1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại Trung tâm huấn luyện An Toàn Vệ Sinh Lao Động

101 500 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động là một giải pháp quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và sức khoẻ của người lao động. Việc quản lý, tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ của các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới và sự phát triển toàn diện của đất nước. Tuy vậy, trước yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, việc tổ chức triển khai công tác ATVSLĐ ở nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều thiếu sót, chất lượng huấn luyện chưa cao, nhận thức về vấn đề ATVSLĐ còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là một trong các biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo an toàn lao động. Đặc biệt, ngày 18/10/2014, Bộ LĐTB và XH đã có Thông tư số 27 “Quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động” với những điểm mới nhằm nâng cao chất lượng công tác huấn luyện ATVSLĐ. Qua tìm hiểu khi kiểm tra công tác AT-VSLĐ tại một số đơn vị của nhiều đoàn kiểm tra các cấp, công tác huấn luyện an toàn cho người lao động còn làm hình thức, giao cho các công trường, phân xưởng tự huấn luyện; câu hỏi, nội dung huấn luyện hàng năm không thay đổi, người lao động chép lại bài kiểm tra có sẵn, thậm chí có thể nhờ người khác chép hộ rồi ký tên. Công tác huấn luyện cấp chứng chỉ về quản lý, vận hành thiết bị, huấn luyện chuyên môn chưa đảm bảo yêu cầu. Do vậy, để đảm bảo chất lượng công tác huấn luyện ATVSLĐ đạt hiệu quả cần có sự vào cuộc từ nhiều phía như cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị chủ quản, trách nhiệm của doanh nghiệp, của người lao động, của tổ chức được huấn luyện ATLĐ, VSLĐ và cấp chứng chỉ huấn luyện. Trung tâm Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được Bộ Lao động - thương binh và Xã hội thành lập và đưa vào hoạt động từ tháng 8 năm 2004 cho đến nay, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Cục An toàn lao động, Trung tâm hoạt động ngày một phát triển và khẳng định vị thế cũng như vai trò vị trí tiên phong của mình trong công tác tuyên truyền huấn luyện về ATVSLĐ cho mọi đối tượng trong cả nước. Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại Trung tâm huấn luyện ATVSLĐ sẽ giúp Việt Nam xây dựng một Trung tâm huấn luyện ATVSLĐ có quy mô, với đội ngũ cán bộ, chuyên gia chuyên nghiệp cung cấp có hiệu quả dịch vụ đào tạo huấn luyện, tư vấn, nghiên cứu chuyển giao công nghệ; tham gia giám sát và đánh giá chất lượng đào tạo, huấn luyện của các tổ chức, trung tâm huấn luyện AT-VSLĐ khác cho Việt Nam và từng bước mở rộng trong khu vực. Xuất phát từ lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại Trung tâm huấn luyện An Toàn Vệ Sinh Lao Động” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. - Đánh giá thực trạng chất lượng công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại Trung tâm Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong những năm qua. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác huấn luyện an toàn toàn vệ sinh lao động tại Trung tâm Huấn luyện an toàn vệ sinh lao trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động . + Về Thời gian: Các số liệu được thu thập từ năm 2012 đến năm 2017, giải pháp đề xuất đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu - Nguồn thông tin thứ cấp: + Thông tin bên ngoài: Số liệu được thu thập từ các bài viết trên báo, tạp chí, internet, đề tài nghiên cứu khoa học của các tác giả trước đó đã nghiên cứu về chất lượng đào tạo, công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. + Thông tin bên trong: Sử dụng tư liệu từ phòng tài chính tổng hợp bao gồm tài liệu thống kê, các báo cáo tổng hợp. - Nguồn thông tin sơ cấp: Luận văn sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu cho đề tài: Trong quá trình viết luận văn, tác giả tiến hành điều tra bằng bảng hỏi, khảo sát 119 phiếu điều tra kết quả thu được105 phiếu hợp lệ, đối tượng là học viên đang theo học do Trung tâm tổ chức huấn luyện bao gồm 3 lớp học viên chính là học viên lớp chương trình quốc gia, học viên lớp Nghi Sơn và học viên lớp Honda. Do tác giả là một trong những người tổ chức lớp học nên đã xin ý kiến, khảo sát của các học viên trực tiếp tại lớp học vào giờ nghỉ giải lao, kết quả thu được chi tiết ở bảng 1.1.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-BÙI VĂN PHƯƠNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH

LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN

AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

MÃ NGÀNH: 8340101

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không viphạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Tác giả luận văn

Bùi Văn Phương

Trang 3

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện Luận văn tôi đã nhận được nhiều sựquan tâm, giúp đỡ, góp ý của nhiều tập thể, cá nhân.

Trước hết cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn NgọcHuyền, người hướng dẫn khoa học đã tận tình, tận tâm giúp đỡ tôi về kiến thứccũng như phương pháp nghiên cứu, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện Luận văn

Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân

đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, những chia sẻ, đóng góp quý báu làm nềntảng cho việc thực hiện luận văn này

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình đặc biệt là vợ tôi, bạn

bè, những người thường xuyên hỏi thăm, động viên tôi trong suốt quá trình học tập,làm việc và nghiên cứu

Mặc dù bản thân cũng rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và thực hiệnLuận văn nhưng do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏinhững thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của Quý thầy, côgiáo và tất cả bạn bè

Hà nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả luận văn Bùi văn Phương

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5

1.1 Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 5

1.2 Khoảng trống nghiên cứu đề tài 8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG 9

2.1 Huấn luyện ATVSLĐ 9

2.1.1 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng và huấn luyện 9

2.1.2 Ý nghĩa của công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 10

2.1.3 Nội dung huấn luyện ATVSLĐ 10

2.1.4 Các phương thức huấn luyện ATVSLĐ 15

2.1.5 Các hình thức huấn luyện 16

2.2 Chất lượng huấn luyện ATVSLĐ 17

2.2.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ và chất lượng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 17

2.2.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 18

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng huấn luyện ATVSLĐ 20

2.2.3 Kinh nghiệm của một số Quốc gia, DN trong công tác huấn luyện ATVSLĐ và bài học cho kinh nghiệm 26

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG 31

3.1 Tổng quan về Trung tâm Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động 31

3.1.1 Quá trình hình thành phát triển của Trung tâm 31

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 32

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm 33

Trang 5

toàn vệ sinh lao động 34

3.2.1 Thực trạng công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 34

3.2.2 Đánh giá chất lượng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 35

3.2.3 Thực trạng các giải pháp đã được áp dụng để đảm bảo chất lượng huấn luyện ATVSLĐ của Trung tâm 49

3.3 Đánh giá chung về chất lượng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động mà Trung tâm đã đạt được 63

3.3.1 Những ưu điểm 63

3.3.2 Các hạn chế và nguyên nhân 65

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG 68

4.1 Định hướng phát triển của Trung Tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 68

4.1.1 Mục tiêu chung 68

4.1.2 Mục tiêu cụ thể 68

4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại Trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 69

4.2.1 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác huấn luyện 69

4.2.2 Xây dựng và chuẩn hóa chương trình, tài liệu huấn luyện 70

4.2.3 Đầu tư nâng cao năng lực cán bộ giảng viên 74

4.2.4 Một số giải pháp bổ trợ 76

4.3 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước 78

KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

Từ viết tắt Viết đầy đủ

ATLĐ An toàn lao động

ATVSLĐ An toàn - vệ sinh lao đông

Trang 7

Bảng 3.1 Một số kết quả huấn luyện ATVSLĐ từ 2014-2017 34

Bảng 3.2 Diện tích đất và các khu nhà 36

Bảng 3.3 Trang thiết bị phục vụ đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ 36

Bảng 3.4 Đánh giá về chất lượng phòng học và trang thiết bị phục vụ huấn luyện 39 Bảng 3.5 Đội ngũ giảng viên huấn luyện của Trung tâm 40

Bảng 3.6 Đánh giá công tác phân công giảng viên huấn luyện 44

Bảng 3.7 Đánh giá về năng lực chuyên môn 45

Bảng 3.8 Đánh giá về phương pháp huấn luyện 45

Bảng 3.9 Đánh giá tính phù hợp của chương trình huấn luyện với mục tiêu huấn luyện 47

Bảng 3.10 Đánh giá về chương trình huấn luyện cung cấp kiến thức cơ bản về an toàn việc làm và kỹ năng nhận diện đánh giá nguy cơ tai nạn 48

Bảng 3.11 Đánh giá về năng lực tổ chức lớp 49

Bảng 3.12 Đánh giá về thái độ phục vụ 49

Bảng 3.13 Đánh giá chất lượng huấn luyện tại trung tâm 64

Bảng 4.1 Giảng viên các chuyên ngành 74

HÌNH Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Trung tâm Huấn luyện ATVSLĐ 33

Hình 3.2 Hình tháp hiệu quả của các phương pháp huấn luyện 42

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động là một giải pháp quan trọng trongviệc đảm bảo an toàn và sức khoẻ của người lao động Việc quản lý, tổ chức thựchiện công tác ATVSLĐ của các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ sở sản xuất kinhdoanh trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến, góp phần tích cực vàocông cuộc đổi mới và sự phát triển toàn diện của đất nước Tuy vậy, trước yêu cầuxây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trong thời kỳ hộinhập kinh tế quốc tế, việc tổ chức triển khai công tác ATVSLĐ ở nhiều doanhnghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiềuthiếu sót, chất lượng huấn luyện chưa cao, nhận thức về vấn đề ATVSLĐ còn nhiềuhạn chế Vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác huấn luyện an toàn vệ sinh laođộng là một trong các biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo an toàn lao động Đặcbiệt, ngày 18/10/2014, Bộ LĐTB và XH đã có Thông tư số 27 “Quy định về côngtác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động” với những điểm mới nhằm nângcao chất lượng công tác huấn luyện ATVSLĐ

