1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đồ án tốt nghiệp Bảo hộ lao động: Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng chiếu sáng cho phân xưởng quấn dâyNhà máy biến áp điện lực LiOA tại Công ty TNHH Nhật Linh

78 4,8K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 557,65 KB

Nội dung

Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng chiếu sáng cho phân xưởng quấn dâyNhà máy biến áp điện lực LiOA tại Công ty TNHH Nhật Linh Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng chiếu sáng cho phân xưởng quấn dâyNhà máy biến áp điện lực LiOA tại Công ty TNHH Nhật Linh

Trang 1

Ký hiệu viết

tắt

Nội dung thay thế

AT – VSLĐ An toàn vệ sinh lao động

ATVSV An toàn vệ sinh viên

CBCNV Cán bộ công nhân viên

KHKT BHLĐ Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao độngKTAT Kỹ thuật an toàn

Trang 2

Chúng ta đang sống trong thời đại với sự phát triển không ngừng của khoa học

kĩ thuật, thời đại mà sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá được đặt lên hàngđầu

Nói đến công nghiệp hoá hiện đại hoá thì không thể tách rời được ngành điện –điện tử, một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong quá trình côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Để quá trình truyền tải điện năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nền côngnghiệp hoá hiện đại hoá thì không thể thiếu các máy biến áp điện lực, dùng để tăng

và giảm điện áp lưới sao cho phù hợp với nơi tiêu thụ

Đáp ứng nhu cầu sử dụng máy biến áp, Công ty TNHH Nhật Linh đã sản xuất

ra những sản phẩm máy biến áp với chất lượng cao và uy tín thúc đẩy nền côngnghiệp của đất nước phát triển mạnh Công ty cũng ngày càng phát triển và mởrộng quy mô sản xuất và đa dạng hoá các sản phẩm Song song với sự phát triểncủa công ty chính là sự phát triển của trang thiết bị, dây chuyền sản xuất được cảitiến, giúp nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm Tuy nhiên, khi dâychuyền sản xuất được đổi mới cũng như trang thiết bị được cải tiến thì người laođộng phải đối mặt với những nguy hiểm, rủi ro ngày càng lớn trong quá trình làmviệc Minh chứng cho sự nguy hiểm đó là ngày càng có nhiều bệnh nghề nghiệpđược công nhận và nhiều tai nạn lao động xảy ra

Do vậy, để phòng tránh, giảm thiểu những rủi ro, nguy hiểm trong lao động sảnxuất nói chung thì công tác ATVSLĐ đã được thực hiện Ngoài việc bảo vệ ngườilao động trước những yếu tố nguy hiểm trong quá trình lao động sản xuất thì côngtác ATVSLĐ còn giúp người lao động có môi trường, điều kiện lao động thoải máitiện nghi, để con người có thể phát huy hết khả năng sáng tạo, khả năng làm việcnhằm tăng suất cũng như chất lượng sản phẩm

Trang 3

Dựa trên những kiến thức đã được học trên giảng đường và dưới sự hướng dẫncủa thầy giáo Ths Đỗ Việt Đức cùng sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị đang côngtác tại Nhà máy biến áp điện lực LiOA _Công ty TNHH Nhật Linh, em đã tìm hiểuđược phần nào quá trình sản xuất của công ty, và điều kiện làm việc của người laođộng tại nhà máy Qua đó, em nhận thấy môi trường làm việc của nhà máy còn tồntại một số những yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sản xuất và sức khoẻ người laođộng.

Xuất phát từ thực tế em đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng chiếu sáng cho phân xưởng quấn dây-Nhà máy biến áp điện lực LiOA tại Công ty TNHH Nhật Linh” làm

2 Nội dung và đối tượng nghiên cứu

- Lý thuyết cơ bản về chiếu sáng

- Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động của nhà máy biến áp điện lựcLiOA thuộc công ty TNHH Nhật Linh

- Thực trạng hệ thống chiếu sáng tại phân xưởng quấn dây- Nhà máy biến ápđiện lực LiOA thuộc Công ty TNHH Nhật Linh

- Đề xuất hệ thống chiếu sáng nhân tạo cho phân xưởng quấn dây-Nhà máybiến áp điện lực LiOA thuộc công ty TNHH Nhật Linh

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp hồi cứu số liệu

Trang 4

- Phương pháp khảo sát thực tế

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

- Phương pháp tính toán, thiết kế

4 Kết cấu đồ án

Ngoài phần Mở Đầu, Kết Luận, đồ án được trình bày trong 3 chương bao gồm:

- Chương I: Tổng quan lý thuyết kỹ thuật về chiếu sáng

- Chương II: Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại Nhà máy biến

áp điện lực LiOA thuộc Công ty TNHH Nhật Linh

- Chương III: Đề xuất hệ thống chiếu sáng nhân tạo cho phân xưởng quấndây-Nhà máy biến áp điện lực LiOA - Công ty TNHH Nhật Linh

Trang 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG

1 TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG

1.1 Bản chất của ánh sáng

Thuyết điện từ trường thống nhất do Maxwell đưa ra là cơ sở cho nhận thứcánh sáng là sóng điện từ Ánh sáng là sóng điện từ được phát ra khi có sự chuyểnmức năng lượng của các điện tử trong các nguyên tử của nguồn sáng Ánh sáng là

sóng điện từ phẳng được đặc trưng bởi vecto cường độ điện trường ⃗ E và véc-tơ

cảm ứng từ ⃗ B luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền

Trang 6

Tần số f và bước sóng λ liên hệ bởi biểu thức: λ= v

- Nội dung của thuyết lượng tử:

Các nguyên tử phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ năng lượng mộtcách liên tục mà thành những phần tử riêng biệt, đứt quãng có năng lượng hoàntoàn xác định gọi là lượng tử ánh sáng hay photon Năng lượng của photon chỉphụ thuộc duy nhất vào tần số:

