1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm định mô hình định giá tài sản vốn CAPM với thị trường chứng khoán việt nam

85 291 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Trong khi đó, một trongnhững kỹ năng cần trang bị khi đầu tư chứng khoán là NĐT phải biết cách xem xét cácyếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của chứng khoán nhằm giảm thiểu các rủi ro

Trang 1

ĐỀ TÀI:

KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN-CAPM VỚI THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: 1

KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN-CAPM VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1

LỜI CẢM ƠN 5

DANH MỤC CÁC HÌNH 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 7

DANH MỤC BẢNG 8

DANH MỤC VIẾT TẮT 9

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 11

1 Tính cấp thiết 11

2 Mục tiêu nghiên cứu 12

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

4 Phương pháp nghiên cứu: 12

5 Dữ liệu nghiên cứu .13

6 Kết cấu khóa luận 13

PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN-CAPM 15

1.1 Giới thiệu về mô hình định giá tài sản vốn-CAPM 15

1.1.1 Tổng quan mô hình CAPM .15

1.1.2 Các giả định và mở rộng giả định .16

1.1.3 Nội dung mô hình định giá tài sản vốn-CAPM 16

1.1.3.1 Quan hệ giữa lợi nhuận cá biệt và lợi nhuận thị trường – Đường đặc thù chứng khoán (the security characteristc line) 16

1.1.3.2 Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận – đường thị trường chứng khoán (SML) 18

1.1.3.3 Hệ số rủi ro beta và ý nghĩa của nó 20

1.1.4 Lý thuyết thị trường vốn và mô hình định giá tài sản vốn .21

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

1.1.4.1 Đường thị trường vốn (Capital market line – CML) 21

1.1.4.2 Quan hệ giữa lý thuyết thị trường vốn và mô hình định giá tài sản vốn 22

1.2 Những bất thường khi áp dụng mô hình CAPM .23

1.3 Mô hình nghiên cứu .23

1.4 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây 26

CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 28

2.1.Thị trường chứng khoán Việt Nam .28

2.1.1 Thị trường chứng khoán 28

2.1.1.1 Rủi ro khi tham gia vào thị trường chứng khoán .28

2.1.1.1.1 Khái niệm rủi ro 28

2.1.1.1.2 Một số rủi ro khác khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam .29

2.2 Khái quát biến động của chỉ số VNIndex trong những năm qua .30

CHƯƠNG 3: KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN VỚI TTCK VIỆT NAM 42

3.1 Tổng quan biến động của 20 cổ phiếu nghiên cứu từ năm 2007-2013 42

3.2 Kiểm định mô hình CAPM với TTCK Việt Nam .46

3.2.1.Mô hình nghiên cứu .46

3.2.2 Kết quả mô hình hồi quy đơn trên từng cổ phiếu 46

3.2.2.1 Kết quả hồi quy .46

3.2.2.2 Kiểm định ý nghĩa của hệ số β .48

3.2.2.3 Kiểm định ý nghĩa của α .50

3.2.2.4 Kiểm định mô hình 52

3.2.2.4.1 Kiểm định tính dừng 52

3.2.2.4.2 Kiểm định tính ổn định của mô hình .53

3.2.3 Áp dụng mô hình CAPM cho Danh mục đầu tư .56

3.2.3.1 DMĐT gồm các cổ phiếu có β< 1 .57

3.2.3.2 DMĐT gồm các cổ phiếu có β> 1 .58

3.2.3.3 DMĐT gồm 20 cổ phiếu đề tài nghiên cứu 59

3.2.3.3.1.Kết quả hồi quy .59

3.2.3.3.2 Kiểm định mô hình 60

3.2.3.3.2.1.Kiểm định tính dừng 60

3.2.3.3.2.2 Kiểm định tự tương quan của các phần dư 61

3.2.3.3.2.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi .62

3.2.3.3.2.4 Kiểm định tính ổn định của mô hình .63

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ 64

PHẦN 3: KẾT LUẬN 66

1 Các hạn chế của mô hình CAPM khi áp dụng vào thị trường chứng khoán Việt Nam 66

2 Đóng góp và hướng phát triển của đề tài 66

PHỤ LỤC 70

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực

sự của cá nhân tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trần Thị Bích

Ngọc

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung

thực và chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác

Huế, ngày 10 tháng 05 năm 2014

Sinh viênHoàng Thị Lan Vy

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để có thể thực hiện và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận đượcrất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình từ nhiều phía gồm có các thầy cô giáotrong khoa Kế toán – Tài chính và giáo viên hướng dẫn

Em xin chân thành gửi lời cám ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Kế toán – Tàichính, trường Đại học Kinh tế Huế đã trang bị kiến thức và giúp đỡ cho em trong suốtthời gian học tập tại trường

Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo Tiến sĩTrần Thị Bích Ngọc, cô đã hướng dẫn rất tận tình và hỗ trợ em rất nhiều trong quátrình nghiên cứu và thực hiện đề tài khóa luận này Có thể nói nếu không có cô, emkhông thể hoàn thành tốt nghiên cứu này

Với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế cũng như giới hạn về thời gian vànguồn lực nên khóa luận sẽ không tránh khỏi một vài thiếu sót Nên, em hy vọng sẽnhận được những lời đóng góp, ý kiến chân thành của các thầy cô và bạn đọc để đề tàinghiên cứu của em được phát triển rộng và hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn!

Sinh viênHoàng Thị Lan Vy

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động chỉ số VN-Index giai đoạn 2000-2005

Biểu đồ 2.2: Tình hình biến động chỉ số VN-Index năm 2006

Biểu đồ 2.3: Tình hình biến động chỉ số VN-Index năm 2007

Biểu đồ 2.4: Tình hình biến động chỉ số VN-Index năm 2008

Biểu đồ 2.5: Tình hình biến động chỉ số VN-Index năm 2009

Biểu đồ 2.6: Tình hình biến động chỉ số VN-Index năm 20010

Biểu đồ 2.7: Tình hình biến động chỉ số VN-Index năm 2011

Biểu đồ 2.8: Tình hình biến động chỉ số VN-Index năm 2012

Biểu đồ 2.9: Tình hình biến động chỉ số VN-Index năm 2013

Biểu đồ 2.10: Tình hình biến động chỉ số VN-Index quý 1 năm 2014

Biểu đồ 3.1: Biến động giá của 20 cổ phiếu nghiên cứu từ năm 2007-2013

Biểu đồ 3.2: Biến động tỷ suất sinh lời của 20 cổ phiếu nghiên cứu từ 2007-2013

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu

Bảng 3.2: Kết quả hồi quy trên 20 cổ phiếu

Bảng 3.3: Kết quả kiểm định hệ số β

Bảng 3.4: Kết quả kiểm định hệ số α

Bảng 3.5: Kiểm định tính dừng các biến Ri-Rf và Rm-Rfcủa cổ phiếu BHS

Bảng 3.6: Kết quả Test-Cusum của 20 cổ phiếu nghiên cứu

Bảng 3.7: Kết quả hồi quy DMĐT A

Bảng 3.8: Kết quả hồi quy DMĐT B

Bảng 3.9: Kết quả hồi quy DMĐT C

Bảng 3.10: Kiểm định tính dừng các biến Ri-Rfvà Rm-Rfcủa DMĐT C

Bảng 3.11: Kết quả kiểm định BG của DMĐT C

Bảng 3.12: Kết quả kiểm định White của DMĐT C

Bảng 3.13: Kết quả tính ổn định của mô hình DMĐT C

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

9 Chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam VN-Index

17 Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh HOSE

18 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội HASTC

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

21 Chỉ số tiêu dùng CPT

23 Exchange Traded Fund (quỹ đầu tư thụ động) ETF

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết.

