1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ HOẠT ĐỘNG điều TRA tội PHẠM cướp GIẬT tài sản TRÊN các TUYẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ của lực LƯỢNG cản sát điều TRA tội PHẠM HÌNH sự CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

93 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 563,5 KB

Nội dung

Những năm gần đây, tình trạng tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt là tình hình tội phạm dùng phương tiện môtô cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ đang có chiều hướng gia tăng gây tâm lý hoang mang trong các tầng lớp nhân dân và gây rất nhiều khó khăn trong công tác phòng ngừa, đấu tranh của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm gần đây, tình trạng tội phạm cướp giật tài sản trên địa bànthành phố Hà Nội diễn biến hết sức phức tạp Đặc biệt là tình hình tội phạmdùng phương tiện môtô cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộđang có chiều hướng gia tăng gây tâm lý hoang mang trong các tầng lớp nhândân và gây rất nhiều khó khăn trong công tác phòng ngừa, đấu tranh của lựclượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự

Năm 2005, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 471 vụ cướp giật tàisản tăng 169 vụ = 35,8% so với năm 2004, trong đó có 16 vụ cướp giật tài sảncủa người nước ngoài, 03 vụ gây thương tích nặng cho người bị hại, 01 vụgây chết người, 04 vụ tài sản có giá trị lớn trên 100 triệu đồng 6 tháng đầunăm 2006, xảy ra 468 vụ cướp giật tài sản tăng đột biến so với cùng kỳ cácnăm trước, trong đó có 08 vụ cướp giật tài sản của người nước ngoài Tộiphạm cướp giật tài sản đang có xu hướng trẻ hóa, phức tạp về thành phần, độtuổi, giới tính… với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, manhđộng, nguy hiểm cấu kết thành băng ổ nhóm hoạt động chuyên nghiệp lưuđộng trên địa bàn rộng

Thành phố Hà Nội là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quantrọng với hàng nghìn tuyến phố, ngõ, ngách; mật độ người và phương tiệntham gia giao thông hàng ngày rất lớn là điều kiện để bọn tội phạm cướp giậttài sản lợi dụng hoạt động Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sựCông an thành phố Hà Nội đã có nhiều nỗ lực triển khai đồng bộ các biệnpháp phòng ngừa và đấu tranh song tình trạng tội phạm cướp giật tài sản trênđịa bàn thành phố vẫn chưa được kìm chế, còn tiềm ẩn nhiều phức tạp trongthời gian tới Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan và khách quan còn tồntại những quan điểm về lý luận và thực tiễn chưa phù hợp Hoạt động nghiệp

Trang 2

vụ trinh sát trong phòng ngừa, điều tra loại tội phạm này vẫn còn những bấtcập, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu tình hình thực tiễn

Đã có một số công trình nghiên cứu về các hoạt động của loại tộiphạm này và hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm cướp giật tài sản củalực lượng cảnh sát những năm trước đây dưới các góc độ khác nhau như:cướp giật tài sản của phụ nữ, cướp giật tài sản người nước ngoài… nhưngchưa có công trình nào nghiên cứu về hoạt động nghiệp vụ trinh sát của lựclượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự trong phòng ngừa, điều tra tội phạm

cướp giật tài sản Vì vậy tác giả đã chọn đề tài: "Hoạt động nghiệp vụ trinh sát trong phòng ngừa điều tra tội phạm cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự Công an thành phố Hà Nội" làm luận văn thạc sĩ.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng hoạt động nghiệp

vụ trinh sát trong phòng ngừa, điều tra tội phạm cướp giật tài sản trên cáctuyến giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sựCông an thành phố Hà Nội nhằm đánh giá đúng thực trạng tình hình, làm rõmặt mạnh, mặt yếu và những nguyên nhân tồn tại thiếu sót Trên cơ sở đó đềxuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả các mặt của hoạt động này đáp ứngđược tình hình thực tiễn trong thời gian tới

- Nhiệm vụ của đề tài

+ Trình bày, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động nghiệp

vụ trinh sát trong phòng ngừa, điều tra tội phạm cướp giật tài sản

+ Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động nghiệp vụ trinh sát trongphòng ngừa, điều tra tội phạm cướp giật tài sản của lực lượng Cảnh sát điềutra tội phạm hình sự Công an thành phố Hà Nội

Trang 3

+ Dự báo xu hướng tình hình tội phạm cướp giật tài sản trên các tuyếngiao thông đường bộ thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ trinhsát trong phòng ngừa, điều tra tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thànhphố Hà Nội

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Hoạt động nghiệp vụ trinh sát trong phòng ngừa, điều tratội phạm cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ của lực lượngCảnh sát điều tra tội phạm hình sự Công an Hà Nội

- Phạm vi: Giới hạn ở hoạt động nghiệp vụ trinh sát trong phòng ngừa

và điều tra tội phạm cướp giật tài sản của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạmhình sự Công an thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến 6 tháng đầu năm 2006

4 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

- Các văn bản của Nhà nước, các giáo trình, sách chuyên khảo, các tàiliệu lý luận về hoạt động phòng, chống tội phạm, hệ thống những công trìnhnghiên cứu khoa học về phòng, chống tội phạm Đặc biệt là các tài liệu vềhoạt động nghiệp vụ trinh sát của lực lượng công an trong đấu tranh phòng,chống tội phạm hình sự

- Cơ sở thực tiễn: Là kết quả thực tiễn thông qua công tác nghiên cứu

hệ thống các báo cáo sơ kết, tổng kết, hồ sơ các chuyên án cụ thể, kết quả traođổi tọa đàm với các lực lượng trinh sát chuyên trách hoạt động phòng ngừa,điều tra tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin mà trọng tâm làphép duy vật biện chứng, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt độngnghiệp vụ trinh sát trong phòng ngừa, điều tra tội phạm

Trang 4

- Các luận điểm khoa học điều tra hình sự, tội phạm học, tâm lý học,triết học…

- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:

+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

6 Ý nghĩa của đề tài

- Về lý luận:

+ Góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận hoạt động nghiệp vụ trinhsát trong phòng ngừa, điều tra tội phạm nói chung và tội phạm cướp giật tàisản trên các tuyến giao thông đường bộ nói riêng

+ Kết quả nghiên cứu của đề tài làm tài liệu tham khảo trong quá trìnhnghiên cứu, giảng dạy ở các trường công an nhân dân

- Về mặt thực tiễn:

Các giải pháp đưa ra có tính khả thi góp phần định hướng nâng caohiệu quả hoạt động nghiệp vụ trinh sát trong phòng ngừa, điều tra tội phạmcướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ thành phố Hà Nội

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 3 chương, 10 tiết

Trang 5

Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TRINH SÁT TRONG PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRA TỘI PHẠM CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN CÁC TUYẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT ĐIỀU TRA TỘI PHẠM HÌNH SỰ

1.1 Nhận thức về tội phạm cướp giật tài sản

1.1.1 Khái niệm tội phạm cướp giật tài sản và tội phạm cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ

Tội phạm cướp giật tài sản được xác định là một trong những tộiphạm nguy hiểm và nghiêm trọng Nó được thể hiện ở chỗ không chỉ xâm hạiđến tài sản (quyền sở hữu), đến tính mạng, sức khỏe công dân (quyền nhânthân) mà còn xâm hại đến trật tự công cộng và an toàn giao thông, gây tâm lýhoang mang lo sợ trong đời sống xã hội và ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn

xã hội

Điều 136 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tội cướp giật tài sảnnhưng không mô tả cụ thể hành vi cướp giật tài sản được thể hiện như thếnào Song căn cứ vào lý luận và thực tiễn hoạt động điều tra, xét xử thì cướpgiật tài sản là hành vi công khai nhanh chóng giật lấy tài sản trong tay ngườikhác hoặc đang trong sự quản lý của người có trách nhiệm về tài sản rồi tẩuthoát mà không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc một thủ đoạn nàonhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản Do đó, có thể hiểu tộiphạm cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ như sau: Cướpgiật tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luậthình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ýxâm phạm tài sản, tính mạng sức khỏe của công dân, xâm phạm an toàn giaothông và trật tự công cộng

Trang 6

Từ khái niệm trên cho thấy:

- Cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng giật lấy tài sản của ngườikhác một cách công khai rồi tìm cách tẩu thoát (bằng phương tiện xe máyhoặc chạy bộ)

- Tội phạm cướp giật tài sản được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp

- Tội phạm cướp giật tài sản xâm hại đến quan hệ sở hữu và một sốquan hệ khác được Luật hình bảo vệ

- Chủ thể của tội phạm cướp giật tài sản là người có năng lực tráchnhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự

Hành vi cướp giật tài sản có thể xảy ra mọi nơi, mọi lúc nhưng trongthực tiễn công tác đấu tranh thì loại tội phạm cướp giật tài sản trên các tuyếngiao thông đường bộ mang tính phổ biến, chiếm tỉ lệ rất cao, nó mang đầy đủcác đặc điểm pháp lý của tội phạm cướp giật tài sản nói chung Song nó cónhững đặc trưng cơ bản sau:

- Dùng phương tiện (chủ yếu là xe máy phân khối lớn) để cướp giật tàisản của những người tham gia giao thông trên các tuyến đường, tuyến phố

- Lợi dụng sơ hở, chủ quan của người tham gia giao thông để cướpgiật tài sản rồi nhanh chóng tẩu thoát bằng chạy bộ

- Người bị hại là những người đang hoạt động trên các tuyến giaothông đường bộ hoặc các khu vực liền kề Trong phạm vi nghiên cứu đề tàinày, tác giả tập trung vào người bị hại là những người đang tham gia giaothông trên các tuyến đường bộ

- Địa bàn xảy ra là các tuyến đường, tuyến phố, các đầu mối giaothông đường bộ, các khu vực liền kề các tuyến giao thông

- Tài sản bị xâm hại chủ yếu là những tài sản nhỏ gọn có giá trị trênngười, phương tiện của người bị hại

1.1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội phạm cướp giật tài sản

Trang 7

Tội phạm cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136, chương XIVBLHS năm 1999 cụ thể như sau:

1 Người nào cướp giật tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ

03 năm đến 10 năm.

a) Có tổ chức

b) Có tính chất chuyên nghiệp.

c) Tái phạm nguy hiểm.

