1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA và điều TRA tội PHẠM TRỘM cắp tài sản tại các nơi THỜ CÚNG TRÊN địa bàn TỈNH NAM ĐỊNH của lực LƯỢNG CẢNH sát điều TRA tội PHẠM về TRẬT tự xã hội

131 677 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 726,5 KB

Nội dung

Nam Định là một tỉnh có nhiều địa điểm thờ cúng với số lượng quần chúng nhân dân có tín ngưỡng, tôn giáo đông, tập trung nhiều nhất là Thiên chúa giáo và Phật giáo chiếm gần 21,6% dân số của toàn tỉnh. Đặc biệt có tới 60 nơi thờ cúng đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa các cấp. Trong đó một số nơi thờ cúng đã trở thành biểu tượng tâm linh trong quần chúng nhân dân như: Khu di tích đền Trần, đền Phủ Giầy, chùa Cổ Lễ...

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nam Định là một tỉnh có nhiều địa điểm thờ cúng với số lượng quầnchúng nhân dân có tín ngưỡng, tôn giáo đông, tập trung nhiều nhất là Thiênchúa giáo và Phật giáo chiếm gần 21,6% dân số của toàn tỉnh Đặc biệt có tới

60 nơi thờ cúng đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa các cấp Trong

đó một số nơi thờ cúng đã trở thành biểu tượng tâm linh trong quần chúngnhân dân như: Khu di tích đền Trần, đền Phủ Giầy, chùa Cổ Lễ Tại các nơinày ngoài những tài sản dùng cho sinh hoạt thông thường còn có nhiều đồdùng cho việc thờ cúng là những cổ vật, có giá trị rất lớn, không chỉ là giá trịvật chất mà còn là giá trị về văn hóa tinh thần nhưng chưa được tổ chức quản

lý, trông coi bảo vệ một cách nghiêm ngặt Ở những khoảng thời gian nhấtđịnh trong năm, tại các nơi thờ cúng đều tổ chức những buổi lễ theo nghi thứccủa từng loại hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và trong đó có những lễ hội

đã mang tính truyền thống không chỉ dành cho cộng đồng tín ngưỡng, tôngiáo mà còn thu hút rất nhiều quần chúng nhân dân khác ở các địa phương tụ

về tham gia lễ hội Lợi dụng tình hình trên hoạt động của tội phạm hình sự tạicác nơi thờ cúng đã nảy sinh nhiều diễn biến phức tạp

Trong thời gian qua, tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn tỉnh NamĐịnh vẫn diễn biến phức tạp, nhiều loại tội phạm có xu hướng gia tăng, thủđoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt Theo báo cáo củaCông an tỉnh Nam Định, từ năm 1999 - 2005, tại địa bàn tỉnh Nam Định đãxảy ra 3.697 vụ phạm pháp hình sự Nổi lên nhất vẫn là tội phạm trộm cắp tàisản, xảy ra 2.195 vụ chiếm tỷ lệ 59,37% trong tổng số các vụ phạm pháp hình

sự Trong đó tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng xảy ra 76 vụ chiếm tỷ

lệ 3,6% Tuy số vụ trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng chiếm tỷ lệ không lớn sovới tổng số các vụ trộm cắp tài sản nói chung, nhưng hoạt động của tội phạmtrộm cắp loại tài sản này không chỉ xâm hại đến quyền sở hữu tài sản, mà còn

Trang 2

gây ra tâm lý hoang mang lo sợ, thiếu tin tưởng vào cơ quan Công an củaquần chúng nhân dân, xâm hại đến tín ngưỡng, sự tôn nghiêm nơi thờ cúngcủa cộng đồng Bên cạnh đó, đối tượng phạm tội là loại có tiền án, tiền sự,cấu kết thành băng, ổ nhóm, hoạt động hình thành đường dây kết hợp chặt chẽgiữa đối tượng gây án với đối tượng tiêu thụ, gây rất nhiều khó khăn choCông an địa phương trong công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này.

Trong những năm qua, Công an tỉnh Nam Định đã huy động và sửdụng đồng bộ nhiều lực lượng, phương tiện và biện pháp nghiệp vụ để đấutranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản nói chung, tội phạm trộm cắp tàisản tại nơi thờ cúng nói riêng nhưng kết quả chưa cao Tình hình diễn biếncủa loại tội phạm này vẫn phức tạp, số lượng xảy ra không những không giảm

mà còn có xu hướng gia tăng, phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội tinh

vi hơn, trong khi đó tỷ lệ điều tra khám phá rất thấp (26,3%) Thực trạng đó

đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự, an toàn xã hội và đụng chạm đếnvấn đề nhạy cảm trong tâm linh của nhân dân

Do vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện những vấn đề

về lý luận và đánh giá đúng thực trạng hoạt động phòng ngừa, điều tra tộiphạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng, từ đó đề xuất các giải pháp nâng caohiệu quả của công tác này đang được đặt ra thành vấn đề hết sức cần thiết

Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài "Hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm trộm cắp tài sản tại các nơi thờ cúng trên địa bàn tỉnh Nam Định của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội"

làm đề tài nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Xuất phát từ nhiều góc độ tiếp cận, trên nhiều phương diện và mụcđích nghiên cứu khác nhau, cho đến nay đã có một số đề tài và bài viết vềcông tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản

Ở góc độ chuyên ngành điều tra tội phạm đã có các công trình nghiêncứu như:

Trang 3

- Tăng Văn Sử, Điều tra các vụ án phạm tội có tổ chức trộm cắp tài

sản công dân tại nơi cư trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn

thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 1997

- Lê Trọng Hà, Khám nghiệm hiện trường các vụ trộm cắp tài sản

riêng công dân xảy ra tại nhà riêng ở địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật

học, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 1997

- Khổng Minh Hà, Điều tra các vụ trộm cắp tài sản của công dân ở

nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà

Nội, 2002

- Nguyễn Trọng Hà, Công tác đấu tranh triệt phá băng nhóm tội phạm

trộm cắp tài sản của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Phú Yên Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả, Luận

văn thạc sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 2005 v.v

Nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành hình sự, tố tụng hình sự, tộiphạm học có các công trình nghiên cứu như:

- Nguyễn Thanh Hải, Đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài

sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 1998.

- Nguyễn Duy Nga, Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều

tra khám phá tội phạm trộm cắp tài sản của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông, Luận văn

thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2005 v.v

Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu mang tính chuyên sâu,đầy đủ về hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm trộm cắp tài sản tại cácnơi thờ cúng trên địa bàn tỉnh Nam Định

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích nghiên cứu đề tài

- Làm rõ thực trạng hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm trộmcắp tài sản tại các nơi thờ cúng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về

Trang 4

trật tự xã hội Công an tỉnh Nam Định Đánh giá những mặt ưu điểm, khuyếtđiểm, những nguyên nhân Từ đó, đề xuất và kiến nghị các giải pháp nângcao hiệu quả hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm trộm cắp tài sản tạicác nơi thờ cúng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hộiCông an tỉnh Nam Định.

- Góp phần bổ sung và hoàn thiện lý luận các biện pháp phòng ngừa

và phương pháp điều tra tội phạm trộm cắp nói chung và tội phạm trộm cắptài sản tại các nơi thờ cúng nói riêng

* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu một số cơ sở lý luận của hoạt động phòng ngừa và điềutra tội phạm trộm cắp tài sản tại các nơi thờ cúng của lực lượng Cảnh sát điềutra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Nam Định

- Nghiên cứu tình hình hoạt động phạm tội, đặc điểm pháp lý và đặcđiểm hình sự của tội phạm trộm cắp tài sản tại các nơi thờ cúng trên địa bàntỉnh Nam Định

- Nghiên cứu thực trạng hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạmtrộm cắp tài sản tại các nơi thờ cúng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm

về trật tự xã hội Công an tỉnh Nam Định

- Xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của lựclượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Nam Địnhtrong phòng ngừa và điều ra tội phạm trộm cắp tài sản tại các nơi thờ cúngtỉnh Nam Định

4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Thực trạng hoạt động phòng ngừa, điều tra loại tội phạm trộm cắp đồthờ cúng tại các nơi thờ cúng của cộng đồng tín ngưỡng tôn giáo, của lựclượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Nam Định

Trang 5

* Phạm vi nghiên cứu đề tài:

Đề tài nghiên cứu các hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm trộmcắp đồ dùng để thờ cúng tại các nơi thờ cúng của cộng đồng tín ngưỡng tôn giáotheo chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự

xã hội Công an tỉnh Nam Định trong 7 năm (từ năm 1999 đến hết năm 2005)

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủnghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng Cộngsản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam về phòng ngừa và điều tra xử lý tộiphạm trộm cắp tài sản Các tri thức khoa học của bộ môn Luật, tội phạm học

và khoa học điều tra tội phạm

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: Tổng hợp, thống

kê, phân tích, so sánh, trao đổi tọa đàm, tư vấn chuyên gia, nghiên cứu điểnhình

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa và điều tra tộiphạm trộm cắp tài sản tại các nơi thờ cúng trên địa bàn tỉnh Nam Định

- Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể có thể sẽ là nguồn tài liệudùng để tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cán bộ,giáo viên và học viên trong trường Công an nhân dân và tài liệu tham khảocho cán bộ chỉ đạo thực tiễn, điều tra viên, trinh sát viên

7 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung của luận văn gồm 3 chương, 9 tiết

Trang 6

Chương 1 NHẬN THỨC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRA TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TẠI CÁC NƠI THỜ CÚNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT ĐIỀU TRA TỘI PHẠM VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI

1.1 Nhận thức về tội phạm trộm cắp tài sản và trộm cắp tài sản tại các nơi thờ cúng

1.1.1 Quy định của pháp luật về tội phạm trộm cắp tài sản

1.1.1.1 Khái niệm tội phạm trộm cắp tài sản

Tội phạm trộm cắp tài sản là một loại tội phạm cụ thể nằm trong cơcấu các loại tội phạm nói chung được quy định trong pháp luật hình sự củanước ta Do vậy, tội phạm trộm cắp tài sản có đặc điểm riêng về bản chấthành vi phạm tội cũng như những dấu hiệu pháp lý đặc trưng

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạmtrộm cắp tài sản, yêu cầu trước hết là phải xác định rõ khái niệm cũng nhưnhững dấu hiệu pháp lý của loại tội phạm này Đó chính là cơ sở để đề ra cácchủ trương, giải pháp cụ thể có tác dụng tích cực trong hoạt động phòng ngừa

nào thì bị phạt tù Cụ thể quy định trong pháp lệnh như sau: "Kẻ nào trộm cắp tài sản của công dân thì bị phạt tù "

Đến năm 1985 Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước ra được ban hành.Hành vi trộm cắp tài sản được quy định tại hai điều ở hai chương khác nhau,

cụ thể

Trang 7

- Chương IV: Các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa Tội trộmcắp tài sản xã hội chủ nghĩa được quy định tại Điều 132 Khoản 1 Điều 132

nêu: "Người nào trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt cải tạo không

giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm".