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia nào trên thếgiới, hình thành và phát triển “Thị trường chứng khoán” luôn được xem là một trongnhững hoạt động chủ chốt, góp phần quan trọng vào sự phát triển của các quốc gia.Không nằm ngoài dòng chảy đó, ở nước ta, TTCK vừa được coi như là kênh lưu thôngvốn vừa là thước đo hiệu quả của nền kinh tế Do đó, việc ổn định và phát triển nềnkinh tế không thể tách rời việc ổn định và phát triển TTCK Với nền chứng khoán cònnon trẻ, qua hơn 10 năm hình thành và phát triển đã có nhiều thành tựu tuy nhiên vẫncòn tồn tại ở đó không ít rủi ro

Một vấn đề cần quan tâm hiện nay đó là đa số các NĐT trên TTCK Việt Namđưa ra quyết định đầu tư một cách cảm tính, theo xu hướng bầy đàn mà thiếu đi việcvận dụng các kiến thức tài chính và các phân tích khoa học Trong khi đó, một trongnhững kỹ năng cần trang bị khi đầu tư chứng khoán là NĐT phải biết cách xem xét cácyếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của chứng khoán nhằm giảm thiểu các rủi ro.Không những thế, với những biến động bất thường và khó đoán của thị trường nhưhiện nay thì dường như các phương pháp định tính trở nên kém hiệu quả và không thể

dự báo được những chuyển biến của thị trường khiến cho NĐT khó có thể thực hiệnquyết định đầu tư

Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại vàoTTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là một việc hết sức quan trọng và cấp thiết.Điều này đòi hỏi phải có được một mô hình phân tích, dự báo tỷ suất sinh lợi phù hợpvới TTCK Việt Nam Mô hình định giá tài sản vốn-CAPM dường như là lý thuyết phùhợp và đơn giản nhất vì CAPM giải thích được mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận

kỳ vọng, từ đó có thể giúp các NĐT có thêm một công cụ để tham khảo trong quá trìnhđầu tư của mình cũng như làm cho hoạt động đầu tư trên TTCK Việt Nam trở nênchuyên nghiệp và hiệu quả hơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

Trên thực tế, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới trong việc ứng dụng các lýthuyết đầu tư tài chính vào TTCK, đặc biệt là các nghiên cứu thực nghiệm trên cácTTCK ở các nước mới nổi Các nghiên cứu này đã cho ra những kết quả có ý nghĩa và

vô cùng thiết thực Điều đó càng khẳng định thêm tính đúng đắn, tính thực nghiệm củacác mô hình

Xuất phát từ những yêu cầu trên cũng như nhận thức được tầm quan trọng củaviệc ứng dụng các lý thuyết tài chính hiện đại vào việc phân tích đầu tư chứng khoán ở

thị trường Việt Nam, tôi quyết định nghiên cứu đề tài với tên gọi “ Kiểm định mô hình định giá tài sản vốn-CAPM với thị trường chứng khoán Việt Nam”.

2 Mục tiêu nghiên cứu.

Hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết của mô hình định giá tài sản vốn – CAPM

Đưa ra cái nhìn tổng quan về sự hình thành và phát triển TTCK từ trước đếnnay

Sử dụng các kiến thức về kinh tế lượng để kiểm định sự phù hợp của mô hìnhCAPM với các cổ phiếu trên TTCK Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: là mô hình định giá tài sản vốn-CAPM với các nhân tố:

hệ số beta của doanh nghiệp, tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu, lợi nhuận phi rủi ro

và lợi nhuận của danh mục thị trường

Phạm vi nghiên cứu: đề tài tiến hành nghiên cứu trên cổ phiếu của 20 công tythuộc các ngành kinh doanh khác nhau trên Sở Giao dịch chứng khoánTP.HCM (HOSE) từ tháng 12-2006 tới tháng 12-2013

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập thông tin và số liệu từ các trangweb www.cophieu68.com; www.vietstcock; www.gso.gov.vn; và trên cáctạp chí, sách báo, các nghiên cứu từ đó hệ thống lại một cách có chọn lọc.Phương pháp xử lý số liệu:

 Phương pháp thống kê mô tả và so sánh với những số liệu thực tế, các bảngbiểu cũng như đồ thị minh hoạ

 Phương pháp phân tích hồi quy; các mô hình hồi quy tổng thể; sử dụng cáckiểm định: Dickey-Fuller (ADF), Breusch – Godfrey (BG), White – test, TestCusum … thông qua sử dụng các phần mềm eviews, excel để xử lý số liệu

5 Dữ liệu nghiên cứu.

Số liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm chuỗi chỉ số VN-Index, lãi suất Tínphiếu Kho bạc và giá của các cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoánTP.HCM (HOSE) theo thời gian với tần suất tháng được thu thập trong khoảng thờigian từ tháng 12/2006 tới tháng 12/2013 Bài nghiên cứu lựa chọn 20 cổ phiếu từ cácngành kinh doanh khác nhau Cụ thể là các mã BHS, DRC, DHG, HAP, IMP, MHC,MPC, NSC, PGC, PPC, PVD, REE, SFC, SJS, SMS, TMS, VNM, VPK, VHS, BBC

Mã chứng khoán lựa chọn cũng mang tính ngẫu nhiên nhằm xem xét ý nghĩa của môhình CAPM đối với các loại chứng khoán khác nhau trên thị trường Việt Nam

Chỉ số VN-Index và giá của các cổ phiếu được sử dụng trong nghiên cứu là chỉ

số và giá đóng cửa phiên giao dịch vào ngày cuối tháng Nếu ngày cuối cùng của tháng

là ngày không giao dịch thì giá được lựa chọn là giá đóng cửa ngày cuối cùng có giaodịch trong tháng

6 Kết cấu khóa luận.

Ngoài lời cảm ơn, các danh mục viết tắt, danh mục bản biểu khóa luận gồm ba phầnchính:

Phần 1: Đặt vấn đề

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu Phần này gồm bốn chương:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình định giá tài sản vốn-CAPM.

Chương 2: Thị trường chứng khoán Việt Nam

Chương 3: Kiểm định mô hình định giá tài sản vốn-CAPM với TTCK Việt Nam

Chương 4: Thảo luận kết quả

Phần 3: Kết luận

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

VỐN-CAPM.