Thuyết lượng tử không những giải thích thành công sự tương tác giữa ánhsáng và vật chất mà còn đặt nền tảng cho các nghiên cứu vật lý quan trọng khác Theo quan điểm của vật lý học hiện đại sóng-hạt là hai mặt đối lập nhưng lạithống nhất trong cùng một đối tượng vật chất trên quan điểm này năm 1924 nhàvật lý người pháp đã đưa ra giả thuyết lưỡng tính sóng-hạt của ánh sáng Theothuyết này:

Trang 7

Mỗi vi hạt tự do có năng lượng và động lượng xác định tương ứng với mộtsóng phẳng đơn sắc xác định

Năng lượng của vi hạt liên hệ với tần số giao động của sóng tương ứng theo

hệ thức: W= hf

Động lượng p của vi hạt liên hệ với bước sóng λ của sóng tương ứng theo

hệ thức: p =

h λ

Sau đây đưa ra các bức xạ điện từ thường gặp có bước sóng nằm trong dảisóng radio đến tia γ

Bảng 1: Phân loại các sóng điện từ

Trong ánh sáng nhìn thấy, mỗi bước sóng đơn sắc λ được mắt người cảmnhận bằng một màu riêng Nhiều ánh sáng đơn sắc tổ hợp lại thành ánh sáng phứchợp

Ánh sắc nhìn thấy chiếm một dải rất hẹp trong phổ bức xạ điện từ có bứcsóng liên tục từ 380 đến 780nm, ứng với các dải màu liên tục từ tím, chàm, lam,lục, vàng, da cam, đỏ của bảy sắc cầu vồng Đây chỉ là các màu chính của phổ ánh

Trang 8

sáng trắng, thực ra trong phổ ánh sáng trắng có vô số màu biến thiên liên tục màmắt chúng ta không thể phân biệt được.

Tính chất và màu của ánh sáng phức hợp được quyết định bởi cường độquang phổ của các thành phần ánh sáng đơn sắc có trong phổ của nó

1.2 Các đại lượng đặc trưng của ánh sáng

Ánh sáng là bức xạ điện từ mang năng lượng và được đặc trưng bằng các đạilượng đo năng lượng Tất cả các nguồn sáng đều biến đổi năng lượng mà nó tiêuthụ thành một hoặc nhiều ứng trong ba hiệu ứng hóa, nhiệt hoặc điện từ Tia sángchỉ là phần nhỏ của bức xạ điện từ do vậy chúng chỉ mang theo một phần công suấtcủa nguồn Thông lượng năng lượng bức xạ được tính bằng oát (W) Theo côngthức:

0

W λ dλλ

Trong đó W λ là một phân bố phổ của năng lượng bức xạ

1.2.1 Quang thông ϕ , lumen (lm)

Trong kỹ thuật chiếu sáng, cùng một năng lượng bức xạ nhưng lại gây ra hiệuquả cảm nhận ánh sáng khác nhau đối với mắt tùy theo bước sóng của nó Đườngcong hiệu quả ánh sáng V (λ¿ đánh giá hiệu quả này Về phương diện sinh lý, cácđại lượng tương quan bức xạ được đánh giá theo tác động của chúng đến thị giác.Vậy: Quang thông ϕ là phần năng lượng của sóng điện từ được đánh giá bằngmắt người theo tác động của nó

Trong phổ ánh sáng nhìn thấy quang thông bằng:

380

760

W λ V λ dλ λ (Lm)Trong đó:

+ Quang thông là đại lượng đặc trưng cho khả năng của nguồn bức xạánh sáng trong không gian ( đơn vị là lumen, Lm)

Trang 9

+ V là hàm độ nhạy cảm tương đối của mắt theo bước sóng

+ K= 683 là hệ số chuyển đổi đơn vị năng lượng sang đơn vị cảm nhậnthị giác

Bảng 2 : Quang thông của một số nguồn sáng thông dụng

Nguồn sáng Quang thông (lumen)

Trang 10

Giả thiết một nguồn sáng O bức xạ một lượng quang thông d Φ tới một

điểm A là tâm của một diện tích dS Gọi dΩ là góc khối nhìn diện tích dS tư O Chúng ta định nghĩa Cường độ sáng I là :

I OA= lim

dλ Ω→0

dλΦ dλΩ

Với : dΩ - là góc khối không gian tâm O, nhìn diện tích dS trên mặt phẳnglàm việc Góc khối được định nghĩa là một góc không gian có giá trị bằng tỷ số củadiện tích hình cầu tâm O và bình phương bán kính hình cầu đó ( hình cầu chứadiện tích dS)

( Hình biểu diễn hình học của cường độ sáng)

Cường độ sáng luôn gắn liền với một hướng đã cho, được biểu diễn bằng mộtvectơ mà môđun của nó được đo bằng candela (viết tắt là cd) Nói cách khác,cường độ sáng là mật độ không gian của quang thông do nguồn bức xạ

Trang 11

Đơn vị đo độ chiếu bức xạ: oát/m2 (W/m2)

Đơn vị đo độ rọi lux (lx) (1lx=1lm/m2)

Bảng 3: Độ rọi trên một số bề mặt thường gặp

Đặc điểm được chiếu sáng Độ rọi (lux)Ngoài trời giữa trưa nắng 100.000Ngoài trời giữa trưa đầy mây 10.000

Khi ta nhìn vào một nguồn sáng hoặc một vật được chiếu sáng, ta có cảm giác

bị chói mắt Để đặc trưng cho khả năng bức xạ ánh sáng của nguồn hoặc bề mặtphản xạ gây nên cảm giác chói sáng đối với mắt, người ta đưa ra định nghĩa độchói

Vậy: Độ chói tại một điểm của bề mặt phát sáng theo một hướng là cường độbức xạ (cường độ sáng) do một đơn vị diện tích phát ra theo hướng đó

Nghĩa là tỉ số giữa cường độ sáng do một yếu tố bề mặt chứa điểm đó phát ra

và diện tích biểu kiến ( nhìn thấy ) của mặt đó theo hướng đã cho

Trang 12

(m cdλ2)=

dλI dλS cos α

Đơn vị đo độ chói bức xạ: W/sr-m2

Đơn vị đo độ chói : candela/m2 (cd/m2)

Bảng 4 Độ chói của một số nguồn thông dụng

Giấy trắng khi độ rọi 400 lux 80

Độ chói của mặt đường 1-2

lumen/m 2

(lm/m 2 )

Trang 13

Độ trưng tại một điểm của bề mặt phát xạ M là quang thông phát ra bởi mộtđơn vị diện tích tại điểm đó, là tỉ số giữa quang thông phát ra bởi một nguyên tố bềmặt chứa điểm đó và diện tích của nó.

