Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địaphương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phốthuộc thành phố trung ương, phường, thị trấn.Trong thời gia
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS LÊ THỊ HƯƠNG
HÀ NỘI, năm 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Bản thân Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trọng luận văn này
là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các luận văn khác trong cùng lĩnhvực Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Luậnvăn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./
Tác giả luận văn
Lê Thanh Nhàn
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 6
1.1 Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân cấp huyện 61.2 Nội dung và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện 17
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, TỈNH PHÚ YÊN 31 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện, tỉnh PhúYên 31 2.2.Thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện tỉnh Phú Yên 34 2.3.Đánh giá về hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện trong thờigian qua tại tỉnh Phú Yên 47
CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN
YÊN 54 3.1.
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấphuyện 543.2 Các quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện.57 3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp
LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND : Hội đồng nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
UBHC : Ủy ban hành chính
TAND : Tòa án nhân dân
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Trang 7MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do cử triđịa phương bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhândân Hội đồng nhân dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy dânchủ, đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo hoạt động đúng đắncủa các cơ quan nhà nước ở địa phương Hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân đang
nỗ lực xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Namcủa nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thì vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt độngcủa Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân cấp huyện nói riêng càngmang tính cấp thiết
Trong hơn 30 năm đổi mới, chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động của Hộiđồng nhân dân được thể hiện rất rõ trong nhiều văn kiện của Đảng như: Cương lĩnhnăm 1991, Cương lĩnh năm 2011, Văn kiện các Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII,
IX, X, XI, XII và các văn kiện Hội nghị Trung ương Đảng các khóa Những quanđiểm, chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trong cácVăn kiện của Đảng được Nhà nước cụ thể hóa thành các văn bản pháp luật vànhững mô hình thực tiễn để thực hiện
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa X) về đẩy mạnh cải cách hànhchính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã đề ra chủtrương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện,phường Để cụ thể hóa chủ trương nói trên, ngày 15/11/2008, Quốc hội khóa XII
đã ban hành Nghị quyết số 26/2008/QH12 về việc thực hiện thí điểm không tổchức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường ở một số địa phương và Ủy banthường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH, ngày16/01/2009 thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại 67 huyện,
32 quận, 483 phường của 10 tỉnh, thành phố trong cả nước
Trang 81
Trang 9vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường trước đây cho Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cùng cấp, chưa đổi mớiđồng bộ tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân Vì vậy, Bộ Chính trị đã có Kếtluận số 89-KL/TW, ngày 03/3/2014 về tổng kết thực hiện thí điểm không tổ chứcHội đồng nhân dân huyện, quận, phường và Quốc hội ban hành Luật tổ chứcchính quyền địa phương ngày 19/6/2015 (thay thế cho Luật Tổ chức Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003), trong đó quy định rõ cấp chính quyềnđịa phương gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở tất cả cácđơn vị hành chính Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địaphương ở tỉnh, huyện, xã Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địaphương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phốthuộc thành phố trung ương, phường, thị trấn.
Trong thời gian qua, hoạt động Hội đồng nhân dân cấp huyện nói chung vàhoạt động Hội đồng nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói riêng đã cónhững chuyển biến tích cực, đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động đểnâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật,đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòngcủa địa phương
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, hoạt động của HĐND cấphuyện trên địa bàn tỉnh Phú Yên vẫn còn những hạn chế, tồn tại nhất định như:nhiều nơi hoạt động của HĐND còn mang tính hình thức; chất lượng kỳ họp HĐNDchưa cao; công tác giám sát của HĐND chưa mang lại nhiều kết quả thiết thực;trong chất vấn và trả lời chất vấn còn tình trạng nể nang, né tránh; hoạt động tiếpxúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận kiến nghị của công dân chưa được thườngxuyên, liên tục; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND còn thấp, chưa tươngxứng với vị trí, vai trò quan trọng mà Hiến pháp quy định và nhân dân giao phó
Từ thực trạng nêu trên cho thấy rằng, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn vềhoạt động của HĐND các cấp nói chung và của HĐND cấp huyện nói riêng là đòihỏi khách quan, là yêu cầu cấp thiết Đặc biệt việc đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt
Trang 10động của HĐND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Yên, trên cơ sở đó, đưa ra nhữngquan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân
cấp huyện càng có ý nghĩa thực tiễn quan trọng Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Hoạt
động của Hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Phú Yên” để làm luận văn
Thạc sĩ luật
2 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề hoạt động của Hội đồng nhân dân và nâng cao chất lượng, hiệu quảcủa Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân cấp huyện nói riêng đãđược đề cập nhiều trên sách báo, tạp chí, đề tài, công trình nghiên cứu Có thể kể ramột số công trình nghiên cứu sau đây:
- Hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa, luận văn Thạc sĩ
luật học Lê Thị Hương, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
- Tổ chức và hoạt động của HĐND tỉnh qua thực tiễn tỉnh Nghệ An, luận văn
của Thạc sĩ Luật học Nguyễn Thị Lợi, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
- Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi,
