Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức thành viên, vừa lãnh đạo MTTQ Việt Nam. Khoản 2 Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc qui định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Chương 1 HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC THAM GIA
XÂY DỰNG ĐẢNG Ở ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
1.1 Mặt trận Tổ quốc và những vấn đề cơ bản về hoạt động
của Mặt trận Tổ quốc tham gia công tác xây dựng Đảng ởĐảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội 161.2 Thực trạng và kinh nghiệm hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc tham gia công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện
Chương 2 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT
ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG Ở ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ
2.1 Những nhân tố tác động và yêu cầu tăng cường hoạt động
của Mặt trận Tổ quốc tham gia công tác xây dựng Đảng ởĐảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội hiện nay 652.2 Những giải pháp tăng cường hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc tham gia công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyệnThanh Trì thành phố Hà Nội hiện nay 78
Trang 2DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ban chấp hành Trung ương BCHTW
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồmĐảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xãhội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tựnguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội vàcác cá nhân tiêu biểu Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức thành viên,vừa lãnh đạo MTTQ Việt Nam Khoản 2 Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc quiđịnh: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo,
là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng,tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơihiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phầngiữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ thực hiệnthắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [41]
Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước là một trong nhữngnhiệm vụ cơ bản của MTTQ Việt Nam được xác định trong nhiều văn kiệnquan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Nghị quyết số 07-NQ/TWngày 17/11/1993 của Bộ Chính trị khoá VII về đại đoàn kết toàn dân tộc vàtăng cường Mặt trận Dân tộc thống nhất, Nghị quyết Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nghịquyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(Bổ sung, phát triển năm 2011); Và, gần đây, Bộ Chính trị đã ban hành Quyếtđịnh 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính Trị Về việc ban hành Quychế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chínhtrị - xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban
Trang 4hành quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội vànhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền…Những vănkiện trên đã thể chế hoá trong Hiến pháp nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, tạiĐiều 9 khẳng định: MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp
tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội
và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo,người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Luật MTTQ Việt Nam và nhiều đạoluật khác
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền Sức mạnh của Đảng là ở
sự gắn bó máu thịt với nhân dân, Vì vậy, giữ vững mối liên hệ máu thịt giữaĐảng và nhân dân, phát huy vai trò của nhân nhân tham gia xây dựng và bảo
vệ Đảng là vấn đề có tính nguyên tắc, một trong những nhân tố tạo nên sứcmạnh to lớn của Đảng, của cách mạng
MTTQ Việt Nam là thành viên trong hệ thống chính trị, có vai trò quantrọng trong vận động, tập hợp, tổ chức quần chúng xây dựng Đảng.Trong quátrình thực hiện chức năng chính trị, MTTQ Việt Nam là công cụ của Đảng, làhình thức chính trị để Đảng tập hợp quần chúng, vận động, giáo dục và thuhút các lực lượng xã hội vào các phong trào cách mạng thực hiện các nhiệm
vụ chính trị của Đảng
MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên là lực lượng quan trọngtrong việc “tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng,chính sách và pháp luật Nhà nước; tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thựchiện giám sát của nhân dân đối với công tác và đạo đức, lối sống của cán bộ,đảng viên, công chức, đại biểu dân cử và các cơ quan nhà nước” [17, tr.130].Thực tiễn trong những năm đất nước đổi mới đã chỉ rõ, mối quan hệ giữaĐảng với nhân dân phụ thuộc rất lớn vào phát huy vai trò của MTTQ và các
tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, quản lý Nhà
Trang 5nước, quản lý xã hội
MTTQ Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựngcác chủ trương, chính sách của Đảng, phản ánh ý kiến của nhân dân về cácvấn đề bức xúc trong đời sống xã hội để Đảng kịp thời đề ra những chủtrương, chính sách hợp lý trong quá trình lãnh đạo nhằm giải quyết, điềuchỉnh cho phù hợp với thực tiễn Mặt trận góp phần đưa đường lối chính sách,các nghị quyết của Đảng vào cuộc sống Trong quá trình vận động nhân dânthực hiện chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, thông qua ý kiến quầnchúng nhân dân MTTQ Việt Nam kịp thời đề xuất với Đảng về những khiếmkhuyết trong đường lối, chính sách của Đảng Với tư cách là cơ sở quầnchúng của Đảng, MTTQ Việt Nam thông qua hoạt động của mình đã gópphần phát huy sức mạnh bộ máy tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh ở cáccấp MTTQ Việt Nam phối hợp hành động với các tổ chức thành viên thựchiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng Vận động nhân dân phát huy tíchcực tinh thần làm chủ của mình trong việc xây dựng và bảo về Đảng, giám sáthoạt động của cấp uỷ đảng và đảng viên để kịp thời phát hiện những sai sót,khiếm khuyết của cấp uỷ đảng, đảng viên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Trong những năm qua, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở huyệnThanh Trì thành phố Hà Nội đã phát huy vai trò của mình trong tham gia xâydựng Đảng, thực hiện dân chủ ở cơ sở thông qua việc thực hiện chức năng,nhiệm vụ, giải quyết mối quan hệ giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với nhândân, các tổ chức chính trị - xã hội Hoạt động của MTTQ ở huyện Thanh Trì
đã có sự đổi mới và có những đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng hệthống chính trị, phát triển kinh tế xã hội và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, thamgia xây dựng Đảng, chính quyền
Tuy nhiên, thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đã làm nảy sinh nhiềumối quan hệ giữa các giai tầng, giữa Đảng và quần chúng nhân dân ở cơ sở,nhiều chủ trương, chính sách của Đảng chậm được đưa vào cuộc sống, khối
Trang 6đại đoàn kết toàn dân và mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân ởđịa phương chưa thật bền chặt và đang đứng trước những khó khăn mới Mặtkhác, do nhiều nguyên nhân khác nhau, ở một số nơi, công tác lãnh đạo của tổchức đảng đối với phát huy vai trò của MTTQ tham gia xây dựng Đảng chưađược quan tâm đúng mức Do đó hoạt động tham gia xây dựng Đảng củaMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội còn nặng về hình thức, hiệu quả chưacao Vì vậy nghiên cứu phát huy vai trò của MTTQ tham gia xây dựng Đảng
ở huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễncấp thiết hiện nay
Từ thực tiễn và ý nghĩa đó, tác giải luận văn chọn đề tài “ Hoạt động
của Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội hiện nay” làm luận văn thạc sĩ.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hoạt động và đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là vấn
đề quan trọng, luôn được Đảng ta quan tâm lãnh dạo, chỉ đạo; được nhiều cán bộlãnh đạo, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Đã có nhiều công trình đề tàikhoa học được nghiệm thu, công bố Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:
* Sách, đề tài khoa học
- (1995), Đặc điểm, nội dung, phương thức lãnh đạo của đảng trong hệ thống chính trí Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước và các đoàn thể, tổ chức xã hội, Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.05.06
- Lê Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo, Bùi Đình Biên (2008), Đổi mới quan
hệ giữa đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, Nxb CTQG, Hà Nội.
- Nguyễn Hữu Đồng (2009), Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
- Nguyễn Lam, Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc, đã phân tích và khẳng định đổi mới nội dung và phương thức hoạt
động là yêu cầu cần thiết, khách quan và có tính lịch sử cụ thể của MTTQ Việt
Trang 7Nam Trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng hiện nay và để hoàn thành sứ mệnh
lịch sử của mình, MTTQ Việt Nam phải tự vươn lên, tự đổi mới.
- Nguyễn Thọ Ánh (2012), Thực hiện chức năng giám sát và phản biện
xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay, Nxb, Chính trị Quốc gia - Sự
thật, Hà Nội
- Nguyễn Thị Hiền Oanh (2005), Vai trò của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Lý luận Chính trị, H.2005.
- Nguyễn Văn Pha, Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch vững mạnh, Kỷ yếu hội thảo khoa học của Ủy Ban
Trung ương MTTQ Việt Nam về Đổi mới nội dung, phương thức hoạt độngcủa MTTQ, Hà Nội, 2011 Trong bài viết này, tác giả khẳng định, giám sát vàphản biện xã hội là một chức năng quan trọng của Mặt trận Mặt trận thực hiệngiám sát hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, cán bộ, công chức, đảngviên, tham gia góp ý kiến xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng và pháp luật của nhà nước trước khi ban hành
- Nguyễn Văn Vĩnh, Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách và lực lượng cộng tác viên của hệ thống tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kì mới Trong bài viết này, tác giả đề cập trên cơ sở xác định đúng chức
năng, nhiệm vụ Ủy ban MTTQ các cấp phải kết hợp xây dựng đội ngũ cán bộchuyên trách với xây dựng đội ngũ cộng tác viên không chuyên trách là nhữngchuyên gia giỏi trên các lĩnh vực liên quan đến công tác Mặt trận
- Phạm Hùng (2012), Tuyển tập 250 câu hỏi đáp dành cho Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc các cấp, Nxb, lao động.
