vốn tài liệu phù hợp với nhu cầu tin của bạn đọc.Theo kết quả khảo sát NDT tại Trung tâm, lĩnh vực chung được quan tâm nghiên cứu thể hiệ qua bảng sau:
(người)
TL (%)
Trong lĩnh vực
chung chủ đề nào
bạn thường quan
tâm nghiên cứu?
Kinh tế Khoa học kinh tế 60 37,5Chính trị Khoa học chính trị Chính sách 47 29,4
Bảng 5: Nhu cầu thông tin theo lĩnh vực chung
Nhu cầu tin của các nhóm NDT chú trọng nhiều nhất vào tài liệu chuyên ngành kỹ thuậtvới 50,6% NDT quan tâm nghiên cứu, tiếp đến là các lĩnh vực khoa học tự nhiên bởi những tàiliệu này rất cần thiết cho công việc nghiên cứu giảng dạy và học tập tại Trường ĐHGTVT HàNội Với đặc thù là trường khoa học kỹ thuật cho nên các lĩnh vực khoa học xã hội, các lĩnh vựckhác ít được quan tâm chỉ chiếm khoảng trên 20%
Số liệu thống kê cho từng nhóm NDT cho thấy :
Nhóm LĐQL GDNC NCS,
HVCH
SV
Trang 37Lĩnh vực KH chung
SL(Ng)
TL(%)
SL(Ng)
TL(%)
SL(Ng)
TL(%)
SL(Ng)
TL(%)
Bảng 6: Nhu cầu thông tin của từng nhóm NDT theo lĩnh vực chung.
Ở nhóm LĐQL, lĩnh vực mà họ thường xuyên nghiên cứu nhất chiếm 40% là các tài liệu vềkinh tế, khoa học kinh tế, khoảng 20% thường xuyên nghiên cứu tài liệu thuộc các lĩnh vực khoahọc kỹ thuật và khoa học tự nhiên, 10% quan tâm tới các lĩnh vực khoa học xã hội cũng nhưchính trị
Đối với NDT là cán bộ giảng dạy nghiên cứu, lĩnh vực họ quan tâm nhất là tài liệu về khoahọc tự nhiên, chính trị, khoa học chính trị với tổng số 50%, 40% NDT thuộc nhóm này thườngxuyên nghiên cứu tài liệu về kinh tế, khoa học kinh tế Tài liệu khoa học kỹ thuật thu hút khoảng15%, 25% NDT quan tâm tới các tài liệu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, còn lại 5% NDT quantâm tới các lĩnh vực khác
Nhóm NDT là NCS, HVCH lĩnh vực mà họ quan tâm nhất chiếm tới 70% là các tài liệuthuộc lĩnh vực kinh tế Tài liệu khoa học tự nhiên cũng thu hút 60% NDT thuộc nhóm này, cáctài liệu khoa học kỹ thuật, xã hội ít được họ sử dụng
Đối với nhóm NDT là sinh viên, tài liệu khoa học kỹ thuật thu hút đông đảo sự quan tâmcủa họ nhất chiếm khoảng 62,5% Tài liệu kinh tế, khoa học kinh tế, khoa học tự nhiên chiếmkhoảng trên 30% người sử dụng, chỉ có khoảng 28,3% sinh viên thường xuyên sử dụng các tài
Trang 38liệu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội.
Ở lĩnh vực đào tạo của Nhà trường, qua số liệu thống kê cho thấy, tất cả các ngành đào tạocủa Trường đều nhận được sự quan tâm của các nhóm NDT
(người)
TL (%)
Bảng 7 : Nhu cầu thông tin theo lĩnh vực đào tạo
Ngành được NDT quan tâm đông đảo nhất là kỹ thuật xây dựng công trình giao thông thuhút khoảng 61,9% lượng bạn đọc Trong đó, nhóm sinh viên chiếm 80% Đây là ngành mũi nhọncủa trường, có nhu cầu cao trong thị trường lao động , và cũng là ngành có tiềm năng phát triểntrong tương lai nên được rất nhiều sinh viên quan tâm
Các tài liệu thuộc ngành kế toán, kỹ thuật điện tử, điện tử viễn thông… hiện nay chưa thuhút được sự quan tâm của NDT trong Trường, trong đó tài liệu thuộc ngành kế toán ít được quantâm nghiên cứu nhất, chỉ chiếm tỉ lệ 2,5% NDT
Các ngành còn lại đều thu hút được sự chú ý của NDT Việc phân chia NDT theo lĩnh vựcđào tạo của Nhà trường giúp cho các cán bộ thư viện dễ dàng nhận biết nhu cầu tin của NDT, từ
đó có kế hoạch phát triển nguồn lực thông tin hợp lý, cân đối giữa các ngành đào tạo của Trường
Do trình độ NDT ở các cấp độ khác nhau, nên nhu cầu tin của họ không giống nhau Nhằm
Trang 39phát huy việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực thông tin, thu hút ngày càng đông bạn đọc đếnvới Trung tâm, việc nghiên cứu khảo sát nhu cầu tin của bạn đọc có một ý nghĩa quan trọng,giúp xác định rõ hơn mối quan hệ giữa Thư viện với bạn đọc Ngoài ra, nó giúp đưa ranhững luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển Thư viện trướcmắt cũng như lâu dài.