luận văn Thạc sĩ luật học Trịnh Đình Bá, Học viện Khoa học xã hội, 2016
- Một số ý kiến về vị trí, vai trò của HĐND và việc thành lập UBND các cấp,
Trương Đắc Linh, Tạp chí Khoa học pháp lý số 03/2001
Các công trình trên đã tiếp cận hoạt động của Hội đồng nhân dân ở nhiều góc
độ, nhiều khía cạnh với những luận giải, đánh giá khoa học có ý nghĩa lý luận vàthực tiễn Tuy nhiên, có thể nói cho đến nay chưa có một đề tài độc lập đi sâunghiên cứu hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện ở tỉnh Phú Yên để tổng kết,đánh giá những thành tựu đạt được và những hạn chế cần khắc phục, qua đó đưa ranhững giải pháp có giá trị thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐNDcấp huyện ở tỉnh Phú Yên Do vậy, nghiên cứu việc nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động của HĐND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Yên là việc làm cần thiết
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp
3
Trang 11huyện, để từ đó đánh giá thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyệntỉnh Phú Yên, nhằm đề xuất những quan điểm và giải pháp tăng cường hiệu quảhoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện ở nước ta hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động của Hội đồng nhândân cấp huyện
- Đánh giá thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện tại tỉnh PhúYên
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp tăng cường hoạt động của Hội đồngnhân dân cấp huyện ở nước ta hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Yên
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân khóa 2011 – 2016
- Về không gian: số liệu khảo sát tại thành phố Tuy Hòa và thị xã Sông Cầu,tỉnh Phú Yên
- Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận về hoạt động của Hội đồng nhândân cấp huyện, thực trạng về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện trên địabàn tỉnh Phú Yên, từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường hoạtđộng của Hội đồng nhân dân cấp huyện ở nước ta hiện nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu, dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước về hoạt động của HĐNDcấp huyện
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu, ở đây tác giả chủ yếu dùng các phương
Trang 12pháp phân tích những tài liệu sẵn có; phương pháp thu thập và xử lý thông tin;phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu; phương pháp so sánh,đánh giá; phương pháp quan sát;… để nghiên cứu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ có một số đóng góp nhất định sau:
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văngồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấphuyện
Chương 2: Thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện tại tỉnhPhú Yên
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường hoạt động của Hội đồng nhândân cấp huyện nước ta hiện nay
5
Trang 13CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
1.1 Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân cấp huyện
1.1.1 Vị trí của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân”; “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…" Vớikhẳng định trên, ở nước ta nguồn gốc, bản chất quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân, "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằngdân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơquan khác của Nhà nước"
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, HĐND nói chung và HĐND cấphuyện nói riêng đã khẳng định được vị trí, vai trò, trách nhiệm to lớn củamình HĐND thực sự trở thành diễn đàn để nhân dân lao động thực hiện quyềnlàm chủ Nhà nước và xã hội Sự hiện diện của HĐND dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam đã thể hiện được tính chất giai cấp sâu sắc, tính nhân dânthực sự của nhà nước, tạo niềm tin vững chắc cho nhân dân về một chính quyềncủa dân, do dân, vì dân
Hội đồng nhân dân có vị trí hết sức quan trọng được thể hiện ngày càng rõ néttrong tiến trình phát triển của các bản Hiến pháp Việt Nam
Hiến pháp năm 1946 quy định “Hội đồng nhân dân do đầu phiếu phổ thông vàtrực tiếp bầu ra”; “Hội đồng nhân dân quyết nghị về những vấn đề thuộc địa phương
mình Những nghị quyết ấy không được trái với chỉ thị của các cấp trên” [27, Điều
58, 59] Trong giai đoạn này, HĐND được tổ chức theo Sắc lệnh 63/SL, ngày
22/11/1945, theo đó, HĐND chỉ được tổ chức cấp tỉnh và cấp xã là cấp chính quyềnđịa phương hoàn chỉnh gồm HĐND và Ủy ban hành chính; cấp kỳ và cấp huyện là
Trang 14Riêng đối với đơn vị hành chính là thành phố, chính quyền địa phương được tổchức theo Sắc lệnh 77/SL, ngày 21/12/1945, theo đó, thành phố được tổ chức thànhhai cấp: thành phố và khu phố và chỉ có cấp thành phố mới là chính quyền hoànchỉnh, bao gồm HĐND và UBHC, cấp khu phố chỉ có UBHC Đến khi có Luật Tổchức chính quyền địa phương năm 1958, HĐND đã được xác định là cơ quanquyền lực nhà nước tại địa phương, nằm trong hệ thống cơ quan quyền lực nhànước thống nhất từ trung ương đến địa phương, với tư cách vừa đại diện choquyền lực nhà nước tại địa phương, vừa đại diện cho ý chí nhân dân địa phương.HĐND được ra các quyết định rộng rãi về các vấn đề thuộc phạm vi địa phươngmiễn là không trái với mệnh lệnh của cấp trên.
Đến Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức HĐND và UBHC năm 1962,HĐND được quy định là “cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương Hộiđồng nhân dân các cấp do nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước
nhân dân địa phương” [28, Điều 80] Trong giai đoạn từ 1959 đến 1980, HĐND
được tổ chức ở tất cả đơn vị hành chính địa phương: tỉnh, huyện, xã Đến đây,tính quyền lực nhà nước ở địa phương của HĐND chính thức được ghi nhậntrong Hiến pháp và quy định này cho đến nay vẫn được ghi nhận trong Hiến pháphiện hành
Hiến pháp 1980 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983, được sửa đổi,
bổ sung năm 1989, một lần nữa xác định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lựcNhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước
nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên” [30, Điều 114] Vị trí và tính chất
pháp lý của HĐND vẫn xác định như Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức HĐND
và UBHC năm 1962 nhưng có bổ sung thêm nhiệm vụ HĐND phải chịu tráchnhiệm trước chính quyền cấp trên bên cạnh chịu trách nhiệm trước nhân dân địaphương Về tổ chức và hoạt động của HĐND, nhấn mạnh tính quyền lực củaHĐND, thành lập Thường trực HĐND ở cấp tỉnh và cấp huyện để nâng cao vị thếcủa HĐND và giảm ảnh hưởng của cơ quan hành chính đối với cơ quan quyền lực
Về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND theo quy định của Luật tổ chức HĐND vàUBND năm 1983 được mở rộng ở rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế
Trang 157