Qua tìm hiểu khi kiểm tra công tác AT-VSLĐ tại một số đơn vị của nhiềuđoàn kiểm tra các cấp, công tác huấn luyện an toàn cho người lao động còn làmhình thức, giao cho các công trường, phân xưởng tự huấn luyện; câu hỏi, nội dunghuấn luyện hàng năm không thay đổi, người lao động chép lại bài kiểm tra có sẵn,thậm chí có thể nhờ người khác chép hộ rồi ký tên Công tác huấn luyện cấp chứngchỉ về quản lý, vận hành thiết bị, huấn luyện chuyên môn chưa đảm bảo yêu cầu

Do vậy, để đảm bảo chất lượng công tác huấn luyện ATVSLĐ đạt hiệu quả cần có

sự vào cuộc từ nhiều phía như cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị chủ quản, tráchnhiệm của doanh nghiệp, của người lao động, của tổ chức được huấn luyện ATLĐ,VSLĐ và cấp chứng chỉ huấn luyện

Trung tâm Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được Bộ Lao động - thươngbinh và Xã hội thành lập và đưa vào hoạt động từ tháng 8 năm 2004 cho đến nay,dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Cục An toàn lao động, Trung tâm hoạt động ngày một

Trang 9

phát triển và khẳng định vị thế cũng như vai trò vị trí tiên phong của mình trongcông tác tuyên truyền huấn luyện về ATVSLĐ cho mọi đối tượng trong cả nước.

Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại Trungtâm huấn luyện ATVSLĐ sẽ giúp Việt Nam xây dựng một Trung tâm huấn luyệnATVSLĐ có quy mô, với đội ngũ cán bộ, chuyên gia chuyên nghiệp cung cấp có hiệuquả dịch vụ đào tạo huấn luyện, tư vấn, nghiên cứu chuyển giao công nghệ; tham giagiám sát và đánh giá chất lượng đào tạo, huấn luyện của các tổ chức, trung tâm huấnluyện AT-VSLĐ khác cho Việt Nam và từng bước mở rộng trong khu vực

Xuất phát từ lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng

huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại Trung tâm huấn luyện An Toàn Vệ Sinh Lao Động” làm luận văn thạc sỹ của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

- Đánh giá thực trạng chất lượng công tác huấn luyện an toàn vệ sinh laođộng tại Trung tâm Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong những năm qua

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác huấn luyện antoàn toàn vệ sinh lao động tại Trung tâm Huấn luyện an toàn vệ sinh lao trong thờigian tới

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

+ Về Thời gian: Các số liệu được thu thập từ năm 2012 đến năm 2017, giảipháp đề xuất đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Nguồn thông tin thứ cấp:

+ Thông tin bên ngoài: Số liệu được thu thập từ các bài viết trên báo, tạp chí,internet, đề tài nghiên cứu khoa học của các tác giả trước đó đã nghiên cứu về chấtlượng đào tạo, công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Trang 10

+ Thông tin bên trong: Sử dụng tư liệu từ phòng tài chính tổng hợp bao gồmtài liệu thống kê, các báo cáo tổng hợp.

- Nguồn thông tin sơ cấp:

Luận văn sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi và phỏngvấn sâu để thu thập dữ liệu cho đề tài: Trong quá trình viết luận văn, tác giả tiếnhành điều tra bằng bảng hỏi, khảo sát 119 phiếu điều tra kết quả thu được105 phiếuhợp lệ, đối tượng là học viên đang theo học do Trung tâm tổ chức huấn luyện baogồm 3 lớp học viên chính là học viên lớp chương trình quốc gia, học viên lớp NghiSơn và học viên lớp Honda Do tác giả là một trong những người tổ chức lớp họcnên đã xin ý kiến, khảo sát của các học viên trực tiếp tại lớp học vào giờ nghỉ giảilao, kết quả thu được chi tiết ở bảng 1.1

Bảng 1.1 Đối tượng và mẫu khảo sát tại thời điểm tháng 6 năm 2017 Đối tượng Tổng phiếu phát ra Số phiếu hợp lệ Ghi chú

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

4.2 Phương pháp phân tích số liệu

Để đánh giá thực trạng chất lượng công tác huấn luyện an toàn vệ sinh laođộng tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích định tính và phân tíchđịnh lượng (sử dụng Excel) để phân tích các thông tin thứ cấp như các báo cáo,thống kê về số lượng doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tai nạnlao động, công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động các năm

Trang 11

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viếttắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết cấugồm 04 chương:

Chương 1: Tổng quan về các kết quả đã nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về chất lượng huấn luyện an toàn vệ sinh lao độngChương 3: Thực trạng chất lượng công tác huấn luyện tại Trung tâm Huấnluyện an toàn vệ sinh lao động

Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác huấn luyện tạiTrung tâm Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI1.1 Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu mang tínhchuyên sâu có liên quan đến chất lượng đào tạo, chất lượng huấn luyện, công tác antoàn vệ sinh lao động ở những góc độ khác nhau Một số đề tài khoa học cấp nhànước, nhiều đề tài cấp bộ cũng như kết quả nghiên cứu của nhiều cá nhân đã đượctiến hành Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả xin tổng quan một số côngtrình nghiên cứu có liên quan như sau:

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động) (6/2006 –

6/2009) với dự án “Nâng cao năng lực Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam”, được tài trợ bởi Chính phủ Với mục đích nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ xã

hội giữa các cơ quan QLNN, các tổ chức đại diện của người lao động, người sử dụnglao động thông qua việc nâng cao năng lực của Trung tâm Huấn luyện ATVSLĐ, củng

cố hệ thống huấn luyện ATVSLĐ, xây dựng chính sách huấn luyện và dịch vụ huấnluyện về ATVSLĐ cho các đối tác xã hội để đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe củangười lao động trong quá trình làm việc cũng như phù hợp với sự phát triển KTXH.Kết thúc dự án thu được kết quả: Trung tâm Huấn luyện ATVSLĐ đã được tăng cườngnăng lực để tổ chức huấn luyện cho đội ngũ cán bộ ATVSLĐ, người sử dụng lao động

và người lao động; Trung tâm có chính sách toàn diện hơn về đào tạo, huấn luyện antoàn vệ sinh lao động cho các đối tượng liên quan; Trung tâm có giáo trình, tài liệu vàphương pháp huấn luyện cơ bản, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và thường xuyên cậpnhật công nghệ, phương pháp, tài liệu huấn luyện mới liên quan; Phát triển và nâng caonăng lực cho đội ngũ huấn luyện viên, giảng viên về ATVSLĐ tại 3 miền Bắc TrungNam; Trung tâm có đủ khả năng để tổ chức huấn luyện và tư vấn về ATVSLĐ cho các

cơ quan, doanh nghiệp, đối tác xã hội có nhu cầu

- Nguyễn Thành Long (2006), “Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo Đại học tại Trường Đại học An Giang”, đề tài nghiên cứu khoa

Trang 13

học tại Trường Đại học An Giang, nghiên cứu sử dụng thang đo biến thể của thang

đo SERVQUAL là SERVPERF đánh giá chất lượng đào tạo qua đánh giá của sinhviên tại trường đại học này Trong đó, hoạt động đào tạo được xem như một dịch vụdưới đánh giá của khách hàng là sinh viên Kết quả nghiên cứu cho thấy: các yếu tốgiảng viên, cơ sở vật chất và sự tin cậy vào nhà trường là ba yếu tố quan trọng nhấtcủa chất lượng đào tạo Nghiên cứu đã chỉ ra, giảng viên là thành phần quan trọngnhất tác động đến sự hài lòng của sinh viên Hai thành phần có tác động đáng kểtiếp theo là cơ sở vật chất và sự tin cậy vào nhà trường

- Phạm Thị Liên (2017) với nghiên cứu “Chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của người học trường hợp Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội”, đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và kinh doanh, tập 32, số 4

(2017) 81-89 Qua kết quả nghiên cứu có thể thấy được các thành phần của chấtlượng đào tạo có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của người học Trong đó,các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên theo thứ tự giảm lần lượt là:chương trình đào tạo; khả năng phục vụ của cán bộ, nhân viên trong trường; và cuốicùng là cơ sở vật chất Dựa vào kết quả thu được, có thể dễ dàng nhận thấy, cần tậptrung nhất vào củng cố và nâng cao chương trình đào tạo, tiếp đó là nâng cao, cảithiện khả năng phục vụ của cán bộ, nhân viên trong trường và cuối cùng cần tậptrung cải thiện về cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo để người học ngày

càng hài lòng hơn Chương trình đào đạo là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hài

lòng của sinh viên trong khảo sát Vì vậy, để nâng cao sự hài lòng của sinh viên,trường đại học cần đặc biệt chú ý đến việc nâng cao chất lượng chương trình đàotạo Chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu người học, đáp ứng thị trườnglao động và yêu cầu của xã hội Ngoài ra, trường cần xây dựng các mối liên hệ vớicác công ty bên ngoài, tạo điều kiện cho sinh viên được tham quan, thực tập, tiếpxúc với môi trường thực tế; đồng thời mối liên hệ này cũng giúp trường nắm đượccác nhu cầu sử dụng lao động để từ đó thiết kế chương trình học sát với yêu cầuthực tế và thường xuyên cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp vớinhu cầu nhân lực của xã hội và đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên.Khả năng phục vụ của cán bộ nhân viên là yếu tố ảnh hưởng thứ hai đến sự hài lòng

