Trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, sản xuất trong nền công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng mang tính nền tảng. Công nghiệp nặng là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, không dễ dàng tái phân bố như công nghiệp nhẹ vì nhiều tác động đến môi trường và chi phí đầu tư lớn. Công nghiệp nặng có thể được hiểu là ngành mà sản phẩm dùng để cung cấp cho các ngành công nghiệp khác, vì thế sản xuất thép mang tính đặc trưng cho ngành công nghiệp nặng.Ngày 461959, Hội đồng Chính Phủ ra quyết định thành lập Công trường khu Gang thép Thái Nguyên, từ đó đến nay ngành thép Việt Nam đã trải qua ba thời kỳ xây dựng và phát triển: Thời kỳ vừa sản xuất vừa chiến đấu (19641975); Thời kỳ khắc phục khó khăn sau chiến tranh – thể nghiệm hướng đi mới để duy trì sản xuất trong quá trình cả nước thống nhất cùng đi lên Chủ nghĩa xã hội (19761985); Thời kỳ đổi mới (1986 đến nay). Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên cho ra mẻ gang đầu tiên vào năm 1963. Trong 57 năm qua, ngành thép Việt Nam có quá trình phát triển nhanh chóng và đã trở thành một ngành sản xuất có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế đất nước, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.Sản xuất thép là ngành nghề nặng nhọc và độc hại vì cường độ lao động cao, môi trường lao động nhiều yếu tố tác động xấu tới sức khỏe người lao động, do đó công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) hơn bao giờ hết cần phải được quan tâm và thực hiện nghiêm ngặt. Ngày 2142014, Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị 10CTBTC về việc tăng cường thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ đối với doanh nghiệp sản xuất thép.Thực hiện chương trình cơ khí trọng điểm của chính phủ Việt Nam với chủ trương nâng cao tỷ trọng nội địa hóa các thiết bị cơ khí cho công trình công nghiệp nói chung, các nhà máy nhiệt điện đốt than và sản xuất xi măng nói riêng. Ngay từ năm 2000, công ty cổ phần Lilama 691 đã đầu tư xây dựng một nhà máy thiết bị cơ khí và kết cấu thép tại khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Nhà máy có diện tích 6,5 ha; công suất 10.000 tấn sản phẩm năm. Với doanh thu bình quân năm đạt 65 tỷ đồng.Các sản phẩm cơ khí do Lilama 691 chế tạo đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy, ngoài việc chế tạo, cung cấp thiết bị cơ khí cho các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, xi măng, lọc dầu…trong nước, Công ty cổ phần Lilama 691 còn chế tạo bộ sấy không khí, kết cấu thép của lò hơi các nhà máy nhiệt điện đốt than theo đơn đặt hàng của Sumitomo (Nhật Bản), TKZ (Nga) xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo, Ấn Độ.Trong đợt thực tập cuối khóa học, em đã được tiếp cận và tìm hiểu về công tác An toàn vệ sinh lao động tại Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh. Với đặc thù công việc, trong quá trình sản xuất luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra nếu không có biện pháp an toàn. Từ những cơ sở đó, em quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh”.Mục tiêu của đề tài:1.Đánh giá thực trạng công tác An toàn vệ sinh lao động, tình hình sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh.2.Đề xuất biện pháp giảm thiểu bệnh nghề nghiệp.Phương pháp nghiên cứuSử dụng phương pháp hồi cứu số liệu từ tài liệu lưu trữ của công ty.Quan sát mô tả tình hình thực tếĐối tượng nghiên cứu:Công tác an toàn vệ sinh lao động và thực trạng sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh.Nội dung nghiên cứu:Khảo sát tại hiện trường.Hồi cứu số liệu, tài liệu, hồ sơ khám sức khỏe.Xử lý số liệu hồ sơ sức khỏe.Đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp.Đề xuất biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
Trang 1TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN KHOA BẢO HỘ LAO ĐỘNG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ MÁY CHẾ TẠO THIẾT BỊ - KẾT CẤU THÉP BẮC NINH
Sinh viên thực hiện : Phạm Ngọc Dung
Giảng viên hướng dẫn : TS Phạm Hồng Lưu
Hà Nội - 2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong 3 tháng thực tập tại Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép BắcNinh, em đã có cơ hội tìm hiểu thực tế thực trạng công tác an toàn vệ sinhlao động và tình hình sức khỏe người lao động tại nhà máy Đây là cơ hội rấtlớn cho em hệ thống lại kiến thức chuyên ngành Bảo hộ lao động để làm đồ
án của mình
Trong đồ án có trình bày về thực trạng công tác An toàn vệ sinh lao động
và tình hình sức khỏe của người lao động tại Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấuthép Bắc Ninh Đồ án cũng đưa ra những nhận xét , đánh giá chung về sức khỏe,công tác An toàn vệ sinh lao động tại nhà máy và mạnh dạn đưa ra một số biệnpháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại, nâng cao hiệu quản công tác An toàn
vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc tại nhà máy
Để hoàn thành được đồ án, em đã được lãnh đạo nhà máy, ban An toàn, các
kỹ sư và các anh chị em công nhân tạo điều kiện, giúp đỡ vô cùng tận tình Emxin chân thành cám ơn tất cả những sự giúp đỡ, tạo điều kiện đó
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – TS Phạm Hồng Lưu đãhướng dẫn, giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành
đồ án của mình
Do thời gian hạn chế, chưa có kinh nghiệm thực tế, lần đầu viết đồ án nên
đồ án của em còn nhiều thiếu sót Em kính mong nhận được ý kiến góp ý, chỉdẫn và sửa chữa của các thầy cô để đồ án của em được hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày … tháng … năm…
Sinh viên
Phạm Ngọc Dung
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG 4
1.1 Khái niệm cơ bản 4
1.1.1 Bảo hộ lao động 4
1.1.2 Điều kiện lao động 4
1.1.3 Các yếu tố nguy hiểm và có hại 5
1.1.4 Tai nạn lao động[5] 6
1.1.5 Bệnh nghề nghiệp[11] 6
1.2 Các yếu tố môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động 8
1.2.1 Điều kiện vi khí hậu[11] 8
1.2.2 Tiếng ồn[8] 10
1.2.3 Ánh sáng[6] 12
1.2.4 Rung động[8] 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY THIẾT BỊ VÀ KẾT CẤU THÉP BẮC NINH 15
2.1 Khái quát chung về Nhà máy thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh 15
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh 15
2.1.2 Giới thiệu Nhà máy kết cấu thép Bắc Ninh 16
2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh 21
2.1.2.2 Đặc điểm nguồn lao động 23