Trang 16Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001, Luật tổ chức HĐND vàUBND năm 1994 và năm 2003 và các văn bản pháp luật có liên quan đã cố gắngđổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương trong đó cóHĐND Tuy nhiên, về vị trí, vai trò của HĐND không có nhiều sự thay đổi so vớitrước đây HĐND vẫn được xác định là “cơ quan quyền lực Nhà nước ở địaphương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, donhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ
quan Nhà nước cấp trên” [33, Điều 119], trong đó làm rõ tính đại diện của
HĐND, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.Trong giai đoạn này, HĐND được tổ chức đồng bộ từ tỉnh đến xã, thành lậpThường trực HĐND ở cả 03 cấp, tăng cường chức năng giám sát của HĐND,HĐND được trao thẩm quyền quan trọng, trong đó có quyền quyết định các chủtrương, biện pháp nghiêm trọng
Trong hoạt động của mình, HĐND nói chung và HĐND cấp huyện nóiriêng thường bị cho rằng hoạt động mang tính hình thức, chưa thực hiện tốt vaitrò, chức năng, nhiệm vụ như luật định, hiệu quả hoạt động còn thấp Nhằm mụcđích khắc phục những hạn chế nêu trên, phát huy dân chủ, tăng cường năng lực,hiệu quả hoạt động của HĐND, ngày 15/11/2008 Quốc hội ban hànhNghị quyết số 26/2008/QH12 về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồngnhân dân huyện, quận, phường và Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hànhNghị quyết số 724/2009/UBTVQH12, ngày 16/01/2009, trong đó thực hiệnthí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường tại 67 huyện, 32quận và 483 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tuy nhiên, qua tổng kết thực tiễn về mô hình thí điểm không tổ chức HĐNDquận, huyện, phường cho thấy rằng, việc thực hiện không tổ chức HĐND ở cácđơn vị hành chính này chưa phù hợp với tình hình thực tế của nước ta hiện nay Vìvậy, Quốc hội đã ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015thay thế Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, chấm dứt việc thực hiện thíđiểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường theo Nghị quyết số26/2008/QH12 của Quốc hội, Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 của Ủy banThường vụ Quốc hội
Trang 178
Trang 18kể từ ngày 01/01/2016 và khôi phục việc tổ chức HĐND ở cả 03 cấp là tỉnh, huyện
và xã
Theo quy định tại Điều 113 Hiến pháp 2013 và Điều 6 Luật Tổ chức chínhquyền địa phương 2015, thì HĐND tiếp tục được khẳng định “là cơ quan quyền lựcnhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủcủa Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhândân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”
Vị trí, vai trò của HĐND cấp huyện được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
- HĐND cấp huyện nằm trong cơ cấu quyền lực thống nhất của nhà nước, là
bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, thay mặt nhà nước tổ chức thực hiệnquyền lực nhà nước trên địa bàn là tổ chức thực hiện Hiến pháp, Luật, các văn bảncủa cơ quan nhà nước trung ương tới địa phương
- HĐND cấp huyện đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa chính quyền trung ương
và cấp trên với chính quyền địa phương, vừa đảm bảo sự thống nhất trong hoạtđộng của bộ máy của nhà nước trên phạm vi toàn quốc, vừa đảm bảo tính tự chủ,sáng tạo của địa phương
- HĐND cấp huyện còn là chiếc cầu nối giữa nhân dân và nhà nước, HĐNDcấp huyện tiếp nhận, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,pháp luật của nhà nước ở trung ương và cấp trên đến cử tri địa phương và tiếp thu ýkiến, kiến nghị của cử tri địa phương để phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan, cánhân, tổ chức áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa công dân
- Là cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương, HĐND cấp huyện quyếtđịnh những vấn đề quan trọng trên địa bàn huyện trong khuôn khổ của Hiến pháp,pháp luật và Nghị quyết của HĐND có tính bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức
ở địa phương
- Là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của cử triđịa phương, thông qua HĐND cấp huyện, nhân dân thực hiện quyền làm chủ củamình, đảm bảo Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và
do nhân dân làm chủ
9
Trang 19- HĐND là tổ chức có khả năng tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân,thống nhất ý chí và hành động của các tầng lớp nhân dân, động viên được mọinguồn lực vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương đóng góp vào sự nghiệpchung của đất nước.
Như vậy, với vị trí, vai trò của HĐND cấp huyện như đã thể hiện trên đâychúng ta có thể nhận thấy rằng HĐND cấp huyện là cấp HĐND hết sức quan trọngtrong hệ thống cơ quan chính quyền địa phương; là cầu nối giữa chính quyềnTrung ương và cấp trên với chính quyền địa phương; trực tiếp tổ chức thực hiệnđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địaphương; là nơi để người dân bày tỏ trực tiếp ý chí, nguyện vọng của mình, đónggóp ý kiến xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân và là nơi trực tiếpquyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để xây dựng và phát triển địaphương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh
1.1.2 Tính chất của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Từ những quy định của Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức chính quyền địaphương 2015, ta có thể thấy Hội đồng nhân dân có 02 tính chất đặc trưng, đó là:tính quyền lực nhà nước và tính đại điện
1.1.2.1 Tính quyền lực nhà nước
Tính quyền lực nhà nước của HĐND cấp huyện thể hiện ở quyền đơnphương quyết định và quyết định đó có tính bắt buộc thực hiện đối với mọi cơquan, tổ chức có liên quan trên địa bàn quản lý của huyện Nhưng vì HĐND cấphuyện chỉ là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương nên một mặt, những quyếtđịnh này chỉ có hiệu lực trong địa bàn quản lý của một huyện và chỉ giới hạntrong phạm vi thẩm quyền được giao theo quy định của Hiến pháp và pháp luật,mặt khác những quyết định đó không được trái với Hiến pháp, luật và các vănbản của các cơ quan nhà nước cấp trên Chính vì vậy, theo Điều 113 Hiến phápnăm 2013 xác định, HĐND cấp huyện dù là cơ quan quyền lực nhà nước ở cấpcao nhất trên địa bàn huyện, nhưng HĐND cấp huyện cũng phải căn cứ vào Hiếnpháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, căn cứ vào nhu cầu
và điều kiện thực tế của huyện để quyết định các chủ trương, biện pháp quan
Trang 2010
Trang 21pháp và pháp luật ở địa phương, phát huy tiềm năng của huyện, xây dựng và pháttriển về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, không ngừng cải thiện đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân, làm tròn nghĩa vụ của huyện đối với cảnước Các nghị quyết của HĐND cấp huyện được ban hành trong phạm vi thẩmquyền được giao có tính bắt buộc thực hiện đối với tất cả các cơ quan, tổ chức và cánhân có liên quan trên địa bàn.