Trang 14

của sinh viên về chất lượng đào tạo Vì vậy, nâng cao khả năng, thái độ phục vụ củacán bộ, nhân viên trong trường là điều cần thiết để nâng cao sự hài lòng của sinhviên Đồng thời trường đại học cần có biện pháp nhằm nâng cao, cải thiện cơ sở vậtchất, trang thiết bị như phòng học, trang thiết bị học tập, thư viện đủ học liệu, tàiliệu tham khảo và đa dạng về lĩnh vực chuyên ngành thỏa mãn được nhu cầu thamkhảo, học tập và tra cứu của sinh viên…

- Bùi Kiên Trung (2017), “Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo với

sự hài lòng và mức độ trung thành của sinh viên trong đào tạo từ xa E-Learning”,

luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Kết quả nghiên cứu của luận án

đã chỉ ra chất lượng dịch vụ đào tạo được đánh giá bởi ba nhân tố chính theo mức

độ quan trọng sau: chất lượng dịch vụ hỗ trợ quản lý; chất lượng đội ngũ giảng viênhướng dẫn; và chất lượng hệ thống công nghệ thông tin trực tuyến Ba nhân tố trên

có ảnh hưởng trực tiếp, cùng chiều tới sự hài lòng của sinh viên và có ảnh hưởnggián tiếp cùng chiều tới lòng trung thành của sinh viên trong đào tạo từ xa E-Learning Sự thỏa mãn ảnh hưởng lớn tới lòng trung thành của người học, sự trungthành của người học là nguồn gốc để chương trình đào tạo từ xa E-Learning pháttriển bền vững Để phát triển chương trình đào tạo từ xa E-Learning, các tổ chứcgiáo dục từ xa cần làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng (người học) của mình, từ đómới có được lòng trung thành của họ Bên cạnh sự phát triển về chất lượng đội ngũgiảng viên (INSQ) và hệ thống công nghệ thông tin trực tuyến (OISQ), các tổ chứcgiáo dục từ xa cần chú ý đẩy mạnh và ưu tiên đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ hỗtrợ quản lý đào tạo (TSSQ), nhân tố quyết định và quan trọng nhất trong phát triểnđào tạo từ xa E-Learning Các tổ chức giáo dục đào tạo từ xa E-Learning cần chú ý

ưu tiên đầu tư, nâng cao chất lượng theo mức độ quan trọng của các yếu tố trong 3nhân tố đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo như sau: TSSQ: Tính đáp ứng – Tínhđồng cảm – Tính hữu hình – Tính tin cậy; INSQ: Tính thực hành-Chất lượngchuyên môn-Tính tương tác; OISQ: Tính chính xác-Tính cập nhật-Tính bảo mật-Dễdàng sử dụng-Tính hấp dẫn

- Nguyễn Thị Huyền (2011), “Phân tích hiện trạng chất lượng dịch vụ đào tạo của Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế FPT-APTECH thông qua lấ ý kiến

Trang 15

khách hàng Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng”, Luận văn thạc sĩ,

Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Trong luận văn tác giả có cái nhìn sơ bộ về chấtlượng nói chung và chất lượng dịch vụ đào tạo nói riêng Cũng qua đó có nhữngcách tiếp cận với vấn đề “chất lượng đào tạo” theo nhiều khía cạnh khác nhau, để từ

đó đưa ra phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo Phương pháp đánh giá này là

sự tổng hợp đánh giá chất lượng đào tạo dưới ba góc độ khác nhau: Đánh giá chấtlượng đào tạo dưới góc độ điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, đánh giá chấtlượng đào tạo dưới góc độ là học sinh, đánh giá chất lượng đào tạo dưới góc độ nhìnnhận của người sử dụng lao động Trên cơ sở lý luận về chất lượng và chất lượngđào tạo, để đánh giá chất lượng đào tạo tại FPT-APTECH, đề tài sử dụng phươngpháp khảo sát lấy ý kiến từ các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh Nhà trường.Bên cạnh đó để đảm bảo tính khách quan, đề tài còn khảo sát lấy ý kiến đánh giá từphía người sử dụng lao động qua đào tạo tại Trường Từ những căn cứ khoa học vàthực tiễn đánh giá, tác giả xây dựng 6 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạocủa FPT-APTECH

1.2 Khoảng trống nghiên cứu đề tài

Từ các nghiên cứu trên cho thấy hiện tại đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu vềhoạt động đào tạo hoặc nghiên cứu về chất lượng hoạt động đào tạo tại các cơ sở đàotạo trong cả nước Tuy nhiên, các công trình này nghiên cứu chủ yếu chất lượng đàotạo của các trường đại học Tính đến nay, Nhà nước rất quan tâm tới công tác huấnluyện an toàn vệ sinh lao động, các nhân tố và các tiêu chí ảnh hưởng đến chất lượngdịch vụ đào tạo mà trong đó huấn luyện là một trong các dịch vụ đào tạo cụ thể Mặc

dù vậy, mới có duy nhất một công trình nghiên cứu về năng lực Huấn luyện an toàn vệsinh lao động Công trình này cũng chỉ nêu lên một phần hoặc một số vấn đề có liênquan đến chất lượng huấn luyện, chưa có nghiên cứu nào đề cập cụ thể từ phân tíchthực trạng đến các tiêu chí đánh giá chất lượng huấn luyện để đưa ra các giải pháp nângcao chất lượng huấn luyện an toàn lao động Như vậy, chưa từng có công trình nàonghiên cứu chính thức một cách đầy đủ về chất lượng huấn luyện an toàn lao động tạiTrung tâm Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động Do đó, có thể khẳng định đề tài

“Nâng cao chất lượng huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động”

là cần thiết và hoàn toàn không trùng lắp với các công trình đã công bố trước đó

Trang 16

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

2.1 Huấn luyện ATVSLĐ

2.1.1 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng và huấn luyện

“Đào tạo” và “bồi dưỡng” là các thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trongcác văn bản quy phạm pháp luật cũng như các tài liệu nghiên cứu ở nước ta, tuynhiên cách tiếp cận này cũng theo nhiều chiều khác nhau

Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốcgia, 2005: “Đào tạo: làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩnnhất định”; “Bồi dưỡng: làm cho năng lực hoặc phẩm chất tăng thêm”

Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chínhphủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2010),tại Điều 5 giải thích: “Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống nhữngtri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học” và “Bồi dưỡng là hoạtđộng trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc”

Từ các cách tiếp cận trên, có thể đưa ra một quan niệm về đào tạo, bồi dưỡngnhư sau: đào tạo là quá trình trang bị những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp thíchhợp để người được đào tạo có thể đảm nhận được một công việc nhất định; bồidưỡng là quá trình nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trên cơ sở của mặtbằng kiến thức đã được đào tạo trước đó

Trong thực tế có nhiều tiêu thức phân loại hình thức đào tạo khác nhau Theomục đích của nội dung đào tạo có các hình thức sau: đào tạo, hướng dẫn công việc chonhân viên; đào tạo, huấn luyện kỹ năng; đào tạo kỹ thuật an toàn lao động; đào tạo vànâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật; đào tạo và phát triển các năng lực quản trị,

Như vậy, huấn luyện là một trong những hoạt động đào tạo nhằm cung cấpnhững kiến thức, rèn luyện các kỹ năng cho người học giúp họ có thể chủ động xử

lý những tình huống, vấn đề gặp phải trong thực tiễn

Trang 17

Huấn luyện ATVSLĐ là một trong những nội dung bắt buộc của công tácbảo hộ lao động nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, giúp NSDLĐ chủđộng xây dựng, triển khai kế hoạch, biện pháp ATVSLĐ và người lao động biếtcách thực hành ATVSLĐ, xử lý những tình huống trong quá trình sản xuất.

2.1.2 Ý nghĩa của công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Thể hiện quan điểm chính trị: xã hội coi trọng con người, lấy con người vừa

là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, con người là tài sản, là vốn quý nhấtcủa xã hội

Ý nghĩa về mặt xã hội: người lao động là tế bào của gia đình, tế bào của xãhội Công tác huấn luyện ATVSLĐ giúp đảm bảo an toàn thân thể, loại bỏ hoặc hạnchế đến mức thấp nhất các rủi ro đáng tiếc có thể gây ra tai nạn, chấn thương chongười lao động, vì vậy công tác huấn luyện có ý nghĩa chăm lo đến đời sông, hạnhphúc của người lao động, góp phần vào công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước

Lợi ích về kinh tế: thực hiện tốt công tác huấn luyện ATVSLĐ sẽ mang lạinhiều lợi ích kinh tế như: sản xuất có năng suất cao, hiệu quả, giảm chi phí do chữabệnh, chi phí thiệt hại do tai nạn lao động,

Mặt khác, đây cũng là một trong những nghĩa vụ của người có thể đánh giáđược nhận thức, sự quan tâm đến công tác huấn luyện ATVSLĐ và ý thức chấphành pháp luật của người sử dụng lao động và tình hình lao động của doanh nghiệp

Như vậy, thực hiện tốt công tác huấn luyện ATVSLĐ vừa thể hiện sự quantâm đầy đủ về sản xuất, vừa tạo điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đemlại hiệu quả sản xuất cao

2.1.3 Nội dung huấn luyện ATVSLĐ

Theo nghị định số 44/2017/NĐ-CP ngày 15/5/2017 của chính phủ, đối tượnghuấn luyện ATVSLĐ được chia thành 6 nhóm (nhóm 1, 2, 3, 4, 5 và 6) được quiđịnh như sau:

Nhóm 1:

Đối tượng: Người làm công tác quản lý.

