Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh phú yên Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh phú yên Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh phú yên Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh phú yên Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh phú yên Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh phú yên Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh phú yên Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh phú yên Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh phú yên Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh phú yên Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh phú yên Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh phú yên Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh phú yên Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh phú yên Hoạt động của hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh phú yên
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS LÊ THỊ HƯƠNG
HÀ NỘI, năm 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Bản thân Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trọng luận văn này
là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các luận văn khác trong cùng lĩnh vực Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./
Tác giả luận văn
Lê Thanh Nhàn
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 6
1.1 Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân cấp huyện 61.2 Nội dung và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện 17
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, TỈNH PHÚ YÊN 31
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện, tỉnh Phú Yên 312.2 Thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện tỉnh Phú Yên 342.3 Đánh giá về hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện trong thời gian qua tại tỉnh Phú Yên 47
CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ YÊN 54
3.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện 543.2 Các quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện 573.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện 63
KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân UBHC : Ủy ban hành chính TAND : Tòa án nhân dân VKSND : Viện kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do cử tri địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân Hội đồng nhân dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy dân chủ, đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước ở địa phương Hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thì vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân cấp huyện nói riêng càng mang tính cấp thiết
Trong hơn 30 năm đổi mới, chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân được thể hiện rất rõ trong nhiều văn kiện của Đảng như: Cương lĩnh năm 1991, Cương lĩnh năm 2011, Văn kiện các Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII,
IX, X, XI, XII và các văn kiện Hội nghị Trung ương Đảng các khóa Những quan điểm, chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trong các Văn kiện của Đảng được Nhà nước cụ thể hóa thành các văn bản pháp luật và những mô hình thực tiễn để thực hiện
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã đề ra chủ trương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện, phường Để
cụ thể hóa chủ trương nói trên, ngày 15/11/2008, Quốc hội khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 26/2008/QH12 về việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường ở một số địa phương và Ủy ban thường vụ Quốc hội
đã ban hành Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH, ngày 16/01/2009 thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại 67 huyện, 32 quận, 483 phường của 10 tỉnh, thành phố trong cả nước
Qua tổng kết thực tiễn về mô hình thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân
ở huyện, quận, phường thấy rằng việc thí điểm chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh nhiệm
Trang 8vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường trước đây cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cùng cấp, chưa đổi mới đồng bộ tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân Vì vậy, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 89-KL/TW, ngày 03/3/2014 về tổng kết thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường và Quốc hội ban hành Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 (thay thế cho Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân năm 2003), trong đó quy định rõ cấp chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trung ương, phường, thị trấn
Trong thời gian qua, hoạt động Hội đồng nhân dân cấp huyện nói chung và hoạt động Hội đồng nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, hoạt động của HĐND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Yên vẫn còn những hạn chế, tồn tại nhất định như: nhiều nơi hoạt động của HĐND còn mang tính hình thức; chất lượng kỳ họp HĐND chưa cao; công tác giám sát của HĐND chưa mang lại nhiều kết quả thiết thực; trong chất vấn và trả lời chất vấn còn tình trạng nể nang, né tránh; hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận kiến nghị của công dân chưa được thường xuyên, liên tục; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND còn thấp, chưa tương xứng với vị trí, vai trò quan trọng mà Hiến pháp quy định và nhân dân giao phó
Từ thực trạng nêu trên cho thấy rằng, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động của HĐND các cấp nói chung và của HĐND cấp huyện nói riêng là đòi hỏi khách quan, là yêu cầu cấp thiết Đặc biệt việc đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt
Trang 9động của HĐND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Yên, trên cơ sở đó, đưa ra những quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân
cấp huyện càng có ý nghĩa thực tiễn quan trọng Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Hoạt
động của Hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Phú Yên” để làm luận văn
Thạc sĩ luật
2 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề hoạt động của Hội đồng nhân dân và nâng cao chất lượng, hiệu quả của Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân cấp huyện nói riêng đã được đề cập nhiều trên sách báo, tạp chí, đề tài, công trình nghiên cứu Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu sau đây:
- Hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa, luận văn Thạc sĩ
luật học Lê Thị Hương, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
- Tổ chức và hoạt động của HĐND tỉnh qua thực tiễn tỉnh Nghệ An, luận văn
của Thạc sĩ Luật học Nguyễn Thị Lợi, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
- Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi,
luận văn Thạc sĩ luật học Trịnh Đình Bá, Học viện Khoa học xã hội, 2016
- Một số ý kiến về vị trí, vai trò của HĐND và việc thành lập UBND các cấp,
Trương Đắc Linh, Tạp chí Khoa học pháp lý số 03/2001
Các công trình trên đã tiếp cận hoạt động của Hội đồng nhân dân ở nhiều góc
độ, nhiều khía cạnh với những luận giải, đánh giá khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn Tuy nhiên, có thể nói cho đến nay chưa có một đề tài độc lập đi sâu nghiên cứu hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện ở tỉnh Phú Yên để tổng kết, đánh giá những thành tựu đạt được và những hạn chế cần khắc phục, qua đó đưa ra những giải pháp có giá trị thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện ở tỉnh Phú Yên Do vậy, nghiên cứu việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Yên là việc làm cần thiết