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm.

đ) Hành hung để tẩu thoát.

e) Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%.

g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ

4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ

12 năm đến 20 năm hoặc chung thân.

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà

tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người.

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.

Trang 8

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5 Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Từ quy định trên của pháp luật cho thấy những đặc điểm pháp lý củatội phạm này:

- Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện:

Giật tài sản: Là hành vi giằng, giật mạnh lấy tài sản về mình mộtcách nhanh chóng (ngay tức khắc) Đây là bản chất của hành vi phạm tội Nóđược thực hiện một cách công khai, trắng trợn, không có ý thức che giấu hành

vi của mình đối với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản.Tính chất này không phải công khai về thân phận người phạm tội vì vậy tộiphạm cướp giật tài sản vẫn có những hành vi che dấu như đeo mặt nạ, hóatrang, sử dụng phương tiện như xe máy không biển kiểm soát hoặc biển kiểmsoát giả để trốn tránh sự phát hiện, cản trở việc điều tra của các lực lượngchuyên trách

Để tránh nhầm lẫn với một số tội phạm xâm phạm sở hữu khác như:cướp tài sản, lừa đảo, lạm dụng, trộm cắp tài sản… ta có thể phân biệt thủđoạn của tội phạm cướp giật tài sản như sau:

Trang 9

a) Tội phạm cướp giật tài sản có thể dùng thủ đoạn chen lấn, xô đẩy

để giật tài sản, lợi dụng chủ sở hữu đang vướng mắc không có khả năng bảo vệtài sản và đuổi bắt… người phạm tội có vẻ ngang nhiên giật tài sản mà khôngcần tẩu thoát gần giống hành vi phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

b) Tội phạm cướp giật tài sản có thể dùng thủ đoạn đóng giả cán bộviên chức Nhà nước như thuế vụ, quản lý thị trường để giả vờ đe dọa chủ sởhữu rồi bất ngờ giật tài sản tẩu thoát

c) Thủ đoạn gian dối để tiếp cận người quản lý tài sản rồi bất ngờ giậttài sản như giả vờ đổi hàng hóa, hỏi thăm đường sá…

d) Hành vi lén lút để tiếp cận chủ sở hữu rồi nhanh chóng giật tài sảncũng là một thủ đoạn dễ nhầm lẫn với tội phạm trộm cắp tài sản

Khi nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm này ta thấy hành vi giậttài sản rồi nhanh chóng tẩu thoát chỉ là đặc trưng chứ không phải là dấu hiệubắt buộc Người phạm tội có thể tẩu thoát hoặc không tẩu thoát tuỳ vào từngtrường hợp cụ thể

+ Hậu quả của tội phạm trước hết là những thiệt hại về tài sản, về tínhmạng, sức khỏe và những thiệt hại khác Đây là loại tội phạm cấu thành vậtchất, do đó chỉ khi tội phạm giật được tài sản mới cấu thành, nếu đã giật tàisản mà chưa được thì là phạm tội chưa đạt Tài sản mà tội phạm này nhằmvào thường là những tài sản có giá trị nhỏ gọn như: dây chuyền vàng, ví xách,đồng hồ, điện thoại di động Luật pháp quy định giá trị của tài sản và nhữngthiệt hại khác về tính mạng, sức khỏe - là những tình tiết định khung tăngnặng của tội phạm này

- Mặt chủ quan của tội phạm

Cũng như một số tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản,cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp với mục

Trang 10

đích mong muốn chiếm đoạt tài sản Đây là dấu hiệu bắt buộc để định tội danh.Tuy nhiên, tội phạm cướp giật tài sản còn có thể có những mục đích khác.

- Chủ thể của tội phạm

Chủ thể tội phạm cướp giật tài sản cũng tương tự như đối với các tộiphạm xâm phạm sở hữu khác Tuy nhiên, người phát triển từ đủ 14 tuổi đếndưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sảnthuộc quy định tại Khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự vì chỉ mang tính chấtnghiêm trọng và theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì người

từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự

về tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng Như vậy, tộiphạm phải đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự thuộc Khoản

1 Điều 136 Bộ luật hình sự

Tội phạm cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ mangtính phổ biến, đặc biệt ở những địa bàn có hệ thống giao thông đường bộ phứctạp tập trung nhiều hoạt động tham gia giao thông như các thành phố, thị xã

Nó mang đầy đủ các dấu hiệu pháp lý và đặc trưng của tội phạm cướp giật tàisản Tuy nhiên, nó có những đặc điểm riêng về quy luật, phương thức, thủđoạn, phương tiện gây án Nhận thức đầy đủ về đặc điểm pháp lý của tộiphạm cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ nói riêng và tộiphạm cướp giật tài sản nói chung có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòngngừa, điều tra các vụ án cướp giật tài sản Đặc biệt là việc áp dụng các hoạtđộng nghiệp vụ trinh sát trong phòng ngừa điều tra loại tội phạm này trên địabàn thành phố Hà Nội

1.2 Nhận thức về hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự.

1.2.1 Hoạt động phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản

Trang 11

1.2.1.2 Mục đích của hoạt động phòng ngừa

- Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những nguyên nhân trực tiếp làm nảysinh loại tội phạm này và đòi hỏi phải khắc phục những nguyên nhân đó nhằmchủ động phát hiện, ngăn chặn tội phạm cướp giật tài sản Lực lượng Cảnh sátđiều tra tội phạm hình sự phải chủ động phối hợp với các lực lượng khác đểhuy động sức mạnh tổng hợp của xã hội tham gia vào công tác phòng ngừaphát hiện và ngăn chặn tội phạm cướp giật tài sản có hiệu quả

- Chủ động xây dựng các kế hoạch phương án phòng ngừa đấu tranhvới tội phạm cướp giật tài sản phù hợp với thực tiễn và từng giai đoạn cụ thể

1.2.1.3 Nhiệm vụ, nội dung hoạt động phòng ngừa

- Phòng ngừa xã hội

Là hoạt động phòng ngừa tội phạm được tiến hành trên bình diện xãhội được áp dụng các biện pháp mang tính xã hội với sự tham gia của các lựclượng toàn xã hội trong đó lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự làmnòng cốt thực hiện một số công tác

Tuyên truyền vận động quần chúng nâng cao tinh thần cảnh giác,chủ động bảo vệ tài sản và tích cực tham gia phát hiện đấu tranh với tội phạmcướp giật tài sản

Vận động quần chúng tham gia vào công tác quản lý, giám sát, giáodục đối tượng tại địa bàn cộng đồng dân cư

Trang 12

Tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho đối tượng tù tha, tập trung giáodưỡng, cơ sở giáo dục … có điều kiện sinh sống làm việc tại địa phương

Tổ chức vận động và hướng dẫn quần chúng tham gia công tác tuần tra, kiểm soát ở địa bàn công cộng và tuyến phố trọng điểm

- Phòng ngừa nghiệp vụ

Phòng ngừa nghiệp vụ là hoạt động phòng ngừa tội phạm cướp giật tàisản do lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự sử dụng các biện pháp,phương tiện nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện tội phạmcướp giật tài sản Phối hợp với các lực lượng khác trong công an nhân dântiến hành một số hoạt động cụ thể:

 Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nắm vững tình hình địa bàn,tuyến phố, dân cư và hoạt động của tội phạm cướp giật tài sản như quy luật,thời gian, phương tiện… làm cơ sở để hoạch định các kế hoạch mang tínhchiến lược lâu dài

 Thường xuyên sơ kết, tổng kết, ra các thông báo phòng ngừa tộiphạm cướp giật tài sản đến toàn lực lượng trong thành phố và các địa bàn lâncận để phối hợp phòng ngừa, đấu tranh

 Nâng cao hiệu quả công tác sưu tra đối tượng hình sự đặc biệt là đốitượng sưu tra hệ cướp giật tài sản

 Củng cố mạng lưới bí mật, nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng đượcyêu cầu nghiệp vụ

 Tăng cường công tác bắt truy nã, tập trung vào những đối tượngtruy nã về tội cướp giật tài sản, thường xuyên mở các đợt tấn công trấn áp loạitội phạm này trên các tuyến, địa bàn trọng điểm

 Xây dựng các kế hoạch tuần tra kiểm soát, hóa trang mật phục tạicác địa bàn, tuyến phố thường xảy ra cướp giật tài sản

Trang 13

 Tăng cường công tác lập hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục,trường giáo dưỡng trong hệ cướp giật tài sản.

 Nâng cao công tác xác lập và đấu tranh chuyên án trinh sát, triệtphá các băng, ổ nhóm chuyên nghiệp

Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự bằng các biện pháp, chiếnthuật nghiệp vụ trực tiếp tiến hành công tác phòng ngừa tội phạm cướp giậttài sản; đồng thời phối hợp với các lực lượng khác tạo nên một thế trận phòngngừa, ngăn chặn tội phạm cướp giật tài sản có hiệu quả

1.2.2 Hoạt động điều tra tội phạm cướp giật tài sản

1.2.2.1 Khái niệm

Hoạt động điều tra tội phạm cướp giật tài sản của lực lượng Cảnh sátđiều tra tội phạm hình sự là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụtrinh sát, các biện pháp điều tra tố tụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lýtội phạm cướp giật tài sản

Hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sựtrước hết là hoạt động tư pháp được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sựnhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan toàn diện Đồng thờiphải tiến hành các hoạt động nghiệp vụ trinh sát, các biện pháp điều tra bí mậtnhằm hỗ trợ đắc lực trong quá trình phát hiện ngăn chặn và xử lý tội phạm

Theo pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, hiện nay lực lượngđiều tra tội phạm hình sự được bố trí làm ba cấp từ trung ương đến quậnhuyện và là thành viên của cơ quan cảnh sát điều tra các cấp Lực lượng Cảnhsát điều tra tội phạm hình sự bao gồm lực lượng trinh sát tiến hành hoạt độngnghiệp vụ trinh sát và lực lượng điều tra viên hoạt động điều tra tố tụng Đây

là hai hoạt động đan xen hỗ trợ nhau trong quá trình điều tra ở tất cả các giaiđoạn của vụ án cướp giật tài sản, từ phát hiện đối tượng hiềm nghi đến điều tratruy tố

Trang 14

- Hoạt động điều tra trinh sát của lực lượng cảnh sát điều ra tội phạmhình sự trong các vụ án cướp giật nhằm mục đích phát hiện đối tượng hiềmnghi của vụ án bằng việc soát xét con người qua hệ thống quản lý đối tượngsưu tra, qua việc rà soát truy tìm vật chứng phương tiện tài sản … của vụ án.Tiến hành đồng bộ các biện pháp trinh sát nhằm xác minh đối tượng hiềmnghi, kết luận đối tượng gây án, đồng thời xác lập chuyên án trinh sát để tổchức điều tra khám phá, truy bắt đối tượng.

