Trong những năm gần đây tình hình tội phạm về ma túy nói chung tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng có nhiều diễn biến rất phức tạp, xảy ra trên hầu hết các tuyến giao thông nói chung và các tuyến nối liền biên giới Việt Nam với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nói riêng. Cụ thể là các tuyến quốc lộ 6, 7, 8, 9 nối liền các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị với các tỉnh Pôlykhămxay, HủaPhăn, Xiêng Khoảng, Xạ Vẳn Nạ Khệt... của nước bạn. Nổi bật trong đó là diễn biến hoạt động của tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên tuyến quốc lộ 7 nối liền Nghệ An với Pôlykhămxay của Lào.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây tình hình tội phạm về ma túy nói chung tộiphạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng có nhiều diễn biếnrất phức tạp, xảy ra trên hầu hết các tuyến giao thông nói chung và các tuyếnnối liền biên giới Việt Nam với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nóiriêng Cụ thể là các tuyến quốc lộ 6, 7, 8, 9 nối liền các tỉnh Sơn La, LaiChâu, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị với các tỉnh Pôlykhămxay, HủaPhăn,Xiêng Khoảng, Xạ Vẳn Nạ Khệt của nước bạn Nổi bật trong đó là diễnbiến hoạt động của tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trêntuyến quốc lộ 7 nối liền Nghệ An với Pôlykhămxay của Lào
Trong đấu tranh với loại tội phạm này Công an các địa phương nóichung và Công an tỉnh Nghệ An nói riêng đã có nhiều cố gắng trong việc duytrì mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm
về ma tuý với Cảnh sát giao thông (CSGT) trong phát hiện điều tra, xử lý loạitội phạm này, bước đầu đã thu được những kết quả nhất định tạo điều kiệnthuận lợi cho việc tổ chức tiến hành có hiệu quả các biện pháp điều tra chứngminh làm rõ nhiều băng, nhóm tội phạm về ma túy Tuy nhiên, việc thực hiệnmối quan hệ trên vẫn chưa được tiến hành thường xuyên, đồng bộ Nội dung,phương pháp phối hợp trong nhiều trường hợp không phù hợp với yêu cầu đặt
ra Một số điều tra viên và CSGT chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò tácdụng cũng như nội dung phương pháp phối hợp giữa hai lực lượng trong pháthiện điều tra tội phạm về ma túy khi chúng hoạt động trên đường giao thông.Tình trạng coi thường, xem nhẹ việc của người khác, quan trọng hóa phầnviệc của mình, thậm chí gây khó khăn cản trở lẫn nhau giữa hai lực lượng vẫncòn diễn ra khá phổ biến và chậm được khắc phục
Trang 2Trong khi đó, việc lãnh đạo chỉ đạo quan hệ phối hợp trong nhiềutrường hợp không kịp thời, thiếu thống nhất Các quy định hướng dẫn để thựchiện mối quan hệ phối hợp giữa hai lực lượng vẫn chưa được cụ thể, rõ ràng.Mặc dù, trên phương diện lý luận đã có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện quan
hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ Cảnh sát nhân dân (CSND) trongđấu tranh phòng chống tội phạm, song các quy định đó chỉ đề cập đến nhữngvấn đề có tính nguyên tắc chung, nên việc áp dụng để thực hiện mối quan hệphối hợp giữa hai lực lượng nghiệp vụ nêu trên vẫn gặp rất nhiều khó khăn
Tình trạng đó, đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phát hiện điều tra làm
rõ loại tội phạm Một số đối tượng và băng nhóm tội phạm về ma túy hoạtđộng xuyên quốc gia, thường xuyên vận chuyển, mua bán trái phép chất matúy trên quốc lộ 7 vẫn chưa được phát hiện điều tra xử lý kịp thời
Do vậy, việc nghiên cứu phân tích để làm rõ nhận thức lý luận vànâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa lực lượng CSĐT tội phạm về ma túyvới CSGT trong phát hiện điều tra tội phạm về ma túy hoạt động trên cáctuyến giao thông đường bộ là vấn đề cấp thiết hiện nay
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm
về ma túy với lực lượng Cảnh sát giao thông trong phát hiện điều tra tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên tuyến quốc lộ 7 thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An" để làm luận văn cao học Luật, chuyên ngành
Tội phạm học và Điều tra tội phạm, Mã số: 60.38.70
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm đánh giá tổng quan những vấn đề
lý luận và thực tiễn về mối quan hệ phối hợp giữa Lực lượng CSĐT tội phạm
Trang 3về ma túy với CSGT trong phát hiện điều tra tội phạm vận chuyển, mua bántrái phép chất ma túy trên quốc lộ 7 - tỉnh Nghệ An, trên cơ sở đó đưa ra cácgiải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của mối quan hệ phối hợp này.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích của đề tài đặt ra, nhiệm vụ nghiên cứu của đềtài được xác định là:
+ Làm rõ lý luận cơ bản về quan hệ phối hợp giữa lực lượng CSĐT tộiphạm về ma túy với lực lượng CSGT trong phát hiện điều tra tội phạm muabán, vận chuyển trái phép chất ma túy trên các tuyến giao thông đường bộ
+ Nghiên cứu, làm rõ thực trạng tình hình tội phạm vận chuyển, mua bántrái phép chất ma túy trên quốc lộ 7 thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An và mối quan hệphối hợp giữa lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy với CSGT Công an Nghệ Antrong phát hiện, điều tra tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
+ Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quan hệ phốihợp giữa lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy với CSGT trong phát hiện điềutra tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên tuyến quốc lộ 7 -tỉnh Nghệ An
3 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trước tình hình tội phạm về ma túy hoạt động có nhiều diễn biến phứctạp trên phạm vi toàn quốc, Đảng, Nhà nước và ngành Công an đã chỉ đạochính quyền các cấp và các cơ quan bảo vệ pháp luật tổ chức tiến hành nhiềubiện pháp phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống loại tội phạm trên Cùng vớicác biện pháp đấu tranh của các cơ quan chức năng, các cơ quan nghiên cứu,các nhà khoa học và cán bộ hoạt động thực tiễn đã có nhiều bài báo, tiến hànhnghiên cứu nhiều đề tài khoa học và nhiều luận văn, chuyên đề của học viên,nghiên cứu sinh đề cập về phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm về
Trang 4ma túy đã được thực hiện, góp phần đáng kể vào việc đấu tranh ngăn chặnloại tội phạm nguy hiểm này của xã hội Cụ thể là:
+ Tác giả Trần Văn Luyện (2000), Phát hiện điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy của lực lượng Cảnh sát nhân dân Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học CSND.
+ Tác giả Đinh Viết Thắng (2001), Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra với lực lượng Cảnh sát phòng chống ma túy trong điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn tốt nghiệp cao học Luật, Học viện CSND.
+ Tác giả Nguyễn Văn Điền (2003), Thực trạng và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả điều tra khám phá các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La của lực lượng Cảnh sát nhân dân Luận văn tốt nghiệp cao học Luật, Học viện
CSND
+ Tác giả Phạm Hữu Tuấn (2004), Mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy với lực lượng Cảnh sát điều tra trong điều tra khám phá các vụ án ma túy của Công an tỉnh Lai Châu, Luận
văn tốt nghiệp cao học Luật, Học viện CSND
+ Tác giả Hoàng Đức Hưởng (2005), Công các xây dựng và sử dụng mạng lưới cơ sở bí mật trong đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an tỉnh Đắc Nông,
Luận văn tốt nghiệp cao học Luật, Học viện CSND
Các công trình nghiên cứu trên đã rất thành công trong việc phân tíchlàm rõ lý luận cơ bản, đặc điểm pháp lý về tội phạm tàng trữ, vận chuyển,mua bán chất ma túy và và thực trạng quan hệ phối hợp giữa lực lượng cảnhsát phòng chống tội phạm về ma túy với các lực lượng khác trong điều tra
Trang 5khám phá các tội phạm về ma túy Song nhìn chung các công trình đó chưa đisâu nghiên cứu về quan hệ phối hợp giữa lực lượng CSĐT tội phạm về ma túyvới lực lượng CSGT trong phát hiện điều tra tội phạm vận chuyển, mua bántrái phép chất ma túy trên đường giao thông.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài trên của tác giả là rất cần thiết mang tínhcấp bách cao cả về lý luận và thực tiễn Nội dung nghiên cứu của đề tài khôngnhững phù hợp với chuyên ngành đào tạo - chuyên ngành Tội phạm học và Điều tratội phạm, mà còn không trùng lặp với bất cứ một đề tài nào nghiên cứu trước đó
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ phối hợp giữa lựclượng CSĐT tội phạm về ma túy với lực lượng CSGT trong phát hiện điều tratội phạm vận chuyển, mua bán ma túy trên các tuyến giao thông đường bộ
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu mối quan hệ phối hợp giữa hai lực lượng CSĐT tộiphạm về ma túy với CSGT (ở cấp phòng PC26, PC17 và ở cấp đội nghiệp vụthuộc Công an các huyện, thị xã nơi có tuyến quốc lộ 7 chạy qua) trong pháthiện điều tra tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên quốc lộ
7 thuộc tỉnh Nghệ An từ năm 2000 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài lựa chọn cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu là phépduy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh và các quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước ta về đấu tranhphòng chống tội phạm
- Trên cơ sở phương pháp luận được xác định, quá trình nghiên cứu đềtài còn sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: phân tích,
Trang 6tổng hợp, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu điển hình, trao đổi tọa đàm, chuyêngia, điều tra xã hội học, thống kê hình sự.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần phân tích làm rõ nhận thức lýluận về mối quan hệ phối hợp giữa CSĐT tội phạm về ma túy và CSGT trongphát hiện điều tra tội phạm về ma túy hoạt động trên đường giao thông, gópphần bổ sung, từng bước hoàn thiện lý luận Khoa học điều tra tội phạm nóichung và điều tra các tội phạm về ma túy nói riêng
Đề tài luận văn có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ cho yêu cầunghiên cứu, học tập và giảng dạy phần nghiệp vụ CSGT và CSĐT tại các trườngCSND