Cũng do tính quyền lực nhà nước của HĐND đã được Hiến pháp năm 2013 vàLuật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 xác định nên HĐND cấp huyệncòn thực hiện quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và các nghị quyếtcủa HĐND huyện đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có liên quan trên địa bàn huyện theo quyđịnh của pháp luật, cũng như giám sát hoạt động công tác của Thường trực HĐND,UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp
Tính quyền lực nhà nước của HĐND cấp huyện được thiết lập trên nguyên tắcHiến định “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”, “Nhân dân thực hiệnquyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốchội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” HĐND là
cơ quan do nhân dân ở địa phương bầu ra và thay mặt nhân dân giải quyết các vấn
đề quan trọng của địa phương, do đó, HĐND là chủ thể mang tính quyền lực nhànước do được nhân dân ủy quyền
Tính quyền lực nhà nước của HĐND cấp huyện thể hiện ở 04 quyền hạn sau đây: (1) Quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương
(2) Bầu UBND là cơ quan chấp hành của HĐND; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm,
bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên của cơ quan này
(3) Bãi bỏ một phần hay toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịchUBND cấp mình và văn bản của HĐND cấp dưới
(4) Giám sát việc tuân theo pháp luật ở địa phương và giám sát việc thựchiện Nghị quyết của HĐND
Trang 22Tóm lại, việc khẳng định tính quyền lực Nhà nước của HĐND cấp huyệnkhông chỉ xác định đúng vị trí, vai trò của HĐND cấp huyện trong cơ chế thực hiệnquyền lực nhà nước thống nhất của nhân dân, mối quan hệ giữa HĐND với UBND
và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương, mà còn xác định thẩm quyền kiểm tra,giám sát của HĐND cấp huyện đối với các cơ quan này trong việc chấp hành Hiếnpháp và pháp luật ở địa phương
1.1.2.2 Tính đại diện
Cùng với tính quyền lực nhà nước, HĐND cấp huyện còn là cơ quan đại diệncủa nhân dân địa phương Điều 79 Hiến pháp 2013 quy định “HĐND là cơ quan đạidiện của nhân dân địa phương và đại biểu HĐND là người đại diện cho nhân dânđịa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương”
Với vị trí, tính chất của HĐND được quy định trong Hiến pháp năm 2013 vàLuật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì HĐND cấp huyện vừa làmột cơ quan trong bộ máy nhà nước, vừa là chủ thể quyền lực, đại diện cho nhân dân địa phương và có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của địaphương, giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,
tổ chức xã hội, công dân ở địa phương nhằm phát huy tiềm năng của địa phương trên mọi mặt kinh tế, xã hội
Xuất phát từ nguyên lý quyền lực nhà nước là của nhân dân, việc tổ chức thựcthi quyền lực do nhân dân thực hiện nhưng vì một lý do nào đó, nhân dân không thểthực thi quyền lực của mình được thì hoạt động đó được ủy quyền cho một cá nhânhay tổ chức khác thực hiện, bao gồm cả thiết chế Hội đồng nhân dân
Tính đại điện của HĐND cấp huyện thể hiện ở các phương diện sau đây:
- Con đường hình thành: Ở địa phương cấp huyện, HĐND là cơ quan duynhất được thành lập bằng một cuộc bầu cử do cử tri ở địa phương trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Đại biểu HĐNDcấp huyện là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
12
Trang 23- Cơ cấu đại biểu: HĐND cấp huyện có một số lượng đại biểu nhất định đạidiện cho nữ giới, người dân tộc, tôn giáo, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, người ngoàiĐảng… Cũng theo Luật Bầu cử 2015 thì Thường trực HĐND cấp huyện dự kiến cơcấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu để ứng cử đại biểu HĐND,trong đó bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sáchchính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ; số lượngngười ứng cử là người dân tộc thiểu số được xác định phù hợp với tình hình cụ thểcủa từng địa phương.
- Thẩm quyền: HĐND cấp huyện thay mặt nhân dân quyết định và tổ chứcthực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động cácnguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng -
an ninh trên địa bàn
Từ những phương diện nêu trên, xét về mặt hình thức cũng như nội dung hoạtđộng, thiết chế HĐND cấp huyện ở nước ta thực sự là người đại diện cho ýchí, nguyện vọng của nhân dân địa phương
Phân tích hai tính chất của HĐND cấp huyện có thể thấy, giữa tính quyền lựcnhà nước và tính đại diện của HĐND cấp huyện có mối quan hệ biện chứng vớinhau Bởi vì, HĐND cấp huyện muốn thực hiện được vai trò, vị trí là cơ quan đạidiện cho nhân dân thì phải có quyền lực và khi có quyền lực thì sẽ làm tốt vai tròđại diện Nếu HĐND chỉ có một trong hai vai trò này, hoặc là cơ quan đại diện hoặc
là cơ quan quyền lực không thôi thì việc thực hiện chức năng nhiệm vụ sẽ rất khókhăn, vai trò của HĐND khó có thể thực hiện một cách đầy đủ và có hiệu quả.Tính chất đại diện và tính chất quyền lực của HĐND cấp huyện có quan hệ biệnchứng với nhau Tính đại diện là tiền đề bảo đảm để HĐND cấp huyện trở thành
cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương Và chỉ có thể là cơ quan quyền lựcnhà nước ở địa phương, HĐND cấp huyện mới có đủ quyền năng thực hiện đượctính chất đại diện cho nhân dân, thay mặt nhân dân quyết định những vấn đềquan trọng ở địa phương
Trang 241.1.3 Chức năng của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Chức năng của HĐND cấp huyện là những phương diện hoạt động chủ yếucủa HĐND nhằm thực hiện vai trò, nhiệm vụ của HĐND
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, HĐND các cấp cóhai chức năng cơ bản là: Chức năng quyết định và chức năng giám sát
- Chức năng quyết định
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 ghi nhận như sau: "HĐND
quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng
an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước".