1.2.3 Những vấn đề cần chứng minh trong điều tra vụ án cướp giật tài sản

Theo Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự: Khi điều tra, truy tố, xét xử vụ

án hình sự cơ quan điều tra, viện kiểm soát và tòa án phải chứng minh:

 Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm vànhững tình tiết khác của hành vi phạm tội

 Ai là người thực hiện hành vi phạm tội, có lỗi hay không có lỗi, do

vô ý hay cố ý, có năng lực trách nhiệm hình sự hay không, mục đích, động cơphạm tội

 Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ, trách nhiệm hình sựcủa bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo

 Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra

Như vậy, đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là tổng hợpnhững sự kiện và tình tiết của vụ án phải được xác định bằng chứng cứ để xácđịnh sự thật của vụ án

Qua lý luận và thực tiễn công tác điều tra thấy những vấn đề cụ thểcần chứng minh trong vụ án cướp giật tài sản là:

1 Có hành vi cướp giật tài sản xảy ra hay không, thời gian, địa điểm,tuyến đường xảy ra vụ án Đây là những vấn đề cơ bản cần chứng minh đểxác định có cụ án cướp giật tài sản xảy ra thật hay không, là căn cứ ban đầu

Trang 15

để áp dụng các biện pháp điều tra tại hiện trường vụ án và định hướng điều tratiếp theo Từ công tác hiện trường vụ án chúng ta có thể thu thập được nhữngdấu vết của tội phạm, rà soát phát hiện nhân chứng, đánh giá tính chất tộiphạm và tính xác thực của vụ án.

2 Người bị hại là ai, ở đâu, mối quan hệ với tài sản bị chiếm đoạtnhư thế nào? Tài sản bị cướp giật là loại tài sản gì, số lượng, đặc điểm, giátrị vật chất, nguồn gốc của tài sản… để xác định khách quan hậu quả củatội phạm

- Làm rõ những tình tiết khác về thiệt hại như thương tích, sức khỏe,tài sản khác bị hư hỏng do hành vi phạm tội gây ra, trong quá trình gây án vàtẩu thoát tội phạm có gây ra những hậu quả nào khác không…

Đây là căn cứ cho việc xác định hướng tẩu tán, tiêu thụ tài sản củangười phạm tội để có kế hoạch khẩn trương rà soát truy tìm vật chứng của vụ

án bằng các hoạt động trinh sát và tố tụng hình sự

3 Phương thức thủ đoạn, công cụ, phương tiện của tội phạm cướp giậttài sản Làm rõ những vấn đề này là cơ sở để định hướng điều tra, sàng lọcđối tượng, tổ chức trinh sát xác minh các đặc điểm về nhân dạng, đặc điểmphương tiện, làm cơ sở cho việc xây dựng các giả thuyết, tình huống điều traphù hợp để xác định đối tượng gây án

4 Sau khi đã tiến hành điều tra ban đầu, bằng các hoạt động nghiệp vụtrinh sát và tố tụng, cơ quan điều tra cần phải xác định mấu chốt của vụ án đólà: Ai là người phạm tội, có đồng phạm hay không, nhân thân, vai trò, vị trítrong vụ án… để tổ chức các biện pháp điều tra theo đúng trình tự và kếhoạch đã vạch ra

Như vậy, những vấn đề cần phải chứng minh trong điều tra một vụ áncướp giật tài sản mang đầy đủ các yếu tố pháp lý Bộ luật tố tụng hình sự đãquy định Ngoài ra, do tính chất đặc trưng riêng biệt của mỗi loại tội phạm thì

Trang 16

những tình tiết cần được chứng minh trong vụ án rất cụ thể nhằm xác địnhtính xác thực của vụ án và con người phạm tội.

1.2.4 Các biện pháp điều tra

Trong hoạt động điều tra vụ án cướp giật tài sản, lực lượng Cảnh sátđiều tra tội phạm hình sự cần xây dựng một kế hoạch điều tra chi tiết, tỉ mỉ,khách quan và toàn diện Việc áp dụng các biện pháp điều tra công khai haycác biện pháp điều tra bí mật phụ thuộc vào những vụ án, tình huống cụ thểnhằm hỗ trợ cho nhau để làm sáng tỏ các vấn đề cần chứng minh trong vụ án

- Các biện pháp điều tra theo tố tụng gồm:

 Khám nghiệm hiện trường phát hiện, thu giữ và bảo quản dấu vết,vật chứng của vụ án, lập biên bản, vẽ sơ đồ hiện trường

 Ghi lời khai người bị hại, người làm chứng, giám định các thươngtật, thiệt hại về thể chất

 Tổ chức nhận diện người, phương tiện nghi hoạt động phạm tội

 Bắt, khám xét, tạm giữ, tạm giam và hỏi cung đối tượng, bị can

 Tiến hành xác minh các tài liệu liên quan đến vụ án bằng biện phápcông khai

- Các biện pháp điều tra trinh sát trong vụ án cướp giật tài sản gồm:

 Tổ chức trinh sát nắm tình hình ngay tại hiện trường vụ án bằng cácbiện pháp, chiến thuật nghiệp vụ như: trinh sát xác minh, trinh sát trực tiếp, trinhsát ngoại tuyến… nhằm phát hiện những tài liệu, con người liên quan đến vụ án

 Tiến hành rà soát đối tượng, phương tiện xung quanh hiện trường

và những địa bàn lân cận nhằm phát hiện những đối tượng, phương tiện nghivấn để tổ chức trinh sát

 Sử dụng đặc tình, cơ sở bí mật ngoài xã hội và trong trại giam nhằmphát hiện, thu thập tài liệu phục vụ cho điều tra vụ án

Trang 17

 Áp dụng các biện pháp trinh sát, hóa trang, mật phục, mồi bẫy bắtquả tang khi đối tượng gây án tiếp

Các biện pháp điều tra trinh sát cần được tính toán cụ thể đảm bảonguyên tắc hoạt động, không được lạm dụng nhằm phục vụ, hỗ trợ đắc lựctrong quá trình điều tra vụ án

1.3 Hoạt động nghiệp vụ trinh sát trong phòng ngừa và điều tra tội phạm cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự

1.3.1 Khái niệm

Hoạt động nghiệp vụ trinh sát của lực lượng Cảnh sát điều tra tộiphạm hình sự trong phòng ngừa và điều tra tội phạm cướp giật tài sản là việctiến hành các hoạt động phát hiện, thu thập và xử lý tin tức, tài liệu … bằngcác lực lượng, biện pháp chiến thuật và phương tiện bí mật nhằm phòng ngừa,ngăn chặn và phát hiện điều tra khám phá tội phạm này

Từ khái niệm trên khi nghiên cứu hoạt động nghiệp vụ trinh sát nhưmột dạng hoạt động nghiệp vụ độc lập tương đối chúng ta có thể nhận thấymột số dấu hiện đặc trưng sau:

- Hoạt động nghiệp vụ trinh sát trong phòng ngừa điều tra tội phạmcướp giật tài sản do lực lượng trinh sát của lực lượng Cảnh sát điều tra tộiphạm hình sự tiến hành

- Đối tượng tác động của hoạt động nghiệp vụ trinh sát trong phòngngừa điều tra tội phạm cướp giật tài sản là những người có nghi vấn phạm tội,

vụ việc, hiện tượng có liên quan đến tội phạm cướp giật tài sản được che giấubằng những thủ đoạn, phương thức tinh vi xảo quyệt nhằm trốn tránh sự pháthiện, điều tra của cơ quan công an Nếu chỉ bằng các hoạt động công khai thìkhông thể làm rõ được bản chất mà lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình

sự phải bằng các hoạt động bí mật mới xác định được

Trang 18

- Hoạt động nghiệp vụ trinh sát của lực lượng Cảnh sát điều tra tộiphạm hình sự trong phòng ngừa điều tra tội phạm cướp giật tài sản luôn đượctiến hành một cách bí mật cả về chủ thể, lực lượng tiến hành, mạng lưới cộngtác, về phương pháp, thủ thuật, chiến thuật công tác, bí mật về phương tiện,

về mục đích hoạt động

- Đây là hoạt động mang tính phức tạp, đa dạng, do lực lượng trinh sátđiều tra hình sự tiến hành nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chốngtội phạm cướp giật tài sản Tính đa dạng của hoạt động nghiệp vụ trinh sátđược nghiên cứu và sắp xếp theo hệ thống logic như sau:

Các mặt công tác cơ bản của hoạt động nghiệp vụ trinh sát gồm:công tác điều tra cơ bản, công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi và chuyên ántrinh sát

Các phương pháp hoạt động nghiệp vụ trinh sát gồm: Trinh sát xácminh, trinh sát trực tiếp, trinh sát ngoại tuyến, trinh sát liên hoàn… và cácchiến thuật được vận dụng trong từng phương pháp cụ thể

Mạng lưới bí mật của Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự gồm: Đặctình, cơ sở bí mật, cộng tác viên danh dự và hộp thư bí mật

Lực lượng tiến hành là những trinh sát viên, điều tra viên của lựclượng điều tra tội phạm hình sự

Các công cụ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ hoạt độngnghiệp vụ trinh sát

1.3.2 Nội dung hình thức, phương pháp chiến thuật nghiệp vụ trinh sát trong phòng ngừa, điều tra tội phạm cướp giật tài sản