- Chương VI: Các tội xâm phạm sở hữu của công dân Tội trộm cắptài sản của công dân được quy định ở Điều 155 Tại khoản 1 Điều 155 nêu:

"Người nào trộm cắp tài sản của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm ".

Mặc dù đã được quy định thành các điều luật trong Bộ luật Hình sựnhưng các quy định nêu trên về tội trộm cắp tài sản vẫn chưa làm sáng tỏ cácdấu hiệu đặc trưng của tội trộm cắp tài sản, hành vi như thế nào được coi là hành

vi trộm cắp tài sản và cũng chưa xác định được giá trị tài sản bị chiếm đoạtđến mức độ nào thì bị coi là tội phạm Vấn đề này đã gây ra không ít khókhăn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong quá trình điều tra xác định tộiphạm và dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất trong phạm vi toànquốc

Bộ luật Hình sự năm 1999 được Quốc hội khóa X thông qua ngày21/12/1999 tại kỳ họp thứ 6 đã thay thế cho Bộ luật Hình sự năm 1985 Điều

138 - Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tội trộm cắp tài sản như sau:

"Người nào trộm cắp tài sản của người khác từ năm trăm nghìn đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lí hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến

3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm"

Quy định của Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999 đã xác định đượcđiều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng đã định lượng được giá trị tàisản bị chiếm đoạt được coi là có tội Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các

cơ quan bảo vệ pháp luật có cơ sở để xác định tội phạm trong quá trình điềutra và áp dụng pháp luật Tuy nhiên, quy định của điều 138 Bộ luật Hình sự

Trang 8

năm 1999 vẫn còn một số hạn chế, đó là chưa mô tả cụ thể hành vi thế nàođược coi là hành vi trộm cắp tài sản Do vậy, dẫn đến có nhiều quan điểm vàcách hiểu không thống nhất về khái niệm trộm cắp tài sản cũng như các dấuhiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm này.

Qua nghiên cứu, tham khảo một số tài liệu, bình luận khoa học Bộ luậtHình sự, các giáo trình giảng dạy Luật hình sự ở một số trường Đại học củanước ta thấy: Trong Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự, phần các tội phạm

trộm cắp tài sản được giải thích là: "Lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản do

người khác quản lý" Trong giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại

học Luật Hà Nội trộm cắp tài sản cũng được giải thích là: "Lén lút, bí mật

chiếm đoạt tài sản do người khác quản lý" Theo chúng tôi, "Tài sản đang do người khác quản lý" và "tài sản đang có người quản lý" thực chất là cùng một

nội dung được diễn đạt bởi hai cách khác nhau Giáo trình Luật hình sự Việt

Nam, phần các tội phạm của Học viện Cảnh sát nhân dân thì lại cho rằng: "Trộm

cắp là hành vi chiếm đoạt tài sản của người chủ tài sản hoặc người được giao trực tiếp quản lý tài sản, có thể bằng thủ đoạn lén lút" Định nghĩa như vậy là

không cô đọng vì "chiếm đoạt tài sản của người chủ tài sản hoặc người được

giao trực tiếp quản lý tài sản" tựu trung lại chính là chiếm đoạt tài sản của người

khác Về thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản, giáo trình trên nêu "có thể bằng thủ

đoạn lén lút" sẽ dẫn đến có thể hiểu chiếm đoạt tài sản của tội trộm cắp được

thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, trong đó "lén lút" chỉ là một trong

các thủ đoạn Quan niệm như thế dễ dẫn đến việc nhầm lẫn hành vi trộm cắptài sản với hành vi lén lút của tội phạm khác Theo chúng tôi, đặc điểm nổibật của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội dùng thủ đoạn lén lút, bí mật đểchiếm đoạt tài sản của người khác Tính chất lén lút, bí mật của hành vi trộmcắp tài sản thể hiện ở việc người phạm tội giấu giếm hành vi chiếm đoạt tàisản Lén lút, bí mật đối lập với công khai, trắng trợn Tuy nhiên, lén lút, bímật không phải là đặc trưng duy nhất của tội trộm cắp tài sản, mà thực tếtrong nhiều loại tội phạm, người phạm tội cũng có hành vi lén lút, bí mậtnhưng để thực hiện mục đích khác như: Lén lút chăng dây ngang đường cản

Trang 9

người đi xe mô tô đi qua bị ngã để cướp tài sản, lén lút vào nhà người khác bỏthuốc độc vào đồ ăn, uống nhằm giết người Do vậy, khi nói đến tội trộm cắptài sản thì thủ đoạn lén lút, bí mật phải đi kèm với hành vi chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, căn cứ vào lý luận cũng như thực tiễn hoạt động phòng ngừa,điều tra loại án trộm cắp tài sản và căn cứ vào quy định của Điều 138 Bộ luậtHình sự năm 1999, theo chúng tôi: Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, bímật chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng trởlên hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hiệu quả nghiêm trọng hoặc

đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếmđoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

1.1.1.2 Các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản

Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của nhữngtội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự Quy định cấu thành tộiphạm có ý nghĩa quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.Bởi vì các dấu hiệu pháp lý quy định trong cấu thành tội phạm mang tính chấtđặc trưng, là cơ sở để phân biệt tội phạm này với tội phạm khác Đồng thời nócũng là căn cứ để định tội và xác định trách nhiệm hình sự Do vậy, chúng tacần phải nghiên cứu các yếu tố cấu thành của tội phạm trộm cắp tài sản

Theo quy định của Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999, các yếu tốcấu thành tội trộm cắp tài sản được thể hiện như sau:

* Khách thể của tội trộm cắp tài sản

Trong Bộ luật Hình sự năm 1999, Điều 138 nằm trong Chương XIV Các tội xâm phạm sở hữu Như vậy, tội trộm cắp tài sản là tội xâm phạm sởhữu Quan hệ sở hữu chính là khách thể của tội trộm cắp tài sản Đó là quan

-hệ xã hội gắn với các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ

sở hữu là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật bảo vệ

Trang 10

Đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản là tài sản của người khác.

Điều 172 Bộ luật Dân sự quy định: "Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ

trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản".

Về nguyên tắc, tài sản bị hành vi phạm tội xâm hại là của người khác

sở hữu Hay nói cách khác, tài sản đó không do người phạm tội sở hữu Tuynhiên, cũng có một số trường hợp tài sản bị xâm hại thuộc sở hữu của người

có hành vi phạm tội Đó là tài sản thuộc quyền sở hữu của người có hành viphạm tội hoặc là tài sản chung của họ với người khác Những trường hợpphạm tội này về hình thức, mặc dù tác động đến tài sản của người thực hiệnhành vi nhưng mục đích là nhằm gây thiệt hại tài sản cho người khác hoặccho người cùng sở hữu với mình

* Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài thế giớikhách quan Tội trộm cắp tài sản là tội có cấu thành tội phạm vật chất nên mặtkhách quan của tội phạm bao gồm:

- Do đặc điểm của tội trộm cắp tài sản nên người phạm tội này chỉ cómột hành vi khách quan duy nhất là: Chiếm đoạt tài sản Hành vi đó phảiđược thực hiện bằng cách thức lén lút, bí mật Tính chất lén lút, bí mật củahành vi trộm cắp tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội che giấu hành vi phạmtội của mình đối với người chủ sở hữu tài sản hoặc người đang có trách nhiệmquản lý tài sản, mà không cần che giấu hành vi phạm tội với người khác Tuynhiên, đa số những hành vi trộm cắp tài sản, trong ý thức chủ quan của ngườiphạm tội cũng vẫn là lén lút, bí mật che giấu hành vi đối với cả những ngườikhác Ý thức che giấu trong trường hợp này có thể là:

+ Che giấu toàn bộ hành vi phạm tội

+ Chỉ che giấu tính chất phi pháp của hành vi phạm tội

Do đó, trong thực tiễn hoạt động phòng ngừa, điều tra loại tội phạmnày, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải nghiên cứu, tỉ mỉ, tổng hợp hết tất cả

Trang 11

những dạng che giấu hành vi phạm tội và phải thu thập đầy đủ chứng cứ đểchứng minh Điều này giúp cho việc đề ra các giải pháp chủ động phòngngừa, cũng như chủ trương định hướng điều tra ban đầu cho chính xác, tránhnhững nhầm lẫn với các trường hợp phạm tội chiếm đoạt tài sản khác.