Chức năng quyết định của HĐND cấp huyện được thể hiện thông qua cácquyền hạn sau:
- Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự, antoàn xã hội
- Quyết định biện pháp tổ chức và bảo đảm việc thi hành pháp luật: Bãi bỏmột phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND huyện,HĐND cấp xã
- Quyết định biện pháp xây dựng chính quyền địa phương: Bầu, miễn nhiệm,bãi nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh: Chủ tịchHĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND huyện, Chủtịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND huyện, Hội thẩm Tòa ánnhân dân huyện
- Quyết định biện pháp phát triển kinh tế địa phương: Quyết định dự toánthu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương vàphân bổ dự toán ngân sách huyện, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của huyện theo quy địnhcủa pháp luật Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằngnăm của huyện;
Trang 2514
Trang 26quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện trước khi trình UBND cấp tỉnh phêduyệt;
- Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng tài nguyên; bảo vệ và cải thiện môitrường
- Quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin,thể dục thể thao, chính sách xã hội
- Quyết định biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáotrên địa bàn huyện
Với những nội dung quyết định của HĐND cấp huyện nêu trên, một lầnnữa khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của HĐND cấp huyện Mặt khác, đâycũng là những căn cứ pháp lý tạo môi trường thuận lợi để chính quyền địaphương khai thác hết mọi tiềm năng, nội lực sẵn có của mình, nhằm nâng cao đờisống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phương, làm tròn mọi nhiệm vụ mà nhândân và cấp trên giao cho
- Chức năng giám sát
Giám sát là một trong hai chức năng cơ bản của HĐND cấp huyện, có mốiquan hệ và tác động qua lại với chức năng quyết định của HĐND Vì muốn thựchiện đúng và có hiệu quả chức năng quyết định, HĐND cấp huyện phải có được đầy
đủ những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, về thực tế thựchiện Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, về việc thực hiện các nghị quyết củaHĐND trước đó đã ban hành Thiếu những thông tin này, HĐND cấp huyện khôngthể quyết định được những chủ trương, biện pháp phù hợp và đáp ứng nhu cầu màcuộc sống đòi hỏi Để có được những thông tin như thế thì một kênh rất cần thiết làhoạt động giám sát của HĐND Vì vậy, hoạt động giám sát của HĐND cấp huyệnđược xem như một khâu không thể thiếu của quá trình ban hành các quyết định củaHĐND
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồngnhân dân năm 2015 quy định: “Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét,đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân
15
Trang 27theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lýtheo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý”.
HĐND cấp huyện thực hiện quyền giám sát của mình tại kỳ họp HĐND vàtrên cơ sở hoạt động giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổđại biểu HĐND và đại biểu HĐND
HĐND thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
- Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân, Tòa ánnhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp
- Xem xét báo cáo của UBND cùng cấp về tình hình thi hành Hiến pháp, vănbản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐNDcùng cấp
- Xem xét văn bản của UBND cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, cácvăn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết củaHĐND cùng cấp
- Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Ủy viênUBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND cùng cấp
- Thành lập Đoàn giám sát về một vấn đề nhất định khi xét thấy cần thiết vàxem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát
Căn cứ vào kết quả giám sát, HĐND có các quyền sau đây:
- Yêu cầu UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành văn bản để thi hànhHiến pháp, pháp luật và nghị quyết của HĐND
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của UBND, Chủ tịch UBND cùng cấptrái với Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên vànghị quyết của HĐND
- Ra nghị quyết về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấnkhi xét thấy cần thiết
- Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng ban,Phó trưởng ban của HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và Ủy viênUBND
Trang 28Như vậy, chức năng giám sát của HĐND cấp huyện rất rộng, toàn diện, baoquát toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quantrọng trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Tóm lại, quyết định và giám sát là hai chức năng cơ bản của HĐND cấp
huyện Hai chức năng này có quan hệ chặt chẽ, tác động trực tiếp đến nhau Thựchiện tốt chức năng giám sát là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho cácquyết định của HĐND cấp huyện được thực hiện nghiêm túc Đồng thời, giám sát
là cơ sở kiểm nghiệm tính đúng đắn của các quyết định trên thực tiễn, giúp pháthiện những điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế để kịp thời sửa chữa, bổsung Ngược lại, các quyết định của HĐND cấp huyện là cơ sở cho hoạt độnggiám sát được tôn trọng trên thực tế, tạo định hướng cho hoạt động giám sát tậptrung vào các vấn đề bức xúc của địa phương
1.2 Nội dung và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện
1.2.1 Nội dung hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Để nhận thức đúng bản chất, vai trò, nội dung cũng như phương thức hoạtđộng của HĐND cấp huyện trước hết cần hiểu “hoạt động của HĐND cấp huyện”
là gì? Theo đó, hoạt động của HĐND cấp huyện là việc HĐND các huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương(gọi chung là cấp huyện) thực hiện những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củaHĐND theo luật định
Hoạt động của HĐND cấp huyện được thực hiện thông qua các hoạt động tại
kỳ họp của HĐND, hoạt động của Thường trực HĐND, các ban của HĐND, đạibiểu HĐND
* Kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện:
Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của HĐNDcấp huyện Bởi vì kỳ họp là nơi tập trung đầy đủ nhất trí tuệ của cử tri địaphương, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương Mặt khác, tại kỳhọp, HĐND cấp huyện thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số các công việcquan trọng của địa phương thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình
17
Trang 29HĐND cấp huyện họp thường lệ mỗi năm hai kỳ Ngoài kỳ họp thường lệ,HĐND tổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường theo đề nghị của Chủtịch HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số đạibiểu HĐND cùng cấp yêu cầu.