2.1.2.3 Quy hoạch khu vực sản xuất và trang thiết bị công ty 25
2.1.2.4 Quy trình công nghệ, trang thiết bị và cơ sở vật chất 26
Trang 42.2 Thực trạng công tác An toàn vệ sinh lao động tại Nhà máy chế tạo thiết bị
và kết cấu thép Bắc Ninh 27
2.2.1 Tổ chức bộ máy làm công tác An toàn vệ sinh lao động 27
2.2.2 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Bảo hộ lao động 27
2.2.3 Bảng phân giao nhiệm vụ của lực lượng giám sát an toàn: 29
2.2.4 Công đoàn công ty với các công tác Bảo hộ lao động 34
2.2.4.1 Tổ chức Công đoàn công ty và mạng lưới an toàn vệ sinh viên 34
2.2.4.2 Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chức công đoàn 34
2.2.5.Huấn luyện công tác An toàn vệ sinh lao động tại Nhà máy chế tạo thiết bị - kết cấu thép Bắc Ninh 36
2.2.5.1 Đối tượng huấn luyện 36
2.2.5.2 Nội dung huấn luyện 36
2.2.6 Công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn cho người lao động về An toàn vệ sinh lao động 39
2.2.7 Việc thực hiện công tác An toàn vệ sinh lao động từ phía người sử dụng lao động 40
2.2.7.1 Thực hiện chính sách cho người lao động 40
2.2.7.2 Việc thực hiện công tác An toàn vệ sinh lao động từ phía người lao động 42
2.2.8.Triển khai công tác Bảo hộ lao động tại Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh 43
2.2.8.1 Công tác An toàn vệ sinh lao động tại Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh 43
2.2.8.2 Công tác phòng chống cháy nổ 47
2.2.8.3 Ecgonomic 49
2.2.9 Môi trường làm việc 50
2.2.10 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân 54
2.3.Một số quy trình lao động với các nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 57
2.4 Đánh giá công tình hình công tác bảo hộ lao động tại nhà máy 64
Trang 5CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG 66
3.1.Phân loại sức khỏe người lao động 66
3.2.Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 68
3.3 Giảm thính lực do tiếng ồn 75
3.4 Tóm tắt tình hình sức khỏe người lao động và yếu tố ảnh hưởng 76
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 77
4.1 Kết luận 77
4.2 Kiến nghị và giải pháp 78
4.2.1 Xây dựng chương trình nâng cao sức khỏe nơi làm việc 78
4.2.1.1 Các bước triển khai một chương trình nâng cao sức khỏe nơi làm việc tại doanh nghiệp 78
4.2.1.2 Chương trình nâng cao sức khỏe nơi làm việc 78
4.2.2.Các giải pháp nâng cao sức khỏe nơi làm việc 80
4.2.2.1.Bảo quản và vận chuyển nguyên vật liệu 80
4.2.2.2.Thiết kế vị trí làm việc 81
4.2.2.3.An toàn máy móc 82
4.2.2.4.Môi trường lao động 83
4.2.2.5.Công trình phúc lợi và tổ chức lao động 83
4.2.3 Các biện pháp về An toàn vệ sinh lao động 84
4.2.3.1 Thực hiện biện pháp giảm tiếng ồn, rung động 84
4.2.3.2 Thực hiện biện pháp chống bụi: 84
4.2.3.3 Khắc phục điều kiện vi khí hậu xấu: 85
4.2.3.4 Thực hiện biện pháp chống bụi 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG:
Bảng 2.1 Phân bố lao động theo độ tuổi 24
Bảng 2.2 Phân bố lao động theo tuổi nghề 24
Bảng 2.3 Danh mục một số thiết bị trong nhà máy 26
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của dòng điện đến cơ thể con người 44
Bảng 2.5 Khoảng cách chống cháy 48
Bảng 2.6: Thiết bị lấy mẫu và phân tích 50
Bảng 2.7: Chất thải rắn nguy hại 51
Bảng 2.8: Kết quả đo môi trường không khí trong khu vực sản xuất 52
Bảng 2.9: Kết quả đo môi trường không khí khu vực ngoài sản xuất 52
Bảng 2.10: Kết quả đo nước thải 53
Bảng 2.11 Danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân theo nghề, nhóm công việc 55
Bảng 2.12 Các bệnh trong nghề hàn, cắt, mài 60
Bảng 3.1 Phân loại sức khỏe của người lao động tại công ty (tháng 2 năm 2016) 67
Bảng 3.2 Cơ cấu bệnh tật của công nhân tháng 2 năm 2016 69
Bảng 3.3 Phân loại sức khỏe người lao động theo giới tính 70
Bảng 3.4 Phân loại bệnh mắt theo giới tính 71
Bảng 3.5 Phân loại bệnh nội khoa theo giới tính 72
Bảng 3.6 Phân loại chỉ số BMI theo giới tính 73
Bảng 3.7 Phân loại một số chỉ số khác theo giới tính 74
Bảng 4.1: Hồ sơ nơi làm việc 79
Trang 7SƠ ĐỒ:
Sơ đồ1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép
Bắc Ninh 21
Sơ đồ 2: Sơ đồ quản lý An toàn vệ sinh lao động tại Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh 33
Sơ đồ 3: Chương trình nâng cao sức khỏe người lao động 78
HÌNH: Hình 1: Chế tạo kết cấu thép thang máy (Shaft Elevator Structure) cho IHI17 Hình 2: Chế tạo ống cho JGC 17
Hình 3: Chế tạo Silo thép trắng cho dự án Viglacera Thái Bình 18
Hình 4: Chế tạo bồn cho INOAC
Hình 5: Lắp đặt bồn cho INOAC 20
Hình 6 Công nhân mài sản phẩm 57
Hình 7 Hàn Mig 58
Hình 8 Cắt sản phẩm 59
Hình 9 Cẩu tháp 61
Hình 10 Phun sơn bề mặt sản phẩm 62
Hình 11 Làm sạch bề mặt kim loại 63
Hình 12 Xưởng sửa chữa 64
Trang 8Ngày 4/6/1959, Hội đồng Chính Phủ ra quyết định thành lập Công trườngkhu Gang thép Thái Nguyên, từ đó đến nay ngành thép Việt Nam đã trải qua bathời kỳ xây dựng và phát triển: Thời kỳ vừa sản xuất vừa chiến đấu (1964-1975); Thời kỳ khắc phục khó khăn sau chiến tranh – thể nghiệm hướng đi mới
để duy trì sản xuất trong quá trình cả nước thống nhất cùng đi lên Chủ nghĩa xãhội (1976-1985); Thời kỳ đổi mới (1986 đến nay) Khu liên hợp gang thép TháiNguyên cho ra mẻ gang đầu tiên vào năm 1963 Trong 57 năm qua, ngành thépViệt Nam có quá trình phát triển nhanh chóng và đã trở thành một ngành sảnxuất có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế đất nước, giải quyết nhiều việc làmcho người lao động
Sản xuất thép là ngành nghề nặng nhọc và độc hại vì cường độ laođộng cao, môi trường lao động nhiều yếu tố tác động xấu tới sức khỏe ngườilao động, do đó công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) hơn bao giờhết cần phải được quan tâm và thực hiện nghiêm ngặt Ngày 21/4/2014, BộCông Thương ban hành Chỉ thị 10/CT-BTC về việc tăng cường thực hiệncông tác an toàn – vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ đối với doanhnghiệp sản xuất thép
Trang 9Thực hiện chương trình cơ khí trọng điểm của chính phủ Việt Nam vớichủ trương nâng cao tỷ trọng nội địa hóa các thiết bị cơ khí cho công trình côngnghiệp nói chung, các nhà máy nhiệt điện đốt than và sản xuất xi măng nóiriêng Ngay từ năm 2000, công ty cổ phần Lilama 69-1 đã đầu tư xây dựng mộtnhà máy thiết bị cơ khí và kết cấu thép tại khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh BắcNinh Nhà máy có diện tích 6,5 ha; công suất 10.000 tấn sản phẩm / năm Vớidoanh thu bình quân năm đạt 65 tỷ đồng.