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có ý nghĩa tổng kết, chỉ đạothực tiễn, giúp Công an Nghệ An khai thác sử dụng vào thực tiễn đấu tranhvới loại tội phạm về ma túy nói chung và tội phạm vận chuyển, mua bán tráiphép ma túy trên các tuyến đường bộ nói riêng
7 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương 9 tiết
Trang 7Chương 1
NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CẢNH SÁT ĐIỀU TRA TỘI PHẠM VỀ MA TÚY VỚI CẢNH SÁT GIAO THÔNG TRONG PHÁT HIỆN, ĐIỀU TRA TỘI PHẠM VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP CÁC CHẤT MA TÚY TRÊN CÁC TUYẾN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1 Một số nhận thức cơ bản về tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
1.1.1 Khái niệm tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
Tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là một nhóm tộiphạm cụ thể trong số các tội phạm về ma túy - một loại tội phạm đặc biệtnguy hiểm, đã gây hậu quả nghiêm trọng trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội
và an ninh trật tự Trong những năm qua tội phạm này diễn biến rất phức tạp,với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và manh động nhằm trốn tránh và chống trảlực lượng thi hành pháp luật Năm 1989, lần đầu tiên tội vận chuyển, mua bántrái phép chất ma túy được Quốc hội nước ta điều chỉnh, bổ sung vào Bộ luậthình sự (BLHS) năm 1985 Tại Điều 96a BLHS năm 1985 sửa đổi, tội sảnxuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy đã được xác định.Đến năm 1992 trước diễn biến phức tạp của các loại tội phạm về ma túy,Quốc hội nước ta lại bổ sung điều chỉnh BLHS năm 1985 một lần nữa Cáctội phạm về ma túy được xây dựng thành một chương riêng (Chương VII A),bao gồm 13 tội danh, trong đó một số hành vi phạm tội mới đã được kết cấuthành các tội cụ thể quy định tại các Điều 185g, 185h, 185i, 185m, 185n
Đến năm 1999, tại Điều 194 BLHS năm 1999 đã qui định: "Người nàotàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, thì bịphạt tù từ 2 năm đến 7 năm " [26, tr 140]
Trang 8Như vậy, tại Điều 194 BLHS năm 1999 qui định bốn hành vi phạm tội
về ma túy, trong đó có hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.Hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là hai trong bốn hành viphạm tội về ma túy độc lập với các hành vi tàng trữ, chiếm đoạt trái phép chất
ma túy Các hành vi phạm tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy cócác dấu hiệu pháp lý đặc trưng của nó Những dấu hiệu này giúp chúng tanhận diện và phân biệt sự khác nhau giữa chúng đối với các hành vi phạm tộikhác về ma túy
Tội phạm vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi đưa chuyểnchất ma túy một cách bất hợp pháp từ nơi này đến nơi khác, từ địa điểm nàyđến địa điểm khác hoặc từ người này đến người khác thông qua các phươngtiện vận chuyển bằng đường sắt, thủy, bộ, đường hàng không, bưu điện Dấuhiệu đặc trưng của tội vận chuyển trái phép chất ma túy là sự dịch chuyểnchất ma túy từ nơi này đến nơi khác một cách bất hợp pháp Hay nói cáchkhác, sự chuyển dịch chất ma túy từ nơi này đến nơi khác không có giấy phépcủa cơ quan có thẩm quyền hoặc việc chuyển dịch chất ma túy không đúngđịa điểm, không đúng mục đích mà giấy phép quy định
Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy là hành vi trao đổi, mua bángiữa một bên là người bán chất ma túy và một bên là người mua chất ma túytrái với qui định của pháp luật Việc trao đổi, mua bán trái phép chất ma túy làhành vi mua bán trái với qui định của pháp luật Có nghĩa là việc mua bántrao đổi chất ma túy không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc tuy cógiấy phép của các cơ quan có thẩm quyền, song việc thực hiện mua bán traođổi giữa bên mua và bên bán không đúng qui định của giấy phép, mua bántrao đổi vượt quá số lượng hoặc mua bán không đúng mục đích sử dụng
Phương thức thanh toán trao đổi, mua bán trái phép chất ma túy có thể
sử dụng nội tệ, ngoại tệ, vàng bạc đá quí hoặc các lợi ích vật chất khác
Để phân biệt giữa tội vận chuyển trái phép chất ma túy với tội muabán trái phép chất ma túy cần căn cứ vào dấu hiệu đặc trưng của nó Đó là
Trang 9mục đích của tội phạm Nếu việc vận chuyển chất ma túy chỉ thuần túy là đểnhận tiền thuê do công vận chuyển, thì cấu thành tội "Vận chuyển trái phépchất ma túy", còn việc vận chuyển ma túy là để nhằm mục đích bán kiếm lời
từ ma túy, thì trong trường hợp này "hành vi vận chuyển" được ghép với "hành
vi mua bán, trái phép chất ma túy" để cấu thành tội "Mua bán trái phép chất
ma túy"
Chất ma túy là: "Chất gây nghiện, chất hướng thần được qui địnhtrong các danh mục do Chính phủ ban hành" [2, tr 4]
Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 01/10/2001 qui định về danh mục chất
ma túy và tiền chất, Nghị định số 133/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chínhphủ bổ sung chất ma túy và tiền chất Hiện nay có 228 chất ma túy và 40 tiềnchất ma túy phải được kiểm soát Danh mục do Chính phủ Việt Nam banhành gồm 4 danh mục
Danh mục I gồm 47 chất ma túy là chất ma túy rất độc, tuyệt đối cấm
sử dụng trong lĩnh vực y tế Việc sử dụng chất ma túy này trong phân tích,kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học và điều tra tội phạm theo qui định đặc biệtcủa cơ quan có thẩm quyền
Danh mục II gồm 112 chất ma túy độc hại, được sử dùng hạn chếtrong phân tích, kiểm nghiệm nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặctrong lĩnh vực y tế theo yêu cầu điều trị
Danh mục III gồm 69 chất ma túy độc dược được dùng trong phântích, kiểm nghiệm nghiên cứu khao học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực
y tế theo yêu cầu điều trị
Danh mục IV gồm 40 tiền chất gồm các hóa chất không thể thiếutrong quá trình sản xuất, điều chế chất ma túy
Chất gây nghiện là: "Chất kích thích, ức chế thần kinh dễ gây tìnhtrạng nghiện đối với người sử dụng" [2, tr 4]
Trang 10Chất ma túy ức chế thần kinh bao gồm thuốc phiện và các chế phẩmcủa nó như heroin, morphin, codeine dễ gây tình trạng nghiện đối với người
sử dụng Những chất này có tác hại nhanh chóng đối với người sử dụng Chỉdùng sau vài lần là có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng.Chính lúc đó người nghiện bị lệ thuộc vào thuốc phiện Khi đã nghiện loại matúy này, người nghiện thường ở trạng thái ức chế thần kinh Khi lên cơnnghiện không có chất ma túy đưa vào cơ thể thì lập tức cơ thể người nghiện
có những phản ứng bứt rứt, ngứa ngáy, đau nhức khắp các khớp xương, nằm
co quắp, thậm chí miệng nôn, trôn tháo đó là hiện tượng "dị cảm"
Chất ma túy kích thích là chất ma túy khi xâm nhập vào cơ thể conngười nó kích thích hệ thống thần kinh, gây ra những phản ứng hưng phấnquá độ và dễ dàng đưa những người sử dụng ma túy kích thích vào trạng thái
bị lệ thuộc vào chúng Những chất ma túy kích thích là cocain và các chếphẩm của nó như doping
Chất hướng thần là: "Chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc chất gây
ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người
sử dụng" [2, tr 4]
Chất hướng thần là các loại ma túy tổng hợp hoặc bán tổng hợp tácđộng vào cơ thể con người thông qua các phương thức khác nhau như ngậm,uống Nó tác động nhanh chóng vào hệ thần kinh trung ương, não bộ, gây ranhững kích thích, gây ảo giác Nếu sử dụng nhiều lần, tần suất lớn cả về thờigian và liều lượng dùng thì người sử dụng cũng bị lệ thuộc vào chất hướng thần.Chất hướng thần tiêu biểu là Amphetamine, Methamphetamine, Ecstasy
Như vậy, theo quy định của điều luật và các quy định của Chính phủthì những chất ma túy nêu trên là đối tượng của tội phạm vận chuyển, muabán trái phép chất ma túy, số lượng ma túy được vận chuyển, mua bán tráiphép không có ý nghĩa trong việc định tội, mà chỉ có ý nghĩa trong việc xácđịnh tình tiết tăng nặng định khung
Trang 11Từ những phân tích nêu trên, tội phạm vận chuyển, mua bán trái phépchất ma túy có thể được khái niệm như sau:
Tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là hành vi nguy hiểm cho xã hội (vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy) được quy định trong BLHS, do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện bằng lỗi cố ý và đáng bị xử lý bằng hình phạt.
1.1.2 Đặc điểm pháp lý của tội phạm
Căn cứ vào qui định tại Điều 194 BLHS 1999 thì đặc điểm pháp lýcủa tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy được xác định nhưsau:
- Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm được xác định là: Các chính sách độc quyềnquản lý nhà nước về chất ma túy, mà trực tiếp đó là các quy định của Nhànước về vận chuyển, mua bán chất ma túy Việc tội phạm xâm hại đến cácquan hệ xã hội trên không những có tác động ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh
tế đất nước, đến tính mạng sức khỏe con người làm thoái hóa nòi giống, lànguy cơ gây ra "cái chết trắng", là nguồn lan truyền đại dịch HIV/AIDS Vìvậy, nó có ảnh hưởng rất xấu đến trật tự an toàn xã hội (TTATXH)
- Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi nguy hiểm cho xã hội mà tội phạm thực hiện ở đây bao gồm: + Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy là: Hành vi chuyển dịchbất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào
mà không nhằm mục đích mua bán
Vận chuyển trái phép chất ma túy có thể được thực hiện bằng cácphương tiện khác nhau, bằng các tuyến đường khác nhau như: đường bộ,đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện Có thể để trong
Trang 12người: cho vào túi áo, quần, nuốt vào bụng, nhét vào các lỗ tự nhiên của cơthể; trong hành lý như: valy, túi xách tay ; trong các phương tiện vậnchuyển: máy bay, ô tô, tàu thủy Theo quy định của điều luật, thì quãngđường vận chuyển dài hay ngắn, số lượng chất ma túy vận chuyển ít haynhiều không ảnh hưởng tới việc định tội Người vận chuyển chất ma túy thuêcho người khác không có mục đích mua bán thì họ đồng phạm về tội vậnchuyển trái phép chất ma túy.