1.3.2.1 Trong phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản

* Tiến hành công tác điều tra cơ bản

Trang 19

Với mục đích nắm chắc tình hình về trật tự an toàn xã hội và tình hình

có liên quan đến công tác phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản; xác địnhnhững tuyến giao thông, địa bàn trọng điểm phức tạp thường xảy ra cướp giậttài sản; phát hiện việc, hiện tượng, con người có liên quan đến tội phạm cướpgiật tài sản một cách có hệ thống; làm cơ sở đề ra kế hoạch, biện pháp phòngngừa đấu tranh với tội phạm cướp giật tài sản có hiệu quả Với mục đích trênkhi điều tra cơ bản phục vụ phòng ngừa cướp giật tài sản cần chú ý những vấn

đề sau:

 Xác định đặc điểm, tính chất, vị trí địa lý, địa hình của địa bàn xâydựng chi tiết sơ đồ hệ thống giao thông đường bộ và tất cả những tài liệu cóliên quan đến công tác phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản

 Thu thập các thông tin số liệu, tài liệu về tình hình chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội, dân cư trên địa bàn, mạng lưới giao thông đường bộ có liênquan đến công tác phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản như các hoạt độngkinh doanh vàng bạc đá quý, ngân hàng, tín dụng, cầm đồ, buôn bán điện thoại

di động… các khu vực có trường, chợ, bệnh viện, nhà ga, bến xe, các hoạtđộng của mọi lực lượng xã hội trên hệ thống giao thông… Số người lao độngtỉnh ngoài thuê trọ trên địa bàn, số học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp nhưngchưa có việc làm, số người thất nghiệp…

 Thu thập thông tin tài liệu về tình hình tội phạm nói chung và tộiphạm cướp giật tài sản nói riêng, các vụ việc, hiện tượng, đối tượng có liênquan đến hoạt động phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản như: Đối tượngsưu tra hình sự, đối tượng nghiện ma túy, thanh thiếu niên hư, học sinh, sinhviên bỏ học… thường đua đòi tụ tập đua xe máy, cổ vũ đua xe máy trái phép,các tụ điểm ăn chơi như vũ trường, quán bar, nhà hàng, các quán Internet…

 Hệ thống hóa những thông tin tài liệu đã thu thập được, phân tíchđánh giá tình hình về tội phạm cướp giật tài sản và công tác phòng ngừa đấu

Trang 20

tranh với loại tội phạm này đưa ra kết luận và dự kiến kế hoạch phòng ngừa,đấu tranh lâu dài mang tính chiến lược

* Tiến hành công tác sưu tra, quản lý đối tượng

Đây là mặt công tác cơ bản quan trọng của lực lượng Cảnh sát điều tratội phạm hình sự trong phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản Theo Quyếtđịnh 361/2003-QĐ BCA (C11) thì sưu tra là quá trình điều tra nghiên cứu vềđối tượng có liên quan đến công tác đấu tranh chống tội phạm hình sự, là hoạtđộng mang tính chất nghiệp vụ riêng của ngành công an với mục đích phòngngừa phát hiện tội phạm

Trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giậttài sản hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, công tác sưu tra, quản lý đốitượng theo hệ loại này chưa được thực hiện sâu rộng, hiệu quả còn nhiều hạnchế, còn mang tính hình thức chưa đáp ứng được tình hình dẫn đến tìnhtrạng sót lọt đối tượng và quá tải trong quản lý của lực lượng cảnh sát khuvực Tội phạm cướp giật tài sản hoạt động mang tính lưu động, nhanh chóng

và chuyên nghiệp, do đó cần xây dựng kế hoạch tổng thể chi tiết từ diện đốitượng đưa vào sưu tra đến biện pháp, lực lượng quản lý mới tránh được bệnhhình thức, sưu tra tràn lan không hiệu quả Lực lượng Cảnh sát điều tra tộiphạm hình sự cần phối hợp với lực lượng cảnh sát khu vực tiến hành rà soát

số đối tượng có tiền án tiền sự về tội cướp giật tài sản, số đối tượng có tàiliệu nghi vấn hoạt động hiện hành như thường xuyên tụ tập đua đòi, ăn chơi,

sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, đua xe trái phép, lạng lách đánh võngtrên các tuyến giao thông, sử dụng phương tiện không có biển kiểm soát,biển kiểm soát giả, biển kiểm soát mờ… Số đối tượng hoạt động lưu động,cấu kết thành băng, ổ nhóm có tính chất chuyên nghiệp cần được giao chotrinh sát thuộc lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự mở hồ sơ quản

lý và áp dụng đối sách

Trang 21

* Chuyên án phòng ngừa

Trong thực tế phòng ngừa, đấu tranh tội phạm cướp giật tài sản, hìnhthức xác lập chuyên án phòng ngừa với mục đích phát hiện, ngăn chặn tộiphạm có ý nghĩa rất to lớn song ít được vận dụng, thường chỉ là các hoạt độngphòng ngừa, ngăn chặn một phần, một bộ phận hoạt động của tội phạm tronggiai đoạn chúng chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội Việc sử dụng các biệnpháp nghiệp vụ để tác động cho đối tượng từ bỏ ý định phạm tội hoặc tự ýnửa chừng chấm dứt tội phạm dễ ảnh hưởng đến quá trình điều tra, khám phácác vụ án Chuyên án phòng ngừa thường được áp dụng với những loại tộiphạm đặc biệt nguy hiểm, có sử dụng vũ khí nóng, hoạt động có tổ chức Vớitính chất hoạt động phạm tội của các đối tượng cướp giật tài sản thường rấtnhanh chóng và liên tục từ giai đoạn chuẩn bị đến khi gây án Việc bố trí lựclượng, phương tiện, hóa trang, mồi bẫy, sử dụng biện pháp trinh sát liên hoàntạo ra hoàn cảnh mới cho đối tượng bộc lộ bản chất hoạt động phạm tội cướpgiật tài sản được ghi nhận trong một vài chuyên án của lực lượng trinh sátPC14 vào những năm đầu thập kỷ 90

* Công tác xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật

Mạng lưới bí mật của lực lượng trinh sát điều tra tội phạm gồm:

 Đặc tình

 Cơ sở bí mật

 Cộng tác viên danh dự

 Hộp thư bí mật

Đây là biện pháp nghiệp vụ đặc biệt của lực lượng công an nói chung

và lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự nói riêng được tổ chức thành

hệ thống và hoạt động bí mật nhằm phục vụ công tác phòng ngừa điều tra tộiphạm Hiện nay, mạng lưới bí mật của lực lượng chuyên trách phòng ngừa

Trang 22

đấu tranh tội phạm cướp giật tài sản trong lực lượng Cảnh sát điều tra tộiphạm hình sự còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng chưa thực sự đápứng được yêu cầu nghiệp vụ Cần được nghiên cứu, hoạch định chi tiết từngmặt trong từng giai đoạn cụ thể đó là:

+ Qua điều tra cơ bản cần xác định rõ những địa bàn, tuyến trọngđiểm thường xảy ra cướp giật tài sản hoặc địa bàn tập trung nhiều đối tượnghình sự hoạt động cướp giật tài sản để bố trí mạng lưới đủ quán xuyến đượcđịa bàn

+ Tập trung xây dựng đặc tình loại 3, thường xuyên bổ sung tuyểnchọn xây dựng đặc tình mới đủ điều kiện khả năng phát hiện điều tra hoạtđộng tội phạm cướp giật tài sản bằng phương pháp khống chế và sử dụng lợiích vật chất là chủ yếu

+ Thường xuyên nghiên cứu phân tích đánh giá chất lượng công tácmạng lưới, xây dựng những tiêu chuẩn tuyển chọn sử dụng riêng trong lĩnhvực phòng ngừa điều tra tội phạm cướp giật tài sản như: độ tuổi, sở trường,khả năng, điều kiện … đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ

+ Nâng cao chất lượng công tác mạng lưới bằng các hoạt động cụ thểnhằm kiểm tra giám sát chặt chẽ từ khâu tuyển chọn, sử dụng, chế độ khenthưởng kịp thời, thỏa đáng

Ngoài các mặt công tác nêu trên trong hoạt động nghiệp vụ trinh sátphục vụ trực tiếp cho công tác phòng ngừa và hỗ trợ công tác điều tra tộiphạm cướp giật tài sản Một loạt các hoạt động nghiệp vụ trinh sát khác cũng

có tác dụng không kém phần quan trọng như: đấu tranh chuyên án, các biệnpháp trinh sát xác minh, trinh sát trực tiếp, trinh sát ngoại tuyến, trinh sát liênhoàn… sẽ được trình bày trong phần điều tra tội phạm cướp giật tài sản tiếptheo

1.3.2.2 Trong công tác điều tra tội phạm cướp giật tài sản

Trang 23

* Công tác xác minh hiềm nghi

Qua các hoạt động nghiệp vụ trinh sát, các hoạt động điều tra côngkhai và nguồn tin tố giác của quần chúng nhân dân, lực lượng Cảnh sát điềutra tội phạm hình sự cần tiến hành xác minh những thông tin về người, vụviệc, hiện tượng nghi vấn liên quan đến tội phạm cướp giật tài sản để kết luậnphục vụ công tác phòng ngừa điều tra khám phá tội phạm này

Những căn cứ xác lập hiềm nghi về người, vụ việc, hiện tượng liênquan đến vụ án cướp giật tài sản:

+ Có hành vi giống như hành vi của người đang chuẩn bị hoặc đanghoạt động phạm tội cướp giật tài sản như: chuẩn bị phương tiện xe máy phânkhối lớn, đeo biển kiểm soát giả, biển kiểm soát mờ, bẻ cong… hoạt độngtrên các tuyến phố có biểu hiện rình rập, theo dõi những người tham gia giaothông có mang theo tài sản hoặc rình rập tại một điểm để quan sát những hoạtđộng mua bán, vận chuyển tiền hàng trên các tuyến phố

+ Có dấu hiệu nghi vấn, che giấu tung tích, thay đổi nhận dạng, thayđổi lai lịch… sau khi hoạt động phạm tội cướp giật tài sản hoặc tội phạm đang

bị truy nã về tội cướp giật tài sản của công an các địa phương tạo vỏ bọc đểtrốn tránh và gây án tiếp

+ Trên người hoặc chỗ ở, nơi làm việc có dấu vết tài liệu tiền bạc, tàisản nghi là vật chứng của vụ án cướp giật tài sản như: công cụ, phương tiện,tài sản (dây chuyền, đồng hồ, điện thoại di động, túi xách…) nghi liên quanđến hoạt động tội phạm cướp giật tài sản

+ Có quan hệ biểu hiện tham gia giúp sức che giấu việc thực hiệnhành vi phạm tội cướp giật tài sản như: quan hệ, tụ tập với các đối tượngnghiện ma túy, đối tượng có tiền án tiền sự về tội cướp giật tài sản thường tụtập đua xe trái phép lạng lách, đánh võng, thay đổi phương tiện hoạt động…

Trang 24

+ Có biểu hiện che giấu, ngụy trang những bất minh về kinh tế cũngnhư những hoạt động tụ tập ăn chơi mua sắm và sinh hoạt không đúng vớihoàn cảnh kinh tế của bản thân và gia đình.