M=

dλΦ dλS dλϕ dλs

Mặt trời là nguồn gốc đầu tiên của ánh sáng tự nhiên

Năng lượng của mặt trời rất lớn và đặc trưng bởi:

Trang 14

+ Vùng hồng ngoại trung có bước sóng : 15000 30.000 A0

+ Vùng hồng ngoại dài có bước sóng : 30.000 100.000 A0

Vào đến vùng ngoại vi của khí quyển, các bức xạ tự ngoại ngắn < 2000 A0 cótrách nhiệm phá vỡ và ion hóa các phần tử không khí do đó bị hấp thụ hoàn toàn ởtầng ngoại vi này, đồng thời hình thành các lớp áo giáp (ozon)

1.3.2 Nguồn sáng nhân tạo

Trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày, nguồn sáng tự nhiênkhông thể đáp ứng đủ yêu cầu về chiếu sáng Vì vậy người ta sử dụng hình thứcchiếu sáng nhân tạo trong kỹ thuật chiếu sáng nhằm đem đến cho con người ánhsáng nhiều hơn, tốt hơn, hoạt động thị giác thuận lợi hơn trong điều kiện ban đêm

Hiệu suất phát sáng thấp( khoảng 8 - 20 lm/W)Tuổi thọ kém (khoảng1000h)

2 Đèn huỳnh Hiệu suất phát sáng cao hơn ( 40 - Bật không sáng ngay

Trang 15

quang 105 lm/W)

Tuổi thọ cao (7000h - 10000h)

Phổ ánh sáng không liêntục

Khả năng chiếu xa kémChi phí đầu tư lớn

3 Đèn phóng

điện (đèn

cao áp)

Công suất lớnHiệu suất phát sáng rất cao (có thểlên đến 200 lm/W)

Tiết kiệm năng lượng

Bật không sáng ngayChất lượng ánh sángkhông tốt

Chỉ số hoàn màu thấpNhiệt độ phát nóng caoChi phí đầu tư lớn

2 CÁC NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU CHUẨN CHIẾU SÁNG

2.1 Các nguyên tắc chiếu sáng

Có 3 nguyên tắc để lựa chọn nguồn sáng:

* Theo môi trường làm việc:

- Xác định kiểu chiếu sáng: chiếu sáng chung hay chiếu sáng cục bộ, chiếusáng sự cố

- Điều kiện làm việc: thời gian làm việc tại môi trường chiếu sáng thườngxuyên hay không, có xét tới ảnh hưởng của chiếu sáng tự nhiên hay không, tínhchất công việc có đòi hỏi độ chính xác cao của thao tác hay không?

* Theo cấu trúc và yêu cầu thẩm mỹ của môi trường chiếu sáng:

- Diện tích cần chiếu sáng, cao độ trần nhà, cách bố trí nội thất bên trong

- Mục đích của chiếu sáng là gì: trang trí, làm việc, giải trí, hay trưng bày

- Vật liệu trang trí nội thất như thế nào, hình dáng bóng đèn và kiến trúc củanhà có phù hợp hay không

* Theo các yêu cầu khác:

Trang 16

- Tiện nghi môi trường được chiếu sáng: gam màu của đèn, chỉ số hoàn màu

- Khả năng sinh nhiệt của bóng đèn

- Độ bền của bóng và khả năng bảo trì thay thế

- Chi phí đầu tư và vận hành hệ thống

2.2 Tiêu chuẩn chiếu sáng

 Một số tiêu chuẩn là cơ sở thiết kế hệ thống chiếu sáng

- TCVN 7114:2002 : Ecgônômi- Nguyên lý Ecgônômi thị giác chiếu sáng cho

 Chiếu sáng tự nhiên là sử dụng ánh sáng mặt trời

 Ưu điểm: phổ ánh sáng tự nhiên phù hợp với mắt người, sẵn có,không tiêu hao năng lượng

 Nhược điểm: độ rọi thay đổi, phụ thuộc vào thời tiết, điều kiện sinhhoạt, đôi khi gây chói lóa

 Muốn sử dụng ánh sáng tự nhiên ta phải thực hiện từ khâu thiết kế nhàxưởng (độ cao trần nhà, kích thước và kết cấu cửa sổ, cửa ra vào, cửa mái )

3.2 Chiếu sáng nhân tạo

Ánh sáng nhân tạo là do con người tạo ra, nguồn sáng là các loại đèn

Ưu điểm: Chủ động, ổn định, không phụ thuộc vào thời tiết, phục vụ được cácyêu cầu và mục đích sử dụng khác nhau ( yêu cầu thẩm mỹ, kiến trúc )

Nhược điểm: tiêu hao năng lượng, không phù hợp với mắt người

Trang 17

- Các dạng chiếu sáng: theo mục đích sử dụng chiếu sáng có thể chia thành

các dạng chiếu sáng như sau: chiếu sáng chung, chiếu sáng cục bộ, chiếu sáng hỗnhợp

Căn cứ vào mục đích chiếu sáng có thể chia thành các dạng chiếu sáng nhưsau :

+ Chiếu sáng chung : Chiếu sáng toàn bộ diện tích hoặc một phần diện tíchbằng cách phân bố ánh sáng đồng đều khắp phòng ( dùng chiếu sáng chung đồngđều)

+ Chiếu sáng cục bộ : Chỉ chiếu sáng các bề mặt làm việc , dùng đèn đặt cốđịnh hay di động

+ Chiếu sáng hỗn hợp : Bao gồm chiếu sáng chung và chiếu sáng cục bộ kếthợp Thường dùng ở những nơi có nhu cầu chiếu sáng đặc biệt , VD: xưởng cơ khíchính xác, xưởng lắp ráp điện tử và các thiết bị tinh vi khác