Các sản phẩm cơ khí do Lilama 69-1 chế tạo đảm bảo chất lượng, đạttiêu chuẩn quốc tế Do vậy, ngoài việc chế tạo, cung cấp thiết bị cơ khí chocác nhà máy nhiệt điện, thủy điện, xi măng, lọc dầu…trong nước, Công ty
cổ phần Lilama 69-1 còn chế tạo bộ sấy không khí, kết cấu thép của lò hơicác nhà máy nhiệt điện đốt than theo đơn đặt hàng của Sumitomo (NhậtBản), TKZ (Nga) xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,Singapo, Ấn Độ
Trong đợt thực tập cuối khóa học, em đã được tiếp cận và tìm hiểu vềcông tác An toàn vệ sinh lao động tại Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thépBắc Ninh Với đặc thù công việc, trong quá trình sản xuất luôn tiềm ẩn nhiềuyếu tố nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, nguy cơ tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra nếu không có biện pháp an toàn Từnhững cơ sở đó, em quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng công tác antoàn - vệ sinh lao động và sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy chế tạo thiết bị vàkết cấu thép Bắc Ninh”
Mục tiêu của đề tài:
1 Đánh giá thực trạng công tác An toàn vệ sinh lao động, tình hình sứckhỏe nghề nghiệp tại Nhà máy thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh
2 Đề xuất biện pháp giảm thiểu bệnh nghề nghiệp
Trang 10Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp hồi cứu số liệu từ tài liệu lưu trữ của công ty
- Quan sát mô tả tình hình thực tế
Đối tượng nghiên cứu:
Công tác an toàn vệ sinh lao động và thực trạng sức khỏe nghề nghiệp tạiNhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh
Nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát tại hiện trường
- Hồi cứu số liệu, tài liệu, hồ sơ khám sức khỏe
- Xử lý số liệu hồ sơ sức khỏe
- Đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và bệnhnghề nghiệp
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp
Trang 11CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
1.1 Khái niệm cơ bản
1.1.1 Bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động [5] mà nội dung chủ yếu là công tác An toàn vệ sinhlao động được thực hiện đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính,kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngănngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, bảo vệ sứckhỏe cho người lao động
Bảo hộ lao động là một tất yếu khách quan để bảo vệ người lao động – lựclượng nòng cốt và quyết định tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Trên thế giới, tổ chức lao động quốc tế ILO (International LabourOrganization) là cơ quan điều hành các hoạt động, các chương trình mangtính quốc tế để bảo vệ môi trường lao động, môi trường sinh thái và bảo vệngười lao động
1.1.2 Điều kiện lao động
Điều kiện lao động [5] là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, kinh tế xã hội và
kỹ thuật được biểu hiện thông qua công cụ, phương tiện lao động, đối tượng laođộng, quy trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp bố trí chúng trongkhông gian và thời gian trong mối liên hệ tác động qua lại với người lao động tạichỗ làm việc
Công cụ và phương tiện lao động được hiểu là toàn bộ các phương tiện,thiết bị tại nơi làm việc nhằm tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành côngviệc của mình Đối tượng lao động rất đa dạng, phong phú, con người tác động
Trang 12vào chúng để hoàn thành hoạt động lao động sản xuất của mình, tạo nên của cảivật chất cho xã hội.
Tình trạng tâm lý và sức khỏe người lao động tại nơi làm việc là một yếu
tố chủ quan được coi là yếu tố gắn liền với điều kiện lao động, nếu không đượcquan tâm đúng mức cũng là nguyên nhân gây nhiều tai nạn
1.1.3 Các yếu tố nguy hiểm và có hại
Trong điều kiện lao động cụ thể, tùy theo dây chuyền công nghệ, thiết bịmáy móc và nguyên liệu sử dụng có thể phát sinh các yếu tố nguy hiểm và cóhại tác động trực tiếp đến người lao động, gây ra tai nạn lao động , gây suy giảmsức khỏe cho người lao động hoặc gây nên bệnh tật hiểm nghèo
Các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong sản xuất thường rất đadạng, có thể có một hoặc nhiều yếu tố có hại Tác động tổng hợp của nhiềuyếu tố nguy hiểm có hại cùng với gánh nặng lao động thường là nguy cơ dẫnđến tai nạn [5]
Các yếu tố nguy hiểm có hại thường được chia thành những nhómchính sau:
- Các yếu tố vật lý có hại: do tác động cơ học gây nguy hiểm cho người laođộng như các yếu tố vi khí hậu xấu, tiếng ồn, rung động, độ chiếu sáng
- Các yếu tố hóa học có hại như các loại hóa chất, dung môi hữu cơ, kimloại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, hơi khí độc…được sử dụng hoặc phátsinh trong quá trình sản xuất
- Các yếu tố sinh học có hại như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc,các loại ký sinh trùng trong môi trường lao động hoặc ở nguyên liệu.Các yếu tố xuất hiện do bố trí hợp lý chỗ làm việc không phù hợp về mặt tâm
lý, sinh lý của người lao động, do bất lợi về tư thế lao động
Trang 131.1.4 Tai nạn lao động[5]
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động và công tác dotác động đột ngột có thể làm chết người hoặc tổn thương hay hủy hoại chứcnăng sinh học nào đó của cơ thể Tai nạn lao động được chia làm ba loại: tai nạngây chết người, tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động nhẹ
Căc cứ vào mức độ, tính chất của vụ tai nạn, thời gian phải nghỉ việc đểđiều trị do tai nạn gây nên để đánh giá tình trạng tai nạn lao động
Có thể sử dụng hệ số tần suất tai nạn lao động để đánh giá tình hình tainạn lao động của đơn vị, địa phương, bộ, ngành hay quốc gia
Trong đó: K là hệ số tần suất tai nạn lao động
- Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản (7 bệnh)
Trang 14Bệnh bụi phổi - Silic nghề nghiệp;
Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng);
Bệnh bụi phổi bông;
Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp;
Bệnh hen phế quản nghề nghiệp;
Bệnh bụi phổi - Tacl nghề nghiệp;
Bệnh bụi phổi Than nghề nghiệp
- Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (10 bệnh)
Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì;
Bệnh nhiễm độc Benzen và các hợp chất đồng đẳng của Benzen;
Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân;
Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan;
Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen);
Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp;
Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp;
Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp;
Bệnh nhiễm độc Cacbonmonoxit nghề nghiệp;
Bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp
- Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý (5 bệnh)
Trang 15Bệnh loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.
- Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp (4 bệnh)
Bệnh lao nghề nghiệp;
Bệnh viêm gan vi rút nghề nghiệp;
Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp;
Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
1.2. Các yếu tố môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động
1.2.1 Điều kiện vi khí hậu[11]
Vi khí hậu được hiểu là khí hậu giới hạn trọng một phạm vi nhất định(rộng hoặc hẹp) bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió và bức xạnhiệt Vi khí hậu trong môi trường lao động là khí hậu được xác định trong khuvực sản xuất, cụ thể là trong cả nhà xưởng, công trường hoặc hẹp hơn là cabin,phòng làm việc, khoang lái Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vàotính chất của quy trình công nghệ và khí hậu địa phương
Các yếu tố vi khí hậu:
- Bức xạ nhiệt: ở tự nhiên bức xạ có trong ánh sáng mặt trời, nguồnnăng lượng này bao gồm: tia hồng ngoại, tia tử ngoại và vùng ánh sáng nhìnthấy Nó cũng là nguyên nhân chủ yếu quyết định nguồn nhiệt lượng trongkhông khí Trong môi trường lao động, bức xạ nhiệt xuất hiện từ các vật dụng,
lò nấu chảy kim loại, có thể tác động trực tiếp gây hại cho người lao động Đây
là yếu tố có hại và rất nguy hiểm
- Nhiệt độ: là nguồn nhiệt được tạo nên bởi năng lượng tự nhiên hoặcnhân tạo trong quá trình lao động sản xuất Nhiệt độ thay đổi theo các địa dưkhác, theo thời gian trong ngày, mùa và thay đổi tùy theo quy trình sản xuất.Nhiệt độ là yếu tố thể hiện sự hấp thụ nhiệt lượng của vật thể xung quanh con
Trang 16người Nhiệt độ trong nơi sản xuất ảnh hưởng đến nhiệt độ tự nhiên, nhiệt độnhà xưởng và thể hiện sự hấp thụ nhiệt lượng của vật thể xung quanh.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí thể hiện độ hòa tan của hơi nước trongkhông khí Độ ẩm cũng thay đổi theo mùa, theo địa dư và các vị trí cụ thể trongquá trình sản xuất Đây là yếu tố thường kết hợp với nhiệt độ tạo nên những cảmgiác dễ chịu hay khó chịu cho con người
- Vận tốc gió: Được tạo nên do thay đổi chỗ của không khí trongnhà xưởng và nơi làm việc Ngoài vận tốc gió tự nhiên còn vận tốc giónhân tạo đó là các hệ thống thông gió công nghiệp để cải thiện điều kiệnlàm việc cho người lao động Vận tốc gió có là yếu tố có thể làm thay đổinhiệt độ trong một khu vực tạo nên những cảm giác dễ chịu cho conngười Khi vận tốc gió quá nhỏ hoặc quá lớn so với tiêu chuẩn cho phép
sẽ gây ra tác hại cho con người
Tác hại của vi khí hậu xấu đối với cơ thể con người:
Vi khí hậu nóng:
Xác định vi khí hậu nóng được xem xét chủ yếu đến 2 yếu tố: nhiệt độ và bức
xạ nhiệt Bên cạnh đó, độ ẩm và tốc độ gió là các yếu tố kết hợp tạo nên cảmgiác khó chịu hơn cho người lao động
Trước hết, vi khí hậu nóng tác động đến cơ thể con người nên tình trạng rốiloạn chuyển hóa muối nước do mất nhiều mồ hôi, mất muối, các chất vitamin.Kết hợp với lao động thể lực nặng nhọc có thể dẫn đến tình trạng say nóng, saynắng, choáng, ngất…nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.Tác động của vi khí hậu nóng còn gây nên một loạt các tác hại cụ thể sau đây:
- Làm rối loạn hệ thống tuần hoàn, tần số tim tăng lên gây rối loạn vậnmạch có thể dẫn đến tình trạng suy tuần hoàn không hồi phục
Trang 17- Biến đổi chức năng thận: vi khí hậu nóng ảnh hưởng tới quá trình điềutiết của thận làm rối loạn quá trình đào thải và hấp thụ nước, các chất điện giải ởthận làm cho cơ thể bị nhiễm độc.