2.2.2 Nhu cầu về hình thức thông tin
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho các thư viện có thể tạo ra vàcung cấp các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin, tài liệu phong phú, đa dạng hơn, đồngthời cho phép NDT có thể sử dụng và khai thác chúng một cách thuận tiện và hiệu quả cao.Thông tin ngày càng tăng, người dùng tin đứng trước nhiều sự lựa chọn, vấn đề là họ sẽ lựachọn nguồn tin nào và dạng tài liệu gì ? Trước sự gia tăng nhanh chóng của các loại hình tàiliệu trong xã hội, ngày càng đa dạng, phong phú, gọn nhẹ, sử dụng tiện lợi với nhiều chứcnăng, nhu cầu về hình thức tài liệu của NDT cũng tăng lên Tại Trung tâm hiện nay có một
số các loại hình tài liệu như sách, báo, tạp chí, đồ án, luận văn, luận án, thiết kế tốt nghiệp,tài liệu điện tử, băng, đĩa, vi phim , vi phiếu,…
TT
Mức độ Loại hình tài liệu
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ SL
(Ng)
TL (%)
SL (Ng)
TL (%)
SL (Ng)
TL (%)
2 Sách giáo trình chuyên ngành 116 72,5 38 23,7 6 3,8
6 Băng, đĩa từ, CD-ROM, DVD 39 24,4 71 44,4 50 31,2
7 Các loại hình tài liệu khác 20 12,5 62 38,8 71 48,7
Bảng 8: Mức độ sử dụng các loại hình tài liệu của NDT
Các nhóm NDT đều có nhu cầu cao về sử dụng các loại sách tham khảo, sách giáo trìnhchuyên ngành, tài liệu điện tử, băng , đĩa, CD – ROM…Trong đó, sách giáo trình chuyên ngành
và sách tham khảo được sử dụng nhiều nhất, chiếm lần lượt là 72,5% và 58,1% số lượng NDTthường xuyên sử dụng Tài liệu điện tử, báo, tạp chí , băng , đĩa từ , CD – ROM đều thu hút đượctrên 20% NDT quan tâm Còn lại, các loại hình tài liệu như đồ án, luận văn, luận án, dạng tài liệu
Trang 40khác chỉ thu hút khoảng 10% sự chú ý của NDT do các tài liệu dạng này còn ít
Số lượng trung bình giáo trình, tài liệu tham khảo, báo, tạp chí… được các nhóm NDT sử dụng cụ thể được thể hiện trong bảng sau :
Nhóm
Loại hình tài liệu
SL (Ng)
TL (%)
SL (Ng)
TL (%
)
SL (Ng)
TL (%)
SL (Ng )
TL (%)
Các loại hình tài liệu khác 1 10 3 15 0 0,0 16 13,3
Bảng 9 : Các loại hình tài liệu được NDT thường xuyên sử dụng
Sách là vật mang tin truyền thống, luôn được người dùng tin ưa chuộng và chiếm tỷ lệ caonhất trong cơ cấu vốn tài liệu của Trung tâm Thông tin trên sách tuy không được cập nhật nhưtrên báo chí, nhưng độ tin cậy cao do đã được kiểm duyệt và đúc kết, phục vụ đắc lực cho việcnghiên cứu và giảng dạy 100% NDT sử dụng sách tham khảo, sách giáo trình chuyên ngànhthường xuyên, tài liệu điện tử cũng được họ quan tâm sử dụng để phục vụ cho công việc củamình Đó là những loại hình tài liệu có thông tin rộng, có giá trị khoa học cao, đáp ứng nhu cầunâng cao năng lực chuyên môn và trau dồi kiến thức
Ở nhóm LĐQL, 100% NDT quan tâm sử dụng các tài liệu sách tham khảo, sách giáo trìnhchuyên ngành 90% họ sử dụng loại hình tài liệu băng, đĩa từ, CD – ROM cho công việc của