+ Chiếu sáng sự cố : Mục đích của chiếu sáng sự cố là tiếp tục các chế độ sinhhoạt , làm việc khi có một nguyên nhân nào đó sự chiếu sáng làm việc bị giánđoạn, gây mất bình thường trong công tác, sinh hoạt, thậm chí có thể gây ra sự cốnguy hiểm, không an toàn …

- Các kiểu chiếu sáng: theo sự phân bố ánh sáng của đèn trong không gian có

thể chia thành 5 kiểu chiếu sáng như sau: trực tiếp, nửa trực tiếp, gián tiếp, nửagián tiếp, hỗn hợp

Bảng 6: Các kiểu chiếu sáng

Kiểu chiếu

sáng

Trực tiếp - Từ 90 đến 100% ánh sáng được chiếu

xuống mặt làm việc Hiệu quả chiếu

- Chiếu sáng trong vănphòng, lớp học, cửa

Trang 18

- Hẹp

- Rộng

sáng cao nhất

- Dễ gây chói lóa , sấp bóng

- Quang thông tập trung vào mặt phẳnglàm việc, tường bên bị tối

- Quang thông phân bố rộng trong nửakhông gian phía dưới, tường bên đượcchiếu sáng

hàng lớn, nhà xưởngcông nghiệp

- Thường được chiếusáng trong hội trường ,giảng đường ĐH

Bán trực

tiếp

- Từ 60 đến 90% ánh sáng được chiếuxuống không gian

- Từ 10 đến 40% ánh sáng được chiếulên trần

Môi trường được cải thiện cả tường vàtrần được chiếu sáng

Thường để chiếu sángvăn phòng khách,phòng trà , các quán ăn

Gián tiếp - Từ 90 đến 100% ánh sáng được chiếu

Bán gián

tiếp

-Từ 60 đến 90% ánh sáng chiếu hắt lên

- Các tường và trần được chiếu sáng

- Tạo ấn tượng dễ chịu

- Không gây chói lóa , sấp bóng

Chiếu sáng trong phòngkhách, phòng ăn củanhà ở , văn phòng công

sở

Trang 19

Hỗn hợp - Từ 40 đến 60% ánh sáng chiếu hắt lên

- Phối hợp ưu điểm của chiếu sáng trựctiếp và gián tiếp

Chiếu sáng trong cácxưởng cơ khí chính xác,xưởng lắp láp linh kiệnđiện tử ,vi tính …

4 THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO

4.1 Các phương pháp thiết kế hệ thống chiếu sáng

Trong thiết kế chiếu sáng thường dùng 3 phương pháp tính toán sau:

- Phương pháp hệ số sử dụng.

Phương pháp hệ số sử dụng dùng để xác định quang thông của các đèn trongchiếu sáng chung, đồng đều theo yêu cầu độ rọi cho trước trên mặt phẳng nằmngang Đặc biệt phương pháp hệ số sử dụng có tính đến các yếu tố phản xạ ánhsáng của trần, tường và bệ mặt được chiếu sáng Đây là phương pháp được sử dụngphổ biến nhất

- Phương pháp điểm.

Phương pháp điểm dung để xác định lượng quang thông cần thiết của các đènnhằm tạo ra một độ rọi qui định trên mặt phẳng làm việc với cách bố trí đèn tùy ý.Phương pháp điểm dùng tính toán cho tất cả các dạng chiếu sáng chung, cục bộ vàhỗn hợp Kết quả tính toán là chính xác với trường hợp chiếu sáng trực tiếp còn cácdạng chiếu sáng chủ yếu trên điều kiện phản xạ thì độ chính xác không cao

Nhược điểm của phương pháp điểm là bỏ qua tác dụng của ánh sáng phản xạ

do các bề mặt trong phòng tạo nên mặt làm việc, cho nên phương pháp điểmthường áp dụng tính chiếu sáng cho các phòng sản xuất có hệ số phản xạ của các

bề mặt trong phòng nhỏ hoặc chiếu sáng ngoài nhà

- Phương pháp công suất đơn vị

Trang 20

Phương pháp theo hệ số công suất thường được dùng để tính toán chiếu sáng

sơ bộ cho một công trình chưa có thông tin chi tiết Thường được dùng trong việclập dự toán, khảo sát tính kinh tế và dự kiến trước phụ tải chiếu sáng trước khi bắttay vào thiết kế Đặc điểm của phương pháp điểm này là chỉ dùng các bảng tra cósẵn về trị số đơn vị công suất theo loại bóng đèn, kiểu đèn, độ rọi yêu cầu và cácthông số hình học của không gian chiếu sáng

4.2 Trình tự tính toán thiết kế hệ thống chiếu sáng theo phương pháp

hệ số sử dụng

4.2.1 Chọn mức độ chiếu sáng yêu cầu ( độ rọi yêu cầu) cho phân xưởng

Khi chọn độ rọi yêu cầu (Eyc) của phân xưởng, cần xem xét các vấn đề sau :

Đặc điểm sử dụng và đặc điểm không gian của nội thất

Độ lớn của các chi tiết cần nhìn của công việc chính trong hoạt động củanội thất (viết, làm việc văn phòng, vẽ, cơ khí chính xác, lắp ráp điện tử )

 Độ tương phản giữa vật và nền

 Sự mệt mỏi của mắt người làm việc

 Môi trường sáng chung của nội thất v.v

Trị số độ rọi trung bình được hướng dẫn trong phụ lục B, bảng B.1 - Hướngdẫn về độ rọi và cấp chất lượng giới hạn chói loá TCVN 7114 : 2002 , do Ban kỹthuật tiêu chuẩn TCVN/TC159 Êcgônômi biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đolường Chất lượng đề nghị, Bộ khoa học và Công nghệ ban hành

4.2.2 Chọn kiểu bóng đèn

 Căn cứ vào:

Độ rọi yêu cầu

Nhiệt độ màu áp dụng biểu đồ Kruithof

Chỉ số hoàn màu

Hiệu suất ánh sáng và tuổi thọ bóng đèn

Trang 21

Vấn đề đặt ra là cần chọn loại bóng đèn nào trong các loại bóng đèn đã có(nung sáng, phóng điện, huỳnh quang) để đạt được một môi trường sáng thích hợpnhất với nội thất đã cho Muốn vậy phải xem xét các chỉ tiêu sau đây:

- Nhiệt độ màu Tm của nguồn sáng để tạo được một môi trường sáng tiện nghi

- Chỉ số hoàn màu CRI liên quan đến chất lượng ánh sáng của nguồn

- Nội thất được sử dụng liên tục hay gián đoạn

- Màu sắc của tường, trần và nền

- Thông số hình học của không gian, ví dụ trần thấp không nên dùng các loạiđèn có nhiệt độ phát nóng và gam màu ấm như bóng đèn nung sáng, đèn halogen

- Tuổi thọ của bóng đèn

- Hiệu suất sáng (lm/W) của chúng.