Kỳ họp là hình thức biểu thể hiện cụ thể hai chức năng cơ bản của HĐND làquyết định và giám sát
Tại kỳ họp, HĐND thảo luận và ra Nghị quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ,quyền hạn của mình Trong kỳ họp HĐND, các đại biểu HĐND sẽ thảo luậnmột cách công khai, dân chủ và biểu quyết thông qua những vấn đề quan trọngnhất về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng địa phương Thông qua các đại biểuHĐND, nhân dân thể hiện được ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của mình,quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương
Ngoải ra, HĐND thực hiện quyền giám sát tại kỳ họp thông qua các hoạt động sau:
- Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, Ban của HĐND, UBND,TAND, VKSND, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp HĐND xem xét, thảo luậnbáo cáo theo trình tự sau đây: Người đứng đầu cơ quan có báo cáo trình bày báocáo; Trưởng Ban của HĐND trình bày báo cáo thẩm tra; HĐND thảo luận và có thể
ra nghị quyết về công tác của cơ quan có báo cáo, trong đó có những nội dung cơbản sau đây: Đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhâncủa hạn chế, bất cập; trách nhiệm của cơ quan có báo cáo và người đứng đầu; thờihạn khắc phục hạn chế, bất cập; trách nhiệm thi hành của cơ quan, cá nhân; tráchnhiệm báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết
- Chất vấn và nghe trả lời chất vấn Chất vấn là hình thức quan trọng đểHĐND giám sát hoạt động của các cơ quan thuộc HĐND và các cơ quan, tổchức khác trên địa bàn Đại biểu HĐND có quyền chất vấn về bất cứ vấn đề gìthuộc thẩm quyền xem xét của HĐND Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy
đủ vào vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, không được ủy quyềncho người khác trả lời thay Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân khôngđồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấntrả lời Sau chất vấn, HĐND có thể ra nghị quyết về chất vấn
Trang 30- Xem xét văn bản của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trựctiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhànước cấp trên, nghị quyết của mình Nếu xét thấy có vi phạm, HĐND có quyền bãi
bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐNDcấp dưới trực tiếp
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ doHĐND bầu Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểuHĐND trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì Thường trực HĐND trình HĐND bỏphiếu tín nhiệm Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu HĐNDđánh giá không tín nhiệm thì có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơquan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để HĐND bầu có tráchnhiệm trình HĐND xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với ngườiđó
* Hoạt động của Thường trực HĐND cấp huyện:
Thường trực HĐND là cơ quan thường trực của HĐND, thực hiện nhữngnhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác củapháp luật có liên quan, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND.Chủ tịch HĐND chỉ đạo hoạt động của Thường trực HĐND cùng cấp Phó Chủtịch HĐND giúp Chủ tịch HĐND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn heo sự phân côngcủa Chủ tịch HĐND Các thành viên Thường trực HĐND chịu trách nhiệm tập thể
về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND; chịu trách nhiệm
cá nhân trước Thường trực HĐND về nhiệm vụ, quyền hạn được Thường trựcHĐND phân công Các hoạt động chủ yếu của Thường trực HĐND thể hiện giữahai kỳ họp tập trung chủ yếu vào các hoạt động hành chính nội bộ và hoạt độnggiám sát
Điều 104 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định Thườngtrực HĐND có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Triệu tập các kỳ họp của HĐND; phối hợp với UBND trong việc chuẩn bị kỳhọp của HĐND
- Đôn đốc, kiểm tra UBND và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thựchiện các nghị quyết của HĐND
Trang 3119
Trang 32- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật tại địa phương.
- Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của HĐND; xem xét kếtquả giám sát của các Ban của HĐND khi xét thấy cần thiết và báo cáo HĐND tại kỳhọp gần nhất; giữ mối liên hệ với đại biểu HĐND; tổng hợp chất vấn của đại biểuHĐND để báo cáo HĐND; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình cácvấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND tại phiênhọp Thường trực HĐND
- Tổ chức để đại biểu HĐND tiếp công dân theo quy định của pháp luật; đônđốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của côngdân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân để báo cáo tại kỳ họp HĐND
- Phê chuẩn danh sách Ủy viên của các Ban của HĐND trong số đại biểuHĐND và việc cho thôi làm Ủy viên của Ban của HĐND theo đề nghị của Trưởngban của HĐND
- Trình HĐND lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức
vụ do HĐND bầu
- Quyết định việc đưa ra HĐND hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND
- Báo cáo về hoạt động của HĐND cùng cấp lên HĐND và UBND cấp trêntrực tiếp
- Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; mỗi năm hai lần thông báo cho Ủy ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam cùng cấp về hoạt động của HĐND
* Hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện.
Ban của HĐND là cơ quan của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghịquyết, báo cáo, đề án trước khi trình HĐND, giám sát, kiến nghị về những vấn đềthuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trướcHĐND HĐND cấp huyện có 02 ban chính là Ban pháp chế và Ban văn hóa –
xã hội, ở những địa phương có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống thành lập thêmBan dân tộc Ban pháp chế của HĐND chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực thi hànhHiến pháp và pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựngchính quyền địa
Trang 3320
Trang 34phương và quản lý địa giới hành chính ở địa phương Ban văn hóa – xã hội chịutrách nhiệm trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thểthao và chính sách tôn giáo ở địa phương Ban dân tộc chịu trách nhiệm trong lĩnhvực dân tộc ở địa phương.