- Tác động tới hệ thống tiêu hóa do uống nhiều nước trong môi trườngnóng làm dịch vị tiêu hóa bị pha loãng, rối loạn nhu động của dạ dày và ruột gâycảm giác ăn kém ngon, khó tiêu hóa Lâu ngày có thể dẫn đến loét dạ dày, tátràng và các bệnh đường ruột
- Tác động tới hệ thần kinh: vi khí hậu nóng gây ức chế thần kinhtrung ương, giảm sức đề kháng của cơ thể, giảm minh mẫn và có thể gây tainạn lao động
Vi khí hậu lạnh:
Trong môi trường lao động có vi khí hậu lạnh do tác động của thời tiếthoặc do quy trình công nghệ gây nên sẽ tác động xấu tới cơ thể người lao độngvới các trạng thái chủ yếu sau:
- Khi thân nhiệt giảm 1 – 2 0C, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để tăng thân nhiệtbằng phản ứng sinh hóa và hiện tượng rét run Khi thân nhiệt xuống dưới 350Cgây nên tình trạng bệnh lý thiếu oxy co thắt các huyết quản, giảm dự trữglycogen, giảm trí nhớ, thậm chí có thể gây trụy tim mạch không hồi phục dẫnđến tử vong
- Gây bệnh dị ứng kiểu hen phế quản, làm giảm sức đề khangs miễndịch, gây viêm đường hô hấp trên, thấp khớp…
1.2.2 Tiếng ồn[8]
Trong môi trường lao động, tùy theo điều kiện cụ thể sẽ phát sinh ra cácloại tiếng ồn khác nhau Tiếng ồn là tập hợp các âm thanh có cường độ và tần sốkhác nhau gây khó chịu cho con người trong lúc làm việc và cả khi nghỉ ngơi.Tiếng ồn là một trong những tác nhân chính gây tác hại cho người lao động, có
Trang 18thể gây nên tai nạn lao động Tiếng ồn trong sản xuất có nhiều cách để phân loạinhưng có 2 cách phân loại chính sau:
- Phân loại theo đặc tính của tiếng ồn: căn cứ vào nguồn gốc phát ratiếng ồn để phân loại Ví dụ: tiếng ồn cơ học do hoạt động của các bộ phận máymóc, tiếng ồn do va chạm trong quá trình rèn, dập, tiếng ồn do chuyển động khíđộng, tiếng ồn do nổ mìn…
- Phân loại theo tần số âm thanh: dựa vào sức nghe của tai người, phânloại thành 3 mức âm:
và tần số thấp Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn càng dài thì tác hại càng lớn
Tác hại đối với cơ quan thính giác: Khi tiếp xúc với tiếng ồn trong mộtthời gian dài sẽ tác động tới cơ quan thính giác làm giảm thính lực của người laođộng với những biểu hiện đầu tiên là hiện tượng ù tai, đau đầu, chóng mặt, sứcnghe kém đi Sau giai đoạn này nếu không được tách rời khỏi tiếng ồn và điềutrị kịp thời, người lao động có thể bị điếc vĩnh viễn, điếc đối xứng 2 tai và khôngthể chữa trị được Ở cường độ âm lớn hơn 80dB, tần số từ 2000Hz đến 4000Hz
là khu vực nhạy cảm đối với bệnh điếc nghề nghiệp
Trang 19Tác hại đối với cơ quan khác: tiếng ồn còn gây tác hại với nhiều cơquan khác trong cơ thể như: tác động lên hệ thần kinh trung ương gây cácrối loạn cảm giác và vận động, ảnh hưởng đến thần kinh thị giác, rối loạnnội tiết có thể gây mất thăng bằng Tác động tới hệ tim mạch làm rối loạnnhịp tim có thể gây nên cao huyết áp và các bệnh khác về tim mạch Tácđộng đến hệ tiêu hóa làm giảm bài tiết dịch vị, rối loạn co bóp của dạ dày vàruột gây chán ăn, buồn nôn.
1.2.3 Ánh sáng[6]
Ánh sáng là một dạng năng lượng bức xạ điện từ, trong đó, ánh sáng tựnhiên là ánh sáng ban ngày do mặt trời và bầu trời sinh ra, thích hợp và có tácdụng tốt đối với sinh lý con người, ánh sáng nhân tạo được phát ra từ hệ thốngđèn chiếu sáng nhân tạo Chiếu sáng tại nơi làm việc sẽ có hiệu quả khi kết hợpánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo
Môi trường lao động tốt phải có ánh sáng thích hợp cho con người vàcông việc Chiếu sáng không hợp lý sẽ làm mệt mỏi thị giác, nếu tình trạng thiếuánh sáng kéo dài hoặc tác động chói lóa sẽ làm mệt mỏi thị giác gây các bệnh vềmắt, giảm năng suất và có khả năng gây tai nạn lao động
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chiếu sáng:
- Độ rọi: là mật độ quang thông chiếu trên một đơn vị diện tích nhận bềmặt ánh sáng, có đơn vị đo là Lux Độ rọi sáng là đại lượng để đánh giá độ chiếusáng trên 1 bề mặt Mắt người phân biệt được đồ vật, sự vật là 20 Lux nhưngmật độ rọi sáng tốt nhất cho mắt người trong khoảng từ 200 – 500 Lux tùy theotính chất công việc
- Khả năng phân giải của mắt: là khả năng phân biệt hình dạng, kíchthước của đồ vật được đánh giá bằng góc nhìn tối thiểu trong điều kiện chiếusáng tốt nhất Điều kiện chiếu sáng tốt giúp cho khả năng phân giải của mắt cóhiệu quả, đảm bảo chất lượng công việc và an toàn trong sản xuất
Trang 20- Tốc độ phân giải: là khoảng thời gian cần thiết để mắt người xác địnhđược dình dạng kích thước của đồ vật Tốc độ phân giải của mắt thay đổi đượctrong khoảng 0 – 2000 Lux Ngoài ra còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng củamắt Ví dụ: khi chuyển từ trường nhìn sáng snag trường nhìn tối thì cần phải mất15-20 phút và người lại mất từ 8-10 phút.Vì vậy, phải đảm bảo độ sáng đủ lớntrong trường nhìn và ánh sáng phải được phân bố đều trên bề mặt làm việc.