- Phạm Ngọc Quang (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt
ra trong tình hình hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội Tác giả đã trình bày bản
chất của dân chủ, những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát huy dân chủ
Trang 8trong điều kiện hệ thống chính trị một Đảng cầm quyền duy nhất ở Việt Nam.Tác giả cho rằng, để phát huy dân chủ trong điều kiện một Đảng cầm quyềncần xác lập và từng bước hoàn thiện hệ thống giám sát, phản biện xã hội.Theo tác giả, trong hệ thống giám sát, phản biện xã hội ở Việt Nam, MTTQ,các đoàn thể chính trị - xã hội có vai trò vô cùng quan trọng Để việc giám sátphản biện có chất lượng, cần tạo mọi điều kiện để các chủ thể thực hiện sựphản biện Đồng thời phải nâng cao năng lực, bản lĩnh của chủ thể thực hiện
sự phản biện, giám sát, coi đó là một vấn đề bức thiết hiện nay
- (2002), Sổ tay công tác Mặt trận trong cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, Hà Nội.
- Trần Ngọc Nhân (2003), Cẩm nang công tác Mặt trận tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã họi chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
- Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (năm 2009) có công trình: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn công tác Mặt trận” do Vũ Trọng
Kim chủ biên Nội dung của cuốn sách bàn về phát huy vai trò của Mặt trận
Tổ Quốc Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
- Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Văn kiện Đại hội Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2014-2019.
- Uỷ ban MTTQ Thành phố Hà Nội, Văn kiện Đại hội MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2014-2019.
- Uỷ ban MTTQ huyện Thanh Trì, Văn kiện Đại hội MTTQ Việt Nam huyện Thành Trì lần thứ XV, nhiệm kỳ 2014 -2019.
- Vũ Trọng Kim , Tập bài giảng về công tác Mặt trận, Nxb, Chính trị
Quốc gia- Sự thật, Hà Nội 2015
- Vũ Đình Quyên, Trần Như Thảo, Vai trò, vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt nam và chế độ chính sách với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Lao động, Hà Nội.
Trang 9- Vũ Oanh (1995), Đại đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Nxb CTQG, Hà Nội Tác giả đã luận giải vai trò của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực, nâng cao hiệuquả hợp tác quốc tế thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
* Luận văn, luận án
- Lê Thanh Hải (2009), Sự lãnh đạo của Huyện uỷ đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá giai đoạn hiện nay, luận
văn thạc thạc sỹ, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Họcviện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
- Nguyễn Văn Hồng (2007), “Sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Tiền Giang đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội giai đoạn hiện nay”,
luận văn thạc sỹ chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học việnChính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
- Nguyễn Văn Lộc (2012), “Tỉnh uỷ Bình Dương lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong giai đoạn hiện nay”, luận văn
thạc thạc sỹ, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học việnChính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
- Trần Minh Quang (2008), Sự lãnh đạo của Huyện uỷ đối với Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam huyện ở thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay, luận
văn thạc sỹ, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học việnChính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
* Các bài đăng, tạp chí, báo
- Đỗ Duy Thường (2006), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
(4-3-2006)
- Lê Bá Trình (2011), “Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động
của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân”, Báo Nhân dân (ngày 19-4-2011).
Trang 10- Nguyễn Phú Trọng (2002), "Sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc", Tạp chí Cộng sản, Trong bài viết này, tác giả đã phân tích,
luận giải sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm của Đảng về vai trò, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam
- Nguyễn Thế Trường (2014), “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thứchoạt động của mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ trong tình hình mới”, báo Vĩnh Phúc (ngày 06-6-2014).
- PGS.TS Dương Xuân Ngọc (2006), “Đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, Báo Điện tử đảng Cộng sản Việt Nam (4-3-2006).
- Phạm Thế Duyệt (2003), "Thực hiện đại đoàn kết dân tộc và những
vấn đề đặt ra cho hệ thống chính trị hiện nay", Tạp chí Cộng sản, Tác giả đã
luận giải sâu sắc vai trò của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị đấtnước; chỉ rõ trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với công tác Mặt trận nhằmphát huy vai trò của MTTQ Việt Nam đối với việc xây dựng và phát huy sứcmạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
- Trần Quang Hải (2011), “Đổi mới nội dung và phương pháp vận động
nhân dân của MTTQ các đoàn thể”, Tạp chí Dân Vận (01-2011).
- Vũ Dương Châu (2010), “Một số giải pháp tiếp tục đổi mới phương
thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, Tạp chí Mặt trận, số 83.
Các bài viết, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến một số vấn đề lýluận chung, một số nội dung cơ bản của mở rộng dân chủ ở cơ sở tương đốisâu sắc, chỉ ra được những cơ sở lý luận thực tiễn khoa học, những thuận lợi,khó khăn và bài học kinh nghiệm, giải pháp hữu hiệu để thực hiện tốt hơnchức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam các cấp
Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệthống chuyên sâu về hoạt động của MTTQ tham gia công tác xây dựng Đảng
Trang 11ở Đảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn
đề hoạt động của MTTQ tham gia công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyệnThanh Trì thành phố Hà Nội làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành Xâydựng Đảng và Chính quyền Nhà nước
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
*Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháptăng cường hoạt động của Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộhuyện Thanh Trì thành phố Hà Nội hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về hoạt động của MTTQtham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội
- Đánh giá thực trạng hoạt động của MTTQ tham gia xây dựng Đảng ởĐảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội, rút ra những nguyên nhân, kinhnghiệm và chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với hoạt động tham gia xây dựngĐảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội hiện nay
- Xác định yêu cầu đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hoạt động củaMTTQ tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì thành phố HàNội hiện nay
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động của MTTQ tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyệnThanh Trì, thành phố Hà Nội hiện nay
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động tham gia xây dựng Đảng củaMTTQ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội Các số liệu, tư liệu phục vụ chonghiên cứu giới hạn từ 2010 đến nay
Trang 125 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm của Đảng về công tác xây dựng Đảng; về MTTQ và các tổ chứcchính trị - xã hội tham gia xây dựng Đảng là cơ sở lý luận của đề tài
* Cơ sở thực tiễn
Toàn bộ hiện thực hoạt động của MTTQ huyện Thanh Trì tham gia xâydựng Đảng, thông qua nghiên cứu các báo cáo tổng kết của các cơ quan chứcnăng ở huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; kết quả, trao đổi, tọa đàm, tổchức trung cầu ý kiến ….của tác giả
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa họcchuyên ngành và khoa học liên ngành Trong đó tập trung vào những phươngpháp: Phương pháp lô gíc, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa,
hệ thống cấu trúc, tổng kết thực tiễn, tọa đàm, trao đổi với cấp ủy, chínhquyền, cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; điều tra xãhội học…
6 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp luận cứ khoa học giúp cấp
ủy các cấp của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt độngtham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc Mặt trận Tổ quốc và các tổchức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của luận văn
để đổi mới hoạt động tham gia xây dựng Đảng
Luận văn làm tài liệu tham khảo để giảng dạy, nghiên cứu ở các trườngĐảng, trung tâm giáo dục chính trị các quận, huyện
Trang 137 Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết); phần kết luận và kiếnnghị; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục
Trang 14Chương 1 HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC THAM GIA
XÂY DỰNG ĐẢNG Ở ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ THÀNH PHỐ
HÀ NỘI NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Mặt trận Tổ quốc và những vấn đề cơ bản về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội
1.1.1 Mặt trận Tổ quốc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
* Khái quát chung về huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Huyện Thanh Trì là huyện ngoại thành Hà Nội, phía Tây Bắc giáp các quận Thanh Xuân, phía Bắc giáp quận Hoàng Mai, phía Tây giáp quận
Hà Đông, phía Đông giáp huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên với Sông Hồng
là ranh giới tự nhiên, phía Nam giáp huyện Thanh Oai và huyện Thường Tín
Thanh Trì là huyện sản xuất nông nghiệp Các sản phẩm chính là lúa, ngô,đậu đỗ, rau xanh Về công nghiệp có: nhà máy phân lân Văn Điển, nhà máy pinVăn Điển, nhà máy đệm Hanvico, nhà máy lắp ráp ô tô GM, khu công nghiệp NgọcHồi Trên địa bàn huyện có Học viện kỹ thuật mật mã, Đại học Công nghệ Giaothông vận tải, Cao đẳng kinh tế công nghiệp, Viện đại học Mở Hà Nội đứng chân
Tổ chức hành chính huyện Thanh Trì gồm thị trấn Văn Điển và 15 xã:Thanh Liệt, Đông Mỹ, Yên Mỹ, Duyên Hà, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp,Ngọc Hồi, Vĩnh Quỳnh, Tả Thanh Oai, Đại Áng, Vạn Phúc, Liên Ninh, HữuHòa, Tân Triều
Hệ thống chính trị huyện Thanh Trì được thành lập theo quy định củaHiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đảng bộ huyện ThanhTrì được thành lập theo quy định của Điều lệ Đảng Đảng bộ huyện Thanh Trìtrực thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội Hệ thống tổ chức cơ sở đảng của Đảng
bộ huyện Thanh Trì bao gồm 52 tổ chức cơ sở đảng ở xã, thị trấn, cơ quan,
Trang 15bệnh viện Tổng số đảng viên của Đảng bộ huyện Thanh Trì, tính đến quý 2năm 2015 là 8.813 đảng viên.
Đảng bộ huyện Thanh Trì có chức năng là hạt nhân chính trị lãnh đạomọi lĩnh vực của huyện; bảo đảm cho đường lối, chính sách của Đảng được tổchức thực hiện có kết quả ở cấp huyện và trực tiếp tiến hành công tác xâydựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức
Đảng bộ huyện Thanh Trì Thành phố Hà Nội có các nhiệm vụ: Trựctiếp lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo mọi mặt đời sống chính trị, xãhội, bảo đảm thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước,nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xây dựng hệ thống chínhtrị vững mạnh Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hànhchính, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vữngmạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Lãnh đạo các tổ chức chính trị - xãhội khác trong hệ thống chính trị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ chăm
lo và bảo vệ lợi ích thiết thực và chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhândân Giáo dục và nâng cao trình độ mọi mặt cho đoàn viên, hội viên và nhândân Tổ chức động viên nhân dân tham gia xây dựng các chính sách, phápluật, tham gia quản lý Nhà nước, xây dựng chính quyền và giám sát hoạt độngcủa chính quyền
Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức;chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ Lãnh đạo xây dựng Đảng bộ trong sạchvững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tậptrung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình vàphê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng;thường xuyên giáo dục, rèn luyện, quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩmchất chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ kiến thức, năng lực công tác cho
Trang 16cán bộ, đảng viên Tham gia xây dựng và quy chế hoạt động của cấp ủy, bảođảm vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng trong hệ thống chính trị địaphương Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thịcủa Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra,giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng
* Mặt trận Tổ quốc huyện Thanh Trì Thành phố Hà Nội
Khoản 1, Điều 1 Luật MTTQ Việt Nam quy định: “MTTQ Việt Nam là
tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổchức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giaicấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ởnước ngoài” [41] Ở đây cần thống nhất nhận thức về khái niệm tổ chức liênminh chính trị Liên minh chính trị là sự liên kết tự nguyện của các tổ chức và
cá nhân tiêu biểu hướng tới mục tiêu chung của dân tộc là dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Việc xác định MTTQ Việt Nam là một tổchức liên minh chính trị tự nguyện đã phản ánh và khẳng định đúng bản chấtchính trị của MTTQ Việt Nam Liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện xuấtphát từ nhu cầu khách quan của nhiệm vụ cách mạng, nhưng MTTQ Việt Namkhông tự động hình thành mà nhất thiết phải có yếu tố tổ chức, lãnh đạo, chỉđạo hoạt động tuân theo Hiến pháp và pháp luật
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã đặc biệt quan tâm tổ chức, lãnh đạoxây dựng Mặt trận Việt minh để tuyên truyền, giáo dục, tổ chức, vận động,tập hợp quần chúng nhân dân vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Dưới sự lãnh đạo của Đảng, MTTQ Việt Nam quacác thời kỳ đã không ngừng lớn mạnh, tập hợp, đoàn kết và phát huy sứcmạnh của toàn dân tộc, tạo nên sự đồng thuận xã hội, góp phần to lớn vàothắng lợi của cách mạng qua các thời kỳ, xây dựng nên truyền thống đoàn kết,dân chủ, gắn bó trung thành với lợi ích của giai cấp, dân tộc, nhân dân laođộng MTTQ Việt Nam không có hội viên, chỉ có thành viên, bao gồm thành
Trang 17viên có tổ chức và thành viên cá nhân Các tổ chức thành viên: Đảng Cộngsản Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam,Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác TrongMTTQ Việt Nam còn có các cá nhân tiêu biểu, họ là những người có uy tíncao, có quan hệ và ảnh hưởng tốt, có sức thuyết phục đối với một giai cấp,một tầng lớp xã hội, cộng đồng dân cư, dân tộc, tôn giáo và cộng đồng ngườiViệt Nam ở nước ngoài Thông qua những cá nhân tiêu biểu này, MTTQ ViệtNam có thể lôi cuốn, tập hợp lớp người mà họ có quan hệ ảnh hưởng tham giavào khối đại đoàn kết dân tộc, cùng nhau phối hợp hành động chung vào sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta chỉ rõ: Thực hiện đại đoàn kết cácdân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứatuổi, mọi vùng đất nước, người trong đảng và người ngoài đảng, người đangcông tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình các dân tộcViệt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài Lấy mục tiêu giữ vững độclập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làmđiểm tương đồng; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi íchchung của dân tộc, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tớitương lai Theo đó khối đại đoàn kết toàn dân trong MTTQ Việt Nam luônđược củng cố và phát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấpcông nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
Hệ thống tổ chức của MTTQ Việt Nam theo cấp hành chính: Trungương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); huyện,quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); xã, phường,thị trấn (gọi chung là cấp xã) Ở mỗi cấp hành chính có Uỷ ban MTTQ ViệtNam Dưới cấp xã, có Ban công tác mặt trận MTTQ Việt Nam tổ chức theonguyên tắc liên hiệp tự nguyện các thành viên Các thành viên tham gia
Trang 18MTTQ Việt Nam đều có địa vị bình đẳng và độc lập về tổ chức.
MTTQ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội là một bộ phận của hệ thống chính trị huyện, do huyện ủy lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân địa phương, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, nhằm xây dựng địa phương vững mạnh về chính trị, phát triển về kinh tế- xã hội, vững mạnh về quốc phòng - an ninh, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
* Chức năng của MTTQ Việt Nam huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội
Căn cứ vào chức năng của MTTQ Việt Nam (Khoản 2, Điều 1, Chương
I của Luật MTTQ Việt Nam, quy định về chức năng của MTTQ), MTTQhuyện Thanh Trì có các chức năng sau: MTTQ Việt Nam là cơ sở chính trịcủa chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chínhđáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc,thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội;tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phầnxây dựng và bảo vệ Tổ quốc
* Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội
Căn cứ vào nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam, cấp huyện có Uỷ banMTTQ đại diện, điều hành mọi hoạt động của MTTQ cấp mình MTTQhuyện Thanh Trì có các nhiệm vụ: 1) Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kếttoàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị, tinh thần trong nhân dân 2)Tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp vàpháp luật 3) Giám sát hoạt động của chính quyền, đại biểu dân cử và cán bộ,công chức xã, thị trấn, tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh,kiến nghị với cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp 4) Tham gia xây dựngĐảng và củng cố chính quyền nhân dân Cùng chính quyền cơ sở chăm lo,
Trang 19bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của nhân dân Ngoài ra Ủy ban MTTQcòn có nhiệm vụ, quyền hạn thảo luận và quyết định những vấn đề khác thuộcnhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban MTTQ do Ban Thường trực trình.
Cơ cấu, bộ máy tổ chức của MTTQ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội: Ủy ban MTTQ bao gồm người đại diện cấp uỷ Đảng và người đứng đầu
các tổ chức thành viên cùng cấp, do Đại hội cùng cấp bầu ra Các thành viên:Huyện ủy, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ;Hội Cựu chiến Binh; Liên đoàn lao động, Hội Nông dân,… Một số cá nhântiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo; không cơcấu đại diện các cơ quan nhà nước ở địa phương như Hội đồng nhân dân, Uỷban nhân dân, công an, tư pháp… vào Ủy ban MTTQ Số lượng uỷ viên Ủyban MTTQ do Đại hội MTTQ quyết định Qua thực tiễn, số lượng uỷ viên,
Ủy ban MTTQ thường cơ cấu từ 45 đến 65 người, trong đó có các giới, đặcbiệt là nữ, các cá nhân tiêu biểu và có ít nhất 30% uỷ viên là người ngoàiĐảng Giúp việc cho Ủy ban MTTQ có bộ phận chuyên trách
Hiện nay, MTTQ huyện Thanh Trì có 20 tổ chức thành viên và 59 vị ủyviên Ủy ban, Ban Thường trực gồm 5 vị (01 chủ tịch là Ủy viên Ban Thường
vụ Huyện ủy, 02 phó chủ tịch, 02 ủy viên thường trực)
MTTQ cấp xã, thị trấn có 586 ủy viên, 100% các đơn vị có đủ 5 thườngtrực (Trong đó 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch); Chủ tịch MTTQ xã, thị trấn gồm
16 đồng chí (Trong đó ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy 05đ/c, chiếm31,25%; Đảng ủy viên 10 đ/c, chiếm 62,5%)
Toàn huyện có 91 Ban công tác Mặt trận, với 1.295 thành viên
* Mối quan hệ cơ bản của Ủy ban MTTQ huyện Thanh Trì, thành phố
Trang 20Nam cấp dưới là quan hệ hướng dẫn, kiểm tra.
Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp dưới thực hiện chủ trương, chương trìnhhoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên; thực hiện chế độ báo cáo vàkiến nghị với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên về các vấn đề liên quan đến tổchức và hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam
Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trao đổi kinh nghiệm, phối hợp vàgiúp đỡ nhau trong hoạt động
Ủy ban MTTQ mỗi cấp giữ mối liên hệ chẵn chẽ với Ủy ban MTTQcấp trên và Ủy ban MTTQ cấp dưới trong việc thông báo tình hình, phản ánhtình hình, trong việc tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, trao đổi kinh nghiệm tronghoạt động, trong việc phối hợp và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước,các cuộc vận động
MTTQ huyện Thanh Trì Thành phố Hà Nội là thành viên của hệ thốngchính trị huyện, hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, đồng thời là lựclượng hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động lãnh đạo của cấp ủy và quản lý củachính quyền địa phương
- Quan hệ giữa MTTQ với Huyện ủy vừa là quan hệ giữa tổ chức vớithành viên tổ chức thực hiện, vừa là quan hệ phân công phối hợp Huyện ủyvừa là thành viên của MTTQ vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận Điều này xuấtphát từ chức năng, nhiệm vụ của Đảng cầm quyền
Theo đó, nội dung lãnh đạo của huyện ủy đối với MTTQ thể hiện ở việcđịnh hướng chính trị, giúp đỡ các tổ chức thành viên của MTTQ xác định mụctiêu, chức năng, nhiệm vụ, xây dựng các nguyên tắc tổ chức, định ra chươngtrình hành động Huyện ủy lãnh đạo công tác cán bộ của MTTQ từ việc đàotạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng vào các cương vị lãnh đạo chủ chốt của các
tổ chức xã hội; chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng bố trí cán bộ của MTTQ;kiến nghị và giới thiệu cán bộ với MTTQ để các tổ chức đó bầu cử một cáchdân chủ; phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của các tổ chức đảng, đảngviên và làm tốt công tác vận động quần chúng thực hiện đường lối, chính sách
Trang 21của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chống tiêu cực, mê tín dị đoan, ảnh hưởngvăn hoá đồi truỵ; cấp uỷ cơ sở nghiên cứu xem xét, đánh giá, góp ý vào cácmục tiêu, chương trình, kế hoạch hoạt động của MTTQ Chăm lo giáo dục, rènluyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là thànhviên của MTTQ Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhànước, nội quy và quy chế hoạt động của MTTQ; giáo dục lối sống lành mạnh,trong sáng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
Với tư cách là một thành viên trong MTTQ, huyện ủy tham gia vàoMTTQ và có trách nhiệm như mọi thành viên khác Đại diện cấp ủy Đảng thamgia trong Ủy ban MTTQ có trách nhiệm tham gia sinh hoạt, thực hiện hiệpthương dân chủ và phối hợp thống nhất hành động, giáo dục, vận động đảngviên gương mẫu thực hiện chương trình hành động chung đã được các tổ chứcthành viên thỏa thuận và tích cực tham gia công tác mặt trận ở khu dân cư
Hoạt động của MTTQ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy MTTQthảo luận và tham gia ý kiến vào việc quyết định các vấn đề thuộc về đườnglối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, chủ trương, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của huyện Các hoạt động của MTTQ phải theo đúng chứcnăng, nhiệm vụ, không được trái với các quan điểm của Đảng, pháp luật Nhànước Nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Huyện ủytheo đúng quy chế
- Quan hệ giữa MTTQ với chính quyền huyện là quan hệ phối hợp đểthực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật,được thực hiện theo quy chế phối hợp công tác do Ủy ban MTTQ và Ủy bannhân huyện ban hành theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vàocông việc nội bộ của nhau và luôn tôn trọng tính độc lập của MTTQ Chínhquyền huyện thể chế hoá và thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng vềxây dựng và phát huy vai trò của MTTQ Đồng thời phát huy vai trò củaMTTQ, các đoàn thể nhân dân, bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
Trang 22tích cực tham gia xây dựng chính quyền, giám sát hoạt động của cán bộ, côngchức nhà nước về thực hiện nghĩa vụ công dân
Ủy ban nhân dân huyện tạo điều kiện để MTTQ hoạt động có hiệu quả.Theo đó, Ủy ban huyện có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện pháp lý đểMTTQ tham gia vào việc động viên, tuyên truyền giáo dục thành viên, hội viênthực hiện nhiệm vụ; bảo đảm quyền tự do hoạt động của MTTQ trong khuônkhổ pháp luật; giám sát, kiểm tra hoạt động và chấp hành luật pháp của MTTQ.Thực hiện các nghị quyết, chương trình hành động của MTTQ, phát huy tínhtích cực của nhân dân, các thành viên của MTTQ tham gia quản lý xã hội, quản
lý Nhà nước, xây dựng và thực hiện các chủ trương, kế hoạch, kiểm tra, giámsát công việc của chính quyền và cán bộ, công chức Hỗ trợ MTTQ về kinhphí, các điều kiện và phương tiện vật chất, bảo vệ các hoạt động chính đángcủa MTTQ trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, thực hiện quyền lợi và nghĩa
vụ của các thành viên, tạo điều kiện để MTTQ thực hiện chức năng, nhiệm vụ,mục tiêu của mình
MTTQ huyện tham gia giới thiệu đề cử và bầu cử đại biểu nhân dânvào các cơ quan quyền lực ở địa phương; tham gia vào việc đề ra các kếhoạch, phương hướng phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, củng cốquốc phòng, an ninh, đóng góp vào hoạt động xây dựng luật pháp, thực hiệnmột số nhiệm vụ cụ thể khi được chính quyền uỷ quyền Các tổ chức thànhviên của MTTQ tự giác thi hành pháp luật, tham gia tích cực vào hoạt độngquản lý của chính quyền; thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động củachính quyền, các đại biểu dân cử, các công chức trong việc tuân theo phápluật Nhà nước, đường lối của Đảng
- Quan hệ giữa MTTQ và các tổ chức thành viên trong huyện là quan
hệ hợp tác bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, phối hợp và thống nhấthành động, thể hiện ở các phương diện sau:
Về mặt tổ chức, các tổ chức chính trị - xã hội và Mặt trận đều độc lập
Trang 23với nhau về tổ chức Mỗi tổ chức đều có hệ thống cơ cấu bộ máy riêng, thựchiện những mục đích, tôn chỉ riêng, có điều lệ riêng, có con dấu riêng nhưngđều hành động vì mục tiêu xây dựng huyện Thanh Trì ngày càng giàu đẹp,văn minh; xứng đáng là huyện anh hùng của Thủ đô anh hùng.
Uỷ ban MTTQ huyện giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với các tổchức thành viên Các tổ chức chính trị - xã hội với tư cách là thành viên củaMặt trận có quyền yêu cầu Uỷ ban Mặt trận bảo vệ quyền lợi chính đáng củamình, yêu cầu Uỷ ban Mặt trận cùng cấp tổ chức hiệp thương để phối hợp vớicác thành viên có liên quan nhằm hưởng ứng sáng kiến của mình về các cuộcvận động nhân dân thực hiện chương trình của Mặt trận Mặt khác, Uỷ banMặt trận trong mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức thành viên thực hiện việccung cấp thông tin về hoạt động của Uỷ ban mình cho các thành viên; đônđốc các thành viên thực hiện đúng chính sách đại đoàn kết dân tộc và thamgia công tác Mặt trận
Trong quan hệ với Uỷ ban Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội trongquan hệ chính trị với tư cách là thành viên của Mặt trận có quyền thảo luận,chất vấn, phê bình, kiến nghị về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Mặt trậncũng như giới thiệu người để hiệp thương cử vào Uỷ ban MTTQ các cấp Uỷban Mặt trận lắng nghe ý kiến thảo luận, chất vấn, phê bình, kiến nghị đó đểxem xét, điều chỉnh cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng bộ máy tổ chức
và hoạt động của Mặt trận
Phối hợp chặt chẽ trong tổ chức vận động quần chúng nhân dân thựchiện các chương trình hành động của Mặt trận; cùng với Uỷ ban Mặt trận thảoluận về tình hình và kết quả phối hợp thực hiện chương trình hành động thờigian qua, quyết định chương trình hoạt động của Mặt trận trong thời gian tới.Cùng phối hợp và thống nhất hành động với các tổ chức để thực hiện nhiệm vụnhư: Tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhândân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
Trang 24Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Uỷ ban nhân dân; độngviên nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan, đại biểu dân cử, cán bộ côngchức nhà nước, phối hợp thực hiện quy chế dân chủ và hoạt động tự quản ởcộng đồng dân cư.
Trong cơ cấu thành phần Uỷ ban Mặt trận, người đứng đầu các tổ chứcchính trị - xã hội, thông qua hiệp thương, được cử vào Uỷ ban Mặt trận
Trong mối quan hệ với tổ chức chính trị - xã hội là thành viên của mình,
Uỷ ban Mặt trận tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ các thành viên hoạt động trongkhuôn khổ Điều lệ của các thành viên
- Quan hệ giữa Ủy ban MTTQ với nhân dân
Đây là mối quan hệ rất quan trọng, có nội dung và rất phong phú rộngkhắp vừa trực tiếp, vừa đại diện diễn ra thường xuyên trên mọi lĩnh vực của đờisồng xã hội
Ủy ban MTTQ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đángcủa nhân dân; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn kết cáctầng lớp nhân dân bằng các hình thức tổ chức đa dạng, phát huy vai trò các cánhân tiêu biểu, giới thiệu các cá nhân tiêu biểu là ủy viên Ủy ban MTTQ; xâydựng cộng đồng dân cư tự quản (khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường, khudân cư điểm về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, HIV/AIDS, ),hoạt động trên cơ sở hương ước, quy ước; động viên, hỗ trợ nhân dân thựchiện dân chủ, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thựchiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ;thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghịvới Đảng và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; cùng với Nhà nước chăm
lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân
Nhân dân tham gia tổ chức và hoạt động của MTTQ thông qua các tổchức thành viên của MTTQ, cá nhân tiêu biểu là ủy viên Ủy ban MTTQ cáccấp và tham gia các hoạt động do MTTQ phát động, tổ chức
Thông qua MTTQ và các tổ chức thành viên của MTTQ, nhân dân
Trang 25tham gia ý kiến, phản ánh, kiến nghị với MTTQ về các vấn đề nhân dân quantâm để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước.
Nhân dân giám sát hoạt động của MTTQ để đảm bảo MTTQ thực hiệnđầy đủ quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật
1.1.2 Những vấn đề cơ bản về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc tham gia công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội
* Quan niệm hoạt động của Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng Đảng
ở Đảng bộ huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Để có quan niệm khoa học về hoạt động của MTTQ tham gia xây dựngĐảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội cần nghiên cứu kháiniệm hoạt động nói chung Theo từ điển tiếng Việt: “Hoạt động là tiến hànhnhững việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất địnhtrong đời sống xã hội [49, tr.436] Như vậy hoạt động là quá trình tích cực, cómục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân và xã hội Hoạt động ở đây làhoạt động có đối tượng, trong quá trình đó chủ thể sử dụng kiến thức, kinhnghiệm tác động lên đối tượng theo mục đích xác định từ trước Bất cứ mộthoạt động nào đó của cá nhân, tổ chức đều phải xác định mục đích, nội dung,phương thức, các phương tiện, điều kiện bảo đảm cho hoạt động Chủ thể hoạtđộng phải có ý thức sâu sắc tình hình và nhiệm vụ, có kiến thức về đối tượng,
có tư duy sáng tạo và có ý chí quyết tâm cao
Khi nghiên cứu quan niệm hoạt động của MTTQ tham gia xây dựngĐảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội cần làm rõ nghĩa của từ
tham gia Theo từ điển tiếng Việt tham gia có nghĩa là: “Góp phần hoạt động của mình vào một hoạt động, một tổ chức chung nào đó Tham gia kháng chiến.Tham gia đoàn chủ tịch Tham gia hội nghị Tham gia ý kiến [49,
tr.878] Theo đó tham gia ở đây được hiểu là hoạt động của một chủ thể nào
đó phối kết hợp với một chủ thể đã xác định để giúp chủ thể đó thực hiện mụcđích, chức năng, nhiệm vụ của mình Vì vậy tham gia có tính chất, nội dung,
Trang 26phạm vi, quyền hạn xác định Có nghĩa là hoạt động của một chủ thể tham giavào một hoạt động, một tổ chức chung nào đó là có “giới hạn” rõ ràng Vìvậy, thực chất hoạt động của MTTQ tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộhuyện Thanh Trì là trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vai trò của MTTQ, xácđịnh các chủ trương biện pháp để có thể tham gia có hiệu quả nhất vào côngtác xây dựng Đảng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã quy định
Từ những phân tích trên có thể quan niệm, hoạt động của MTTQ tham gia công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội là tổng thể các cách thức, biện pháp, các việc làm được MTTQ sử dụng, tác động vào các khâu, các bước, các nội dung của công tác xây dựng Đảng theo đúng quan điểm, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, góp phần xây dựng
tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân ở huyện Thanh Trì
Mục đích hoạt động của MTTQ tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ
huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội là góp phần xây dựng Đảng bộ huyện ThanhTrì trong sạch vững mạnh, tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân
Chủ thể hoạt động tham gia xây dựng Đảng của MTTQ ở Đảng bộ
huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội là Ủy ban MTTQ các cấp, các tổ chứcthành viên, các cá nhân của MTTQ huyện Thanh Trì và nhân dân Mỗi chủthể có chức năng nhiệm vụ khác nhau đối với hoạt động của MTTQ tham giaxây dựng Đảng ở huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội Đối với Huyện ủy làhoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động tham gia xây dựngĐảng của MTTQ Đồng thời thực hiện các chương trình, kế hoạch tham giaxây dựng Đảng của MTTQ Đối với các tổ chức thành viên và cá nhân làtham gia vào xây dựng Đảng theo chương trình, kế hoạch của MTTQ và chứcnăng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức
Lực lượng tham gia vào các hoạt động của MTTQ tham gia xây dựng
Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì còn có chính quyền huyện, xã, phường, thị
Trang 27trấn và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp khác.
Đối tượng hoạt động của MTTQ tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ
huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội bao gồm xây dựng Đảng và hoạt động củahuyện ủy, các cơ quan của huyện ủy, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảngviên thuộc Đảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội
Nội dung hoạt động của MTTQ tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ
huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội bao gồm:
Theo Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12 tháng 12 năm 2013 của BộChính trị (khoá XI) ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội củaMTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội”; Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày
12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị khoá XI ban hành "Quy định về việcMTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ýxây dựng Đảng, xây dựng chính quyền" Theo đó, hoạt động của MTTQ thamgia công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội cónhững nội dung sau đây:
- Tuyên truyền vận động sâu rộng đến từng cán bộ, đoàn viên, hội viên,các tầng lớp nhân dân quán triệt đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước, cácnghị quyết, chỉ thị của Huyện uỷ
- Tham gia góp ý kiến vào dự thảo nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quychế, quy định, kết luận của cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan trực tiếp đếnquyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chức năng, nhiệm vụ củaMTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội; dự thảo báo cáo chính trịcủa cấp uỷ, tổ chức đảng trước mỗi kỳ đại hội
- Việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đảng, cấp uỷ, tổchức đảng Mối quan hệ giữa cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên với nhân dân
- Góp ý với đảng viên về thực hiện các quy định của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và vai trò tiền
Trang 28phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, tổchức đảng; mối quan hệ giữa đảng viên với nhân dân
- Thực hiện giám sát và phản biện xã hội Theo quy định hàng năm, căn
cứ vào tình hình thực tiễn, MTTQ và các tổ chức thành viên xây dựng chươngtrình, kế hoạch giám sát báo cáo cấp ủy và chính quyền cùng cấp trước khitriển khai Khi cần thiết có thể tổ chức giám sát ngoài kế hoạch Chươngtrình, kế hoạch giám sát được thống nhất với cơ quan quản lý nhà nước liênquan để hỗ trợ triển khai, bảo đảm giám sát thiết thực, đúng thực tế, có tácđộng tốt với đời sống chính trị, xã hội và nhân dân Phản biện xã hội làMTTQ tham gia vào việc đánh giá các chủ trương, chương trình, dự án về cácvấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội khi được huyện ủy, cấp ủy các cấp đưa ra đểlấy ý kiến nhân dân Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếpthu ý kiến phản ảnh của các thành viên, đoàn viên, hội viên, ý kiến của nhândân, ý kiến của các chuyên gia và tổ chức khảo sát thực tế để có cơ sở kiếnnghị với huyện ủy, cấp ủy các cấp
Hình thức, biện pháp hoạt động của MTTQ tham gia công tác xây dựng
Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội Theo Quyết định số217-QĐ/TW, ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị khoá XI ban hành
“Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị
-xã hội”; Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12 tháng 12 năm 2013 của BộChính trị khoá XI ban hành "Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thểchính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chínhquyền", hoạt động của Mặt trận Tổ quốc tham gia công tác xây dựng Đảng ởĐảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội có những hình thức và phươngpháp sau đây:
- Tuyên truyền, phổ biến vận động các thành viên, đoàn viên, hội viêncác nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước, các nghị quyết của huyện ủy,cấp ủy, tổ chức đảng các cấp
Trang 29- Giám sát thông qua việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật vềdân chủ ở cơ sở, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư củacộng đồng Giám sát thông qua nghiên cứu văn bản, tài liệu, báo cáo của các cơquan, tổ chức; đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cánhân gửi MTTQ và các các tổ chức thành viên và qua phản ánh của các phươngtiện thông tin đại chúng MTTQ và các các tổ chức thành viên tham gia các hoạtđộng giám sát do các cơ quan dân cử đề nghị.
- Góp ý cho tổ chức đảng và đảng viên được thực hiện từ huyện ủy đếncấp ủy, tổ chức đảng cơ sở bao gồm góp ý định kỳ, góp ý thường xuyên vàgóp ý đột xuất MTTQ, các tổ chức thành viên và công dân góp ý với cấp uỷ,
tổ chức đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên công tác ở các cơ quan, đơn
vị cùng cấp theo các hình thức tổ chức
- Góp ý định kỳ, là hình thức MTTQ, các tổ chức thành viên đoàn thểchính trị - xã hội góp ý bằng văn bản mỗi năm một lần trước khi kiểm điểmcấp uỷ, tổ chức đảng và trước khi kết thúc nhiệm kỳ của cấp uỷ cùng cấp Tổchức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp uỷ ở địa phương với nhândân mỗi năm một lần Tổ chức lấy ý kiến nhận xét của nhân dân nơi cư trú(thôn, xóm, tổ dân phố) đối với cán bộ, đảng viên mỗi năm một lần trước khikiểm điểm cấp uỷ, tổ chức Đảng, đảng viên
- Góp ý thường xuyên, thông qua hòm thư góp ý xây dựng Đảng đượcđặt công khai tại trụ sở Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp
và các cơ quan, tổ chức đảng các cấp Thư góp ý gửi đến cơ quan MTTQ, cáccác tổ chức thành viên hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan, tổ chức đảng Thôngqua tiếp xúc trực tiếp của cán bộ, đảng viên
- Góp ý đột xuất, là hình thức góp ý vào các văn bản dự thảo do cấp uỷ,
tổ chức đảng gửi đến cơ quan MTTQ, các tổ chức thành viên hoặc đăng côngkhai trên các phương tiện thông tin đại chúng Góp ý khi có yêu cầu hoặc khiMTTQ, các các tổ chức thành viên thấy cần thiết Góp ý khi đại diện tổ chức
Trang 30đảng làm việc với MTTQ, các các tổ chức thành viên của MTTQ.
Ủy ban MTTQ, các tổ chức thành viên có trách nhiệm chủ trì, phối hợpvới các cơ quan của huyện ủy thực hiện việc góp ý thường xuyên; góp ý địnhkỳ; góp ý đột xuất theo nội dung quy định Tập hợp, tổng hợp ý kiến góp ýcủa tổ chức, cá nhân chuyển đến cấp ủy, tổ chức đảng được góp ý Theo dõi
và thông tin kết quả tiếp thu góp ý của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên tới tổchức, cá nhân góp ý Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước
về giữ gìn bí mật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ góp ý kiến tham gia xâydựng Đảng
Huyện ủy, cấp ủy, tổ chức đảng có trách nhiệm thực hiện việc thôngbáo, cung cấp thông tin về các chủ trương, chính sách, khen thưởng, kỷ luậtđối với cán bộ, đảng viên theo quy định của Đảng; một số văn bản dự thảonghị quyết, chỉ thị của cấp ủy, tổ chức đảng (không thuộc diện bảo vệ bí mật)
Tiếp nhận, xử lý, tiếp thu ý kiến góp ý qua các hình thức được quy địnhtại Những nội dung góp ý không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củacấp mình thì cấp ủy, tổ chức đảng chuyển cho cơ quan, tổ chức có liên quanhoặc cấp có thẩm quyền xem xét tiếp thu và thông báo cho chủ thể góp ý biết.Chủ trì, phối hợp với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức đốithoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy ở địa phương với nhân dân và tổchức lấy ý kiến nhận xét của nhân dân nơi cư trú đối với cán bộ, đảng viên.Hằng năm, báo cáo kết quả tiếp thu góp ý lên cấp ủy cấp trên trực tiếp, đồnggửi cho MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp để theo dõi, giámsát Phần lớn các ý kiến tham gia góp ý xây dựng Đảng của MTTQ và các tổchức thành viên đều được công bố công khai
Tổ chức lấy ý kiến phản biện (thông qua tổ chức, cá nhân, đoàn viên,hội viên) trong hệ thống của tổ chức, đoàn thể mình hoặc gửi văn bản dự thảođến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện Khicần thiết, tổ chức đối thoại trực tiếp giữa chủ thể phản biện với cơ quan, tổ
Trang 31chức có văn bản dự thảo được phản biện Tổ chức hội nghị Ủy ban MTTQViệt Nam; Ban Chấp hành các đoàn thể chính trị - xã hội từng cấp để thựchiện những nội dung phản biện Thông việc giám sát và phản biện xã hội,MTTQ huyện Thanh Trì trực tiếp góp phần cung cấp những căn cứ số liệu để
bổ sung hoàn thiện nghị quyết, chủ trương, giải pháp lãnh đạo nhiệm vụ kinh
tế - xã hội của huyện ủy và hoạt động quản lý của chính quyền
* Vai trò hoạt động của Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì, thành Phố Hà Nội
Đảng đã khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thểnhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộngrãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhândân; đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trìnhkinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống, góp phần xâydựng sự đồng thuận trong xã hội” [16,tr.124] Thực hiện “giám sát và phảnbiện xã hội đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyếtđịnh lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức vàcán bộ” ” [16, tr.135]
Khoản 2 Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc qui định: “Mặt trận Tổ quốcViệt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chínhquyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kếttoàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp vàthống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc,chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ thực hiện thắng lợi sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh” [41] MTTQ là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tựnguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội vàcác cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các
Trang 32tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài Đây chính là sự liên kếtcác lực lượng với nhau thành một khối thống nhất để thực hiện mục tiêu chínhtrị chung là giành, giữ chính quyền và sử dụng chính quyền để bảo vệ Tổquốc, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc chonhân dân Vai trò của MTTQ huyện Thanh Trì trong công tác xây dựng Đảngthể hiện ở các vấn đề sau đây:
Một là, MTTQ huyện Thanh Trì là nơi tập hợp, động viên, tổ chức nhân dân, lực lượng hỗ trợ đắc lực cho hoạt động lãnh đạo của cấp ủy và quản lý của chính quyền các cấp Thông qua các hoạt động tập hợp quần chúng, tìm
hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, nâng cao giác ngộ XHCN, khơi dậytinh thần tự giác, tính tích cực chủ động sáng tạo của quần chúng trong thựchiện những nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, tham gia xây dựngĐảng, hoạt động quản lý của chính quyền
MTTQ huyện Thanh Trì là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho hoạt động lãnhđạo của cấp ủy và quản lý của chính quyền Thực tiễn cho thấy vai trò to lớncủa MTTQ đối với việc giải quyết các mối quan hệ xã hội Trong giải quyếtcác mối quan hệ xã hội, chính quyền huyện thường sử dụng quyền lực phápluật và các công cụ cưỡng chế điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vicủa công dân Còn MTTQ, các tổ chức xã hội dựa vào điều lệ, các nghị quyết,tôn chỉ, mục đích của mình để điều chỉnh mối quan hệ xã hội, quan hệ nội bộ
và các thành viên, thông qua các hoạt động tuyên truyền vận động, giáo dục,thuyết phục, giúp đỡ động viên tinh thần, ủng hộ về vật chất đối với các thànhviên Đặc biệt đối với các hoạt động từ thiện, uống nước nhớ nguồn, giảiquyết các tranh chấp dân sự, các tệ nạn xã hội, các mâu thuẫn trong nội bộnhân dân MTTQ thực hiện công tác giáo dục vận động quần chúng, phát huyquyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Bằng các hìnhthức hoạt động tham gia thành lập các cơ quan nhà nước ở địa phương và giámsát hoạt động của các cơ quan đó; giáo dục thành viên tự giác chấp hành đường
Trang 33lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; tham gia vào nhữngquyết định quan trọng của địa phương, góp ý bổ sung, phát triển, hoàn thiệnđường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về xây dựng, bảo vệ Tổquốc Với ý nghĩa đó, MTTQ huyện Thanh Trì là lực lượng hỗ trợ đắc lực chohoạt động lãnh đạo của cấp ủy và quản lý của chính quyền.
