Hà Nội, Ngày 10 tháng 03 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Văn Công LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận “Ứng dụng phần mềm IlipMe V5 tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Lao độn
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, mặc dù đã rất cố gắng song khóaluận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy tôi rất mong nhậnđược sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô, cán bộ thư viện và bạn bè để đề tàiđược hoàn chỉnh hơn
Qua đây tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô trong Khoa Thông tin Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
-Hà Nội; cảm ơn Ban Giám hiệu và các cán bộ tại Trung tâm Thông tin – Thưviện Trường Đại học Lao động Xã hội đã tạo điều kiện giúp tôi thực hiện khóaluận
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới ThS Đồng Đức Hùng - giáo viênhướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài,giúp tôi hoàn thành Khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 10 tháng 03 năm 2014
Sinh viên Nguyễn Văn Công
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “Ứng dụng phần mềm IlipMe V5 tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Lao động Xã hội” là kết
quả nghiên cứu của riêng tôi Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng
Trang 2các tài liệu được đăng tải trên các công trình nghiên cứu, Các tạp chí và cáctrang Web theo danh mục tài liệu tham khảo của Khóa luận.
Sinh viên Nguyễn Văn Công
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 3CNTT Công nghệ thông tin
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích, ý nghĩa của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục đề tài 3
Trang 4CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI VÀ TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM
THƯ VIỆN 5
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 5
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm 6
1.2.1 Chức năng 6
1.2.2 Nhiệm vụ 6
1.3 Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ của Trung tâm 8
1.3.1 Cơ cấu tổ chức 8
1.3.2 Đội ngũ cán bộ 11
1.4 Cơ sở vật chất và nguồn lực thông tin 13
1.4.1 Cơ sở vật chất, trang thiết bị 13
1.4.2 Nguồn lực thông tin 14
1.5 Hoạt động của Trung tâm 15
1.5.1 Công tác phát triển vốn tài liệu 15
1.5.2 Công tác xử lý tài liệu 16
1.5.3 Công tác tổ chức và quản lý kho tài liệu 17
1.5.4 Công tác phục vụ người dùng tin 18
1.6 Tổng quan về phần mềm thư viện 19
1.6.1 Khái niệm phần mềm thư viện 19
1.6.2 Phân loại phần mềm thư viện 20
1.6.3 Các tiêu chuẩn lựa chọn phần mềm 20
1.6.4 Tính cấp thiết ứng dụng phần mềm 22
1.6.5 Một số phẩn mềm thư viện phổ biến hiện nay 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG ILIBME V5 TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI 26
2.1 Các tiêu chí lựa chọn phần mềm của Trung tâm 26
Trang 52.1.1 Tiêu chí về chuẩn nghiệp vụ thông tin thư viện 26
2.1.2 Tiêu chí về công nghệ thông tin và truyền thông 27
2.1.3 Tiêu chí về Kinh tế 27
2.2 Tổng quan về phần mềm IlipMe V5 27
2.2.1 Sự hình thành và phát triển 27
2.2.2 Các tính năng của phần mềm 29
2.2.3 Các phân hệ chính 29
2.3 Thực trạng ứng dụng IlibMe V5 tại Trung tâm 33
2.3.1 Ứng dụng phân hệ bổ sung 35
2.3.1.1 Quy trình bổ sung Xuất bản phẩm riêng biệt 36
2.3.1.2 Quy trình bổ sung Xuất bản phẩm nhiều kỳ 42
2.3.2 Phân hệ Biên mục 43
2.3.2.1 Thiết lập các Worksheet nhập tin 44
2.3.2.2 Biên mục tài liệu 46
2.3.2.3 In phích và thư mục 50
2.3.3 Phân hệ Lưu thông 51
2.3.3.1 Thiết lập tham số lưu thông 51
2.3.3.2 Quản lý bạn đọc 54
2.3.3.3 Mượn tài liệu/Trả tài liệu 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHẦN MỀM ILIBME V5 TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 60
3.1 Một số nhận xét 60
3.1.1 Ưu điểm 60
3.1.2 Nhược điểm 62
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng IlibMe V5 tại Trung tâm 62
3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện các hạn chế của phần mềm 62
Trang 63.2.2 Nghiên cứu và tiến tới sử dụng các phân hệ khác của phần mềm 63
3.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn 63
3.2.4 Đào tạo người dùng tin 64
3.2.5 Xây dựng và phát triển nguồn tin điện tử 64
3.2.6 Phát triển phần mềm 65
3.2.7 Phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật 65
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ 21, công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông đã chiếm một vịtrí quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trở thành động lực cơ bảncho sự phát triển kinh tế xã hội Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thôngtin và viễn thông với những thành tựu của nó như: Máy tính điện tử, liên lạcviễn thông, các kĩ thuật ghi và lưu trữ thông tin đa phương tiện đã làm biếnđổi sâu sắc và toàn diện tới sự phát triển của hoạt động thông tin – thư viện
Việc tin học hóa hoạt động thư viện đã làm thay đổi căn bản phươngthức hoạt động thư viện truyền thống từ xử lý, thu thập đến phục vụ ngườiđọc, đồng thời tạo ra các các sản phẩm, dịch vụ thông tin có giá trị đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của người dùng tin
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của CNTT vai trò quản lý và cung cấpthông tin của thư viện là vấn đề cần phải được xem xét một cách thấu đáo.Vấn đề đặt ra là làm thế nào tự động hóa các khâu nghiệp vụ của các cơ quanthông tin thư viện bởi mỗi thư viện có các cách xử lý khác nhau Để đáp ứngđược những yêu cầu này các cơ quan thông tin và thư viện ở nước ta đangnhanh chóng thúc đẩy quá trình tin học hóa
Đáp ứng nhu cầu tin học hóa, các tổ chức, các công ty, các doanhnghiệp… đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều phần mềm quản trị thư viện cácphần mềm đó liên tục cập nhật và phát triển và có những thay đổi phù hợp vớinhu cầu thư viện hơn
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có khá nhiều các phần mềm quản trịthư viện Mỗi phần mềm có tính năng riêng biệt phù hợp với điều kiện thực tếcủa từng thư viện Có những phần mềm phát triển chiếm lĩnh được một vị trí
Trang 8nhất định trên thị trường, có những phần mềm có tính ứng dụng chưa cao và
có những phần mềm đã lỗi thời và đang dần được thay thế
Việc tìm hiểu về các phần mềm và khả năng ứng dụng của nó là hết sứccần thiết và đặc biệt quan trọng đối với thư viện Việt Nam Bởi lẽ việc ứngdụng từng phần mềm đối với từng thư viện có phù hợp hay không là điều vô
cùng quan trọng Đây chính là lý do tôi nghiên cứu đề tài “Ứng dụng phần mềm IlipMe V5 tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Lao động Xã hội”.