+ Hành vi mua bán trái phép chất ma túy là: Hành vi mua, bán, traođổi ma túy bất hợp pháp hoặc vận chuyển chất ma túy để bán lại bất hợppháp Hành vi mua bán trái phép chất ma túy được thể hiện là dùng tiền hoặccác lợi ích vật chất khác để mua bán, trao đổi dưới các hình thức khác nhau:
Có thể là mua bán trực tiếp chất ma túy hoặc có thể là dùng ma túy để đổi lấycác hàng hóa khác, cho vay, đặt cọc, cầm cố, khấu nợ một cách trái phép
Tội phạm được coi là hoàn thành khi chủ thể tội phạm đã thực hiệncác hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nhất định theo quyđịnh của pháp luật hình sự
+ Hậu quả của tội phạm
Tội phạm có cấu thành hình thức và được coi là hoàn thành ngay khingười thực hiện tội phạm đã thực hiện hành vi vận chuyển, mua bán trái phépchất ma túy Tức là, tội phạm đã xâm hại đến chính sách độc quyền của Nhànước về quản lý khai thác sử dụng chất ma túy, mà chưa cần có những hậuquả vật chất cụ thể do tội phạm gây ra
Trang 13Chính vì vậy, độ tuổi chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở khoản 1 củaĐiều 194 BLHS là người đạt độ tuổi từ đủ 16 tuổi.
Tại các khoản còn lại 2, 3, 4 cấu thành tăng nặng, tội phạm thực hiệnhành vi do lỗi cố ý trực tiếp Chính vì vậy, luật qui định độ tuổi từ đủ 14
- Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp Có nghĩa rằng, ngườiphạm tội nhận thức rõ hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy củamình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi vận chuyển, muabán trái phép chất ma túy và mong muốn cho hậu quả xảy ra như vận chuyển,mua bán phát tán chất ma túy trong xã hội, gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội,như gây ra tệ nạn tiêm chích ma túy, nghiện ma túy và các tệ nạn xã hội khác.Thậm chí, tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy có mối quan
hệ mật thiết với tội phạm sử dụng chất ma túy, tệ nạn tiêm chích ma túy pháttriển là một trong nguyên nhân làm phát sinh đại dịch thế kỷ HIV/AIDS
- Hình phạt dành cho tội phạm
Vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là một loại tội phạm nguyhiểm, vì thế hình phạt dành cho tội phạm là rất nghiêm khắc Điều luật quiđịnh 4 khung hình phạt dành cho tội phạm
+ Khung 1: Qui định hình phạt tù từ 2-7 năm áp dụng đối với trườnghợp phạm tội không có tình tiết tăng nặng
+ Khung 2: Qui định hình phạt tù từ 7-10 năm áp dụng đối với ngườiphạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau: Có tổ chức, phạm tội nhiều lần,lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng danh nghĩa cơ quan tổ chức, vậnchuyển, mua bán qua biên giới, sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán
ma túy cho trẻ em, tái phạm nguy hiểm
Trang 14+ Khung 3: Qui định hình phạt tù từ 15-20 năm áp dụng đối với mộttrong các trường hợp phạm tội qui định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h vềtrọng lượng chất ma túy.
+ Khung 4: Qui định hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
áp dụng đối với 1 trong các trường hợp phạm tội qui định tại các điểm a, b, c,
d, đ, e, g, h về trọng lượng chất ma túy
Hình phạt bổ sung người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệuđồng đến 500 triệu đồng, tịch thu một phân hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảmnhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1- 5 năm
1.2 Nhận thức cơ bản về quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy với lực lượng Cảnh sát giao thông trong phát hiện, điều tra tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm về mối quan hệ phối hợp
CSĐT tội phạm về ma túy và CSGT là hai lực lượng nghiệp vụ cụ thểtrong biên chế tổ chức của ngành Công an, cả hai lực lượng này đều có tráchnhiệm phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm hoạt động trên đườnggiao thông (trong đó có tội phạm mua bán vận chuyển ma túy) theo chức năngnhiệm vụ khác nhau Trong đó, CSĐT tội phạm về ma túy là cơ quan điều trachuyên trách có nhiệm vụ tổ chức, tiến hành các biện pháp trinh sát và điềutra tố tụng theo quy định của pháp luật để thu thập tài liệu chứng cứ chứngminh làm rõ tội phạm và người phạm tội về ma túy theo quy định của phápluật Lực lượng CSGT tuy không có trách nhiệm trực tiếp tiến hành các biệnpháp điều tra làm rõ tội phạm về ma túy, nhưng với tư cách là lực lượngnghiệp vụ của ngành Công an trực tiếp tiến hành các mặt công tác quản lý trật
tự an toàn giao thông (TTATGT), như: Điều tra cơ bản về tuyến địa bàn giaothông trọng điểm; tuần tra kiểm soát giao thông (TTKSGT) và xử lý vi phạm;chỉ huy hướng dẫn giao thông; xây dựng cơ sở bí mật (CSBM), tuyên truyền
Trang 15giáo dục quần chúng tham gia giữ gìn TTATGT và TTATXH trên các tuyếnđường địa bàn giao thông công cộng Lực lượng CSGT có trách nhiệm pháthiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật và hoạt động của bọn tộiphạm (trong đó có các tội phạm về ma túy) trên các tuyến đường địa bàn giaothông công cộng Do vậy, để thực hiện có hiệu quả yêu cầu nhiệm vụ đấutranh chống tội phạm ma túy hoạt động trên đường giao thông, lực lượngCSĐT tôi phạm về ma túy phải phối hợp với nhiều lực lượng và tổ chức tiếnhành nhiều biện pháp nghiệp vụ khác nhau, trong đó quan hệ phối hợp với lựclượng CSGT luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát hiện, điều tratội pham về ma túy hoạt động trên đường giao thông Mối quan hệ phối hợp
đó vừa mang tính khách quan, vừa mang tính pháp lý quy định về quan hệphối hợp giữa một bên là cơ quan điều tra chuyên trách (Cơ quan CSĐT tộiphạm về ma túy) với một bên là cơ quan nghiệp vụ quản lý chuyên ngành (lựclượng CSGT) để thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ riêng của từng lực lượng vàyêu cầu nghiệp vụ chung mà cả hai bên cùng quan tâm
Khi đề cập đến vấn đề nêu trên, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự
(TCĐTHS) năm 2004 đã chỉ rõ: "Quan hệ giữa các Cơ quan điều tra với nhau, giữa Cơ quan điều tra với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra với nhau là quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra Các yêu cầu bằng văn bản của Cơ quan điều tra phải được cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nghiêm chỉnh thực hiện" [30]
Như vậy, theo quy định của pháp luật, nội dung của mối quan hệ phốihợp trên là việc phân công trách nhiệm và phối hợp hành động giữa các lựclượng có liên quan để giải quyết những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong hoạtđộng điều tra vụ án Vì vậy, trong mối quan hệ này cơ quan có trách nhiệmtiến hành điều tra tội phạm giữ vai trò chủ động trong việc xây dựng nội
Trang 16dung, yêu cầu, nhiệm vụ, cũng như phương tiện, lực lượng tham gia và cácphương pháp, biện pháp phối hợp
Tương tự như vậy, quá trình phát hiện điều tra tội phạm mua bán, vậnchuyển ma túy trên đường giao thông, thì quan hệ phối hợp giữa CSĐT tộiphạm về ma túy với CSGT vừa mang tính khách quan là yêu cầu tự thân củaquá trình điều tra, vừa mang tính thỏa thuận phân công phối hợp giữa các cơquan có thẩm quyền hành chính ngang nhau, song nó cũng mang tính bắt buộctheo chức năng nhiệm vụ của từng lực lượng và sự chấp hành, phục tùngmệnh lệnh theo sự lãnh đạo, chỉ huy của ngành Công an Trong mối quan hệphối hợp đó, thì quyền chủ động phối hợp thuộc về lực lượng CSĐT tội phạm
về ma túy, lực lượng CSGT có trách nhiệm tham gia phối hợp để thực hiệncác yêu cầu nhiệm vụ mà hoạt động điều tra đặt ra có liên quan đến chứcnăng, nhiệm vụ và điều kiện công tác của lực lượng CSGT
Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định mối quan hệ trên là vấn đề rấtphức tạp, nhìn nhận đánh giá nó ở từng góc độ khác nhau, cũng thể hiệnnhững quan điểm khác nhau Có người cho rằng quan hệ phối hợp giữa CSĐT
với các lực lượng nghiệp vụ trong hoạt động điều tra hình sự chỉ "là hoạt động thỏa thuận về mục đích, nhiệm vụ, lực lượng, biện pháp, phương tiện, thời gian và địa điểm tiến hành " [29] Hoặc, có người lại cho rằng "Đây là quan
hệ phân công và phối hợp hoạt động điều tra theo luật định giữa các chủ thể, trên cơ sở thẩm quyền và phương thức hoạt động của các chủ thể phối hợp nhằm mục đích chung khám phá điều tra, phòng ngừa tội phạm" [8, tr 15-16].