4.2.3 Chọn kiểu chiếu sáng và đèn

Khi chọn kiểu chiếu sáng có thể tham khảo các hướng dẫn sau :

- Kiểu chiếu sáng trực tiếp hẹp thường dùng trong nhà có độ cao lớn Đây làkiểu chiếu sáng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, nhưng khi đó khoảng không giantường bên và trần bị tối

- Kiểu trực tiếp rộng và nửa trực tiếp cho phép tạo ra một môi trường sángtiện nghi hơn Trần phòng và nhất là các tường bên đều được chiếu sáng

- Kiểu nửa gián tiếp và gián tiếp thường ưu tiên sử dụng trong công trình côngcộng có nhiều người qua lại như khán phòng, nhà ăn, nhà ga, các đại sảnh, Nóichung có thể áp dụng cho những nơi độ rọi yêu cầu không cao mà lại mong muốn

có môi trường ánh sáng tiện nghi

 Căn cứ vào sự phân bố ánh sáng (theo tính chất công việc) => chọn kiểuánh sáng: trực tiếp, bán trực tiếp, gián tiếp, hỗn hợp,…

 Chọn đèn hoặc bộ đèn

 Chọn chao đèn hay máng đèn

Trang 22

Từ đó ta xác định được cấp đèn và hiệu suất của bộ đèn hay máng đèn.

4.2.4 Chọn độ cao treo đèn

J : Tỷ số treo đèn

H: khoảng cách từ trần đến sàn

h1: khoảng cách từ trần đến đèn

h2: khoảng cách từ mặt phẳng làm việc đến sàn (dựa vào tính chất công việc)

h: khoảng cách từ mặt phẳng làm việc đến đèn (Độ cao treo đèn h = H – h 1 –

Trang 23

ở những nơi không cần chiếu sáng trần hay trần quá cao thì thường chọn J  0 tùyloại đèn.

4.2.5 Bố trí đèn và xác định số lượng đèn tối thiểu

Để đảm bảo độ đồng đều của chiếu sáng Độ đồng đều phụ thuộc vào các yếu tố:

Trang 24

- Ld , Ln khoảng cách giữa các đèn theo chiều dọc và chiều ngang

Số lượng đèn tối thiểu đảm bảo cho chiếu sáng đồng đều Nmin

- q, p là khoảng cách từ biên dọc và ngang đến dãy đèn gần nhất

4.2.6 Xác định quang thông tổng của các đèn chiếu sáng

Eyc - độ rọi yêu cầu trên mặt phẳng làm việc , lux

 - hiệu suất của đèn

U - hệ số lợi dụng quang thông, xác định theo bảng lập sẵn của nhà sản xuất đèn

Trang 25

Kích thước hình học của phòng, đặc trưng bằng " hệ số không gian k” xácđịnh theo công thức :

k = ab

h(a+b)

Trong đó: + Hệ số k thay đổi trong phạm vi từ 0,6 đến 5

+ a là chiều rộng nhà xưởng, b là chiều dài nhà xưởng

+ h là chiều cao nhà xưởng

Các hệ số phản xạ của tường và trần phụ thuộc màu sắc của chúng, có thể lấygần đúng như sau :

Bảng 7 : Hệ số phản xạ

Trắng sáng , thạch cao trắng 0,8

Vàng, lục sáng, xi măng 0,5Màu rực rỡ, gạch đỏ 0,3Màu tối, kính trong 0,1

Hệ số phản xạ của sàn lấy gần đúng bằng 0,1 hoặc 0,3 :

Sàn màu tối, bêtông xỉn 0,1Sàn trải plastic, gạch bông 0,3

Hệ số dự trữ 

Hiệu suất chiếu sáng của bộ đèn

Trong đó : Φ b – quang thông bức xạ của bóng đèn.

Φ dλ – quang thông thoát ra khỏi đèn.

4.2.7 Xác định số lượng đèn cần thiết

t d

Trang 26

t - tổng quang thông cần thiết.

d – quang thông do một bộ đèn sinh ra

- Nếu N  Nmin (lượng đèn tối thiểu đảm bảo đồng đều độ rọi), thì nó chính là

số lượng đèn cần lắp đặt và theo nguyên tắc bố trí đèn đã nói ở trên để bố trí lạiđèn cho phù hợp với số lượng mới

- Nếu N  Nmin , thì phải dùng số lượng đèn tối thiểu lắp đặt

xác định lại quang thông của bóng đèn theo công thức :

Ndd - Số lượng đèn trong một dãy

Φ t – tổng quang thông cần thiết.

Φ dλ – quang thông do một bóng đèn huỳnh quang tạo ra.

d – số dãy đèn được bố trí để đạt được độ đồng đều

g – số bóng huỳnh quang trong một bộ đèn

4.2.8 Kiểm tra độ rọi tại các điểm cần thiết

Kiểm tra độ rọi trung bình trên bề mặt chiếu sáng (độ rọi thực tế)

E tt=φ đ N η.U

a.b δ

Trang 27

Ett > Eyc (trong khoảng 16%) => đạt yêu cầu.