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp
Trang 10huyện, để từ đó đánh giá thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện tỉnh Phú Yên, nhằm đề xuất những quan điểm và giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện ở nước ta hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện
- Đánh giá thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện tại tỉnh Phú Yên
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp tăng cường hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện ở nước ta hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Yên
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân khóa 2011 – 2016
- Về không gian: số liệu khảo sát tại thành phố Tuy Hòa và thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
- Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện, thực trạng về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Yên, từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện ở nước ta hiện nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu, dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước về hoạt động của HĐND cấp huyện
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu, ở đây tác giả chủ yếu dùng các phương
Trang 11pháp phân tích những tài liệu sẵn có; phương pháp thu thập và xử lý thông tin; phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu; phương pháp so sánh, đánh giá; phương pháp quan sát;… để nghiên cứu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ có một số đóng góp nhất định sau:
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Chương 2: Thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện tại tỉnh Phú Yên
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện nước ta hiện nay
Trang 12CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
1.1 Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân cấp huyện
1.1.1 Vị trí của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”; “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…" Với khẳng định trên, ở nước ta nguồn gốc, bản chất quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân,
"Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước"
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, HĐND nói chung và HĐND cấp huyện nói riêng đã khẳng định được vị trí, vai trò, trách nhiệm to lớn của mình HĐND thực sự trở thành diễn đàn để nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ Nhà nước và xã hội Sự hiện diện của HĐND dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện được tính chất giai cấp sâu sắc, tính nhân dân thực sự của nhà nước, tạo niềm tin vững chắc cho nhân dân về một chính quyền của dân, do dân, vì dân
Hội đồng nhân dân có vị trí hết sức quan trọng được thể hiện ngày càng rõ nét trong tiến trình phát triển của các bản Hiến pháp Việt Nam
Hiến pháp năm 1946 quy định “Hội đồng nhân dân do đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra”; “Hội đồng nhân dân quyết nghị về những vấn đề thuộc địa phương
mình Những nghị quyết ấy không được trái với chỉ thị của các cấp trên” [27, Điều
58, 59] Trong giai đoạn này, HĐND được tổ chức theo Sắc lệnh 63/SL, ngày
22/11/1945, theo đó, HĐND chỉ được tổ chức cấp tỉnh và cấp xã là cấp chính quyền địa phương hoàn chỉnh gồm HĐND và Ủy ban hành chính; cấp kỳ và cấp huyện là cấp chính quyền địa phương không hoàn chỉnh, chỉ có UBHC, không có HĐND
Trang 13Riêng đối với đơn vị hành chính là thành phố, chính quyền địa phương được tổ chức theo Sắc lệnh 77/SL, ngày 21/12/1945, theo đó, thành phố được tổ chức thành hai cấp: thành phố và khu phố và chỉ có cấp thành phố mới là chính quyền hoàn chỉnh, bao gồm HĐND và UBHC, cấp khu phố chỉ có UBHC Đến khi có Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 1958, HĐND đã được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương, nằm trong hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương, với tư cách vừa đại diện cho quyền lực nhà nước tại địa phương, vừa đại diện cho ý chí nhân dân địa phương HĐND được ra các quyết định rộng rãi về các vấn đề thuộc phạm vi địa phương miễn là không trái với mệnh lệnh của cấp trên
Đến Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức HĐND và UBHC năm 1962, HĐND được quy định là “cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân
dân địa phương” [28, Điều 80] Trong giai đoạn từ 1959 đến 1980, HĐND được tổ
chức ở tất cả đơn vị hành chính địa phương: tỉnh, huyện, xã Đến đây, tính quyền lực nhà nước ở địa phương của HĐND chính thức được ghi nhận trong Hiến pháp
và quy định này cho đến nay vẫn được ghi nhận trong Hiến pháp hiện hành
Hiến pháp 1980 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983, được sửa đổi,
bổ sung năm 1989, một lần nữa xác định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước
nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên” [30, Điều 114] Vị trí và tính chất
pháp lý của HĐND vẫn xác định như Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức HĐND
và UBHC năm 1962 nhưng có bổ sung thêm nhiệm vụ HĐND phải chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên bên cạnh chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương Về tổ chức và hoạt động của HĐND, nhấn mạnh tính quyền lực của HĐND, thành lập Thường trực HĐND ở cấp tỉnh và cấp huyện để nâng cao vị thế của HĐND và giảm ảnh hưởng của cơ quan hành chính đối với cơ quan quyền lực
Về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983 được mở rộng ở rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế
Trang 14Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994 và năm 2003 và các văn bản pháp luật có liên quan đã cố gắng đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương trong đó có HĐND Tuy nhiên, về vị trí, vai trò của HĐND không có nhiều sự thay đổi so với trước đây HĐND vẫn được xác định là “cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà
nước cấp trên” [33, Điều 119], trong đó làm rõ tính đại diện của HĐND, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân Trong giai đoạn này, HĐND được tổ chức đồng bộ từ tỉnh đến xã, thành lập Thường trực HĐND ở cả 03 cấp, tăng cường chức năng giám sát của HĐND, HĐND được trao thẩm quyền quan trọng, trong đó có quyền quyết định các chủ trương, biện pháp nghiêm trọng
Trong hoạt động của mình, HĐND nói chung và HĐND cấp huyện nói riêng thường bị cho rằng hoạt động mang tính hình thức, chưa thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ như luật định, hiệu quả hoạt động còn thấp Nhằm mục đích khắc phục những hạn chế nêu trên, phát huy dân chủ, tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động của HĐND, ngày 15/11/2008 Quốc hội ban hành Nghị quyết số 26/2008/QH12 về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường và Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12, ngày 16/01/2009, trong đó thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường tại 67 huyện, 32 quận và 483 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tuy nhiên, qua tổng kết thực tiễn về mô hình thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường cho thấy rằng, việc thực hiện không tổ chức HĐND ở các đơn
vị hành chính này chưa phù hợp với tình hình thực tế của nước ta hiện nay Vì vậy, Quốc hội đã ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015 thay thế Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, chấm dứt việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội, Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Trang 15kể từ ngày 01/01/2016 và khôi phục việc tổ chức HĐND ở cả 03 cấp là tỉnh, huyện
và xã