1.1 Giới thiệu về mô hình định giá tài sản vốn-CAPM.

1.1.1 Tổng quan mô hình CAPM.

Mô hình định giá tài sản vốn-CAPM ra đời vào những năm 1960 đánh dấu bướcphát triển quan trọng nhất trong lý thuyết vốn hiện đại Đây kết quả sự nổ lực chungcủa ba nhà kinh tế Treynor (1961), William Sharpe (1964) và Lintner(1965) CAPMdựa trên lý thuyết danh mục đầu tư Markowitz (Harry Markowitz'sportfolio theory)giới thiệu về rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống (systematic and unsystematicrisk) Mô hình này mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng Trong mô hìnhnày, lợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán bằng lợi nhuận không rủi ro (risk-free)cộng với một khoản bù đắp rủi ro dựa trên cơ sở rủi ro toàn hệ thống của chứng khoán

đó Còn rủi ro không toàn hệ thống không được xem xét trong mô hình này do nhà đầu

tư có thể xây dựng danh mục đầu tư đa dạng hoá để loại bỏ loại rủi ro này

Mô hình này dường như là nỗ lực thành công đầu tiên trong việc tiếp cận rủi rocủa dòng tiền trong một phương án đầu tư tiềm năng và tính toán chi phí vốn của dự

án, tỷ suất sinh lời kỳ vọng mà những nhà đầu tư đòi hỏi nếu họ đầu tư vào dự án Môhình CAPM được phát triển phần nào có thể giải thích được sự khác biệt giữa phần bùrủi ro của các tài sản Theo mô hình này, sự sai khác này là do sự khác nhau giữa rủi rothu được lợi nhuận của từng tài sản Mô hình khẳng định rằng phương pháp đo lườngchính xác rủi ro chính là hệ số beta, và phần bù rủi ro cho mỗi đơn vị rủi ro là nhưnhau giữa các tài sản Khi có được lãi suất phi rủi ro và hệ số beta của một tài sản,CAPM có thể dự báo lợi nhuận kỳ vọng cho tài sản đó Nếu lợi nhuận kì vọng khôngđạt mức lợi nhuận tối thiểu yêu cầu, nhà đầu tư sẽ không tiến hành đầu tư

Mặc dù CAPM còn tồn tại nhiều tranh cãi nhưng đây vẫn là mô hình cực kỳphổ biến trong việc dự báo, giải thích tỷ suất sinh lợi của các chứng khoán trên thịtrường vì tính đơn giản và dễ áp dụng Đặc điểm dễ nhận biết nhất ở CAPM là môTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

hình này chỉ sử dụng duy nhất một nhân tố là nhân tố thị trường – nhân tố β, như làmột nhân tố tổng thể để so sánh giữa một danh mục đầu tư với toàn bộ thị trường.

1.1.2 Các giả định và mở rộng giả định.

(1) Tất cả các nhà đầu tư đều là những nhà đầu tư hiệu quả, họ mong muốn nắmgiữ danh mục nằm trên đường biên hiệu quả Các nhà đầu tư có thể đi vay và cho vay

số tiền bất kỳ ở lãi suất phi rủi ro

(2) Tất cả các nhà đầu tư đều có mong đợi thuần nhất: có nghĩa là, họ có ước lượngcác phân phối xác suất tỷ suất sinh lợi trong tương lai giống hệt nhau

(3) Tất cả các nhà đầu tư có một phạm vi thời gian trong một kỳ như nhau chẳnghạn như một tháng, sáu tháng hay một năm Mô hình này sẽ được xây dựng cho mộtkhoảng thời gian giả định và kết quả của nó cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi việc giả địnhkhác đi Sự khác nhau trong phạm vi thời gian sẽ đòi hỏi các nhà đầu tư xác định racác thước đo rủi ro và các tài sản phi rủi ro phù hợp với các phạm vi thời gian đầu tưcủa họ

(4) Tất cả các khoản đầu tư có thể phân chia tùy ý, có nghĩa là các nhà đầu tư cóthể mua và bán các tỷ lệ phần trăm của bất kỳ tài sản hay danh mục nào

(5) Không có thuế và chi phí giao dịch liên quan tới việc mua và bán các tài sản

(6) Không có lạm phát hay bất kỳ thay đổi nào trong lãi suất hoặc lạm phát đượcphản ánh một cách đầy đủ

(7) Các thị trường vốn ở trạng thái cân bằng, điều này có nghĩa là các nhà đầu tưbắt đầu với tất cả tài sản được định giá đúng với mức độ rủi ro của chúng

(8) Các nhà đầu tư đều hành động hợp lý: đều e ngại rủi ro, ra quyết định dựa trênsuất sinh lợi kỳ vọng và độ lệch chuẩn của suất sinh lợi

1.1.3 Nội dung mô hình định giá tài sản vốn-CAPM.

1.1.3.1 Quan hệ giữa lợi nhuận cá biệt và lợi nhuận thị trường – Đườngđặc thù chứng khoán (the security characteristc line)

Đường đặc thù chứng khoán là đường thẳng mô tả mối quan hệ giữa lợi nhuậncủa một chứng khoán cá biệt với lợi nhuận của danh mục đầu tư thị trường Danh mụcđầu tư thị trường được lựa chọn theo từng loại thị trường, là danh mục bao gồm tất cảTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

các tài sản rủi ro trên thị trường Nó không chỉ bao gồm cổ phiếu mà còn bao gồm cáctài sản rủi ro khác như trái phiếu, quyền chọn, bất động sản Vì vậy, danh mục thịtrường là danh mục đa dạng hóa hoàn toàn, có nghĩa là tất cả rủi ro riêng của mỗi tàisản trong danh mục đều được đa dạng hóa.

Để cụ thể chúng ta lấy ví dụ minh hoạ đường đặc thù chứng khoán giữa cổphiếu của Remico, Ltd so với danh mục thị trường TSE 300 Giả sử lợi nhuận của cổphiếu Remico và danh mục thị trường TSE 300 ứng với bốn tình huống khác nhau tùytheo hai tình trạng nền kinh tế như sau

Trong ví dụ này ứng với hai tình huống của nền kinh tế tăng trưởng và suy thoáilợi nhuận thị trường lần lượt là 15 và 5% nhưng lợi nhuận của Remico có thể xảy rabốn trường hợp 25, 15, – 5 và – 15% Giả sử xác suất xảy ra tình trạng nền kinh tếtăng trưởng và suy thoái bằng nhau, chúng ta có:

Hệ số β được định nghĩa là hệ số đo lường mức độ biến động lợi nhuận cổphiếu cá biệt so với mức độ biến động lợi nhuận danh mục cổ phiếu thị trường Trong

ví dụ chúng ta đang xem xét hệ số β bằng tỷ số giữa mức độ biến động lợi nhuận cổphiếu Remico, ứng với tình trạng kinh tế tăng trưởng và tình trạng kinh tế suy thoái, vàmức biến động lợi nhuận thị trường, ứng với 2 tình trạng kinh tế trên:

Tình huống Nền kinh tế Lợi nhuận thị trường Lợi nhuận của Remico

Trang 18

1.1.3.2 Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận – đường thị trường chứng khoán (SML)

Đường thị trường chứng khoán thể hiện kết quả của mô hình CAPM đối với cácmức rủi ro β khác nhau Theo đó, lợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán có quan hệđồng biến với rủi ro của chứng khoán đó, nghĩa là nhà đầu tư kỳ vọng chứng khoán rủi

ro cao có lợi nhuận cao và ngược lại Hay nói khác đi, nhà đầu tư giữ chứng khoán córủi ro cao chỉ khi nào lợi nhuận kỳ vọng đủ lớn để bù đắp rủi ro Phần trước đã đề cậpTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