Rõ ràng việc xác định như vậy, về cơ bản đã thể hiện khá đầy đủ nội
dung, bản chất của mối quan hệ phối hợp ở từng mức độ khác nhau, song nóvẫn chưa làm rõ được tính khách quan của mối quan hệ phối hợp, cũng nhưtính chủ động thực hiện quan hệ phối hợp của cơ quan CSĐT và tính mệnhlệnh, bắt buộc trong quá trình thực hiện quan hệ phối hợp giữa các bên
Trang 17Với cách phân tích tiếp cận vấn đề như đã nêu, cũng như thực tiễnphòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm về ma túy, cho thấy quan hệphối hợp giữa CSĐT tội phạm về ma túy với lực lượng CSGT trong phát hiện,điều tra tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy trên đường giao
thông: Là sự thống nhất về mục đích, nhiệm vụ, lực lượng, phương tiện, biện pháp tiến hành giữa lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy với lực lượng CSGT, trên cơ sở các quy định của pháp luật và sự chỉ huy, chỉ đạo tập trung, thống nhất của lãnh đạo cấp trên để phát hiện, thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh làm rõ tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép chất
ma túy trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật
Như vậy, bản chất của quan hệ phối hợp giữa hai lực lượng là sự thỏathuận trên cơ sở bàn bạc, thống nhất về mục đích, nhiệm vụ và có sự chỉ huy,chỉ đạo của cấp trên để tiến hành phát hiện, thu thập các thông tin, tài liệu,chứng cứ theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng lực lượng đã đượcpháp luật quy định tạo thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp, phươngpháp, chiến thuật điều tra nhằm chứng minh làm rõ tội phạm và người thựchiện hành vi mua bán vận chuyển ma túy trên các tuyến giao thông đường bộtheo quy định của pháp luật Vì vậy, sự phối hợp trên là nhằm khai thác khảnăng chuyên môn, biện pháp, phương tiện nghiệp vụ của từng lực lượng đểthu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ, giải quyết những yêu cầu nhiệm vụ cụthể đặt ra trong hoạt động điều tra, góp phần giải quyết vụ án được nhanhchóng, thuận lợi và đem lại kết quả
Trong mối quan hệ đó CSĐT tội phạm về ma túy là lực lượng chủđộng đưa ra các nội dung, yêu cầu quan hệ phối hợp CSGT là lực lượng thamgia phối hợp theo yêu cầu của CSĐT tội phạm về ma túy Thông qua các cácmặt công tác đảm bảo TTATGT, lực lượng CSGT cung cấp các tài liệu giúpcho CSĐT tội phạm về ma túy nắm chắc tình hình địa bàn, tình hình đốitượng nghi vấn và các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động mua bán vận
Trang 18chuyển ma túy trên đường giao thông; thực hiện yêu cầu phối hợp để pháthiện, truy đuổi, bắt giữ số đối tượng ma túy đang hoạt động trên đường giaothông; tuyên truyền giáo dục quần chúng phát hiện, tố giác tội phạm về matúy theo yêu cầu quan hệ phối hợp phát hiện điều tra tội phạm ma túy hoạtđộng trên đường giao thông Quá trình thực hiện mối quan hệ phối hợp trên,lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy còn có điều kiện kiểm tra rà soát đưa vàodiện quản lý đối tượng sưu tra, quản lý địa bàn tụ điểm; tổ chức lực lượng,phương tiện xây dựng mạng lưới bí mật và tiến hành các biện pháp kiểm tra,xác minh, xác lập chuyên án đấu tranh triệt phá các tổ chức đường dây ma túylớn hoạt động trên các tuyến đường, địa bàn giao thông đường bộ
Ngược lại, để thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ đảm bảo TTATGT,phát hiện đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trênđường giao thông (trong đó có các tội phạm về ma túy), trong những trườnghợp cụ thể lực lượng CSGT cũng là bên chủ động đặt ra các yêu cầu đòi hỏi
có sự phối hợp của lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy Chẳng hạn như:Khai thác tài liệu từ kết quả điều tra, nắm tình hình các đối tượng về ma túy,phương thức, thủ đoạn cất giấu, vận chuyển ma túy; địa bàn, tuyến trọng điểmtội phạm về ma túy thường hoạt động để phục vụ cho yêu cầu điều tra cơbản, lập hồ sơ, vẽ sơ đồ địa bàn, tuyến đường trọng điểm về ma túy; xây dựngmạng lưới CSBM; xây dựng các phương án TTKSGT trọng điểm; kiểm tra,khám xét, truy đuổi, bắt giữ các các đối tượng mua bán, vận chuyển trái phépchất ma túy trên đường giao thông của lực lượng CSGT
Từ những phân tích lập luận trên đây, cũng như qua tổng kết đánh giáthực tiễn cho thấy quan hệ phối hợp giữa lực lượng CSĐT tội phạm về ma túyvới CSGT trong đấu tranh, phòng chống tội phạm mua bán vận chuyển chất
ma túy hoạt động trên đường giao thông có những đặc điểm sau:
- Mối quan hệ phối hợp trên diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng lực lượng
Trang 19Lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy và CSGT là hai lực lượngnghiệp vụ của ngành Công an cùng có trách nhiệm phát hiện, đấu tranh chốngtội phạm về ma túy hoạt động trên đường giao thông theo các chức năngnhiệm vụ khác nhau Mặc dù, việc phát hiện điều tra tội phạm về ma túy theotrình tự tố tụng hình sự để xử lý tội phạm và người phạm tội theo quy địnhcủa pháp luật hình sự thuộc chức năng chính của cơ quan CSĐT tội phạm về
ma túy, lực lượng CSGT chỉ có trách nhiệm phối hợp hỗ trợ khi có yêu cầubằng văn bản của cơ quan điều tra Tuy nhiên, để thực hiện được quy địnhtrên, mối quan hệ phối hợp giữa CSĐT tội phạm về ma túy với CSGT khôngchỉ diễn ra trong các trường hợp CSĐT yêu cầu lực lượng CSGT tiến hànhcác biện pháp cụ thể để hỗ trợ CSĐT thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ cụ thểtrong một vụ án, mà mối quan hệ phối hợp trên còn đòi hỏi có sự chủ độngcủa cả hai lực lượng trong việc thực hiện các mặt các công tác cơ bản củatừng bên, như: Điều tra cơ bản về địa bàn tuyến mua bán, vận chuyển ma túytrọng điểm; xây dựng mạng lưới bí mật nắm tình hình địa bàn, tình hình đốitượng ma túy; xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, sơ kết tổng kết chuyên đề;xây dựng các phương án quan hệ phối hợp trong một số tình huống đấu tranhchống tội phạm ma túy hoạt động trên đường giao thông Như vậy, sự chủđộng phối hợp một cách thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thực hiệncác mặt công tác cơ bản của từng lực lượng là điều kiện cần thiết để phục vụtốt cho yêu cầu đấu tranh chuyên án, thực hiện các biện pháp TTKSGT côngkhai để phát hiện bắt quả tang đối tượng vận chuyển ma túy cùng tang vật của
vụ án, chuyển hóa tài liệu trinh sát thành chứng cứ pháp lý để tổ chức phá ánhoặc thực hiện các phương án truy đuổi "chặn đầu, khóa đuôi" bắt giữ kịpthời các đối tượng mua bán vận chuyển ma túy bỏ chạy trên đường giaothông phục vụ tốt cho yêu cầu điều tra trong những trường hợp cần thiết
- Mối quan hệ phối hợp vừa mang tính "bàn bạc, thỏa thuận", vừa mang tính "pháp lý bắt buộc" giữa hai lực lượng nghiệp vụ có sự bình đẳng về thẩm
Trang 20quyền hành chính và có cùng trách nhiệm phát hiện đấu tranh chống tội phạm về ma túy hoạt động trên đường giao thông.
Rõ ràng, xét về tổ chức bộ máy của ngành Công an, thì lực lượng CSĐTtội phạm về ma túy và lực lượng CSGT là hai lực lượng có thẩm quyền hànhchính ngang nhau Vì thế, quan hệ giữa họ trong việc phát hiện đấu tranh chốngtội phạm về ma túy hoạt động trên đường giao thông là quan hệ bình đẳng,mang tính bàn bạc thỏa thuận, thống nhất về mục đích, về yêu cầu nhiệm vụ,
về lực lượng, phương tiện, thời gian, biện pháp tiến hành để đạt được một yêucầu nhiệm vụ nào đó mà cả hai lực lượng đã đặt ra
Tuy nhiên, mối quan hệ phối hợp đó còn mang tính pháp lý bắt buộc,chịu sự chi phối ràng buộc bởi các quy định của ngành Công an về quan hệphối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ trong ngành Công an và các quy địnhkhác của Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh TCĐTHS, Luật Phòng, chống matuý về quan hệ phối hợp giữa một bên là cơ quan điều tra chuyên trách, vớimột bên là các lực lượng nghiệp vụ chuyên ngành của ngành Công an trongquá trình phát hiện, điều tra tội phạm
Do vậy, ngoài tinh thần hợp tác, bàn bạc, thỏa thuận mang tính kháchquan, bình đẳng giữa hai lực lượng nghiệp vụ, trong quá trình thực hiện quan
hệ phối hợp để phát hiện điều tra tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy trênđường giao thông, đòi hỏi từng bên phải thực hiện đúng các quy định củapháp luật về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt động của từnglực lượng, đồng thời phải thực hiện nghiêm túc mệnh lệnh của cấp trên và cácquy định của ngành Công an về quan hệ phối hợp để đảm bảo quan hệ phốihợp có hiệu quả, tài liệu chứng cứ thu được qua phối hợp có giá trị chứngminh, làm rõ tội phạm theo quy định của pháp luật
- Mối quan hệ phối hợp đòi hỏi có sự khai thác sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp, phương tiện, điều kiện công tác theo chức năng nhiệm vụ của từng bên quan hệ.