Theo quy định tại Điều 113 Hiến pháp 2013 và Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, thì HĐND tiếp tục được khẳng định “là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”
Vị trí, vai trò của HĐND cấp huyện được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
- HĐND cấp huyện nằm trong cơ cấu quyền lực thống nhất của nhà nước, là
bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, thay mặt nhà nước tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước trên địa bàn là tổ chức thực hiện Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước trung ương tới địa phương
- HĐND cấp huyện đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa chính quyền trung ương
và cấp trên với chính quyền địa phương, vừa đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của bộ máy của nhà nước trên phạm vi toàn quốc, vừa đảm bảo tính tự chủ, sáng tạo của địa phương
- HĐND cấp huyện còn là chiếc cầu nối giữa nhân dân và nhà nước, HĐND cấp huyện tiếp nhận, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước ở trung ương và cấp trên đến cử tri địa phương và tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương để phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan, cá nhân, tổ chức áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
- Là cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương, HĐND cấp huyện quyết định những vấn đề quan trọng trên địa bàn huyện trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật và Nghị quyết của HĐND có tính bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức ở địa phương
- Là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của cử tri địa phương, thông qua HĐND cấp huyện, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, đảm bảo Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân làm chủ
Trang 16- HĐND là tổ chức có khả năng tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân, thống nhất ý chí và hành động của các tầng lớp nhân dân, động viên được mọi nguồn lực vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước
Như vậy, với vị trí, vai trò của HĐND cấp huyện như đã thể hiện trên đây chúng ta có thể nhận thấy rằng HĐND cấp huyện là cấp HĐND hết sức quan trọng trong hệ thống cơ quan chính quyền địa phương; là cầu nối giữa chính quyền Trung ương và cấp trên với chính quyền địa phương; trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa phương; là nơi để người dân bày tỏ trực tiếp ý chí, nguyện vọng của mình, đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân và là nơi trực tiếp quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh
1.1.2 Tính chất của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Từ những quy định của Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, ta có thể thấy Hội đồng nhân dân có 02 tính chất đặc trưng, đó là: tính quyền lực nhà nước và tính đại điện
để quyết định các chủ trương, biện pháp quan trọng nhằm bảo đảm thi hành Hiến
Trang 17pháp và pháp luật ở địa phương, phát huy tiềm năng của huyện, xây dựng và phát triển về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, làm tròn nghĩa vụ của huyện đối với cả nước Các nghị quyết của HĐND cấp huyện được ban hành trong phạm vi thẩm quyền được giao có tính bắt buộc thực hiện đối với tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trên địa bàn
Cũng do tính quyền lực nhà nước của HĐND đã được Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 xác định nên HĐND cấp huyện còn thực hiện quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và các nghị quyết của HĐND huyện đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có liên quan trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật, cũng như giám sát hoạt động công tác của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp
Tính quyền lực nhà nước của HĐND cấp huyện được thiết lập trên nguyên tắc Hiến định “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”, “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” HĐND là
cơ quan do nhân dân ở địa phương bầu ra và thay mặt nhân dân giải quyết các vấn
đề quan trọng của địa phương, do đó, HĐND là chủ thể mang tính quyền lực nhà nước do được nhân dân ủy quyền
Tính quyền lực nhà nước của HĐND cấp huyện thể hiện ở 04 quyền hạn sau đây: (1) Quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương
(2) Bầu UBND là cơ quan chấp hành của HĐND; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm,
bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên của cơ quan này
(3) Bãi bỏ một phần hay toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND cấp mình và văn bản của HĐND cấp dưới
(4) Giám sát việc tuân theo pháp luật ở địa phương và giám sát việc thực hiện Nghị quyết của HĐND
Trang 18Tóm lại, việc khẳng định tính quyền lực Nhà nước của HĐND cấp huyện không chỉ xác định đúng vị trí, vai trò của HĐND cấp huyện trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước thống nhất của nhân dân, mối quan hệ giữa HĐND với UBND
và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương, mà còn xác định thẩm quyền kiểm tra, giám sát của HĐND cấp huyện đối với các cơ quan này trong việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương
1.1.2.2 Tính đại diện
Cùng với tính quyền lực nhà nước, HĐND cấp huyện còn là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương Điều 79 Hiến pháp 2013 quy định “HĐND là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương và đại biểu HĐND là người đại diện cho nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương”
Với vị trí, tính chất của HĐND được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì HĐND cấp huyện vừa là một cơ quan trong bộ máy nhà nước, vừa là chủ thể quyền lực, đại diện cho nhân dân địa phương và có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,
tổ chức xã hội, công dân ở địa phương nhằm phát huy tiềm năng của địa phương trên mọi mặt kinh tế, xã hội
Xuất phát từ nguyên lý quyền lực nhà nước là của nhân dân, việc tổ chức thực thi quyền lực do nhân dân thực hiện nhưng vì một lý do nào đó, nhân dân không thể thực thi quyền lực của mình được thì hoạt động đó được ủy quyền cho một cá nhân hay tổ chức khác thực hiện, bao gồm cả thiết chế Hội đồng nhân dân
Tính đại điện của HĐND cấp huyện thể hiện ở các phương diện sau đây:
- Con đường hình thành: Ở địa phương cấp huyện, HĐND là cơ quan duy nhất được thành lập bằng một cuộc bầu cử do cử tri ở địa phương trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Đại biểu HĐND cấp huyện là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
Trang 19- Cơ cấu đại biểu: HĐND cấp huyện có một số lượng đại biểu nhất định đại diện cho nữ giới, người dân tộc, tôn giáo, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, người ngoài Đảng… Cũng theo Luật Bầu cử 2015 thì Thường trực HĐND cấp huyện dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu để ứng cử đại biểu HĐND, trong đó bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ; số lượng người ứng cử là người dân tộc thiểu số được xác định phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương
- Thẩm quyền: HĐND cấp huyện thay mặt nhân dân quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng -
an ninh trên địa bàn
Từ những phương diện nêu trên, xét về mặt hình thức cũng như nội dung hoạt động, thiết chế HĐND cấp huyện ở nước ta thực sự là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương
Phân tích hai tính chất của HĐND cấp huyện có thể thấy, giữa tính quyền lực nhà nước và tính đại diện của HĐND cấp huyện có mối quan hệ biện chứng với nhau Bởi vì, HĐND cấp huyện muốn thực hiện được vai trò, vị trí là cơ quan đại diện cho nhân dân thì phải có quyền lực và khi có quyền lực thì sẽ làm tốt vai trò đại diện Nếu HĐND chỉ có một trong hai vai trò này, hoặc là cơ quan đại diện hoặc