2 Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Khóa luận được nghiên cứu nhằm cung cấp về phần mềm thư việnIlipMe V5 hiện đang được áp dụng tại một số cơ quan thông tin thư viện tạiViệt Nam, trong đó có Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Laođộng Xã hội Đồng thời đánh giá những ưu, nhược điểm của phần mềm khiđưa vào áp dụng thực tế, qua đó giúp thư viện nhà trường có những điều chỉnhthích hợp khi sử dụng phần mềm này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận đi sâu tìm hiểu việc ứng dụng các
tính năng nổi bật và các module của phần mềm IlipMe V5 của công ty cổ phầngiải pháp phần mềm CMC
Phạm vi nghiên cứu: Các nội dung liên quan tới hoạt động Ứng dụng
phần mềm IlipMe V5 tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường đại học Laođộng Xã hội từ năm 2006 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện khảo sát ở Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường đại họcLao động Xã hội với phương pháp nghiên cứu khoa học như:
Trang 9- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
- Phương pháp thống kê số liệu
Chương 1: Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Lao
động Xã hội và Tổng quan về phần mềm Thư viện
Chương 2: Thực trạng ứng dụng IlibMe V5 tại Trung tâm Thông tin - Thư
viện Trường Đại học Lao động Xã hội
Chương 3: Nhận xét và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm
IlibMe V5 tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Lao động Xãhội
Trang 10NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ
VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI VÀ TỔNG QUAN
VỀ PHẦN MỀM THƯ VIỆN
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Thư viện Trường Đại học Lao động Xã hội được thành lập năm 1961,tiền thân là thư viện của trường Trung học Tiền lương với tên gọi Bộ phậnThư viện trực thuộc Phòng Đào tạo
Năm 1999 Thư viện được tách ra khỏi Phòng Đào tạo và đổi tên thành
Tổ Thư viện - Tư liệu trực thuộc Ban giám hiệu, theo Quyết định số 57/QĐngày 11/03/2005 của Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động – Xã hội thànhlập Trung tâm Thông tin – Thư viện Khi mới thành lập, Thư viện gặp nhiềukhó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí ít, Thư viện chỉ có một phòng đọc nhỏ,trang thiết bị lạc hậu với những tủ sách nghèo nàn
Tới nay, Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Lao động Xãhội (sau đây gọi tắt là Trung tâm) đã có nhiều đổi mới: Được đầu tư về cơ sởvật chất trang thiết bị hiện đại, vốn tài liệu thông tin khá phong phú, đa dạng
Hệ thống tra cứu điện tử phần mềm IlipMe V5 Đội ngũ cán bộ thông tin – thưviện đã phát triển nhanh về số lượng và chất lượng cũng như nâng cao về
Trang 11chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, đáp ứng tốt cho công tác đào tạo
và nghiên cứu khoa học của nhà trường
Hiện nay quy mô đào tạo của trường đã được mở rộng hơn và trường đã
có 2 cơ sở đào tạo mới ở Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) và Thành phố Hồ ChíMinh
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
1.2.1 Chức năng
Trung tâm thực hiện chức năng tham mưu, giúp hiệu trưởng quản lý cáchoạt động thư viện của trường, đồng thời chịu trách nhiệm theo phân cấp quản
lý của hiệu trưởng
Thư viện là trung tâm thông tin văn hóa, khoa học kỹ thuật có chứcnăng tổ chức, xây dựng, thu thập, xử lý, bảo quản, cung cấp thông tin, các tàiliệu khoa học chuyên ngành xã hội, chuyên ngành tự nhiên cho cán bộ và họcsinh, sinh viên tại trường
Thư viện là Trung tâm văn hóa giải trí cung cấp kiến thức xã hội vànâng tầm hiểu biết cho NDT
1.2.2 Nhiệm vụ
Tham mưu giúp hiệu trưởng xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt độngdài hạn và ngắn hạn của Trung tâm theo hướng hiện đại; tổ chức điều phốitoàn bộ hệ thống thông tin – thư viện trong trường
Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài, đápứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao côngnghệ của nhà trường; thu nhận các công trình nghiên cứu khoa học, luận ántiến sỹ, luận văn thạc sỹ, khoá luận của giảng viên, cán bộ, nghiên cứu sinh,
Trang 12học viên, sinh viên, các giáo trình, tài liệu tham khảo, các ấn phẩm biếu tặng
và tài liệu trao đổi giữa các thư viện
Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu; xây dựng hệthống tra cứu thích hợp; thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin tựđộng hoá; xây dựng các cơ sở dữ liệu; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thôngtin theo quy định của pháp luật
Tổ chức phục vụ, hướng dẫn bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệuquả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin
Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và côngnghệ thông tin vào công tác thư viện
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệpvụ,
ngoại ngữ, tin học cho cán bộ của Trung tâm
Tổ chức, quản lý cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của hiệu trưởng; bảoquản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác củaThư viện; tiến hành thanh lọc các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy định của BộVăn hoá, Thể thao & Du lịch
Thực hiện báo cáo tình hình hoạt động hàng năm và báo cáo đột xuấtkhi có yêu cầu của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch
và các cơ quan, đơn vị có yêu cầu
Xây dựng các quy định quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao
Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá các hoạt động liênquan đến thông tin – thư viện
Trang 13Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin cho thư viện tại 2 cơ sở củaTrường (Cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh và Cơ sở Sơn Tây), chuyển giaocông nghệ, tài liệu chuyên môn và nghiệp vụ thư viện.