- Về hậu quả tác hại, căn cứ vào khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sựnăm 1999 thì chỉ được coi là phạm tội trộm cắp tài sản trong những trườnghợp sau:

+ Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ năm trăm nghìn đồng trở lên

+ Nếu giá trị bị chiếm đoạt dưới năm trăm nghìn đồng thì phải có mộttrong những điều kiện sau: Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạthành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Việc xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt được áp dụng theo mục II Thông

tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày25/12/2003 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, BộCông an và Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định tại Chương XIV: Các tộixâm phạm sở hữu của Bộ luật Hình sự năm 1999 (gọi tắt là Thông tư số02/2001) Theo đó, giá trị tài sản bị chiếm đoạt được xác định theo giá thịtrường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị chiếm đoạt Nếuthực tế tài sản bị chiếm đoạt dưới năm trăm nghìn đồng nhưng có đầy đủ căn

cứ chứng minh người có hành vi trộm cắp có ý định chiếm đoạt đến tài sản cógiá trị cụ thể từ năm trăm nghìn đồng trở lên thì vẫn truy cứu trách nhiệmhình sự Đối với những trường hợp tài sản bị trộm cắp không thu hồi được, đểxác định giá trị tài sản chính xác thì các cơ quan tiến hành tố tụng cần thunhập đầy đủ các căn cứ chứng minh nguồn gốc của tài sản, chủng loại của tàisản, số lượng, chất lượng cũng như giá trị của tài sản theo thời giá thực tế tạiđịa phương vào thời điểm tài sản bị chiếm đoạt Từ đó, xác định giá trị tài sản

bị trộm cắp

Trang 12

Trong trường hợp một người nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp,nhưng giá trị tài sản của mỗi lần đều dưới năm trăm nghìn đồng và không thuộcmột trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự, bên cạnh đó lạichưa có lần nào bị xử lý hành chính, trong các lần trộm cắp đó và chưa hết thờihiệu truy cứu trách nhiệm hành chính, nếu tổng giá trị tài sản các lần trộm cắp từnăm trăm nghìn đồng trở lên thì vẫn coi là đủ yếu tố cấu thành tội phạm nếu:

+ Các vụ trộm cắp được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau vềmặt thời gian

+ Việc trộm cắp tài sản có tính chất chuyên nghiệp, sử dụng tài sảntrộm cắp được làm nguồn sống chính

+ Với mục đích trộm cắp, nhưng vì sự tác động của điều kiện hoàncảnh khách quan nên phải nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp do đó tài sảnchiếm đoạt được mỗi lần dưới năm trăm nghìn đồng

Thông tư số 02/2001 đã hướng dẫn về tình tiết "gây hậu quả nghiêm

trọng" Đó là khi thực hiện hành vi trộm cắp đã gây ra những thiệt hại về tính

mạng, sức khỏe, tài sản hoặc hậu quả phi vật chất như: Gây ảnh hưởng xấuđến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnhhưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Theo mục I điểm 1 Thông tư số 02/2001, bị coi là "đã bị xử phạt hành

chính về hành vi chiếm đoạt" nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính về một

trong các hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự như sau:

a Cướp tài sản (Điều 133)

b Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134)

c Cưỡng đoạt tài sản (Điều 135)

d Cướp giật tài sản (Điều 136)

đ Công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137)

Trang 13

e Trộm cắp tài sản (Điều 138)

g Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139)

h Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140)

i Tham ô tài sản (Điều 278)

k Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280)

Cũng theo Thông tư số 02/2001, nếu như trước đó đã bị kết án vềmột trong các tội theo các điều luật được quy định trong Bộ luật Hình sự

nêu trên, chưa được xóa án thì được coi là tình tiết "Đã bị kết án về một tội

Dấu hiệu chiếm đoạt trong cấu thành tội phạm trộm cắp tài sản đượchiểu là chiếm đoạt được Do vậy, tội trộm cắp tài sản chỉ được coi là hoànthành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản Để đánh giá việc đãchiếm đoạt được tài sản hay chưa cần căn cứ vào đặc điểm, vị trí của tài sảntrước khi bị chiếm đoạt để xác định:

+ Tài sản bị chiếm đoạt là loại nhỏ, gọn thì coi là đã chiếm đoạt đượckhi người phạm tội giấu được tài sản vào trong người

+ Tài sản bị chiếm đoạt, không thuộc loại nêu trên thì coi là chiếmđoạt được khi đã mang được tài sản ra khỏi nơi bảo quản

+ Tài sản bị chiếm đoạt là vật để ở những nơi không hình thành khuvực bảo quản riêng thì coi là chiếm đoạt được khi đã dịch chuyển tài sản khỏi

vị trí ban đầu

Trang 14

- Dấu hiệu cuối cùng trong mặt khách quan của tội phạm trộm cắp tàisản là công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạmtội Mặc dù những dấu hiệu này không bắt buộc phải có trong cấu thành tộiphạm, nhưng nghiên cứu nó có ý nghĩa quan trọng trong góp phần xác địnhtính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi giúp cho quá trình điềutra, truy tố, xét xử được chính xác Đồng thời, thông qua đó giúp chúng taxác định được những nguyên nhân điều kiện và điều kiện của tội phạm để đề

ra chủ trương, giải pháp có hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chốngtội phạm

* Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản

Mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến tâm lý bên trong của ngườiphạm tội Diễn biến tâm lý đó được thể hiện ra bên ngoài thông qua hành vinguy hiểm cho xã hội Nói cách khác, ý thức chủ quan quy định hành vikhách quan Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi, mục đích và động cơphạm tội

Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xãhội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, được biểu hiện dướihình thức cố ý hoặc vô ý

Người phạm tội trộm cắp tài sản chỉ có thể thực hiện hành vi với hìnhthức lỗi cố ý trực tiếp Khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự quy định Lỗi cố ý trực

tiếp: "Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã

hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra".

Đối với tội trộm cắp tài sản, động cơ và mục đích vụ lợi luôn là dấuhiệu đặc trưng Động cơ và mục đích vụ lợi thể hiện không chỉ trong trườnghợp chiếm đoạt tài sản của người khác để thành tài sản của mình mà còn cảtrong trường hợp chuyển tài sản đó cho người khác mà mình quan tâm hoặcnhằm mục đích khác mà người phạm tội mong muốn Mặc dù Điều 138 Bộ

Trang 15

luật Hình sự không nêu những dấu hiệu này nhưng khái niệm chiếm đoạt vềmặt pháp lý đã bao hàm mục đích vụ lợi.

* Chủ thể của tội trộm cắp tài sản

Chủ thể của tội phạm chỉ có thể là một con người cụ thể nhưng khôngphải tất cả những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đều phải chịutrách nhiệm hình sự Theo quy định hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi làchủ thể của tội phạm khi có đủ các dấu hiệu sau:

- Là một người cụ thể, đang sống

- Người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự

- Người đạt độ tuổi theo luật quy định

Theo đó, trước hết chủ thể của tội phạm phải là một con người cụ thể,đang sống Bộ luật Hình sự không coi các pháp nhân, cơ quan, tổ chức là chủthể của tội phạm

Người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người có khả năng nhậnthức được hậu quả của hành vi do mình thực hiện và có khả năng điều khiểnđược hành vi Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Hình sự quy định người không có

năng lực trách nhiệm hình sự: "Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự".

Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm

2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu tráchnhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng

Trang 16

Theo quy định trên, đối với tội trộm cắp tài sản thì người từ đủ 16 tuổitrở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi trộm cắp tài sản củamình Trường hợp người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu tráchnhiệm hình sự trong những trường hợp quy định tại các khoản 3 và 4 Điều

138 Bộ luật Hình sự

Trong khoa học Luật hình sự, chủ thể của một số loại tội phạm cụ thểngoài những dấu hiệu bắt buộc nêu trên còn cần phải có thêm các dấu hiệuđặc biệt khác mới đủ điều kiện là chủ thể của tội phạm (chủ thể đặc biệt) Chủthể của tội trộm cắp tài sản không thuộc loại chủ thể đặc biệt, nên bất kỳngười nào có đủ những dấu hiệu của chủ thể nêu trên thực hiện hành vi trộmcắp tài sản đều là chủ thể của tội này

1.1.2 Nhận thức về nơi thờ cúng và tội phạm trộm cắp tài sản tại các nơi thờ cúng

1.1.2.1 Nơi thờ cúng

* Khái niệm nơi thờ cúng

Để xác định cụ thể những tài sản, đồ vật dùng cho việc thờ cúng thìđiều đầu tiên cần phải nhận thức được nội dung thực hiện hoạt động thờ cúng

và nơi diễn ra hoạt động đó Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc gópphần giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật đề ra các giải pháp hữu hiệu trongcông tác phòng ngừa và những chủ trương, định hướng đúng đắn trong điều

tra, xử lý loại tội phạm này Do vậy, việc nghiên cứu làm rõ khái niệm "Nơi

thờ cúng" là rất cần thiết.

Qua nghiên cứu, về mặt pháp lý, từ trước tới nay chưa có văn bản nào

của các cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể khái niệm "Nơi thờ cúng".

Ngày 18/6/2004 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI đã ban hành Pháp lệnh

số 21/2004/PL-UBTVQH11 quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo (sau

Trang 17

đây gọi là Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004) đã quy định những địađiểm cụ thể được phép thực hiện hoạt động thờ cúng của cộng đồng.

Căn cứ vào Pháp lệnh nêu trên và căn cứ vào thực tiễn hoạt động tín

ngưỡng, tôn giáo của quần chúng nhân dân, theo chúng tôi "thờ cúng" được hiểu: là hoạt động của quần chúng nhân dân có tín ngưỡng, tôn giáo, thể hiện

sự tin tưởng vào những vấn đề thuộc về tâm linh hay vào một tôn giáo cụ thể được biểu hiện bằng việc dâng lễ, hành lễ theo những cách thức mang tính truyền thống trong hoạt động tín ngưỡng và các quy định của lễ nghi tôn giáo.

Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 giải thích:Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên, tưởngniệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng, thờ cúngthần thánh, biểu tượng có tính truyền thống và hoạt động tín ngưỡng dân giankhác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.Hoạt động này được tổ chức tại những địa điểm thuộc về cơ sở tín ngưỡng đó

là: "Nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng, bao gồm đình, đền,

miếu, am, từ đường, nhà thờ họ và những cơ sở tương tự khác" (Khoản 2 điều

3 Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004)

Các cơ sở tín ngưỡng nêu trên, theo thực tiễn hoạt động tín ngưỡng từ

trước đến nay, đình, đền, miếu, am được hiểu là những nơi thờ thần, thánh hay các bậc vĩ nhân có công với đất nước, cộng đồng Còn từ đường là nơi

thờ phụng tổ tiên của dòng họ Đó là những nơi tổ chức các hoạt động chung

của cộng đồng có cùng tín ngưỡng Về góc độ sở hữu, các công trình đình,

đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ cũng như những tài sản, đồ vật dùng để

tổ chức hoạt động tín ngưỡng là hình thức sở hữu chung của cộng đồng Thựctiễn ở nước ta, hầu hết các gia đình đều có ban thờ để thờ phụng tổ tiên hoặcthần, thánh hay những linh vật thuộc tín ngưỡng dân gian Tuy nhiên, ban thờ

Trang 18

đó không là nơi thờ cúng chung của cộng đồng, nó chỉ mang tính chất là nơithờ cúng của từng gia đình.

Khi nghiên cứu vấn đề này cũng cần phải lưu ý, mặc dù hoạt động tínngưỡng là hoạt động của cộng đồng người có chung niềm tin vào những vấn

đề thuộc về tâm linh nhưng chỉ được tổ chức theo tính chất truyền thống như

tế lễ của làng, xóm, giỗ tổ của dòng họ Chứ không hình thành tổ chức chặtchẽ, có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi theo một cơ cấu tổ chức nhất địnhnhư tổ chức tôn giáo Hoạt động của tổ chức tôn giáo bao gồm: truyền bá,thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo Theo khoản

7 Điều 3 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định: "Cơ sở tôn giáo là nơi

thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận".