là cơ quan quyền lực không thôi thì việc thực hiện chức năng nhiệm vụ sẽ rất khó khăn, vai trò của HĐND khó có thể thực hiện một cách đầy đủ và có hiệu quả Tính chất đại diện và tính chất quyền lực của HĐND cấp huyện có quan hệ biện chứng với nhau Tính đại diện là tiền đề bảo đảm để HĐND cấp huyện trở thành
cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương Và chỉ có thể là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, HĐND cấp huyện mới có đủ quyền năng thực hiện được tính chất đại diện cho nhân dân, thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương
Trang 201.1.3 Chức năng của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Chức năng của HĐND cấp huyện là những phương diện hoạt động chủ yếu của HĐND nhằm thực hiện vai trò, nhiệm vụ của HĐND
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, HĐND các cấp có hai chức năng cơ bản là: Chức năng quyết định và chức năng giám sát
- Chức năng quyết định
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 ghi nhận như sau: "HĐND
quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng
an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước"
Chức năng quyết định của HĐND cấp huyện được thể hiện thông qua các quyền hạn sau:
- Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Quyết định biện pháp tổ chức và bảo đảm việc thi hành pháp luật: Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND huyện, HĐND cấp xã
- Quyết định biện pháp xây dựng chính quyền địa phương: Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh: Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND huyện, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND huyện, Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện
- Quyết định biện pháp phát triển kinh tế địa phương: Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ
dự toán ngân sách huyện, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của huyện theo quy định của pháp luật Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của huyện;
Trang 21quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện trước khi trình UBND cấp tỉnh phê duyệt;
- Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng tài nguyên; bảo vệ và cải thiện môi trường
- Quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, chính sách xã hội
- Quyết định biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện
Với những nội dung quyết định của HĐND cấp huyện nêu trên, một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của HĐND cấp huyện Mặt khác, đây cũng
là những căn cứ pháp lý tạo môi trường thuận lợi để chính quyền địa phương khai thác hết mọi tiềm năng, nội lực sẵn có của mình, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phương, làm tròn mọi nhiệm vụ mà nhân dân và cấp trên giao cho
- Chức năng giám sát
Giám sát là một trong hai chức năng cơ bản của HĐND cấp huyện, có mối quan hệ và tác động qua lại với chức năng quyết định của HĐND Vì muốn thực hiện đúng và có hiệu quả chức năng quyết định, HĐND cấp huyện phải có được đầy
đủ những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, về thực tế thực hiện Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, về việc thực hiện các nghị quyết của HĐND trước đó đã ban hành Thiếu những thông tin này, HĐND cấp huyện không thể quyết định được những chủ trương, biện pháp phù hợp và đáp ứng nhu cầu mà cuộc sống đòi hỏi Để có được những thông tin như thế thì một kênh rất cần thiết là hoạt động giám sát của HĐND Vì vậy, hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện được xem như một khâu không thể thiếu của quá trình ban hành các quyết định của HĐND
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định: “Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân
Trang 22theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý”
HĐND cấp huyện thực hiện quyền giám sát của mình tại kỳ họp HĐND và trên cơ sở hoạt động giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND
HĐND thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
- Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp
- Xem xét báo cáo của UBND cùng cấp về tình hình thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp
- Xem xét văn bản của UBND cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp
- Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND cùng cấp
- Thành lập Đoàn giám sát về một vấn đề nhất định khi xét thấy cần thiết và xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát
Căn cứ vào kết quả giám sát, HĐND có các quyền sau đây:
- Yêu cầu UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành văn bản để thi hành Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của HĐND
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp trái với Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND
- Ra nghị quyết về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn khi xét thấy cần thiết
- Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng ban, Phó trưởng ban của HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và Ủy viên UBND
Trang 23Như vậy, chức năng giám sát của HĐND cấp huyện rất rộng, toàn diện, bao quát toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Tóm lại, quyết định và giám sát là hai chức năng cơ bản của HĐND cấp
huyện Hai chức năng này có quan hệ chặt chẽ, tác động trực tiếp đến nhau Thực hiện tốt chức năng giám sát là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho các quyết định của HĐND cấp huyện được thực hiện nghiêm túc Đồng thời, giám sát là
cơ sở kiểm nghiệm tính đúng đắn của các quyết định trên thực tiễn, giúp phát hiện những điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế để kịp thời sửa chữa, bổ sung Ngược lại, các quyết định của HĐND cấp huyện là cơ sở cho hoạt động giám sát được tôn trọng trên thực tế, tạo định hướng cho hoạt động giám sát tập trung vào các vấn đề bức xúc của địa phương
1.2 Nội dung và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện
1.2.1 Nội dung hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Để nhận thức đúng bản chất, vai trò, nội dung cũng như phương thức hoạt động của HĐND cấp huyện trước hết cần hiểu “hoạt động của HĐND cấp huyện” là gì? Theo đó, hoạt động của HĐND cấp huyện là việc HĐND các huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện) thực hiện những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND theo luật định
Hoạt động của HĐND cấp huyện được thực hiện thông qua các hoạt động tại
kỳ họp của HĐND, hoạt động của Thường trực HĐND, các ban của HĐND, đại biểu HĐND
* Kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện:
Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của HĐND cấp huyện Bởi vì kỳ họp là nơi tập trung đầy đủ nhất trí tuệ của cử tri địa phương, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương Mặt khác, tại kỳ họp, HĐND cấp huyện thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số các công việc quan trọng của địa phương thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình
Trang 24HĐND cấp huyện họp thường lệ mỗi năm hai kỳ Ngoài kỳ họp thường lệ, HĐND tổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND cùng cấp yêu cầu
Kỳ họp là hình thức biểu thể hiện cụ thể hai chức năng cơ bản của HĐND là quyết định và giám sát
Tại kỳ họp, HĐND thảo luận và ra Nghị quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình Trong kỳ họp HĐND, các đại biểu HĐND sẽ thảo luận một cách công khai, dân chủ và biểu quyết thông qua những vấn đề quan trọng nhất về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng địa phương Thông qua các đại biểu HĐND, nhân dân thể hiện được ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của mình, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương
Ngoải ra, HĐND thực hiện quyền giám sát tại kỳ họp thông qua các hoạt động sau:
- Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, Ban của HĐND, UBND, TAND, VKSND, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp HĐND xem xét, thảo luận báo cáo theo trình tự sau đây: Người đứng đầu cơ quan có báo cáo trình bày báo cáo; Trưởng Ban của HĐND trình bày báo cáo thẩm tra; HĐND thảo luận và có thể
ra nghị quyết về công tác của cơ quan có báo cáo, trong đó có những nội dung cơ bản sau đây: Đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập; trách nhiệm của cơ quan có báo cáo và người đứng đầu; thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập; trách nhiệm thi hành của cơ quan, cá nhân; trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết
- Chất vấn và nghe trả lời chất vấn Chất vấn là hình thức quan trọng để HĐND giám sát hoạt động của các cơ quan thuộc HĐND và các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn Đại biểu HĐND có quyền chất vấn về bất cứ vấn đề gì thuộc thẩm quyền xem xét của HĐND Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời Sau chất vấn, HĐND có thể ra nghị quyết về chất vấn
Trang 25- Xem xét văn bản của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của mình Nếu xét thấy có vi phạm, HĐND có quyền bãi
bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu HĐND trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu HĐND đánh giá không tín nhiệm thì có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để HĐND bầu có trách nhiệm trình HĐND xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với người đó
* Hoạt động của Thường trực HĐND cấp huyện:
Thường trực HĐND là cơ quan thường trực của HĐND, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND Chủ tịch HĐND chỉ đạo hoạt động của Thường trực HĐND cùng cấp Phó Chủ tịch HĐND giúp Chủ tịch HĐND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn heo sự phân công của Chủ tịch HĐND Các thành viên Thường trực HĐND chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND; chịu trách nhiệm cá nhân trước Thường trực HĐND về nhiệm vụ, quyền hạn được Thường trực HĐND phân công Các hoạt động chủ yếu của Thường trực HĐND thể hiện giữa hai kỳ họp tập trung chủ yếu vào các hoạt động hành chính nội bộ và hoạt động giám sát
Điều 104 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định Thường trực HĐND có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Triệu tập các kỳ họp của HĐND; phối hợp với UBND trong việc chuẩn bị kỳ họp của HĐND
- Đôn đốc, kiểm tra UBND và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của HĐND
Trang 26- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật tại địa phương
- Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của HĐND; xem xét kết quả giám sát của các Ban của HĐND khi xét thấy cần thiết và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất; giữ mối liên hệ với đại biểu HĐND; tổng hợp chất vấn của đại biểu HĐND để báo cáo HĐND; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình các vấn
đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND tại phiên họp Thường trực HĐND
- Tổ chức để đại biểu HĐND tiếp công dân theo quy định của pháp luật; đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân để báo cáo tại kỳ họp HĐND
- Phê chuẩn danh sách Ủy viên của các Ban của HĐND trong số đại biểu HĐND và việc cho thôi làm Ủy viên của Ban của HĐND theo đề nghị của Trưởng ban của HĐND
- Trình HĐND lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức
vụ do HĐND bầu
- Quyết định việc đưa ra HĐND hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND
- Báo cáo về hoạt động của HĐND cùng cấp lên HĐND và UBND cấp trên trực tiếp
- Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; mỗi năm hai lần thông báo cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về hoạt động của HĐND
* Hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Ban của HĐND là cơ quan của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình HĐND, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND HĐND cấp huyện có 02 ban chính là Ban pháp chế và Ban văn hóa – xã hội, ở những địa phương có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống thành lập thêm Ban dân tộc Ban pháp chế của HĐND chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực thi hành Hiến pháp và pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa
Trang 27phương và quản lý địa giới hành chính ở địa phương Ban văn hóa – xã hội chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao và chính sách tôn giáo ở địa phương Ban dân tộc chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân tộc ở địa phương
Điều 109 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn các Ban của HĐND như sau:
- Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân liên quan đến lĩnh vực phụ trách
- Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực phụ trách
do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công
- Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp trong các lĩnh vực phụ trách; giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi phụ trách
- Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực phụ trách do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công
- Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân
- Ban của Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân; trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp thì báo cáo công tác trước Thường trực Hội đồng nhân dân
* Hoạt động của đại biểu HĐND cấp huyện
Đại biểu HĐND cấp huyện là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình
Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND được quy định tại Điều 93, 94, 95, 96, 97,
98 và 99 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm các hoạt động sau:
- Tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp HĐND, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND Trong kỳ họp HĐND, đại
Trang 28biểu HĐND có nhiệm vụ tham gia thảo luận và quyết định chương trình kỳ họp, thảo luận tại phiên họp toàn thể và thảo luận ở Tổ đại biểu HĐND về các vấn đề thuộc nội dung, chương trình kỳ họp và biểu quyết thông qua những vấn đề đó
- Liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của
cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri Sau mỗi kỳ họp HĐND, đại biểu HĐND có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của HĐND, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó
- Tiếp công dân theo quy định của pháp luật
- Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết
- Chất vấn Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND cùng cấp Trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND, chất vấn của đại biểu HĐND được gửi đến Thường trực HĐND cùng cấp để chuyển đến người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn
- Kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Hội đồng nhân dân
có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật
Như vậy, HĐND cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình thông qua bốn phương thức hoạt động, trong đó kỳ họp là phương thức hoạt
Trang 29động chủ yếu và quan trọng nhất của HĐND, còn hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và các đại biểu HĐND là phương thức hoạt động thường xuyên, tạo nên tính liên tục cho HĐND cấp huyện thực hiện quyền lực nhà nước, cơ quan đại diện dân cử ở địa phương
1.2.2 Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện
- Nguyên tắc tuân theo Hiến pháp và pháp luật
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN, của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Theo đó, pháp luật giữ vị trí chi phối và có hiệu lực pháp lý tối thượng trong xã hội, Nhà nước và các cơ quan cấu thành nên bộ máy nhà nước cũng phải chịu sự ràng buộc của pháp luật
Nguyên tắc này đòi hỏi HĐND, đại biểu HĐND cấp huyện trong tổ chức và hoạt động phải tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật Đồng thời, với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, HĐND cấp huyện có nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn huyện
Mặt khác, nếu HĐND, đại biểu HĐND cấp huyện vi phạm pháp luật thì phải
bị xử lý kịp thời và nghiêm minh Trong trường hợp HĐND cấp huyện làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân, HĐND cấp tỉnh có quyền giải tán HĐND cấp huyện Trong trường hợp văn bản của HĐND cấp huyện trái pháp luật, HĐND cấp tỉnh có quyền bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản Khi đại biểu HĐND cấp huyện bị khởi tố bị can thì Thường trực HĐND quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND đó Đại biểu HĐND bị kết tội bằng bản án, quyết định của tòa án thì đương nhiên mất quyền đại biểu HĐND kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
- Nguyên tắc tập trung dân chủ
Đây là một nguyên tắc hiến định, bắt đầu được ghi nhận từ Hiến pháp năm
1959 “Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước khác đều thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ” Lê nin từng nói: “Tập trung quá thành tập
Trang 30trung quan liêu, dân chủ quá thành vô chính phủ”, từ đó phát sinh nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc này đòi hỏi một mặt đảm bảo tính thống nhất, thông suốt của bộ máy nhà nước thông qua yếu tố “tập trung” Mặt khác, lại phát huy được tính chủ động, sáng tạo, năng động của HĐND cấp huyện thông qua yếu tố “dân chủ”, từ đó làm cho hoạt động của HĐND cấp huyện không bị máy móc, xơ cứng, mà có sự thay đổi linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa phương
Một vấn đề nữa được đặt ra là xét về mặt cấu trúc bộ máy nhà nước theo chiều dọc thì ở trung ương có thiết chế Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; còn ở địa phương thiết chế Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước
ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương Vậy, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, HĐND có phải là cơ quan cấp dưới trực thuộc Quốc hội không? Câu trả lời ở đây là không Bởi lẽ, Quốc hội có chức năng quan trọng nhất của là làm luật, còn HĐND chỉ có chức năng là tổ chức
và thực hiện pháp luật Quan trọng hơn, trên phương diện lý thuyết lẫn thực tế không thể tồn tại một hệ thống các cơ quan quyền lực và đại diện được tổ chức theo chiều dọc
Nguyên tắc “tập trung” ở đây đảm bảo tính thống nhất, thông suốt của bộ máy nhà nước, tránh tình trạng cục bộ địa phương, không bao hàm tính trực thuộc, lệ thuộc về mặt tổ chức và hoạt động
- HĐND làm việc theo chế độ đại nghị và quyết định theo đa số
Xuất phát từ phương thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của HĐND cấp huyện là kỳ họp và hoạt động đại biểu HĐND cấp huyện đa phần là kiêm nhiệm, do đó, tất cả các vấn đề quan trọng của địa phương đều được đưa ra kỳ họp
để thảo luận, quyết định
HĐND quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết Nghị quyết của HĐND được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu
Trang 31HĐND biểu quyết tán thành; riêng nghị quyết về bãi nhiệm đại biểu HĐND được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành Nguyên tắc làm việc theo chế độ đại nghị và quyết định theo đa số của HĐND
đã phát huy được tính dân chủ và trí tuệ tập thể của các đại biểu HĐND, là hình thức biểu hiện hai tính chất cơ bản của HĐND là tính quyền lực nhà nước và tính đại diện
- Nguyên tắc HĐND chịu sự giám sát của nhân dân
HĐND là cơ quan do cử tri địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do đó, HĐND phải chịu trách nhiệm trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và chịu sự giám sát của cử tri
Đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri
1.3 Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện
1.3.1 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Hiện nay, việc xác định hiệu quả hoạt động của một chủ thể là việc làm gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đánh giá hoạt động của những chủ thể mang tính chính trị -
xã hội như Hội đồng nhân dân Mặc dù vậy, chúng ta cũng phải tìm ra những phương pháp nghiên cứu phù hợp để làm cơ sở tổng kết, đánh giá những mặt đã làm được, chưa làm được từ đó có biện pháp để phát huy những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND
Trước hết, muốn đưa ra được khái niệm “hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện”, chúng ta cần bắt đầu từ việc tìm hiểu khái niệm hiệu quả
Theo Từ điển tiếng Việt, “hiệu quả” được hiểu là “kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại”
Trang 32Theo các nhà kinh tế, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa nguồn lực sử dụng và mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận
Trong hoạt động kinh tế, hiệu quả thường được xác định bằng những con số chính xác và cụ thể Còn trong các hoạt động xã hội để tính được hiệu quả đạt được rất khó khăn và phức tạp vì loại hoạt động này mang tính chất định tính chứ không phải định lượng Tuy nhiên, xét về bản chất, hiệu quả của hoạt động kinh tế và hiệu quả của hoạt động xã hội đều phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
Từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu: Hiệu quả hoạt động của HĐND cấp
huyện là kết quả thu được đảm bảo sự phù hợp giữa việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định so với những chi phí hợp lý về thời gian, trí lực, vật lực, nguồn lực lao động… phục vụ hoạt động của HĐND cấp huyện
Hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp HĐND, hiệu quả hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, các Ban của HĐND và của các đại biểu HĐND
Thực ra, lâu nay để đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện chủ yếu dừng lại ở các số liệu: số nghị quyết đã ban hành, số đoàn giám sát đã thành lập, chất lượng chất vấn tại kỳ họp, các vấn đề đã được giải quyết thông qua cơ chế HĐND, còn kết quả của các hoạt động đó mang lại hiệu quả như thế nào vẫn chưa đánh giá được
Muốn đánh giá được hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện cần có những tiêu chí nhất định Mỗi tiêu chí là một căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện ở một phương diện khác nhau Xuất phát từ quan niệm về hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện có thể dựa vào các tiêu chí như sau:
Thứ nhất, tạo ra sự chuyển biến tích cực về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và HĐND cấp huyện nói riêng, phải xem xét đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
Trang 33phương Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện, bởi tất cả các hoạt động của HĐND cấp huyện suy cho cùng không ngoài mục đích thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển
Hoạt động của HĐND cấp huyện là hoạt động mang tính chính trị - xã hội, kết quả của nó thường phải có thời gian nhất định 01 tháng, 01 năm, 5 năm… hoặc lâu hơn nữa mới đưa lại kết quả cụ thể, do đó việc định lượng và đo lường là hết sức khó khăn Khi đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện về tình hình kinh
tế - xã hội cần dựa trên 2 phương diện:
Một là, về hiệu quả xã hội: Đó là khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề
nổi cộm tại địa phương, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
