- Phương thức lãnh đạo
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHỤ NỮ TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
Để đạt được các mục tiêu toàn diện và công tác phụ nữ của tỉnh trong thời gian cấn thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau:
- Nâng cao nhận thức của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ, các cấp uỷ, cán bộ, đảng viên về bình đẳng giới và công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các cấp uỷ đảng, các ngành, Mặt trận, đoàn thể và các tổ chức trong hệ thống chính trị cần tiếp tục tổ chức tuyên truyền, học tập, quán triệt các chủ trương chính sách của đảng về công tác phụ nữ thời kỳ mới, đặc biệt là Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Kết luận số 22 Kl/TU của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc làm cho cả hệ thống chính trị và toàn xã
hội nhận thức đầy đủ sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ về công tác phụ nữ trong thời kỳ mới, trong đó nhận thức được vấn đề cơ bản là: Giải phóng và phát triển toàn diện phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng là một trong những mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Cải tiến việc triển khai học tập, quán triệt nghị quyết đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả đối với từng đối tượng, trong đó đặc biệt quan tâm quán điểm, chủ trương công tác phụ nữ và nâng cao nhận thức giới cho những đối tượng có trách nhiệm trực tiếp cụ thể hoá tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành như những cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ hoạch định chính sách từ tỉnh đến cơ sở.
Các cấp uỷ đảng chú trọng làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tăng cường giáo dục cán bộ đảng viên gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, vận động thuyết phục gia đình, người thân nhân và nhân dân cùng thực hiện nhiệm vụ công tác phụ nữ.
Phát huy có hiệu quả vai trò tuyên truyền của các cơ quan thông tin đại chúng thông qua việc xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các báo, bản tin, chương trình truyền thanh, truyền hình của các ngành, địa phương nhằm tuyên truyền, các chủ trương, chính sách của đảng và Pháp luật của nhà nước về công tác phụ nữ, nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; nêu gương các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trong thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới, những gương điển hình nữ trong học tập, lao động, công tác, xây dựng gia đình hạnh phúc lên án, đấu tranh chống các hành vi định kiến giới, coi thường phụ nữ, phân biệt đối xử, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ...
Hội LHPN, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp phối hợp với các ngành, Mặt trận và các đoàn thể, nghiên cứu, biên soạn bộ tài liệu tuyên truyền về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết, chương trình công tác phụ nữ của các cấp, về chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam với nội dung phù hợp với trình độ, đặc điểm của các đối tượng phụ nữ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, quan tâm xây dựng đội ngũ báo cáo viên, công tác viên, tuyên truyền viên ở các cấp có đủ số lượng,
thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng không ngừng nâng cao trình độ, năng lực làm lực lượng nòng cốt tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ nữ về bình đẳng giới, khắc phục tư tưởng tự ty, an phận, níu áo nhau, nêu cao tinh thần tự chủ, đoàn kết vượt khó vươn lên để
- Tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng ra chủ trương, nghị quyết định hướng lãnh đạo công tác phụ nữ của cấp uỷ đảng.
Trước khi ra các chủ trương, Nghị quyết về công tác phụ nữ các cấp uỷ cần tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, dự báo tình hình để có căn cứ khoa học, đảm bảo các chủ trương, nghị quyết của cấp uỷ địa phương, đơn vị phù hợp với quan điểm, đường lối công tác phụ nữ của đảng và sát hợp với điều kiện thực tế của địa phương trên tất cả các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp phụ nữ. Cần xác định rõ hướng đổi mới chung của công tác vận động phụ nữ trong giai đoạn hiện nay tương ứng với sự biến đổi của các đối tượng phụ nữ và sự phát triển của các thành phần kinh tế. Do đó, các định hướng về công tác phụ nữ của cấp uỷ đảng ở địa phương, đơn vị phải làm sâu sắc, sáng rõ và cụ thể hơn các quan điểm mục tiêu công tác phụ nữ do Đại hội Đảng lần thứ VI đến lần thứ X đã đề ra, đặc biệt là Nghị quyết 04/BCT ngày 27/7/1993 về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới và Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đồng thời, phải hướng vào việc cụ thể hoá các quy định trong Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước về sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới, đặc biệt là cụ thể hoá Luật bình đẳng giới phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Các chủ trương Nghị quyết của cấp uỷ phải làm rõ được định hướng lãnh đạo về tư tưởng và tổ chức, chính sách, phương pháp công tác phụ nữ, đưa ra các giải pháp đồng bộ có tính khả thi thể hiện quyết tâm cao trong chỉ đạo, chỉ ra đựợc những việc cụ thể cần làm, có lộ trình thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, quy định rõ trách nhiệm trong tổ chức thực hiện của từng cấp, từng ngành, từng đối tượng cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Công tác phụ nữ chỉ thành công khi các yếu tố giới được đưa vào các ý tưởng, giá trị, quan niệm, thái độ, mối quan hệ và cách thức tiến hành mọi việc trong xã hội, bao
trùm các thiết chế chính của xã hội như gia đình, nhà trường, chính quyền, tổ chức xã hội…sao cho cả nam và nữ được coi trọng, được bình đẳng trong việc tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực, tham gia các công việc xã hội và thụ hưởng các thành quả phát triển như nhau. Vì vậy, ngoài việc có các nghị quyết chuyên đề về công tác phụ nữ thì đòi hỏi cấp uỷ đảng phải lồng ghép được yêú tố giới, tinh thần cơ bản của các quan điểm chủ trương về công tác phụ nữ vào các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương trong mọi thời kỳ. Các chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án…phải có các biện pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ về số lượng nữ và phát huy tính tích cực tham gia của họ vào mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực chính trị, tham gia quản lý, lãnh đạo và ra quyết định ở mọi cấp, mọi ngành. Quan tâm xây dựng chính sách đặc thù đối với phụ nữ (đặc biệt là phụ nữ nông thôn), về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, tạo việc làm; về chăm sóc sức khỏe, chính sách bồi dưỡng tài năng nữ. Các chính sách này cần được thể hiện trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong kế hoạch dài hạn và kế hoạch hằng năm của các cấp bộ đảng.
- Cấp uỷ đảng thực hiện tốt phương thức Đảng lãnh đạo bằng tổ chức và đề cao trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên.
Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả phương thức lãnh đạo này, phải từng bước thể chế hoá tổ chức của Đảng như: quan tâm xây dựng củng cố Đảng đoàn Hội LHPN tỉnh, xác định đúng đắn chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của Đảng đoàn Hội LHPN tỉnh và xây dựng chi, đảng bộ trong các cơ quan Hội vững mạnh và tăng cường lực lượng cấp uỷ viên, đảng viên trong các cơ quan Hội. Xây dựng và thực hiện tốt chế độ công tác, mối quan hệ lãnh đạo giữa Thường trực, Ban Thường vụ tỉnh uỷ với đảng đoàn Hội LHPN tỉnh; quy chế về mối quan hệ giữa các ban chuyên môn của cấp uỷ (chủ yếu là Ban Dân vận, Ban Tổ chức và Ban Tuyên giáo) với Hội, giữa cấp uỷ đảng với các cấp uỷ viên, đảng viên được giao nhiệm vụ phụ trách các cơ quan Hội. Trước mắt cần tập trung thể chế hoá trách nhiệm của tổ chức Hội các cấp trong công tác cán bộ nữ và phát triển đảng viên nữ, xây dựng và thực hiện quy chế làm việc định kỳ giữa cấp uỷ và tổ chức Hội nhằm tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ đảng đối với công tác phụ nữ, không khoán trắng cho đảng đoàn, cấp ủy viên, đảng viên phụ trách công tác Hội.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định Đảng viên nữ ở cơ sở phải tham gia sinh hoạt Hội Phụ nữ để làm nòng cốt cho phong trào. Thể chế hoá trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ công tác phụ nữ, các mục tiêu về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ thành các quy định cụ thể làm cơ sở để theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện của cán bộ đảng viên , đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát kiên quyết xử lý kỷ luật những cán bộ, đảng viên cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về bình đẳng giới.
- Tăng cường lãnh đạo các cấp chính quyền cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết công tác phụ nữ của tỉnh thành các chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án…và tổ chức thực hiện có hiệu quả
Tỉnh uỷ lãnh đạo chính quyền tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về công tác phụ nữ; xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, tạo điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng và phát huy tiềm năng của phụ nữ. Trước mắt, chỉ đạo chính quyền các cấp khảo sát đánh giá toàn diện việc tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010, trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung đảm bảo Kế hoạch thể hiện rõ cam kết của mọi cấp, mọi ngành đối với mục tiêu bình đẳng giới, đưa ra các cơ chế rõ ràng để đạt được các mục tiêu, thể hiện rõ sự phân bổ các nguồn lực để triển khai các hoạt động, đồng thời đưa ra các khung trách nhiệm giám sát, đánh giá một cách có hiệu quả.