- Chói lóa: khi có một nguồn sáng với một cường độ lớn chiếu trực tiếp
sẽ gây ra hiện tượng chói lóa gây ra cảm giác khó chịu cho con người, làm căngthẳng thần kinh, giảm khả năng lao động và có thể gây tai nạn lao động Tại nơisản xuất, khi lắp hệ thống chiếu sáng công nghiệp, bên cạnh việc đảm bảo đủcường độ chiếu sáng phải tránh gây hiện tượng chói lóa
Tại nơi sản xuất, khi cường độ chiếu sáng thấp hoặc chói lóa đều gây táchại cho sức khỏe người lao động Trước hết, gây ảnh hưởng xấu đến hệ thầnkinh trung ương, xuất hiện tình trạng căng thẳng, giảm trí nhớ, mất ngủ, giảm thịlực…đặc biệt với tác động của hiện tượng chói lóa có thể gây ra tai nạn lao độngtrong sản xuất Tác hại của điều kiện chiếu sáng không tốt ảnh hưởng trực tiếptới thần kinh thị giác và mắt, gây nên các bệnh về mắt Vì vậy phải đảm bảo độchiếu sáng thích hợp tại nơi làm việc
1.2.4 Rung động[8]
Trong lao động sản xuất, các thiết bị dây chuyền công nghệ thường phátsinh cả tiếng ồn và rung động Đây là yếu tố có hại thường xuyên xuất hiện cùngmột nơi, cùng một tính chất…
Rung động là những dao động cơ học sinh ra bởi sự dịch chuyển có chu
kỳ đều đặn hoặc thay đổi của một vật thể xung quanh vị trí của nó Các máymóc công cụ khi vận hành đều phát sinh rung động Tác động của rung sóc tớicon người được chia thành hai loại: rung toàn thân và rung cục bộ
Trang 21- Rung toàn thân: thường là dao động cơ học có tần số thấp tác độngđến cơ thể theo phương thẳng đứng Ví dụ: rung sóc ở sàn xe cỡ lớn tác động tớithân người qua chân ghế và hai bàn chân.
- Rung cục bộ: là các dao động cơ học có tần số cao tác động tới cơthể, thường theo phương nằm ngang Ví dụ: máy khoan cầm tay tác động rungsóc qua ngón tay, cánh tay và bả vai…
Tác hại của rung động: tác động có hại của rung động tới cơ thể phụ thuộcvào biên độ, tần số, vận tốc, gia tốc và thời gian tiếp xúc với rung động
Rung động toàn thân có tần số thấp dễ trùng với tần số dao động của cácnội tạng trong cơ thể sẽ gây tác động cộng hưởng làm thay đổi chức năngsinh học gây nên nhiều bệnh lý hiểm nghèo và có thể gây bệnh rung sócnghề nghiệp Rung động toàn thân thường gây tổn thương cơ bắp, hệ xươngkhớp, phá hủy sự điều chỉnh của hệ thần kinh, lâu ngày có thể gây rối loạndinh dưỡng Ở tần số 30 – 80 Hz, rung động toàn thân gây ảnh hưởng đặcbiệt đến thần kinh thị giác làm thu hẹp thị trường, giảm thị lực, gây mù màu,
có thể gây tai nạn lao động
Tác động của rung cục bộ đến cơ thể người biểu hiện trước tiên là gây rối loạicảm giác ngoài da như hiện tượng gây nhức, kiến bò, đau không xác định được vịtrí, ra nhiều mồ hôi; nặng hơn có thể gây rối loạn vận động đau các khớp của chitrên và dưới Các bệnh lý thường gặp do tác động của rung cục bộ: gây rối loạn vậnmạch điển hình là bệnh ngón tay trắng (bệnh Rayno); gây tổn thương thần kinh vậnđộng, dãn dây chằng, teo cơ, đặc biệt rung động có tần số 300Hz ảnh hưởng đến hệthần kinh rất lớn; gây tổn thương xương và các khớp có thể làm hạn chế cử độngthậm chí mất sức lao động hoàn toàn Hình ảnh tổn thương được thấy rõ qua Xquang như biểu hiện loãng xương, khuyết xương, lồi xương…; rung động cục bộcòn tác động tới cơ quan khác:nội tiết, tiêu hóa, hô hấp và đặc biệt còn tác độngđến hệ thống sinh sản của phụ nữ
Trang 22CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY THIẾT BỊ VÀ KẾT CẤU THÉP BẮC NINH
2.1 Khái quát chung về Nhà máy thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh
Ra đời năm 1961, Công ty cổ phần LILAMA 69-1 là một trong nhữngthành viên mạnh của Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA) Trải qua trên
50 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần Lilama69-1 đã tạo nên thươnghiệu có uy tín trong ngành lắp máy và chế tạo thiết bị ở Việt Nam, trở thành địachỉ tin cậy của các khách hàng trong và ngoài nước
Hiện nay Lilama 69-1 đã có trên 500 cán bộ quản lý dự án, thiết kế, giámsát chất lượng, giám sát kỹ thuật cùng trên 3.100 công nhân có kinh nghiệm đặcbiệt là đội ngũ thợ hàn 6G đạt tiêu chuẩn quốc tế
Để thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của khách hàng Lilama 69-1 đã ápdụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 từ 14/9/2001, đặc biệt tháng3/2013 Lilama 69-1 đã được cấp chúng nhận ASME trong lĩnh vực chế tạo thiết
bị của của hiệp hội cơ khí Hoa Kỳ
Chế tạo, cung cấp thiết bị, lắp đặt và thực hiện dịch vụ bảo trì, đại tu sửachữa cho hàng trăm công trình với chất lượng cao, đặc biệt là các công trìnhNhiệt điện, Lọc dầu, Hóa chất, Xi măng
Thực hiện chương trình cơ khí trọng điểm của chính phủ Việt Nam vớichủ trương nâng cao tỷ trọng nội địa hóa các thiết bị cơ khí cho công trình côngnghiệp nói chung, các nhà máy nhiệt điện đốt than và sản xuất xi măng nóiriêng Ngay từ năm 2000, Công ty Cổ phần Lilama69-1 đã đầu tư xây dựng một
Trang 23nhà máy chế tạo thiết bị cơ khí và kết cấu thép tại khu công nghiệp Quế Võ, tỉnhBắc Ninh Nhà máy có diện tích 6,5 ha công suất 10.000 tấn sản phẩm/ năm.Với doanh thu bình quân năm : 65 tỷ đồng Các sản phẩm cơ khí do Lilama69-1chế tạo đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn Quốc tế.