+ Có bất minh về thời gian trước, trong và sau khi vụ án cướp giật tàisản xảy ra nghi liên quan đến vụ án cướp giật tài sản

Đây là những căn cứ mang tính bao quát, nếu cụ thể những căn cứ trên

sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau trong những hoàn cảnh tình huống cụ thể

* Công tác đấu tranh chuyên án cướp giật tài sản

Đấu tranh chuyên án là hoạt động điều tra trinh sát có sự chỉ đạo tậptrung thống nhất, phối hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng, sử dụng đồng bộ cácbiện pháp, phương tiện kỹ thuật chiến thuật nghiệp vụ nhằm vào những đốitượng nguy hiểm, phức tạp đã xác định để phòng ngừa ngăn chặn và khámphá truy bắt tội phạm đảm bảo kịp thời, hiệu quả

Chuyên án cướp giật tài sản được phân thành hai loại:

+ Chuyên án trinh sát được xác lập từ các hoạt động nghiệp vụ trinhsát hoặc từ nguồn thông tin tài liệu nhằm ngăn chặn, điều tra khám phá tộiphạm cướp giật tài sản khi chưa đủ căn cứ để tiến hành điều tra công khai

+ Chuyên án truy xét được xác lập trong trường hợp có vụ án cướpgiật tài sản xảy ra cần phải tiến hành tổng hợp nhiều biện pháp để ngăn chặntội phạm, làm rõ những vấn đề cần chứng minh trong vụ án và truy bắt đốitượng phạm tội

Những căn cứ xác lập chuyên án cướp giật tài sản:

+ Qua công tác xác minh hiềm nghi, phát hiện đối tượng nghi vấn hoạtđộng phạm tội cướp giật tài sản với tính chất manh động, hoạt động chuyênnghiệp cấu kết thành băng ổ nhóm

Trang 25

+ Có tài liệu chứng minh đối tượng nghi vấn hoạt động cướp giật tàisản lưu động trên địa bàn, tuyến giao thông liên quận, huyện với thủ đoạn,phương thức tinh vi xảo quyệt cần xác lập chuyên án trinh sát để làm rõ bảnchất của tội phạm và những đối tượng liên quan trong ổ nhóm.

+ Có tài liệu chứng minh đối tượng đang có hành vi phạm tội cướpgiật như: bàn bạc, chuẩn bị phương tiện, công cụ phạm tội… nhưng qua điềutra xác minh chưa xác định được cụ thể thời gian, địa điểm, phương thức thủđoạn, số lượng đối tượng tham gia gây án cướp giật tài sản

+ Các vụ án cướp giật tài sản đã xảy ra có tính chất phức tạp nghiêmtrọng như gây chết người, gây dư luận xấu trong xã hội, tài sản bị chiếm đoạt

có giá trị lớn… nhưng chưa xác định được đối tượng phạm tội nếu chỉ điều tracông khai không thể làm rõ được vụ án

+ Trong điều tra các vụ án cướp giật tài sản phát hiện các đối tượng, tổchức tội phạm khác hoạt động cướp giật tài sản chuyên nghiệp với tính chất nghiêmtrọng cần phải tập trung lực lượng, biện pháp nghiệp vụ để làm rõ toàn bộ vụ án

+ Có đối tượng phạm tội cướp giật tài sản nguy hiểm, đối tượng hoạtđộng chuyên nghiệp đang bỏ trốn cần kịp thời truy bắt

* Một số phương pháp và chiến thuật hoạt động nghiệp vụ trinh sát trong điều tra tội phạm cướp giật tài sản

Hệ thống tổng hợp những biện pháp, cách thức, thủ thuật, chiến thuậtthực hiện các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra của hoạt động nghiệp vụ trinh sát đượcgọi là phương pháp hoạt động nghiệp vụ trinh sát Khái quát từ hoạt độngthực tiễn cho thấy toàn bộ những thuật ngữ như biện pháp, phương pháp,phương thức, chiến thuật, thủ thuật… của hoạt động nghiệp vụ trinh sát đềunằm trong phạm trù phương pháp công tác hoạt động trinh sát, đó là cách thứctiến hành Tuy nhiên chúng khác nhau về phạm vi, mức độ, trình độ sử dụngtrong quá trình hoạt động nghiệp vụ trinh sát

Trang 26

- Trinh sát xác minh

Trong hoạt động nghiệp vụ trinh sát phòng ngừa điều tra tội phạmcướp giật tài sản, trinh sát xác minh là một phương pháp trinh sát thườngxuyên được áp dụng nhằm:

 Phục vụ công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi, phát hiện thu thậpxác minh các tài liệu về đối tượng sưu tra, hiềm nghi cướp giật tài sản nhằmngăn chặn tội phạm

 Phát hiện, xác minh các tài liệu phản ánh về nguyên nhân, điều kiệnphát sinh phát triển tội phạm cướp giật tài sản

 Thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực điều tra khám phá vụ án cướpgiật tài sản như: xác minh những dấu hiệu, tình tiết nghi vấn về đối tượng hiềmnghi trong chuyên án Xác minh các tài liệu làm cơ sở lập án trinh sát Xácminh các đối tượng và người liên quan trong chuyên án Xác minh các quan

hệ và những tình tiết của vụ án phục vụ công tác truy bắt, truy tìm

- Trinh sát trực tiếp

Là một phương pháp của hoạt động nghiệp vụ trinh sát do trinh sátthực hiện bằng cách đóng vai ngụy trang tiếp cận đối tượng điều tra để trựctiếp quan sát tìm kiếm những thông tin tài liệu hoặc kiểm tra mức độ tincậy của thông tin Đây là hoạt động nghiệp vụ hoàn toàn bí mật cả về chủthể thực hiện cũng như nội dung, ý định điều tra và phương pháp, biệnpháp tiến hành

Trong trường hợp cần thiết phải tạo vỏ bọc cho trinh sát đi sâu vào ổnhóm tội phạm cướp giật tài sản để điều tra còn được gọi là trinh sát nộituyến Trinh sát trực tiếp là một hoạt động đặc biệt quan trọng của lực lượngCảnh sát điều tra tội phạm hình sự, nó có thể quyết định đến thắng lợi trongđiều tra chuyên án cướp giật tài sản và có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh kếtluận những nguồn tin tài liệu hoặc dấu vết, tang vật nghi vấn trong nhà ở, trên

Trang 27

người, quần áo, tư trang của đối tượng hiềm nghi cướp giật tài sản Tìm kiếmphát hiện thu thập những thông tin tài liệu mẫu giám định kỹ thuật hình sự.,Xác định đặc điểm nhân dạng đối tượng, xác định mối quan hệ, vai trò vị trícủa từng đối tượng trong ổ nhóm, phát hiện bắt giữ đối tượng đang lẩn trốn.Kiểm tra lòng trung thành, khả năng cộng tác của mạng lưới bí mật và hỗ trợmột số hoạt động nghiệp vụ trinh sát khác như ngoại tuyến, bắt bí mật, kiểmtra bí mật, thực nghiệm trinh sát, nghiệp vụ kỹ thuật…

- Trinh sát ngoại tuyến

Trinh sát ngoại tuyến là một trong những phương pháp hoạt động nghiệp

vụ trinh sát mà cán bộ trinh sát trực tiếp theo dõi, giám sát bí mật để phát hiệnnhững hoạt động, biểu hiện bên ngoài của đối tượng nghi vấn cướp giật tàisản Đây là biện pháp nghiệp vụ cần thiết không thể thiếu trong phòng ngừađiều tra tội phạm cướp giật tài sản nhằm xác định, nhận diện đối tượng, nắm

rõ những quy luật hoạt động hiện hành như: đi lại, quan hệ, phương tiện, nơitiêu thụ tang vật, nơi tụ tập ăn chơi nghiện hút, nơi ẩn náu… các biểu hiệntâm lý của đối tượng phục vụ cho công tác phòng ngừa, hoạt động mồi bẫybắt quả tang khi đối tượng gây án cướp giật tài sản và phục vụ công tác điềutra vụ án cướp giật tài sản

Khi thực hiện biện pháp trinh sát ngoại tuyến cần đảm bảo 3 yêu cầu sau:

 Theo dõi, giám sát phải đảm bảo bí mật, không để lộ

 Phải chặt chẽ, không để mất đối tượng

 Phát hiện kịp thời, đầy đủ chính xác các hoạt động, quan hệ của đốitượng

Các phương pháp theo dõi giám sát

+ Phương pháp theo dõi dây chuyền được bố trí trinh sát dọc sau đốitượng để theo dõi và hoán đổi vị trí nhằm tránh việc bị lộ

Trang 28

+ Phương pháp theo dõi hình chữ V là phương pháp theo dõi bố trí độihình trinh sát theo hình chữ V, trong đó yêu cầu trinh sát ở các vị trí đều quánxuyến được đối tượng.