Hai là, Mặt trận Tổ quốc huyện Thanh Trì là cầu nối giữa cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền với nhân dân
Các tổ chức thành viên của MTTQ có vai trò to lớn trong việc chăm lo,bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoàn viên, hội viên; giáo dục nâng cao trình
độ mọi mặt cho đoàn viên, hội viên; tổ chức động viên đoàn viên, hội viêntham gia xây dựng các chính sách, pháp luật, tham gia quản lý Nhà nước,quản lý xã hội; xây dựng chính quyền và giám sát sự hoạt động của cơ quannhà nước Đặc điểm tổ chức và hoạt động của các tổ chức trong MTTQ có thểkhác nhau, nhưng nhiệm vụ cơ bản, nội dung hoạt động của các tổ chức làphát huy mọi tiềm lực vật chất, tinh thần và trí tuệ của tất cả các giai cấp, tầnglớp xã hội, tập hợp trong khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy tinh thần, truyềnthống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết mọingười dân tán thành công cuộc đổi mới, nhằm mục tiêu giữ vững độc lập dântộc và CNXH, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh Chăm lo công tác quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân,giữ vững an ninh chính trị và trật tự trị an, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc
Tổ quốc trong mọi tình huống Các tổ chức thành viên trong MTTQ có vai trògiáo dục đoàn viên, hội viên, thành viên của mình về CNXH, về Đảng, về Nhànước, về pháp chế, pháp luật, về trách nhiệm và quyền hạn làm chủ, bồi dưỡngnâng cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức, năng lực của ngườilàm chủ, tuyên truyền, thuyết phục nhân dân tự giác thi hành chính sách củaĐảng và pháp luật Nhà nước, đồng thời thu thập, phản ánh ý kiến của nhân dân,
đề xuất với cấp ủy đảng và chính quyền những chủ trương, biện pháp giải quyết
Trang 34những vấn đề có mối quan hệ đến quyền hạn, nghĩa vụ của nhân dân trong thựchiện nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Với ý nghĩa đó, MTTQ là nơi thôngqua đó để nhân dân lao động đề đạt ý kiến với Đảng, Nhà nước thực hiện quyềnlợi chính trị, kinh tế, văn hoá, quyền và nghĩa vụ công dân của mình
Ba là, hoạt động của MTTQ tham gia công tác xây dựng Đảng trực tiếp góp phần xây dựng Đảng bộ huyện Thanh Trì trong sạch vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thông qua các hoạt động tham gia góp ý kiến vào dự thảo nghị quyết,chỉ thị, quyết định, quy chế, quy định, kết luận của cấp ủy, tổ chức đảng cóliên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân,chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hộị.Đóng góp vào việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đảng,cấp uỷ, tổ chức đảng Mối quan hệ giữa cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên vớinhân dân Thông qua góp ý với cán bộ, đảng viên về thực hiện các quy địnhcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; những vấn đề về phẩm chấtchính trị, đạo đức, lối sống và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảngviên, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng; về mối quan hệ giữa đảngviên với nhân dân; về công tác phát triển đảng; về công tác cán bộ Thôngqua những hoạt động đó giúp cho cấp ủy, tổ chức đảng các cấp có những chủtrương, biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên Với ý nghĩa đó hoạt độngcủa MTTQ tham gia công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trìtrực tiếp góp phần xây dựng Đảng bộ huyện Thanh Trì trong sạch vững mạnh,không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Trang 35* Nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Theo quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ
Chính trị khoá XI ban hành "Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền"; Mặt trận Tổ quốc huyện Thanh Trì tham gia công tác
xây dựng Đảng phải tuân thủ các nguyên tắc:
Thứ nhất, Bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, trung thực, có tính
xây dựng
Nguyên tắc cơ bản nhất trong việc thực hiện góp ý là tập trung dân chủ,tập trung theo những trọng tâm, trọng điểm, tránh tràn lan sẽ dẫn đến nhữngsai lệch về nội dung, mục đích Đồng thời, tôn trọng dân chủ trong quá trìnhthu nhận ý kiến (kể cả ý kiến trái chiều), không áp đặt ý kiến của MTTQ ViệtNam, các tổ chức chính trị - xã hội và nân dân Tham gia góp ý kiến phảiđược cơ quan, tổ chức là đối tượng tiếp thu phúc đáp đầy đủ, kịp thời (cầnthiết có thể giải trình hoặc đối thoại) Đây là vấn đề dân chủ thực sự để đi đến
sự nhất trí và đồng thuận xã hội Nguyên tắc của việc tham gia góp ý kiến làxây dựng, chứ không phải là phản bác, phản kháng Các ý kiến phải kháchquan, trung thực, phải từ những căn cứ khoa học và thực tiễn,…Hoạt độnggóp ý kiến phải được công khai, dân chủ, tập hợp được trí tuệ của mọi tầnglớp nhân dân Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân, lợiích quốc gia dân tộc
Thứ hai, Phù hợp với các quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước;
không được lợi dụng việc góp ý để vu cáo, đả kích, bôi xấu, làm ảnh hưởngđến uy tín, danh dự và hoạt động của tổ chức, cá nhân
Việc góp ý kiến là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong côngtác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền.Hoạt động tham gia góp ý kiến phải phù hợp với các quy định hiện hành của
Trang 36Đảng và nhà nước, bảo đảm tính nhân dân, tính trung thực, khách quan và xâydựng Các ý kiến nhận xét đánh giá đối với các nội dung góp ý phải có căn
cứ khoa học, các ý kiến có sức thuyết phục cao và thể hiện được tinh thần xâydựng Cần đề phòng các khuynh hướng lợi dụng việc góp ý để vu cáo, đảkích, bôi xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và hoạt động của tổ chức, cánhân, sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng, nhà nước, làm tổn hại đến khối đại đoànkết toàn dân tộc
Thứ ba, Các ý kiến góp ý bằng văn bản của tập thể do lãnh đạo cơ
quan, đơn vị ký tên, đóng dấu, không nhân danh cá nhân
Việc MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức đóng góp ý kiếnxây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đảm bảo dân chủ, công khai, kháchquan, trung thực, mang tính xây dựng MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hộitổng hợp các ý kiến đóng góp gửi cấp uỷ, chính quyền bằng văn bản, thủtrưởng đơn vị ký tên, đóng dấu thể hiện các đóng góp ý kiến của tập thể, cánhân đảm bảo tính khách quan, trung thực xuât phát từ thực tiễn có căn cứ, cótính pháp lý; là cơ sở để cấp uỷ, chính quyền nghiên cứu, tiếp thu
Thứ tư, các ý kiến góp ý của cá nhân là công dân, người có đủ năng lực
hành vi dân sự theo quy định của pháp luật
MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức góp ý kiến và tổng hợpcác ý kiến đóng góp của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trongviêc góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền Các ý kiến đóng góp củacác cá nhân được Mặt trận tổng hợp đầy đủ, trung thực vào văn bản Các ýkiến đóng góp của cá nhân thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân, do đó
cá nhân đóng góp ý kiến phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự theo quyđịnh của pháp luật, cá nhân đó chịu trách nhiệm về các ý kiến mình tham gia
* Các tiêu chí đánh giá hoạt động của Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội
Trang 37Tiêu chí là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, phân biệt sự vật,hiện tượng Theo đó, đánh giá hoạt động của Mặt trận Tổ quốc tham gia xâydựng Đảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội cấn dựa vào các tiêu chí sau:
Một là, đánh giá nhận thức trách nhiệm, năng lực của Mặt trận Tổ quốc và các lực lượng phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.