Tiếp nhận, hướng dẫn sinh viên thực tập chuyên ngành thông tin – thưviện đến thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp về Thư viện Trường Đại họcLao động – Xã hội
Thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà trường giao
1.3 Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ của Trung tâm
1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Gồm Ban Giám đốc và các phòng chức năng, cụ thể như sau:
a) Ban Giám đốc Trung tâm: gồm Giám đốc và phó giám đốc
Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về hoạt độngcủa Trung tâm và việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
Họ và tên: Lê Cao Đại
Trình độ học vấn: Thạc sỹ
Chức vụ: Phó Giám đốc Trung tâm
Điện thoại: (CQ) 04.35566230;
Trang 14Email: ledaildxh@gmail.com
b) Các phòng chức năng
* Phòng Bổ sung & nghiệp vụ có nhiệm vụ:
Xây dựng và bổ sung vốn tài liệu, thu nhận các tài liệu; đồng thời cónhiệm vụ xử lý tài liệu theo các chu trình, xử lý kỹ thuật vốn tài liệu, xây dựngcác cơ sở dữ liệu, tổ chức hệ thống tra cứu theo đúng yêu cầu về tiêu chuẩnnghiệp vụ thư viện;
Xử lý và biên soạn ấn phẩm thông tin giới thiệu sách mới, thông tinchuyên đề, các loại thư mục, hướng dẫn tra cứu và tổ chức các hoạtđộng thông tin khác;
Nhập dữ liệu sách việt, ngoại văn vào cơ sở dữ liệu; nghiên cứu và triểnkhai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện; quản trị mạng vàcác phần mềm tiện ích; tham gia vào quá trình bảo trì, bảo dưỡng máy tính vàcác thiết bị hiện đại khác; tham gia vào việc số hoá tài liệu và xuất bản
* Phòng Phục vụ bạn đọc có các nhiệm vụ:
Phục vụ đọc tại chỗ và cho mượn về nhà các tài liệu giáo trình – bàigiảng, sách chuyên khảo, tham khảo, tài liệu nội sinh (Luận án, luận văn, đềtài nghiên cứu khoa học…), báo – tạp chí;
Tổ chức kiểm kê kho sách theo quy định; bảo quản vốn tài liệu và tusửa, phục chế tài liệu bị hư hỏng rách nát trong quá trình sử dụng
* Phòng Dịch vụ có các nhiệm vụ:
Bán và cho thuê giáo trình- bài giảng do Trường biên soạn và in ấn;
Hướng dẫn bạn đọc tra cứu tìm tin trên dữ liệu điện tử, trên thư mục,giới thiệu thông báo sách mới, tủ mục lục;
Trang 15Hướng dẫn cho bạn đọc tìm tài liệu nhanh chóng và photo các tài liệu
có trong Thư viện khi bạn đọc yêu cầu;
Cung cấp các dịch vụ, đáp ứng yêu cầu về sử dụng vốn tài liệu có tronghoặc ngoài thư viện thông qua việc trao đổi giữa các thư viện và hệ thống cácphòng đọc, phòng mượn, phòng tra cứu, phòng đa phương tiện (khai thácthông tin trên mạng Internet, khai thác các cơ sở dữ liệu online, cơ sở dữ liệuCD-ROM và các tài liệu số hóa)
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm
1.3.2 Đội ngũ cán bộ
Số lượng đội ngũ cán bộ gồm 14 người, trong đó:
Giám đốc (01): Là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Hiệutrưởng về toàn bộ công tác Thông tin – thư viện Trực tiếp lãnh đạo một số
và photo tài liệu
Phòng đọc lớn
Phòng mượn sách
Phòng bán và thuê sách
Trang 16công việc cụ thể, xây dựng chủ trương, kế hoạch công tác, tổ chức, thực hiện,phân công kiểm tra, đánh giá cán bộ.