Thời gian huấn luyện: Lần đầu 16 giờ, Thời gian huấn luyện định kỳ bằng

50% thời gian huấn luyện lần đầu;

Trang 18

Nội dung huấn luyện: Hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ như:

tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ, hệ thống tiêuchuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ, các quy định cụ thể của các cơ quan quản lýnhà nước về ATVSLĐ khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các

cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị,vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, thực hiện đăng ký và kiểmđịnh các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ;Nghiệp vụ công tác ATVSLĐ: tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định vềATVSLĐ ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác ATVSLĐ,kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, phương phápcải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh

Kết quả huấn luyện: Học viên tham gia khóa huấn luyện đạt yêu cầu sẽ

được cấp giấy chứng nhận về ATVSLĐ

Nhóm 2:

Đối tượng huấn luyện: Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về ATVSLĐ Thời gian huấn luyện: Lần đầu 48 giờ, Thời gian huấn luyện định kỳ bằng

50% thời gian huấn luyện lần đầu;

Nội dung huấn luyện: Chính sách, pháp luật về ATVSLĐ: tổng quan về hệ

thống văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹthuật ATVSLĐ; các khái niệm, nội dung cơ bản về ATVSLĐ; Các quy định củapháp luật về chính sách, chế độ bảo hộ lao động; Quyền và nghĩa vụ của người sửdụng lao động và người lao động trong công tác ATVSLĐ; Các quy định cụ thểcủa các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ khi xây dựng mới, mở rộng hoặccải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểmđịnh các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt vềATVSLĐ; Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về ATVSLĐ ở cơ sở: tổchức bộ máy và phân định trách nhiệm về ATVSLĐ, xây dựng kế hoạch bảo hộlao động, xây dựng và phổ biến nội quy, quy chế quản lý công tác ATVSLĐ của

cơ sở, các phân xưởng, bộ phận và các quy trình an toàn của các máy, thiết bị, cácchất, tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ chức phong trào quần chúng thực hiện

Trang 19

ATVSLĐ, thực hiện chính sách, chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động,kiểm tra và tự kiểm tra về ATVSLĐ, thực hiện đăng ký và kiểm định các loạimáy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, thực hiện khaibáo, điều tra, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,thực hiện thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác ATVSLĐ, trách nhiệm vànhững nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở về ATVSLĐ, quy định xửphạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ; Các yếu tố nguy hiểm,

có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa: các yếu tố nguy hiểm,

có hại trong sản xuất, đánh giá các nguy cơ trong sản xuất, các biện pháp cải thiệnđiều kiện lao động; Nghiệp vụ tổ chức công tác ATVSLĐ ở cơ sở: phương pháp xácđịnh các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất, các biện pháp về kỹ thuật an toàn

và phòng chống cháy nổ; kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống độc hại, cải thiệnđiều kiện lao động, phương pháp triển khai công tác kiểm tra, tự kiểm tra ATVSLĐtại cơ sở, nghiệp vụ khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê, báo cáo định kỳTNLĐ, bệnh nghề nghiệp; Tổng quan về các loại máy, thiết bị, các chất phổ biếnphát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại, quy trình làm việc an toàn; Huấn luyện theođặc thù riêng của từng khóa huấn luyện

Kết quả huấn luyện: Học viên tham gia khóa huấn luyện đạt yêu cầu sẽ

được cấp giấy chứng nhận về ATVSLĐ

Nhóm 3:

Đối tượng huấn luyện bao gồm: Người lao động làm công việc có yêu cầu

nghiêm ngặt về ATVSLĐ là người làm công việc thuộc danh mục công việc có yêucầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ do Bộ LĐTBXH ban hành

Thời gian huấn luyện: Lần đầu 24 giờ, Thời gian huấn luyện định kỳ bằng

50% thời gian huấn luyện lần đầu

Nội dung huấn luyện: Hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ: tổng

quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ, hệ thống tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ, các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhànước về ATVSLĐ; Kiến thức cơ bản về ATVSLĐ: kiến thức cơ bản về các yếu

tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc, phương pháp cải thiện điều kiện lao động,

Trang 20

văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của người sửdụng lao động, người lao động, chính sách, chế độ về ATVSLĐ đối với ngườilao động, chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên, nội quyATVSLĐ, biển báo, biển chỉ dẫn ATVSLĐ và sử dụng các thiết bị an toàn,phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòngchống bệnh nghề nghiệp; Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chấtphát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại, phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro vềATVSLĐ, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầunghiêm ngặt về ATVSLĐ;

Kết quả huấn luyện: Học viên tham gia khóa huấn luyện đạt yêu cầu sẽ

được cấp thẻ ATVSLĐ

Nhóm 4:

Đối tượng: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 2, 3 và 5, bao gồm cả

người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động

Thời gian huấn luyện: Lần đầu 24 giờ, Thời gian huấn luyện định kỳ bằng

50% thời gian huấn luyện lần đầu

Nội dung huấn luyện: Kiến thức cơ bản về ATVSLĐ: kiến thức cơ bản về

các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc, phương pháp cải thiện điều kiện laođộng, văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh, Quyền và nghĩa vụ của người sửdụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về ATVSLĐ đối với người laođộng; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên, nội quyATVSLĐ, biển báo, biển chỉ dẫn ATVSLĐ và sử dụng các thiết bị an toàn,phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòngchống bệnh nghề nghiệp; Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: nhận biết các yếu

tố nguy hiểm, có hại, nội quy, biển báo, biển chỉ dẫn tại nơi làm việc, thực hànhquy trình làm việc an toàn; quy trình xử lý sự cố liên quan đến nhiệm vụ, côngviệc được giao, quy trình thoát hiểm trong các trường hợp khẩn cấp; Thực hànhcác phương pháp sơ cứu đơn giản

Kết quả huấn luyện: Học viên tham gia khóa huấn luyện đạt yêu cầu người

sử dụng lao động mở sổ theo dõi hàng năm

Trang 21

Nhóm 5:

Đối tượng: Người làm công tác y tế.

Thời gian huấn luyện: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 56 giờ, bao gồm

cả thời gian kiểm tra

Nội dung huấn luyện: Hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ; Nghiệp vụ

công tác ATVSLĐ bao gồm: Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về

y tế lao động: Yếu tố có hại tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động

để đánh giá yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc; các bệnh nghềnghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống; cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp,khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp; tổ chức và kỹ năng

sơ cứu, cấp cứu; phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc; an toàn thực phẩm; quytrình lấy và lưu mẫu thực phẩm; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡngcho người lao động; nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lâynhiễm tại nơi làm việc; kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương

án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động;

tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về ATVSLĐ ở cơ sở; phân định tráchnhiệm và giao quyền hạn về công tác ATVSLĐ; kiến thức cơ bản về yếu tố nguyhiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàntrong sản xuất, kinh doanh; phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động,phòng chống bệnh nghề nghiệp; lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơsức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp; lập và quản lý thông tin về vệ sinh laođộng, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc Công tác phối hợp với người làm công tác

an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác ATVSLĐ để thực hiệnnhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật ATVSLĐ;

Kết quả huấn luyện: Học viên tham gia khóa học làm bài kiểm tra đạt yêu

cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận về ATVSLĐ

Nhóm 6:

Đối tượng: Mạng lưới an toàn vệ sinh viên

Thời gian huấn luyện: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động

Trang 22

Nội dung huấn luyện: Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh

viên ngoài nội dung huấn luyện ATVSLĐ theo quy định còn được huấn luyện bổsung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên

Kết quả huấn luyện: Học viên tham gia khóa huấn luyện đạt yêu cầu sẽ được

cấp giấy chứng nhận về ATVSLĐ

Thông qua các lớp tập huấn các học viên được các giảng viên truyền đạtnhững kiến thức cơ bản về công tác ATVSLĐ, nguyên tắc đảm bảo ATVSLĐ,quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động về an toàn vệ sinhlao động, cách sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn lao động, các biện pháp phòngchống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động

2.1.4 Các phương thức huấn luyện ATVSLĐ

2.1.4.1 Căn cứ vào thời gian huấn luyện

- Huấn luyện ngắn hạn: Là loại hình huấn luyện có thời gian huấn luyện dưới

10 ngày, chủ yếu áp dụng đối với người lao động (nhóm 3,4,5,6), người sử dụng laođộng (nhóm 1) Loại hình này có ưu điểm là có thể tập hợp đông đảo lực lượng laođộng ở mọi lứa tuổi, những người không có điều kiện học tập trung vẫn có thể tiếpthu được tri thức ngay tại chỗ

- Huấn luyện dài hạn: Là loại hình huấn luyện có thời gian huấn luyện từ 03tháng trở lên, chủ yếu áp dụng đối với cán bộ làm công tác giảng dạy về công tácATVSLĐ chuyên sâu (nhóm 2) Huấn luyện dài hạn thường có chất lượng cao hơncác lớp huấn luyện ngắn hạn

2.1.4.2 Căn cứ vào công việc của người học

- Huấn luyện mới: Là loại hình huấn luyện áp dụng cho những người mớiđược tuyển dụng, mới tốt nghiệp lần đầu đi làm, người chuyển đổi công việc mới

- Huấn luyện lại: Là quá trình huấn luyện những người đã làm công việc được huấnluyện ATVSLĐ khi có thay đổi về chính sách pháp luật liên quan đến ATLĐ, định kỳ 02năm khi đã được huấn luyện, người chuyển đổi công việc có tính chất tương tự

- Huấn luyện nâng cao: Nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kinh nghiệmlàm việc để người lao động có thể đảm bảo công việc phức tạp hơn và có năng suấtcao hơn

Trang 23

2.1.5 Các hình thức huấn luyện

2.1.5.1 Huấn luyện tập trung tại cơ sở huấn luyện ATVSLĐ

Huấn luyện tập trung là loại hình tại cơ sở huấn luyện, quy mô huấn luyệntương đối lớn, chủ yếu là huấn luyện cán bộ là chuyên trách và ban chuyên trách vềATVSLĐ (nhóm 2)

Việc huấn luyện tập trung thường được chia ra là hai giai đoạn: giai đoạn họctập cơ bản và giai đoạn học tập chuyên môn Giai đoạn học tập cơ bản là giai đoạnhuấn luyện theo diện rộng, thường chiếm từ 70% đến 80% nội dung giảng dạy vàtương đối ổn định Còn trong giai đoạn học tập chuyên môn, người học được trang

bị những kiến thức chuyên sâu và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo để nắm vững kỹ nănglàm việc an toàn

