Hoạt động Phòng ngừa và Điều tra Tội phạm Trộm cắp Tài sản tại các Cơ sở Thờ cúng trên Địa bàn Tỉnh Nam Định của Lực lượng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Trật tự Xã hội

MỤC LỤC

Nhận thức về hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm trộm cắp tài sản nơi thờ cúng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm

Trên cơ sở đó, Tổng cục Cảnh sát nhân dân đã hướng dẫn thực hiện Quyết định nêu trên, trong đó xác định: Lực lượng Cảnh sát hình sự với tư cách là cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 10 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự) ngoài việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm hình sự thì lực lượng Cảnh sát hình sự còn được tiến hành một số hoạt động điều tra khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thuộc các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII phần các tội phạm cụ thể của Bộ luật Hình sự năm 1999. Với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội ngoài việc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an còn được áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố như: Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt, khám xét người, đồ vật, thư tín, hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị hại, lấy lời khai người làm chứng, nhận dạng, đối chất, thực nghiệm điều tra.

Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản tại các nơi thờ cúng trên địa bàn tỉnh Nam Định từ năm 1997 đến năm 2005

Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế cho thấy các đồ vật dùng cho hoạt động thờ cúng trên địa bàn tỉnh Nam Định rất đa dạng như: tượng đồng, tượng gỗ, tượng gốm sứ, lư hương các loại, chuông đồng, chân nến đồng, tranh gốm sứ, lộc bình, lục bình, các linh vật làm bằng nhiều chất liệu khác nhau. Hoạt động phạm tội hình sự trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian qua tuy không có vụ nào sử dụng vũ khí nóng, chưa có tổ chức tội phạm hoạt động theo kiểu "xã hội đen" nhưng các vụ phạm tội mang tính chất rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng vẫn thường xuyên xảy ra, chiếm tỷ lệ khá cao và có xu hướng gia tăng.

Đặc điểm hình sự của tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng trên địa bàn tỉnh Nam Định

Đó là, thời gian hoạt động phạm tội được thực hiện trong một thời gian ngắn, trong khi đó các thao tác để thực hiện hành vi phạm tội cần có sự bạo dạn, nhanh nhẹn, quyết đoán và phải dùng sức mạnh cơ bắp để sử dụng các công cụ cạy phá cũng như khuôn vác vận chuyển tài sản chiếm đoạt được nhanh chóng rút khỏi hiện trường. Các vụ án do ổ nhóm tội phạm gây ra thường là các vụ đã được suy tính trước khi phạm tội rất kỹ lưỡng, tội phạm được thực hiện nhanh, gọn và tài sản bị chiếm đoạt thường là với số lượng lớn, giá trị cao và được đem đi tiêu thụ ngay, do thành viên trong ổ nhóm thường có mối liên hệ với đối tượng tiêu thụ tài sản từ trước.

Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã

Trong thời gian qua lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Nam Định đã chú trọng, thực hiện tốt các quy định của Bộ Công an về công tác này, nhất là từ khi Công an tỉnh Nam Định tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 05/CT-BCA(C11) và Quyết định số 363/BCA(C11) ngày 06/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Công an thì công tác xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật đã được chấn chỉnh và đi vào nề nếp, có bài bản và chất lượng được nõng lờn rừ rệt. Những người thường được nhằm vào để tuyển chọn xây dựng gồm: Những người đã có tiền án, tiền sự có điều kiện, khả năng quan hệ với tội phạm hoặc có uy tín với bọn phạm tội, những người thường xuyên có mặt trên địa bàn công cộng là trọng điểm của hoạt động phạm tội, những người mà nghề nghiệp của họ dễ được bọn phạm tội móc nối hoặc lui tới nhằm tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có, những người thường xuyên lui tới các nơi hoạt động tệ nạn.

Thực trạng hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội

Khi tiến hành lấy lời khai người bị hại, người làm chứng, lực lượng điều tra tại hiện trường luôn chú ý khai thác các thông tin về người đầu tiên phát hiện ra vụ án, thời gian và trường hợp phát hiện, sau khi phát hiện thì đã tiến hành những công việc gì, nhất là những công việc được thực hiện tại hiện trường vụ án, số lượng, đặc điểm tài sản bị chiếm đoạt, những tình tiết liên quan đến đối tượng nghi vấn thực hiện hành vi phạm tội, những động tĩnh, dấu hiệu bất thường ở khu vực xảy ra vụ án. Cũng từ kết quả khảo sát hồ sơ các vụ án và trao đổi tọa đàm với một số điều tra viên đã thụ lý những vụ án loại tội phạm này cho thấy: Thông qua biện pháp hỏi cung bị can, trên cơ sở được kết hợp với những kết quả của các công tác, biện pháp nghiệp vụ khác để đấu tranh khai thác mở rộng vụ án, sẽ mang lại hiệu quả rất to lớn trong điều tra khám phá loại tội này nói riêng và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự nói chung.