4.3 Thiết kế cung cấp điện

4.3.1 Xác định công suất tính toán nhánh và công suất tính toán tổng

P tt = n.P 0

Trong đó: Ptt – Công suất tính toán

n – Số lượng bóng đèn

P0 – Công suất của một bóng đèn

4.3.2 Xác định phụ tải tính toán nhánh và phụ tải tính toán tổng

S tt= P tt

cos ϕ

Trong đó: + Stt – Phụ tải tính toán

+ Ptt – Công suất tính toán

+ cosφ – Hệ số công suất của bóng đèn

4.3.3 Chọn aptomat

Chọn aptomat theo 2 điều kiện:

+ Nếu nguồn điện 1 pha: I tt =

Trong đó: Itt – Dòng điện làm việc lớn nhất truyền tải qua dây dẫn

IđmA – Dòng điện định mức của aptomat

UđmA – Điện áp định mức của aptomat

Uđml – Điện áp của lưới điện

Dựa vào phụ lục IV, tài liệu [6] Ta chọn aptomat nhánh và aptomat tổng cho

hệ thống chiếu sáng

Trang 28

Theo phụ lục V.12, V.13, tài liệu [6], ta chọn dây dẫn.

Sau khi tiết diện dây dẫn được chọn, cần phải kiểm tra điều kiện với thiết bịbảo vệ:

- Nếu bảo vệ bằng cầu chì:

K1 K2 I cp ≥ I dλc

α

Trong đó:

α = 3 cầu chì bảo vệ động cơ điện

α = 0,8 cầu chì bảo vệ mạch điện chiếu sáng, sinh hoạt

- Nếu bảo vệ bằng áptômat:

Trang 29

Giám đốc nhà máy: Phó tổng giám đốc Nguyễn Tiến Công

Địa chỉ: Dốc Đoàn Kết - Vĩnh Hưng - Hoàng Mai - Hà Nội

Sau nhiều năm hoạt động dưới hình thức xưởng sản xuất nhỏ_Nhà máy ổn ápLiOA, năm 1994, Công ty TNHH Nhật Linh chính thức được thành lập theo quyếtđịnh số 1360/GP – UB vào ngày 9 tháng 8 năm 1994 của Uỷ Ban Nhân Dân thànhphố Hà Nội, và có trụ sở giao dịch tại Tây Sơn – Hà Nội

Sản phẩm đầu tiên của nhà máy là ổn áp mang thương hiệu Lioa được sảnxuất trên diện tích ban đầu là 0,5ha của Nhà máy ổn áp LiOA, tại Vĩnh Tuy –Thanh Trì – Hà Nội Sản xuất những sản phẩm đáp ứng đúng thị trường người tiêudùng và phát triển được hệ thống phân phối trên toàn quốc với 3000 điểm bán lẻcùng hai chi nhánh lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng

Với gần 20 năm kinh nghiệm của Nhà sản xuất ổn áp lớn nhất Việt Nam, mộtđất nước gần 90 triệu dân, trải dài trên 1650km theo dọc đường kinh tuyến và cóchung một múi giờ nên điện áp cùng sụt áp vào giờ cao điểm, đến nay những sảnphẩm mà Nhà máy sản xuất đã đưa Công ty trở thành nhà sản xuất ổn áp lớn nhất

Trang 30

thế giới, hội tụ nhiều kinh nghiệm và những giải pháp tối ưu với những khách hàngđặc thù nhất.

Và ở năm 2002, Nhà máy đã tiếp tục đưa ra những sản phẩm mới phục vụ sâurộng hơn nhu cầu thiết bị điện trong công nghiệp như: máy ổn áp treo tường, máy

ổn áp điện lực ngâm dầu, máy biến hạ thế, máy biến áp 3 pha…

Năm 2003, Công ty đã triển khai xây dựng mở rộng quy mô sản xuất trênmảnh đất đầu tư mở rộng của Nhà máy ổn áp LiOA Năm 2004 Nhà máy ổn ápLiOA được xây dựng hoàn thành và bắt đầu đi vào hoạt động với tên mới là Nhàmáy biến áp điện lực LiOA

Trải qua hơn 20 năm hoạt động, Nhà máy đã phát triển ngày càng lớn mạnhhơn Dự án nối tiếp dự án, sản phẩm nối tiếp sản phẩm ra đời, Nhà máy đã thể hiệnsức sáng tạo, sức làm việc không mệt mỏi của toàn bộ đội ngũ công nhân viên giàukinh nghiệm, nhiệt huyết, với phương châm: “Hết mình vì một sản phẩm – vì mộtgiải pháp tối ưu cho khách hàng” Sản phẩm của Nhà máy đại diện cho công ty đã

và đang ngày càng gần gũi hơn với người Việt Nam và người tiêu dùng trên khắpthế giới

1.2 Lĩnh vực hoạt động của Nhà máy

 Nhà máy đang hoạt động trên các lĩnh vực:

- Sản xuất lắp ráp sản phẩm điện, điện tử, cơ khí

- Sản xuất lắp ráp máy biến áp, máy biến áp điện lực

- Tư vấn bán hàng và sửa chữa, bảo dưỡng các sản phẩm điện, điện tử, cơ khí,máy biến áp…

 Các sản phẩm chính của Nhà máy:

- Các loại ổn áp 1 pha và 3 pha có công suất 350 kVA đến 500 kVA

- Các loại ổn áp ngâm dầu có công suất từ 150 kvA đến 1000 kvA

- Các loại máy biến áp, máy hạ thế…

1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý, tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy biến áp điện lực LiOA_Công ty TNHH Nhật Linh.

Trang 31

1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

 Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty TNHH Nhật Linh

Nhận xét:

Từ sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty ta thấy Nhà máy biến áp điện lực Lioa (nhà máy ổn áp Lioa) trực thuộc công ty TNHH Nhật Linh có cơ cấu gồm:

Trang 32

 Các phân xưởng sản xuất: xưởng lắp ráp 1, xưởng lắp ráp 2 và xưởng quấndây với nhiệm vụ quan trọng là sản xuất ra những sản phẩm chất lượng.