Thực tế hoạt động tôn giáo cho thấy, nơi thờ tự, nơi tu hành là những địađiểm tổ chức các hoạt động lễ nghi tôn giáo, gồm: Nhà chùa (Phật giáo), nhàthờ của các tôn giáo khác như (Công giáo, đạo Tin lành, đạo Hòa hảo )

Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân và bảo hộcho quyền tự do đó Tuy nhiên, Nhà nước ta chỉ tôn trọng, bảo hộ quyền vàcác hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong khuân khổ pháp luật quy định

Từ cách tiếp cận vấn đề nêu trên, căn cứ vào Pháp lệnh tín ngưỡng,tôn giáo năm 2004 và thực tiễn hoạt động tín ngưỡng của quần chúng nhân

dân, theo chúng tôi: "Nơi thờ cúng" được hiểu: Là cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo

mà ở đó diễn ra các hoạt động chung của cộng đồng có cùng tín ngưỡng, tôn giáo, thể hiện niềm tin vào những vấn đề thuộc về tâm linh, vào một tôn giáo

cụ thể, được biểu hiện bằng việc dâng lễ, hành lễ theo những cách thức mang tính truyền thống trong hoạt động tín ngưỡng và các quy định của lễ nghi tôn giáo, theo quy định của pháp luật.

Nơi thờ cúng bao gồm: đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà chùa, nhàthờ

Trang 19

* Đồ dùng thờ cúng

Cho đến nay chưa có văn bản pháp lý nào của cơ quan có thẩm quyềnquy định cụ thể thế nào là đồ dùng thờ cúng Tại Điều 4 Pháp lệnh tín

ngưỡng, tôn giáo có quy định: "Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, đình,

đền, miếu, trụ sở tôn giáo, các cơ sở đào tạo của tổ chức tôn giáo, những cơ

sở tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp khác, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng được pháp luật bảo hộ" Theo quy định này thì đồ dùng thờ cúng là một loại

tài sản sử dụng trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ

Trong thực tiễn, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo sử dụng nhiều vậtdụng khác nhau như: lễ vật, kinh bổn và các dụng cụ khác để tổ chức lễ hội Ngay như lễ vật cũng có nhiều dạng, có khi hương, hoa, trái quả cũng là lễvật Tuy nhiên, đồ thờ cúng được đề cập là đối tượng nghiên cứu trong luậnvăn này là những đồ vật đã trở thành biểu tượng của niềm tin vào tín ngưỡng,tôn giáo mà cộng đồng tôn thờ

Như vậy, theo chúng tôi, đồ thờ cúng được hiểu: là những vật dụng

dùng để thờ cúng thuộc sở hữu chung của cộng đồng, có giá trị về vật chất, văn hóa, là biểu tượng linh thiêng trong tiềm thức của quần chúng nhân dân

có tín ngưỡng, tôn giáo, được tôn thờ và được quản lý tại các nơi thờ cúng.

Theo cách hiểu trên, đồ thờ cúng có một số đặc điểm sau:

- Trước hết, đồ thờ cúng là những vật được tôn thờ, là biểu tượng linhthiêng trong tiềm thức của quần chúng nhân dân có tín ngưỡng, tôn giáo

- Đồ thờ cũng được quản lý tại các nơi thờ cúng, thuộc sở hữu chungcủa cộng đồng

- Đồ thờ cúng có giá trị vật chất và các giá trị về văn hóa, tinh thần.Việc nghiên cứu làm rõ khái niệm đồ thờ cúng cũng như những đặcđiểm của nó có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của công tácđấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp loại tài sản này Bởi vì, thông qua

Trang 20

đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật chủ động đề ra các chủ trương, giải phápphòng ngừa sát hợp và định hướng chính xác cho công tác điều tra xử lý.

1.1.2.2 Tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng

Để nhận thức rõ về tội phạm trộm cắp đồ thờ cúng, trước hết cần phảinghiên cứu những tiêu chí áp dụng phân loại tội phạm trộm cắp tài sản nóichung Những tiêu chí đó gồm:

- Tính chất phạm tội: Có loại lưu manh chuyên nghiệp và loại tộiphạm do cơ hội nhất thời

- Số lượng người tham gia phạm tội: có tội phạm trộm cắp tài sản hoạtđộng đơn lẻ và tội phạm trộm cắp tài sản hoạt động theo băng, ổ nhóm

- Địa bàn gây án: trộm cắp tài sản tại các địa bàn công cộng, trộm cắptài sản tại cơ quan, nhà dân, trộm cắp tài sản trên các tuyến giao thông vàtrộm cắp tài sản tại các địa bàn khác

- Thời gian gây án: trộm cắp tài sản vào thời gian ban ngày, thời gianban đêm Ngoài ra còn có thể phân chia theo mùa, tháng trong năm hoặc theotừng khoảng thời gian trong ngày

- Về tài sản bị chiếm đoạt có thể chia ra các loại: trộm cắp xe máy, xe đạp,trộm cắp tiền, vàng, đá quý, ngoại tệ, trộm cắp hành lý, trộm cắp đồ thờ cúng

Pháp luật hình sự của nước ta từ trước tới nay không quy định về tộitrộm cắp đồ thờ cúng Theo những tiêu chí phân loại tội phạm trộm cắp tàisản nêu trên thì trộm cắp đồ thờ cúng thực chất chỉ là một loại hành vi cụthể của tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sựhiện hành

Như vậy, theo chúng tôi: Tội phạm trộm cắp đồ thờ cúng là một loạihành vi cụ thể của tội phạm trộm cắp tài sản, trong đó tài sản mà người phạmtội nhằm vào để chiếm đoạt là đồ thờ cúng Tội phạm trộm cắp đồ thờ cúng

Trang 21

có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý quy định trong các yếu tố cấu thành tội phạmtrộm cắp tài sản.

1.2 Nhận thức về hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm trộm cắp tài sản nơi thờ cúng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm

Cùng với quá trình xây dựng, phát triển hệ thống pháp luật hình sự,trước những yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm về trật tự

xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm vềtrật tự xã hội cũng không ngừng được củng cố, phát triển cả về hệ thống tổchức cũng như về chức năng, nhiệm vụ nhằm ngày càng hoàn thiện hơn

Sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, Pháp lệnh Tổ chức điều trahình sự năm 1989 và Chỉ thị số 11/CT-BNV ngày 09/5/1989 của Bộ Nội vụ(nay là Bộ Công an) được ban hành thì lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm

về trật tự xã hội (lúc đó là lực lượng Cảnh sát hình sự) có chức năng: Thựchiện các biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an (như sưu tra, đặc tình, điều tratrinh sát bí mật ) và một số biện pháp điều tra tố tụng để phòng ngừa, ngănchặn và phát hiện, điều tra khám phá các loại tội phạm xâm phạm trật tự antoàn xã hội Ngày 09/06/1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 37/1998/NĐ-

CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức bộ máy Bộ Công an

Trang 22

và Bộ trưởng Bộ Công an có Quyết định số 1023/2000/QĐ-BCA(V19) quyđịnh tạm thời phân công thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra và các cơquan khác của lực lượng Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một

số hoạt động điều tra Trên cơ sở đó, Tổng cục Cảnh sát nhân dân đã hướngdẫn thực hiện Quyết định nêu trên, trong đó xác định: Lực lượng Cảnh sáthình sự với tư cách là cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra (Điều 10 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự) ngoài việc sửdụng các biện pháp nghiệp vụ để tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạmhình sự thì lực lượng Cảnh sát hình sự còn được tiến hành một số hoạt độngđiều tra khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thuộc các tội phạm quy định tạicác chương từ Chương XII đến Chương XXII phần các tội phạm cụ thể của

Bộ luật Hình sự năm 1999 Những tài liệu, dấu vết, vật chứng mà lực lượngCảnh sát hình sự thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình

sự quy định thì được coi là chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm trướcpháp luật

Quá trình thực hiện Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989 vànhững văn bản có liên quan, lực lượng Cảnh sát hình sự đã đạt được nhữngkết quả quan trọng trong hoạt động phòng ngừa và điều tra xử lý tội phạmhình sự Tuy nhiên, quá trình thực hiện đó còn bộc lộ những hạn chế cần phảikhắc phục Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 08/NQ-TW

ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư

pháp trong thời gian tới, ngày 20/8/2004 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa

XI đã thông qua Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự mới thay thế Pháp lệnh

Tổ chức điều tra hình sự ngày 04 tháng 4 năm 1989 và có hiệu lực thi hành từngày 01 tháng 10 năm 2004

Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 quy định, trong Công annhân dân có Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra Trong đó

Cơ quan Cảnh sát điều tra được tổ chức thành hệ thống ở các cấp từ Trung ươngđến cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Theo quy định tại Điều 11

Trang 23

Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004, "Cơ quan Cảnh sát điều tra có

thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm cụ thể quy định tại các chương từ XII đến chương XXII của Bộ luật Hình sự " Cơ quan Cảnh sát

điều tra có nhiệm vụ " áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật Tố tụng hình sự quy

định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan,

tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa" (Điều 3

Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004)

Để triển khai thực hiện Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004trong Công an nhân dân, Bộ Công an đã ban hành một số văn bản như: Chỉ thị

số 13/2004/CT-BCA(V11) ngày 22/9/2004, Thông tư số BCA(V19) ngày 23/9/2004 và các quyết định ban hành quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các cục nghiệp vụ Căn cứ vào quy định củacác văn bản này thì Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội là một bộ phậnhợp thành cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp Về tổ chức, Cảnh sát điều tra tộiphạm về trật tự xã hội bao gồm tổ chức của lực lượng Cảnh sát hình sự hiện có

12/2004/TT-và một bộ phận điều tra tội phạm về trật tự xã hội của lực lượng Cảnh sát điềutra các cấp trước kia chuyển sang Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội cóchức năng sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa các loại tội phạm vềtrật tự xã hội và trực tiếp điều tra các vụ án về trật tự xã hội theo quy định củapháp luật

Như vậy, theo Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 và cácvăn bản có liên quan, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội đãđược xây dựng, củng cố thành một hệ thống tổ chức chặt chẽ, thẩm quyền vàchức năng, nhiệm vụ theo hướng chuyên sâu gắn kết giữa trinh sát nghiệp vụvới công tác điều tra khám phá Cùng lẽ đó, với bề dày kinh nghiệm đấu tranhphòng chống tội phạm về trật tự xã hội và kết quả đạt được của công tác nàytrong thời gian qua, có thể khẳng định lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm vềtrật tự xã hội là chủ thể chính trong hoạt động phòng ngừa và điều tra tội

Trang 24

phạm về trật tự xã hội nói chung, tội phạm trộm cắp tài sản và trộm cắp tàisản tại các nơi thờ cúng nói riêng.