+ Phương pháp theo dõi song song là phương pháp bố trí đội hìnhtrinh sá đi song song với đối tượng để giám sát các hoạt động của đối tượng.Phương pháp này cần được triển khai khi đối tượng đi vào địa hình các tuyếnđường, khu vực có lối đi song song

+ Phương pháp theo dõi đón trước là phương pháp bố trí trinh sát đóntrước mà đối tượng đi qua hoặc tập kết để giám sát trên cơ sở phán đoán đượchướng đi và địa điểm hoạt động của đối tượng

Trong hoạt động phòng ngừa điều tra tội phạm cướp giật tài sản, lựclượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự là đơn vị chủ công thực hiện cácbiện pháp nghiệp vụ này Song trong các chuyên án cướp giật tài sản phức tạpnhiều đối tượng cần phải có sự phối kết hợp với lực lượng trinh sát ngoạituyến chuyên nghiệp (A21, PA21)

- Trinh sát liên hoàn

Là phương pháp hoạt động nghiệp vụ trinh sát được thực hiện bằngcách sử dụng tổng hợp nhiều lực lượng, phương tiện nghiệp vụ và chiến thuậttrinh sát theo một kế hoạch thống nhất nhằm tác động cho đối tượng hoạtđộng và bộc lộ đúng bản chất, tạo điều kiện cho việc thực hiện các yêu cầunghiệp vụ trinh sát

+ Trinh sát liên hoàn được sử dụng để tạo ra điều kiện hoàn cảnh mớitrong chuyên án trinh sát cướp giật tài sản là một phương pháp quan trọng để

tổ chức hoạt động trinh sát trong chuyên án trinh sát do cơ quan trinh sát xáclập và tiến hành

+ Trinh sát liên hoàn còn giúp để thực hiện các hoạt động trinh sát khácnhư kiểm tra bí mật nơi ở, nơi làm việc của đối tượng nghi vấn cướp giật tài sản,tiến hành trinh sát trực tiếp ghi âm bí mật, ghi hình bí mật, theo dõi bí mật, bắt

Trang 29

bí mật đối tượng để xây dựng làm đặc tình hoặc khai thác các tài liệu liênquan…

+ Trinh sát liên hoàn giúp kiểm tra, xác minh hoặc thu thập những tàiliệu quan trọng ở đối tượng sưu tra, đối tượng hiềm nghi trong chuyên áncướp giật tài sản làm cơ sở cho việc quyết định tiến hành các hoạt độngnghiệp vụ trinh sát khác với những đối tượng nói trên

Trong các chuyên án trinh sát cướp giật tài sản, trinh sát liên hoànthường được sử dụng trong các trường hợp sau:

+ Điều kiện trước hết là sự xuất hiện nhu cầu phải sử dụng trinh sátliên hoàn để tổ chức các hoạt động trinh sát trong chuyên án cướp giật tài sản

và vận dụng các phương pháp như: lợi dụng điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi tựnhiên sẵn có tạo ra hoàn cảnh mới bằng trinh sát liên hoàn

+ Khi cần thiết đánh đặc tình vào chuyên án, khi cần thiết phải bảo vệ

bí mật hoặc hỗ trợ cho đặc tình thực hiện những nhiệm vụ khó khăn phức tạp

+ Yêu cầu sử dụng trinh sát liên hoàn còn có thể xuất hiện trong quátrình tiến hành công tác truy bắt, truy nã đối tượng phạm tội cướp giật tài sản

+ Cần thiết phải sử dụng trinh sát liên hoàn để phát hiện và giám sátnơi đối tượng cướp giật tài sản đang ẩn náu

+ Cần thiết phải sử dụng trinh sát liên hoàn để xây dựng kế hoạch và

tổ chức truy bắt đối tượng truy nã trong chuyên án cướp giật tài sản

+ Cần thiết phải sử dụng trinh sát liên hoàn trong hóa trang, mồi bẫy,bắt quả tang đối tượng đang thực hiện hành vi cướp giật tài sản

Việc tiến hành các mặt công tác cơ bản, vận dụng các biện pháp, chiếnthuật của hoạt động nghiệp vụ trinh sát một cách linh hoạt trong phòng ngừa,điều tra tội phạm cướp giật tài sản có ý nghĩa thực tiễn to lớn Trong lý luận

và thực tiễn, hình thức nào của hoạt động nghiệp vụ trinh sát cũng có ý nghĩa,tác dụng quan trọng và có mối quan hệ hữu cơ tác động, hỗ trợ cho nhau

Trang 30

Phân chia các hoạt động này trong phòng ngừa và điều tra chỉ có ý nghĩatương đối vì thực chất hình thức, phương pháp chiến thuật nào cũng phục vụđắc lực trong công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cướp giật tài sản.

- Trinh sát mật phục

Là phương pháp hoạt động nghiệp vụ trinh sát bằng cách sử dụng lựclượng, phương tiện nghiệp vụ hóa trang mật phục tại những tuyến, địa bànnhằm phát hiện, theo dõi, đón lõng bắt quả tang đối tượng cướp giật tài sản

- Qua nghiên cứu phân tích quy luật hoạt động của tội phạm cướp giậttài sản về phương thức, thời gian, địa điểm phạm tội … lực lượng trinh sáthình sự xây dựng các phương án mật phục tại những địa bàn, tuyến trọngđiểm nhằm phát hiện đối tượng, phương tiện nghi vấn phạm tội cướp giật tàisản làm căn cứ xác lập hiềm nghi và đấu tranh chuyên án

- Đây là biện pháp trinh sát được vận dụng nhiều trong thực tiễnphòng ngừa và điều tra tội phạm cướp giật tài sản, là hình thức chuyển hóa,kết thúc chuyên án trinh sát, nó mang lại hiệu quả rất cao trong việc phát hiệnbắt quả tang đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội

- Khi thực hiện biện pháp trinh sát mật phục phải đảm bảo yêu cầu bímật về lực lượng và phương tiện tham gia, quán xuyến được địa bàn và tuyến

để phát hiện, ngăn chặn tội phạm cướp giật tài sản

1.3.3 Vai trò, tác dụng của hoạt động nghiệp vụ trinh sát trong phòng ngừa, điều tra tội phạm cướp giật tài sản

Hoạt động nghiệp vụ trinh sát của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạmhình sự là những hoạt động xã hội cụ thể có vai trò rất quan trọng trong công tácphòng ngừa điều tra tội phạm cướp giật tài sản Nó được thể hiện cụ thể như sau:

- Tiến hành nghiên cứu nắm vững tình hình hoạt động của tội phạmcướp giật tài sản, thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn kịp thời không

để tội phạm cướp giật tài sản xảy ra Phòng ngừa tội phạm nói chung và tộiphạm cướp giật tài sản nói riêng cần phải tổng hợp nhiều biện pháp của Nhà

Trang 31

nước, xã hội và công dân nhằm xóa bỏ mọi nguyên nhân, điều kiện phạm tội,kiềm chế và ngăn chặn không để tội phạm xảy ra Đòi hỏi phải có sự tham giacủa tất cả các lực lượng xã hội với những biện pháp kinh tế, xã hội, giáo dục,pháp luật và những hoạt động nghiệp vụ trinh sát do lực lượng Cảnh sát điềutra tội phạm hình sự tiến hành Đây là những hoạt động mang tính chuyênmôn của lực lượng trinh sát, được thực hiện một cách thường xuyên, thậntrọng và toàn diện từ rộng đến hẹp, từ khái quát đến cụ thể, đó là:

Tổ chức nắm tình hình, thu thập tài liệu về diễn biến thủ đoạn hoạtđộng của tội phạm cướp giật tài sản, phát hiện những thiếu sót sở hở trongquản lý xã hội và phòng ngừa đấu tranh để xây dựng kế hoạch phòng ngừangăn chặn kịp thời

Tiến hành khảo sát xây dựng các phương án phòng ngừa từ xa,phòng ngừa cụ thể tại các địa bàn tuyến giao thông trọng điểm để ngăn chặnphát hiện tội phạm cướp giật tài sản

Bố trí lực lượng bí mật điều phát hiện các đối tượng, băng ổ nhóm tộiphạm cướp giật tài sản, xác lập các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn kịp thời

Tiến hành sưu tra quản lý chặt chẽ các đối tượng nghi vấn hoạt độngcướp giật tài sản, phối hợp tổ chức đoàn thể giáo dục cảm hóa ngăn ngừakhông để đối tượng phạm tội

Thu thập tài liệu, mở hồ sơ duyệt trấn áp những đối tượng có đủđiều kiện đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng

Xác lập và tiến hành các chuyên án trinh sát để ngăn chặn, điều trakhám phá các ổ nhóm tội phạm cướp giật tài sản chuyên nghiệp

Phát hiện thu thập tin tức tài liệu về hoạt động tội phạm cướp giật tàisản phục vụ công tác điều tra khám phá các vụ án cướp giật tài sản

Trang 32

Ngoài nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm, hoạt động nghiệp vụ trinh sátcòn có vai trò quan trọng trong công tác điều tra tội phạm cướp giật tài sản đãxảy ra Trong thực tế, các vụ án cướp giật tài sản xảy ra rất khó điều tra, xácđịnh đối tượng bằng các hoạt động điều tra công khai Cần tổ chức các hoạtđộng trinh sát tập trung hỗ trợ xác định đối tượng gây án, những tài liệu, tintức liên quan đến vụ án bằng các biện pháp trinh sát cụ thể.