Phó giám đốc (01): Là người thay mặt giám đốc khi được ủy quyền,được phân công đảm nhiệm một số công tác trong trung tâm Ngoài ra phógiám đốc còn là người xây dựng, thực hiện kế hoạch công tác đã được giámđốc duyệt và thực hiện nhiệm vụ khác được giao, quản lý lao động trong tổ, làthành viên ban thi đua của Trung tâm
Tổ xử lý nghiệp vụ (02): Tiến hành các công tác xử lý kĩ thuật nghiệp
vụ thư viện như: Tiếp cận đầy đủ nguồn tài liệu nhập vào thư viện gồm cósách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo bổ sung từ nguồn mua, các côngtrình nghiên cứu khoa học Đồng thời ứng dụng phần mềm để tự động hóa tất
cả các công đoạn của quá trình xử lý thông tin Xuất bản ấn phẩm thông tinthư mục, quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu, tiếp nhận và phô tô tài liệu theo nhucầu của người dùng tin, làm thẻ và cấp lại thẻ thư viện cho sinh viên, tìm kiếm
và trao đổi thông tin với các cơ sở thông tin-thư viện bên ngoài phạm vi chophép
Tổ phục vụ bạn đọc (07): Họ làm việc tại các phòng: Phòng đọc lớn,phòng mượn, phòng bán và phòng cho thuê sách Cán bộ tại các phòng này
có nhiệm vụ tổ chức các dịch vụ thông tin thư viện như phục vụ đọc tại chổ ,mượn về nhà, tra cứu thông tin bán và cho thuê các loại giáo trình, bài giảng
do trường biên soạn Đồng thời cán bộ thư viện phải tiếp nhận, bảo quản trangthiết bị tài sản , nắm bắt nhu cầu tin của các đối tượng người dùng tin để đềxuất với lảnh đạo Trung tâm
Trình độ đội ngũ cán bộ của Trung tâm
- 05 cán bộ có trình độ Thạc sỹ
Trang 17- 06 cán bộ có trình độ cử nhân
- 03 cán bộ có trình độ cao đẳng
1.4 Cơ sở vật chất và nguồn lực thông tin
1.4.1 Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Thư viện được bố trí tại tầng 6, 7 nhà E với tổng diện tích gần 1.000m2.Tất cả các phòng đều được trang bị đầy đủ bàn ghế, giá sách, hệ thống ánhsáng, điều hòa
Các phòng phục vụ và phòng đọc được trang bị hệ thống điều hòa nhiệt
độ , quạt trần,bàn ghế, ánh sáng , giá kệ hiện đại và khang trang
Hệ thống mạng nội bộ ( LAN ), được xây dựng năm 2005 với tổng máytính hiện có là 06 máy Trong đó có 4 máy phục vụ cho quá trình xử lý thôngtin và 02 máy phục vụ cho quá trình tra cứu Năm 2006 Trung tâm đã được
Trang 18nối mạng internet với nhà trường Ngoài ra Trung tâm còn được trang bị thêmmột số thiết bị khác như : 01 máy in laser, 01 máy photocopy.
4/2004 Nhà trường trang bị cho Trung tâm phần mềm “Hệ thống quản trị thư viện tích hợp – Smilib V4” do công ty CMC cung cấp, nhờ hệ thống
cơ sở vật chất khá hiện đại đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chấtlượng phục vụ tại Trung tâm
Hiện nay phần mềm đã được nâng cấp lên phiên bản IlibMe V5 Phầnmềm IlipMe được ứng dụng có hiệu quả, các chức năng cơ bản của hoạt độngthông tin – thư viện được tự động hóa như: công tác bổ sung tài liệu, biênmục, tra cứu trực tuyến
1.4.2 Nguồn lực thông tin
Hiện tại, thư viện đang có vốn tài liệu khá đa dạng, phong phú phục vụcho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường
* Tài liệu truyền thống (sách, báo và tạp chí)
Thư viện có trên 100 loại báo – tạp chí, trong đó trên 50 loại báo - tạpchí là chuyên ngành đào tạo của trường;
Trên 10.000 đầu sách tương đương 150.000 bản sách bao gồm các loạigiáo trình – bài giảng do trường in ấn và biên soạn, sách chuyên khảo và thamkhảo;
Trên 3.000 bản luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, đề tài nghiêncứu khoa học các cấp, báo và tạp chí đóng lưu
* Tài liệu điện tử:
Từ năm 2004 đến nay, Thư viện đã xây dựng được các cơ sở dữ liệusau: cơ sở dữ liệu sách, cơ sở dữ liệu báo-tạp chí, cơ sở dữ liệu luận án-luậnvăn với trên 10.000 biểu ghi đáp ứng tốt cho quá trình tra cứu của bạn đọc;
Trang 19Trên 150 đĩa CD-ROM là các chuyên đề, chuyên ngành đào tạo củatrường.
1.5 Hoạt động của Trung tâm
1.5.1 Công tác phát triển vốn tài liệu
Thư viện thường xuyên bổ sung vốn tài liệu theo từng quý nhằm đáp ứng nhucầu người dùng tin một cách tối đa Hàng năm Trung tâm được dành khoảng200-300 triệu đồng cho công tác bổ sung
Tài liệu bổ sung gồm: Sách, giáo trình, bài giảng, các tài liệu thamkhảo, tài liệu tra cứu liên quan tới các ngành đào tạo của trường như: Công tác
xã hội, Quản lý lao động, Kế toán, Bảo hiểm Các đầu sách này chiếm tớikhoảng 90% Giáo trình, bài giảng do nhà trường biên soạn khoảng 120.000cuốn, các sách tham khảo như Văn học, Lịch sử, Văn hóa, Tin học, Ngoạingữ…cũng đã được quan tâm, đầu tư đúng mức nhằm phục vụ kịp thời quátrình học tập và nghiên cứu của sinh viên, giảng viên trong trường
1.5.2 Công tác xử lý tài liệu
Do phòng nghiệp vụ đảm nhiệm, có nhiệm vụ xử lý tài liệu theo các chutrình, xử lý kỹ thuật vốn tài liệu, xây dựng các cơ sở dữ liệu, tổ chức hệ thốngtra cứu theo đúng yêu cầu về tiêu chuẩn nghiệp vụ thư viện
Hiện tại thư viện đang áp dụng biên mục mô tả theo chuẩn ISBD Khimới thành lập Trung tâm sử dụng khung phân loại 19 lớp, từ năm 2012 đãchuyển sang dùng khung phân loại DDC 14 Tuy nhiên do số lượng tài liệu làkhá lớn, nguồn nhân lực còn hạn chế nên việc chuyển đổi khung phân loại trêntất cả các đầu sách là chưa thể thực hiện được Vậy nên hiện tại vẫn còn tồntại hai hệ thống ký hiệu phân loại là ký hiệu của khung 19 lớp và DDC
1.5.3 Công tác tổ chức và quản lý kho tài liệu
Trang 20Trung tâm có một kho sách tương đối lớn (trên 150.000 bản) với đầy đủ mônloại tri thức phục vụ các nội dung và chương trình đào tạo của trường.
