1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY

27 13,5K 157

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 778,36 KB

Nội dung

Sự cần thiết của việc thực hiện công tác An toàn – vệ sinh lao động của các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay.. 4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOA

Trang 1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆPVIỆT NAM

HIỆN NAY

LÊ MINH BÍCH

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG 1

1 Một số thuật ngữ chính 1

2 Mục đích và ý nghĩa của công tác An toàn – vệ sinh lao động 1

3 Nội dung công tác An toàn – vệ sinh lao động 3

4 Sự cần thiết của việc thực hiện công tác An toàn – vệ sinh lao động của các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay 3

CHƯƠNG 2 4

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY 4

I Thực trạng công tác an toàn – vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 4

1 Tình hình tai nạn lao động 4

1.1 Tình hình chung 4

1.2 Phân tích tình hình tai nạn lao động 8

1.3 Đánh giá chung về tình hình tai nạn lao động năm 2013 10

2 Tình hình bệnh nghề nghiệp 11

II Đánh giá thực trạng công tác an toàn - vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 12 1 Kết quả đạt được 12

2 Những hạn chế, tồn tại 14

3 Nguyên nhân 16

CHƯƠNG 3 19

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY 19

1 Cần điều chỉnh một số nội dung của luật An toàn – vệ sinh lao động 19

2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức ATVSLĐ 20

3 Tăng cường công tác thanh, kiểm tra về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp 20

4 Cần có các chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm luật ATVSLĐ 20

5 Nâng cao vai trò, ý thức và chức năng của các bên trong vấn đề ATVSLĐ 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Lao động là yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh Trong thời đại bùng nổ công nghệ hiện nay, các máy móc không ngừng được sáng tạo và phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động Tuy nhiên, dù máy móc có hiện đại đến đâu thì cũng không thể thay thế được con người trong mọi lĩnh vực sản xuất Chính vì thế, việc bảo vệ người lao động trước những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của họ trong quá trình lao động là vấn đề được đặt lên hàng đầu Muốn làm được điều đó thì công tác An toàn- vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp phải được thực hiện một cách nghiêm túc và đồng bộ Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác vệ sinh - an toàn lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập cần phải giải quyết một cách triệt để và có hiệu quả hơn

Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu về vấn đề: Thực trạng công tác an toàn-

vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay, tìm

ra những hạn chế tồn tại và những nguyên nhân của vấn đề, từ đó đề xuất các khuyến nghị và giải pháp khắc phục những hạn chế đó

Nội dung đề tài gồm 3 phần:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề An toàn- vệ sinh lao

Chương 2: Thực trạng công tác An toàn- vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay

Chương 3: Một số khuyến nghị và đề xuất nâng cao hiệu quả công tác An toàn

- vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp Việt Nâm hiện nay

Đề tài này không tránh khỏi những sai sót, kính mong được sự giúp đỡ và đóng góp của các thầy cô Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN – VỆ

SINH LAO ĐỘNG

1 Một số thuật ngữ chính

Bảo hộ lao động (an toàn- vệ sinh lao động) là tổng hợp tất cả các hoạt động

trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm mục đích cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng

nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (điều 142 Bộ luật Lao động năm 2012)

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề

nghiệp tác động đối với người lao động Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ

Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động (điều 143 Bộ luật Lao động năm 2012)

Điều kiện lao động tổng thể các yếu tố về kỹ thuật – công nghệ, tổ chức lao

động, kinh tế, xã hội, tư nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, năng lực của con người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên những điều kiện cần thiết cho hoạt động lao động sản xuất của con người

Các yếu tố nguy hiêm và có hại trong lao động là những yếu tố của điều

kiện lao động xấu, chúng phát sinh và tồn tại trong quá trình làm việc, có khả năng

đe doạ tính mạng và sức khoẻ người lao động, đây là nguy cơ chính gây tai nạn đối với người lao động

Các yếu tố nguy hiểm bao gồm: các bộ phận truyền động và chuyển động như

những trục máy, bánh răng, sự chuyển động của bản thân máy móc như ô tô máy

trục; nguồn điện; nguồn nhiệt; vật rơi, đổ sập, vật văng bắn; nguy cơ nổ

2 Mục đích và ý nghĩa của công tác An toàn – vệ sinh lao động

Trang 5

- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động

2.2 Ý nghĩa

- Ý nghĩa chính trị

Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người

là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển Công tác bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng

Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không tốt, điều kiện lao động không được cải thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ,

uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút

- Ý nghĩa xã hội

Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động Bảo hộ lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn khỏe mạnh, trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh và phát triển

Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ

xã hội, tự nhiên và khoa học kỹ thuật

Khi tai nạn lao động không xảy ra thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội

- Ý nghĩa kinh tế

Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt Trong lao động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải mái, thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công, giờ công cao, phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành tốt

kế hoạch sản xuất Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động

Chi phí bồi thường tai nạn là rất lớn đồng thời kéo theo chi phí lớn cho sửa chữa máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu

Trang 6

Tóm lại an toàn là để sản xuất, an toàn là hạnh phúc của người lao động, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao

3 Nội dung công tác An toàn – vệ sinh lao động

- Luật pháp, chế độ chính sách của Nhà nước về ATVSLĐ

+ Hiến pháp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992;

+ Bộ luật lao động và các luật khác, pháp lệnh có liên quan đến an toàn – vệ sinh lao động;

+ Các văn bản dưới luật có liên quan đến an toàn – vệ sinh lao động như Nghị định số 06/CP và một số nghị định khác có liên quan;

+ Các thông tư, chỉ thị, tiêu chuẩn quy phạm ATVSLĐ

- An toàn lao động

- Vệ sinh lao động

- Các giải pháp cải thiện điều kiện lao động

4 Sự cần thiết của việc thực hiện công tác An toàn – vệ sinh lao động của các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay

Việc thực hiện công tác ATVSLĐ là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong tình hình hiện nay Doanh nghiệp có thực hiện tốt công tác ATVSLĐ thì người lao động mới có thể yên tâm làm việc, phòng tránh và giảm thiểu những tai nạn xảy ra đối với người lao động Từ đó sẽ giúp tăng hiệu quả lao động, giúp người lao động làm việc tích cực và gắn bó hơn với tổ chức Ngoài

ra, việc thực hiện tốt công tác ATVSLĐ còn giúp doanh nghiệp tăng được tính cạnh tranh trên thị trường

Trang 7

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH

HIỆN NAY

I Thực trạng công tác an toàn – vệ sinh lao động tại các doanh

nghiệp Việt Nam hiện nay

Trong những năm vừa qua, công tác ATVSLĐ đã có những chuyển biến tích cực nhưng số vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn không ngừng gia tăng

- Số người bị thương nặng: 1506 người

- Nạn nhân là lao động nữ: 2308 người

1.1.2 So sánh tình hình TNLĐ năm 2013 với năm 2012

Qua các số liệu thống kê về tình hình TNLĐ năm 2013 so với năm 2012 cho thấy số vụ tai nạn lao động và số nạn nhân được thống kê trong năm 2013 so với năm 2012 như sau:

TT Chỉ tiêu thống kê Năm 2012 Năm 2013 Tăng/giảm

Trang 8

Số người chết

Số người bị thương nặng

Trang 10

9 Đà Nẵng 48 111 +63 15 14 -1 15 14 -1

1

Bảng 3: So sánh tình hình TNLĐ năm 2013 với năm 2012 của 10 địa

phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người nhất

- Vụ tai nạn do sập đá xảy ra vào 8g30 ngày 05/5/2013 làm 02 người chết tại

mỏ đá Lèn Rỏi, thuộc công ty TNHH Kiều Phương, xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, Nghệ An;

- Vụ tai nạn do sự cố vận thăng xảy ra vào 6g30 phút ngày 18/5/2013 làm chết

03 người, tại công trình xây dựng khu đô thị Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội do doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 1 - Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư;

- Vụ tai nạn do sạt lở mỏ đá xảy ra vào 6g00 ngày 07/6/2013 làm chết 03 người và 01 người bị thương nặng tại mỏ đá xã Đông Quang, Đông Sơn, Thanh Hoá thuộc Công ty TNHH một thành viên Sông Mã;

- Vụ tai nạn do ngạt khí xảy ra ngày 31/7/2013 làm 03 người chết tại vỉa than

643 (phường Vàng Danh, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) thuộc Công ty TNHH MTV than Đồng Vông - Vinacomin;