Trang 21Xuất phát từ mục đích của mối quan hệ phối hợp là để nhanh chóngphát hiện điều tra tội phạm mua bán vận chuyển chất ma túy trên đường giaothông, đòi hỏi từng lực lượng tham gia quan hệ phải thực hiện một cách tốtnhất biện pháp, phương pháp, phương tiện, chiến thuật theo chức năng nhiệm
vụ của mình để khai thác triệt để điều kiện công tác, lợi thế vốn có của từnglực lượng và tăng cường sức mạnh chung giữa hai lực lượng trong phòngngừa, phát hiện tội phạm cũng như điều tra khám phá tội phạm vận chuyểntrái phép chất ma túy trên các tuyến đường giao thông Thực tế, nếu chỉ dựavào các biện pháp trinh sát và điều tra tố tụng của một mình Cơ quan CSĐTtội phạm về ma túy để phát hiện đấu tranh với tội phạm, sẽ khó khai thácđược hết các kênh, nguồn thông tin trong phát hiện tình hình có liên đến tộiphạm ma túy hoạt động trên đường giao thông hoặc sẽ gặp khó khăn trongchuyển hóa tài liệu trinh sát, trong truy đuổi, bắt giữ tội phạm trên đường giaothông Điều đó đòi hỏi bên cạnh các biện pháp cơ bản của cơ quan điều trachuyên trách, CSGT - lực lượng có trách nhiệm quản lý TTATGT trên tuyếnphải thông qua việc sử dụng các biện pháp quản lý TTATGT để kiểm tra kiểmsoát tư trang, hành lý và phương tiện vận chuyển của đối tượng nghi vấn; sửdụng các phương tiện tuần tra truy đuổi, bắt giữ đối tượng theo yêu cầu của
Cơ quan điều tra; cung cấp các thông tin về tuyến về địa bàn để xây dựng cácphương án "chặn đầu khóa đuôi" đối tượng trong các trường hợp cần thiết củaquá trình điều tra
Trang 22Tuân thủ pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc cơ bản, bao trùmtoàn bộ mối quan hệ phối hợp giữa hai lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy
và CSGT trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy hoạt độngtrên các tuyến đường giao thông Tuân thủ pháp chế xã hội chủ nghĩa lànguyên tắc cơ bản, đảm bảo cho hoạt động thực thi pháp luật của hai lựclượng CSĐT tội phạm về ma túy và CSGT thực hiện một cách nghiêm túctheo đúng qui định của pháp luật
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong phối hợp đấu tranh chốngtội phạm ma túy trên các tuyến đường giao thông giữa hai lực lượng CSĐTtội phạm về ma túy và CSGT được thể hiện trên những nội dung sau:
Lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy và CSGT thực hiện các yêu cầunhiệm vụ quan hệ phối hợp phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật nhànước và các quy định của ngành Công an Tôn trọng và bảo bệ quyền lợi hợppháp chính đáng của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân
Nội dung các biện pháp tiến hành trong quá trình quan hệ phối hợpphải được tổ chức tiến hành theo đúng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn củatừng lực lượng tham gia quan hệ
Hoạt động quan hệ phối hợp phải phục tùng nghiêm chỉnh sự lãnhđạo, chỉ huy, phân công, tổ chức điều hành của lãnh đạo có thẩm quyền
- Đảm bảo tính mục đích trong quan hệ phối hợp
Đây là nguyên tắc xuyên suốt quá trình thực hiện mối quan hệ phối hợp,
nó đảm bảo định hướng đúng đắn của quá trình quan hệ phối hợp là để cùngphát hiện điều tra tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trênđường giao thông một cách có hiệu quả Trong mọi trường hợp quan hệ phốihợp giữa hai lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy và CSGT phải luôn tuânthủ việc thực hiện mục đích đã được xác định Tuy nhiên, trong từng tìnhhuống điều tra cụ thể sẽ xuất hiện các mục đích cụ thể, nhưng tuyệt đối không
Trang 23được xa rời mục đích chính của mối quan hệ phối hợp Bởi vì, mục đích củamối quan hệ phối hợp chính là cơ sở để lựa chọn phương pháp, chiến thuậtphối hợp, phạm vi phối hợp và công tác lãnh đạo, chỉ đạo mối quan hệ phốihợp.
- Đảm bảo tính kế hoạch trong quan hệ phối hợp
Để đảm bảo cho các lực lượng tham gia phối hợp cùng chung mụcđích, cùng chung ý chí và hành động mang lại hiệu quả trong đấu tranh chốngtội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy thì cần thiết phải lập kếhoạch quan hệ phối hợp Khi lập kế hoạch, lực lượng CSĐT tội phạm về matúy và lực lượng CSGT cần bàn bạc, thảo luận để xác định rõ yêu cầu nhiệm
vụ, thời gian, địa điểm, lực lượng, phương tiện, công tác lãnh đạo chỉ đạo vàcác phương pháp chiến thuật tiến hành của từng lực lượng Bản kế hoạch phốihợp giữa hai lực lượng có thể trình bày lồng ghép trong bản kế hoạch điều tranói chung, đồng thời phải thường xuyên có sự điều chỉnh, bổ sung, thay đổikịp thời với từng tình huống xảy ra và với tiến độ điều tra vụ án nói chung
- Đảm bảo tính độc lập và phân định thẩm quyền trong quan hệ phối hợp
Với hai lực lượng Cảnh sát có chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyềnkhông giống nhau trong phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm về
ma túy, CSĐT tội phạm về ma túy là cơ quan điều tra chuyên trách trực tiếp
tổ chức tiến hành các biện pháp trinh sát và điều tra tố tụng để chứng minhlàm rõ tội phạm và người phạm tội vận chuyển mua bán trái phép chất ma tuýtheo quy định của pháp luật CSGT là cơ quan quản lý nhà nước về TTATGT
có nhiệm vụ đăng ký quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ,TTKSGT, phát hiện xử lý các hành vi vi phạm hành chính về TTATGT, hoạtđộng của bọn tội phạm và các hành vi vi phạm khác trên các tuyến đường địabàn giao thông công cộng Do vậy, CSGT là lực lượng hoạt động công khai,
Trang 24thực hiện chức năng phòng ngừa tội phạm (trong đó có các tội phạm về vậnchuyển, mua bán trái phép chất ma túy), phòng ngừa TNGT và các hành vi viphạm pháp luật khác xảy ra trên đường giao thông.
Chính vì chức năng nhiệm vụ của mỗi lực lượng khác nhau, điều kiện
và khả năng phát hiện điều tra tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất
ma túy trên đường giao thông của từng lực lượng cũng khác nhau Do vậy,trong quan hệ phối hợp ngoài việc thực hiện các quy định chung của mối quan
hệ phối hợp đặt ra, từng lực lượng phải đảm bảo nguyên tắc độc lập, phânđịnh tiến hành các biện pháp phát hiện, điều tra theo chức năng nhiệm vụ củamình, không được "xé rào, lấn sân", tùy tiện tiến hành các biện pháp nghiệp
vụ trái với quy định của ngành và của pháp luật Chính vì vậy, sự phối hợpgiữa hai lực lượng trong phát hiện điều tra tội phạm vận chuyển trái phép chất
ma túy trên đường giao thông là rất cần thiết, là điều kiện bổ sung cho nhau,
hỗ trợ nhau để tổ chức tiến hành đồng bộ có hiệu quả các biện pháp điều tra tốtụng, trinh sát bí mật và quản lý hành chính nhà nước trong quá trình đấutranh chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên cáctuyến giao thông đường bộ hiện nay
- Đảm bảo có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất trong quan hệ phối hợp đấu tranh chống tội phạm
Do tính chất hoạt động của tội phạm vận chuyển, mua bán ma túydiễn ra rất phức tạp, tội phạm hoạt động với nhiều phương thức, thủ đoạnkhác nhau gây rất nhiều khó khăn cho phát hiện điều tra của các cơ quanchức năng Hơn nữa, quan hệ phối hợp giữa CSGT và CSĐT tội phạm về matúy là quan hệ giữa hai lực lượng có thẩm quyền hành chính ngang nhau, cóđiều kiện khả năng phát hiện đấu tranh chống tội phạm về ma túy khác nhau
sẽ diễn ra rất phức tạp Do vậy, trong quá trình tổ chức duy trì mối quan hệphối hợp đó để phát hiện điều tra tội phạm về ma túy rất cần có sự chỉ đạotập trung thống nhất của các cấp lãnh đạo để chủ động điều phối, phân công
Trang 25tổ chức hợp lý nội dung công việc, biện pháp, phương tiện thời gian, địađiểm hoàn thành cho phù hợp với điều kiện, khả năng công tác của từng bênquan hệ
1.2.3 Phân công trách nhiệm và tổ chức lực lượng giữa Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và Cảnh sát giao thông trong đấu tranh, phòng chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên các tuyến giao thông đường bộ
- Trách nhiệm và tổ chức lực lượng của CSĐT tội phạm về ma túy
Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy (nay là lực lượng CSĐT tộiphạm về ma túy) được thành lập theo Quyết định số 192/QĐ/BNV(X13) ngày
12 tháng 3 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Nhằmđáp ứng yêu cầu mới trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về
ma túy cũng như hệ thống các văn bản có liên quan, ngày 02 tháng 3 năm
2005 Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quyết định số BCA(X13) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của CụcCSĐT tội phạm về ma túy Trong đó xác định: CSĐT tội phạm về ma túy là lựclượng chủ công, nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống tội phạm về ma túy
191/2005/QĐ-Trong hoạt động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm thìCSĐT tội phạm về ma túy được tiến hành các biện pháp nghiệp vụ trinh sáttheo những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Công an để phát hiện tộiphạm, đồng thời tổ chức tiến hành các hoạt động điều tra theo trình tự tố tụnghình sự đối với các tội phạm về ma túy theo quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự và Pháp lệnh TCĐTHS để xác định tội phạm, người thực hiện hành viphạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố, làm rõ những nguyên nhân và điều kiệnphạm tội và đề xuất các biện pháp khắc phục ngăn ngừa tội phạm
Để thực hiện nhiệm vụ trên, lực lượng CSĐT tội phạm về ma túyđược tổ chức ở cả ba cấp:
Trang 26+ Ở Bộ Công an có Cục CSĐT tội phạm về ma túy;
+ Ở Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có PhòngCSĐT tội phạm về ma túy;
+ Ở cấp huyện, thị có Đội CSĐT tội phạm về ma túy
Tùy theo từng cấp cụ thể Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn cho từng cấp trong hoạt động phát hiện, điều tra tội phạm về matúy Bên cạnh đó, thực hiện Luật phòng chống ma túy năm 2000 và Nghị định
số 99/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ, lực lượng CSĐTtội phạm về ma túy được tiến hành tất các các hoạt động nghiệp vụ cả côngkhai và bí mật theo quy định của pháp luật, nhằm chủ động phòng ngừa, kịpthời phát hiện, ngăn chặn và điều tra, khám phá các tội phạm về ma túy (được
áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết theo Điều 13, Luật phòngchống ma túy)
Quyết định 191/2005/QĐ-BCA(X13) ngày 02/3/2005 của Bộ trưởng
Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của CụcCSĐT tội phạm về ma túy, theo đó lực lượng này có chức năng tham mưu vềcông tác đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy; tổ chức thực hiện hướngdẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch và biện pháp đấutranh, phòng chống tội phạm về ma túy; trực tiếp tiến hành các biện phápphòng ngừa và điều tra xử lý tội phạm về ma túy
Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ trên, CSĐT tội phạm về matúy phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong các văn bản pháp luật, trong côngtác quản lý nhà nước, quản lý xã hội mà bọn tội phạm về ma túy lợi dụng hoạtđộng phạm tội hoặc phải tổ chức thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ đểphòng ngừa tội phạm về ma túy Thông qua các hoạt động nghiệp vụ để chủđộng nắm tình hình tội phạm về ma túy và các vấn đề khác có liên quan đếncông tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy; nắm được nguyên nhân,
Trang 27điều kiện về sự tồn tại và phát triển của tội phạm về ma túy, từ đó tiến hànhcác biện pháp loại trừ và chủ động phát hiện, ngăn chặn, điều tra khám phácác tội phạm về ma túy Đồng thời thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp với cáclực lượng trong và ngoài ngành Công an để trao đổi những thông tin có liênquan đến công tác phòng chống tội phạm về ma túy, huy động sức mạnh toàndân tham gia tích cực đấu tranh chống tội phạm về ma túy.
Đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy trên đường giao thông, lực lượng CSĐT tội
phạm về ma túy có trách nhiệm thường xuyên phối hợp với các lực lượngnghiệp vụ có liên quan và Công an địa phương nơi tuyến đường đi qua, trong
đó có lực lượng CSGT thuộc Công an huyện và lực lượng CSGT thuộc phòngPC26 làm nhiệm vụ TTKSGT trên các tuyến giao thông đường bộ để thựchiện các yêu cầu nhiệm vụ sau:
+ Nắm bắt tình hình chung về hoạt động của tội phạm ma túy, trong
đó có hoạt động của tội phạm về ma túy trên các tuyến đường địa bàn giaothông công cộng trong khu vực
+ Nhanh chóng xác minh các thông tin do các lực lượng nghiệp vụ(trong đó có CSGT) cung cấp về tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép chất
ma túy trên đường giao thông Nếu thấy đủ dấu hiệu tội phạm thì khởi tố điềutra theo quy định hoặc phối hợp với CSGT đấu tranh chuyên án nhằm chứngminh làm rõ tội phạm theo quy định của pháp luật, kịp thời thông báo kết quả
để CSGT cùng phối hợp theo dõi;
+ Tổ chức tiến hành các mặt công tác trinh sát cơ bản để phòng ngừa,phát hiện và hỗ trợ cho các biện pháp điều tra tội phạm về ma túy theo chứcnăng nhiệm vụ được giao như: điều tra cơ bản về tuyến, địa bàn trọng điểm,tiến hành sưu tra, xác minh hiềm nghi; xây dựng mạng lưới bí mật; xác lậpchuyên án trinh sát để phát hiện đấu tranh với các tội phạm về ma túy hoạtđộng trên đường giao thông theo quy định của pháp luật;
Trang 28+ Kịp thời thông báo cho các lực lượng nghiệp vụ có liên quan (trong
đó có CSGT) những thông tin về địa bàn, phương thức thủ đoạn mới của tộiphạm ma túy hoạt động trên đường giao thông, nhất là những thủ đoạn về cấtgiấu ma túy trong tư trang hành lý, trong người, trên các phương tiện giaothông vận tải; các thủ đoạn vứt hàng, khai báo gian dối khi bị bắt giữ; cácphương tiện thường bị lợi dụng để vận chuyển ma túy;
+ Chủ động có kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương, cácCông an cơ sở và các lực lượng nghiệp vụ có liên quan (trong đó có CSGT) tổchức đấu tranh triệt xóa các tụ điểm là khu vực thu gom ma túy hoặc đầu mốitiêu thụ ma túy trên đường giao thông
+ Trực tiếp tổ chức tiến hành các hoạt động điều tra cụ thể đối với các
vụ án vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy hoạt động trên các tuyếngiao thông, như: tiến hành điều tra tại hiện trường; tổ chức việc bắt, giữ đốitượng; kiểm tra khám xét phương tiện, hàng hóa, tư trang hành lý của các đốitượng buôn bán vận chuyển ma túy; hỏi cung bị can, đối chất nhận dạng; thựchiện việc truy tìm, truy nã đối tượng, phương tiện nghi vấn hoặc thực hiệncác yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể trong từng chuyên án
+ Phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ có liên quan (trong đó cóCSGT) để tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu tranh phòng,chống tội phạm ma túy
- Trách nhiệm và tổ chức lực lượng của CSGT
CSGT là một lực lượng nghiệp vụ quan trọng trong tổ chức bộ máycủa ngành Công an Hiện nay, theo Quyết định số 1293/2005/QĐ-BCA, ngày13/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chức năng, nhiệm vụ tổchức bộ máy của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt; Quyết định
số 746/QĐ-X13, ngày 01/6/1995 của Tổng cục Xây dựng lực lượng và Quyếtđịnh số 222/QĐ-BNV (X13), ngày 02/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay
là Bộ Công an) quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của
Trang 29Phòng CSGT Công an các địa phương, lực lượng CSGT được cơ cấu tổ chứcnhư sau:
về ma túy
Trong đấu tranh phòng chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên đường giao thông, lực lượng CSGT có nhiệm vụ:
Trang 30+ Điều tra nắm tình hình về tuyến, địa bàn giao thông trọng điểm(trong đó có tình hình về đối tượng, chủng loại ma túy và phương thức, thủđoạn hoạt động của tội phạm mua bán vận chuyển ma túy trên các tuyến giaothông ) nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh theo chức năngnhiệm vụ được giao;
+ Thường xuyên rà soát lên danh sách và lập hồ sơ số lái xe, phụ xe,hành khách đi trên xe và số đối tượng thường xuyên qua lại cửa khẩu nối liềntuyến quốc lộ thuộc địa bàn quản lý có biểu hiện nghi vấn vận chuyển, muabán trái phép chất ma túy trên các phương tiện giao thông; lập hồ sơ, lên sơ
đồ về cấu tạo địa bàn, tuyến đường, tụ điểm nơi bọn tội phạm về ma túythường hoạt động
+ Xây dựng mạng lưới CSBM, đồng thời tuyên truyền tổ chức quầnchúng hai bên đường, lái xe, phụ xe hoạt động trên đường giao thông phát hiện,
tố giác tội phạm mua bán, vận chuyển chất ma túy trên đường giao thông
+ Thông qua việc thực hiện các mặt công tác cơ bản theo chức năng
để chủ động phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ kịp thời các đối tượng phạm tội matúy hoạt động trên các tuyến giao thông Sau khi bắt giữ được đối tượng phạmtội về ma túy hoặc phát hiện các biểu hiện nghi vấn hoạt động ma túy trênđường giao thông, phải kịp thời thông báo cho CSĐT tội phạm về ma túy
+ Thường xuyên trao đổi thông báo cho lực lượng CSĐT tội phạm về
ma túy những thông tin mới về đối tượng, địa bàn, phương tiện, phương thứcthủ đoạn hoạt động mới của bọn tội phạm ma túy, cũng như các biểu hiệnnghi vấn khác về ma túy mà CSGT nắm được để xây dựng kế hoạch phốihợp, theo dõi, trao đổi thông tin, bổ sung hồ sơ tài liệu hoặc thực hiện các kếhoạch phá án, điều tra mở rộng vụ án của cơ quan điều tra
+ Thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ cụ thể trong các chuyên án truy xétđấu tranh chống tội phạm về ma túy hoạt động trên tuyến đường giao thông
Trang 31theo yêu cầu của Ban chuyên án, như: Chặn dừng, kiểm tra các phương tiệngiao thông, kiểm tra tư trang hành lý của hành khách trên các phương tiệngiao thông công cộng để thực hiện yều cầu chuyển hóa tài liệu trinh sátthành chứng cứ pháp lý bắt, giữ các đối tượng phạm tội không để chúng trốnchạy hoặc kịp thời tẩu tán tang vật.