Có thể phân chia nguồn tài liệu trong kho của Trung tâm theo hai hìnhthức là kho đóng và kho mở Kho đóng bao gồm các tài liệu như Sách (giáotrình, bài giảng, sách tham khảo), các loại luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu,báo cáo nghiên cứu khoa học Các tài liệu này được phân bố tại các phòng nhưphòng mượn và cho thuê giáo trình, phòng đọc lớn Kho mở gồm các tài liệunhư Báo, Tạp chí với khoảng gần 150 loại… Các tài liệu này được phân bốchủ yếu tại phòng đọc báo, tạp chí
Trung tâm cũng thường xuyên tổ chức kiểm kê kho sách theo quy định;bảo quản vốn tài liệu và tu sửa, phục chế tài liệu bị hỏng, rách nát trong quátrình sử dụng
1.5.4 Công tác phục vụ người dùng tin
Phục vụ đọc tại chỗ và cho mượn về nhà các tài liệu giáo trình – bài giảng,sách chuyên khảo, tham khảo, tài liệu nội sinh (Luận án, luận văn, đề tàinghiên cứu khoa học…), báo – tạp chí
Dịch vụ đọc tại chỗ: Là hình thức phục vụ tài liệu gốc cho người dùngtin tại Trung tâm Đối với những tài liệu quý hiếm, độc bản, bạn đọc khôngđược mượn về mà được bố trí tại phòng đọc để đọc tại chỗ Phòng đọc lưu giữđầy đủ tên sách, các loại báo – tạp chí , tài liệu tra cứu, luận văn, luận án…đềuđược bố trí tại đây Tạo điều kiện cho bạn đọc sử dụng tại chỗ Hiện Trungtâm giới hạn mỗi sinh viên chỉ được mượn tối đa 4 tài liệu trong mỗi buổi làmviệc, mỗi lần mượn 1 tài liệu, đọc xong, trả lại và tiếp tục mượn tài liệu khác
Dịch vụ mượn về nhà: được triển khai duy nhất tại phòng mượn và bạnđọc chỉ được phép mượn hai loại tài liệu: Giáo trình và Tài liệu tham khảo
Trang 21Trung tâm có quy định bắt buộc với bạn đọc mượn tài liệu về như đối tượngđược phép mượn, thời gian mượn và trả tài liệu… Thời gian mượn và sốlượng tài liệu được mượn phụ thuộc vào loại hình tài liệu, có những loại tàiliệu không được phép mượn như các tài liệu quý hiếm, tài liệu độc bản Nếubạn đọc mượn các loại giáo trình của các môn học cơ bản như: Triết học Mac– Lenin, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh… thì thờigian được mượn là một học kỳ Đối với các tài liệu tham khảo liên quan tớimôn học trong quá trình giảng dạy và các tài liệu như truyện, tiểu thuyết… thìthời gian chỉ được mượn trong một tuần Số lượng tài liệu mỗi sinh viên đượcphép mượn là 5 đầu sách trở lại.
1.6 Tổng quan về phần mềm thư viện
1.6.1 Khái niệm phần mềm thư viện
Phần mềm thư viện là phần mềm có khả năng thực hiện toàn diện cácchức năng quản lý của thư viện, bao gồm: Theo dõi việc bổ sung tài liệu, biênmục tự động, tìm tin tại chỗ hay từ xa, quản lý bạn đọc, quản lý lưu thông tàiliệu , quản lý kho , trao đổi thông tin thư mục với các đơn vị khác…
Các phân hệ chủ yếu của phần mềm thư viện thường bao gồm:
Trang 221.6.2 Phân loại phần mềm thư viện
Trong hoạt động thông tin thư viện có các loại phần mềm chuyên dụng :
Phần mềm thư viện số hình thành và phát triển khi quá trình ứng dụngCNTT và sự phát triển của khoa học kĩ thuật với việc tài liệu trong thư việnkhông ngừng được số hóa và có sự liên thông, trao đổi giữa các thư viện vớinhau Hay nói cách khác phần mềm thư viện số hình thành khi nguồn tin điện
tử phát triển và ngày càng hoàn thiện
1.6.3 Các tiêu chuẩn lựa chọn phần mềm
a Là giải pháp tổng thể quản lý thư viện hiện đại
Phần mềm là một hệ tích hợp bao gồm nhiều phân hệ chức năng(Module) đáp ứng yêu cầu tự động hóa các nghiệp vụ chuẩn của thư viện
b Tuân theo các chuẩn quốc tế về hoạt động thông tin – thư viện như
- Khổ mẫu trao đỗi dữ iệu thư mục ISO 2709
- Khổ mẫu biên mục đọc máy MARC 21
- Chuẩn tìm kiếm liên thư viện Z39.50
- Hổ trợ công tác biên mục theo các tiêu chuẩn và quy tắc mô tả thư mục khácnhau như ISBD , AACR2…
Trang 23- Hỗ trợ khung phân loại khác nhau như khung phân loại thập phân của Dewey(DDC), khung phân loại thập phân bách khoa (UDC), khung đề mục chủ đề.
c Có khả năng tích hợp dữ liệu số
Có khả năng thu thập, bổ sung, tổ chức và khai thác các ấn phẩm và cácloại tư liệu đa phương tiện và các dữ liệu số hóa ( văn bản toàn văn, âm thanh,hình ảnh, bản đồ )
d.Hỗ trợ tiếng việt và đa ngôn ngữ
Giải quyết triệt để các vấn đề Tiếng việt Hỗ trợ tiếng việt và đa ngônngữ ( Anh, Pháp, Nga Trung…) trong giao diện và sử dụng Đối với tiếngviệt, sử dụng chính thức bảng mã UNICODE TCVN 6909, ngoài ra có thể sửdụng TCVN 5712
e Hỗ trợ mã vạch
- Hỗ trợ mã vạch để quản lý bạn đọc và tài liệu
f Có khả năng lưu trữ thông tin lớn
- CSDL thư mục có khả năng lưu trữ trên 1 triệu biểu ghi
- CSDL toàn văn có khả năng lưu trữ dữ liệu đa phương tiện
g Tuân thủ các chuẩn công nghệ thông tin hiện đại
- Hỗ trợ chuẩn định dạng XML
- Làm việc với giao thức truyền thông Internet TCP/IP
- Giao diện WEB đối với người sử dụng
- Phần mềm chạy trên mạng theo các chuẩn công nghệ về truyền thông của môitrường Internet/ Intranet theo mô hình Client/ Server
1.6.4 Tính cấp thiết ứng dụng phần mềm
Sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin (CNTT) và truyềnthông hiện nay đã tạo ra một sự thay đổi sâu sắc trong toàn bộ đời sống xã hội
Trang 24không chỉ của một quốc gia mà của toàn thế giới Một quốc gia được coi làmạnh khi họ có nền kinh tế phát triển, sự ổn định về chính trị, an ninh quốcphòng, nền giáo dục hiện đại tiên tiến Như chúng ta thấy trong các yếu tố trênđều có sự xuất hiện của CNTT CNTT ngày càng thể hiện rõ chức năng và vaitrò không thể thiếu của nó trong đời sống xã hội.
Một trường đại học danh tiếng thường có đầy đủ các thành phần nhưđội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo Bên cạnh đó không thểkhông kể đến thư viện – môi trường để cho giảng viên, sinh viên có điều kiệnnghiên cứu, học tập và tìm kiếm tài liệu Trước đây khi nói đến thư viện chúng
ta hay hình dung ra một nơi chứa đựng những quyển sách cũ kỹ, máy móc lạchậu, đội ngũ cán bộ thiếu chuyên nghiệp dẫn đến quá trình phục vụ bạn đọc vôcùng khó khăn Tuy nhiên ngày nay các trường đại học, viện nghiên cứu đã ýthức được vai trò quan trọng của thư viện, thư viện không chỉ còn là nơimượn/trả sách mà còn là một trong các yếu tố quan trọng để đánh giá về chấtlượng đào tạo của một trường đại học Thư viện hiện nay với nguồn tàinguyên đa dạng, cập nhật, với hệ thống máy tính đồng bộ, hiện đại đáp ứng tất
cả các nhu cầu tra cứu tài liệu của bạn đọc, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp cótrình độ cao
Để xây dựng một xã hội hiện đại, một nền giáo dục tiên tiến chúng takhông thể không đề cập tới vai trò của thư viện nói chung và vai trò của phầnmềm nói riêng Phần mềm đã đang và sẽ trở thành công cụ đắc lực và khôngthể thiếu trong qui trình thực hiện các nghiệp vụ cũng như qúa trình phục vụbạn đọc
1.6.5 Một số phẩn mềm thư viện phổ biến hiện nay
a Phần mềm Quản lý Thư viện iLib.Me
Trang 25iLib.Me mà tiền thân là phần mềm Smilib – giải pháp thư viện điện tử
áp dụng cho mô hình thư viện quy mô vừa Chức năng sản phẩm đáp ứng đầy
đủ các nhu cầu của một thư viện hiện đại, bên cạnh đó kế thừa các nghiệp vụtruyền thống, và các đặc thù của thư viện Việt Nam
b Phần mềm quản lý thư viện HS-eLib
Là phần mềm thích hợp cho các thư viện vừa và nhỏ HS-eLib là sự kếthợp chặt chẽ các chức năng ứng dụng phục vụ cho chuỗi các thao tác: Tìmkiếm - Mượn - Trả - Thống kê
c Phần mềm PROSOFT.LIB
ProSoft.Lib là một hệ thống quản lý tích hợp hoàn chỉnh nghiệp vụ thưviện Sản phẩm giúp cho việc quản trị các quy trình nghiệp vụ của một thưviện trên nhiều tiêu chí ưu việt như: sự chuẩn hoá về nghiệp vụ, sự hiệu quả vàtối ưu trong hoạt động, tính mở và khả năng tuỳ biến cao, đáp ứng đúng yêucầu của một thư viện hiện đại như: bổ sung, biên mục, quản lý kho tài liệu,quản lý thông tin về bạn đọc, quản trị hệ thống
d Phần mềm Xuất bản Thông tin iLib.CDPub
iLib.CDPub là giải pháp phần mềm dành cho nhà cung cấp dịch vụthông tin và thư viện thư mục nhằm phục vụ bạn đọc/ khách hàng từ xa không
có điều kiện đến khai thác và sử dụng tài nguyên tại thư viện hay cơ quanthông tin Phần mềm iLib.CDPub giúp tạo ra các sản phẩm thông tin đượcđóng gói trên đĩa CD-ROM dưới dạng phần mềm và có thể hoạt động trênmáy tính đơn lẻ để bạn đọc/ khách hàng tra cứu và khai thác thông tin tại nhà
mà không cần có bất kỳ sự kết nối nào tới máy chủ của nhà cung cấp dịch vụthông tin
e Phần mềm Thư viện Điện tử Tích hợp iLib
Trang 26Giải pháp Thư viện Điện tử iLib là một hệ thống thư viện tích hợp vớicác module được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của các thư viện trong nước,
từ các thư viện công cộng, thư viện các trường đại học, thư viện chuyên ngànhđến các trung tâm thông tin trong toàn quốc
f Phần mềm Thư viện điện tử - Thư viện số Libol version 6.0
Libol (LIBrary OnLine) là phần mềm thư viện điện tử - thư viện sốđược Tinh Vân nghiên cứu và phát triển từ năm 1997 và ra mắt phiên bản đầutiên 1.0 năm 1999 với sự tài trợ của Ban chỉ đạo Quốc gia về Công nghệThông tin theo chương trình hỗ trợ tài chính cho các sản phẩm phần mềm cótiềm năng ứng dụng của Việt Nam
g Phần mềm Thư viện số Libol Digital
Phần mềm Thư viện số Libol Digital đã đưa nguồn tài nguyên đồ sộ củacác thư viện dần được số hoá và liên kết trực tuyến với nhau, giúp thư việnkhông còn là một kho tri thức riêng biệt nữa mà đã trở thành cổng vào khotàng tri thức chung của nhân loại Sự có mặt của Libol và Libol Digital trongnhững năm qua đã góp phần tạo ra thay đổi tích cực trong hoạt động củangành Thông tin - Thư viện Việt Nam, biến khái niệm thư viện điện tử - thưviện số trở thành thực tiễn thuyết phục
Trang 27CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG ILIBME V5 TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
2.1 Các tiêu chí lựa chọn phần mềm của Trung tâm
Trên thị trường Việt Nam hiện nay đang tồn tại khá nhiều phần mềmnghiệp vụ thư viện và thư viện điện tử, mỗi phần mềm có những đặc điểm và
ưu việt riêng Trên cơ sở lựa chọn phần mềm phù hợp với hoạt động thực tiễncủa cơ quan mình Trung tâm TT-TV trường ĐH LĐ-XH lựa chọn phần mềmdựa trên các tiêu chí sau
2.1.1 Tiêu chí về chuẩn nghiệp vụ thông tin thư viện
Để quản trị thư viện hiện đại, phần mềm cần đáp ứng được các quytrình nghiệp vụ chuẩn như:
Tự động hóa quy trình nghiệp vụ các hoạt động như : Bổ sung, thu thập,
xử lý, lưu trữ, phổ biến và phân phối thông tin
Các phân hệ được tích hợp trong một hệ thống thống nhất và chuyểngiao cho nhau một cách dễ dàng
Xây dựng các loại CSDL thư mục, CSDL toàn văn Trao đổi nguồn dữliệu thư mục
Xây dựng các sản phầm và dịch vụ thông tin hiện đại
Tổ chức bộ máy tra cứu khai thác tin đến tất cả các nguồn thông tintrong thư viện
Trang 28Đáp ứng các chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ thư viện theo chuẩn Việtnam đang áp dụng tại Thư viện quốc gia Việt nam và các chuẩn quốc tế nhưMARC21 và AACR2…
2.1.2 Tiêu chí về công nghệ thông tin và truyền thông
Bên cạnh các tính năng hổ trợ việc quản lý thư viện truyền thống, phầnmềm còn bổ sung các tính năng của thư viện điện tử
Giao diện thân thiện, chuyển được CSDL cũ sang CSDL mới
2.1.3 Tiêu chí về Kinh tế
Khi thư viện mới thành lập, quy mô và khối lượng tài liệu không nhiềuvậy nên phù hợp với phần mềm
Giá cả phần mềm vừa phải, dễ sử dụng, bảo mật tốt, khả năng nâng cấp
và sữa chữa phần mềm dễ thực hiện, chi phí thấp
Trình độ cán bộ đang còn hạn chế nên phù hợp với việc sử dụng của cán
bộ thư viện và quá trình quản lý và khai thác tài nguyên của thư viện
2.2 Tổng quan về phần mềm IlipMe V5
2.2.1 Sự hình thành và phát triển
Với mục tiêu tin học hóa các thư viện, trung tâm thông tin vừa và nhỏvới chi phí hợp lý nhưng mang lại hiệu quả cao, công ty CMC đã nghiên cứu
và phát triển Giải pháp quản lý thư viện điện tử iLib.Me v5.0 cho các thư viện
mô hình vừa và nhỏ tại Việt Nam iLib.Me v5.0 đáp ứng đầy đủ các chức năngnghiệp vụ của một thư viện hiện đại, bên cạnh đó kế thừa và phát triển các yếu
tố truyền thống và đặc thù của các thư viện Việt Nam iLib.Me v5.0 có khảnăng tích hợp với các hệ thống thông tin thư viện khác để khai thác và trao đổi
dữ liệu, từng bước đưa thư viện Việt Nam dần hòa nhập với hệ thống thông tinthư viện thế giới
Trang 29iLib.Me Version 5.0 đáp ứng đầy đủ các nhu cầu nghiệp vụ của Thưviện với những tính năng nổi trội như: dễ sử dụng và quản trị, công cụ tìmkiếm và tra cứu qua mạng LAN, WAN, Internet, hỗ trợ đa ngôn ngữ, biên mụcthuận tiện linh hoạt theo chuẩn MARC21, hiện thị dưới dạng MARC21 hoặcISBD, tích hợp mã vạch nhằm hỗ trợ lưu thông, quản lý bạn đọc, biên mục…
iLib.Me v5.0 có khả năng tích hợp với các hệ thống thông tin thư việnkhác để khai thác và trao đổi dữ liệu, từng bước đưa thư viện Việt Nam dầnhòa nhập với hệ thống thông tin thư viện thế giới
Sự hoàn thiện về sản phẩm và công nghệ, với chi phí hợp lý, iLib.Mev5.0 đã trở thành giải pháp tốt nhất, và tiết kiệm nhất hiện nay
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Phần mềm iLib.Me được thiết kế theo hướng mềm dẻo và linh hoạttrong xử lý các quy trình nghiệp vụ Cấu trúc mở để người sử dụng dễ dàngtrong việc quản trị và sửa đổi theo yêu cầu đặc thù
Phần mềm iLib.Me hướng tối các đối tượng:
- Hệ thống các cơ quan thông tin thư viện của các trường Đại học, Cao đẳng,Trung học chuyên nghiệp…
- Hệ thống các trung tâm thông tin đa ngành, chuyên ngành của các Bộ, banngành
- Hệ thống thư viện công cộng: Thư viện Quốc gia Việt Nam và các thư việntỉnh thành
- Hệ thống các thư viện thuộc các viện, trung tâm nghiên cứu, trường phổthông, các đơn vị, tổ chức
2.2.2 Các tính năng của phần mềm
- Giao diện đa ngôn ngữ
Trang 30- Hỗ trợ đa ngôn ngữ
- Hỗ trợ hệ thống chuẩn phân loại phổ biến ở Việt Nam BBK, UDC, DDC
- Xuất nhập dữ liệu theo nhiều chuẩn khác nhau: Marc21, UniMarc,CDS/ISIS,…
- Tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả, bao gồm cả tìm kiếm toàn văn(full-text) tiếng Việt
- Tích hợp chuẩn tra cứu liên thư viện Z39.50
* Phân hệ Bổ sung
- Thực hiện đặt và nhận tài liệu
- Theo dõi quá trình đặt và nhận
- Theo dõi hồ sơ các cơ sở cung cấp tài liệu (Nhà cung cấp)
- Tự động quản lý chi tiêu của các quỹ bổ sung
- Cá biệt hóa tài liệu và phân bổ về các phòng ban trong hệ thống
- Lập nhiều loại báo cáo thống kê hỗ trợ cho quá trình quản lý và ra quyếtđịnh
- Đảm bảo liên thông với toàn bộ các module khác trong hệ thống
- Quản lý đặc thù cho từng nguồn bổ sung: mua, trao đổi, lưu chiểu
* Phân hệ Biên mục
Trang 31- Biên mục mọi loại tài liệu theo MARC21
- Biên mục đa ngôn ngữ dựa trên Unicode TCVN 6909
- Hỗ trợ nhập liệu: trợ giúp và kiểm tra
- Quản lý quy trình công việc
- Đáp ứng các tiêu chuẩn mô tả biên mục ISBD, AACR2, TCVN 7434-89
- Hỗ trợ đa khung phân loại DDC, UDC, BBK, LCC, NLM
- Hỗ trợ từ khóa không kiểm soát
- Kiểm soát nhất quán (authority control) theo MARC21
- Xuất nhập dữ liệu với CDS/ISIS, MARC21, UNIMARC
- In các sản phẩm thư mục
- Các từ điển danh mục MARC21: ngôn ngữ, mã nước, địa lý
* Phân hệ xuất bản phẩm nhiều kỳ
- Hỗ trợ khổ mẫu lưu trữ dữ liệu Holding data theo MARC21
- Quản lý bổ sung xuất bản phẩm nhiều kỳ
- Biên mục tổng thể và biên mục từng số
- Quản lý đóng tập và cá biệt hóa tập
- Quản lý thay đổi
- Quản lý giao nhận
- Tra cứu từng số: In phích (đặc thù báo tạp chí), OPAC
* Phân hệ lưu thông
- Quản lý bạn đọc
- Quy định và áp dụng chính sách (chế độ) phục vụ sử dụng tài liệu
- Quản lý phục vụ sử dụng tài liệu: yêu cầu, mượn/ trả, gửi/ trả, photo
- Phân biệt rõ ràng nghiệp vụ mượn và đọc
- Tích hợp mã vạch tối đa trong hoạt động
Trang 32- Hệ thống báo cáo lưu thông đầy đủ
- Lưu thông đa điểm Chính sách cho từng điểm
- Huy động mọi nguồn tài nguyên phục vụ học tập- nghiên cứu vào phục vụđộc giả toàn trường
* Phân hệ Quản trị dữ liệu số
- Thu thập bổ sung các tư liệu cần số hóa, cung cấp công cụ và phương pháp
để thu nhập và bổ sung mọi dạng dữ liệu số hóa: Text, images, Audio,Video…
- Hỗ trợ các chuẩn mở về eBook như OEBPS1.0 và các loại file eBook phổthông như PDF, DOC, RTF, XML, XLS, Microsoft Reader…
- Biên mục dữ liệu số theo chuẩn MARC21, Dublin Core
- Tổ chức thông tin, tổ chức khai thác: tìm kiếm theo nội dung tài liệu và xemtrực tiếp
- Tuân theo chuẩn RDF, XML
* Phân hệ tra cứu (OPAC)
- Mục lục tra cứu tìm tin trực tuyến
- Lưu thông trực tuyến
- Dịch vụ liên thư viện
- Khai thác dữ liệu số trực tuyến
- Đa ngôn ngữ
- Tích hợp Internet và bảo mật cao
* Phân hệ Mượn liên thư viện
- Đáp ứng chuẩn quốc tế về mượn liên thư viện ISO10160, 10161, IPIG V2.0
- Thực hiện và giám sát các giao dịch bạn đọc- thư viện
- Thực hiện và giám sát các giao dịch thư viện- thư viện
Trang 33- Đã thử nghiệm thành công với các tổ chức chuẩn quốc tế ISO10160, 10161
- Đã thử nghiệm thành công với các thư viện uy tín trên thế giới
- Tự động trao đổi thông điệp qua email được mã hóa dưới dạng BERMINE
* Phân hệ quản lý kho
- Xây dựng cấu trúc kho đa cấp tương ứng với kho tài liệu trong thư viện
- Xem thông tin chi tiết về tình trang kho tài liệu
- Sắp xếp và tổ chức tài liệu trong kho
- Kiểm kê hiện đại
- Quản lý sách mang ra khỏi kho
- Thanh lọc tài liệu và các công việc có liên quan đến tổ chức lại kho
- Tích hợp mã vạch
- Báo cáo thống kê
- Quản trị hệ thống
- Phân quyền sử dụng đến từng nút bấm
- Thực hiện sao lưu, phục hồi dữ liệu
- Có các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống
- Thiết lập các thông số toàn hệ thống
2.3 Thực trạng ứng dụng IlibMe V5 tại Trung tâm
Phần mềm IlipMe V5 được đưa vào hoạt động tại Trung tâm từ năm
2006, sau khi đã nâng cấp từ phiên bản đầu là phần mềm Smiblib sử dụng vào4/2004
Phần mềm IlibMe V5 mà Trung tâm đang áp dụng được mua từ Công
ty TNHH giải pháp phần mềm CMC Hiện tại Trung tâm đang sử dụng 3 phân
hệ chính