đến β là một hệ số dùng để đo lường rủi ro của một chứng khoán Do đó, lợi nhuận kỳvọng của một chứng khoán có quan hệ đồng biến với hệ số β của nó.Giả sử rằng thịtrường tài chính hiệu quả và nhà đầu tư đa dạng hoá danh mục đầu tư sao cho rủi rokhông toàn hệ thống không đáng kể Như vậy, chỉ còn rủi ro toàn hệ thống ảnh hưởngđến lợi nhuận của cổ phiếu Cổ phiếu có beta càng lớn thì rủi ro càng cao, do đó, đòihỏi lợi nhuận cao để bù đắp rủi ro Theo mô hình CAPM mối quan hệ giữa lợi nhuận

và rủi ro được diễn tả bởi công thức:

Ri= Rf+ βx(Rm-Rf)Trong đó:

 Rilà lợi nhuận kỳ vọng của tài sản i;

 Rflà lợi nhuận phi rủi ro;

 Rmlà lợi nhuận kỳ vọng của danh mục thị trường;

 β là hệ số đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu ;

 Rm-Rflà phần bù rủi ro thị trường ;

 βx(Rm-Rf) là phần bù rủi ro của tài sản i

Theo phương trình trên lợi nhuận kỳ vọng của tài sản i Ri luôn đồng biến vớimức độ rủi ro βi Đại lượng (Rm– Rf ) được gọi là mức bù trừ rủi ro thị trường bởi vì

nó biểu diễn mức độ bù trừ mà nhà đầu tư được nhận vì đã chấp nhận rủi ro khi nắmgiữ tài sản rủi ro

Khi phương trình này được biểu diễn bằng đồ thị trên hệ trục tọa độ (β, Ri),

đường biểu diễn được gọi là đường thị trường chứng khoán (SML) Đường thẳng phản

ánh những giá trị kỳ vọng lợi nhuận được yêu cầu trên thị trường tương ứng với mức

độ rủi ro hệ thống Trên đồ thị, trục hoành là mức độ rủi ro được đo bằng β , trục tung

là mức lợi nhuận kỳ vọng của tài sản rủi ro i Sự lựa chọn giữa rủi ro và lãi suất đượcxác định dễ dàng bằng đường SML

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

Hình 2: Đường thị trường chứng khoán (SML)

Độ dốc của đường SML thể hiện mức độ e ngại rủi ro trong nền kinh tế: mức độ

e ngại rủi ro trung bình của nhà đầu tư càng lớn, đường SML càng có độ dốc lớn, mức

bù rủi ro đối với bất kỳ chứng khoán nào càng lớn và lợi nhuận kỳ vọng đối với cácchứng khoán càng cao

Đối với danh mục đầu tư mô hình CAPM như vừa thảo luận vẫn được áp dụngtương tự Trong đó, beta của danh mục đầu tư được tính toán theo công thức sau đây:

Trong đó:

xilà tỷ trọng của cổ phiếu i;

βilà beta của cổ phiếu i

1.1.3.3 Hệ số rủi ro beta và ý nghĩa của nó

Hệ số beta từ mô hình CAPM là một tham số phản ánh mối quan hệ giữa độbiến động của lợi nhuận hay độ nhạy cảm của một tài sản bất kỳ với sự biến động củathị trường Trên thế giới, đặc biệt là các thị trường tài chính hiệu quả, có những tham

số mà hầu hết các nhà kinh doanh chứng khoán luôn luôn phải xem xét trước khi quyếtđịnh đặt tài sản của mình vào một loại chứng khoán đó Theo đó:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

Mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng của tài sản i bất kỳ và hệ số rủi ro β của nó

là quan hệ tuyến tính, quan hệ này được diễn tả bởi đường thẳng SML có hệ số góc là(Rm-Rf)

Trong một số trường hợp đặc biệt:

Nếu β = 0, lợi nhuận kỳ vọng của tài sản có β = 0 chính là lợi nhuận phi rủi ro Rf

Nếu β = 1, lợi nhuận kỳ vọng của tài sản có β = 1 chính là lợi nhuận của danh mục thịtrường Rm

1.1.4 Lý thuyết thị trường vốn và mô hình định giá tài sản vốn.

1.1.4.1 Đường thị trường vốn (Capital market line – CML)

Lý thuyết thị trường vốn xem xét danh mục đầu tư bao gồm tài sản phi rủi ro vàdanh mục đầu tư hiệu quả M, theo định nghĩa của Markowitz Tập hợp những sự kếthợp của danh mục này nằm trên đường thẳng kẻ từ trục tung ở điểm có lợi nhuận phirủi ro đến điểm tiếp xúc với đường giới hạn danh mục đầu tư hiệu quả, như mô tả trênhình sau:

Hình 3: Đường thị trường vốn (CML)

Đồ thị cho thấy rằng một điểm nằm trên đường thị trường vốn sẽ có một điểmtương ứng nằm trên đường cong biểu diễn danh mục đầu tư hiệu quả Hai điểm này cóTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

cùng mức độ rủi ro nhưng điểm nằm trên đường thị trường vốn có lợi nhuận kỳ vọngcao hơn nên nhà đầu tư ngại rủi ro sẽ chọn điểm nằm trên đường thị trường vốn thay vìchọn điểm nằm trên đường danh mục đầu tư hiệu quả.

Đường thị trường vốn được biểu diễn bằng công thức:

Rp = Rf+ (Rm– Rf) *

Trong đó:

 Rplà lợi nhuận của danh mục đầu tư;

 Rmlà lợi nhuận danh mục thị trường;

 Rflà lợi nhuận phi rủi ro ;

 σplà độ lệch chuẩn danh mục đầu tư ;

 σmlà độ lệch chuẩn danh mục thị trường

1.1.4.2 Quan hệ giữa lý thuyết thị trường vốn và mô hình định giá tài

sản vốn

Công thức biểu diễn đường thị trường vốn CML, đường biểu diễn quan hệ giữalợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư với độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư Nếuthay danh mục đầu tư bằng một chứng khoán cá biệt i thì công thức đó có thể viếtthành :

Rp = Rf+ (Rm– Rf) *

Đặtβ được phương trình :

Ri= Rf+ β*(Rm-Rf)

Phương trình này chính là phương trình biểu diễn đường TTCK SML hay chính

là nội dung mô hình CAPM Như vậy, có thể thấy rằng, mô hình CAPM chỉ là mộttrường hợp đặc biệt của lý thuyết thị trường vốn khi chúng ta thay thế danh mục đầu tưbằng một chứng khoán i cụ thể nào đó

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

1.2 Những bất thường khi áp dụng mô hình CAPM.

Một số học giả khi áp dụng mô hình CAPM đã phát hiện ra một số điểm bất

thường khiên CAPM không còn đúng như trường hợp bình thường Những điểm bấtthường bao gồm:

 Ảnh hưởng của quy mô công ty – Người ta phát hiện rằng cổ phiếu của

công ty có gái trị thị trường nhỏ (market capitalizatinon = price per share x

number of share) đem lại lợi nhuận cao hơn cổ phiếu của công ty có giá trị thịtrường lớn, nếu những yếu tố khác như nhau