+ Phối hợp với lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy tổ chức Hội nghịchuyên đề về kết quả và kinh nghiệm phát hiện, ngăn chặn tội phạm ma túytrên tuyến giao thông đường bộ
Như vậy, tùy theo chức năng nhiệm vụ được giao mỗi lực lượng (CSĐTtội phạm về ma túy và CSGT) đều có trách nhiệm đấu tranh phòng, chống tộiphạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên các tuyến đường giaothông Để phát huy vai trò, năng lực chuyên môn của từng lực lượng trongđấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy, giữa họ luôn đòi hỏi phải có sựquan hệ phối hợp chặt chẽ không chỉ trong việc thực hiện các yêu cầu điều tra
cụ thể đối với từng vụ án, mà mối quan hệ phối hợp đó phải được tiến hànhtrong cả quá trình tổ chức thực hiện các mặt công tác cơ bản của từng lựclượng Mối quan hệ phối hợp đó vừa mang tính khách quan, tự thân của quátrình tổ chức phát hiện điều tra tội phạm, vừa mang tính bàn bạc thỏa thuận vềmục đích yêu cầu nhiệm vụ, lực lượng, phương tiện tiến hành giữa các bêntham gia phối hợp, vừa mang tính bắt buộc chấp hành theo quy định của phápluật và sự lãnh đạo, chỉ huy trong ngành Công an
1.2.4 Nội dung, hình thức phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy với Cảnh sát giao thông trong phát hiện, điều tra tội phạm vận chuyển mua bán trái phép chất ma túy trên đường giao thông
- Nội dung của mối quan hệ phối hợp
Để phát hiện điều tra làm rõ tội phạm và người phạm tội vận chuyển,mua bán trái phép chất ma túy trên đường giao thông, lực lượng CSGT vàCSĐT tội phạm về ma túy có những phương pháp và biện pháp khác nhau
Trang 32Mỗi lực lượng có những ưu thế và hạn chế riêng Vì vậy, sự phối hợp giữa hailực lượng sẽ phát huy tích cực năng lực chuyên môn, cũng như điều kiện côngtác của từng lực lượng trong quá trình điều tra làm rõ tội phạm về ma túy hoạtđộng trên đường giao thông Mối quan hệ phối hợp giữa hai lực lượng trongđiều tra các vụ phạm tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy thườngđược thể hiện trong một số nội dung cụ thể sau đây:
+ Phối hợp trong tiếp nhận xử lý tin báo, tố giác về tội phạm
Tin báo, tố giác về tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất matúy là rất cần thiết và giữ vai trò quan trọng trong việc phát hiện điều tra, xử
lý tội phạm Theo qui định của pháp luật thì tin báo, tố giác về tội phạm là cơ
sở quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền điều tra xác định có hay không
có dấu hiệu tội phạm, phục vụ việc ra quyết định khởi tố, hoặc không khởi tố
vụ án hình sự và tổ chức tiến hành các hoạt động điều tra theo qui định củapháp luật Vì vậy, "tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm là hoạt độngcủa những cơ quan theo luật định, được tiến hành theo trình tự tố tụng hình sựnhằm ghi nhận, kiểm tra những tin báo, tố giác về tội phạm và những vụ việc
có tính chất hình sự do công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội chuyểnđến hoặc được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên cơ sở
đó ra quyết định khởi tố vụ án nếu có những tài liệu cần và đủ, chỉ ra nhữngdấu hiệu cơ bản của tội phạm trên thực tế đã xảy ra và những quyết định xử lýcần thiết khác" [29, tr 606]
Tuy nhiên, CSGT là một lực lượng nghiệp vụ của ngành Công an trựctiếp làm nhiệm vụ trên mặt đường, cũng là lực lượng thường xuyên trực tiếptiếp nhận các tin báo, tố giác về tội phạm nói chung và tội phạm về ma túyhoạt động trên đường giao thông nói riêng Khi tiếp nhận tin báo về tội phạm
về ma túy có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng thì lực lượngCSGT có trách nhiệm phải thông báo và phối hợp chặt chẽ với CSĐT tộiphạm về ma túy để lập kế hoạch, tổ chức lực lượng, phương tiện, tiến hành
Trang 33các biện pháp kiểm tra xác minh, phát hiện bắt giữ tội phạm kịp thời, tạo điềukiện thuận lợi cho việc khởi tố điều tra và tính toán các chiến thuật tiếp theotrong hoạt động điều tra Ngược lại, khi CSĐT tội phạm về ma túy nhận đượctin báo về tội phạm ma túy hoạt động trên đường giao thông, căn cứ vào nộidung yêu cầu cụ thể của tin báo CSĐT có thể phối hợp với CSGT để bàn bạccác phương pháp chiến thuật phát hiện điều tra làm rõ vụ án Để đảm bảo chấtlượng của tin báo, hai lực lượng còn cần phải phối hợp với nhau trong việcxác định các nội dung của tin bán và hình thức phương pháp tiếp nhận
+ Phối hợp trong trao đổi, kiểm tra xác minh thông tin, tài liệu có liên quan để phát hiện tội phạm
Trên các tuyến giao thông đường bộ, nhất là các tuyến nối liền cáctrung tâm sản xuất ma túy quốc tế qua cửa khẩu vào nội địa nước ta, là nhữngnơi có nhiều điều kiện thuận lợi để bọn tội phạm về ma túy lợi dụng vậnchuyển, mua bán chất ma túy từ nước ngoài vào nước ta Vì vậy, để phát hiệntội phạm ma túy hoạt động trên đường giao thông phải có sự phối hợp chặtchẽ giữa lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy với CSGT - lực lượng trực tiếplàm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT và TTATXH trên tuyến Trên thực tế, lựclượng CSĐT tội phạm về ma túy muốn hoàn thành nhiệm vụ điều tra, họ luônphải tiến hành nhiều biện pháp nghiệp vụ khác nhau, thu thập thông tin, tàiliệu từ nhiều nguồn khác nhau, như: qua công tác điều tra cơ bản; sưu tra, xácminh hiềm nghi; xây dựng sử dụng đặc tình, mạng lưới bí mật; xác lập chuyên
án đấu tranh nhưng điều hạn chế lớn nhất đối với CSĐT tội phạm về ma túy
là họ không có điều kiện đi sâu nắm được đặc điểm, cấu tạo tuyến, địa bàngiao thông trọng điểm, tình hình hoạt động của các đối tượng tham gia giaothông Trong khi đó, CSGT là lực lượng trực tiếp nắm tình hình, quản lýhoạt động của các đối tượng tham gia giao thông, họ có điều kiện kiểm tra,phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật (trong đó có các hành vi mua bán,vận chuyển chất ma túy trên các tuyến giao thông) Do vậy, để phát hiện tộiphạm mua bán vận chuyển chất ma túy trên đường giao thông, giữa CSĐT tội
Trang 34phạm về ma túy với CSGT vừa phải có sự phối hợp chặt chẽ trong trao đổithông tin, tài liệu có liên quan đến tội phạm, vừa phải chủ động trong xâydựng kế hoạch kiểm tra xác minh các thông tin tài liệu đã nhận được, bàn bạcphân công lực lượng, phương tiện sử dụng, thời gian kiểm tra xác minh đánhgiá các thông tin tài liệu về: Thời gian, địa điểm mua bán vận chuyển ma túy,đặc điểm phương tiện nghi vấn bỏ chạy; đặc điểm đối tượng có liên quan đếnviệc vận chuyển, cất giấu ma túy Việc kiểm tra xác minh phải được tiếnhành nhanh chóng, kịp thời, xác định đúng giá trị của tin báo, tố giác tội phạmgiúp cho mỗi lực lượng chủ động thực hiện các biện pháp phát hiện, điều tralàm rõ tội phạm theo chức năng nhiệm vụ của mình.
+ Phối hợp trong kiểm tra, khám xét người, tư trang hành lý và các phương tiện giao thông nghi vấn
Trong hoạt động điều tra các vụ án về ma túy, việc khám xét người, tưtrang hành lý, phương tiện giao thông nghi vấn để phát hiện người vậnchuyển ma túy và nơi cất giấu ma túy, có vai trò rất quan trọng trong việcchứng minh làm rõ tội phạm theo quy định của pháp luật Bởi vì qua đó, cơquan tiến hành khám xét (CSĐT tội phạm về ma túy và CSGT) có khả năngphát hiện, thu thập các vật chứng, nhất là chất ma túy, những công cụ, phươngtiện, tài liệu có liên quan, những tài sản, tiền bạc do đối tượng phạm tội matúy mà có để chứng minh hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túycủa đối tượng
Như vậy, trong thực tế hoạt động khám xét người, tư trang hành lý, hànghóa và phương tiện giao thông để phát hiện, thu giữ vật chứng liên quan đến đốitượng vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy cần được tổ chức một cách
cụ thể, khoa học và có sự phân công trách nhiệm rất cụ thể giữa lực lượngCSGT với CSĐT tội phạm về ma túy Hai lực lượng phải trao đổi thông tincho nhau trong suốt quá trình chuẩn bị lên phương án, cho đến việc thực hiệncác biện pháp khám xét cụ thể đối với phương tiện, người cất giấu, vậnchuyển trái phép chất ma túy Sự trao đổi thông tin trong phối hợp khám xét
Trang 35phải được thực hiện bằng văn bản và có sự bàn bạc thống nhất cao giữa hailực lượng
Để khám xét thu giữ vật chứng có kết quả, đòi hỏi việc triển khai thựchiện kế hoạch khám xét phải đảm bảo thực hiện tốt các nội dung yêu cầu sau:
Việc khám xét phải được thực hiện đúng quy định của pháp luật Trên
cơ sở đó vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp, phương tiện, chiếnthuật kiểm tra khám xét để đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ, không để lộ nguồntin, không để đối tượng bỏ chạy hoặc vứt hàng tẩu tán vật chứng gây khókhăn cho công tác đấu tranh
Việc khám xét phải được tổ chức chặt chẽ, phân công hợp lý để vừađảm bảo được tính hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tiếnhành khám xét và quần chúng nhân dân xung quanh
Trước khi thực hiện việc khám xét phải xây dựng các phương án phốihợp đấu tranh cụ thể trong một số tình huống bất trắc có thể xảy ra khi đangkiểm tra khám xét người, hàng hóa và phương tiện giao thông nghi vấn cấtgiấu, vận chuyển ma túy trên đường giao thông
+ Phối hợp trong bắt, giữ đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy hoạt động trên đường giao thông
Trong hoạt động điều tra các vụ án vận chuyển, mua bán trái phépchất ma túy thì việc bắt giữ đối tượng trong vụ án cùng với tang vật là ma túy
có ý nghĩa rất quan trọng trong điều tra chứng minh làm rõ tội phạm vậnchuyển, mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của pháp luật Đốitượng vận chuyển mua bán trái phép chất ma túy thường có nhiều thủ đoạn rấttinh vi, xảo quyệt nhằm trốn tránh sự phát hiện của cơ quan CSĐT Trongnhiều trường hợp trên các phương tiện chở khách, đối tượng buôn bán ma túyngồi ở một nơi, nhưng lại để ma túy ở nơi khác hoặc để lẫn ở những hàng hóahợp pháp, hàng nặng, hàng bẩn thỉu khó kiểm tra kiểm soát và nếu thấy độngchúng sẵn sàng "bỏ của chạy lấy người" Một điểm đáng chú ý là khi vận chuyển