2.1.2 Giới thiệu Nhà máy kết cấu thép Bắc Ninh.
Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh là một trong nhữngcông ty thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA
Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh – đơn vị trực thuộc củaLilama 69-1 đang vươn sức trong công cuộc chạy đua với thời gian khi cùng lúcđảm nhận gia công, chế tạo gần 4.000 tấn thiết bị và kết cấu thép cho hàng chục
dự án khác nhau, sẵn sàng đương đầu với thách thức để biến thành cơ hội khẳngđịnh năng lực và uy tín của Lilama 69-1 trong lĩnh vực gia công, chế tạo
Bên cạnh những dự án nhỏ thì Nhà máy vừa ký kết và triển khai đồng loạt
09 dự án hợp tác với các đối tác khác nhau như KAWASAKI, IHI (Nhật Bản),INOAC, Viglacera, JGC, Kirchner (Italia)… Các dự án này đều đòi hỏi yêu cầucao về mặt kỹ thuật cũng như thời gian thi công gấp rút, tập trung trong giai đoạn
từ Tháng 5 đến Tháng 12 năm 2015, đặc biệt giai đoạn nóng sẽ rơi vào khoảngTháng 9 và Tháng 10, 11 khi nhiều dự án phải đẩy nhanh tiến độ chạy về đích
Trong số các dự án Nhà máy đang thi công, có những dự án hợp tác vớikhách hàng quen thuộc như IHI, JGC (Nhật Bản), nhưng cũng có những kháchhàng hợp tác lần đầu tiên như KAWASAKI (Nhật Bản), Kirchner (Ý)… Bởivậy Nhà máy không chỉ nỗ lực để giữ được niềm tin và uy tín đã gây dựng màcòn phải khẳng định năng lực gia công chế tạo đối với các khách hàng mới để
mở rộng mối quan hệ và nâng tầm thương hiệu Lilama 69-1 Đây sẽ là mộtthách thức lớn đối với tập thể cán bộ công nhân viên Nhà máy nói riêng và Công
ty nói chung
Trang 24Hình 1: Chế tạo kết cấu thép thang máy (Shaft Elevator Structure) cho IHI
Hình 2:Chế tạo ống cho JGC
Trang 25Để vượt qua thách thức này, Nhà máy đã đưa ra các giải pháp đồng bộ vàthiết thực nhằm đảm bảo tất cả các dự án về đích đúng hoặc sớm hơn tiến độ màvẫn đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn Cụ thể, Nhà máy đã đầu tưthêm một số máy móc, thiết bị như máy sang phanh vát mép, máy lốc tôn 4 trục,máy uốn thép hình đa năng… để đảm bảo tính chủ động và nâng cao hiệu quả;Cải tiến dây chuyền công nghệ (làm mới hệ thống phun bị tự động); Mở rộngnhà xưởng, làm thêm nhà che di động, sắp xếp lại khu vực làm việc để tối ưuhóa dòng chảy sản phẩm; Áp dụng linh hoạt các phương pháp hàn khác nhau,như phương pháp FCAW để giảm biến dạng nhiệt và độ cong vênh
Hình 3:Chế tạo Silo thép trắng cho dự án Viglacera Thái Bình
Bên cạnh đó, Nhà máy sẽ huy động thêm 200 nhân sự cho giai đoạn nóng,tăng gấp đôi so với con số hiện tại và tổ chức làm việc tăng ca để đẩy nhanh tiến
độ các dự án Song song đó, các giải pháp gián tiếp cũng được áp dụng nhưnâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên để thúc đẩy
sự đoàn kết và khích lệ tinh thần cho người lao động; Phát huy sáng kiến của cánhân và tập thể; Chỉ đạo quyết liệt, sát sao với từng dự án, tạo mô hình quản trị
Trang 26dự án theo nhánh để có biện pháp điều hành và xử lý kịp thời; Khoán toàn diệnđến các tổ, đội để tăng ý thức tự giác của người lao động; Phát động thi đua, đưa
Dưới đây là thông tin các dự án Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh đã và đang thi công:
• Dự án 1: Nhà máy đã triển khai dự án chế tạo 126 tấn kết cấu thép thang
máy xuất khẩu sang thị trường Ma-rốc theo hợp đồng ký kết với IHI – Nhật Bản,
dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 24/7/2015, vượt tiến độ 03 tháng so với kếhoạch tháng 11/2015
• Dự án 2: Gia công chế tạo 1.300 tấn thiết bị cho dự án Nhiệt điện Thái
Bình 1 theo hợp đồng được ký với KAWASAKI Dự án bắt đầu được triển khai
từ tháng 3/2015 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2016 Đến nay 300 tấnthiết bị đã được hoàn thiện và 30 tấn đã được giao cho khách hàng
• Dự án 3: Chế tạo 231 tấn thiết bị, kết cấu thép cho dự án Viglacera Thái
Bình với tiến độ thi công 02 tháng, bắt đầu từ 20/6 đến 30/8/2015
• Dự án 4: Chế tạo và lắp đặt 93 tấn bồn bể (vessel) cho INOAC Dự án
đã hoàn thành vào ngày 29/6/2015, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng
và tiếp tục lựa chọn Lilama 69-1 là đơn vị chế tạo thiết bị để xuất khẩu sang cácnước Thái Lan, Indonesia…
• Dự án 5: Chế tạo 600 tấn thiết bị, KCT cho dự án Nhiệt điện đốt rác
Nam Sơn, dự kiến hoàn thành trong 03 tháng, bắt đầu từ ngày 28/6
Trang 27• Dự án 6: Dự án chế tạo thiết bị, kết cấu thép cho JGC Đây là dự án tiếp
nhận dở dang từ một đơn vị khác nên Nhà máy đã phải nỗ lực hỗ trợ hết mình đểhoàn thành 600 tấn thiết bị còn lại trong tổng số 1.200 tấn cần thi công Thờigian từ tháng 7 đến tháng 10/2015
• Dự án 7: Chế tạo khoảng 50 tấn bồn bể cho Samsung, bắt đầu thực hiện
từ tháng 7/2015
• Dự án 8: Chế tạo 118.000 ID ống cho dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Tính đến hết tháng 6/2015, Nhà máy đã hoàn thiện được khối lượng là72.000 ID
• Dự án 9: Chế tạo 02 bộ fire heaters 1030 tấn cho đối tác Ý - công ty
Kirchner Italia S.p.A
Dưới đây là một số hình ảnh khác về hoạt động tại Nhà máy:
Hình 4:Chế tạo bồn cho INOAC Hình 5: Lắp đặt bồn cho INOAC
Trang 282.1.2.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh.
Sơ đồ1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép
Bắc Ninh:
Chức năng của các bộ phận:
Giám đốc nhà máy: điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhàmáy thông qua các phó giám đốc và các bộ phận giúp việc Là người điều hànhcao nhất, ra quyết định chỉ đạo vào xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, đồngthời chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng công ty về hoạt động sản xuất vàkinh doanh của nhà máy
Giám đốc nhà máy
Phó giám đốc
sản xuất
Phó giám đốc nhà máy
Phòng Hành Chính
Xưởng Sản Xuất
Trang 29Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh của nhà máy; xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật; hàng tuần báo cáovới giám đốc về tình trạng trang thiết bị của nhà máy và đề xuất các giải phápthay thế nhằm đảm bảo cho việc sản xuất luôn được ổn định.