Ngoài chủ thể chính là lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xãhội, một số lực lượng khác trong ngành Công an, theo chức năng nhiệm vụđược phân công cũng là những chủ thể tham gia tích cực vào công tác đấutranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng như: lực lượngCảnh sát quản lý hành chính, Cảnh sát phụ trách xã Do vậy, lực lượng Cảnhsát điều tra tội phạm về trật tự xã hội cần phải có mối quan hệ phối hợp chặtchẽ, nhịp nhàng với các lực lượng chức năng khác để nâng cao hiệu quả củacông tác đấu tranh phòng Chống loại tội phạm này

Nội dung hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm trộm cắp tài sảnnơi thờ cúng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội baogồm: phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra tội phạm và áp dụng các biệnpháp điều tra để nhanh chóng phát hiện, điều tra khám phá loại tội phạm này

1.2.2 Hoạt động phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội

Trong đấu tranh chống tội phạm hình sự nói chung, tội phạm trộm cắptài sản nơi thờ cúng nói riêng, phòng ngừa, ngăn chặn không để tội phạm nảysinh và phát triển luôn được coi là công tác có vị trí cơ bản nhất Hoạt độngphòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng là việc sử dụng tổnghợp các biện pháp nhằm xóa bỏ các nguyên nhân điều kiện làm nảy sinh, pháttriển tội phạm và ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội không để chúng gây rathiệt hại cho xã hội

Để công tác này đạt hiệu quả đòi hỏi phải phát huy sức mạnh của toàn

xã hội, sử dụng đồng bộ các biện pháp, trong đó có những biện pháp phòngngừa mang tính rộng rãi do toàn xã hội tiến hành và những biện pháp phòngngừa nghiệp vụ do lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội tiến

Trang 25

hành Đó chính là hai mức độ khác nhau hợp thành hệ thống phòng ngừa tộiphạm, có quan hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau.

1.2.2.1 Hoạt động phòng ngừa xã hội

Đây là hoạt động phòng ngừa tội phạm được tiến hành trên bình diện

xã hội, với sự tham gia của các lực lượng trong toàn xã hội và sử dụng cácbiện pháp mang tính xã hội Để phát huy hết hiệu quả của hoạt động phòngngừa xã hội đối với tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng, lực lượngCảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội cần thực hiện tốt một số mặt công tácsau:

- Tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền có biện pháp pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhândân Từ đó sẽ có tác dụng xóa bỏ đói nghèo, tạo điều kiện việc làm ổn địnhcho những quần chúng nhân dân không có nghề nghiệp Xây dựng và ổn địnhtrật tự xã hội, hạn chế sự tha hóa đạo đức Thực hiện tốt công tác này chính làviệc tiến tới xóa bỏ tận gốc nguyên nhân, điều kiện của tình trạng tội phạm

- Tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoànthể nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giáo dục đối với mọi thành viên trong

xã hội Từ đó góp phần nâng cao trình độ văn hóa, xã hội và ý thức pháp luậtcho quần chúng nhân dân, tự điều chỉnh hành vi của mình theo chuẩn mựcđạo đức xã hội và pháp luật quy định

- Phối hợp với các ngành, các tổ chức tôn giáo để tuyên truyền vậnđộng, hướng dẫn quần chúng nhân dân nói chung và cộng đồng tín ngưỡng,tôn giáo nói riêng nâng cao tinh thần cảnh giác quản lý bảo vệ tài sản, tíchcực tham gia phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm trộm cắp tài sản tại nơithờ cúng

1.2.2.2 Hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ

Trang 26

Đây là hoạt động phòng ngừa tội phạm do lực lượng Cảnh sát điều tratội phạm về trật tự xã hội trực tiếp tiến hành theo chức năng nhiệm vụ củamình, bằng cách sử dụng các biện pháp, phương tiện và chiến thuật nghiệp vụchuyên môn nhằm phòng ngừa ngăn chặn không để xảy ra tội phạm trộm cắptài sản tại nơi thờ cúng Các biện pháp hoạt động nghiệp vụ bao gồm:

* Công tác nắm tình hình

- Nghiên cứu nắm tình hình hoạt động, diễn biến của tội phạm trộmcắp tài sản tại nơi thờ cúng theo các đặc điểm của loại tội phạm này trongphạm vi toàn quốc, từng địa bàn ở địa phương, phân tích tổng hợp rút ranhững quy luật phổ biến để có kế hoạch, biện pháp phòng ngừa thích hợp

- Nắm tình hình công tác đấu tranh của ta với loại tội phạm này, đánhgiá kết quả của công tác, tìm ra phương pháp có hiệu quả cũng như nhữngmặt sơ hở thiết sót khi tổ chức thực hiện công tác

- Nắm tình hình về các loại đồ thờ cúng, giá trị của từng loại Trong

đó đặc biệt chú ý tới độ an toàn của kết cấu kiến trúc nơi quản lý tài sản vàlực lượng có trách nhiệm bảo vệ trông coi tài sản Phát hiện những thiếu sót,

sơ hở có những kiến nghị, hướng dẫn khắc phục triệt để

- Nắm tình hình về phong trào quần chúng trong công tác đấu tranhphòng chống tội phạm hình sự nói chung, tội phạm trộm cắp tài sản tại nơithờ cúng nói riêng tìm ra những yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến phongtrào

* Công tác điều tra cơ bản

Công tác điều tra cơ bản là một bộ phận của công tác điều tra nghiêncứu, có nhiệm vụ thu thập rộng rãi có hệ thống các thông tin, tài liệu về tìnhhình có liên quan ở một địa bàn, tuyến, lĩnh vực, hệ loại đối tượng phục vụcông tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xãhội

Trang 27

Trong hoạt động phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờcúng, thông qua công tác điều tra cơ bản nắm được thực trạng tình hình hoạtđộng của loại tội phạm này, những vấn đề có liên quan đến thực trạng tìnhhình đó, xác định địa bàn trọng điểm, hệ loại đối tượng cần tập trung quản lý,đấu tranh.

* Công tác sưu tra

Công tác sưu tra là công tác điều tra nghiên cứu về những người có điềukiện, khả năng phạm tội hoặc đang có những biểu hiện nghi vấn hoạt độngphạm tội, từ đó có những biện pháp phù hợp để phòng ngừa, ngăn chặn không

để nảy sinh hoạt động phạm tội

Để thực hiện tốt công tác này phục vụ cho hoạt động phòng ngừa tộiphạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm

về trật tự xã hội cần phải tiến hành công tác điều tra nghiên cứu về nhữngngười có khả năng, điều kiện hoạt động phạm tội, những người đang có biểuhiện nghi vấn liên quan đến hoạt động phạm tội và những người đã có dấu hiệunghi vấn phạm tội cụ thể Với nội dung cần phải tiến hành sưu tra như sau:

- Xác định đối tượng có các điều kiện, khả năng theo quy định để đưavào diện sưu tra và thanh loại khi đối tượng không còn có những điều kiệnthuộc diện phải sưu tra

- Điều tra, xác minh, nắm vững lai lịch, nhân thân, tiền án tiền sự,quan hệ gia đình - xã hội và tình hình, diễn biến hoạt động của đối tượngtrong diện sưu tra

- Vận dụng đúng tiêu chuẩn để phân loại đối tượng sưu tra xác lập kếhoạch và tiến hành quản lý, giáo dục, cảm hóa hoặc sử dụng những biện phápnghiệp vụ cần thiết để phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn, đấu tranh với hoạtđộng phạm tội của đối tượng

Công tác sưu tra là một công tác phòng ngừa nghiệp vụ cơ bản và hếtsức cần thiết trong phòng ngừa, đấu tranh tội phạm hình sự nói chung, tội

Trang 28

phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng nói riêng Do vậy, lực lượng Cảnh sátđiều tra tội phạm về trật tự xã hội khi tiến hành công tác các nguồn tài liệu,kết hợp chặt chẽ với các lực lượng, tiến hành đồng bộ theo một kế hoạch vàquy trình thống nhất.

* Công tác xác minh hiềm nghi

Hiềm nghi trong đấu tranh phòng chống tội phạm là những người,việc, hiện tượng nghi vấn hoạt động phạm tội Công tác xác minh hiềm nghi

là xác lập hiềm nghi và tập trung xác minh làm rõ nghi vấn, kết luận có hoạtđộng phạm tội hay không

Tiến hành công tác này trong hoạt động phòng ngừa tội phạm trộmcắp tài sản tại các nơi thờ cúng, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự

xã hội cần phải xác định người nghi vấn có hành vi giống như hành vi củangười đang hoạt động phạm tội như tìm cách tiếp cận những nơi thờ cúngquan sát đặc điểm kiến trúc, cửa, khóa, nơi để tài sản, giá trị tài sản hoặc lân

la dò hỏi quy luật canh coi, bảo vệ tài sản , những người có dấu hiệu nghivấn che giấu tung tích, thay đổi nhân dạng, thay đổi lai lịch sau khi hoạtđộng phạm tội, trên người hoặc tại chỗ ở có dấu vết, tài sản nghi là vậtchứng của vụ án, công cụ, phương tiện nghi có liên quan đến hoạt động phạmtội, có quan hệ và biểu hiện tham gia, giúp sức, che giấu việc thực hiện hành

vi phạm tội, có biểu hiện che giấu, ngụy trang những bất minh về kinh tế, cóbất minh về thời gian trước, trong và sau khi vụ án xảy ra nghi liên quan đến

vụ án Đối với xác lập hiềm nghi về việc, hiện tượng cần phải xác định việc,hiện tượng đó nghi là hậu quả của tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng

đã hoặc đang xảy ra

Sau khi đã xác lập hiềm nghi cần phải tập trung tiến hành xác minhvới những phương pháp và nội dung sau:

Trang 29

- Đối với hiềm nghi về người phải lập kế hoạch chủ động bám sát đốitượng, nắm chắc mọi diễn biến hoạt động của đối tượng, phát hiện dấu hiệuliên quan đến hiềm nghi.