- Ưu điểm: Học viên được học một cách có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp,

từ lý thuyết đến thực hành, tạo điều kiện cho học viên tiếp thu kiến thức nhanh chóng

và dễ dàng Huấn luyện tương đối toàn diện cả lý thuyết lẫn thực hành

Với hình thức huấn luyện tập trung, sau khi huấn luyện, học viên có thể chủđộng, độc lập giải quyết công việc, có khả năng đảm nhận các công việc tương đốiphức tạp, tuyên truyền huấn luyện lại cho người lao động tại đơn vị mình Cùng với

sự phát triển của sản xuất và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hình thức huấn luyệnnày ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc huấn luyện đội ngũ cán bộ chuyêntrách và bán chuyên trách về ATLĐ

- Nhược điểm: Thời gian huấn luyện tương đối dài, đòi hỏi phải đầu tư lớn

Để đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viện, các cán bộ quản lý… thì kinhphí huấn luyện cho một học viên là rất lớn

2.1.5.2 Huấn luyện tại nơi làm việc

Là hình thức huấn luyện trực tiếp tại các doanh nghiệp, trong đó người học

sẽ được dạy những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tếthực hiện công việc an toàn Hình thức huấn luyện này thiên về thực hành ngaytrong quá trình sản xuất tại doanh nghiệp

Chương trình huấn luyện áp dụng cho hình thức huấn luyện tại nơi là việcthường được chia ra làm hai giai đoạn: Giai đoạn đầu, giảng viên phổ biến kiến

Trang 24

thức về chính sách pháp luật cho người lao động Giai đoạn hai, giảng viên tiếptục hướng dẫn học viên kỹ năng làm việc an toàn tại từng vị trí sản xuất kết hợpthực hành.

- Ưu điểm: Có khả năng huấn luyện nhiều người cùng một lúc ở tất cả cácdoanh nghiệp, phân xưởng Thời gian huấn luyện ngắn Không đòi hỏi về điều kiệntrường lớp, giáo viên chuyên trách, bộ máy quản lý, thiết bị học tập riêng … nên tiếtkiệm chi phí huấn luyện cho doanh nghiệp Trong quá trình học tập, người học cònđược trực tiếp tiếp xúc với điều kiện sản xuất thực tế giúp họ có thể nắm chắc kỹnăng lao động an toàn, học viên được hướng làm việc an toàn ngay tại vị trí sảnxuất mình đảm nhiệm

- Nhược điểm: Việc truyền đạt và tiếp thu kiến thức không có tính hệ thống,việc tổ chức dạy lý thuyết gặp nhiều khó khăn nên kết quả học tập còn nhiều hạnchế Học viên không được học các phương pháp tiên tiến

2.2 Chất lượng huấn luyện ATVSLĐ

2.2.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ và chất lượng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Chất lượng dịch vụ được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộcvào đối tượng nghiên cứu và môi trường nghiên cứu Chất lượng dịch vụ là mức

độ mà một dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng (Lewis

& Mitchell, 1990; Asuboteng 1996; Wisniewski & Donnelly, 1996) Edvardsson,Thomsson & Ovretveit (1994) cho rằng chất lượng dịch vụ là dịch vụ đáp ứngđược sự mong đợi của khách hàng và làm thỏa mãn nhu cầu của họ TheoParasuraman và cộng sự (1985, 1988) chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sựmong đợi của khách hàng và nhận thức của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ Nhưvậy, có thể hiểu chất lượng dịch vụ trên quan điểm của khách hàng là do kháchhàng cảm nhận và khách hàng đánh giá, mức độ hài lòng đó của khách hàng chính

là hiệu số giữa cảm nhận sau khi tiêu dùng dịch vụ và mong đợi của họ trước khitiêu dùng dịch vụ (Trang 132, Giáo trình quản trị chất lượng – Trường đại họcKinh tế Quốc dân)

Trang 25

Theo hướng tiếp cận kinh tế, huấn luyện thuộc đào tạo và bồi dưỡng nghĩa

là một trong các dịch vụ đào tạo cụ thể Chất lượng dịch vụ gắn liền với cảm nhận

và đánh giá của khách hàng về dịch vụ họ được hưởng

Như vậy, Chất lượng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là những gì màkhách hàng cảm nhận được và nó được xác định bởi nhiều yếu tố đôi khi thuộc vềvấn đề nội tâm của khách hàng Chất lượng huấn luyện cao hay thấp ảnh hưởng đến

sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ huấn luyện

2.2.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Theo các học giả về chất lượng, 10 tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch

vụ theo quan điểm khách hàng (Parasuraman & Leonard) gồm:

1 Độ tin cậy (Reliability): sự nhất quán trong vận hành và cung ứng dịchvụ; thực hiện đúng chức năng ngay từ đầu

2 Tính đáp ứng (Responsibility): sự sốt sắng hoặc sẵn sang cung ứngdịch vụ kịp thời, đúng lúc

3 Năng lực (Competence): có kiến thức sâu rộng, có kỹ năng thành thạo

7 Sự tín nhiệm (Credibility): trung thực, đáng tin cậy; uy tín của công ty;

tư cách cá nhân của người phục vụ

8 Tính an toàn (Security): không có nguy hiểm, rủi ro

9 Thấu hiểu khách hàng (Understanding the customers): nỗ lực tìm hiểunhu cầu khách hàng; ghi nhớ những yêu cầu cụ thể của từng người; tạo ra sựchú ý của từng cá nhân; nhận biết các khách hàng thường xuyên và trungthành của công ty

10 Tính hữu hình (Tangibles); chứng cứ vật chất của dịch vụ; các

Trang 26

phương tiện, thiết bị phục vụ; hình thức bên ngoài của nhiệm vụ;…

Theo quan điểm tiếp cận đánh giá chất lượng huấn luyện thông qua phản hồicủa khách hàng, tức học viên sẽ giúp cho các đơn vị huấn luyện có một cái nhìnkhách quan hơn về dịch vụ mình cung cấp

Chất lượng dịch vụ được xác định theo mô hình đo lường “thang đoSERVQUAL” Thang đo này có thể áp dụng với nhiều loại hình dịch vụ khác nhauthông qua việc đo lường chất lượng dịch vụ dựa trên cảm nhận bởi chính các kháchhàng sử dụng dịch vụ đó Mô hình này gồm 5 thành phần, áp dụng trong phân tíchchất lượng huấn luyện, được thể hiện như sau:

Sự tin tưởng (Reliability): thể hiện khả năng tạo dựng lòng tin cho khách hàng

với cơ sở huấn luyện Khả năng này thể hiện qua danh tiếng của cơ sở huấn luyện,nhân cách của các giảng viên và nhân viên làm việc trực tiếp Bên cạnh đó, sự tintưởng còn thể hiện ở việc thực hiện đúng những gì đã cam kết, hứa hẹn về điều kiệnhuấn luyện, chính sách trong huấn luyện và chương trình huấn luyện của Trung tâm

Sự phản hồi (Responsiness) đề cập đến mong muốn và tính sẵn sàng của

giảng viên và nhân viên cung cấp dịch vụ huấn luyện cho học viên Cụ thể là nỗ lực

và năng lực của Trung tâm, động lực của giảng viên sẵn sàng đáp ứng và phục vụhọc viên một cách kịp thời

Sự đảm bảo (Assurance) liên quan đến khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp

và đúng thời hạn Trong huấn luyện, yếu tố này thể hiện năng lực của Trung tâmhuấn luyện và trình độ của các giảng viên trong việc truyền đạt kiến thức, chuyênmôn, phong cách của giảng viên và khả năng làm cho học viên tin tưởng

Sự cảm thông (Empathy) gắn liền với sự quan tâm chăm sóc đến từng cá

nhân học viên, thể hiện mức độ tương tác giữa cơ sở huấn luyện cung cấp dịch vụ

và học viên cần ở mức cao Điều này đòi hỏi huấn luyện phải phù hợp với mongmuốn, nguyện vọng của học viên và nhu cầu thực tế của xã hội, cũng như sự ân cần,quan tâm đến học viên trong quá trình huấn luyện

Sự hữu hình (Tangibility) thể hiện qua cơ sở vật chất, trang thiết bị huấn

luyện, phòng học, công cụ thực hành

Áp dụng các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ đã nêu ở trên, trong luận

Trang 27

văn này để đánh giá chất lượng công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tác giảphân tích bốn yếu tố phổ biến của chất lượng dịch vụ huấn luyện tác động đến sựhài lòng của học viên như sau:

Cơ sở vật chất: Biểu hiện bên ngoài của cơ sở vật chất bao gồm phòng học,

thiết bị huấn luyện, thiết bị thực hành, tài liệu huấn luyện

Chương trình huấn luyện: Mục tiêu huấn luyện, kế hoạch huấn luyện Giảng viên: Kiến thức, kinh nghiệm, sự cảm thông với sinh viên của giảng viên Khả năng phục vụ: Năng lực và chất lượng phục vụ của cán bộ nhân viên

hỗ trợ học viên

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng huấn luyện ATVSLĐ

a Các nhân tố bên trong

Thứ nhất; Nội dung chương trình huấn luyện

Nội dung chương trình được thiết kế khi đã có mục tiêu huấn luyện Câu hỏichính được trả lời khi thiết kế nội dung chương trình là: Dạy cái gì? Dạy như thếnào? Chương trình phải phản ánh mục tiêu tương ứng Diễn đạt càng chi tiết càngthuận lợi cho việc biên soạn giáo trình, bài giảng

Chương trình huấn luyện được thể hiện thông qua những nội dung sau:

- Thời gian huấn luyện

- Kết cấu thời lượng từng nhóm kiến thức (cơ bản, cơ sở, ngành và bổ trợ)

- Thời lượng của từng chuyên đề và kết cấu lý thuyết, thực hành

Chất lượng của nội dung chương trình huấn luyện phù hợp với mức độ phùhợp của tất cả những nội dung trên Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng huấn luyệncho học viên các nhóm đối tượng thì cần chú trọng một số vấn đề sau:

- Bổ sung, hoàn thiện chương trình huấn luyện, đảm bảo mức độ phù hợp caonhất giữa lý thuyết và thực tiễn

- Tăng tỷ trọng thời lượng của các chuyên đề kỹ thuật liên quan đến côngviệc thực tế

- Tăng tỷ trọng thời lượng thực hành nghiệp vụ

- Hoàn thiện nội dung môn học (chi tiết về nội dung khoa học, yêu cầu cácyếu tố đảm bảo thực hiện nội dung, tiêu chí đánh giá và thước đo đánh giá mức độ

Trang 28

đạt được của chất lượng kiến thức môn học).