 Ảnh hưởng của tỷ số PE và MB – Người ta cũng thấy rằng cổ phiếu của

những công ty có tỷ số PE (price/earning ratio) và tỷ số MB (market – to –

book value ratio) thấp đem lại lợi nhuận cao hơn cổ phiếu của những công ty

Xt= Rm-Rf : phần bù rủi ro thị trường là biến độc lập

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

Trong mô hình trên ta cần tính toán các biến số bao gồm Xt và Ytvới Ri là tỷsuất sinh lời của cổ phiếu i; Rf là lãi suất phi rủi ro; Rmlà lợi nhuận kỳ vọng của danhmục thị trường

Thứ nhất, về tỷ suất sinh lời của cổ phiếu Tỷ suất sinh lời của cổ phiếu đượctính toán theo tháng dựa vào giá đóng cửa các ngày cuối tháng Đề tài lựa chọn tỷ suấtsinh lời theo tháng bởi TTCK Việt Nam mới hình thành và phát triển trong thời gianchưa được xem là dài nên tính tỷ suất sinh lời theo năm sẽ không đảm bảo độ dài của

bộ số liệu, nếu lấy lãi suất sinh lợi theo ngày sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố phi giaodịch như giới hạn biên độ dao động giá Công thức tính toán tỷ suất sinh lợi theo thángcủa từng cổ phiếu như sau:

R

Trong đó:

Rilà tỷ suất sinh lợi theo tháng của cổ phiếu i

Pt+1 là giá cổ phiếu i vào ngày cuối tháng t+1

Ptlà giá cổ phiếu i vào ngày cuối tháng t

Thứ hai, về tỷ suất sinh lời của danh mục thị trường Thông thường, tỷ suất sinhlời của danh mục thị trường sẽ là chỉ số giá thị trường tại đó cổ phiếu đang niêm yết.Chẳng hạn, ở Anh là FTSE, ở Nhật là Nikkei, ở Mỹ là S&P500 Tương tự, các chứngkhoán lựa chọn niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM nên lựa chọn chỉ sốVN-Index làm đại diện tính toán tỷ suất sinh lời của danh mục thị trường Cũng như tỷsuất sinh lời của cổ phiếu, tỷ suất sinh lời của danh mục thị trường được tính theo côngthức sau:

R VNIndexVNIndexVNIndex

Trong đó:

VNIndext+1, VNIndextlà số liệu VNIndex ngày cuối cùng của tháng t+1 và t

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

Trong khi hồi quy hệ số rủi ro β theo thị trường lịch sử cũng có phương pháp tính toán

tỷ suất sinh lợi của phiếu và của danh mục thị trường như sau:

R P PP Cổ tức

R VNIndex VNIndex Cổ tức

VNIndexTuy nhiên, khi xem xét tỷ suất lợi nhuận theo tháng, các số liệu về cổ tức củacác công ty rất khó thu thập, cũng có trường hợp công ty đã công bố chi trả cổ tứcnhưng chưa tiến hành chi trả trong tháng xem xét; đồng thời tham khảo mô hình tínhtoán của các công ty dịch vụ nổi tiếng chuyên ước lượng hệ số β như Merrill Lynch,Barra, Value Line, Standard and Poor’s, Morning Star và Bloomberg khi ước tính βbằng mô hình theo phương pháp bình phương bé nhất không tính tới cổ tức nên quyếtđịnh lựa chọn công thức đầu tiên để tính toán tỷ suất lợi nhuận của 20 cổ phiếu xemxét cũng như lợi nhuận của danh mục thị trường

Thứ ba, về lãi suất phi rủi ro Đây là suất sinh lợi mà nhà đầu tư chắc chắn sẽnhận được trong giai đoạn đầu tư nhất định của mình Một thước đo suất sinh lợi phirủi ro phải thỏa mãn 2 điều kiện Đầu tiên, nó phải xuất phát từ một tài sản không córủi ro vỡ nợ Vì có quyền đánh thuế và khả năng phát hành tiền để trả nợ nên Chínhphủ có thể phát hành những trái phiếu không có rủi ro vỡ nợ Do vậy, suất sinh lợi phirủi ro thường là suất sinh lợi của một chứng khoán chính phủ Tuy nhiên, trong các thịtrường tài chính mà chứng khoán chính phủ không được giao dịch nhiều thì số liệu vềsuất sinh lợi sẽ không có độ tin cậy cao, trong trường hợp này có thể lựa chọn các công

cụ nợ do các tổ chức tài chính được chính phủ bảo lãnh, như lãi suất tiền gửi của cácNHTM quốc doanh hay lãi suất liên ngân hàng làm lãi suất phi rủi ro Thứ hai, kỳ hạncủa thước đo suất sinh lợi phi rủi ro phải trùng với kỳ hạn của NĐT để rủi ro tái đầu tưkhông phát sinh Thông thường, lợi suất của tín phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng đượcxem là thước đo hợp lý về suất sinh lợi phi rủi ro do tín phiếu kho bạc ngắn hạn vừa antoàn về mặt hoàn trả vốn gốc và lãi, vừa ít chịu sự biến động giá khi lãi suất thị trườngthay đổi Tuy nhiên nếu kỳ hạn đầu tư không phải 3 tháng thì đây chưa hẳn là suất sinhTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

lợi phi rủi ro Do đó, cần lựa chọn suất sinh lợi phi rủi ro sao cho sát với thời gian đầu

tư hay phân tích nhất Từ những cơ sở trên, lãi suất phi rủi ro được lựa chọn là đượctính bằng lãi suất Tín phiếu Kho bạc được thống kê hàng tháng với nguồn dữ liệu thuthập từ IMF Một số tháng không được thống kê từ nguồn số liệu này, tiến hành lấy lãisuất phi rủi ro được tính toán từ dữ liệu lãi suất đấu thầu của trái phiếu chính phủ trênsàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) để thay thế

1.4 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây.

Từ khi ra đời cho đến nay, mô hình CAPM là một mô hình nổi bật và là cơ sở của

lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại Ngày càng có nhiều nghiên cứu thực nghiệm

chứng minh sự phù hợp của CAPM trên nhiều thị trường Bao gồm các nước phát triển

và đang phát triển Dưới đây là một số nghiên cứu cụ thể:

Tại Mỹ, trong bài nghiên cứu “Kiểm định mô hình CAPM và mô hình ba nhân t ốFama French” năm 2004, tác giả Nima Billou Bài nghiên cứu này sử dụng 25 danh

mục chứng khoán được phân chia theo quy mô và giá trị Dữ liệu nghiên cứu được lấy

từ website của Ken French, tập hợp tất cả cổ phiếu từ 3 sàn chứng khoán lớn ở Mỹ làNYSE, AMEX và NASDAQ.Với khoảng thời gian nghiên cứu từ 7/1963 đến

12/2003, αCAPM= 0.3, αFAMA FRENCH= 0.13, ngoài ra với độ tin cậy 95% thì R2của môhình CAPM là 72% còn R2của mô hình 3 nhân tố Fama French là 89% Sau khi NimaBillou mở rộng mẫu nghiên cứu ra từ 7/1926 đến 12/2003 thì αCAPM = 0.23, αFAMA