- Đối với hiềm nghi về việc, hiện tượng phải tập trung xác minh tạichỗ, hệ thống hóa toàn bộ quá trình xảy ra việc, hiện tượng Từ đó xác địnhmột cách khách quan về nguyên nhân xảy ra và bản chất của sự việc, hiệntượng hiềm nghi đó

Kết quả công tác xác minh hiềm nghi: Là cơ sở để kết luận về hiềm nghi

và quyết định kết thúc hiềm nghi với hình thức theo từng trường hợp cụ thể

* Công tác xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật

Công tác xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật là một công tácnghiệp vụ quan trọng hàng đầu trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm Mạnglưới bí mật của lực lượng Cảnh sát nhân dân hiện nay bao gồm: Đặc tình, cơ

sở bí mật, hộp thư bí mật và cộng tác viên danh dự

Công tác xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật trong hoạt độngphòng ngừa, ngăn chặn tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng của lựclượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội là việc tuyển chọn, xâydựng những người ngoài biên chế của ngành Công an để chủ động phát hiện,thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động của tội phạm trộm cắp tàisản nơi thờ cúng hoặc tư vấn kiến thức có liên quan về cổ vật, có những biệnpháp phòng ngừa, ngăn chặn loại tội phạm này đạt hiệu quả cao

Để thực hiện tốt công tác này, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm vềtrật tự xã hội cần chú ý làm tốt các mặt công tác từ tuyển chọn xây dựng đếnviệc phân bố và lãnh đạo sử dụng mạng lưới bí mật Đảm bảo mạng lưới bímật đủ về số lượng, tốt về chất lượng, bố trí tập trung ở các địa bàn trọngđiểm thường xảy ra trộm cắp đồ thờ cúng; tiếp cận, giám sát chặt chẽ các đốitượng có điều kiện, khả năng phạm tội

* Công tác tuần tra kiểm soát

Trang 30

Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội cần kết hợp vớilực lượng an ninh của địa phương nơi có địa bàn trọng điểm, duy trì thườngxuyên công tác tuần tra kiểm soát, nhằm vào những thời điểm mà theo quyluật loại tội phạm này thường hoạt động, kịp thời phát hiện, xử lý cũng có tácdụng rất lớn trong phòng ngừa, ngăn chặn.

* Công tác điều tra khám phá các vụ án trộm cắp tài sản tại các nơi thờ cúng

Nâng cao hiệu quả điều tra khám phá các vụ án trộm cắp tài sản tạinơi thờ cúng luôn được coi là một biện pháp phòng ngừa tích cực Thực tiễnđấu tranh phòng chống loại tội phạm này cho thấy, khi vụ án xảy ra khôngđược điều tra làm rõ, đối tượng phạm tội còn đang tự do ngoài xã hội sẽ cóđiều kiện để tiếp tục phạm tội Do vậy, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm

về trật tự xã hội cần chú trọng nâng cao hiệu quả của công tác điều tra khámphá nhanh, xử lý nghiêm khắc triệt để đối với loại tội phạm này Bên cạnh đócần phải làm tốt công tác truy nã tội phạm, không để bọn chúng trốn tránhngoài xã hội Đây cũng là một yếu tố tích cực để thúc đẩy, nâng cao khí thếđấu tranh chống tội phạm của quần chúng nhân dân

* Công tác xây dựng và tổ chức các phương án phòng ngừa, bảo vệ bằng phương tiện kỹ thuật

Đây là một phương pháp phòng ngừa nghiệp vụ cụ thể, được thực hiệnbằng phương pháp sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật trực tiếp tácđộng lên các mục tiêu, đối tượng cần bảo vệ

Thực hiện công tác này, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật

tự xã hội cần phối hợp với những tổ chức có trách nhiệm quản lý tài sản, xácđịnh những mục tiêu, các loại tài sản quý hiếm, có giá trị lớn, xây dựng kếhoạch yêu cầu lực lượng chuyên môn lắp đặt các hệ thống bảo vệ kỹ thuậtnhư: Sử dụng hệ thống camera giám sát các mục tiêu cần thiết quan trọng, sử

Trang 31

dụng phương tiện báo động điện tử phát hiện khi có hiện tượng đột nhập vàomục tiêu.

Phòng ngừa tội phạm hình sự nói chung và tội phạm trộm cắp tài sảntại nơi thờ cúng nói riêng là nhiệm vụ của toàn xã hội Đây là nhiệm vụ đòihỏi phải được tiến hành đồng bộ bằng nhiều biện pháp và nhiều lực lượng ởtất cả các cấp, các địa phương, ở từng gia đình và mỗi cộng đồng, trong đóCông an nhân dân là lực lượng nòng cốt Lực lượng Cảnh sát điều tra tộiphạm về trật tự xã hội - chủ thể chính của hoạt động phòng ngừa tội phạmtrộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng cần phải phối hợp chặt chẽ với các banngành, đoàn thể, huy động sức mạnh của toàn thể các lực lượng trong xã hộithực hiện các công tác phòng ngừa tội phạm nêu trên

1.2.3 Hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội

Với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được quy định tại Bộ luật Tốtụng hình sự và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004, lực lượng Cảnhsát điều tra tội phạm về trật tự xã hội ngoài việc tiến hành các biện phápnghiệp vụ của ngành Công an còn được áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật Tốtụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạmtội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố như: Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt,khám xét người, đồ vật, thư tín, hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị hại, lấylời khai người làm chứng, nhận dạng, đối chất, thực nghiệm điều tra và viếtbản kết luận điều tra Nhận thức về hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp tàisản tại nơi thờ cúng cần phải nghiên cứu những vấn đề sau:

1.2.3.1 Những vấn đề cần phải chứng minh trong điều tra tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng

Những vấn đề cần phải chứng minh trong điều tra tội phạm nói chung

và điều tra tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng nói riêng là hệ thống các

Trang 32

tình tiết, các vấn đề cần phải làm rõ để giải quyết vụ án một cách khách quan,đầy đủ, toàn diện và chính xác theo yêu cầu của pháp luật.

Căn cứ vào Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999 và Điều 63 Bộ luật

Tố tụng hình sự hiện hành, những vấn đề cần phải chứng minh trong hoạtđộng điều tra tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng mà lực lượng Cảnhsát điều tra tội phạm về trật tự xã hội cần phải tiến hành gồm:

- Xác định có hành vi phạm tội trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng xảy rahay không, thời gian, địa điểm xảy ra hành vi phạm tội

Việc xác định có hành vi phạm tội trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúngxảy ra hay không, phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi đã xảy ra

có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý quy định trong cấu thành tội phạm của loại tộiphạm này Do vậy, cần phải tiến hành làm rõ những nội dung sau:

+ Có việc bị mất đồ thờ cúng hay không, nếu mất thì đặc điểm, giá trịcủa đồ vật đó cụ thể như thế nào, mất tại địa điểm nào, chủ thể sở hữu tài sản

+ Thời gian, hoàn cảnh, lý do bị mất tài sản

Xác định được những tình tiết trên, thực chất là đã chứng minh cácdấu hiệu pháp lý quy định trong mặt khách quan và khách thể của tội phạmtrộm cắp tài sản

- Chứng minh người thực hiện hành vi phạm tội là ai, người đó cónăng lực trách nhiệm hình sự hay không

Người thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúngđược xác định cùng với việc thu nhập các tài liệu chứng minh các dấu hiệumang tính đặc trưng riêng của chủ thể đối với loại tội này Trong trường hợphậu quả do tội phạm gây ra là ít nghiêm trọng, tài sản bị chiếm đoạt dưới nămtrăm nghìn đồng thì cần phải chứng minh người đó đã bị xử lý hành chính vềhành vi chiếm đoạt tài sản hoặc bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hay chưa,quyết định xử lý hành chính hoặc án tích đó đã được xóa hay chưa Như vậy,

Trang 33

việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể tội trộm cắp tài sảnngoài các quy định về tuổi, năng lực điều khiển hành vi như chủ thể của cáctội phạm khác cần phải chứng minh những tình tiết mang tính đặc trưng củachủ thể loại tội phạm này nêu trên.

- Xác định các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,những đặc điểm về nhân thân của bị can

Để xác định vấn đề này, trong quá trình điều tra tội phạm trộm cắp tàisản tại nơi thờ cúng cần phải làm rõ tính chất của tội phạm như: Có haykhông có tội phạm có tổ chức, có tính chuyên nghiệp hay không, phạm tội lầnđầu hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm làm rõ ý thức của người phạm tội saukhi đã thực hiện tội phạm như: Ý thức về việc khai báo với cơ quan pháp luật,

ý thức khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra Đồng thời cũng phảixác định điều kiện sinh hoạt, mức sống cũng như hoàn cảnh và những tácđộng khách quan đối với người phạm tội tại thời điểm gây án Ngoài ra, đểxác định chính xác các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng cần thu thập các tàiliệu thuộc về nhân thân người phạm tội

- Làm rõ tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.Đối tượng mà tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng nhằm vào đểtác động là đồ vật dùng để thờ cúng, do vậy thiệt hại do tội phạm gây ra trướchết là tài sản Việc xác định giá trị tài sản do loại tội phạm này xâm hại ngoàinhững giá trị vật chất cụ thể còn phải xác định những giá trị phi vật chất khácnhư: Những giá trị về văn hoá của tài sản, mức độ ảnh hưởng tới trật tự antoàn nhưxã hội, gây hoang mang cho cộng đồng tín ngưỡng ở địa phương Đây cũng chính là cơ sở cho việc định khung hình phạt cũng như trách nhiệmbồi thường thiệt hại của bị can, bị cáo sau này Ngoài những thiệt hại về tàisản nêu trên, đối với loại tội phạm này trong quá trình điều tra cũng cần phảixác định một số thiệt hại khác thực tế có thể xảy ra như thiệt hại về tínhmạng, sức khỏe của những người tham gia truy bắt người phạm tội hoặc

Trang 34

những thiệt hại về tài sản do người phạm tội làm hư hỏng trong quá trình thựchiện hành vi phạm tội hoặc chạy trốn gây ra.