Hai là, về hiệu quả kinh tế: Thể hiện qua việc thúc đẩy kinh tế địa phương
phát triển Hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện có thể được xác định dựa trên
sự chuyển biến tích cực của tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương sau nhiệm kỳ hoạt động của HĐND cấp huyện hoặc sau khi có chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế ở địa phương
Muốn biết hoạt động của HĐND cấp huyện có mang lại hiệu quả hay không chúng ta phải so sánh tình hình kinh tế - xã hội của địa phương trước và sau hoạt động theo nhiệm kỳ của HĐND cấp huyện hoặc sau khi có những chủ trương phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Nếu tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thì điều
đó cho thấy hoạt động của HĐND cấp huyện đã mang lại hiệu quả Ngược lại, nếu không có sự chuyển biến tích cực tức là HĐND cấp huyện hoạt động không có hiệu quả Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trên thực tế hoàn toàn không chỉ do tác động của HĐND cấp huyện mà còn chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố khác Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện theo tiêu chí này cũng chỉ ở mức độ tương đối
Thứ hai, kết quả hoạt động mang lại so với chi phí bỏ ra
Hiệu quả là chỉ số so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra (trong đó:
Trang 34chi phí bỏ ra ít hơn, kết quả đạt được cao hơn) Kết quả hoạt động mang lại là kết quả về kinh tế - xã hội đạt được, còn chi phí bỏ ra là những hao tổn cần thiết để đạt được kết quả, bao gồm: nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính, các hao tổn vật chất khác như điện, nước… Tất cả chi phí cho hoạt động của HĐND cấp huyện cần ở mức thấp nhưng phải đủ đảm bảo cho các chủ thể hoạt động tốt, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn luật định để đạt được những kết quả ở mức cao nhất Hoạt động của HĐND cấp huyện chủ yếu mang tính chính trị - xã hội nên để tính kết quả thu về so với chi phí bỏ ra là điều rất khó Bởi yếu tố vừa định lượng, vừa định tính không chỉ thể hiện ở kết quả thu về mà ngay cả trong đầu tư, chi phí
bỏ ra Vì vậy, khi căn cứ vào tiêu chí này để đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện thì cũng chỉ tính toán ở mức độ tương đối Có những hoạt động nếu tính dưới góc độ kinh tế thì không mang lại lợi ích thiết thực nhưng dưới góc độ
xã hội lại mang lại hiệu quả rất lớn
Chẳng hạn trong một số lĩnh vực nếu HĐND cấp huyện giám sát đến cùng và triệt để không những góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn có tác dụng to lớn trong việc chấn chỉnh các vấn đề chính trị Do đó, khi căn cứ vào yếu tố chi phí, kết quả để xem xét hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện phải kết hợp xem xét cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị - xã hội
Bên cạnh đó, khi đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện phải dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau căn cứ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể tình hình của địa phương, những nhân tố bên ngoài tác động ảnh hưởng đến hoạt động của HĐND cấp huyện Có như vậy mới đảm bảo được tính khách quan và thực tế
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện
- Cơ sở pháp lý về hoạt động của HĐND huyện
Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động rất lớn tới chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung và HĐND cấp huyện nói riêng Đồng thời đóng vai trò là cơ sở pháp lý cho HĐND thực hiện chức năng của mình là quyết định và giám sát Hiện nay, Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa
Trang 35phương năm 2015 là hai văn bản luật quy định về vị trí, vai trò, chức năng, tổ chức
và hoạt động của chính quyền địa phương Theo đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương với tư cách là văn bản dưới Hiến pháp phải có các quy định phù hợp với Hiến pháp và không được trái với Hiến pháp; có như vậy, việc tổ chức và hoạt động của HĐND trong đó có HĐND cấp huyện mới được triển khai một cách thống nhất
và đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
- Năng lực và trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện
Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [15, tr 18] Và
thực tế đã chứng minh rằng chính đại biểu HĐND là người quyết định đến chất lượng
và hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện Đại biểu HĐND phải đảm bảo đủ về mặt số lượng và đáp ứng được yêu cầu về năng lực và trách nhiệm của người đại biểu nhân dân Đại biểu HĐND phải là người có đủ tài và đủ đức, đủ tâm và đủ tầm, có trình độ, bản lĩnh vững vàng, dám nói thẳng, nói thật, không nể nang, né tránh, bảo vệ lợi ích của nhân dân bởi nhân dân là người bầu ra các đại biểu HĐND và đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương
- Tổ chức bộ máy, hoạt động của các bộ phận trong Hội đồng nhân dân cấp huyện
Ở nước ta HĐND là cơ quan hoạt động không thường xuyên mà chỉ diễn ra ở
kỳ họp, nên số lượng đại biểu HĐND cấp huyện phần lớn là kiêm nhiệm, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện, đặc biệt
là hoạt động giám sát Vì vậy việc tổ chức bộ máy hoàn thiện, đồng bộ là yếu tố góp phần vào sự thành công trong hoạt động của HĐND cấp huyện Thực tiễn cho thấy
từ khi HĐND cấp huyện có đại biểu hoạt động chuyên trách thì hoạt động của HĐND ngày càng hiệu quả, chất lượng
- Về chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐND cấp huyện phải phù hợp để đảm bảo cho HĐND cấp huyện luôn giữ được vị thế chủ động khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình HĐND cấp huyện cần phải có sự cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra các nghị quyết, phải lập các kế hoạch, xây dựng chương trình
cụ thể, có sự thông báo kịp thời về nội dung, thời gian và thống nhất cách thức thực
Trang 36hiện để các đại biểu trong kỳ họp, hay các thành viên trong đoàn giám sát nắm vững được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể
Trong hoạt động giám sát thì HĐND cấp huyện phải xây dựng chương trình giám sát hàng năm, kế hoạch quý, tháng của thường trực, các ban, các đại biểu của HĐND kể cả những cuộc giám sát theo yêu cầu của cử tri, dư luận xã hội, Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang thực hiện chương trình hóa hoạt động giám sát, tổ chức giám sát một cách toàn diện, các lĩnh vực giám sát của HĐND cấp huyện rất rộng, nên khi xây dựng chương trình giám sát cần phải có trọng tâm, trọng điểm, nội dung giám sát phải tập trung vào những vấn đề thiết thực, bức xúc, đang được đông đảo cử tri ở địa phương quan tâm Việc xây dựng chương trình, lập kế hoạch
và lựa chọn hình thức hoạt động sẽ mang lại hiệu quả cao nếu HĐND cấp huyện thường xuyên thực hiện kiểm tra đôn đốc các kết luận sau giám sát, nhờ vậy mà những trường hợp sau giám sát sẽ kịp thời sửa chữa, khắc phục và thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật
- Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho hoạt động của HĐND
Một yếu tố không thể thiếu trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐND huyện là cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho hoạt động
HĐND cấp huyện cần có trụ sở tiếp công dân để cử tri có thể trực tiếp đến bày
tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình và cần được bố trí đủ kinh phí phục vụ cho hoạt động của HĐND Đại biểu HĐND chuyên trách cần được bố trí phòng làm việc riêng với đầy đủ trang thiết bị, phương tiện thông tin liên lạc, tài liệu cần thiết phục
vụ cho hoạt động của đại biểu HĐND Đối với các chức danh kiêm nhiệm của HĐND nên có chế độ thỏa đáng để động viên, khuyến khích họ nâng cao tinh thần trách nhiệm đại diện cho cử tri ở địa phương