FRENCH= 0.19, R2của CAPM là 77% và R2của Fama French là 88% Kết quả cho thấyhai nhân tố quy mô và giá trị rất có ảnh hưởng trên thị trư ờng chứng khoán Mỹ, do đó

mô hình Fama French vẫn tỏ ra hiệu quả hơn mô hình CAPM trong việc giải thích tỷsuất sinh l ợi của chứng khoán

Trong bài nghiên cứu “Testing the Capital Asset Pricing Model (CAPM) onthe Uganda Stock Exchange”, tác giả David Wakyiku- Viện khoa học Toán họcChâu Phi, Nam Phi đã nghiên cứu kiểm tra hiệu quả của mô hình CAPM khi ápdụng trên thị trường chứng khoán Uganda, sử dụng tỷ suất sinh lời theo tháng của cổphiếu từ 10 trên 11 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Uganda (USE),trong thời gian từ ngày 1/3 /2007 tới 10/11/2009 Mục đích của bài báo này là nhằm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

kiểm tra hiệu quả của mô hình CAPM trên USE Các kiểm tra này được thực hiện

trong thời gian 33 tháng sử dụng tỷ suất lợi nhuận tháng USE đã hoạt động được

khoảng 10 năm, chỉ số của thị trường là All Share Index tăng đều đặn từ 200 điểm năm

2003 lên 800 điểm vào đầu năm 2007 và đạt đỉnh với 1162,49 điểm vào 10/6/2008,

trước khi trượt dốc xuống 700 điểm do phản ứng dây chuyền của khủng hoảng tín

dụng Khoảng thời gian từ tháng 3/2007 tới tháng 11/2009 là khoảng thời gian nghiêncứu được tiến hành, đặc trưng bởi sự không ổn định cao của tỷ suất sinh lời

Ở Ấn Độ, Mô hình CAPM và Fama French được hai tác giả Gregory Connor andSanjay Sehgal nghiên cứu với tựa đề “Kiểm định mô hình hình Fama và French ở Ấn

Độ Bài nghiên cứu này lấy dữ liệu từ tỷ suất sinh lợi cuối tháng của 364 cổ phiếu từtháng 6/1989 đến tháng 3/1999 Kết quả hồi quy cho thấy R2của mô hình CAPM là

75% Nghiên cứu này cho thấy, việc chạy mô hình hồi qui tuyến tính của mô hình này

có thể giải thích và dự đoán được tỷ suất sinh l ợi của các chứng khoán và danh mụccủa chứng khoán tại thị trường chứng khoán ở Ấn Độ Với mức ý nghĩa này nhà đầu

tư có thể cân nhắc và vận dụng hai mô hình này để việc kinh doanh chứng khoán mộtcách hi ệu quả hơn

Năm 2010, Thạc sỹ quản trị kinh doanh Chun-Wei Huang với tựa đề “Áp dụng

mô hình ba nhân tố CAPM và Fama French vào thị trư ờng chứng khoán Đài Loan”.Chun-Wei Huang cho thấy rằng, mô hình CAPM có thể áp dụng vào thị trường chứngkhoán Đài Loan vì nhân tố rủi ro thị trường có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tỷ suất sinh

l ợi chứng khoán Bài nghiên cứu được sử dụng 90 chứng khoán Kết quả mô hìnhhồi qui như sau, R2của mô hình CAPM là 55.8% (độ tin cậy 99%), mô hình Fama

French là 69.9% (độ tin cậy 95%)

Năm 2012, Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Tiến với tên đề tài “ Vận dụng môhình CAPM trong đo lường rủi ro hệ thống cổ phiếu ngành xây dựng trên HOSE” Đềtài đã tiến hành lấy số liệu trên 13 công ty ngành xây dựng trên HOSE từ ngày

20/12/2010 đến ngày 6/03/2012 với danh mục thị trường được sử dụng trong đề tài làchỉ số VNIndex Kết quả kiểm định cho ra hệ số β>= 1

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

Như vậy, qua nghiên cứu ứng dụng mô hình CAPM tại các nư ớc phát triển và tạicác nước thị trường mới nổi ta thấy để mô hình CAPM muốn ứng dụng thành công ởViệt Nam thì cần phải có mẫu thời gian nghiên cứu đủ dài và số lượng chứng khoánđược niêm yết trên sàn trong mẫu tương đối lớn Tại Việt Nam, từ khi thị trường

chứng khoán ra đời đến nay đã phát triển được gần 15 năm và thu hút được sự quantâm của nhiều nhà đầu tư, số lượng các công ty niêm yết ngày càng cũng góp phầ n

củng cố khả năng áp dụng mô hình trên

CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

2.1.Thị trường chứng khoán Việt Nam.

2.1.1 Thị trường chứng khoán.

TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính, là nơi diễn ra quá trình pháthành, mua bán chứng khoán, cung ứng các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động của nềnkinh tế Có thể nói, TTCK là thị trường mang tính tự do nhất trong các loại thịtrường, ở đó không có sự độc đoán can thiệp của Chính phủ, giá cả do cung cầuquyết định

2.1.1.1 Rủi ro khi tham gia vào thị trường chứng khoán.

Cũng như các hoạt động kinh tế khác, tham gia vào TTCK cũng chứa đựngnhiều rủi ro, đặc biệt đối với một TTCK mới nổi như Việt Nam Những tóm lược về sựhình thành và phát triển của TTCK đã cho thấy những xu hướng phát triển đầy biếnđộng và sự lên xuống thất thường của thị trường lại càng đòi hỏi những nhận thứcđúng đắn về rủi ro

2.1.1.1.1 Khái niệm rủi ro

Có rất nhiều khái niệm về rủi ro nhưng trong đầu tư và kinh doanh, rủi ro đượcđịnh nghĩa là sự không chắc chắn của lợi nhuận, nó chính là sai biệt hay chênh lệchgiữa lợi nhuận thực tế đạt được so với lợi nhuận dự kiến

Xét về mặt định tính, rủi ro được chia làm 2 loại:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Thứ nhất là rủi ro hệ thống hay còn gọi là rủi ro thị trường được đo lường bằng

hệ số beta (β) Đây là rủi ro biến động lợi nhuận của chứng khoán hay của danh mụcđầu tư do sự thay đổi lợi nhuận trên thị trường nói chung, gây ra bởi các yếu tố nằmngoài công ty và công ty không thể kiểm soát được như tình hình nền kinh tế, cải tổchính sách thuế, thay đổi tình hình năng lượng thế giới, chiến tranh, các sự kiện kinh

tế chính trị Nó chính là phần rủi ro chung cho tất cả các loại chứng khoán và do đókhông thể phân tán thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư

Thứ hai là rủi ro phi hệ thống – rủi ro xảy ra đối với một công ty hay một ngànhkinh doanh nào đó, nó độc lập với các yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị haynhững yếu tố mang tính chất hệ thống có ảnh hưởng đến toàn bộ các chứng khoán cótrên thị trường Rủi ro phi hệ thống chỉ ảnh hưởng đến một công ty hay một ngành nào

đó, do đó có thể giảm thiểu bằng chiến lược đầu tư đa dạng hoá, tức là đầu tư vàonhiều tài sản hay nhiều cơ hội đầu tư khác nhau