Các cấp chính quyền, các ngành tăng cường phối hợp với các cấp Hội tiếp tục nghiên cứu, tham mưu xây dựng, bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách có liên quan đến phụ nữ và trẻ em nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Trước mắt cần tập trung cụ thể hoá các chương trình mục tiêu Quốc gia liên quan nhiều và trực tiếp đến quyền và lợi ích của phụ nữ - trẻ em như: Phổ biến giáo dục pháp luật, xoá đói giảm nghèo, đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm, dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, môi trường, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội. Trong đó chú trọng xây dựng và đầu tư các nguồn lực để thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ có thể tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực quan trọng như: khoa học, kỹ thuật công nghệ mới, vốn, sở hữu đất đai và tài sản ...
Chính quyền các cấp tiếp tục chỉ đạo các ngành Tư pháp, ngành văn hoá, thể thao và Du lịch phối hợp với các tổ chức xã hội xây dựng các tài liệu đẩy mạnh tuyên truyền triển khai việc tổ chức thực hiện Luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia. Chỉ đạo, tổ chức rút kinh nghiệm việc làm điểm và nhân diện mô hình phòng chống bạo lực gia đình ở cơ sở, các câu lạc bộ, nhóm phòng chống bạo lực gia đình...
Việc các cấp chính quyền xây dựng và thực hiện tốt các chương trình, dự án cụ thể chỉ dành riêng cho phụ nữ như các dự án về đào tạo, huấn luyện, hỗ trợ tín dụng, tăng thu nhập cho phụ nữ là rất cần thiết để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở mức độ đó thì chưa đủ để đạt được bình đẳng giới và hơn thế nữa, các chương trình, dự án và các hoạt động này thường không giải quyết được nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng bất bình đẳng giới. Vì vậy mà vấn đề có tính chiến lược vô cùng quan trọng là phải thực hiện tốt việc lồng ghép giới ngay từ khi hoạch định cũng như trong suốt quá trình thực thi chính sách ở các cấp, các ngành. Nghĩa là vấn đề giới phải được lồng ghép trong các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm và hằng năm của địa phương và phân công phù hợp với lĩnh vực quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn của từng cấp, từng ngành. Các ngành, các cấp chịu trách nhiệm thiết kế, thực thi, rà soát, giám sát và đánh giá các chính sách và ngân sách đều có trách nhiệm tiến hành lồng ghép giới trong lĩnh vực được phân công phụ trách. Mục tiêu lồng ghép giới là để các thể chế, chính sách và chương trình dự án... đảm bảo rằng có sự tham gia bình đẳng của cả nam giới và phụ nữ trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, đáp ứng nhu cầu của tất cả các thành viên trong xã hội, phân phối thành quả công bằng cho cả nam và nữ.
Các cấp chính quyền phải tiến hành tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Chương trình số 83/CT-UB ngày 12/01/2004 UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị định 19/2003/NĐ- CP của Chính phủ quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước. Trên cơ sơ đó tiếp tục rà soát và điều chỉnh, bổ sung các quy định thể chế hoá vai trò của các cấp Hội LHPN đại diện quyền làm của các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh tham gia quản lý Nhà nước; thể chế hoá mối quan hệ và phối hợp giữa cơ quan hành chính Nhà nước và các cấp Hội Phụ nữ; đồng thời thể chế hoá các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà
nước nhằm cải thiện ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ, đặc biệt là cán bộ nữ và nâng cao vị trí xã hội cho phụ nữ; phát huy vai trò của tổ chức Hội Phụ nữ các cấp tham gia thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế- xã hội ở địa phương. Tạo điều kiện về mặt pháp lý để các cấp Hội trực tiếp chủ trì một số chương trình phát triển kinh tế xã hội phù hợp hoặc tham gia có hiệu quả vào việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả đóng góp của phụ nữ đối với sự phát triển chung, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Hội gắn bó hơn với các đối tượng phụ nữ, thực hiện tốt vai trò nòng cốt của Hội trong công tác vận động phụ nữ.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế để các cấp Hội chủ động tham gia góp ý kiến xây dựng, sửa đổi, bổ sung các dự thảo Luật, các văn bản dưới luật, các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trong phạm vị những lĩnh vực liên quan nhiều và trực tiếp đến phụ nữ và trẻ em. Tiếp tục duy trì chế độ định kỳ chính quyền phối hợp với Hội phụ nữ cùng cấp tổ chức các cuộc họp thu thập ý kiến về tình hình thực hiện các chủ trương, pháp luật và phát hiện những hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp