Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, cùng với việc xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay, mặc dù nền kinh tế đã có những bước phát triển tích cực, song tình hình xã hội Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ và đi liền với nó là sự tác động tiêu cực của mặt trái của cơ chế thị trường, do đó tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI,cùng với việc xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, ViệtNam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cho đến nay, mặc
dù nền kinh tế đã có những bước phát triển tích cực, song tình hình xã hộiViệt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ và đi liền với nó là
sự tác động tiêu cực của mặt trái của cơ chế thị trường, do đó tình hình tộiphạm còn diễn biến phức tạp
Trộm cắp tài sản là một trong số các loại tội phạm xảy ra phổ biếnhiện nay ở nước ta Thời gian gần đây, loại án này chiếm 80% số các vụ ánxâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt Điều đáng chú ý là, hiện nay loạitội phạm này xảy ra với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, cónhiều vụ đối tượng phạm tội đã sử dụng những kiến thức mới về khoa học kỹthuật để thực hiện hành vi phạm tội Một điều dễ nhận thấy là, cùng với quátrình đô thị hóa, các khu chung cư được xây dựng ngày càng nhiều đặc biệt là
ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, điều này sẽ dẫnđến một thực tế sẽ có ngày càng nhiều các hộ dân đến sinh sống ở các khuchung cư này Đi liền với nó tình hình tội phạm nói chung cũng như tình hìnhtội trộm cắp tài sản tài sản nói riêng có những diễn biến phức tạp Thực tế củacông tác giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở cho thấy: địa bàn phạm tội tại các khuchung cư cao tầng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình, đặc điểm của loại tộitrộm cắp tài sản hiện nay Theo số liệu thống kê của Công an thành phố HàNội, mỗi năm trung bình có từ 3.000 dến gần 4.000 vụ trộm cắp tài sản trênđịa bàn, trong đó số vụ trộm cắp có liên quan đến các khu chung cư cao tầngchiếm khoảng 70 - 80%
Trang 2Trước tình hình đó, lực lượng Công an nhân dân và các cơ quan bảo
vệ pháp luật đã có nhiều biện pháp phòng ngừa và đấu tranh với loại tội phạmnày trên địa bàn khu chung cư nhưng kết quả còn rất hạn chế, tỷ lệ khám phá
thành công các vụ trộm cắp tài sản ở các khu này mới chỉ đạt 33% đến 37%
số vụ trộm cắp xảy ra, nên chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh,phòng chống tội phạm
Bởi những lẽ đó, việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn côngtác điều tra ban đầu, xử lý các vụ án trộm cắp tài sản tại các khu chung cư,qua đó tìm ra được các nguyên nhân của các tồn tại yếu kém và đề xuất cácgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa cũng nhưhoạt động điều tra ban đầu của công an cấp phường đối với các các vụ trộmcắp tài sản tại khu chung cư ở các thành phố lớn, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội làvấn đề cấp bách trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong giai đoạnhiện nay
2 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu dưới các góc độ khácnhau về tội trộm cắp tài sản như dưới góc độ tội phạm học, khoa học điều tratội phạm để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh,phòng chống tội trộm cắp tài sản nói chung, đã tập trung sự chú ý của các nhànghiên cứu và các cán bộ hoạt động thực tiễn Dưới góc độ chuyên ngànhĐiều tra tội phạm đã có công trình nghiên cứu của các tác giả sau đây:
- Tác giả Tăng Văn Sử, nghiên cứu vấn đề Điều tra các vụ án phạm tội có tổ chức trộm cắp tài sản công dân tại nơi cư trú trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân,
Hà Nội, 1997 [23]
- Tác giả Lê Trọng Hà đề cập đến tội trộm cắp tài sản dưới góc độ
Khám nghiệm hiện trường các vụ trộm cắp tài sản riêng công dân xảy ra tại
Trang 3nhà riêng ở địa bàn Hà Nội, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Cảnh
sát nhân dân, Hà Nội, 1997 [13]
- Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, với đề tài Tổ chức điều tra khám phá các vụ án trộm cắp tài sản của công dân theo chức năng của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Thọ, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học
Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, năm 1998 Trong luận văn thạc sĩ của mình, tácgiả lại chú trọng tập trung vào phương pháp điều tra vụ án trộm cắp trên mộtđịa bàn đã được giới hạn, để thấy được tính đặc thù của tội phạm này ở mộttỉnh trung du miền núi
- Tác giả Khổng Văn Hà, Điều tra các vụ trộm cắp tài sản xảy ra tại nhà riêng công dân, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Cảnh sát nhân
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trang 4- Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống
và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đặc điểm củaloại tội trộm cắp tài sản tại một địa bàn đặc thù đó là các khu chung cư caotầng, nghiên cứu vai trò của công an cấp phường trong hoạt động phòng ngừa
và điều tra ban đầu, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả của hai loại hoạt động này
- Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ
cụ thể sau:
+ Phân tích pháp luật thực định về tội phạm trộm cắp tài sản và lý luận
về hoạt động phòng ngừa cũng như hoạt động điều tra ban đầu tội phạm trộmcắp tài sản để làm rõ những dấu hiệu pháp lý, đặc điểm hình sự của tội trộmcắp tài sản nói chung cũng như những đặc điểm hình sự riêng biệt của tộitrộm cắp tài sản tại các khu chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
+ Nghiên cứu khái quát thực trạng của hoạt động phòng ngừa và điềutra ban đầu của công an cấp phường ở những nơi có nhiều khu chung cư caotầng hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội
+ Trên cơ sở phân tích thực trạng, từ đó đánh giá về hoạt động phòngngừa cũng như hoạt động điều tra ban đầu của công an cấp phường về tộitrộm cắp tài sản tại các khu chung cư cao tầng ở Hà Nội trong tình hình hiệnnay
+ Dự báo diễn biến tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản tại các khuchung cư cao tầng trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới
+ Phân tích, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng phòng ngừa cũng như các hoạt động điều tra ban đầu các vụ án trộm cắptài sản của Công an cấp phường tại các khu chung cư cao tầng hiện nay
4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn
Trang 5- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình hình tội trộm cắp tài sảntrong đó đặc biệt là tình hình trộm cắp tài sản tại các khu chung cư trên địabàn thành phố Hà Nội từ năm 1999 đến nay; nội dung, đặc điểm của hoạtđộng phòng ngừa và điều tra ban đầu của Công an cấp phường trên địa bànThủ đô Tài liệu thực tế phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của tác giả chủyếu được thu thập ở bình diện chung là cấp thành phố và cấp phường nhưngchủ yếu vẫn là các địa bàn các quận, nơi tập trung nhiều các khu chung cư caotầng
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp luận:
Luận văn được nghiên cứu, trình bày trên cơ sở phương pháp luận và
cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, những quan điểm của Đảng và Nhànước về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung và chính sáchhình sự của Nhà nước đối với tội trộm cắp tài sản của công dân nói riêng
Nội dung của luận văn được hình thành trên cơ sở kế thừa các kết quảnghiên cứu của các công trình đã được công bố trong lĩnh vực khoa học điềutra tội phạm; các tài liệu, số liệu trong các báo cáo tổng kết của các cơ quanbảo vệ pháp luật
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp khoa học của chủnghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp phân tích,tổng hợp, quy nạp, so sánh, điều tra xã hội học Trong đó, tác giả sử dụngphương pháp nghiên cứu điển hình
6 Điểm mới của đề tài
Lần đầu tiên đề tài hoạt động phòng ngừa, và điều tra ban đầu về tộitrộm cắp tài sản tại các khu chung cư của công an cấp phường được nghiêncứu, xem xét một cách có hệ thống, và toàn diện Luận văn đã nghiên cứu khá
Trang 6hệ thống các nội dung cơ bản của hoạt động phòng ngừa và hoạt động điều traban đầu đối với các vụ trộm cắp tài sản tại các khu chung cư cao tầng; qua đólàm sáng tỏ những vấn đề về khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, cũng như đặcđiểm hình sự của tội trộm cắp tài sản ở địa bàn này; khái niệm và đặc điểm củahoạt động phòng ngừa và hoạt động điều tra ban đầu của Công an phường; phântích thực trạng và diễn biến của tội trộm cắp tài sản tại khu chung cư cao tầng ở
Hà Nội trong những năm gần đây; đánh giá thực trạng hoạt động phòng ngừa vàhoạt động điều tra ban đầu các vụ án trộm cắp tài sản ở các khu chung cư caotầng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòngngừa và hoạt động điều tra ban đầu các vụ án trộm cắp tài sản của công an cấpphường trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn được hình thành trên cơ sở khái quát lý luận và đánh giáthực tiễn hoạt động phòng ngừa và hoạt động điều tra ban đầu các vụ án trộmcắp tài sản của công an cấp phường trong thời gian qua, nên kết quả nghiêncứu sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận điều tra tội phạm nói chung vàđiều tra các vụ án trộm cắp tài sản của công dân nói riêng trong giai đoạn hiệnnay Luận văn là một tài liệu tham khảo dùng cho các nhà nghiên cứu, giảngdạy trong các nhà trường có chuyên ngành điều tra tội phạm, đồng thời cũng
là tài liệu giúp cho cơ quan điều tra nghiên cứu áp dụng trong đấu tranh,phòng chống tội trộm cắp tài sản nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nộinói riêng Đồng thời, luận văn còn cung cấp cho các cơ quan nhà nước, cơquan chức năng và mọi công dân những giải pháp đấu tranh, phòng chống tộiphạm trộm cắp tài sản ở các khu chung cư cao tầng hiện nay
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung luận văn gồm 3 chương:
Trang 7Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung
Chương 2: Thực trạng hoạt động phòng ngừa và điều tra ban đầu
của Công an cấp phường về tội trộm cắp tài sản tại các khu chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
phòng ngừa và điều tra ban đầu của Công an cấp phường về tội trộm cắp tài sản tại các khu chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trang 8Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 NHỮNG DẤU HIỆU PHÁP LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH SỰ CỦA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN Ở KHU CHUNG CƯ CAO TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1.1 Những dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản
Đấu tranh phòng chống tội phạm trong đó có đấu tranh, phòng chốngtội trộm cắp tài sản nói chung cũng như tội trộm cắp tài sản tại các khu chung
cư cao tầng nói riêng là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của lựclượng công an để đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
ở cơ sở Để có thể đưa ra những giải pháp thích hợp, có hiệu quả trong côngtác phòng ngừa, điều tra ban đầu của công an cấp phường về loại tội trộm cắptài sản tại các khu chung cư cao tầng vấn đề quan trọng đầu tiên là phải xácđịnh rõ khái niệm cũng như những dấu hiệu pháp lý của tội phạm này Bởi vì,chỉ trên cơ sở nhận thức đúng và đầy đủ về tội trộm cắp tài sản mới có thể đề
ra được các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạmnày Thực tiễn của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm ở nước ta hiệnnay càng khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cấp thiết phải làm sáng tỏnhững vấn đề đó Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự (BLHS) 1999,tội trộm cắp tài sản được qui định như sau:
Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ nămtrăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới nămtrăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lýhành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếmđoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo
Trang 9không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm [21]
Quy định như vậy là một bước tiến quan trọng của quá trình lập pháphình sự ở nước ta Trong đó nhà làm luật đã trực tiếp xác định giá trị tài sản
để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) Mặc dù việc xác địnhgiá trị tài sản này hiện nay còn nhiều vấn đề cần phải bàn, nhưng rõ ràng nó
đã khắc phục được những hạn chế, tạo ra sự áp dụng thống nhất trong việctruy cứu TNHS về tội này trên phạm vi toàn quốc Tuy vậy, Điều 138 BLHS1999
vẫn bộc lộ một số hạn chế, đó là nhà làm luật vẫn quy định tội trộm cắp dướidạng cấu thành tội phạm giản đơn mà chưa mô tả cụ thể như thế nào là hành
vi trộm cắp Trong khi đó, chúng ta lại chưa có văn bản hướng dẫn thi hànhđiều khoản này của BLHS., nên việc giải thích chính thức như thế nào là trộmcắp tài sản hiện nay còn có nhiều ý kiến và cách hiểu không thống nhất vềkhái niệm trộm cắp tài sản cũng như các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tộiphạm này
Ví dụ: Trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học
Luật Hà Nội xuất bản năm 2002, trộm cắp tài sản được hiểu là "hành vi lén lút
chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý" [32, tr 214] hoặc trong Bình luận khoa học Bộ luật hình sự của nhà xuất bản Pháp lý năm 2002 - phần các tội
phạm, thì tội trộm cắp được hiểu là "lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản đang do
người khác quản lý" Theo chúng tôi, "tài sản đang do người khác quản lý" và
"tài sản đang có người quản lý" chỉ là hai cách nói khác nhau của cùng một nội dung Trong khi đó, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm của Trường Đại học Cảnh sát nhân dân xuất bản năm 2001 lại cho rằng: "Trộm cắp là hành vi chiếm đoạt tài sản của người chủ tài sản hoặc người được giao trực tiếp quản lý tài sản, có thể bằng thủ đoạn lén lút" Qua nghiên cứu,
Trang 10tham khảo quy định về tội trộm cắp tài sản trong BLHS một số nước, chúngtôi thấy:
Điều 264 BLHS của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1997quy định: Người nào có hành vi trộm cắp tài sản của công dân với mức độtương đối lớn hoặc trộm cắp nhiều lần thì bị phạt tù từ 3 năm trở xuống, cảitạo lao động hoặc quản chế và bị phạt tiền; nếu trộm cắp với số lượng lớnhoặc có những tình tiết nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm
và bị phạt tiền; nếu trộm cắp với số lượng quá lớn hoặc có những tình tiết đặcbiệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 10 năm trở lên hoặc tù chung thân và
bị phạt tiền hoặc tịch thu tài sản
Với cách qui định như trên, các luật gia Trung Quốc cũng mới chỉdừng lại ở việc nêu tên tội danh, mà chưa mô tả cụ thể hành vi trộm cắp làhành vi có đặc điểm như thế nào Hơn nữa, các khái niệm như: "Mức độtương đối lớn" hoặc "Trộm cắp nhiều lần" lại chưa được xác định cụ thể nênkhó có thể khẳng định việc vận dụng thống nhất các qui định này ở TrungQuốc
Điều 158 BLHS của Liên bang Nga năm 1996, quy định: "Trộm cắp
là bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác" Mặc dù quy định như vậy đã
nêu lên được dấu hiệu đặc điểm cơ bản của tội phạm trộm cắp là bí mật chiếmđoạt tài sản của người khác Dấu hiệu này giúp mọi người dễ dàng phân biệthành vi trộm cắp với các hành vi khác cùng có dấu hiệu chiếm đoạt Nhưng ởđây lại không định lượng mức tài sản cụ thể bị chiếm đoạt là bao nhiêu thì bịcoi là tội phạm Cho nên, nó đã không phân tích rạch ròi giữa hành vi trộmcắp bị xử lý như vi phạm hành chính với trường hợp bị truy cứu TNHS Hơnnữa, nếu chỉ dừng lại ở việc khẳng định "lén lút chiếm đoạt tài sản của ngườikhác" thì trong nhiều trường hợp, người chiếm đoạt lại chiếm đoạt tài sảnthuộc sở hữu của chính mình nhưng đang do người khác có trách nhiệm quản
lý thì sẽ không xử lý được
Trang 11Nghiên cứu luật hình sự của Ma-lai-xi-a, chúng ta thấy Điều 378BLHS của Ma-lai-xi-a quy định: "Người nào nhằm mục đích chiếm đoạt độngsản của người khác mà lấy đi tài sản đó thì bị xử là phạm tội trộm cắp" Theo
đó, đối tượng tác động của tội trộm cắp chỉ là động sản, còn việc chiếm đoạtbất động sản không bị coi là phạm tội trộm cắp Thực tế cho thấy, việc xácđịnh tài sản nào là động sản hay bất động sản ở mỗi quốc gia là khác nhau và
có nhiều tiêu chí để phân biệt, nhưng đối với những tài sản có giá trị đặc biệtlớn, hoặc do công dụng của tài sản đó vẫn có thể được coi là bất động sản vàvẫn có thể bị chiếm đoạt một cách lén lút Do vậy, quy định như vậy là khôngđầy đủ Bên cạnh đó, hành vi "lấy đi tài sản" quá chung, không thể hiện rõ làlén lút, bí mật hay là công khai nên không phân biệt được hành vi trộm cắpvới các hành vi chiếm đoạt khác Cuối cùng, cũng như BLHS của Liên bangNga, điều luật cũng không xác định mức độ thiệt hại về tài sản để làm căn cứ
xử lý về hình sự nên việc xác định ranh giới này phụ thuộc vào ý chí chủ quancủa người áp dụng pháp luật
Qua thực tiễn của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cũng nhưqua việc nghiên cứu về pháp luật hình sự, chúng tôi cho rằng Điều 138 BLHS
1999, cần phải được hiểu như sau:
* Khách thể của tội trộm cắp tài sản
Là một trong các tội có dấu hiệu mục đích chiếm đoạt, nghĩa là ngườiphạm tội muốn biến tài sản của người khác hoặc đang do người khác quản lýthành tài sản của mình, hành vi phạm tội tội trộm cắp tài sản xâm hại kháchthể quan trọng được luật hình sự bảo vệ đó là quan hệ sở hữu
Tài sản là đối tượng của tội trộm cắp, theo Hiến pháp năm 1992 bao gồm:
"Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sảnxuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế
Trang 12khác" (Điều 58) Tài sản đó có thể là tiền, vàng, hoặc những tài sản có giá trịkhác
Khi nghiên cứu đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản cần phảixác định, tài sản đó phải là tài sản đang có người quản lý Đây là dấu hiệuquan trọng để phân biệt đối tượng tác động của tội Tham ô tài sản - tài sản dongười phạm tội trực tiếp quản lý- tội chiếm giữ trái phép tài sản- tài sản đangtạm thời chưa có chủ Trên thực tế tài sản là đối tượng tác động của tội nàythường là của người khác, hoặc của Nhà nước, nhưng có không ít trường hợptài sản đó lại của chính người phạm tội nhưng đang thuộc quyền quản lý củangười khác Ví dụ: A cho B mượn một chiếc xe đạp, khi B dựng xe ở sân kýtúc xá để vào chơi với bạn, A đã bí mật dùng chìa khóa dự phòng mở khóa xe vàđem xe đó đi tiêu thụ, B đã phải bồi thường cho A vì đã "làm mất" xe của A.Trong trường hợp này, A vẫn phạm tội trộm cắp tài sản
* Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản
Mặt khách quan của tội phạm trộm cắp tài sản là những biểu hiện diễn
ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, bao gồm:
- Hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý
- Giá trị của tài sản bị chiếm đoạt và hậu quả tác hại do hành vi trộmcắp gây ra
- Những thông tin khác về quá trình thực hiện hành vi trộm cắp tài sảnnhư: công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội
Hành vi khách quan của tội này là hành vi chiếm đoạt tài sản một cách lén lút Dấu hiệu này vừa chỉ đặc điểm khách quan của hành vi chiếm
đoạt, vừa chỉ ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi
Một hành vi chiếm đoạt được coi là lén lút, bí mật nếu được thực hiệnbằng những hình thức mà những hình thức đó có khả năng làm cho chủ tài
Trang 13sản hoặc người đang quản lý tài sản không biết có hành vi chiếm đoạt khihành vi này xảy ra.
Ý thức chủ quan của người phạm tội là lén lút, nếu khi thực hiện hành
vi chiếm đoạt tài sản người phạm tội có ý thức che giấu hành vi đang thựchiện của mình Việc che giấu này chỉ đòi hỏi đối với người quản lý tài sản;còn đối với những người khác, ý thức chủ quan của người trộm cắp tài sản cóthể vẫn là công khai Ý thức che giấu này có thể là:
+ Che giấu toàn bộ hành vi phạm tội, là trường hợp mà người phạmtội không những che giấu đối với chủ tài sản mà còn che giấu cả với nhữngngười xung quanh
+ Chỉ che giấu tính chất phi pháp của hành vi phạm tội, là trường hợp
mà người phạm tội chỉ che giấu việc chiếm đoạt đối với chủ tài sản, còn đốivới những người khác họ vẫn có thể biết hành vi này
Ví dụ: Lợi dụng chủ nhà đi vắng, người phạm tội dùng chìa khóa mởcửa một cách công khai và chuyển tài sản lên ô tô đàng hoàng như là có việcchuyên chở hàng hóa bình thường Trong trường hợp này, người phạm tộikhông che giấu hành vi thực tế mà chỉ che giấu tính chất phi pháp của hành
vi Những người không phải là chủ tài sản vẫn biết sự việc xảy ra, nhưng cóthể không biết đó là hành vi trộm cắp
Về giá trị của tài sản bị chiếm đoạt và hậu quả tác hại Theo qui định
tại vào khoản 1 Điều 138 BLHS năm 1999, chỉ được coi là phạm tội trộm cắptài sản trong những trường hợp sau:
- Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ năm trăm nghìn đồng trở lên (đếndưới năm mươi triệu đồng)
- Giá trị tài sản bị chiếm đoạt tuy chưa đến năm trăm nghìn đồng, nhưnggây hậu quả nghiêm trọng; hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm
Trang 14đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt (bất kỳ tội nào xâm phạm sở hữu cótính chất chiếm đoạt), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Về nguyên tắc khi xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt cần phải thôngqua hội đồng định giá tài sản Tuy vậy trong một số trường hợp như tài sản
bị chiếm đoạt không còn hoặc đã bị hủy hoại một phần thì việc xác định giátrị tài sản khá phức tạp Để giải quyết vấn đề này Thông tư liên tịch số02/2001/TT-LT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháphướng dẫn một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu của
Bộ luật hình sự năm 1999" đã qui định một số nguyên tắc xác định như sau:
- Giá trị tài sản bị chiếm đoạt được xác định theo giá thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị chiếm đoạt Trong trường hợp tài sản thực tế bị chiếm đoạt dưới năm trăm nghìn đồng nhưng có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi trộm cắp có ý định chiếm đoạt đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ là từ năm trăm nghìn đồng trở lên thì vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự
- Để xác định đúng giá trị tài sản trong trường hợp không tìm thấy tài sản bị trộm cắp Cơ quan điều tra cần lấy lời khai những người biết về tài sản này để xác định tài sản đó là gì; nhãn mác của tài sản đó như thế nào; giá trị của tài sản theo thời giá thực tế tại địa phương vào thời điểm tài sản
bị mất trộm là bao nhiêu, tài sản đó còn khoảng bao nhiêu phần trăm… Trên
cơ sở đó có kết luận cuối cùng về giá trị tài sản bị xâm phạm.
- Trong trường hợp một người thực hiện trộm cắp nhiều lần nhưng mỗi lần có tài sản giá trị dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự
và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình
sự, đồng thời trong các lần trộm cắp đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hành chính, nếu tổng giá trị
Trang 15tài sản các lần trộm cắp từ năm trăm nghìn đồng trở lên thì vẫn xác định là
đủ yếu tố cấu thành tội phạm nếu:
+ Các vụ trộm cắp thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.
+ Việc trộm cắp tài sản có tính chất chuyên nghiệp, lấy tài sản trộm cắp làm nguồn sống chính.
+ Với mục đích trộm cắp, nhưng do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên việc trộm cắp phải được thực hiện nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị xâm phạm mỗi lần dưới năm trăm nghìn đồng.
Trường hợp trộm cắp dưới 500.000đ nhưng "gây hậu quả nghiêmtrọng" Theo đó, "gây hậu quả nghiêm trọng" được hiểu là "hậu quả phải dohành vi phạm tội gây ra (có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội vàhậu quả) Hậu quả đó có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặchậu quả phi vật chất (gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối củaĐảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, antoàn xã hội) Ví dụ: A trộm cắp tài sản có giá trị 450.000đ nhưng đó lại làtiền, tài sản do nhân dân quyên góp để ủng hộ đồng bào bão lụt
Trường hợp trộm cắp dưới 500.000đ nhưng trước đó "đã bị xử phạthành chính về hành vi chiếm đoạt", được hiểu là:
Nếu trước đó đã bị xử lý bằng một trong các hình thức sauđây về hành vi chiếm đoạt, nhưng chưa hết thời hạn để được coi làchưa bị xử lý mà lại thực hiện một trong các hành vi công nhiênchiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạmdụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định củaPháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;
Trang 16b) Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng điều lệnh, điều lệ của lựclượng vũ trang;
c) Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của cơ quan cóthẩm quyền
Cũng theo Mục I điểm 1 Thông tư số 02/2001, bị coi là "đã bị xử phạthành chính về hành vi chiếm đoạt" nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính vềmột trong các hành vi sau có tính chiếm đoạt được qui định trong BLHS
Trường hợp trộm cắp dưới 500.000đ nhưng "đã bị kết án về một tộichiếm đoạt", cũng theo Thông tư số 02/2001, được hiểu là: Nếu trước đó đã bịkết án mà chưa được xóa án về một trong các tội sau đây:
a Cướp tài sản (Điều 133 BLHS);
b Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134 BLHS);
c Cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 BLHS);
d Cướp giật tài sản (Điều 136 BLHS);
đ Công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137 BLHS);
e Trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS);
g Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS);
h Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 BLHS);
i Tham ô tài sản (Điều 278 BLHS);
k Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280BLHS);
Tội trộm cắp tài sản hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt được tàisản Để đánh giá người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa, để từ đó
Trang 17làm căn cứ xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa cần phải dựa vào tínhchất của loại tài sản, đặc điểm, cũng như vị trí cất giữ tài sản bị chiếm đoạt
Thứ ba, về công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn
cảnh phạm tội Công cụ, phương tiện mà các đối tượng sử dụng để thực hiệnhành vi trộm cắp là kìm cộng lực, vam phá khóa hay chìa khóa vạn năng Thủđoạn được áp dụng ở đây là lợi dụng chủ quản lý tài sản vắng nhà, lơi lỏngtrong quản lý phá cửa đột nhập lấy tài sản hay xin ngủ nhờ đến đêm khuyadậy lấy tài sản và tẩu thoát Lợi dụng sơ hở của chủ nhà, nấp sẵn trong nhàchờ cơ hội thuận lợi chiếm đoạt tài sản
Về thời gian, địa điểm, hành vi trộm cắp tại các khu chung cư caotầng thường xảy ra vào các khoảng thời gian mà chủ tài sản vắng nhà Nênthông thường kẻ phạm tội hay đột nhập vào nhà vào ban ngày từ 8h đến 10sáng; chiều từ 13h30 đến 16h
* Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản
Tội phạm là một thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan.Nếu như mặt khách quan là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm thì mặtchủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội Mặt chủ quan củatội phạm không tồn tại một cách độc lập mà luôn gắn liền với mặt khách quancủa tội phạm Nói cách khác, hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tộiluôn gắn liền với biểu hiện bên ngoài của tội phạm Mặt chủ quan của tộiphạm bao gồm lỗi, mục đích và động cơ phạm tội Lỗi là thái độ tâm lý của mộtngười đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả dohành vi đó gây ra, được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý [30, tr 132]
Lý trí và ý chí là hai yếu tố cần thiết tạo thành lỗi Lý trí thể hiện nănglực nhận thức thực tại khách quan còn ý chí thể hiện năng lực điều khiển hành
Trang 18vi trên cơ sở nhận thức Đây là những yếu tố tâm lý cần thiết của mọi hoạtđộng có ý thức của con người.
Lỗi của người phạm tội trộm cắp tài sản chỉ có thể là cố ý trực tiếp.Theo BLHS, cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểmcho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội,thấy được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra [32, tr 136]
Về lý trí, người phạm tội trộm cắp tài sản nhận thức rõ tính chất nguy
hiểm cho xã hội về hành vi của mình trên cơ sở nhận biết đối tượng sẽ chiếmđoạt là tài sản của người khác, nhận biết mức độ thực hiện hành vi, công cụ,phương tiện phạm tội cũng như các phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địađiểm thực hiện tội phạm sẽ gây thiệt hại đến tài sản của người khác
Về ý chí, cũng như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, người phạm
tội trộm cắp tài sản luôn mong chiếm đoạt được tài sản Do đó, lỗi của ngườithực hiện hành vi trộm cắp tài sản là cố ý trực tiếp mà không thể có trườnghợp cố ý gián tiếp hay vô ý
Trong tội trộm cắp tài sản, động cơ vụ lợi mục đích chiếm đoạt luôn làdấu hiệu đặc trưng Là tội có tính chất chiếm đoạt, điều đó có nghĩa là chỉ cầnngười phạm tội chiếm lấy tài sản của người khác và biến tài sản đó thành củamình còn sau đó kẻ phạm tội sử dụng tài sản chiếm đoạt được và mục đích gìkhông ảnh hưởng đến việc định tội danh
* Chủ thể của tội trộm cắp tài sản
Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể có năng lực TNHS; đạt đếnmột độ tuổi nhất định
- Năng lực trách nhiệm hình sự: BLHS hiện nay không qui định cụ thể
như thế nào là người có năng lực TNHS mà chỉ qui định những trường hợpkhông có năng lực TNHS Theo đó người có năng lực TNHS là người có khả
Trang 19năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi do mình thực hiện và có nănglực điều khiển được hành vi theo những đòi hỏi tất yếu của xã hội Họ lànhững người đạt độ tuổi theo luật định và không thuộc trường hợp không cónăng lực TNHS được qui định ở Điều 13 BLHS.
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng [21, tr 21]
Căn cứ vào Điều 8 và Điều 138 BLHS, người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi phải chịu TNHS về tội này khi họ phạm vào khoản 3 hoặc khoản 4 vìđây là tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng, còn nếu phạm vàokhoản 1 và khoản 2 Điều 138 BLHS thì không bị truy cứu TNHS vì là tội ítnghiêm trọng và nghiêm trọng Đối với người tù đủ 16 tuổi trở lên không hạnchế phạm vi chịu TNHS
1.1.2 Đặc điểm hình sự của tội trộm cắp tài sản tại các khu chung
cư cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Đối với những người tiến hành tố tụng nói chung, điều tra viên nóiriêng, sự hiểu biết đầy đủ về đặc điểm hình sự của các loại tội phạm có ýnghĩa quan trọng vì nó là cơ sở để xây dựng phương pháp điều tra đối vớitừng loại tội phạm cụ thể, phát huy tính tích cực, sáng tạo và tư duy khoa họccủa cán bộ điều tra trong quá trình điều tra từng vụ án Mặt khác, nắm vũngđược đặc điểm hình sự của tội phạm còn giúp chúng ta đề ra được những biệnpháp phòng ngừa có hiệu quả đối với loại hành vi phạm tội này
Trang 20Khi nghiên cứu về đặc tính hình sự của các loại tội phạm cụ thể, cácchuyên gia hình sự đều có cùng quan điểm khẳng định vai trò quan trọng củaviệc nắm vững đặc tính hình sự của các loại tội phạm trong quá trình điều tra
để đề ra phương pháp điều tra các loại tội phạm cụ thể, nhưng quan niệm vềđặc tính hình sự của tội phạm đến nay vẫn còn có ý kiến khác nhau
Các nhà khoa học hình sự Xô viết cho rằng, khái niệm về đặc tínhhình sự của tội phạm bao hàm cả dấu hiệu đặc trưng của tội phạm, đặc điểmcủa tội phạm như: phương thức, thủ đoạn gây án, dấu vết đặc trưng để lại ởhiện trường, đặc điểm nghề nghiệp Theo quan điểm trên, mặc dù về nộidung đặc điểm hình sự của tội phạm được đề cập ở các mức độ khác nhaunhưng các tác giả đều thống nhất với nhau ở: nguồn gốc thông tin về tộiphạm, phương thức thủ đoạn thực hiện tội phạm, phương thức che giấu tộiphạm, những dấu vết vật chất đặc trưng của tội phạm và những nơi có thể tìmthấy những dấu vết đó, đặc điểm về người phạm tội, thời gian và địa điểmthực hiện tội phạm
Trong bài báo "Đặc tình hình sự của tội phạm" đăng trên tạp chí Công
an nhân dân số 7/1992, PGS.TS Nguyễn Đức Thuận cho rằng, nội dung đặcđiểm hình sự của tội phạm bao gồm:
Đặc điểm nguồn tin ban đầu về tội phạm; đối tượng mà tộiphạm thường nhằm để xâm hại và hậu quả tác hại do tội phạm gâyra; động cơ, mục đích phạm tội và thủ đoạn thực hiện tội phạmđược thể hiện trong việc chuẩn bị gây án, tiến hành gây án, che giấucông cụ, phương tiện gây án tương ứng; thời gian địa điểm xảy ratội phạm; những dấu vết phổ biến và nơi phát hiện dấu vết; đặcđiểm nhân thân của người phạm tội; những nguyên nhân và điềukiện nảy sinh tội phạm [24]
Trong giáo trình "Lý luận của khoa học điều tra hình sự" của TrườngĐại học Cảnh sát nhân dân (nay là Học viện Cảnh sát nhân dân), Bộ Công an,
Trang 21PGS.TS Nguyễn Huy Thuật cũng quan niệm: "Đặc điểm hình sự của tội phạm
là hệ thống những đặc điểm của tội phạm và những tình tiết có liên quan đếnnhững tội phạm đó có ý nghĩa để điều tra và khám phá tội phạm" [28, tr 114]
Cấu trúc đặc điểm hình sự của tội phạm nhìn chung bao gồm:
Thứ nhất, thông tin về dấu vết vật chất của hành vi phạm tội;
Thứ hai, những thông tin về thủ đoạn gây án và che đấu tội phạm; Thứ ba, thông tin về địa điểm và thời gian gây án;
Thứ tư, thông tin về hoàn cảnh gây án;
Thứ năm, thông tin về diễn biến quá trình phạm tội;
Thứ sáu, thông tin về đối tượng bị xâm hại;
Thứ bảy, thông tin về đặc điểm nhân thân của người phạm tội;
Thứ tám, thông tin về động cơ, mục đích phạm tội;
Thứ chín, thông tin về các điều kiện tạo thuận lợi cho việc gây án và
che giấu tội phạm;
Thứ mười, thông tin về nhân cách của người bị hại.
Trong khoa học Điều tra hình sự, đặc điểm hình sự tội phạm đượcchia làm ba loại như sau:
Đặc điểm hình sự của tội phạm chung (cùng nguồn gốc);
Đặc điểm hình sự của nhóm tội phạm;
Đặc điểm hình sự của một vụ tội phạm
Từ những quan niệm trên về đặc điểm hình sự tội phạm trong khoahọc Điều tra hình sự thế giới và Việt Nam, chúng tôi quan niệm đặc điểmhình sự tội phạm trộm cắp tài sản là hệ thống những đặc điểm của tội phạm
Trang 22trộm cắp tài sản và những tình tiết có liên quan tới tội phạm này có ý nghĩa đểđiều tra và khám phá tội phạm trộm cắp tài sản
Đặc điểm hình sự của tội phạm tội trộm cắp tài sản ở các khu chung
cư trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay nhìn chung không vượt ra ngoàiđặc điểm hình sự của tội trộm cắp tài sản nói chung, nhưng chúng tôi chorằng, tội trộm cắp tài sản ở các khu chung cư có các đặc điểm hình sự nổi bậtsau đây:
- Đặc điểm nguồn tin ban đầu về vụ trộm ở khu chung cư cao tầng
Cũng như tội trộm cắp tài sản, nguồn tin về tội trộm cắp tài sản ở khuchung cư cao tầng thường do người bị hại, người làm chứng cung cấp và cũng
có thể do đồng bọn bị bắt khai báo, đồng bọn tố giác lẫn nhau, do cơ sở, đặctình cung cấp Tuy vậy, mỗi thông tin ban đầu mà cơ quan điều tra thu thậpđược thường có những đặc điểm riêng biệt
Nguồn tin ban đầu do người bị hại cung cấp thường chỉ rõ địa điểmxảy ra vụ án, đặc điểm, số lượng tài sản bị chiếm đoạt và khoảng thời gianxảy ra vụ án Trong trường hợp không rõ thủ phạm, đôi khi họ cũng có thể chỉ
ra đối tượng nghi vấn nhưng lại thường là những đối tượng có mâu thuẫn,hiềm khích với họ nên những thông tin này thường thiếu khách quan
Nguồn tin của người làm chứng thường cũng chỉ chứa đựng nhữngthông tin về thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc mà không chỉ ra được số lượng
và giá trị chính xác của tài sản bị chiếm đoạt Nếu đôi khi người làm chứngchỉ ra được đặc điểm của người nghi vấn thì cũng chỉ miêu tả được hình dángbên ngoài, dáng đi, dáng đứng, thời gian xuất hiện ở địa bàn xảy ra vụ trộm v.v Trong trường hợp bọn trộm cắp tố giác lẫn nhau, thông tin thường chứa đựngnhững tình tiết tương đối chính xác về địa điểm phạm tội, tài sản chiếm đoạt,nơi cất giấu tài sản, đặc điểm nhân thân người phạm tội Đặc biệt thông tin dođồng bọn bị bắt khai báo thường đầy đủ hơn cả, từ địa điểm phạm tội, tài sản
Trang 23chiếm đoạt, số người tham gia, nhân thân người phạm tội đến nơi cất giấu tàisản, phương thức, thủ đoạn phạm tội v.v
Nguồn tin do cơ sở cung cấp thường chứa đựng những thông tin nhưtrong trường hợp những kẻ trộm cắp tố giác lẫn nhau Còn những tin do đặctình cung cấp thì thông thường chính xác như trong trường hợp đồng phạm bịbắt khai báo
- Đặc điểm về tài sản là đối tượng của tội trộm cắp ở khu chung cư và hậu quả do tội phạm gây ra;
Thông thường, tài sản bị trộm cắp nói chung là tài sản có giá trị lớn,gọn nhẹ dễ dàng di chuyển Tuy nhiên đối với các vụ trộm cắp tài sản ở khuchung cư cao tầng thường có những đặc điểm sau đây:
+ Đối tượng tài sản là đồ dùng trong gia đình như tivi, đài, đầu videohoặc các tài sản là đồ trang sức như vàng, kim cương những tài sản nàythường có các đặc điểm đặc định mà chủ nhà nhớ rõ Đây là các yếu tố rấtquan trọng phục vụ cho việc truy nguyên tài sản bị trộm cắp trong quá trìnhđiều tra Do địa điểm phạm tội ở trên cao nên tài sản bị trộm cắp thường lànhững tài sản gọn, dễ mang vác Những tài sản quá cồng kềnh như tủ lạnh,máy giặt rất ít khi bị chiếm đoạt, những tài sản này chỉ bị chiếm đoạt chỉ trongtrường hợp người phạm tội sử dụng những thủ đoạn quá táo bạo
+ Đối với những tài sản là xe đạp, xe máy có thể là đối tượng củahành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp ở các khu chung cư cao tầng thường lànhững tài sản mà chủ tài sản không có biện pháp bảo vệ an toàn như khôngkhoá càng, khóa cổ hoặc không có biện pháp trông giữ cẩn thận
- Phương thức, thủ đoạn chuẩn bị phạm tội và thực hiện tội phạm trộm cắp tài sản ở các khu chung cư cao tầng;
Như chúng tôi đã đề cập đến ở phần đầu, do đặc điểm của nơi gây án
là các căn hộ tại các khu chung cư có tính độc lập cao hơn các địa bàn phạm
Trang 24tội khác, nên dấu hiệu đặc trưng của tội phạm này là hành vi "lén lút, bí mật"chiếm đoạt tài sản được thể hiện rõ nét Để thực hiện hành vi chiếm đoạt,người phạm tội thường có sự chuẩn bị trước khi gây án như: người phạm tộithường đóng vai là những sinh viên đi thuê nhà, nhân viên bán hàng tiếp thị
để nghiên cứu, xem xét địa điểm, lối cầu thang thuận tiện cho việc gây án,quan sát nhà cửa, nghiên cứu chủng loại khóa cửa và đặc biệt là quy luật sinhhoạt của gia đình cũng như của các hộ liền kề xung quanh, vị trí để tài sản,thói quen của chủ tài sản ; đồng thời chuẩn bị các công cụ, phương tiện cầnthiết để cạy, phá, cắt khóa Công cụ phương tiện có thể được chúng mua,mượn hoặc tự tạo Trong các vụ án có đồng phạm thường có sự phân công vaitrò, vị trí, trách nhiệm của từng đối tượng cụ thể, xác định phương thức, thủđoạn sẽ thực hiện tội phạm Những tên tội phạm chuyên nghiệp còn chuẩn bịcác phương tiện để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan điều tra như găng tay,
ớt bột để rắc xuống đất tránh sự phát hiện truy tìm của chó nghiệp vụ Thậmchí để chuẩn bị phương án thoát thân khi đang thực hiện tội phạm mà bị pháthiện bắt giữ, chúng còn chuẩn bị cả vũ khí "nóng", "lạnh" để chống trả khicần thiết Nhưng không phải mọi trường hợp trộm cắp đều có sự chuẩn bị kỹcàng từ trước Có những trường hợp chỉ mang tính bột phát nên không cócông cụ phương tiện chuẩn bị trước, người phạm tội sử dụng những công cụtìm thấy tại hiện trường và cách thức, thủ đoạn tùy nghi Đối với những vụ ánnày thủ phạm thường để lại những dấu vết rõ ràng rất dễ phát hiện
Thực tiễn của công tác nắm tình hình ở cơ sở cho thấy, khoảng 70%các vụ trộm ở khu chung cư cao tầng được thực hiện dưới hình thức đồngphạm Do tính chất của địa bàn phạm tội ở trên cao, tài sản chiếm đoạt phảivận chuyển khá phức tạp nên người phạm tội thường có sự phân công cụ thể:
có người đứng ở dưới để chuẩn bị phương tiện để tẩu thoát, có người phákhóa, khuân vác
Trang 25Các thủ đoạn mà người phạm tội trộm cắp tài sản ở khu chung cưthường sử dụng để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của công dân như sau:
+ Công cụ phương tiện thường được ngụy trang dưới nhiều hình thức
để tránh sự phát hiện của người khác
+ Vì hầu hết thời gian mà người phạm tội thực hiện hành vi trộm cắp
là khi các gia đình đã khóa cửa để ngủ hoặc vắng nhà Nên chúng thườngdùng công cụ phương tiện để phá cửa Các công cụ thường được dùng là:Dùng kìm cộng lực cắt khóa hoặc cắt chấn song, cửa xếp; dùng kìm, búa đểphá khóa hoặc dùng máy hàn, đèn khò để cắt thủng cửa sắt; dùng thanh sắt vàcác vật cứng khác để phá khóa hoặc đập vỡ kính; đôi khi người phạm tội lợidụng sơ hở của các gia đình để đột nhập vào nhà chiếm đoạt tài sản như khingủ, chủ nhà quên không đóng cửa hoặc ra ngoài không đóng cửa;
- Thủ đoạn che giấu tội phạm và ngụy trang, giả tạo hiện trường đối với các vụ trộm cắp tại khu chung cư cao tầng;
Khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản ở khu chung cư, người phạmtội thường sử dụng nhiều thủ đoạn để che giấu hành vi phạm tội như tạo hiệntrường giả hoặc xóa dấu vết để đánh lạc hướng điều tra của Công an Thực tếcho thấy, các đối tượng chuyên nghiệp thường để lại rất ít dấu vết ở hiệntrường; các dấu vân tay hầu như không có vì chúng thường đi găng tay hoặcdùng vải, khăn mặt để lót tay Các dấu vết giày, dép cũng không có vì chúng
đi tất chân, không đi giày, dép hoặc nếu có dấu vết giày, dép để lại thì cũng
là giày, dép chúng không thường xuyên sử dụng nên khó xác định được diệnthủ phạm
Có trường hợp sau khi dùng các công cụ để cắt khóa và đột nhập vàonhà, lấy được tài sản kẻ phạm tội đem luôn cả khóa đi, cho nên khi khámnghiệm hiện trường Cơ quan điều tra (CQĐT) rất khó xác định thủ phạm đãdùng công cụ, phương tiện gì
Trang 26Sau khi thực hiện xong hành vi trộm cắp tài sản, với mục đích chegiấu tội phạm, người phạm tội thường đem tài sản đi tiêu thụ ngay ở các nơi
mà chúng đã có sự thỏa thuận trước Phương thức này bọn tội phạm chuyênnghiệp thường áp dụng, chiếm tỷ lệ cao so với tổng số các vụ trộm cắp xảy ra.Ngoài ra, cũng có trường hợp người phạm tội đem tài sản đã chiếm đoạt được
đi cất giấu ở những nơi kín đáo, bí mật hoặc gửi ở những nơi có người canhgiữ rồi tìm cách móc nối với những người tiêu thụ để bán lại tài sản đó với giá
rẻ Cũng có những tên sau khi lấy được tài sản, chúng tự mang tiêu thụ ngoàicác chợ, ngoài thị trường nhưng thường là ở xa nơi đã thực hiện vụ trộm
- Các dấu vết đặc trưng của tội phạm trộm cắp tài sản tại khu chung
cư cao tầng
Thực tế điều tra tội trộm cắp tài sản ở các khu chung cư cho thấy cácdấu vết đặc trưng của loại tội phạm này là những dấu vết của các công cụ,phương tiện cạy phá, các dấu vết chân, tay, dấu vết giày dép, dấu vết củanhững phương tiện giao thông và cả những công cụ cậy phá mà chúng để lạihiện trường Ngoài ra, tại nơi gây án còn để lại dấu vết sinh học (vết máu,nước bọt, lông, tóc ) cả các dấu vết của vải sợi của quần áo mà thủ phạmmặc trong thời gian gây án
Trường hợp người phạm tội sử dụng các phương tiện giao thông như ô
tô, xe máy, xe đạp, để thực hiện hành vi trộm cắp, vận chuyển tài sản màchúng lấy được hoặc làm phương tiện để chạy trốn thì ở nơi gây án hoặc ởgần đó thường là ở khu vực sân của các khu chung cư thường để lại dấu vếtcủa các phương tiện giao thông (dấu vết của lốp xe, dấu vết dầu máy, tài sản
bị trộm cắp bị rơi dọc đường )
- Đặc điểm về nhân thân người thực hiện hành vi trộm cắp;
Người phạm tội trộm cắp tài sản của công dân bao gồm nhiều loạikhác nhau Đó thường là bọn lưu manh chuyên nghiệp, bọn chuyên sống nhờvào trộm cắp tài sản của người khác Đó cũng là những người lang thang cơ
Trang 27nhỡ, không nghề nghiệp ổn định, khi túng tiền nảy sinh ý đồ và hành vi trộmcắp để duy trì cuộc sống tối thiểu Đó còn là những học sinh, sinh viên do đuađòi, ăn chơi muốn có tiền nhưng hoàn cảnh gia đình không cho phép Đặc biệt
đó là những đối tượng nghiện hút, khi không có tiền để hút hít, tiêm chích matúy các đối tượng sẵn sàng lấy trộm bất cứ cái gì để có tiền…
- Địa điểm, thời gian, không gian thường xảy ra vụ trộm cắp tài sản tại các khu chung cư.
Thông thường, về mặt lý thuyết địa bàn mà bọn trộm cắp gây án lànhững khu vực bọn chúng sinh sống vì có sự thông thuộc địa bàn Tuy nhiên,thực tế đấu tranh với các vụ trộm ở khu chung cư cho thấy, hầu hết các vụtrộm ở đây lại do người ngoài địa bàn thực hiện, số ít do người cùng địa bànhoặc có liên hệ với người cùng địa bàn thực hiện
Do đặc thù sinh hoạt của các hộ dân sống ở chung cư cao tầng, họthường là cán bộ công chức, nên thời gian mà bọn tội phạm thực hiện hành vitrộm cắp thường vào ban ngày, buổi sáng từ 9h đến 10h30; và buổi chiều từ14h đến 16h, các vụ trộm vào ban đêm chỉ xảy ra đối với các hộ dân thườngxuyên vắng nhà vào ban đêm hoặc do sơ suất khi ngủ quên không đóng cửa
Tóm lại, qua việc nghiên cứu, nắm vững đặc điểm hình sự của tội
trộm cắp tài sản tại các khu chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội nói trêngiúp cho CQĐT và cán bộ điều tra nói riêng tiến hành các hoạt động điều trađúng hướng một cách nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả cao
1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA VÀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA BAN ĐẦU CỦA CÔNG AN CẤP PHƯỜNG
1.2.1 Công an cấp phường - chủ thể chính thực hiện hoạt động phòng ngừa và điều tra ban đầu các tội phạm xảy ra ở cơ sở
Trang 28Có thể nói, thực hiện hoạt động phòng ngừa và điều tra ban đầu là mộttrong những chức năng chủ yếu của Công an cấp phường Chức năng nàyđược qui định cụ thể tại Quyết định số 141/ QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ (nay là Bộ Công an), Theo đó:
Công an phường là công cụ chuyên chính trọng yếu củaĐảng và Chính quyền địa phương, là lực lượng Công an cơ sở ởThành phố, thị xã, có trách nhiệm giúp Đảng ủy và Ủy ban nhândân phường tiến hành các biện pháp phát động phong trào quầnchúng bảo vệ an ninh trật tự, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đấutranh, trấn áp mọi hoạt động của bọn tội phạm xâm phạm an ninhquốc gia và các loại tội phạm khác, giữ gìn an ninh quốc gia và trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn phường, theo đúng chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các qui định của Công
+ Công an phường phải báo cáo kịp thời, cụ thể, chính xác, trung thựcmọi vụ việc, hiện tượng về an ninh, trật tự về kết quả công việc của Công anphường, về tình hình đội ngũ sĩ quan, hạ sĩ quan của Công an phường lênCông an cấp trên
+ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổchức kinh tế, xã hội của phường và của cấp trên đóng trên địa bàn phường,
Trang 29xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, đồng thời xây dựng,củng cố, bồi dưỡng các nòng cốt của phong trào, làm cho phong trào ngàycàng sâu rộng về các mặt phòng ngừa, tấn công và trấn áp các loại tội phạm,
xử lý các hành vi vi phạm các qui tắc bảo đảm trật tự công cộng, đấu tranh bàitrừ tệ nạn xã hội, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn trong nội bộ nhândân
+ Công an phường phải tiến hành điều tra cơ bản, tổ chức mạng lưới
cơ sở bí mật, đặc tình theo đối tượng và địa bàn theo đúng chế độ qui định của
Bộ Thực hiện những chủ trương, biện pháp nghiệp vụ do Công an cấp trêngiao
+ Thực hiện các mặt công tác quản lý hành chính về trật tự an toàn xãhội do Công an cấp trên phân công về quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý vũkhí, quản lý nghề nghiệp có liên quan đến phòng ngừa và đấu tranh chống tộiphạm và vi phạm pháp luật Phát hiện và bắt giữ dẫn giải về Công an cấp trênnhững đối tượng có lệnh truy nã, trốn tù; quản lý các đối tượng cải tạo tại chỗ,cải tạo không giam giữ, quản chế tại địa phương, những người phạm tội đượcTòa án phạt tù nhưng cho hưởng án treo
+ Tổ chức bảo đảm trật tự công cộng, trật tự đô thị, trật tự giao thông,phòng cháy chữa cháy trong phạm vi cấp phường; xử lý các vụ phạm phápquả tang, các vụ vi phạm có tính chất đơn giản, ít phức tạp theo qui định củapháp luật, làm thủ tục chuyển về Công an cấp trên các vụ việc có tính chấtnghiêm trọng vượt ra ngoài thẩm quyền của Công an phường
+ Tổ chức bảo vệ hiện trường các vụ án, cháy nổ, các vụ tai nạn doCông an cấp trên thụ lý
Trang 30+ Xây dựng và quản lý đội ngũ sĩ quan, hạ sĩ quan Công an phườngtrong sạch vững mạnh, quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tài sản đượctrang bị.
Để thực hiện được chức năng và những nhiệm vụ nêu trên, Đội ngũ sĩquan, hạ sĩ quan của Công an phường được tổ chức biên chế gồm: MộtTrưởng Công an phường chỉ huy, đồng thời có từ 1 đến 2 Phó trưởng Công anphường có nhiệm vụ giúp việc cho Trưởng Công an phường Dưới ban chỉ
huy có các tổ chuyên môn như: Tổ Tổng hợp (phụ trách trực ban, văn thư, tổ chức cán bộ, hậu cần ); Tổ Cảnh sát khu vực (biên chế tổ này phụ thuộc vào
số lượng nhân khẩu và tính chất phức tạp của địa bàn, đối với những phường
có nhiều tụ điểm phức tạp thì có thêm tổ Cảnh sát trật tự và tổ Cảnh sát hình sự) Tổ chức và biên chế của mỗi phường do Trưởng Công an cấp quận,
nghiên cứu đề xuất và do Giám đốc Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương quyết định
Do tính chất phức tạp của địa bàn Thủ đô, nên mỗi phường trên địabàn Hà Nội đều được cơ cấu: 1 đồng chí là Trưởng Công an phường và 3đồng chí phó trưởng Công an phường, đồng thời các phường còn thành lậpthêm
2 tổ chuyên trách: Tổ Cảnh sát hình sự và tổ Cảnh sát trật tự Các tổ này cónhiệm vụ duy trì trật tự đô thị, tiến hành các hoạt động phòng ngừa và đấutranh chống tội phạm xảy ra trên địa bàn phường để giữ vững an ninh chínhtrị và trật tự an toàn xã hội Đặc biệt, tổ Cảnh sát hình sự, thường xuyên thựchiện các chuyên đề đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung cũng như các
tệ nạn xã hội nói riêng; chủ động xây dựng các kế hoạch và triển khai thựchiện các chuyên đề phòng ngừa tội phạm; xây dựng mạng lưới đặc tình, cơ sở
bí mật; tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu và xử lý đối với một số hành
vi phạm tội xảy ra trên địa bàn theo thẩm quyền
Trang 31Ngoài ra, Công an phường còn có nhiệm vụ phối hợp với các lựclượng của Công an quận và Công an thành phố trong việc phòng ngừa, điềutra các vụ án nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn.
Từ những chức năng và nhiệm vụ cụ thể nêu trên của Công an cấpphường, có thể nói Công an phường là chủ thể chính trong hoạt động phòngngừa và điều tra ban đầu các tội phạm xảy ra ở cơ sở
1.2.2 Những nội dung cơ bản của hoạt động phòng ngừa tội phạm của công an cấp phường đối với các vụ trộm cắp tài sản ở khu chung cư cao tầng
Theo chức năng của Công an cấp phường, hoạt động phòng ngừa làhoạt động chủ yếu có tính chất trực tiếp đối với các cơ quan, tổ chức và nhândân trên địa bàn phường Hoạt động phòng ngừa của Công an phường gồm
hai nhóm biện pháp: phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ
Phòng ngừa xã hội: Là các hoạt động do Công an phường phối hợp
với chính quyền, các ban ngành tiến hành Bao gồm các hoạt động như: Côngtác tham mưu cho cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong việc xây dựng
kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa; xây dựng lực lượngbán chuyên trách như: lực lượng dân phòng; lực lượng dân phòng Thanh niêntại các tổ dân phố; tuyên truyền vận động nhân dân, các ban ngành tham giađấu tranh phòng chống tội phạm Vận động, yêu cầu các cơ quan đóng trênđịa bàn, các tổ chức và mỗi hộ dân phải thực hiện các biện pháp phòng ngừanhằm hạn chế đến mức tối đa những sơ hở để kẻ gian không thể lợi dụng
Phòng ngừa nghiệp vụ: Là các hoạt động do Công an phường trực
tiếp tiến hành Bao gồm công tác quản lý nhân hộ khẩu; quản lý các hộ kinhdoanh có điều kiện trên địa bàn phường như quản lý nhà nghỉ khách sạn, quánkaraoke, quán internet, cơ sở massage, cửa hàng photocopy ; tổ chức cáchoạt động tuần tra, bảo vệ trật tự; tiến hành công tác điều tra cơ bản; công tác
Trang 32sưu tra quản lý đối tượng; xây dựng mạng lưới bí mật phục vụ công tác phòngngừa
Cũng như các hoạt động phòng ngừa tội phạm của các đơn vị, tổ chứckhác, hoạt động phòng ngừa tội phạm của Công an cấp phường đối với các vụtrộm cắp tại các khu chung cư cao tầng cũng là những biện pháp áp dụng cótính chất chủ động sáng tạo, với các qui mô khác nhau, trong những khoảngthời gian khác nhau nhằm làm hạn hạn chế đến mức tối đa khả năng gây áncủa người phạm tội Đối với tội trộm cắp nói chung cũng như hành vi trộmcắp tài sản tại các khu chung cư nói riêng đều có chung một đặc điểm là:người phạm tội thường lợi dụng sơ hở của chủ tài sản để thực hiện hành vi lénlút chiếm đoạt tài sản Chính vì vậy các biện pháp phòng ngừa ở đây đềunhằm mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất những sơ hở của chủ tài sản
1.2.3 Những nội dung cơ bản của hoạt động điều tra ban đầu của Công an cấp phường đối với các vụ trộm cắp tài sản ở khu chung cư cao tầng
Khi nghiên cứu về các giai đoạn điều tra, nhiều nhà khoa học Xô viếtchỉ ra rằng, quá trình điều tra tội phạm đối với bất kỳ loại tội phạm nào đều
được phân chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn điều tra ban đầu và giai đoạn điều tra tiếp theo
Giai đoạn điều tra ban đầu là xác lập đối tượng cần điều tra, sự việc
phạm tội, thu thập chứng cứ tài liệu cần thiết để lập kế hoạch điều tra, tiếnhành các biện pháp cấp bách để truy tìm và bắt giữ người phạm tội theo "dấuvết nóng" Còn giai đoạn điều tra tiếp theo có nhiệm vụ tiến hành thu thập,kiểm tra, đánh giá những chứng cứ nhằm xác định đầy đủ tất cả các tình tiếtcủa vụ án
Nội dung của giai đoạn điều tra ban đầu bao gồm:
Trang 33+ Tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác về tội phạm trong đó bao gồm tốgiác của công dân; tin báo của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; Tin báo củacác phương tiện thông tin đại chúng; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án,đơn vị Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm trực tiếp phát hiện tộiphạm; hoặc trong trường hợp người phạm tội tự thú Đây là những cơ sở đểkhởi tố vụ án.
+ Nghiên cứu, đánh giá tin báo, tố giác về tội phạm: sau khi tiếp nhận tinbáo, tố giác về tội phạm, các lực lượng làm công tác điều tra cần xác địnhmức độ xác thực của tin báo, tố giác về tội phạm để có quyết định xử lý đúngđắn
+ Kiểm tra, thu thập tài liệu bổ sung đối với tin báo, tố giác về tộiphạm: để giải quyết vấn đề khởi tố vụ án hay không khởi tố vụ án không đòihỏi phải làm rõ đầy đủ các tình tiết cụ thể của vụ án mà chỉ dừng lại ở chỗ thuthập, kiểm tra những tài liệu phản ánh những dấu hiệu cơ bản của tội phạmtrên thực tế đã xảy ra hay không xảy ra
+ Tiến hành những biện pháp cấp bách như ngăn chặn tội phạm không
để xảy ra, ngăn chặn hoặc làm giảm bớt thiệt hại hậu quả do hành vi phạm tộigây ra; truy bắt đối tượng gây án theo dấu vết nóng; bảo vệ hiện trường vànhững dấu vết ở hiện trường; cấp cứu nạn nhân
+ Những quyết định cần được đưa ra sau khi kiểm ra tin báo tố giác.Căn cứ vào việc đánh giá các nội dung trên, người trực tiếp tiếp nhận và đánhgiá tin báo phải báo cáo đề xuất với thủ trưởng trực tiếp của mình để xin ýkiến xử lý [29, tr 38]
Có thể nói, đây là giai đoạn điều tra rất quan trọng đặt nền tảng chotoàn bộ các hoạt động điều tra tiếp theo Bởi vì nhiều tài liệu, chứng cứ có giátrị chứng minh có thể thu thập được ngay trong giai đoạn này Cho nên nếu
Trang 34giai đoạn điều tra ban đầu được tiến hành kịp thời và đúng hướng sẽ tạo thuậnlợi để các giai đoạn điều tra tiếp theo nhanh chóng làm rõ toàn bộ sự thật kháchquan về vụ án Ngược lại, có thể sẽ mất nhiều công sức, thời gian, thậm chítrong nhiều trường hợp dẫn đến bế tắc trong hoạt động điều tra, không pháthiện và xử lý đúng tội phạm nếu giai đoạn điều tra ban đầu làm không tốt.
Trong hoạt động này, Công an cấp phường luôn giữ một vai trò quantrọng Mặc dù không phải là chủ thể tiến hành các hoạt động điều tra vụ án,nhưng có thể nói phần lớn các vụ việc phạm tội nói chung cũng như các vụtrộm cắp tài sản thì công an cấp phường là người tiếp nhận tin báo về việcphạm tội đầu tiên, có mặt đầu tiên trong quá trình xác minh tính chính xác củatin báo, lấy lời khai ban đầu của người bị hại, người làm chứng, những ngườikhác có liên quan, có mặt và đảm bảo có hiệu quả công tác bảo vệ hiệntrường, truy tìm kẻ phạm tội thông qua dấu vết nóng Do tính chất là đơn vị ở
cơ sở, nên Công an cấp phường giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiến hànhcác hoạt động điều tra ban đầu
Ở giai đoạn điều tra ban đầu các vụ trộm cắp tài sản ở khu chung cư caotầng, vai trò của Công an phường thường được thể hiện dưới những góc độ sau:
- Tiếp nhận và xác minh những thông tin về tội phạm và đối tượnggây án
- Bảo vệ hiện trường của vụ án, phối hợp với điều tra viên tiến hànhmột số hoạt động trong quá trình tổ chức khám nghiệm hiện trường
- Lấy lời khai ban đầu của người bị hại, người làm chứng và nhữngngười xung quanh
- Phối hợp với cán bộ điều tra, tổ chức truy lùng thủ phạm theo dấuvết "nóng" Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất trong hoạt động điều tra ở giaiđoạn ban đầu đối với loại tội phạm này
Trang 35Tóm lại, việc làm sáng tỏ các nội dung pháp lý cơ bản như: đặc điểm
pháp lý của tội trộm cắp nói chung và ở khu chung cư cao tầng nói riêng; nộidung cơ bản của hoạt động phòng ngừa và hoạt động điều tra ban đầu củaCông an cấp phường tại địa bàn khu chung cư cho chúng ta có cách nhìn toàndiện, sâu sắc về loại tội phạm này, đồng thời là cơ sở để chúng ta đưa ranhững giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa và điều traban đầu của Công an cấp phường trên địa bàn Hà Nội
Trang 36Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRA BAN ĐẦU CỦA CÔNG AN CẤP PHƯỜNG VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TẠI CÁC KHU CHUNG CƯ CAO TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 THỰC TRẠNG TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN Ở CÁC KHU CHUNG CƯ CAO TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
Trong khoảng mười năm trở lại đây, cùng với sự phát triển chung của
cả nước, Hà Nội cũng có tốc độ phát triển kinh tế cao Sự phát triển về kinh tếdẫn đến một thực trạng là có một số lượng lớn dân cư ở các tỉnh lân cận vềsinh sống và làm việc tại đây Theo kết quả điều tra, dân số của Hà Nội hiệnnay là 3 087 810 người, so với năm 1995 thì dân số đã tăng gấp 1, 5 lần Điềunày sẽ dẫn đến công tác quản lý nhân hộ khẩu gặp nhiều khó khăn Thêm vào
đó do mật độ dân số ở những quận nội thành trước kia quá cao, bình quândiện tích tính theo đầu người là 6m2/ 1 đầu người, nên đã và đang đặt ra yêucấu bức xúc về nhà ở Bên cạnh đó tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội trênđịa bàn xảy ra phức tạp và luôn có chiều hướng gia tăng Các vụ phạm tội đặcbiệt nghiêm trọng xảy ra ngày càng nhiều, tệ nạn nghiện hút, mại dâm, cờ bạcluôn diễn biến phức tạp Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăngtình hình tội phạm trộm cắp tài sản tại các khu chung cư trên địa bàn Thủ đô
Nghiên cứu tình hình tội phạm trộm cắp tài sản ở các khu chung cưcao tầng trên địa bàn Hà Nội luôn phải gắn liền với tình hình tội phạm trộmcắp trên phạm vi cả nước nói chung Bởi vì chỉ làm như vậy mới có thể đánhgiá hết được thực trạng cũng như tính cấp thiết của việc đấu tranh phòngchống loại tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Hà Nội
Xét trên bình diện cả nước nói chung, trong cơ cấu của tình hình tộiphạm thì tội trộm cắp tài sản luôn chiếm một tỷ lệ rất cao Theo số liệu thống
Trang 37kê hàng năm của ngành Tòa án, mỗi năm tổng số vụ phạm tội dao động trongkhoảng từ 60.000 đến 70.000 vụ, trong đó thì tội phạm trộm cắp tài sản chiếm
từ 43% đến 56% Như vậy gần một nửa vụ án xảy ra là vụ án về trộm cắp tàisản Điều đó cho chúng ta thấy sự cần thiết hơn nữa trong việc đẩy mạnh cácbiện pháp phòng chống đối với các loại tội phạm trộm cắp tài sản nói chungcũng như tội trộm cắp tài sản ở các khu chung cư nói riêng
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, kết quả thống kê, phân tích, so sánhcho thấy, tỷ lệ các vụ trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn Hà Nội so với cảnước luôn chiếm một tỷ lệ rất cao Bảng thống kê sau đây thể hiện phần nàonhận định nêu trên của chúng tôi
BẢNG THỐNG KÊ SO SÁNH TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRÊN CẢ NƯỚC VÀ THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Năm trên cả nước Số vụ TCTS Số vụ TCTS ở Hà Nội phần trăm Tỷ lệ Ghi chú
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao cung cấp.