2.1.1.1.2 Một số rủi ro khác khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam

 Rủi ro thị trường là sự biến động giá chứng khoán do tâm lý của các nhà đầu tư.Giá chứng khoán có thể giao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn mặc dù thunhập của doanh nghiệp vẫn không thay đổi Rủi ro thị trường xuất hiện khi có nhữngphản ứng của các nhà đầu tư trước các sự kiện co thể là hữu hình hoặc vô hình như các

sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội

 Rủi ro lãi suất là sự biến động giá chứng khoán do sự thay đổi của lãi suất gây

ra Khi đầu tư vào các chứng khoán có thu nhập cố định, nếu lãi suất thị trường tănglên, cơ hội đầu tư vào các tài sản có mức lợi tức cao hơn sẽ mất đi Mặt khác, thời hạncủa các tài sản đầu tư càng lớn, ảnh hưởng của lãi suất tới giá thị trường của nó sẽcàng lớn, mức độ tổn thất giá trị của chủ đầu tư sẽ càng cao

 Rủi ro sức mua là sự thay đổi giá trị thực của chứng khoán do sự thay đổi sứcmua của đồng tiền Nếu lạm phát vượt qua tỷ lệ lạm phát dự tính, giá trị thực của đồngtiền sẽ bị giảm và làm cho giá trị thực của khoản đầu tư bị giảm giá trị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

 Rủi ro tỷ giá là khả năng biến động giá chứng khoán khi tỷ giá thay đổi Khi tỷgiá thay đổi sẽ làm cho giá trị của chứng khoán mua bằng ngoại tệ thay đổi.

 Rủi ro thanh khoản là sự bất ổn của giá chứng khoán khi điều kiện giao dịchthay đổi Các loại chứng khoán khác nhau sẽ có độ thanh khoản khác nhau Sự thayđổi của tính thanh khoản chứng khoán có thể do tác động của những thay đổi trong cấutrúc cổ đông; thay đổi về tâm lý nhà đầu tư; thay đổi về phương thức giao dịch; thayđổi chính sách

2.2 Khái quát biến động của chỉ số VNIndex trong những năm qua.

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời từ những năm 2000, qua gần 14 nămhoạt động đã không ngừng hoàn thiện và phát triễn Từ lúc ra đời cho đến nay, TTCK

đã trải qua nhiều biến động, có lúc lao dốc cũng có lúc thăng hoa Trong phạm vinghiên cứu của khóa luận này, với 20 mã cổ phiếu được chọn từ HOSE vì vậy ta cầnnghiên cứu biến động chỉ số VN-Index

2.2.1 Giai đoạn từ năm 2000 - 2005:

Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động chỉ số VN-Index giai đoạn 2000-2005

Trang 31

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, chỉ số VN-Index có thể chia thành 3 giai đoạn

chính:

Giai đoạn đầu: Đây là giai đoạn mới ra đời của TTCK Việt Nam Ngày 28/7/2000

là phiên giao dich đầu tiên trên HOSE với 2 cổ phiếu REE và SAM Trong giai đoạnnày, VN-Index đã tăng “phi mã” từ 100 điểm lên 571 điểm – gấp 5,7 lần trong vòng 6tháng

Giai đoạn thứ 2: Bắt đầu từ năm 2001 đến giữa năm 2004, chỉ số VN-Index gần

như “rơi tự do” từ 571 điểm xuống còn trên 130 điểm

Giai đoạn thứ 3: Từ nửa cuối năm 2004, chỉ số VN-index tăng dần lên trên 200

điểm và đến hết năm 2005 đã vượt qua mốc 300 điểm

Trang 32

dịch ngày 01/3/2006 Đến cuối tháng, vào phiên giao dịch ngày 31/3/2006, ngưỡng

500 điểm cũng bị phá vỡ Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4/2006 VN-Index đạt632,69 điểm - con số cao nhất kể từ khi TTCK Việt Nam được hình thành năm 2000.Cùng với sự lên điểm của VN-Index, khối lượng và giá trị giao dịch cũng tăng cao.Khối lượng cổ phiếu khớp lệnh bình quân phiên cho 5 tháng đầu năm 2006 là 1,7 triệu

cổ phiếu, giá trị đạt hơn 84 tỷ đồng, cao lần lượt gấp 3 và 5 lần so với mức bình quâncủa 4 tháng cuối năm 2005 Kết thúc năm với chỉ số VN-Idex đạt 751,77 điểm tăngmạnh so với mức 307,5 điểm của phiên giao dịch cuối cùng năm 2005 Nhìn chung, sovới đầu năm, chỉ số VN-Index đã có mức tăng trưởng tới 146% Đây là mức tăng màcác thị trường trên thế giới phải thừa nhận là quá ấn tượng

Trang 33

mạnh nhất vào đầu tháng 3/2007 với Vn-Index đạt mức đỉnh là 1.170,67 điểm sau 7

năm hoạt động Đây là giai đoạn thị trường đạt mức tăng trưởng với tốc độ lớn nhấtkhi đạt mức tăng 126% trong vòng 3 tháng giao dịch Năm 2007, được ghi nhận như lànăm thăng hoa nhất của lịch sử năm 8 hoạt động của TTCK

Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô xấu đi, lạm phát gia tăng, chính sách thắt chặt tiền tệcủa NHNN, sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp từ phía ngân hàng đối vớicác khoản đầu tư vào TTCK đã làm cho nguồn vốn đầu tư vào TTCK giảm mạnh Chỉ

số VN-Index giảm trên 65% trong năm 2008 Có cổ phiếu đã giảm giá đến 94%, nhiều

cổ phiếu giảm trên 80% giá trị Hầu hết các công ty chứng khoán gặp khó khăn do sựsụt giảm chung của thị trường Nhằm mục đích ngăn chặn đà suy giảm này, các cơquan điều hành bắt đầu đưa ra những chủ trương và biện pháp hỗ trợ Tuy nhiên, phầnlớn các biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn, và thị trường tiếp tục sụt

0 100

Trang 34

giảm, cơn bão giải chấp cổ phiếu không ngừng tác động tới tâm lý các nhà đầu tư Kếtthúc năm 2008 với chỉ số VN-Index liên tục giảm mạnh.

 Năm 2009

Biểu đồ2.5 :Tình hình biến động chỉ số VN-Index năm 2009.

(Nguồn: cophieu68.com)

Năm 2009, dưới sự ảnh hưởng sâu rộng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới

và chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ nhưng TTCK vẫn có những bước pháttriễn mạnh mẽ Với một chù kỳ tăng điểm kéo dài hơn 7 tháng, sau đó có sự giảm nhẹnhưng ngay lập tức tăng lên ngưỡng 600 điểm vào đàu tháng 11 Đây cũng được coi làmột năm tăng trưởng rất ấn tượng, chỉ số VN-Index đã phục hồi mạnh trên 50% Sốlượng công ty mới niêm yết tăng vọt, trong đó nhiều doanh nghiệp lớn được niêm yếttrên sàn Điều đặc biệt là giai đoạn thị trường hồi phục từ đáy 234,66 điểm chủ yếuđược dẫn dắt nhờ khối nhà đầu tư cá nhân So với các kênh đầu tư khác như vàng,USD, bất động sản, tiết kiệm, có thể nói kênh đầu tư chứng khoán rất hấp dẫn và đemlại lợi nhuận lớn nhất ở Việt Nam trong năm 2009 Đây là năm đầu tiên TTCK ViệtNam bắt đầu có sự liên hệ chặt chẽ với TTCK thế giới, là một tín hiệu tích cực vì nócho thấy TTCK và kinh tế Việt Nam bước đầu trở thành một bộ phận của nền kinh tếthế giới chứ không còn là một thị trường biệt lập nữa