Phó giám đốc tài chính: tham gia điều hành các hoạt động sản xuất kinhdoanh của nhà máy Tham mưu cho giám đốc về việc đảm bảo an toàn và sửdụng nguồn vốn Quản lý và điều hành mọi lĩnh vực về tài chính
Phòng kỹ thuật: tham mưu cho giám đốc nhà máy tổ chức chỉ đạo côngtác quản lý kĩ thuật công nghệ, phát minh sáng chế và công tác kiểm tra chấtlượng sản phẩm Xây dựng kỹ thuật, chỉ đạo đôn đốc kiểm tra hướng dẫn thựchiện quy trình Định kỳ xét duyệt các chỉ tiêu định mức và tiết kiệm, nâng caotay nghề cho công nhân Chịu trách nhiệm về an toàn vệ sinh lao động củanhà máy
Phòng kế hoạch – vật tư: làm thủ tục xuất, nhập, quyết toán, kiểm kê vật
tư, sản phẩm đảm bảo chính xác, kịp thời; phối hợp với các phòng ban khác, đặcbiệt là xưởng sản xuất để có kế hoạch mua sắm vật tư không làm gián đoạn việcsản xuất Xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư, thường xuyên kiểm tra kho vật tưđảm bảo luôn có sẵn phục vụ sản xuất
Phòng tài vụ: tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, quyết toán kếtquả sản xuất kinh doanh, xây dựng trình duyệt kế toán tài chính, kế hoạch giáthành, báo cáo kiểm tra thống kê tài chính theo quy định
Phòng hành chính: tham mưu, đề xuất giám đốc về tổ chức sắp xếp laođộng cho phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh; thực hiện đầy đủ chỉ đạochính sách theo đúng quy định của Bộ lao động Xây dựng định mức lao động,đơn giá tiền lương và phân bổ tiền lương Tổ chức tốt công tác hành chính phục
vụ, đảm bảo các hoạt động của nhà máy được tiến hành thuận lợi
Trang 30Xưởng sản xuất: Quản Đốc phân xưởng có nhiệm vụ xây dựng các mụctiêu và kế hoạch chất lượng của đơn vị, từ kế hoạch sản xuất của công ty mẹ lập
kế hoạch sản xuất cụ thể cho phân xưởng Báo cáo kịp thời các vấn đề phát sinhtrong quá trình sản xuất cho các phòng ban liên quan và lãnh đạo nhà máy Quản
lý lao động, theo dõi kiểm tra việc ghi chép khối lượng sản xuất, chấm điểm các
tổ sản xuất Chịu trách nhiệm mọi hoạt động của phân xưởng trước giám đốcnhà máy
2.1.2.2 Đặc điểm nguồn lao động
+ Tổng số lao động tại công ty trong năm 2015 là: 416 người
Trong đó:
Lao động trực tiếp: 347 người
Lao động gián tiếp: 49 người
Lao động làm việc trong môi trường độc hại: 20 người
+ Phân bố lao động theo giới tính:
Số lao động nữ: 27 người
Số lao động nam: 389 người
+Trình độ của người lao động:
Kỹ sư: 32 người
Cao đẳng: 85 người
Trung cấp: 248 người
Sơ cấp: 08 người
Lao động phổ thông: 43 người
+ Phân bố lao động theo tuổi đời:
Trang 31Bảng 2.1 Phân bố lao động theo độ tuổi
+ Phân bố lao động theo tuổi nghề
Bảng 2.2 Phân bố lao động theo tuổi nghề
50 tuổi chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ có 17 người, tương đương với 4.08%
Việc ra đời và hoạt động của nhà máy không những giải quyết đượcvấn đề việc làm cho người lao động địa phương mà còn thu hút một lượnglớn người lao động ở những tỉnh khác, nhiều nhất là các tỉnh miền trung nhưThanh Hóa, Nghệ An… Thực tế cho thấy nguồn lao động này mang tính thời
vụ, họ không gắn bó lâu dài với nhà máy mà thường đổi công việc Do đó,
cơ cấu lao động của công nhân rất trẻ, nhóm lao động có tuổi nghề dưới 5năm chiếm tỷ lệ lớn nhất (83.89%) Không có lao động nào có thâm niên
Trang 32công tác trên 25 năm.
2.1.2.3 Quy hoạch khu vực sản xuất và trang thiết bị công ty
Quy hoạch khu vực sản xuất
- Gồm 03 bãi gia công chế tạo
+ Bãi Gia công số 1 : chế tạo bồn bể
+ Bãi Gia công số 2 : Gia công Duct, gia công kết cấu thép
+ Bãi Gia công số 3 : gia công ống
- Gồm có 02 xưởng cơ khí chế tạo
+ 01 nhà xưởng phun sơn
+ 02 nhà phun bi làm sạch bề mặt
Nguyên liệu sử dụng chủ yếu của công ty
+ Thép tôn tấm ( thép đen, thép trắng, thép không ghỉ)
+ Các loại khí : Co2, O2, argong, Gas, Khí nén
+ Vật liệu phụ : dây hàn, que hàn , đá mài đá cắt
+ 01 dây chuyền khoan, cắt công nghệ cao
+01 dây chuyền phun sơn tự động
+ 01 dây chuyền làm sạch bề mặt tự động
Trang 332.1.2.4 Quy trình công nghệ, trang thiết bị và cơ sở vật chất
Bảng 2.3 Danh mục một số thiết bị trong nhà máy
13 Máy hàn các loại ( điện, tig ,
mig ,max…)
14 Dụng cụ cầm tay các loại
( máy mài, doa, cắt, khoan…)
Với quy mô sản xuất kinh doanh như hiện nay, Nhà máy đã đầu tư thêmmột số máy móc, thiết bị như máy sang phanh vát mép, máy lốc tôn 4 trục, máyuốn thép hình đa năng… để đảm bảo tính chủ động và nâng cao hiệu quả; cảitiến dây chuyền công nghệ (làm mới hệ thống phun bị tự động); mở rộng nhàxưởng, làm thêm nhà che di động, sắp xếp lại khu vực làm việc để tối ưu hóadòng chảy sản phẩm; áp dụng linh hoạt các phương pháp hàn khác nhau, nhưphương pháp FCAW để giảm biến dạng nhiệt và độ cong vênh
Nhận xét:
Như vậy, Nhà máy chế tạo thiết bị - kết cấu thép Bắc Ninh đã sử dụngnhững công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, mang tính tự động hóa cao, làmnâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân
Trang 34Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công đoạn công nhân phải thao tác bằng tay như
sử dụng một số loại máy hàn để hàn chi tiết nhỏ,sử dụng máy mài, máy cắt,máy khoan…
2.2.Thực trạng công tác An toàn vệ sinh lao động tại Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh.
2.2.1 Tổ chức bộ máy làm công tác An toàn vệ sinh lao động
Căn cứ điều lệ Công ty Cổ Phần LILAMA 69-1; căn cứ chính sách antoàn của Công ty Cổ Phần LILAMA 69-1; căn cứ các nội quy, quy định của NhàMáy ; căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban An toàn nhà máy đãphân chia trách nhiệm và nhiệm vụ của hội đồng Bảo hộ lao động
Thành phần của Hội đồng Bảo hộ lao động của Nhà máy chế tạo thiết bị
đồng Bảo hộ lao động
Theo quy định của Giám Đốc Nhà Máy, chức năng nhiệm vụ của Ban antoàn Nhà Máy như sau:
Về cơ cấu tổ chức: Ban An toàn Nhà Máy gồm 3 bộ phận
- Bộ phận quản lý: trưởng ban an toàn
- Bộ phận giám sát tại hiện trường: tổ trưởng an toàn, các cán bộ giámsát an toàn, nhóm hỗ trợ thực hiện các biện pháp an toàn…
Trang 35- Bộ phận hành chính: cán bộ an toàn phụ trách giấy tờ, y tế
Chức năng: Chức năng chính của ban an toàn là làm tham mưu,giúp việc cho Ban lãnh đạo Nhà Máy trong tất cả các hoạt động đảm bảo antoàn, an ninh và vệ sinh công nghiệp trong suốt quá trình sản xuất, thi cônglắp đặt tại Nhà Máy
Nhiệm vụ:
- Tuân theo quy định về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chứcnăng của Công ty
- Xây dựng nội quy - quy định, quy chế, quy phạm, biện pháp bảo đảm
an toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại Nhà Máy
- Quản lý, theo dõi việc đăng kí, đăng kiểm các thiết bị máy móc và cácchất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động, như: xe máy cẩu, pa -lăng, lắc tay, tời điện…
- Tổ chức huấn luyện an toàn cho người lao động mới vào làm việc vàđịnh kỳ huấn luyện lại cho người lao động
- Định kì kiểm tra các điều kiện lao động, môi trường làm việc và sinhhoạt, kiểm tra an toàn thực phẩm, theo dõi tình hình thương tật, bệnh tật phátsinh do nghề nghiệp, đề xuất các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ ngườilao động
- Xây dựng kế hoạch an toàn, theo dõi kiểm tra việc thực hiện kế hoạch,đánh giá các rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp
- Kiểm tra, đôn đốc, giám sát, nhắc nhở các cán bộ công nhân viên trongquá trình làm việc tại Nhà Máy thực hiện công tác an toàn một cách nghiêm túc
và chủ động nhằm đảm bảo an toàn cao nhất cho sức khỏe, tính mạng của chínhmình và đồng nghiệp
- Lường trước, cảnh báo và ngăn ngừa các nguy cơ dẫn đến việcmất an toàn
- Yêu cầu sửa chữa, khắc phục và khắc phục ngay các nguy cơ gây mất
Trang 36an toàn lao động tại công trường nếu có thể.