Phát hiện và xác minh nguồn tin ban đầu có liên quan đến vụ áncướp giật tài sản

Xác định đối tượng nghi vấn phạm tội cướp giật tài sản ở một vụ án

cụ thể hoặc biểu hiện hoạt động phạm tội cướp giật tài sản

Bí mật thu nhập tài liệu về hoạt động phạm tội làm cơ sở cho côngtác điều tra khám phá, như tài liệu về con người nghi vấn, quan hệ, đặc điểmnhận dạng, sở trường, tâm lý, hoàn cảnh bản thân, gia đình, đặc điểm phươngtiện gây án … vai trò vị trí của từng tên trong vụ án

Xác định rõ nạn nhân, người bị hại, nhân chứng trong vụ án cướpgiật tài sản

Xác định nơi tiêu thụ tài sản cướp giật được, nơi lẩn trốn tụ tập củađối tượng phục vụ công tác truy bắt, truy tìm

Những hoạt động nghiệp vụ bí mật nêu trên gắn liền với những hoạtđộng nghiệp vụ công khai phục vụ đắc lực cho quá trình phòng ngừa điều tra,khám phá một vụ án cướp giật tài sản Việc tiến hành hoạt động nghiệp vụtrinh sát được áp dụng trong suốt quá trình điều tra một vụ án cướp giật tàisản từ khi phát hiện đến giai đoạn khởi tố vụ án, hỏi cung bị can… Cũng cần

có những hoạt động này như: Đặc tình trại giam, truy bắt đối tượng bỏ trốn…

Hoạt động nghiệp vụ trinh sát trong thực tế rất đa dạng và phong phúđược các lực lượng trinh sát vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong các tìnhhuống, hoàn cảnh cụ thể Khẳng định ý nghĩa to lớn, vai trò quan trọng trongtoàn bộ quá trình phòng ngừa, điều tra tội phạm cướp giật tài sản

Trang 33

Chương 2 THỰC TRẠNG TỘI PHẠM CƯỚP GIẬT TÀI SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TRINH SÁT TRONG PHÒNG NGỪA, ĐIỀU TRA TỘI PHẠM CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN CÁC TUYẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT ĐIỀU TRA TỘI PHẠM

Tội phạm cướp giật tài sản là một hiện tượng tiêu cực trong đời sống

xã hội, nó mang tính lịch sử, giai cấp, xã hội và pháp luật hình sự được phảnánh qua trình trạng phạm tội trên địa bàn nhất định Do đó, nghiên cứu đặcđiểm về địa bàn cho phép chúng ta xác định những yếu tố tác động trực tiếpđến diễn biến của tình trạng phạm tội, những phương thức, thủ đoạn, đốitượng, tài sản mà tội phạm xâm hại Để phục vụ công tác phòng ngừa điều tratội phạm cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ thành phố HàNội, chúng ta cần nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:

- Về vị trí địa lý

Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế của đất nước, có diệntích 918,5km, mật độ dân số là 3.145.300 người được chia thành 14 quậnhuyện nội ngoại thành Hà Nội là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quantrọng với hàng nghìn tuyến phố, ngõ ngách tạo nên một hệ thống giao thôngquan trọng với mật độ người, phương tiện tham gia giao thông ngày càng lớn

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của cả nước thành phố

Hà Nội đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực chính trị,

Trang 34

kinh tế, văn hóa và đời sống xã hội Chính sách mở cửa làm tăng sự đầu tư

từ nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước, các thành phần kinh tế cùngphát triển trên mọi lĩnh vực Hàng loạt các trung tâm công nghiệp, thươngmại, dịch vụ và hàng nghìn các cơ sở kinh doanh tư nhân hoạt động đa dạngđang thu hút một nguồn nhân lực lớn tập trung về Hà Nội làm mật độ dân sốngày càng cao Các hoạt động giao dịch thương mại diễn ra thường xuyên,tấp nập, số lượng người giao dịch mua sắm, sử dụng tài sản có giá trị ngàycàng nhiều… là đối tượng để tội phạm cướp giật tài sản nhằm vào Hệ thống

cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông đô thị cũng đang được phát triển vớihàng trăm tuyến phố, khu đô thị mới… là địa bàn thuận lợi cho đối tượngcướp giật tài sản hoạt động

- Về điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội

Với những chính sách kinh tế mới, đời sống của các tầng lớp nhândân bước đầu được ổn định và đang từng bước được cải thiện, ngày càng

có nhiều gia đình khá giả mua sắm phương tiện, tài sản, đồ trang sức… cógiá trị để phục vụ sinh hoạt Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường đã bộc lộnhững mặt trái của nó đó là những yếu kém trong việc quản lý Nhà nướctrên mọi lĩnh vực của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xãhội đã tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội Một bộ phận hoạtđộng, làm ăn phi pháp có tiền của đã chạy theo lối sống ăn chơi hưởng lạc,lười lao động và tham gia các hoạt động tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm,

ma túy… số sinh viên, học sinh tốt nghiệp và số người đến tuổi lao độnghàng năm chưa được bố trí công ăn việc làm còn khá cao Sự phối hợptrong quản lý giáo dục thanh thiếu niên học sinh của nhà trường, gia đình

và xã hội còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng đạo đức và lối sống trongmột bộ phận thanh thiếu niên đang có chiều hướng tiêu cực Công tác quản

lý nhân hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng tại các địa bàn chưa hiệu quả là nhữngnhân tố tác động trực tiếp đến tình hình xã hội và tình trạng tội phạm cướpgiật tài sản trên địa bàn thành phố

Trang 35

Năm 2005: Phát hiện 6.142 vụ, giảm 120 vụ bằng 2% so với năm

2004 Điều tra khám phá 4.975 vụ, bắt 7.650 đối tượng Đạt tỷ lệ 80,9%

Sáu tháng đầu năm 2006: Phát hiện 3.360 vụ tăng 214 vụ bằng 6.8%

so với cùng kỳ năm 2005 Điều tra khám phá 2.152 vụ, bắt 2.594 đối tượng.Đạt tỷ lệ 64,4%

Từ số liệu thống kê, trình bày trên chúng ta thấy tình hình tội phạmnói chung xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến nay có chiềuhướng tăng giảm không đều Năm 2004 số vụ phạm tội giảm so với năm 2003

là 599 vụ bằng 8% 6 tháng đầu năm 2006 tăng 214 vụ so với cùng kỳ năm

2005 Số lượng các vụ phạm pháp hình sự tăng giảm không đều nên số đốitượng bị bắt giữ cũng phụ thuộc vào số vụ đã điều tra khám phá Song chúng

ta có thể nhận thấy tính chất, mức độ phạm tội, phương thức, thủ đoạn của tộiphạm ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp có xu hướng cấu kết thành các băng ổnhóm, phân chia lĩnh vực và địa bàn hoạt động Một số loại tội phạm truyềnthống đang có xu hướng chuyển đổi sang các hình thức phạm tội mới, lợidụng khoa học công nghệ hoạt động tinh vi, trắng trợn hơn Hàng năm xảy rahàng chục vụ giết người và hàng trăm vụ cướp tài sản, trong đó có nhiều vụtrọng án đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận nhân dân Theo tàiliệu của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự Công an thành phố HàNội từ năm 2003 đến nay trung bình mỗi năm công an thành phố đã điều trathụ lý trên bốn nghìn vụ án hình sự

Trang 36

Bảng 2.1: Thống kê phạm pháp hình sự một số tội danh

Cướp giật

Chiếm đoạt

Trộm cắp Vụ Tỷ lệ

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của PC14 - Công an Hà Nội từ năm 2001 đến nay)

- Tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hiện nay trên toàn thành phố có 1377 khách sạn, nhà nghỉ, 16.719 cơ

sở cho thuê trọ, 643 nhà hàng karaoke, 147 cơ sở vật lý trị liệu, 25 vũ trường

và câu lạc bộ khiêu vũ Số đối tượng môi giới mại dâm là 127, số đối tượngchứa mại dâm là 92

Theo số liệu thống kê của PC14 hiện nay toàn thành phố còn 1.536đối tượng cờ bạc chuyên nghiệp, 68 đối tượng tổ chức đánh bạc dưới các hìnhthức: lô đề, cá độ bóng đá … trên hầu hết các địa bàn quận huyện

- Tình hình nghiện, sử dụng ma túy

Toàn thành phố hiện nay có 17.997 người nghiện ma túy trong đó có8.222 người đang cai nghiện tại cộng đồng, 5.022 người đang cai nghiện tạicác trung tâm Số người đang cai nghiện tại các trường trại của công an là

2959 Số người nghiện ma túy hiện vắng mặt tại địa phương là 1.794 Hiệnnay toàn thành phố còn 81 tụ điểm nghiện hút sử dụng ma túy phức tạp

Trang 37

- Tình hình học sinh, sinh viên bị đuổi học và vi phạm pháp luật

Theo thống kê của PA25 Công an thành phố Hà Nội, từ năm 2001 đếnnay có 459 sinh viên các trường đại học cao đẳng trên địa bàn thành phố bịđuổi học trong đó có 121 trường hợp bị xử lý bằng hình sự

2.1.2 Thực trạng và đặc điểm hình sự tội phạm cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ thành phố Hà Nội

Hà Nội từ năm 2001 đến nay diễn biến rất phức tạp về số vụ, tính chất,phương thức thủ đoạn phạm tội và hậu quả tác hại

Qua thực tế công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sảncủa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự Công an thành phố Hà Nộitrong những năm qua, tình hình tội phạm cướp giật tài sản trên các tuyến giaothông đường sắt, giao thông đường thủy chỉ xảy ra 1-2 vụ, chiếm tỷ lệ rất thấptrong tổng số vụ án cướp giật tài sản Hầu hết số vụ cướp giật tài sản đều xảy

ra trên các tuyến giao thông đường bộ hoặc trong các địa bàn dân cư, trườnghọc, bệnh viện, chợ… Đối tượng của tội phạm cướp giật tài sản cũng tậptrung chủ yếu là phụ nữ, chiếm khoảng 93,75% Các vụ án cướp giật tài sảnbằng thủ đoạn chạy bộ cũng chiếm tỷ lệ rất thấp từ ~3-4% Đây cũng chính làmột trong những đặc điểm hình sự của tội phạm cướp giật tài sản trên địa bànthành phố Hà Nội

Thống kê tình hình tội phạm cướp giật tài sản của PC14 - Công anthành phố Hà Nội trong những năm qua thấy:

Trang 38

- Năm 2004 xảy ra 331 vụ cướp giật tài sản Trong đó xảy ra 09 vụcướp giật tài sản của người nước ngoài, 01 vụ người bị hại đuổi bắt đã bị đốitượng đâm trọng thương, 02 vụ có giá trị tài sản lớn.