- Vụ tai nạn do ngạt khí xảy ra ngày 04/9/2013 làm 06 người chết tại nhà máy tinh luyện dầu của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đa quốc gia thuộc cụm công nghiệp Vàm Cống, Bình Thạnh, Lấp Vò, Đồng Tháp;

- Vụ tai nạn do trật toa xe khỏi đường ray xảy ra ngày 24/11/2013 làm 03 người chết và 04 người bị thương tại công ty cổ phần Than Vàng Danh - Vinacomin;

- Vụ tai nạn do ngạt khí xảy ra ngày 07/12/2013 làm 04 người chết tại công ty TNHH Việt Nam Chitin - HG thuộc ấp Phú Thạch, xã Tân Phú Thạch, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

Trang 11

1.2 Phân tích tình hình tai nạn lao động

Theo báo cáo chưa đầy đủ của 63 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội năm

2013 toàn quốc đã xảy ra 562 vụ tai nạn lao động chết người, nhưng đến ngày 31tháng 12 năm 2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới nhận được 175 biên bản điều tra (189 người chết) Phân tích từ các biên bản điều tra tai nạn lao động chết người nhận được, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có một số đánh giá như sau:

1.2.1 Tình hình tai nạn lao động chết người theo loại hình cơ sở sản xuất

(Phân tích từ 175 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người)

- Loại hình Công ty cổ phần chiếm 34,3% số vụ tai nạn chết người và 31,7%

- Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 5,1 % tổng số vụ và 4,8% tổng số người chết

1.2.3 Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất (Phân

tích từ 175 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người)

- Ngã từ trên cao chiếm 26,9% tổng số vụ và 24,9% tổng số người chết;

- Điện giật chiếm 21,7% tổng số vụ và 20,1% tổng số người chết;

Trang 12

- Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 14,6% tổng số vụ và 13,6% tổng số người chết;

- Vật rơi, đổ sập chiếm 14,3% tổng số vụ và 13,2% tổng số người chết;

- Tai nạn giao thông chiếm 11% tổng số vụ và 10,1% tổng số người chết;

- Vật văng bắn chiếm 4% tổng số vụ và 3,7% tổng số người chết

1.2.4 Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người (Phân

tích từ 175 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người)

* Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 59%, cụ thể:

- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 22% tổng số vụ;

- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 18% tổng số vụ;

- Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động chiếm 10% tổng số vụ;

- Do tổ chức lao động chiếm 6% tổng số vụ; người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 3%

*Nguyên nhân người lao động chiếm 26%, cụ thể:

- Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động chiếm 21% tổng số vụ;

- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 5% tổng

số vụ;

Còn lại 15% là những vụ tai nạn lao động xảy ra do các nguyên nhân khác

1.2.5 Xử lý trách nhiệm đối với vụ tai nạn lao động

Năm 2013 ngoài một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết nhiều người trong đang trong quá trình điều tra nên chưa có hình thức xử lý, có 03 vụ được chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự và khởi tố các cá nhân có liên quan, trong đó có 02 vụ đã khởi tố, cụ thể:

- Vụ tai nạn lao động làm 01 người chết xảy ra ngày 10/4/2013 tại Công ty cổ phần Traco Hùng Vương, Lô A, 116 Phạm Hùng, Rạch Giá, Kiên Giang, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã tiến hành khởi tố về việc vi phạm quy định về an toàn lao động theo Điều 227 Bộ luật hình sự

Trang 13

- Vụ tai nạn lao động làm 03 người chết xảy ra vào 10h20 ngày 24/4/2013 tại Công ty Hoà Dương, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh đã khởi

tố

- Vụ tai nạn lao động làm 2 người chết xảy ra ngày 05/5/2013, tại mỏ đá Lèn Rỏi, xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, Nghệ An, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đề nghị tiến hành khởi tố 01 bị can về tội vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên, gây hậu quả nghiêm trọng