MTTQ và các lực lượng phối hợp với MTTQ là chủ thể của các hoạtđộng tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.Đây là nhân tố giữ vai trò quyết định trực tiếp chất lượng, hiệu quả công táctham gia xây dựng Đảng của MTTQ và các tổ chức trong hệ thống chính trịcủa huyện Thanh Trì Đánh giá nhận thức trách nhiệm của MTTQ và các lựclượng phối hợp tham gia xây dựng Đảng cần xem xét, đánh giá mức độ nhậnthức về vị trí, vai trò của việc tham gia xây dựng Đảng; ở thái độ trách nhiệmcủa từng tổ chức, từng lực lượng; ở việc nắm phạm vi, trách nhiệm, quyền hạntrong tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì; thể hiện ở chấtlượng kế hoạch, tính đúng đắn, sát thực tế của các nội dung, hình thức, biệnpháp tham gia xây dựng Đảng của MTTQ và các tổ chức phối hợp với MTTQ;
ở việc phân công, phân nhiệm trong tổ chức thực hiện các hoạt động tham giaxây dựng Đảng cụ thể, sáng tạo, thiết thực
Hai là, đánh giá việc thực hiện nội dung,hình thức,biện pháp hoạt động của MTTQ và các lực lượng phối hợp tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.
Đây là yếu tố cơ bản phản ánh nhận thức, trách nhiệm, năng lực củachủ thể và các lực lượng tham gia,đồng thời phản ánh mức độ nhất định kếtquả hoạt động của MTTQ và các lực lượng tham gia xây dựng Đảng Đánhgiá nội dung, hình thức, biện pháp cần tập trung đánh giá tính chính xác, sựphù hợp của nội dung, hình thức, biện pháp các hoạt động của MTTQ và cáclực lượng tham gia xây dựng Đảng so với yêu cấu xây dựng Đảng bộ huyện
Trang 38đặt ra và kế hoạch tham gia xây dựng Đảng của MTTQ và các tổ chức thànhviên xác định Việc đánh giá nội dung, hình thức, biện pháp cần phải rất cụthể, tỷ mỷ với những tư liệu, số liệu, nhận định chính xác của các cấp có thẩmquyền Cần tránh tình trạng chung chung, tư biện, không phản ánh sát thựctiễn của các cơ quan, đơn vị, nhất là thực tiễn ở cơ sở.
Ba là, đánh giá kết quả hoạt động của MTTQ và các lực lượng phối hợp tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội
Đây là tiêu chí đánh giá khẳng định kết quả hoạt động của MTTQ vàcác tổ chức thành viên tham gia xây dựng Đảng trên thực tế Cần tập trungđánh giá chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động các tổ chứcthành viên nhân dân trong quán triệt và thực hiện thắng lợi đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết, chủ trương của Huyện uỷ, chínhquyền các cấp trong huyện; chất lượng hiệu quả tham gia xây dựng, phản biệncác chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy và chính quyềncác cấp; chất lượng tham gia giám sát cán bộ, đảng viên,…; kết quả xây dựngĐảng bộ huyện trong sach vững mạnh, xây dựng địa phương vững mạnh toàndiện, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao,…
Việc đánh giá kết quả hoạt động của MTTQ và các tổ chức thành viênphối hợp tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì cần được minhchứng bằng những số liệu, tư liệu, nhận định, kết luận cụ thể của các cấp cóthẩm quyền đề đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy cao
1.2 Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm hoạt động của Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
1.2.1 Thực trạng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội
* Ưu điểm
Một là, Ủy ban MTTQ, cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có sự nhận
Trang 39thức khá thống nhất về vị trí, vai trò của tham gia xây dựng Đảng ở Đảng bộ
huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội
MTTQ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội đã hướng hoạt động thamgia xây dựng Đảng tới cộng đồng dân cư, từng hộ gia đình Đã từng bước pháthuy vai trò ở cơ sở trong việc tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, tham giaxây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng hệ thống chính trị
cơ sở, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư Nhờ đó, vai trò, vị thế của MTTQ huyện Thanh Trì Thành Phố
Hà Nội ngày càng được khẳng định trong hệ thống chính trị và trong đời sống
xã hội được các cấp, các ngành và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao Kết quảtrưng cầu ý kiến cán bộ cơ quan dân, chính, đảng cho thấy, có tới 70% sốngười được hỏi cho là MTTQ có vai trò rất quan trọng trong công tác xâydựng Đảng; 30% cho là quan trọng
Cũng với vấn đề trên, qua trao đổi với một bộ phận nhân dân ở cơ sở,
họ đều cho rằng MTTQ có vai trò rất quan trọng tham gia xây dựng Đảng.Kết quả này cho thấy, giữa đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân
đã có sự nhận thức khá thống nhất về vị trí, vai trò của MTTQ trong tham giaxây dựng Đảng; nhận thức ngày càng đúng hơn, đầy đủ hơn về vị trí, vai tròcủa MTTQ trong tham gia xây dựng Đảng Đáng chú ý, việc người dân đánhgiá cao vị trí, vai trò của MTTQ trong công tác xây dựng Đảng còn cho thấy
sự quan tâm của nhân dân đối với tham gia xây dựng Đảng
Hai là, nội dung, hình thức, biện pháp hoạt động tham gia xây dựng
Đảng của MTTQ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội khá phong phú, từngbước được đổi mới có hiệu quả thiết thực Trong những năm qua, nội dunghoạt động tham gia xây dựng Đảng của MTTQ huyện Thanh Trì thành phố
Hà Nội đã từng bước được đổi mới và đi vào chiều sâu, có hiệu quả MTTQ
đã triển khai nhiều hoạt động nhằm thực hiện sự lãnh đạo của huyện ủy trongviệc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, lấy việc thực hiện đa dạng hóa các
Trang 40hình thức tập hợp nhân dân là nhiệm vụ trung tâm trong các hoạt động củamặt trận, mở rộng và tăng thêm các tổ chức thành viên và cá nhân tiêu biểu
Các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động xã hội doMTTQ chủ trì như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa ở khu dân cư” gắn với phong trào “Toàn dân chung sức xây dựngnông thôn mới”, đô thị văn minh, “Ngày vì người nghèo”, “Người Việt Nam
ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới,việc tang và lễ hội; Phong trào đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đóigiảm nghèo, đoàn kết phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”,
“Tương thân tương ái”, đoàn kết phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, sống vàlàm việc theo Hiến pháp, pháp luật Bổ sung, hoàn thiện qui ước cộng đồng,Quy chế dân chủ ở khu dân cư; xây dựng các mô hình tự quản về phòng,chống tội phạm, bảo vệ môi trường,…ngày càng đi vào lòng nhân dân, đượcđông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng, do đó đã mang lại kết quả nổi bật,như: Hội nghị Đại biểu nhân dân bàn xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư hàng năm được tổ chức hiệu quả, từ năm 2010 - 2015 đã tổ chức 648 hội nghị 100% các khu dân cư tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân” vào dịp
kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11) hàngnăm Tỷ lệ thôn, làng tổ dân phố, gia đình văn hóa năm sau cao hơn năm
trước (năm 2010 tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố văn hóa đạt 62%, gia đình văn hóa đạt 85%, đến năm 2015, tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố văn hóa đạt 76%, gia đình văn hóa đạt 89%).
Phong trào Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” được MTTQ
các cấp vào cuộc tích cực Vận động nhân dân hiến hơn 4.000m2 đất ở và
đóng góp hàng chục nghìn ngày công, với giá trị hàng chục tỷ đồng để xâydựng các công trình thuộc đề án xây dựng nông thôn mới Năm 2015, huyện
Thanh Trì cơ bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới 15/15 xã (Hoàn thành trước 02 năm so với đề án được duyệt).