 Bộ phận hành chính gồm các phòng: Kỹ thuật, Kế toán, Sản xuất, Thiết bị vàphòng Y tế với nhiệm vụ cụ thể:

 Phòng Kỹ thuật: Phụ trách chung về vấn đề kỹ thuật và chịu trách nhiệmtrước Giám đốc kỹ thuật về các vấn đề liên quan

 Phòng Kế toán: Chịu sự quản lý trực tiếp của Phó giám đốc ra quyết định tàichính Chức năng là tập trung vào các việc phân tích và dự toán, lên kế hoạch huyđộng sử dụng các nguồn vốn, theo dõi và kiểm soát khả năng thanh toán của công

ty và các nhiệm vụ liên quan

 Phòng Sản xuất: Phụ trách về vấn đề sản xuất của nhà máy, về số lượngcũng như chất lượng của sản phẩm Đề xuất ý kiến để giám đốc xem xét phê duyệtđối với những vấn đề liên quan đến sản xuất

 Phòng Thiết bị: Phụ trách về vấn đề vật tư, máy, thiết bị, nguyên vật liệu,phụ tùng… phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy Phòng thiết bị có tráchnhiệm đảm bảo đầy đủ các vật phẩm cần thiết để hoạt động của Công ty đượcthông suốt và liên tục

Phòng y tế: đảm bảo các vấn đề liên quan đến sức khoẻ của toàn thể cán bộcông nhân viên trong nhà máy

 Bộ phận kinh doanh: trong đó có 2 kênh bán hàng với trực tiếp bán vớinhiệm vụ nghiên cứu thị trường, đưa sản phẩm ra thị trường, giới thiệu sản phẩmcủa Nhà máy đến người tiêu dùng và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trong

cơ chế thị trường

 Bộ phận vật tư: chịu trách nhiệm về vấn đề mua vật tư, về chất lượng vật tư

và giá cả vật tư

Trang 33

 Tổng số cán bộ, công nhân viên trong Nhà biến áp điện lực LiOA là:

210 người với:

- Trình độ kĩ sư, đại học: 65 người

- Cao đẳng và Trung cấp các ngành ngề: 58 người

- Công nhân kỹ thuật: 87 người

- Số lao động nữ: 62 người

 Trong đó: lực lượng lao động trực tiếp tại các phân xưởng như sau:

Bảng 8: Lực lượng lao động trực tiếp tại các phân xưởng

STT Tên phân xưởng Số lượng

Trang 34

1.3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh

Những năm gần đây, khi kinh tế thị trường phát triển, sự cạnh tranh ngàycàng khốc liệt, có rất nhiều mặt hàng nhái sản phẩm của LiOA làm giảm đi sự uytín của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của công ty Tuy nhiên, bằng cáchđẩy mạnh đầu tư, mở rộng hợp tác, tăng cường quản lý, đổi mới công nghệ, đadạng hoá các sản phẩm về mẫu mã, chất lượng, thẩm mỹ… Nhà máy đã được đầu

tư các máy móc, trang thiết bị hiện đại hơn để nâng cao uy tín, chất lượng sảnphẩm, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của khác hàng

Về việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, ngoài các thiết bị kiểm soát tự độngngay trong quá trình sản xuất, Nhà máy còn có một phòng thí nghiệm được trang bịđầy đủ các thiết bị dụng cụ đo lường hiện đại nhập khẩu từ Châu Âu và được cơquan nhà nước kiểm định Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Công ty đã tiến hànhxây dựng và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO –

9000 cho Nhà máy Tháng 8 năm 2001, Công ty đã được tổ chức AFAQASCERRT INTERNATIONAL cấp chứng chỉ công nhận hệ thống công nghệ sảnxuất đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn ISO – 9001

Tại Nhà máy biến áp điện lực LiOA, năng lực sản xuất là 300000 sảnphẩm/năm đối với ổn áp, đối với máy biến áp 20 kVA : 2000 sản phẩm/tháng.Năm 1994, khi mới thành lập với mức vốn nhỏ hẹp thì Công ty đã lỗ lực sản xuấthết mình và nguồn vốn đã được củng cố và gua tăng Với mô hình hoạt động làcông ty TNHH nên nguồn vốn đều là do tự Công ty có chứ không có vốn của Nhànước Và tính đến năm 2002, vốn của Nhà máy biến áp điện lực là 5.000.000.000VNĐ Và với sự phát triển không ngừng thì đến nay, nguồn vốn của công ty đã giatăng lên rất nhiều, góp phần trong việc mở rộng nhà xưởng, quy mô sản xuất

Với sự lãnh đạo tài tình của Tổng giám đốc và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ,công nhân viên tại các nhà máy thì Công ty vẫn đứng vững và càng khẳng định vị

Trang 35

trí số một của mình trên thị trường ổn áp Việt Nam và ngày càng khẳng định được

uy tín của mình trên thị trường quốc tế

1.4 Khái quát về quy trình công nghệ, dây chuyền sản xuất, đặc điểm máy, thiết bị của Nhà máy biến áp điện lực

1.4.1 Quy trình công nghệ dây chuyền sản xuất lắp ráp chung

Tuỳ từng sản phẩm mà quy trình sản xuất khác nhau, và việc sản xuất trải quanhiều giai đoạn kế tiếp nhau Nguyên liệu khi đưa vào các phân xưởng sản xuấtđều tiến hành theo quy trình sản xuất sau:

- Sơ đồ 2: Dây chuyền sản xuất chung

 Vật tư:

Trang 36

Vật tư là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đầu ra, do đóvật tư đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Vì vậy Nhà máy luôn quantâm đến chất lượng của vật tư Với đặc điểm chủ yếu là sản xuất lắp ráp các sảnphẩm điện và điện tử phục vụ cho công nghiệp và tiêu dùng nên vật tư mà Nhàmáy sử dụng như:

- Các vật tư chuyên ngành như: dây dẫn từ, tôn silic, linh kiện điện tử, đồngnhôm, đồng hồ điện

- Các phụ kiện: công tắc, bảng mạch, dây điện các loại, ổ cắm…

Ngoài những vật tư trong nước, Nhà máy còn sử dụng những vật tư từ nướcngoài với lượng khá lớn để chế tạo những chi tiết đòi hỏi về cơ – lý tính đặc biệt.Nguyên liệu nhập ngoại chủ yếu là: công tắc, tản nhiệt, cầu đấu, vỏ máy bằng tôn,phanh trục, than…Các nguyên liệu này đều được phòng kiểm tra chất lượng sảnphẩm (QMR) của Công ty kiểm tra chất lượng trước khi vào nhập kho