Quyền hạn của cán bộ làm công tác giám sát an toàn:
- Tuân theo quy định về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chứcnăng của Công ty
- Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất dừng việc hoặc quyếtđịnh tạm dừng công việc nếu phát hiện các nguy cơ mất an toàn lao động đểthi hành các biện pháp đảm bảo an toàn lao động nhằm khắc phục, sửa chữahoàn thiện các nguy cơ đó và giảm thiểu tối đa các thiệt hại có thể có do nguy
- Tham gia đóng góp ý kiến vào việc thi đua, khen thưởng, xử lý kỉluật đối với tập thể, cá nhân trong công tác bảo hộ lao động, an toàn-vệsinh lao động
2.2.3 Bảng phân giao nhiệm vụ của lực lượng giám sát an toàn:
*Trưởng ban An toàn:
- Quản lý chung công tác an toàn của Nhà Máy
- Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản chỉ thị của công ty và ban lãnhđạo Nhà Máy hoặc chuyên gia giám sát
- Tổ chức cho người lao động làm việc trong nhà máy được huấn luyện
an toàn lao động, kiểm ta sức khỏe, tổ chức bộ phận y tế cấp cứu, bộ phận phòngcháy chữa cháy tại chỗ
Trang 37- Lập sổ theo dõi, ghi chép nhật ký công trình, nhật ký an toàn, cấp phátbảo hộ lao động, chỉ đạo công tác báo cáo, lập hồ sơ tại nạn lao động.
- Xây dựng kế hoạch an toàn, biện pháp an toàn cho từng hạng mục thicông của Nhà Máy
- Hướng dẫn kiểm tra nhắc nhở thực hiện công tác an toàn lao độngtrong toàn nhà máy
- Khen thưởng những cá nhân tập thể thực hiện tốt công tác an toàn laođộng, đồng thời xử lý kỷ luật những trường hợp vi phạm
- Tiếp thu ý kiến đóng góp cấp dưới và tìm hướng giải quyết thích hợp
- Lập và soạn thảo các công văn giấy tờ, quyết định, quy trình, quyphạm liên quan đến công tác, công việc của ban An toàn Thiết lập hệ thống biểnbáo, biển cảnh báo an toàn cho Nhà Máy
- Đào tạo an toàn tại Nhà Máy Lập danh sách đào tạo, cấp thẻ cho cán
bộ công nhân mới đến làm việc tại Nhà Máy
- Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các cán bộ an toàn thực hiện tốt công táccủa mình
- Có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ công việc khi có nguy cơ mất an toàn
và mất an toàn trong khu vực mình giám sát
- Tuyên truyền, phổ biến các quy tắc an toàn lao động cho công nhânthực hiện
- Kiểm tra đôn đốc hướng dẫn an toàn khi thi công các bộ phận sảnxuất theo khu vực được phân công, pháp hiện kịp thời các nguy cơ, các mốinguy hiểm gây ra mất an toàn để đưa ra các cảnh báo thích hợp cho người
Trang 38công nhân đồng thời đưa ra các phương án khắc phục và yêu cầu khắc phụcngay các nguy cơ đó.
- Đề ra các biện pháp an toàn cụ thể trên nhà máy
- Phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm về an toàn của côngnhân,báo lên chỉ huy trưởng công trình, trưởng ban an toàn để có hình thức kỉluật cụ thể, thích hợp
- Nhắc nhở công nhân trang bị bảo hộ lao động khi làm việc
*Lực lượng an toàn viên :
- Đôn đốc, kiểm tra giám sát mọi người trong tổ thực hiện các quy định
về an toàn-vệ sinh lao động nhắc nhở tổ trưởng thực hiện chế độ bảo hộ laođộng, hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn cho lao động mới
- Tham gia góp ý với tổ trưởng tổ sản xuất về hoạt động công tác bảo hộlao động
- Kiến nghị với cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động,biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh Khắc phục kịp thời những hiện tượng mất
an toàn, vệ sinh
- Phải hiểu rõ nhiệm vụ quyền hạn để hành động đúng, lôi kéo đượcngười công nhân nghe và làm theo các chỉ thị, hướng dẫn an toàn của mình
- Bám sát công việc,hiện trường, sâu sát người lao động
- Phát hiện nhanh chóng,kịp thời các hiện tượng mất an toàn vệ sinh laođộng kiến nghị với người quản lý biện pháp khắc phục
- Đôn đốc, vận động, thuyết phục công nhân viên tự giác, chủ động thựchiện công tác an toàn
- Gương mẫu, mạnh dạn và cương quyết trong xử lý các trường hợp
vi phạm
- Lắng nghe trao đổi ý kiến với mọi người để bổ sung và tự bổ sung kinhnghiệm, trình độ, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, phục vụ tích cựccho công việc an toàn tại Dự án
Trang 39- Thường xuyên kiểm tra điều kiện lao động và việc thực hiện an toàn
vệ sinh lao động
- Đôn đốc nhắc nhở thực hiện bảo hộ lao động, cảnh báo các nguy cơ cóthể gây mất an toàn
*Nhân viên y tế:
- Lập phác đồ điều trị và cấp phát thuốc theo đúng phác đồ điều trị
- Tham gia giám sát, cảnh báo, lường trước nguy cơ dịch bệnh, bệnh lâynhiếm qua đường ăn uống, sinh hoạt hàng ngày Kịp thời báo cáo lãnh đạo NhàMáy và trung tâm y tế dự phòng gần nhất các ổ dịch nếu có
- Sơ cứu ban đầu các ca tai nạn lao động
- Kí xác nhận cho công nhân nghỉ ốm
- Lập sổ theo dõi cấp phát thuốc Hàng tháng lập báo cáo cấp phát thuốcbáo cáo lên lãnh đạo Nhà Máy Lập dự trù thuốc, vật tư y tế hàng tháng
- Báo cáo tai nạn lao động, bệnh hàng tháng lên Ban lãnh đạo Nhà Máy
- Theo dõi, nhắc nhở bộ phận tạp vụ, nhà bếp, vệ sinh trong việc đảmbảo vệ sinh môi trường và ăn uống Kiểm tra vệ sinh ăn uống hàng ngày
- Tham gia trực ca cùng đơn vị sản xuất
- Tổ chức khám sức khỏe định kì cho cán bộ công nhân viên
Trang 40Sơ đồ 2: Sơ đồ quản lý An toàn vệ sinh lao động tại Nhà máy chế tạo thiết
bị và kết cấu thép Bắc Ninh
Nhóm vệ sinh công nghiệp
Ban lãnh đạo
nhà máy
Trưởng ban AT TCT LILAMA 69-1
Trưởng ban an toàn Bùi Mạnh Cường
Bộ phận giám sát
hiện trường
Bộ phận hành chính, phục vụ
Giám sát 1
Tô Xuân Dũng
Giám sát 2 Đào Sỹ Sơn
Cấp bảo hộ Phạm Thị Nga
A T V 3
A T V 4
A T V 5
A T V 6
A T V 7
A T V 8
A T V 9
A T V 10
Nhóm hỗ trợ thực
hiện biện pháp an
toàn