Trang 36trên các phương tiện giao thông, bọn tội phạm luôn tận dụng mọi ngăn, hốc, khe
hở sẵn có của phương tiện hoặc gia cố làm thêm để cất giấu ma túy Vì vậy, quátrình phát hiện, bắt giữ đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túycùng với tang vật (ma túy) là hết sức khó khăn, đòi hỏi phải có sự phối hợpchặt chẽ giữa hai lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy với lực lượng CSGTtrong việc phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu để xác định đối tượng,thời gian, địa điểm, phương pháp, chiến thuật bắt, giữ trong các trường hợpbắt quả tang, bắt khẩn cấp và bắt các đối tượng về ma túy đang có lệnh truy
sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích chứng minh làm rõ tội phạm theo quyđịnh của pháp luật, thì toàn bộ các thông tin tài liệu của hoạt động trinh sátphải được chuyển hóa thành chứng cứ pháp lý Hoạt động TTKSGT phát hiện
xử lý vi phạm; điều tra xử lý TNGT; kiểm tra phương tiện hàng hóa vận chuyểntrên đường giao thông là các công việc thực hiện theo quy định của phápluật hành chính thuộc thẩm quyền CSGT Các hoạt động mang tính hành chính
Trang 37đó rất thuận tiện cho việc đưa ra các sự việc, hiện tượng "ngẫu nhiên" để ngụytrang cho các phương pháp chiến thuật đấu tranh của cơ quan điều tra Từ đóchuyển hóa các tài liệu trinh sát thành chứng cứ pháp lý thông qua việc xử lý
vi phạm hành chính về TTATGT để bắt quả tang người, phương tiện vậnchuyển ma túy trên đường giao thông phục vụ tốt cho yêu cầu điều tra
Do vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng CSĐT tội phạm
về ma túy với lực lượng CSGT để bàn bạc thống nhất trong việc lựa chọn thờigian, địa điểm, sự việc hiện tượng để bắt quả tang đối tượng vận chuyển, cấtgiấu ma túy trên các phương tiện giao thông "ngụy trang" cho việc chuyểnhóa các tài liệu trinh sát thành chứng cứ pháp lý
+ Phối hợp trong việc thực hiện các mặt công tác cơ bản của từng lực lượng phục vụ yêu cầu phát hiện tội phạm vận chuyển, mua bán ma túy trên đường giao thông
CSĐT tội phạm về ma túy và CSGT là hai lực lượng đều có trách nhiệmđiều tra cơ bản tuyến địa bàn giao thông trọng điểm về hoạt động ma túy, nắmtình hình phát hiện bắt giữ các đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép chất
ma túy để xử lý theo pháp luật Vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ phát hiện loạiđối tượng này, thì cả hai lực lượng nêu trên phải thường xuyên có mối quan
hệ phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện một số mặt công tác
cơ bản của từng lực lượng Nội dung phối hợp giữa hai lực lượng trong một
số mặt công tác cơ bản như sau:
Phối hợp trong điều tra cơ bản về tuyến, địa bàn giao thông công cộngtrọng điểm về mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy trên đường giaothông: Lập hồ sơ, vẽ sơ đồ cấu tạo địa hình tuyến đường, cũng như tình hìnhhoạt động của các đối tượng nghi vấn
Phối hợp trong việc phát hiện các đối tượng nghi vấn hoạt động matúy, rà soát bổ sung hồ sơ, tài liệu quản lý đối tượng sưu tra về ma túy hoạtđộng trên đường giao thông theo chức năng của lực lượng CSĐT
Trang 38Phối hợp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu kiểm tra xácminh các đối tượng nghi vấn, xác lập hiềm nghi hoặc chuyên án đấu tranh đảmbảo yêu cầu đề ra.
Phối hợp trong việc xác định các cung tuyến tuần tra, địa bàn khu vựctrọng điểm cần tăng cường bố trí cán bộ CSGT tuần tra thường xuyên hoặcbất ngờ đột kích tuần tra kiểm soát phát hiện bắt giữ đối tượng mua bán, vậnchuyển ma túy
- Hình thức phối hợp giữa hai lực lượng
Trên cơ sở các nội dung, yêu cầu phối hợp được xác định, tùy vàođiều kiện hoàn cảnh và các yêu cầu đặt ra mà hình thức phối hợp giữa hai lựclượng trên được xác định Trên thực tế, mối quan hệ phối hợp giữa hai lựclượng trong phát hiện điều tra tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất
ma túy trên đường giao thông, thường được thực hiện dưới các hình thức sau:
+ Trao đổi thông tin, đưa ra các yêu cầu cần kiểm tra xác minh;
+ Trao đổi, bàn bạc đi đến thống nhất về những nội dung, phươngpháp, lực lượng, phương tiện cần phối hợp thực hiện để phát hiện, điều tratội phạm theo quy định của pháp luật hoặc phối hợp dưới hình thức là cácthành viên tham gia ban chuyên án truy xét;
+ Cử cán bộ, bố trí phương tiện cùng phối hợp thực hiện các biệnpháp phát hiện, điều tra tội phạm cụ thể theo quy định của pháp luật;
+ Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về quan hệ phối hợp
1.2.5 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo mối quan hệ phối hợp
Mối quan hệ phối hợp giữa hai lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy vớiCSGT trong phòng chống tội phạm ma túy nói chung và tội phạm vận chuyển,mua bán trái phép chất ma túy nói riêng trên các tuyến đường giao thông luôn
có những diễn biến phức tạp theo yêu cầu nhiệm vụ phát hiện điều tra tội phạm
Do vậy, nó luôn đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp, phương tiện, lực
Trang 39lượng nghiệp vụ khác nhau để tiến hành các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong cáctình huống điều kiện bất lợi, bất ngờ bị động, thậm chí trong nhiều trường hợp lànguy hiểm Điều đó đặt ra phải thường xuyên có sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp cóthẩm quyền Tuy nhiên, tùy vào tính chất của vụ án mà mối quan hệ ở từng cấpđược xác định, theo đó sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền được tiếnhành Chẳng hạn, quan hệ phối hợp giữa CSĐT tội phạm về ma túy với lựclượng CSGT ở cấp Công an địa phương để phát hiện điều tra tội phạm vậnchuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên một tuyến giao thông nào đó thuộcthẩm quyền điều tra của Công an tỉnh, thì vai trò lãnh đạo chỉ đạo cao nhất đốivới hai lực lượng tham gia quan hệ phối hợp sẽ thuộc thẩm quyền của Ban Giámđốc Công an địa phương, mà cụ thể là đồng chí Phó Giám đốc phụ trách Cảnhsát, kiêm Thủ trưởng cơ quan CSĐT cấp tỉnh và lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp củamối quan hệ phối hợp là Trưởng phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Trưởngphòng CSGT Công an địa phương Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp mối quan
hệ giữa hai lực lượng này diễn ra ở mức độ thấp hơn, trong phạm vi một Công
an huyện nơi có tuyến giao thông chạy qua, thì sự lãnh đạo chỉ đạo mối quan hệphối hợp trên thuộc về Trưởng Công an huyện hoặc Phó Trưởng Công an huyệnphụ trách Cảnh sát
Mặc dù, ở từng mức độ quan hệ khác nhau, lãnh đạo có thẩm quyền chỉđạo trực tiếp mối quan hệ phối hợp đó cũng khác nhau, song để đảm bảo yêu cầucủa mối quan hệ phối hợp một cách thường xuyên mang tính khách quan tự nhiêntrong quá trình thực hiện các mặt công tác cơ bản của từng lực lượng, thì vai tròchỉ đạo mối quan hệ phối hợp giữa hai lực lượng lại thuộc về lãnh đạo Tổng cụcCảnh sát và các cơ quan quản lý nghiệp vụ chuyên ngành ở cấp Trung ương, đó
là Cục CSĐT tội phạm về ma tuý (C17) và Cục CSGT đường bộ đường sắt(C26)
Hai lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy với CSGT trong đấu tranh,phòng chống tội phạm về ma túy trên các tuyến đường giao thông phải tuyệtđối tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ huy của Tổng cục Cảnh sát Mọi vụ án phức tạp
Trang 40về ma túy có tính chất nguy hiểm, hậu quả lớn, liên quan đến nhiều tuyến, địabàn, nhiều tỉnh, thậm chí liên quốc gia thì hai lực lượng CSĐT tội phạm về
ma túy và CSGT đều phải kịp thời báo cáo, đề xuất và xin ý kiến chỉ đạo củalãnh đạo Tổng Cục Cảnh sát Trên cơ sở đó Lãnh đạo Cục C17 chỉ đạo, kiểmtra, hướng dẫn các Phòng PC17 Công an các địa phương toàn bộ nghiệp vụ vềphòng, chống tội phạm ma túy; đồng thời phối hợp với Cục C26 để chỉ đạo,hướng dẫn các Phòng PC26 làm tốt công tác phối hợp, phòng, chống tội phạm
ma túy trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt Lãnh đạo Cục C26 chỉđạo, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc lực lượng CSGT đường bộ, đường sắt phốihợp chặt chẽ với lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy ở Công an các địaphương tiến hành các biện pháp phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm
về ma túy hoạt động trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, dựa trên những lý luận chung nhất về tội phạm vàcấu thành tội phạm của pháp luật hình sự, đề tài luận văn đã đi vào nghiêncứu phân tích làm rõ: Khái niệm, đặc điểm pháp lý của tội phạm vận chuyểnmua bán trái phép các chất ma túy, trong đó phân tích rõ sự khác biệt và tínhgiao thoa giữa hai hành vi vận chuyển và mua bán trái phép các chất ma túy
Trên cơ sở những lý luận cơ bản của Pháp lệnh TCĐTHS, đề tài luậnvăn cũng đã phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung quan
hệ phối hợp và công tác lãnh đạo, chỉ đạo quan hệ phối hợp giữa CSĐT tộiphạm về ma túy với CSGT trong phát hiện điều tra tội phạm vận chuyển, muabán trái phép các chất ma túy trên các tuyến giao thông đường bộ
Nhìn chung, chương 1 của đề tài đã có sự khai thác, kế thừa những lýluận chung nhất của luật hình sự, Pháp lệnh TCĐTHS vào việc phân tích làm
rõ nhận thức lý luận về các đối tượng nghiên cứu của đề tài Nhận thức lýluận đó đã có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu khảo sát về thực trạngdiễn biến của các đối tượng nghiên cứu ở chương 2