Trong hoạt động điều tra tội phạm hình sự nói chung, tội phạm trộmcắp tài sản tại nơi thờ cúng nói riêng Việc xác định những vấn đề cần phảichứng minh có tác dụng làm cơ sở định hướng cho hoạt động điều tra và giảiquyết vụ án, đảm bảo đúng yêu cầu của pháp luật Do vậy, ngay ở những hoạtđộng điều tra ban đầu, lực lượng Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội cần phảixác định đầy đủ và chính xác những vấn đề cần chứng minh trong vụ án trộmcắp tài sản tại nơi thờ cúng cụ thể và các giải pháp giải quyết tình huống điềutra cụ thể

1.2.3.2 Những tình huống điều tra điều tra tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng

Quá trình điều tra tội phạm đều xuất hiện những tình hình khách quan

cụ thể, mà căn cứ vào đó cơ quan điều tra đưa ra những quyết định về chiếnthuật phù hợp và xác định chính xác phương hướng điều tra Những tình hìnhkhách quan đó trong khoa học điều tra hình sự gọi là tình huống điều tra Đây

là một phạm trù mới và đang là đối tượng của sự tranh luận Tuy nhiên, căn

cứ vào lý luận khoa học điều tra hình sự và thực tiễn của hoạt động điều trahình sự có thể hiểu tình huống điều tra như sau: Tình huống điều tra là thựctrạng của hoạt động điều tra ở một thời điểm bất kỳ, được xác định bởi nhữngthông tin thu thập được về vụ phạm tội và những điều kiện hoàn cảnh màtrong đó hoạt động điều tra được tiến hành, đánh giá thực trạng đó tạo điềukiện cho điều tra viên đưa ra quyết định chiến thuật đúng đắn, xác định chínhxác phương hướng tổ chức và tiến hành có hiệu quả hoạt động điều tra

Tình huống điều tra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc

Về mặt lý luận: Tình huống điều tra đóng vai trò quan trọng trong việcxây dựng phương pháp điều tra và những lý luận về tình huống điều tra tạothành một yếu tố trong những luận điểm chung của phương pháp điều tra Bởi

Trang 35

vì, nội dung của tình huống điều tra và hướng phát triển của tình huống đó là

cơ sở để xác định phương hướng của hoạt động điều tra Mặt khác, đánh giáđúng tình huống điều tra cũng là cơ sở để xây dựng phương pháp điều tra phùhợp với từng tình huống

Về mặt thực tiễn: Việc phân tích, đánh giá tình huống điều tra tạo khảnăng xác định những phương hướng điều tra tội phạm và lựa chọn phương ánphù hợp với điều kiện hoàn cảnh và nhiệm vụ của hoạt động điều tra ở mỗithời điểm hay một giai đoạn nhất định

Tình huống điều tra được phân loại dựa trên nhiều cơ sở khác nhau vàđối với hoạt động điều tra từng loại tội phạm cụ thể cũng thường xuất hiệnnhững tình huống điều tra khác nhau Qua nghiên cứu thực tiễn, điều tra tộiphạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng thường có những tình huống điều trasau:

- Tình huống thứ nhất: Người phạm tội bị bắt quả tang hoặc bị bắtngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội

Đối với trường hợp này, cơ quan điều tra cần tập trung thu thập tàiliệu, chứng cứ chứng minh đối tượng bị bắt có phạm tội hay không Từ đó có

cơ sở để đề ra phương hướng điều tra tiếp theo quy định của Bộ luật Tố tụnghình sự

Để giải quyết nhiệm vụ trên, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm vềtrật tự xã hội thường phải tiến hành ngay một số biện pháp điều tra như: Lậpbiên bản bắt người phạm tội quả tang, khám xét người bị bắt, ghi lời khaingười bị bắt, ghi lời khai người bị hại, người làm chứng, xác định và truy tìm

để thu giữ tài sản bị chiếm đoạt, công cụ phương tiện mà đối tượng dùng đểgây án, xác định giá trị của tài sản, khám nghiệm hiện trường, thu lượm dấuvết Trong khi tiến hành các biện pháp điều tra nêu trên, một yêu cầu đặt racần phải đạt được là phải làm rõ những dấu hiệu quy định trong các yếu tốcấu thành tội phạm, những tình tiết có liên quan đến vụ án và phải được thực

Trang 36

hiện theo đúng quy định của pháp luật Bên cạnh đó, cũng cần phải chú ý đếnviệc thu thập tài liệu xác định người phạm tội có liên quan hoặc đã gây ra các

vụ án khác mà chưa bị phát hiện để mở rộng án và vụ án hiện tại có đồngphạm hay không Ngoài các biện pháp điều tra tố tụng trên, tùy tình hình cụthể mà cần phải áp dụng các biện pháp trinh sát nhằm hỗ trợ cho hoạt độngđiều tra

Trên cơ sở kết quả những hoạt động điều tra nêu trên, lực lượng Cảnhsát điều tra tội phạm về trật tự quyết định việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố

bị can, áp dụng biện pháp cưỡng chế và tiến hành tiếp các biện pháp điều tratheo Bộ luật Tố tụng hình sự quy định

- Tình huống thứ hai: Sau khi vụ án xảy ra đã phát hiện được ngườiphạm tội nhưng chưa bắt được

Đây là trường hợp, thông qua hoạt động điều tra ban đầu đã thu thậpđược những lượng thông tin nhất định, xác định được thủ phạm gây án nhưngchưa bắt được Đối với tình huống này, nhiệm vụ mà lực lượng Cảnh sát điềutra tội phạm về trật tự xã hội cần tập trung giải quyết là nhanh chóng thu thậpcác tài liệu liên quan đến người phạm tội, tổ chức truy bắt, thu thập tài liệu vềtài sản bị chiếm đoạt và những tình tiết khác có liên quan đến vụ án

Để giải quyết nhiệm vụ trên, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật

tự xã hội cần phải tiến hành một số biện pháp điều tra tố tụng và trinh sát như:

Xác minh lý lịch của người phạm tội, làm rõ các mối quan hệ về giađình và các mối quan hệ xã hội của đối tượng Lấy lời khai người bị hại,người làm chứng xác định và lấy lời khai những người có liên quan Thôngqua đó, nhận định khả năng nơi lẩn trốn của đối tượng Đồng thời, xác minhtại tàng thư hình sự hoặc thông qua mối quan hệ của đối tượng để thu thậpảnh, mô tả đặc điểm nhận dạng, phương tiện mà đối tượng sử dụng sau khigây án (nếu có), tổ chức lực lượng đón chặn và kiểm tra ở những tuyếnđường, những địa điểm đối tượng có thể xuất hiện, ẩn náu để bắt giữ Bên

Trang 37

cạnh đó, thông qua mối quan hệ của đối tượng, lực lượng Cảnh sát điều tra tộiphạm về trật tự xã hội gặp gỡ tác động để họ cùng có trách nhiệm với Công

an nhằm nhanh chóng xác định chính xác nơi lẩn trốn của đối tượng hoặcđộng viên đối tượng ra đầu thú Đối với từng vụ án cụ thể, lực lượng Cảnh sátđiều tra tội phạm về trật tự xã hội còn phải sử dụng các hoạt động trinh sátnhư: Trinh sát ngoại tuyến hoặc các biện pháp trinh sát kỹ thuật như kiểm tra

bí mật, ghi âm, ghi hình bí mật, tiến hành các biện pháp BP1, BP2, BP3… đốivới người có nghi vấn đang đi lại, tiếp xúc với đối tượng giúp đỡ, tiếp tế chođối tượng nhằm phát hiện nơi lẩn trốn của đối tượng và các thông tin khác cóliên quan đến vụ án

Song song với những mặt công tác trên, lực lượng Cảnh sát điều tratội phạm về trật tự xã hội cần phải tiến hành truy tìm, thu giữ tài sản bị chiếmđoạt Do loại tài sản này (đồ thờ cúng) không có những đặc điểm cụ thể nhưcác loại tài sản khác để làm căn cứ truy tìm như: Xe mô tô có biển kiểm soát,

số máy số khung; ti vi, đầu dàn nghe nhạc có tem, nhãn mác thể hiện rõ nguồngốc xuất xứ cho nên điều tra viên phải ghi lời khai người quản lý tài sảnmột cách tỉ mỉ, mô tả kỹ những đặc điểm của tài sản Thông thường khi mô tả

về loại tài sản này cần phải làm rõ một số tình tiết như: Loại tài sản (lộc bình,lục bình, lư hương ) niên hiệu sản xuất, nguồn gốc xuất xứ, kiểu dáng, chấtliệu tạo ra loại tài sản, giá trị của tài sản và các đặc điểm dễ nhận biết kháccủa tài sản Trường hợp tài sản được cúng hiến thì còn phải làm rõ người cúnghiến là ai, có khắc tên hoặc dấu hiệu gì trên tài sản không

Trên cơ sở những thông tin về người phạm tội và đặc điểm loại tài sản bịchiếm đoạt, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội đưa ranhững nhận định và tiến hành các biện pháp điều tra có hiệu quả nhằm truytìm, thu giữ tài sản Trong đó, cần chú ý tới việc rà soát, xác minh các địađiểm buôn bán cổ vật, các đối tượng chuyên môi giới hoặc chuyên buôn bán

cổ vật

Trang 38

Giải quyết được yêu cầu của nhiệm vụ điều tra đối với tình huống này,đòi hỏi lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội ngay từ khi tiếpnhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm cũng như kết quả của công tác khámnghiệm hiện trường phải nhanh chóng, khẩn trương tiến hành ngay một sốbiện pháp điều tra cấp bách, truy bắt thủ phạm gây án, truy tìm tài sản bị

chiếm đoạt theo dấu vết "nóng", phải kết hợp hài hòa, có hiệu quả các biện

pháp điều tra tố tụng với các biện pháp trinh sát nghiệp vụ Đồng thời, phảiphối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng nghiệp vụ khác như: Cảnh sát giaothông, Cảnh sát khu vực, Công an xã

- Tình huống thứ ba: Sau khi vụ án xảy ra, lực lượng Cảnh sát điều tratội phạm về trật tự xã hội chưa xác định được người phạm tội

Đây là tình huống gây khó khăn nhất cho công tác điều tra Trong tìnhhuống này cơ quan điều tra không có thông tin về đối tượng gây án hoặc chỉ

có một lượng thông tin nhất định chưa đủ để xác định người phạm tội Dovậy, nhiệm vụ đặt ra cho công tác điều tra với tình huống này là tập trung thuthập các thông tin, tài liệu làm rõ ai là người phạm tội, thu giữ tài sản bị chiếmđoạt Để giải quyết nhiệm vụ đó lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự

xã hội cần chú ý một số vấn đề trong khi tiến hành các hoạt động điều tra nhưsau:

Thông qua công tác khám nghiệm hiện trường và các hoạt động điềutra ban đầu xác định rõ hướng vào, ra của đối tượng khi thực hiện hành viphạm tội để tập trung phát hiện, thu thập dấu vết do đối tượng tạo ra khi gây

án Thu thập các tài liệu về những biểu hiện có liên quan đến vụ án như: Sựxuất hiện bất bình thường của người không có trách nhiệm trông coi quản lýtài sản tại khu vực hiện trường trước và trong thời điểm xảy ra vụ án, tiếngđộng, tiếng nổ của phương tiện giao thông dừng, đỗ gần khu vực hiệntrường Mặt khác, phải xác định cụ thể tài sản bị chiếm đoạt như: Số lượngtài sản, chủng loại, đặc điểm, giá trị tài sản, kích cỡ, trọng lượng của tài sản Các tài liệu trên là cơ sở để cơ quan điều tra đưa ra các giả thuyết về thời gian

Trang 39

gây án về đối tượng và số lượng đối tượng tham gia gây án, công cụ, phươngtiện, phương thức thủ đoạn gây án, hướng tiêu thụ tài sản.