- Năm 2005 xảy ra 471 vụ cướp giật tài sản Trong đó xảy ra 16 vụcướp giật tài sản của người nước ngoài, 03 vụ gây thương tích nặng cho người

bị hại, 01 vụ gây chết người, 04 vụ có tài sản giá trị lớn

- 6 tháng đầu năm 2006 xảy ra 468 vụ cướp giật tài sản Trong đó có

08 vụ cướp giật tài sản của người nước ngoài

Chỉ tính riêng trong năm 2005 và 6 tháng đầu năm 2006, tội phạmcướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng một cách đột biến, phứctạp cả về địa bàn, tính chất, hậu quả tác hại và đối tượng bị xâm hại Gây rấtnhiều khó khăn trong công tác phòng ngừa, điều tra của lực lượng Cảnh sátđiều tra tội phạm hình sự Công an thành phố Hà Nội

Qua thực tiễn công tác phòng ngừa và điều tra, chúng ta thấy có nhiềunguyên nhân, điều kiện tác động đến tình trạng phạm tội cướp giật tài sảntrong đó có những nguyên nhân cơ bản sau đây:

- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang bộc lộ rõnhững mặt tích cực và tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội Một

bộ phận công dân và thanh thiếu niên không có việc làm, lười lao động, đạođức và lối sống lệch lạc đã sa ngã vào các tệ nạn xã hội và con đường phạmtội cướp giật tài sản Sự quản lý của gia đình, nhà trường và xã hội đối với sốhọc sinh - sinh viên, thanh thiếu niên còn nhiều bất cập Các hoạt động lànhmạnh và phong trào chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng thanhthiếu niên, học sinh - sinh viên hư ngày càng nhiều

- Sự du nhập của văn hóa phẩm bạo lực, đồi trụy đã tác động đến đờisống tâm lý xã hội, hình thành lối sống ăn chơi sa đọa, lười lao động, lao vàocon đường phạm tội để thỏa mãn các yêu cầu cá nhân của một bộ phận côngdân trong xã hội

Trang 39

- Nền kinh tế xã hội phát triển đa dạng trên mọi lĩnh vực, đời sống củanhân dân được nâng lên từng bước rõ rệt Các hoạt động giao dịch tiền - hàng

và mua sắm tài sản, trang sức hàng ngày đang diễn ra sôi động là đối tượngtấn công của tội phạm cướp giật tài sản

Trong những năm qua, công an thành phố đã tập trung nhiều biệnpháp đấu tranh với loại tội phạm này, nhiều băng ổ nhóm tội phạm cướp giậttài sản bị triệt phá Song từ khi thành lập cơ quan cảnh sát điều tra theo pháplệnh tổ chức điều tra hình sự đến nay, các hoạt động nghiệp vụ trinh sát trongphòng ngừa điều tra loại tội phạm này chưa được quan tâm một cách đầy đủ, lựclượng trinh sát đấu tranh chuyên trách trước đây đã bị các hoạt động tố tụngchi phối Do đó cần phải hạn chế, khắc phục tối đa những thiếu xót trong thờigian tới để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa đấu tranh với loại tộiphạm này

2.1.2.2 Đặc điểm hình sự tội phạm cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ thành phố Hà Nội

Nghiên cứu đặc điểm hình sự của tội phạm có ý nghĩa vô cùng quantrọng trong công tác phòng ngừa, điều tra tội phạm Đặc điểm hình sự của tộiphạm là hệ thống những đặc điểm và những tình tiết có liên quan đến tộiphạm Có thể hiểu đó là những thông tin mô tả những thuộc tình, những dấuhiệu cơ bản của tội phạm được phản ánh trong hiện thực khách quan Cơ sở

để xây dựng đặc điểm hình sự tội phạm là kết quả tổng hợp và nghiên cứunhững tài liệu, kinh nghiệm trong thực tiễn phòng ngừa điều tra tội phạm.Những đặc điểm và tình tiết liên quan đến tội phạm có thể là:

- Những dấu vết vật chất phổ biến của vụ việc phạm tội

- Những tài liệu về thủ đoạn gây án, che giấu tội phạm

- Những tài liệu về thời gian gây án

- Những tài liệu về hoàn cảnh xảy ra tội phạm

Trang 40

- Những tài liệu về đối tượng bị xâm hại.

- Những tài liệu về động cơ mục đích phạm tội

- Những tài liệu về đặc điểm nhân thân của người bị hại

- Những tài liệu về đặc điểm nhân thân người phạm tội

Trong phòng ngừa điều tra các vụ án cướp giật tài sản trên các tuyếngiao thông đường bộ thì việc nghiên cứu đặc điểm hình sự của loại tội phạmnày có ý nghĩa thiết thực, nó chỉ ra những dấu hiệu riêng biệt, đặc trưng củatội phạm làm cơ sở xác định áp dụng các biện pháp của hoạt động nghiệp vụtrinh sát có hiệu quả Thông thường trước khi gây án, tội phạm cướp giật tàisản có giai đoạn chuẩn bị, trong nhiều trường hợp được chuẩn bị rất kỹ lưỡng

về công cụ, phương tiện, vai trò vị trí của từng đối tượng, chọn địa điểm vàthời gian, đối tượng để thực hiện hành vi phạm tội và tẩu thoát an toàn Tronggiai đoạn thực hiện hành vi phạm tội, tội phạm cướp giật tài sản thường sửdụng các phương tiện như xe máy phân khối lớn để di chuyển nhanh, bất ngờtiếp cận giật tài sản của người tham gia giao thông hoặc người đang hoạt độngliên quan trên các tuyến đường bộ rồi nhanh chóng tẩu thoát Những đặc điểmnày có liên quan đến sự tồn tại của hiện trường vụ án, người bị hại, người làmchứng, các dấu vết có ý nghĩa chứng minh tội phạm và người thực hiện hành

vi phạm tội Đó là những tài liệu quan trọng giúp cho cơ quan điều tra nhận định

và đặt các giả thiết điều tra, lựa chọn, áp dụng các biện pháp điều tra phù hợp

Qua nghiên cứu hồ sơ các vụ án cướp giật tài sản trên các tuyến giaothông đường bộ địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy đặc điểm hình sự của tộiphạm cướp giật tài sản gồm có các nội dung sau đây:

* Đặc điểm về thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm

Thủ đoạn gây án là hệ thống những hành vi của người phạm tội ở cácgiai đoạn chuẩn bị gây án và những hành vi che giấu tội phạm được thực hiệnđầy đủ hay từng phần, bị chi phối bởi những yếu tố chủ quan hay khách quan,

Ngày đăng: 26/10/2016, 22:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo sơ kết, tổng kết công tác nghiệp vụ cơ bản của công an các quận, huyện thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2006 , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết, tổng kết công tác nghiệp vụ cơ bản của công an các quận, huyện thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2006
2. Bình luận khoa học các tội phạm xâm phạm sở hữu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học các tội phạm xâm phạm sở hữu
3. Bộ Công an (1998), Chỉ thị 13/BCA về công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi và xây dựng mạng lưới bí mật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 13/BCA về công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi và xây dựng mạng lưới bí mật
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 1998
4. Bộ Công an (1998), Quyết định 659/BCA (C12) ban hành quy trình sưu tra, xác minh hiềm nghi, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 659/BCA (C12) ban hành quy trình sưu tra, xác minh hiềm nghi
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 1998
5. Bộ Công an tháng (2003), Các văn bản quy định về công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng cảnh sát nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản quy định về công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng cảnh sát nhân dân
Tác giả: Bộ Công an tháng
Năm: 2003
6. Bộ Công an, Báo cáo tổng kết hội nghị 3 năm thực hiện chỉ thị 05 của về công tác nghiệp vụ cơ bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hội nghị 3 năm thực hiện chỉ thị 05 của về công tác nghiệp vụ cơ bản
7. Học viện Cảnh sát nhân dân (2002), Giáo trình Luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam
Tác giả: Học viện Cảnh sát nhân dân
Năm: 2002
8. Học viện Cảnh sát nhân dân (2004), Giáo trình Hoạt động nghiệp vụ trinh sát của lực lượng cảnh sát nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hoạt động nghiệp vụ trinh sát của lực lượng cảnh sát nhân dân
Tác giả: Học viện Cảnh sát nhân dân
Năm: 2004
9. Hồ Trọng Ngũ (1995), Giáo trình Những vấn đề lý luận và phương pháp luận hoạt động nghiệp vụ trinh sát, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Những vấn đề lý luận và phương pháp luận hoạt động nghiệp vụ trinh sát
Tác giả: Hồ Trọng Ngũ
Năm: 1995
10. Hồ Trọng Ngũ, Giáo trình Lý luận cơ bản về hoạt động nghiệp vụ trinh sát, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý luận cơ bản về hoạt động nghiệp vụ trinh sát
11. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành
Tác giả: Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
12. Phòng PC14 - Công an thành phố Hà Nội (2001), Báo cáo tổng kết năm 2001, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm 2001
Tác giả: Phòng PC14 - Công an thành phố Hà Nội
Năm: 2001
13. Phòng PC14 - Công an thành phố Hà Nội (2002), Báo cáo tổng kết năm 2002, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm 2002
Tác giả: Phòng PC14 - Công an thành phố Hà Nội
Năm: 2002
14. Phòng PC14 - Công an thành phố Hà Nội (2003), Báo cáo tổng kết năm 2003, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm 2003
Tác giả: Phòng PC14 - Công an thành phố Hà Nội
Năm: 2003
15. Phòng PC14 - Công an thành phố Hà Nội (2004), Báo cáo tổng kết năm 2004, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm 2004
Tác giả: Phòng PC14 - Công an thành phố Hà Nội
Năm: 2004
16. Phòng PC14 - Công an thành phố Hà Nội (2005), Báo cáo tổng kết năm 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm 2005
Tác giả: Phòng PC14 - Công an thành phố Hà Nội
Năm: 2005
17. Phòng PC14 - Công an thành phố Hà Nội (2006), Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2005
Tác giả: Phòng PC14 - Công an thành phố Hà Nội
Năm: 2006
18. Phòng PC14 - Công an thành phố Hà Nội, Các kế hoạch, báo cáo kết quả phòng chống tội phạm cướp giật tài sản của đội 8, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các kế hoạch, báo cáo kết quả phòng chống tội phạm cướp giật tài sản của đội 8
19. Phòng PC14 - Công an thành phố Hà Nội, Hồ sơ các vụ án, chuyên án cướp giật tài sản từ năm 2000 đến nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ các vụ án, chuyên án cướp giật tài sản từ năm 2000 đến nay
21. Quốc hội (2000), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật tố tụng hình sự
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2000

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w