- Đảm bảo tính linh hoạt, thống nhất giữa các chuyên đề huấn luyện

Như vậy, nội dung chương trình là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng huấnluyện Vì vậy việc rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung chương trình là nhiệm

vụ thường xuyên, quan trọng hàng đầu của các cơ sở huấn luyện

Thứ hai; Đội ngũ giảng viên, huấn luyện viên

Có chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, thiết bị đầy đủ, thời lượng họchợp lý nhưng giảng viên yếu năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức kém thìkhông thể dạy tốt và huấn luyện sẽ không có chất lượng tốt Vì vậy, việc đảm bảođội ngũ đủ về cả số lượng và chất lượng là một trong những nhân tố quan trọnghàng đầu quyết định chất lượng huấn luyện

- Số lượng giảng viên thể hiện ở tỷ lệ học viên trên một giảng viên, đặc biệt

cơ cấu giảng viên hợp lý theo ngành đào tạo, khoa, tổ bộ môn

- Chất lượng giảng viên thể hiện ở đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyênmôn và kỹ năng sư phạm

Năng lực dạy học của giảng viên không chỉ được đánh giá thông qua bằngcấp mà quan trọng hơn là nắm vững kiến thức chuyên môn, có phương pháp dạyhọc tốt, có nhiều kinh nghiệm trong thự tế, hướng dẫn học viên ứng dụng thực tế cóhiệu quả và cần thường xuyên lắng nghe, khảo sát ý kiến người học

Đối với các cơ sở huấn luyện ATVSLĐ thì yêu cầu về đội ngũ giảng viêncàng phải đòi hỏi toàn diện cả về phẩm chất đạo đức và kinh nghiệm thực tiễn mớiđáp ứng được yêu cầu về giáo dục, rèn luyện nhân cách và kiến thức, kỹ năng nghềnghiệp cho học viên

Thứ ba; Phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương tác được điều chỉnh giữagiảng viên và học viên hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dục và pháttriển trong quá trình dạy học

Các phương pháp dạy học hiện nay rất đa dạng và được xếp vào nhiều kiểuphân loại khác nhau dựa trên những cơ sở nhất định Những phương pháp dạy họcphổ biến thường áp dụng là: diễn giảng, trình diễn, thảo luận nhóm, tự học, bàiluyện, nghiên cứu điển hình, đóng vai, tham quan thực tế…mỗi phương pháp đều có

Trang 29

ưu, nhược điểm riêng.

- Nhóm phương pháp thiên về tính chủ động của giảng viên như diễn giảng,trình diễn có ưu điểm cơ bản là: chủ động tiến trình đào tạo, phù hợp với lớp đôngngười học, thiếu phương tiện dạy học, chi phí đào tạo thấp Tuy nhiên, lại bộc lộnhiều nhược điểm: thông tin một chiều, học viên thụ động, hiệu quả hấp thụ bàigiảng thấp, không phù hợp với đào tạo kỹ năng…

- Nhóm những phương pháp dạy học thiên về phát huy tính chủ động, sángtạo của người học lại có nhiều ưu điểm: học viên hoạt động nhiều, hứng thú tronghọc tập, hiệu quả tiếp thu bài giảng cao, rèn luyện tính chủ động trong nghiên cứu,

tự đào tạo, phù hợp với rèn luyện kỹ năng… Tuy nhiên, cũng có những yêu cầu caonhư: đòi hỏi đội ngũ giảng viên có chất lượng cao, tốn thời gian và sức lực chuẩn bịbài giảng, số học viên mỗi lớp vừa phải (khoảng 30 người/lớp), khó kiểm soát đượctiến độ dạy học, chi phí cao…

Thực tế, ở tất cả các cơ sở huấn luyện thì tùy theo từng học phần và năng lựcgiảng viên mà sử dụng phương pháp dạy học khác nhau Tuy nhiên, nếu kết hợp hàihòa được các phương pháp dạy học cho từng học phần thì mới phát huy được hiệuquả nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện

Đặc biệt, đối với các cơ sở huấn luyện ATLĐ thì cần lựa chọn những nộidung cơ bản, cốt lõi để trang bị cho học viên theo phương pháp dạy học phối hợpgiữa thuyết giảng, trình diễn với bài luyện, nghiên cứu điển hình, tham quan thực tế.Điều này yêu cầu giảng viên phải có kinh nghiệm thực tế, xây dựng kế hoạch vàchuẩn bị rất kỹ từng nội dung của học phần phụ trách

Thứ tư; Tổ chức quản lý huấn luyện

Công tác tổ chức quản lý huấn luyện về bản chất là triển khai thực hiện quản

lý huấn luyện theo chương trình huấn luyện và quy chế huấn luyện hiện hành thôngqua kế hoạch huấn luyện

Để đạt được hiệu quả, mục đích của công tác huấn luyện cần phải nghiên cứumột cách kỹ lưỡng, khoa học cách thức tổ chức huấn luyện thế nào cho phù hợp vớitừng đối tượng học viên Trình tự xây dựng một chương trình huấn luyện bao gồm

Trang 30

các bước sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu huấn luyện

Xác định khi nào, bộ phận nào cần phải huấn luyện, huấn luyện kỹ năng nào,cho loại lao động nào và bao nhiêu người Dựa trên kết quả đánh giá thực hiện côngviệc, phân tích công việc, nhu cầu của người lao động

Bước 2: Xác định mục tiêu huấn luyện

Xác định kết quả cần đạt được của chương trình huấn luyện như: các kỹ năng

có được sau khi huấn luyện

Bước 3: Lựa chọn đối tượng huấn luyện

Lựa chọn người cụ thể để huấn luyện dựa trên nghiên cứu và xác định nhucầu, động cơ huấn luyện của người lao động, tác dụng của huấn luyện đối với họ vàkhả năng nghề nghiệp của từng người

Bước 4: Xây dựng chương trình huấn luyện, lựa chọn phương pháp huấn luyện

Là một hệ thống các chương trình, bài học được dạy, các kỹ năng, kiến thứccần dạy và dạy trong bao lâu, là cơ sở để chọn phương pháp huấn luyện phù hợp

Bước 5: Dự tính chi phí huấn luyện

Bao gồm các chi phí cho việc học, chi phí giảng dạy (các trang thiết bị, biênsoạn, tài liệu, in ấn ) Nó cũng quyết định phương pháp huấn luyện

Bước 6: Lựa chọn và đào tạo giảng viên

Là một hệ thống các chương trình, bài học được dạy, có thể chọn giảng viên

từ những người có kinh nghiệm lâu năm trong doanh nghiệp hoặc thuê ngoài hoặckết hợp hai loại trên Các giảng viên phải được tập huấn để nắm vững mục tiêu, cơcấu của chương trình huấn luyện trên Các kỹ năng, kiến thức cần dạy và dạy trongbao lâu là cơ sở để chọn phương pháp huấn luyện phù hợp

Bước 7: Đánh giá chương trình và kết quả huấn luyện

Chương trình huấn luyện đánh giá dựa vào: mục tiêu huấn luyện có đạt đượckhông, ưu nhược điểm của chương trình, hiệu quả kinh tế của việc huấn luyện thôngqua so sánh chi phí huấn luyện và lợi ích đạt được Kết quả của chương trình huấnluyện (kết quả nhận thức, sự thỏa mãn của người học, khả năng vận dụng các kiếnthức kỹ năng, sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực ), các phương pháp đo

Trang 31

lường kết quả: phỏng vấn, điều tra bảng hỏi hay cho nhân viên làm bài kiểm tra

Việc thực hiện tốt quy trình huấn luyện là yêu cầu quan trọng để nâng caochất lượng huấn luyện

Thứ năm; Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ngày càng đóng vai trò to lớn trongviệc nâng cao chất lượng huấn luyện Xã hội càng phát triển, lượng thông tin, kiếnthức mới càng nhiều, tốc độ tiếp nhận và xử lý thông tin càng nhanh, mức độ phụthuộc của con người vào máy móc, thiết bị ngày càng cao Trong lĩnh vực huấnluyện, các thiết bị hỗ trợ giảng dạy ngày càng trở thành những sự trợ giúp không thểthiếu, là công cụ để tiếp nhận, khám phá tri thức như: máy tính, mạng internet, máychiếu, micro,…

Để phát huy vai trò của cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đối với việcnâng cao chất lượng huấn luyện thì các cơ sở đào tạo huấn luyện cần thực hiện đượcnhững vấn đề sau:

- Phải quy hoạch khuôn viên hợp lý

- Phải có đủ phòng học đủ tiêu chuẩn

- Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị dạy học như dụng cụ, đèn chiếu, hệ thông âmthanh, ti vi, radio,…

- Đảm bảo đủ phòng thực hành, thí nghiệm phù hợp nghiệp vụ ngành

- Trang bị mạng internet

- Đảm bảo chỗ ở và khu vui chơi đạt chuẩn…

Thứ sáu; Tài chính cho huấn luyện

Tăng cường nguồn lực tài chính trong huấn luyện là một trong những nhân tốquan trọng để nâng cao chất lượng huấn luyện Vấn đề tài chính bao gồm thu và chi

Để nguồn lực tài chính phát huy hiệu quả cao trong huấn luyện thì hai quá trình thu

và chi đều phải được thực hiện tốt

Các nguồn thu phải thỏa mãn nhu cầu về chi tiêu cho huấn luyện về việc muasắm, sửa đổi nội dung chương trình, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho huấnluyện và nâng cao thu nhập của giảng viên Có như vậy, cơ sở vật chất mới đáp ứngđược nhu cầu giảng dạy và một mức thu nhập thỏa đáng mới thu hút được đỗi ngũ

Trang 32

giảng viên giỏi Đây là những nền tảng của việc nâng cao chất lượng huấn luyện.