Chứng minh các giả thuyết điều tra đã đưa ra thực chất là quá trìnhtiến hành các biện pháp điều tra tố tụng và trinh sát để phát hiện đối tượnggây án, thu giữ tài sản bị chiếm đoạt Qua nghiên cứu thực tiễn công tác điềutra các vụ án trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng, lực lượng Cảnh sát điều tra tộiphạm về trật tự xã hội thường tiến hành điều tra theo hai hướng chính là: Điềutra về đối tượng gây án và điều tra về tài sản bị chiếm đoạt Hai hướng điềutra này đều nhằm mục đích chung là làm rõ nội dung của vụ án Điều tra làm

rõ được đối tượng gây án cũng sẽ xác định được nơi cất giấu hoặc tiêu thụ tàisản để thu giữ Mặt khác, điều tra làm rõ, thu giữ được tài sản bị chiếm đoạtcũng tạo điều kiện cho việc xác định đối tượng gây án Tùy tình hình từng vụ

án cụ thể, cơ quan điều tra đồng thời cũng tiến hành điều tra theo hai hướnghoặc tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp điều tra quyết liệt vào mộthướng chính

+ Điều tra theo hướng đối tượng gây án: Trước hết lực lượng Cảnh sátđiều tra tội phạm về trật tự xã hội cần phải xây dựng kế hoạch rà soát các đốitượng nghi vấn ở trong địa bàn xảy ra vụ án và cả các địa bàn lân cận Tậptrung soát xét, sàng lọc các đối tượng đang trong diện sưu tra, đối tượng đanghoạt động tệ nạn xã hội (nghiện ma túy, cờ bạc) và cả các đối tượng hình sựtrước kia cư trú tại địa bàn đã đi nơi khác làm ăn, nay thường xuất hiện ở địabàn xảy ra vụ án, xác lập hiềm nghi, xây dựng kế hoạch xác minh hiềm nghi.Tiếp đó, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội sử dụng đặctình hoặc cơ sở bí mật tiếp cận đối tượng, theo dõi, giám sát các di biến động,thăm dò các biểu hiện tâm lý của đối tượng hoặc trực tiếp tác động thu thậpthông tin ngay chính từ đối tượng Các mặt công tác này cần phải tiến hànhnhanh chóng, khoa học để loại đối tượng ra khỏi diện nghi vấn, thu hẹp diệnnghi vấn và tập trung đấu tranh với đối tượng nghi vấn nổi

Trang 40

+ Điều tra theo hướng tài sản bị chiếm đoạt Trên cơ sơ giả thuyết vềhướng tiêu thụ tài sản, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hộixác định những địa điểm có thể tiêu thụ loại tài sản này, tập trung vào các cửahiệu và người chuyên buôn bán đồ cổ, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ trinhsát để phát hiện, thu giữ tài sản Đối với hướng điều tra này, công tác xâydựng những người đã và đang tham gia trong lĩnh vực mua bán loại tài sảnnày làm đặc tình, cơ sở bí mật và sử dụng họ để thu thập thông tin sẽ phát huytác dụng rất tốt Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự

xã hội cũng cần phải nhanh chóng ra thông báo truy tìm vật chứng

Tình huống điều tra này là tình huống khó nhất trong hoạt động điềutra tội phạm hình sự nói chung và tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúngnói riêng Do vậy, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội phảikhẩn trương, nhanh chóng tiến hành có hiệu quả ngay từ các hoạt động điềutra ban đầu Xây dựng giả thuyết điều tra phải có cơ sở sát thực trong quátrình điều tra phải phát huy hết tác dụng của các biện pháp điều tra được ápdụng, đặc biệt chú ý tới các biện pháp điều tra trinh sát Đồng thời phải phátđộng phong trào quần chúng nhân dân tố giác tội phạm với sự phối hợp chặtchẽ với các lực lượng Công an phường, Công an phụ trách xã Mặt khác, vớinhững vụ án phức tạp, đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ các biện pháp điều travới nhiều lực lượng tham gia, thấy có đủ các căn cứ, điều kiện theo quy địnhthì cần phải xác lập chuyên án để đấu tranh

1.2.3.3 Các giai đoạn điều tra tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng

Trong quá trình tổ chức hoạt động điều tra tội phạm hình sự, ở nhữngthời điểm nhất định thường đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể đòi hỏiphải được áp dụng những phương tiện, chiến thuật, biện pháp điều tra phùhợp để giải quyết yêu cầu, nhiệm vụ của thời điểm đó Nói cách khác, quátrình điều tra tội phạm hình sự thường được phân chia thành một số giai đoạn

Ngày đăng: 26/10/2016, 22:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Anh (2004), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Anh
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2004
2. Bộ Công an (2004), Chỉ thị số 13/2004/CT-BCA (V11), ngày 22/9 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 13/2004/CT-BCA (V11), ngày 22/9 của Bộtrưởng Bộ Công an về việc tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh tổchức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2004
3. Bộ Công an (2004), Thông tư số 12/2004/TT- BCA (V19) ngày 23/9 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 12/2004/TT- BCA (V19) ngày 23/9 của Bộtrưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnhtổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2004
4. Bộ Nội vụ (1997), Kỹ thuật khám nghiệm hiện trường và Điều tra tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật khám nghiệm hiện trường và Điều tra tội phạm
Tác giả: Bộ Nội vụ
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 1997
5. Chính phủ (1998), Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7 về tăng cường công tác phòng, chống trong tình hình mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7 về tăng cườngcông tác phòng, chống trong tình hình mới
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1998
6. Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát điều tra (1999), Báo cáo tổng kết công tác của lực lượng Cảnh sát điều tra năm 1999, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổngkết công tác của lực lượng Cảnh sát điều tra năm 1999
Tác giả: Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát điều tra
Năm: 1999
7. Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát điều tra (2000), Báo cáo tổng kết công tác của lực lượng Cảnh sát điều tra năm 2000, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổngkết công tác của lực lượng Cảnh sát điều tra năm 2000
Tác giả: Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát điều tra
Năm: 2000
8. Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát điều tra (2001), Báo cáo tổng kết công tác của lực lượng Cảnh sát điều tra năm 2001, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổngkết công tác của lực lượng Cảnh sát điều tra năm 2001
Tác giả: Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát điều tra
Năm: 2001
9. Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát điều tra (2002), Báo cáo tổng kết công tác của lực lượng Cảnh sát điều tra năm 2002, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổngkết công tác của lực lượng Cảnh sát điều tra năm 2002
Tác giả: Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát điều tra
Năm: 2002
10. Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát điều tra (2003), Báo cáo tổng kết công tác của lực lượng Cảnh sát điều tra năm 2003, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổngkết công tác của lực lượng Cảnh sát điều tra năm 2003
Tác giả: Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát điều tra
Năm: 2003
11. Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (2004), Báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội năm 2004, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng chống tộiphạm hình sự, tệ nạn xã hội của lực lượng Cảnh sát điều tra tộiphạm về trật tự xã hội năm 2004
Tác giả: Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội
Năm: 2004
12. Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (2005), Báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội năm 2005, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng chống tộiphạm hình sự, tệ nạn xã hội của lực lượng Cảnh sát điều tra tộiphạm về trật tự xã hội năm 2005
Tác giả: Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội
Năm: 2005
13. Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (2005), Báo cáo sơ kết chuyên đề đấu tranh tội phạm trộm cắp đồ thờ cúng trên địa bàn tỉnh Nam Định từ năm 2003 đến tháng 8 năm 2005, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết chuyên đề đấu tranh tội phạm trộm cắpđồ thờ cúng trên địa bàn tỉnh Nam Định từ năm 2003 đến tháng 8năm 2005
Tác giả: Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội
Năm: 2005
14. Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát hình sự (1999), Báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội của lực lượng Cảnh sát hình sự năm 1999, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổngkết công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, tệ nạn xã hộicủa lực lượng Cảnh sát hình sự năm 1999
Tác giả: Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát hình sự
Năm: 1999
15. Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát hình sự (2000), Báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội của lực lượng Cảnh sát hình sự năm 2000, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổngkết công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, tệ nạn xã hộicủa lực lượng Cảnh sát hình sự năm 2000
Tác giả: Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát hình sự
Năm: 2000
16. Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát hình sự (2001), Báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội của lực lượng Cảnh sát hình sự năm 2001, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổngkết công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, tệ nạn xã hộicủa lực lượng Cảnh sát hình sự năm 2001
Tác giả: Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát hình sự
Năm: 2001
17. Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát hình sự (2002), Báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội của lực lượng Cảnh sát hình sự năm 2002, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổngkết công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, tệ nạn xã hộicủa lực lượng Cảnh sát hình sự năm 2002
Tác giả: Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát hình sự
Năm: 2002
18. Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát hình sự (2003), Báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội của lực lượng Cảnh sát hình sự năm 2003, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổngkết công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, tệ nạn xã hộicủa lực lượng Cảnh sát hình sự năm 2003
Tác giả: Công an tỉnh Nam Định - Phòng Cảnh sát hình sự
Năm: 2003
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
20. Khổng Văn Hà (2002), Điều tra các vụ trộm cắp tài sản của công dân ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra các vụ trộm cắp tài sản của công dân ởnước ta hiện nay
Tác giả: Khổng Văn Hà
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w