Thực tế cho thấy, nếu được đầu tư đúng mức sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc càng tăng đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động thì hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện sẽ càng cao Nhiều khi chỉ với kinh phí hạn hẹp nhưng nếu tổ chức thực hiện tốt, có cách thức tổ chức thực hiện phù hợp cũng có thể đem lại hiệu quả cao Do đó, đầu tư chi phí cho hoạt động của HĐND cấp huyện phải tối
ưu, nghĩa là chi đủ mức cần thiết và triệt để tiết kiệm, chống lãng phí
Trang 37CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN, TỈNH PHÚ YÊN
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện, tỉnh Phú Yên
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội
* Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý: Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, có diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.060 km2 với bờ biển dài 189km Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp hai tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai
và phía Đông giáp biển Đông Hệ thống giao thông tương đối thuận lợi: Quốc lộ 1, 1D, 25, 29, và các tuyến tỉnh lộ nối vùng đồng bằng với vùng miền núi, phía Nam
có cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hòa đã tác động tích cực đến quá trình hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội, trao đổi văn hóa giữa Phú Yên với các tỉnh, thành trên cả nước và quốc tế
- Địa hình: Phú Yên có 03 mặt là núi, phía Bắc có Đèo Cù Mông, phía Nam có Đèo Cả, phía Tây là mạn sườn đông của dãy Trường Sơn và phía Đông là biển Đông Địa hình dốc mạnh từ Tây sang Đông, dải đồng bằng hẹp và bị chia cắt mạnh
- Dân số trung bình của tỉnh (tính đến năm 2015) là 887.374 người, mật độ dân số trung bình là 172 người/ km2, tập trung chủ yếu nông thôn, chiếm 80%
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
Phú Yên có 09 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 01 tỉnh lỵ là thành phố Tuy Hòa; thị xã Sông Cầu; 07 huyện: Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa, Sơn Hòa, Đồng Xuân, Sông Hinh, Tuy An với 112 đơn vị cấp xã gồm 16 phường, 08 thị trấn và 88 xã
Phú Yên có nguồn lao động khá dồi dào, số lao động trong độ tuổi lao động khoảng 530.716 người, chiếm tỷ lệ 60%, trong đó có khoảng 20% lao động đã qua đào tạo Tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế là 498.710 người Trong đó, tỷ
Trang 38lệ lao động khu vực nông, lâm, ngư nghiệp là 295.236 chiếm 59,2%; khu vực công nghiệp - xây dựng là 81.789 người chiếm 16,4%; khu vực dịch vụ là 121.685 người chiếm 24,4% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân
2.1.2 Cơ cấu, chất lượng, tổ chức đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện
* Về cơ cấu, chất lượng:
Nhiệm kỳ 2011-2016, cử tri 02 thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh đã bầu 67 đại biểu HĐND cấp huyện Nhiệm kỳ 2016-2021 đã bầu 295 đại biểu Cơ cấu đại biểu như sau:
Bảng 2.1 Cơ cấu đại biểu
Tổng
số đại biểu
Nữ Dân tộc Tôn giáo
Đại biểu hoạt động trong tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị -
xã hội
Đại biểu hoạt động trong cơ quan chính quyền
Đại biểu hoạt động trong lực lượng
vũ trang, doanh nghiệp
193
(65,42%)
34
(11,53%)
(Nguồn: Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên)
Kết quả có cấu đại biểu như trên cho thấy: Cơ cấu đại biểu có tương đối đầy
đủ các thành phần: nữ, tôn giáo, dân tộc (do nhiệm kỳ 2011-2016 chỉ bầu cử HĐND cấp huyện ở 02 thành phố, thị xã nên không có đại biểu là người dân tộc trúng cử), đại biểu là người hoạt động trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trong cơ quan chính quyền, trong lực lượng vũ trang nhân dân, qua đó, đã phản ánh được tính đại diện của đại biểu HĐND Tuy nhiên, đại biểu hoạt động trong cơ quan chính quyền chiếm tỷ lệ đa số trong cơ cấu đại biểu HĐND, điều này dễ dẫn đến tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi, nể nang, né tránh trong khi thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu
Trang 39* Về trình độ văn hóa, chuyên môn của đại biểu HĐND cấp huyện
Bảng 2.2 Trình độ văn hóa, chuyên môn
Nhiệm kỳ
2011-2016
67 (100%)
5 (7,46%)
59 (88,05%)
1 (1,51%)
2 (2,98%) Nhiệm kỳ
2016-2021
295 (100%)
9 (3,05%)
271 (91,86%)
1 (0,34%)
14 (4,75%)
(Nguồn: Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên)
Về trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ của đại biểu HĐND cấp huyện nhiệm kỳ 2016-2021 tăng so nhiệm kỳ 2011-2016, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người đại biều HĐND
11 (16,42%) Nhiệm kỳ 2016-2021 36
(12,2%)
217 (73,56%)
42 (14,24%)
(Nguồn: Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên)
Về độ tuổi của đại biểu HĐND cấp huyện ở tỉnh Phú Yên từ 35 trở lên chiếm
đa số nhưng vẫn đảm bảo cơ cấu đại biểu trẻ đã điều kiện thuận lợi cho hoạt động của HĐND vừa có kinh nghiệm, vừa có sự năng động, sáng tạo
* Về tổ chức bộ máy:
Nhiệm kỳ 2011-2016, tổ chức HĐND cấp huyện thực hiện theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, trong đó, không quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách bắt buộc nên cơ cấu của HĐND tổ chức không đồng nhất:
- Thường trực HĐND: có 03 thành viên Đối với HĐND thành phố Tuy Hòa: chỉ có đồng chí Phó Chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách; đồng chí Chủ tịch HĐND và Ủy viên HĐND hoạt động kiêm nhiệm Đối với HĐND thị xã Sông Cầu: đồng chí Phó Chủ tịch HĐND và Ủy viên HĐND hoạt động chuyên trách; đồng chí Chủ tịch HĐND hoạt động kiêm nhiệm
Trang 40- Các Ban HĐND: từ 5-9 thành viên Tất cả đều hoạt động kiêm nhiệm
Đến khi Luật chính quyền địa phương ra đời đã có những quy định cứng về cơ cấu tổ chức HĐND cấp huyện theo hướng tăng đại biểu hoạt động chuyên trách để đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐND Nhiệm kỳ 2016-2021 HĐND các huyện, thị, thành trong tỉnh Phú Yên tổ chức theo cơ cấu sau: Phó Chủ tịch HĐND và Phó Trưởng các Ban HĐND là đại biểu hoạt động chuyên trách Chủ tịch HĐND là Bí thư hoặc Phó Bí thư Huyện ủy hoạt động kiêm nhiệm; Trưởng các Ban HĐND là cấp ủy viên cùng cấp hoạt động trong các cơ quan tham mưu, giúp việc của Huyện
ủy, là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm
Tóm lại, qua kết quả bầu cử ở hai nhiệm kỳ (2011 – 2016 và 2016-2021) cho thấy số lượng, chất lượng của đại biểu HĐND cấp huyện ở tỉnh Phú Yên ngày càng nâng lên, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đại biểu hoàn thành tốt nhiệm
vụ của mình, góp phần nâng cao vị thế của HĐND cấp huyện trong chính quyền địa phương
2.2 Thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện tỉnh Phú Yên
2.2.1 Hoạt động tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân
Kỳ họp HĐND là hình thức hoạt động quan trọng của HĐND cấp huyện Trong nhiệm kỳ qua, HĐND các thị xã, thành phố trong tỉnh đã tổ chức thành công
30 kỳ họp, trong đó có 24 kỳ họp thường lệ, 04 kỳ họp bất thường, 02 kỳ họp chuyên đề lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 Hoạt động kỳ họp của HĐND cấp huyện tiếp tục được đổi mới, cải tiến theo hướng đi vào thực chất, phát huy dân chủ, trí tuệ của đại biểu để quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương mình
Tại các kỳ họp, HĐND cấp huyện tập trung xem xét các báo cáo, đề án, tờ trình của Thường trực HĐND, UBND và các cơ quan hữu quan, trong đó dành nhiều thời gian để đại biểu HĐND thảo luận, quyết nghị những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Chủ tọa điều hành kỳ họp đảm bảo đúng chương trình, nội dung đã thông qua Đại biểu HĐND đã phát huy cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, dân chủ, xây dựng trong việc giám sát các báo cáo,