1.3 Đánh giá chung về tình hình tai nạn lao động năm 2013

1.3.1 Tình hình TNLĐ năm 2013 so với năm 2012

Năm 2013, mặc dù số vụ TNLĐ giảm 81 vụ (giảm 1,2%), tổng số nạn nhân giảm 80 người (giảm 1,2%) nhưng số vụ TNLĐ chết người tăng 10 vụ (tăng 1,8%)

và số người chết tăng 21 người (tăng 3,5%) Đặc biệt là số vụ có 02 người bị thương nặng trở lên và số nạn nhân là lao động nữ tăng lần lượt là 55,8% và 19% (chi tiết tại Bảng 1 nêu trên) Thành phố Hồ Chí Minh có số vụ tai nạn lao động năm 2013 giảm 47,5% so với năm 2012

1.3.2 Tình hình điều tra tai nạn lao động

Nhìn chung các vụ tai nạn lao động có khai báo đã được điều tra đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế Tuy nhiên nhiều địa phương còn chậm gửi biên bản điều tra về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

số biên bản nhận được chỉ chiếm 31% tổng số vụ TNLĐ chết người Do sự phối hợp chưa tốt trong việc giải quyết các vụ tai nạn lao động chết người theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC ngày 12/01/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nên tiến độ điều tra các vụ TNLĐ chết người vẫn còn rất chậm

so với quy định Còn nhiều vụ tai nạn xảy ra trong khai thác khoáng sản của tư nhân, trong các công trình xây dựng nhà ở của dân chưa được tiến hành điều tra, thống kê

và báo cáo

Trong năm 2013, một số địa phương đã tiến hành điều tra tai nạn lao động và báo cáo về Bộ khẩn trương, kịp thời như: Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh; trong đó tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hà Nội là những địa phương thực hiện tốt nhất chế độ báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động chết người về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1.3.3 Chất lượng báo cáo tai nạn lao động năm 2013

Ngày đăng: 18/05/2014, 11:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. TS. Bùi Sỹ Lợi (2014), Tồn tại, hạn chế trong công tác ATVSLĐ và định hướng xây dựng Luật An toàn – Vệ sinh Lao động. Được lấy về từ:http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=20684 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tồn tại, hạn chế trong công tác ATVSLĐ và định hướng xây dựng Luật An toàn – Vệ sinh Lao động
Tác giả: TS. Bùi Sỹ Lợi
Năm: 2014
4. PGS.TS. Nguyễn An Lương (2012), Mục đích, ý nghĩa của công tác Bảo hộ lao động. Được lấy từ: http://nilp.org.vn/chitietkienthuc/id/2376/Muc-dich-y-nghia-cua-cong-tac-Bao-ho-lao-dong Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mục đích, ý nghĩa của công tác Bảo hộ lao động
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn An Lương
Năm: 2012
5. Hà Tất Thắng (2012), Tai nạn lao động - Thực trạng và giải pháp. Được lấy về từ: http://giaothongvantai.com.vn/phap-luat/An-toan-lao-dong/201203/Tai-nan-lao-dong-Thuc-trang-va-giai-phap-34994/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tai nạn lao động - Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Hà Tất Thắng
Năm: 2012
6. Phạm Thanh (2013), Bệnh nghề nghiệp nhiều gấp 10 lần so với báo cáo. Được lấy về từ: http://dantri.com.vn/suc-khoe/benh-nghe-nghiep-nhieu-gap-10-lan-so-voi-bao-cao-724368.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh nghề nghiệp nhiều gấp 10 lần so với báo cáo
Tác giả: Phạm Thanh
Năm: 2013
7. Minh Quang (2013), Khoảng 2 triệu người chết vì bệnh nghề nghiệp mỗi năm. Được lấy về từ: http://thanhtravietnam.vn/vi- VN/News/tintucsukien/2013/04/29713.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoảng 2 triệu người chết vì bệnh nghề nghiệp mỗi năm
Tác giả: Minh Quang
Năm: 2013
8. Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh (2014), Tình hình tai nạn lao động năm 2013. Được lấy về từ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình tai nạn lao động năm "2013
Tác giả: Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh
Năm: 2014
1. Bộ luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2012 2. PGS.TS Trịnh Khắc Thẩm (2010), Giáo trình Bảo hộ lao động, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2:10 địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động chết người nhất  năm 2013 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY
Bảng 2 10 địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động chết người nhất năm 2013 (Trang 9)
Bảng 3: So sánh tình hình TNLĐ năm 2013 với năm 2012 của 10 địa - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY
Bảng 3 So sánh tình hình TNLĐ năm 2013 với năm 2012 của 10 địa (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w