0 100

Trang 35

sẽ buộc phải bán cổ phiếu ra thị trường để có đủ vốn đáp ứng những quy định mới Vàtâm lý vốn đã bất ổn của nhà đầu tư do việc giá cổ phiếu không tăng trưởng cuối cùng

đã hoàn toàn trở nên bi quan Lúc này, pha loãng trở thành một từ phổ biến và thịtrường đã trừng phạt những công ty tăng vốn mà không có kế hoạch sử dụng hợp lý.Vào cuối năm, chỉ số VN-Index đã phục hồi đáng kể Và thị trường đang nhìn về năm

2011 với một tâm lý lạc quan nhưng thận trọng

2.3 Giai đoạn 2001- quý 1 2014.

Trang 36

Năm 2011 chứng kiến niềm tin của giới đầu tư vào thị trường sụt giảm mạnh

mẽ, khi liên tiếp các thông tin vỡ nợ từ những vụ tín dụng đen có liên quan đến lĩnhvực bất động sản và chứng khoán lần lượt được đưa ra ánh sáng Hầu hết các nhómngành đều giảm trong năm 2011

Hơn thế, lạm phát tăng cao khiến lãi suất vay vốn trong năm có lúc lên tới 25%, cùng với việc NHNN chỉ thị yêu cầu các TCTD phải cơ cấu lại tín dụng cànglàm cho dòng tiền chảy vào thị trường ngày càng eo hẹp, thanh khoản luôn ở mưcthấp

Trang 37

 Sự ra đời của chỉ số VN30-Index

 Động thái cắt giảm lãi suất nhanh và mạnh từ 14%/năm xuống 9%/năm

 Kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều

Các thông tin này khiến VN-Index đã tăng gần 40% trong vòng 5 tháng so vớicuối năm 2011 và trở thành một trong những TTCK tăng ấn tượng nhất trên thế giới.Tuy nhiên thành quả này đã bị đánh mất hoàn toàn sau ngày 9/5/2012 Thị trường gầnnhư chững lại, trở về với giai đoạn điều chỉnh tích lũy và giảm điểm cùng với những

“cú sốc” liên quan đến ngành ngân hàng, đặc biệt là ACB, STB, khi ông Nguyễn ĐứcKiên, ông Trần Xuân Giá (ACB) bị bắt, ông Đặng Văn Thành (STB) từ chức Đếncuối năm, thị trường ghi nhận sự phục hồi khá trở lại khi nền kinh tế đã ổn định hơn và

có dấu hiệu được cải thiện cùng với sự kỳ vọng về một số chính sách hỗ trợ mạnh, đặc

Trang 38

biệt là đề án xử lý nợ xấu của Chính phủ đã giúp thị trường tăng mạnh trong thángcuối năm.

Trang 39

Tình hình TTCK Việt Nam có dấu hiệu khả quan năm 2013 do một số nguyênnhân cơ bản sau:

Một là, chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI) đã có xu hướng ổn định, đến tháng 11 tăng

5,5% so với cuối năm 2012; chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng 5,6% so với cùng kỳnăm ngoái; nhập siêu được kiểm soát ở mức thấp 96 triệu USD trong 11 tháng đầu

năm

Hai là, mặt bằng lãi suất có chiều hướng giảm dần; tăng trưởng tín dụng có cải

thiện;

Ba là, thị trường ngoại hối trong xu thế ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng.

Bốn là, dòng vốn FDI đạt khoảng 20,8 tỷ USD, tăng 54,2% so với cùng kỳ năm

ngoái; quy mô dòng vốn đầu tư gián tiếp tăng

Năm là, các giải pháp đối với thị trường như giảm thuế với chuyển nhượng

chứng khoán, kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giao

dịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50;

Sáu là,công tác tái cấu trúc TTCK được đẩy mạnh, đặc biệt là vấn đề sắp xếp lại

các tổ chức kinh doanh chứng khoán và việc ban hành các quy định mới về quỹ mở,

triển khai giao dịch ETF đã tạo điều kiện thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhất làcác tổ chức đầu tư nước ngoài

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn thách thức như tốc độ tăng

trưởng còn thấp trong khi động lực tăng trưởng mới còn hạn chế; nợ xấu còn cao; hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, sức mua yếu; các giải pháp

xử lý nợ đang ở giai đoạn đầu Điều này gây khó khăn tới hoạt động của TTCK ViệtNam trong năm 2013

 Qúy 1 năm 2014Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

Biểu đồ 2.10: Tình hình biến động chỉ số VN-Index quý 1 năm 2014.

(Nguồn: cophieu68.com)

Năm 2014, TTCK đã khởi động với khí thế phấn chấn và lạc quan hứa hẹn mộtnăm “ Mã đáo thành công” Quan sát biến động chỉ số VN-Index ở biểu đồ trên, tathấy TTCK đang có những chuỗi ngày dài tăng điểm ấn tượng, chỉ trong hai tháng đầunăm, chỉ số VN Index trên HOSE đã lần lượt phá vỡ các ngưỡng kháng cự mạnh đểbứt phá ngoạn mục với mức tăng điểm ấn tượng tới 81,97 điểm (16,25%), từ mức504,51 điểm tại phiên 31/12/2013 lên 586,48 điểm tại phiên 28/2/2014 Thậm chí cóthời điểm chỉ số VN Index đã tiệm cận mốc 600 điểm - con số được nhiều nhà phântích dự đoán sẽ là đỉnh của cả năm 2014 Bên cạnh đó, thanh khoản thị trường cũngthu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư Đặc biệt, ngày 20/2 thị trường đã trải quamột phiên đỏ lửa và hứng chịu áp lực bán khổng lồ khiến quy mô dòng tiền đạt mứccao nhất kể từ tháng 5/2010 với GTGD đạt gần 5.500 tỷ đồng và chính thức xác lập kỷlục mới về KLGD kể từ khi thị trường đi vào hoạt động trở lại

Có được những tín hiệu khả quan như vậy là kết quả từ việc cải thiện môi tườngđầu tư , gia tăng xuất khẩu và đón nhận dòng vốn từ nước ngoài gắn với xu hướng hồiphục kinh tế thế giới Hơn thế là cộng hưởng hiệu ứng tích cực của một loạt chính sách

vĩ mô mà Việt Nam đã triển khai và sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2014, nhất là từ chínhsách giảm thuế Bên cạnh đó, thông điệp của người đứng đầu ngành Ngân hàng về việclãi suất ngân hàng giảm mạnh, tỷ giá ổn định, nợ xấu ngân hàng đang từng bước đượctháo gỡ, thị trường bất động sản đang có nhiều dấu hiệu ấm dần lên Dự trữ ngoại hốităng và những nổ lực kiềm chế lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong thời gianqua luôn duy trì được đà tăng thấp Cụ thể, CPI tháng 1 và 2 lần lượt tăng 0,69% và

Ngày đăng: 19/10/2016, 15:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w