Nhận xét, đánh giá chung về hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm trộm cắp tại nơi thờ cúng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội

+ Quá trình thực hiện các quy định về công tác nghiệp vụ cơ bản ở một số đơn vị cấp cơ sở còn có những biểu hiện về nhận thức chưa đầy đủ, giữa chỉ đạo và tổ chức thực hiện chưa thống nhất, còn lúng túng, nặng về tác phong hành chính, thiếu tính nghiệp vụ chuyên sâu, dẫn đến chất lượng các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản nơi thờ cúng. Trên cơ sở nghiên cứu về tình hình hoạt động của tội phạm trộm cắp tài sản tại các nơi thờ cúng và tìm ra những đặc điểm hình sự mang tính chung nhất đối với loại tội phạm này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các biện pháp nghiệp vụ và điều tra tố tụng của lực lượng Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nam Định đã tiến hành trong công tác phòng ngừa, điều tra tội phạm trộm cắp tài sản tại các nơi thờ cúng, đánh giỏ những ưu điểm, tồn tại và phõn tớch rừ cỏc nguyờn nhõn của nú làm cơ sở để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng ngừa, điều tra loại tội phạm này trong thời gian tới.

Dự báo tình hình tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng trên địa bàn tỉnh Nam Định trong những năm tới

Giai đoạn chuẩn bị mà đặc biệt là việc tiến hành quan sát đặc điểm nơi thờ cúng, quy luật sinh hoạt của những người được giao trách nhiệm quản lý trông coi tài sản và khảo sát, chọn lựa tài sản có giá trị để nhằm vào chiếm đoạt tài sản sẽ được thực hiện một cách kỹ lưỡng hơn. - Đặc điểm nhân thân của đối tượng phạm tội chủ yếu vẫn là những người có độ tuổi từ trên 30 tuổi đến 40 tuổi, có tiền án, tiền sự, am hiểu nhất định về những loại cổ vật, có kinh nghiệm trong hoạt động thực hiện hành vi phạm tội và che giấu tội phạm, thường là đối tượng đã hoặc đang tham gia các hoạt động tệ nạn xã hội.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi thờ cúng của lực lượng Cảnh sát

Trong khi tiến hành lấy lời khai người bị hại, người làm chứng lực lượng điều tra phải cố gắng tạo cho người khai một tâm lý thoải mái, nội dung cõu hỏi phải dễ hiểu, ngắn gọn và đi vào làm rừ những nội dung chớnh của yêu cầu điều tra như: ai là người đầu tiên phát hiện vụ án xảy ra, thời gian và trường hợp phát hiện; những công việc đã tiến hành tại hiện trường sau khi phát hiện ra vụ án; những thông tin về số lượng, chủng loại, đặc điểm riêng biệt của tài sản bị chiếm đoạt; khai thác những tình tiết liên quan đến đối tượng nghi vấn thực hiện hành vi phạm tội, đặc biệt chú ý khai thác các tình tiết về những người đã xuất hiện trước khi vụ án xảy ra mà có biểu hiện xem xét, dò hỏi về đồ thờ cúng là cổ vật, gạ gẫm hỏi mua cổ vật, xin được đi vào. Công tác soát xét, sàng lọc đối tượng cần phải được tiến hành một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng, bằng các biện pháp như: thông qua việc phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự để quần chúng nhân dân phát hiện, tố giác về đối tượng nghi vấn; thông qua việc phối hợp, trao đổi thông tin với lực lượng quản lý hành chính công khai khi tiến hành các hoạt động kiểm tra tạm trú, tạm vắng, kiểm tra nhà hàng, khách sạn…; đặc biệt chú trọng đến công tác sử dụng mạng lưới bí mật tiếp cận các đối tượng sưu tra, các ổ nhóm hoạt động tệ nạn xã hội để thu thập thông tin về đối tượng.