Các khoản chi tiêu hợp lý nhằm sử dụng các nguồn lực về tài chính một cáchhiệu quả Chi tiêu hợp lý là chi tiêu vào những vấn đề cần thiết nằm trong khả năngchi trả của trung tâm Việc chi tiêu cần ưu tiên cho những vấn đề cấp thiết nhất củaviệc huấn luyện và phải luôn chú ý tính hiệu quả của nó

Thực tế, ở nhiều cơ sở huấn luyện, đặc biệt là các đơn vị tư nhân thì nhữngyếu tố đang ảnh hưởng xấu đến chất lượng huấn luyện hiện nay là lớp học đông nênhiệu quả giảng dạy và học tập thấp, đội ngũ giảng viên không yên tâm công tác dothu nhập thấp, nội dung chương trình huấn luyện chưa thực sự gắn với thực tiễn,phương pháp giảng dạy không đổi mới được bao nhiêu do thiếu tài liệu và phươngtiện dạy học, việc áp dụng công nghệ dạy học mới, các thành quả của công nghệthông tin vào việc dạy và học thấp, cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập không đầy

đủ, ít có cơ hội tiếp xúc với thực tiễn sản xuất, kỹ năng về tin học, ngoại ngữ yếu…

Như vậy, việc lập kế hoạch với cơ cấu hợp lý và áp dụng những giải pháp vềtài chính đáp ứng được các hoạt động huấn luyện nhằm khắc phục những hạn chếnêu trên là điều kiện để nâng cao chất lượng huấn luyện của các cơ sở huấn luyện,nhất là các tổ chức tư nhân

b Các nhân tố bên ngoài

Thứ nhất; Các yếu tố về cơ chế, chính sách của nhà nước về huấn luyệnĐây là yếu tố quan trọng, tạo nền móng và định hướng cho công tác xâydựng kế hoạch, triển khai huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

- Chính sách là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước đối với công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

- Ddựa vào văn bản quy phạm pháp luật quy định chính sách huấn luyện để

xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, từng cấp, từng cơquan, đơn vị về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

- Dựa vào các văn bản quy định chính sách để xây dựng chiến lược, kế hoạch

huấn luyện phù hợp với đặc thù của ngành, địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triểnnguồn nhân lực, nâng cao chất lượng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

- Dựa vào văn bản quy định để kiểm tra, kiểm soát công tác huấn luyện, chất

Trang 33

lượng và nội dung chương trình cũng như kết quả đạt được của công huấn luyện.

Thứ hai; Các điều kiện kinh tế xã hội

- Trình độ phát triển của nền kinh tế: Kinh tế xã hội phát triển làm cho nhận

thức của xã hội về công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao đông được nâng lên,trong quá trình thực hiện CNH – HĐH đòi hỏi người lao động phải được huấnluyện, phổ biến các kiến thức cơ bản về ATVSLĐ cũng như các kỹ năng làm việc antoàn phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH Từ đó, cơ hội đầu tư cho huấn luyện tăng lên,

có nhiều điều kiện để cải thiện chất lượng huấn luyện

- Trình độ văn hóa, nghề nghiệp: Trình độ văn hóa, nghề nghiệp khác nhau

đòi hỏi về chất lượng huấn luyện cũng khác nhau Do vậy, phải điều tra, nghiên cứunhu cầu, trình độ của từng khách hàng cụ thể để đưa các các chương trình, kế hoạchhuấn luyện phù hợp

Thứ ba; Sự phát triển của khoa học, công nghệ

Phát triển khoa học công nghệ đòi hỏi người lao động phải nắm bắt kịp thời vàthường xuyên để làm chủ công nghệ mới, đồng thời đảm bảo an toàn lao động trongquá trình làm việc, điều này đòi hỏi các cơ sở huấn luyện phải đổi mới trang thiết bịphục vụ cho quá trình huấn luyện nhằm nâng cao chất lượng công tác huấn luyện

Thứ tư; Hội nhập và toàn cầu hóa

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tác động đến tất cả các mặt đời sống

xã hội của đất nước trong đó có công tác huấn luyện, đòi hỏi chất lượng huấn luyệncủa Việt Nam phải được nâng lên để dịch vụ huấn luyện đáp ứng yêu cầu thịtrường, của khu vực và trên thế giới Đồng thời cũng tạo cơ hội cho công tác huấnluyện an toàn vệ sinh lao động Việt Nam nhanh chóng tiếp cận trình độ tiên tiến

2.2.3 Kinh nghiệm của một số Quốc gia, DN trong công tác huấn luyện ATVSLĐ và bài học cho kinh nghiệm

2.2.3.1 Kinh nghiệm công tác huấn luyện ATVSLĐ của Hàn Quốc

Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á vàđứng thứ 10 trên thế giới, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trongnhững nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giàu nhất Cuối thế

kỷ XX, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh

Trang 34

nhất trong lịch sử thế giới hiện đại Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủnghoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vữngchắc Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như

là “Huyền thoại sông Hàn” đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục

- Việc tổ chức triển khai công tác huấn luyện ATVSLĐ cho các trong doanhnghiệp của Hàn Quốc được thực hiện hết sức nghiêm túc, thường xuyên hàng giờ,hàng ngày

- Chính phủ hỗ trợ 100% kinh phí huấn luyện ATVSLĐ cho các doanhnghiệp thông qua các tổ chức huấn luyện đủ điều kiện

- Cơ quan Kosha của Hàn Quốc là đơn vị được giao việc quản lý, tổ chức,nghiên cứu đào tạo huấn luyện cán bộ làm công tác an toàn lao động cho các doanhnghiệp, được chính phủ đảm bảo nguồn kinh phí để hoạt động Cơ quan Kosha đãthu hút được rất nhiều giáo sư đầu ngành ở các trường đại học về làm việc toàn thờigian và cả bán thời gian nhằm phát huy khả năng mọi nguồn lực của xã hội cho việcnâng cao chất lượng huấn luyện trong việc xây dựng chương trình huấn luyện, tàiliệu huấn luyện

- Chính phủ đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng với sự phát triển công nghệ, đảmbảo nội dung huấn luyện lý thuyết, thực hành sát với từng doanh nghiệp

- Các doanh nghiệp Hàn Quốc rất chú trọng công tác an toàn lao động chongười lao động, các tập đoàn lớn như tập đoàn Hyundai, Samsung đã đầu tư cáctrung tâm đào tạo huấn luyện an toàn đặc thù cho người lao động mình

Như vậy, trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, Hàn Quốc đã hoàn thiệnkhung pháp lý về an toàn, vệ sinh lao động và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vựcquản lý, điều hành và tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;

có chính sách đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia, cán bộ về an toàn, vệ sinh lao độngđạt trình độ cao; có mô hình và phương pháp huấn luyện ATVSLĐ tiên tiến, hiệnđại và hiệu quả; có hệ thống tài liệu huấn luyện và cơ sở thực hành đầy đủ cho cácchuyên ngành cần đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng; có hệ thống, mạng lưới cơ sởthực hành, huấn luyện ATVSLĐ thống nhất trong cả nước; có kinh nghiệm quản lý,kiểm soát, đánh giá môi trường lao động, thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ngăn

Trang 35

chặn tai nạn, bệnh nghề nghiệp.

2.2.3.2 Kinh nghiệm công tác huấn luyện ATVSLĐ tại một số doanh nghiệptại Việt Nam

* Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn

Là dự án đang gấp rút để đưa vào vận hành vào cuối năm 2017, tuy nhiênxác định được tầm quan trọng của công tác huấn luyện ATVSLĐ, ngay từ nhữngngày đầu của dự án ban Sức khỏe - An toàn – An ninh nhà máy đã được thành lập

và hoạt động nhằm xây dựng, đào tạo và tuyên truyền đảm bảo môi trường, sứckhỏe cho người lao động

Nhà máy đã thuê nhiều chuyên gia về lĩnh vực ATVSLĐ trực tiếp khảo sáttoàn bộ nhà máy, xác định các yếu nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

để từ đó xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động cho từng giai đoạn

Một trong những nội dung rất quan trọng đó là xây dựng bộ tài liệu huấnluyện ATVSLĐ đặc thù riêng cho nhà máy với các chuyên đề về an toàn khi làmviệc trong môi trường có nhiều yếu tố nguy hiểm như hóa chất, không gian hạn chế

ở các bình, bồn bể chứa hóa chất, khu vực làm việc dễ phát sinh khí độc như CO,

H2S, CH4…

Thứ hai, Nhà máy thực hiện tổ chức huấn luyện, tuyên truyền cho tất cả cán

bộ, người lao động về các tác hại, các yếu tố nguy hiểm có hại trong nhà máy, cácphương pháp xử lý tình huống khi gặp sự cố, điều này giúp cho các cán bộ, côngnhân có nhận thức cao hơn về vấn đề an toàn vệ sinh lao động tại nhà máy và trang

bị cho bản thân những kiến thức cơ bản nhằm phòng tránh các nguy cơ rủi ro mất antoàn trong quá trình làm việc, đủ năng lực để làm việc đảm bảo an toàn xử lý, ứngphó khi gặp sự cố về cháy nổ, hóa chất, tai nạn lao động …

Thứ ba là trong các nội dung đào tạo, huấn luyện an toàn của Nhà máy cóđưa ra các vụ tai nạn lao động, sự cố đáng tiếc không may đã xảy ra trước đó đểphân tích nguyên nhân tai nạn từ đó nhắc nhở học viên để học viên bớt chủ quantrong quá trình làm việc cũng như rút kinh nghiệm cho các trường hợp khác

Thứ tư, nhà máy có đưa ra các tình huống, sự cố đã xảy ra ở một số đơn vịkhác có mô hình hoạt động tương tự ở trong nước cũng như nước ngoài từ đấy đưa

Trang 36

ra các yêu cầu để học viên thảo luận và đánh giá.