 Xưởng quấn dây: là phân xưởng chuẩn bị các cuộn dây, lõi tôn để lắpráp thành các bối dây phục vụ cho quá trình lắp ráp ruột máy biến áp

Trước khi lắp bối dây, cần phải cạo sạch các đầu dây, hàn chì các đầu dây dẫnlên bộ điều chỉnh và lên sứ Băng cách điện mối hàn bằng giấy cách điện và băngtải Dùng khí nén thổi sạch bụi bám trên cuộn dây rồi lắp cuộn dây vào trụ, sử dụngcần trục cẩu bối dây đặt vào trong trụ, cuộn dây nhờ trọng lượng của nó mà trôixuống từ từ Cuộn giữa được lắp trước rồi đến cuộn bìa, trong quá trình lắp phảichú ý đến thứ tự pha

Lõi tôn sau khi đã được ghép gông hoàn chỉnh cả gông trên và gông dưới sẽđược lắp với bối dây

 Xưởng lắp ráp 1: là xưởng lắp ráp bước đầu, lắp ráp bối dây, lõi tôn

và các chi tiết khác đai, hàn, cố định các đầu dây Giai đoạn này còn được gọi làgiai đoạn lắp ráp ruột máy biến áp

Trang 37

- Sơ đồ 3: Dây chuyền lắp ráp bước 1

Từ các chi tiết, sản phẩm đã được chuẩn bị là: bối dây, lõi tôn, chi tiết cơ khí,các chi tiết cách điện, các chi tiết dẫn điện…sẽ được sử dụng để lắp ráp ruột máybiến áp.Sau khi lắp ráp xong cuộn dây, ta đặt cách điện giữa dây quấn và gông trênrồi tiến hành ghép lại gông trên và lắp xà ép gông dưới Sau đó là đấu các dây hạthế, dây cao thế, và hàn cố định các đầu dây

Ruột máy biến áp sau khi được lắp ráp sẽ được vệ sinh sạch sẽ để không cònvảy chì hàn, bavia đồng, sắt có rơi trên đầu bối dây hoặc nằm trên gổ kê ruột máy,trong khe hở ruột máy, dùng khí nén thổi sạch sẽ Cuối cùng là đưa các ruột máybiến áp lên lò sấy, tuỳ vào loại máy biến áp mà thời gian sấy khác nhau

Trang 38

 Phân xưởng lắp ráp 2: là phân xưởng lắp ráp hoàn chỉnh

- Sơ đồ 4: Dây chuyền lắp ráp bước 2

Các vật liệu: Thân máy, ron sau khi đã gia công hoàn chỉnh sẽ được sắp xếpgọn gàng để thuận tiện cho việc lắp ráp ruột máy và lắp ráp hoàn chỉnh Ty sứchuẩn bị cho bên cao áp và hạ áp, bộ điều chỉnh sau khi được gia công sẽ được sấy,ngâm dầu rồi chuyển qua khâu lắp ráp Nắp máy phải hoàn chỉnh và vệ sinh sạch

sẽ, sứ và ron phải đúng chủng loại cấp điện áp Bầu dầu phụ được bỏ bột hút ẩmvào, ống phòng nổ được vệ sinh lại và bắt kính phòng nổ dầy 3mm , các dụng cụnhư bulông, đai ốc, khoá… cũng được chuẩn bị kỹ để tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh

Nhận xét:

Trang 39

Dây chuyền công nghệ của Nhà máy tuy có áp dụng nhiều trang thiết bị, côngnghệ hiện đại nhưng vẫn chưa tự động hoá hoàn toàn, 65% là thủ công, cần có bàntay lao động của con người.

1.4.2 Đặc điểm máy và thiết bị

Máy và thiết bị sản xuất là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu đối vớibất kỳ đơn vị sản xuất nào Số lượng và chất lượng máy, thiết bị của một đơn vịsản xuất phản ánh năng lực, trình độ khoa học kỹ thuật, mức độ hiện đại hoá trongquá trình sản xuất của đơn vị đó Đây là điều kiện cần để một doanh nghiệp hoạtđộng và phát triển, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm Nhận thức rõ điều nàythì Nhà máy đã không ngừng cải tiến công nghệ, trang thiết bị nhằm đáp ứng nhucầu sản xuất của đơn vị và cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân viên laođộng

Bảng 9: Danh mục một số máy, thiết bị chính của Nhà máy

1 Máy cắt thép sipha băng Liên Xô

2 Máy cuốn dây tự động Liên Xô

6 Cầu trục 5T – 5,5M Trung Quốc

Ngày đăng: 06/07/2016, 13:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] PGS.TS. Đặng Văn Đào, Thiết bị và hệ thống chiếu sáng, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết bị và hệ thống chiếu sáng
Nhà XB: NXB Giáo dụcViệt Nam
[2] PGS-TS Văn Đình Đệ (Chủ biên), Khoa học kỹ thuật Bảo hộ Lao động, NXB Giáo dục, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học kỹ thuật Bảo hộ Lao động
Nhà XB: NXB Giáo dục
[4] Lê Văn Doanh (chủ biên), Kỹ Thuật Chiếu Sáng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ Thuật Chiếu Sáng
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹthuật
[5] TS. Ngô Hồng quang, Giáo trình cung cấp điện, NXB Giáo dục, 2009 [6] Vũ Văn Tẩm-Ngô Hồng Quang, Giáo trình thiết kế cấp điện, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cung cấp điện", NXB Giáo dục, 2009[6] Vũ Văn Tẩm-Ngô Hồng Quang, "Giáo trình thiết kế cấp điện
Nhà XB: NXB Giáo dục
[7] Nguyễn Viết Sum, Sổ tay thiết kế điện chiếu sáng, H-xây dựng,1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay thiết kế điện chiếu sáng
[3] Dương Lan Hương (chủ biên), Giáo trình Kỹ thuật Chiếu Sáng, NXB Đại học Quốc Gia TP HCM.2009 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w