Điều 109 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định nhiệm vụ,quyền hạn các Ban của HĐND như sau:
- Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân liên quan đếnlĩnh vực phụ trách
- Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực phụ trách
do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công
- Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểmsát nhân dân cùng cấp; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân và các cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp trong các lĩnh vực phụ trách; giám sátvăn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi phụ trách
- Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vựcphụ trách do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công
- Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Hội đồng nhân dân, Thường trực Hộiđồng nhân dân
- Ban của Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hộiđồng nhân dân; trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp thì báo cáo công táctrước Thường trực Hội đồng nhân dân
* Hoạt động của đại biểu HĐND cấp huyện
Đại biểu HĐND cấp huyện là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhândân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việcthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình
Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND được quy định tại Điều 93, 94, 95, 96, 97,
98 và 99 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm các hoạt động sau:
- Tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp HĐND, tham gia thảo luận và biểuquyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND Trong kỳ họp HĐND, đại
21
Trang 35biểu HĐND có nhiệm vụ tham gia thảo luận và quyết định chương trình kỳ họp,thảo luận tại phiên họp toàn thể và thảo luận ở Tổ đại biểu HĐND về các vấn đềthuộc nội dung, chương trình kỳ họp và biểu quyết thông qua những vấn đề đó.
- Liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của
cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiếnnghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếpxúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình vàcủa HĐND nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.Sau mỗi kỳ họp HĐND, đại biểu HĐND có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kếtquả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của HĐND, vận động vàcùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó
- Tiếp công dân theo quy định của pháp luật
- Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Hội đồngnhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giảiquyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi vàgiám sát việc giải quyết
- Chất vấn Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên UBND, Chánh
án TAND, Viện trưởng VKSND cùng cấp Trong thời gian giữa hai kỳ họpHĐND, chất vấn của đại biểu HĐND được gửi đến Thường trực HĐND cùng cấp
để chuyển đến người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn
- Kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thựchiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Hội đồng nhândân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cầnthiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật
Như vậy, HĐND cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn củamình thông qua bốn phương thức hoạt động, trong đó kỳ họp là phương thức hoạt
Trang 36động chủ yếu và quan trọng nhất của HĐND, còn hoạt động của Thường trựcHĐND, các Ban của HĐND và các đại biểu HĐND là phương thức hoạt độngthường xuyên, tạo nên tính liên tục cho HĐND cấp huyện thực hiện quyền lực nhànước, cơ quan đại diện dân cử ở địa phương.
1.2.2 Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện
- Nguyên tắc tuân theo Hiến pháp và pháp luật
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN, của Nhân dân, do Nhân dân, vìNhân dân Theo đó, pháp luật giữ vị trí chi phối và có hiệu lực pháp lý tối thượngtrong xã hội, Nhà nước và các cơ quan cấu thành nên bộ máy nhà nước cũng phảichịu sự ràng buộc của pháp luật
Nguyên tắc này đòi hỏi HĐND, đại biểu HĐND cấp huyện trong tổ chức vàhoạt động phải tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh Hiếnpháp và pháp luật Đồng thời, với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địaphương, HĐND cấp huyện có nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp vàpháp luật trên địa bàn huyện
Mặt khác, nếu HĐND, đại biểu HĐND cấp huyện vi phạm pháp luật thì phải
bị xử lý kịp thời và nghiêm minh Trong trường hợp HĐND cấp huyện làm thiệt hạinghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân, HĐND cấp tỉnh có quyền giải tán HĐNDcấp huyện Trong trường hợp văn bản của HĐND cấp huyện trái pháp luật, HĐNDcấp tỉnh có quyền bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản Khi đại biểu HĐND cấphuyện bị khởi tố bị can thì Thường trực HĐND quyết định tạm đình chỉ việc thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND đó Đại biểu HĐND bị kết tội bằngbản án, quyết định của tòa án thì đương nhiên mất quyền đại biểu HĐND kể từ ngàybản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
- Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Đây là một nguyên tắc hiến định, bắt đầu được ghi nhận từ Hiến pháp năm
1959 “Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước khác đềuthực hành nguyên tắc tập trung dân chủ” Lê nin từng nói: “Tập trung quá thành tập
23
Trang 37trung quan liêu, dân chủ quá thành vô chính phủ”, từ đó phát sinh nguyên tắc tậptrung dân chủ.
Nguyên tắc này đòi hỏi một mặt đảm bảo tính thống nhất, thông suốt của bộmáy nhà nước thông qua yếu tố “tập trung” Mặt khác, lại phát huy được tính chủđộng, sáng tạo, năng động của HĐND cấp huyện thông qua yếu tố “dân chủ”, từ
đó làm cho hoạt động của HĐND cấp huyện không bị máy móc, xơ cứng, mà có
sự thay đổi linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa phương
Một vấn đề nữa được đặt ra là xét về mặt cấu trúc bộ máy nhà nước theo chiềudọc thì ở trung ương có thiết chế Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhândân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam; còn ở địa phương thiết chế Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước
ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địaphương Vậy, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, HĐND có phải là cơ quan cấpdưới trực thuộc Quốc hội không? Câu trả lời ở đây là không Bởi lẽ, Quốc hội cóchức năng quan trọng nhất của là làm luật, còn HĐND chỉ có chức năng là tổ chức
và thực hiện pháp luật Quan trọng hơn, trên phương diện lý thuyết lẫn thực tếkhông thể tồn tại một hệ thống các cơ quan quyền lực và đại diện được tổ chức theochiều dọc
Nguyên tắc “tập trung” ở đây đảm bảo tính thống nhất, thông suốt của bộ máynhà nước, tránh tình trạng cục bộ địa phương, không bao hàm tính trực thuộc, lệthuộc về mặt tổ chức và hoạt động
- HĐND làm việc theo chế độ đại nghị và quyết định theo đa số.