Thứ năm, ngoài các kiến thức lý thuyết chung, lý thuyết về kỹ thuật an toànđối với từng vị trí, ngành nghề, trong quá trình đào tạo, huấn luyện cho các học viêncủa nhà máy, yêu cầu phải có các kịch bản về các sự cố có khả năng xảy ra để từđấy hướng dẫn cho học viên thực hành diễn tập, xử lý tình huống khi xử lý các sự

cố khẩn cấp, tai nạn lao động

* Công ty Honda Việt Nam

Là doanh nghiệp lớn sản xuất về ô tô, xe máy với lực lượng lao động đếnhàng chục nghìn người, tuy nhiên với chính sách tốt về ATVSLĐ công ty chưa đểxảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng nào, một trong những yếu tố tạo nên thànhcông đó là công tác huấn luyện về an toàn lao động tại công ty

Thứ nhất, bộ phận đào tạo huấn luyện ATVSLĐ được quan tâm, đầu tư củaCông ty tạo mọi điều kiện để phát triển

Thứ hai, về người làm công tác an toàn vệ sinh lao động ngay từ khâutuyển dụng, chính sách tuyển dụng người có kinh nghiệm về công tác an toàn laođộng, khả năng sư phạm và có trình độ chuyên môn, có tâm với nghề, chịu được

áp lực công việc, được tạo mọi điều kiện đi học, tập huấn khi có chính sách phápluật về ATVSLĐ thay đổi hay có thay đổi về công nghệ của công ty Ngoài ra,

để nâng cao chuyên môn cho cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động, công

ty có cử các cán bộ sang công ty mẹ tại Nhật Bản để học tập, nâng cao kỹ năngchuyên môn

Thứ ba, công ty đã xây dựng trung tâm thực hành với một số trải nghiệm vềtai nạn lao động như tai nạn ngã cao do làm việc không sử dụng phương tiện bảo hộlao động, thực hành sơ cấp cứu trên manacanh bằng phương pháp ép tim, thổingạt…lớp học luôn có không khí vui nhộn hài ước tạo hứng khởi cho người học,các chủ đề ở lớp học đều gắn với những chuyên để đào tạo

Thư năm, công ty đã đầu tư để xây dựng các bộ phim tư liệu về an toàn laođộng và phát liên tục ở căng tin, giờ giải lao của công ty

Thứ sáu, công ty đánh giá cao các ý tưởng về việc cải thiện điều kiện làm

Trang 37

việc nhằm nâng cao mức độ an toàn giảm các ảnh hưởng từ môi trường làm việcđến người lao động do người lao động đề xuất, từ đấy đầu tư về tài chính nhằm hiệnthực hóa các ý tưởng khả thi và sát thực với điều kiện doanh nghiệp.

2.2.3.3 Bài học kinh nghiệm đối với Trung tâm Huấn luyện an toàn vệ sinh laođộng

Qua thực tế triển khai QLNN về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp và thựctrạng đang diễn ra trong hoạt động sản xuất trên thế giới, có thể rút ra một số kinhnghiệm cho Trung tâm trong như sau:

Thứ nhất, cần xây dựng mô hình, hệ thống huấn luyện đội ngũ giảng viên lànhững người làm công tác an toàn chuyên trách

Thứ hai, nâng cao chất lượng nội dung giảng dạy gắn với thực tế sản xuấtcủa các cơ sở sản xuất kinh doanh, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới cóliên quan, và trực tiếp điều chỉnh các quan hệ hài hòa xã hội, con người trong hoạtđộng sản xuất gắn với ATVSLĐ

Thứ ba, tăng cường các mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt là đẩy mạnh hợp tácvới các quốc gia có kinh nghiệm trong huấn luyện ATVSLĐ Thông qua hợp tác quốc

tế sẽ tiếp thu và nâng cao được năng lực huấn luyện đối với Trung tâm

Trang 38

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO

ĐỘNG

3.1 Tổng quan về Trung tâm Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động

3.1.1 Quá trình hình thành phát triển của Trung tâm

Trung tâm Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động được thành lập theo Quyếtđịnh số: 1176/2004/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Lao độngThương binh và Xã hội Trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, tự trang trảichi phí trực thuộc Cục An toàn lao động - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cóchức năng đào tạo, huấn luyện cán bộ về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Qua hơn 10 năm thành lập, Trung tâm đã đáp ứng phần nào về yêu cầu thực tế vàmục tiêu quản lý nhà nước về lĩnh vực đào tạo, huấn luyện và tư vấn cho doanh nghiệp

về ATVSLĐ, đã góp phần nâng cao kiến thức về an toàn - vệ sinh lao động cho các cán

bộ thuộc các cơ quan quản lý nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động, gópphần giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp thông qua việc tổ chức các lớp tậphuấn, huấn luyện nâng cao nghiệp vụ về an toàn - vệ sinh lao động dưới các hình thứctập trung tại Hà Nội, Sơn Tây và các địa phương trên phạm vi cả nước Thực hiện đàotạo, bồi dưỡng huấn luyện viên, giáo viên cho các lớp huấn luyện cán bộ đương nhiệmnhư thanh tra lao động các địa phương, cán bộ liên đoàn lao động, cán bộ an toàn laođộng trong các Tập đoàn, Tổng công ty sử dụng người lao động thông qua sự hỗ trợ củacác dự án, chương trình quốc gia về BHLĐ-ATLĐ-VSLĐ Xây dựng giáo trình huấnluyện, phương pháp huấn luyện trên cơ sở kinh nghiệm, áp dụng các phương pháp huấnluyện hiện đang được sử dụng rộng rãi tại các nước trong khu vực và trên thế giới Đãxây dựng tài liệu huấn luyện mẫu triển khai cho các doanh nghiệp, địa phương thực hiện

Hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện công tác ATVSLĐ qua việc

tư vấn và đo kiểm môi trường, cải thiện điều kiện lao động

Trung tâm có cơ sở huấn luyện tại Sơn Tây cơ bản đồng bộ để đáp ứng cácchương trình huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động có hiệu quả, thông qua việc học

Trang 39

lý thuyết và thực hành thực tế vì vậy mà chất lượng huấn luyện luôn được nâng cao.

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ

Ngày 14 tháng 11 năm 2015 được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội banhành Quyết định số: 1516/QĐ-BLĐTBXH về việc Quy định chức năng, nhiệm vụquyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Huấn luyện An toàn vệ sinh lao độngthay thế cho Quyết định số: 1747/2009/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2009của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc bổ sung nhiệm vụ và cơ cấu tổchức của Trung tâm Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động

Hiện nay Trung tâm có những nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động dài hạn vàhàng năm trình Cục trưởng Cục An toàn lao động phê duyệt để thực hiện

- Tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho các đối tượng,nhóm đối tượng theo quy định của pháp luật;

- Huấn luyện, bồi dưỡng cho huấn luyện viên, giảng viên về an toàn laođộng, vệ sinh lao động

- Tổ chức cung cấp dịch vụ đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy địnhcủa pháp luật;

- Biên soạn tài liệu, nội dung chương trình huấn luyện về an toàn lao động,

vệ sinh lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và cácquy định khác có liên quan;

- Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển, chuyển giao các chương trình huấnluyện an toàn, vệ sinh lao động;

- Tham gia kiểm tra đánh giá chất lượng của các hoạt động huấn luyện, đàotạo về an toàn, vệ sinh lao động;

- Cấp, đổi Giấy chứng nhận, chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinhlao động theo quy định;

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên, kỹ thuật viên kiểmđịnh kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt

về an toàn vệ sinh lao động theo chương trình của Bộ;

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, huấn luyện, tư vấn về an toàn lao

Trang 40

- Thực hiện các chương trình dự án và các hoạt động quản lý về an toàn, vệsinh lao động do Bộ, Cục an toàn lao động giao;

- Quản lý, sử dụng công chức, viên chức, người lao động, cơ sở vật chất, tàichính, tài sản được giao theo quy định của Nhà nước và của Bộ;

- Lưu trữ hồ sơ, tài liệu huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theoquy định;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng và Cụctrưởng Cục An toàn lao động

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm

Theo quyết định số 1516/QĐ-BLĐTBXH ngày 14/11/2015 của Bộ trưởng

Bộ LĐTBXH Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaTrung tâm Huấn luyện ATVSLĐ Cơ cấu này được minh họa qua sơ đồ hình 2.1

(Nguồn: Báo cáo Trung tâm)

GIÁM ĐỐC

Phòng

Kế hoạch - Tài chính

Xưởng thực hành

Văn

toàn xây dựng

Phòng

An toàn

mỏ, hóa chất

Phòng An toàn cơ, nhiệt, điện

Phòng

vệ sinh lao động

Ngày đăng: 13/04/2019, 22:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w