Như vậy, trong tổng số 64 tỉnh và thành phố trong cả nước, tội trộm cắptài sản xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn chiếm một tỷ lệ cao khoảng 10%
Sở dĩ có tình hình trên là do Hà Nội là một thành phố tập trung một số lượng lớndân cư từ các địa phương khác về sinh sống, trong số đó tỷ lệ người không cócông ăn việc làm cũng rất cao, thêm vào đó, công tác quản lý nhân khẩu trên địa
Trang 38bàn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ người nghiện cũng khá cao Đó là nhữngnguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tội phạm trộm cắp tài sản liên tục giatăng Tuy vậy, qua khảo sát cho thấy trên địa bàn thành phố Hà Nội, tình hìnhtội trộm cắp tài sản ở Hà Nội có sự phân bố không đồng đều giữa các phường.
BẢNG THỐNG KÊ SO SÁNH TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
Ở HÀ NỘI THEO ĐỊA BÀN QUẬN HUYỆN
ĐƠN VỊ Vụ- bị cáo 1999 Vụ- bị cáo 2000 Vụ- bị cáo 2001 Vụ- bị cáo 2002 Vụ- bị cáo 2003
CẦU GIẤY 320-355 341-385 375-389 362-374 323-394
TỪ LIÊM 167-193 186-201 189-204 142-165 155-190 ĐÔNG ANH 132-161 142-167 151-190 175-210 193-207 GIA LÂM 176-204 191-240 187-225 178-216 188-245 SÓC SƠN 124-142 145-170 160-180 136-159 187-197
BA ĐÌNH 321-345 311-365 365-389 342-374 343-374 HOÀN KIẾM 406-449 385-402 391-444 376-405 415-476 H.B.TRƯNG 424-506 397-513 443-476 412-486 405-485 THANH XUÂN 205-248 187-207 168-199 216-277 196-234 THANH TRÌ 134-161 134-172 164-194 170-186 183-204 ĐỐNG ĐA 286-294 304-375 315-367 325-358 341-375 TÂY HỒ 147-170 164-204 197-244 186-216 197-227
Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cung cấp.
Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy, tỷ lệ các vụ trộm cắp tài sản xảy
ra ở các quận nội thành như Hai Bà Trưng, Đống Đa luôn có tỷ lệ cao gấp đôithậm chí gấp ba số vụ phạm trộm cắp ở các huyện ngoại thành Hầu hết cáchuyện ngoại thành, tính bình quân, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng từ 130- 200 vụ
và 160- 250 bị cáo / 1năm, nhưng ngược lại ở các quận nội thành đã có lúc tỷ
lệ này lên tới 440 vụ và 520 bị cáo/ 1 năm Cũng qua nghiên cứu tình hình tộiphạm trộm cắp tài sản trên địa bàn Hà Nội cho thấy, quận nào tập trung nhiềukhu chung cư cao tầng thì ở đó tội phạm trộm cắp tài sản xảy ra nhiều hơn Ví
dụ như quận Ba Đình có khu tập thể Thành Công, quận Đống Đa có khu tập
Trang 39thể Trung Tự, Kim Liên, Nam Đồng quận Cầu Giấy có khu tập thể NghĩaTân; quận Thanh Xuân có khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung Đây là những địa bàn phức tạp: đông dân cư, lượng dân cư luôn có nhữngbiến động (do thay đổi chỗ ở hoặc cho thuê nhà ), nên các vụ trộm cắp tài sảnxảy ra tại các khu chung cư này là rất cao Qua khảo sát, cứ phường nào tậptrung nhiều chung cư thì ở đó loại tội trộm cắp tài sản xảy ra một cách thườngxuyên và phổ biến Mặc dù không có số liệu thống kê chính thức về số vụtrộm cắp tài sản xảy ra tại khu chung cư, nhưng qua số liệu thống kê dưới đâycho chúng ta thấy mối liên hệ giữa tình hình trộm cắp tài sản với đặc điểm địabàn là khu chung cư cao tầng Đặc điểm của địa bàn luôn thích hợp với đặcđiểm của tội trộm cắp tài sản là lén lút và lợi dụng sơ hở của chủ tài sản đểchiếm đoạt:
BẢNG THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO ĐƠN VỊ CẤP PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1999 - 2003
Địa bàn Tổng số vụ phạm tội Tội trộm cắp tài sản Tỷ lệ Ghi chú
Trang 40Nhìn vào bảng thống kê ta thấy, xét dưới góc độ địa bàn thì rõ ràng ởcác xã thuộc các huyện ngoại thành như Kim Lũ, Kim Nỗ thuộc huyện ĐôngAnh, Lệ Chi thuộc huyện Gia Lâm, mặc dù tính theo tỷ lệ phần trăm thì tộitrộm cắp tài sản có tỷ lệ rất cao, như tính theo con số tuyệt đối, thì số đốitượng phạm tội trộm cắp tài sản trong suốt 4 năm mới chỉ dừng lại con sốdưới 10 người, Kim Lũ là 3 đối tượng, Kim Nỗ là 5 đối tượng Ngược lại ởcác phường thuộc các quận nội thành, nơi có mật độ các khu chung cư caonhư Trung Tự, Nghĩa Tân, Nghĩa Đô, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Bắc
số vụ trộm cắp tài sản xảy ra rất nhiều số đối tượng cũng cao gấp nhiều lần sovới khu vực ngoại thành Nếu chúng ta lấy đơn vị xã có đối tượng phạm tộitrộm cắp tài sản là xã Lệ Chi thuộc huyện Gia Lâm - 1 đối tượng - để so sánhthì ở các phường có nhiều khu chung cư cao tầng như phường Trung Tự con
số này gấp 90 lần, phường Nghĩa Đô gấp 88 lần, phường Nghĩa Tân gấp 66lần Như vậy có thể khẳng định, ngoài các yếu tố xã hội khác, nơi nào, địa bànnào có nhiều khu chung cư thì nơi đó, địa bàn đó có số vụ và số đối tượngphạm tội trộm cắp tài sản nhiều hơn
Nghiên cứu thực tế địa bàn các phường tập trung nhiều khu chung cưcho thấy ở các phường như: Nghĩa Tân, Trung Tự, Thanh Xuân Bắc, ThanhXuân Trung , ngoài số hộ dân sinh sống trên các căn hộ của khu chung cưvẫn còn các hộ dân khác sống có tính chất độc lập tại nhà riêng Vậy làm thếnào để phân biệt số vụ cũng như số đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản ở khuchung cư và số vụ cũng như số đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản tại cácnhà riêng nằm xen kẽ tại các khu chung cư đó Về vấn đề này, qua nghiên cứu
số liệu thống kê cho thấy các cơ quan chức năng không phân tích số liệu dựatrên tiêu chí nhà riêng và khu chung cư, nên không thể vào số liệu thống kê đểđưa ra những nhận định đánh giá về vấn đề này Để giải quyết vấn đề này,