Xuất phát từ phương thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của HĐNDcấp huyện là kỳ họp và hoạt động đại biểu HĐND cấp huyện đa phần là kiêmnhiệm, do đó, tất cả các vấn đề quan trọng của địa phương đều được đưa ra kỳ họp
để thảo luận, quyết định
HĐND quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểuquyết Nghị quyết của HĐND được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu
Trang 38HĐND biểu quyết tán thành; riêng nghị quyết về bãi nhiệm đại biểu HĐND đượcthông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành.Nguyên tắc làm việc theo chế độ đại nghị và quyết định theo đa số của HĐND
đã phát huy được tính dân chủ và trí tuệ tập thể của các đại biểu HĐND, là hìnhthức biểu hiện hai tính chất cơ bản của HĐND là tính quyền lực nhà nước và tínhđại diện
- Nguyên tắc HĐND chịu sự giám sát của nhân dân.
HĐND là cơ quan do cử tri địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí,nguyện vọng của nhân dân, do đó, HĐND phải chịu trách nhiệm trước cử tri vềviệc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và chịu sự giám sát của cử tri
Đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình,chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến,nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thựchiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạtđộng của mình và của HĐND nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiếnnghị của cử tri
1.3 Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện
1.3.1.Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Hiện nay, việc xác định hiệu quả hoạt động của một chủ thể là việc làm gặp rấtnhiều khó khăn, nhất là đánh giá hoạt động của những chủ thể mang tính chính trị -
xã hội như Hội đồng nhân dân Mặc dù vậy, chúng ta cũng phải tìm ra nhữngphương pháp nghiên cứu phù hợp để làm cơ sở tổng kết, đánh giá những mặt đãlàm được, chưa làm được từ đó có biện pháp để phát huy những ưu điểm và khắcphục những khuyết điểm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND.Trước hết, muốn đưa ra được khái niệm “hiệu quả hoạt động của HĐND cấphuyện”, chúng ta cần bắt đầu từ việc tìm hiểu khái niệm hiệu quả
Theo Từ điển tiếng Việt, “hiệu quả” được hiểu là “kết quả như yêu cầu củaviệc làm mang lại”
25
Trang 39Theo các nhà kinh tế, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mốiquan hệ giữa nguồn lực sử dụng và mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận.
Trong hoạt động kinh tế, hiệu quả thường được xác định bằng những con sốchính xác và cụ thể Còn trong các hoạt động xã hội để tính được hiệu quả đạt đượcrất khó khăn và phức tạp vì loại hoạt động này mang tính chất định tính chứ khôngphải định lượng Tuy nhiên, xét về bản chất, hiệu quả của hoạt động kinh tế và hiệuquả của hoạt động xã hội đều phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
Từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu: Hiệu quả hoạt động của HĐND
cấp huyện là kết quả thu được đảm bảo sự phù hợp giữa việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định so với những chi phí hợp lý về thời gian, trí lực, vật lực, nguồn lực lao động… phục vụ hoạt động của HĐND cấp huyện.
Hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện được bảo đảm bằng hiệu quả củacác kỳ họp HĐND, hiệu quả hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, các Bancủa HĐND và của các đại biểu HĐND
Thực ra, lâu nay để đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện chủyếu dừng lại ở các số liệu: số nghị quyết đã ban hành, số đoàn giám sát đã thànhlập, chất lượng chất vấn tại kỳ họp, các vấn đề đã được giải quyết thông qua cơ chếHĐND, còn kết quả của các hoạt động đó mang lại hiệu quả như thế nào vẫn chưađánh giá được
Muốn đánh giá được hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện cần có nhữngtiêu chí nhất định Mỗi tiêu chí là một căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động củaHĐND cấp huyện ở một phương diện khác nhau Xuất phát từ quan niệm về hiệuquả hoạt động của HĐND cấp huyện, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐNDcấp huyện có thể dựa vào các tiêu chí như sau:
Thứ nhất, tạo ra sự chuyển biến tích cực về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung vàHĐND cấp huyện nói riêng, phải xem xét đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
Trang 40phương Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐND cấphuyện, bởi tất cả các hoạt động của HĐND cấp huyện suy cho cùng không ngoàimục đích thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.
Hoạt động của HĐND cấp huyện là hoạt động mang tính chính trị - xã hội, kếtquả của nó thường phải có thời gian nhất định 01 tháng, 01 năm, 5 năm… hoặclâu hơn nữa mới đưa lại kết quả cụ thể, do đó việc định lượng và đo lường là hếtsức khó khăn Khi đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện về tình hìnhkinh tế - xã hội cần dựa trên 2 phương diện:
Một là, về hiệu quả xã hội: Đó là khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề
nổi cộm tại địa phương, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,công bằng, văn minh
Hai là, về hiệu quả kinh tế: Thể hiện qua việc thúc đẩy kinh tế địa phương
phát triển Hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện có thể được xác định dựa trên
sự chuyển biến tích cực của tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương sau nhiệm kỳhoạt động của HĐND cấp huyện hoặc sau khi có chủ trương, biện pháp phát triểnkinh tế ở địa phương
Muốn biết hoạt động của HĐND cấp huyện có mang lại hiệu quả hay khôngchúng ta phải so sánh tình hình kinh tế - xã hội của địa phương trước và sau hoạtđộng theo nhiệm kỳ của HĐND cấp huyện hoặc sau khi có những chủ trương pháttriển kinh tế - xã hội ở địa phương Nếu tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn cónhững chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thì điều
đó cho thấy hoạt động của HĐND cấp huyện đã mang lại hiệu quả Ngược lại, nếukhông có sự chuyển biến tích cực tức là HĐND cấp huyện hoạt động không cóhiệu quả Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trên thực tế hoàntoàn không chỉ do tác động của HĐND cấp huyện mà còn chịu sự tác động tổnghợp của nhiều yếu tố khác Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐNDcấp huyện theo tiêu chí này cũng chỉ ở mức độ tương đối
Thứ hai, kết quả hoạt động mang lại so với chi phí bỏ ra.
Hiệu quả là chỉ số so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra (trong đó:
27