Những yếu tố tác động đến phụnữ và công phụnữ của tỉnh Vĩnh Phúc từ nay đến năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 82 - 86)

- Phương thức lãnh đạo

3.1.1.Những yếu tố tác động đến phụnữ và công phụnữ của tỉnh Vĩnh Phúc từ nay đến năm

Trong bối cảnh quốc tế với xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế phát triển cả bề rộng và chiều sâu, đã và đang làm cho các quan hệ quốc tế, các mối liên kết kinh tế giữa các khu vực, giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới trở nên gần gũi hơn, phát triển theo hướng tích cực, sâu rộng, toàn diện hơn; các nhân tố kinh tế nhất là kinh tế thị trường ngày càng thâm nhập, thẩm thấu nhiều hơn, sâu hơn vào đời sống kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đem lại cho chúng ta những cơ hội mới có thể “đi tắt, đón đầu” có điều kiện tiếp thu khoa học, công nghệ, tận dụng những nhân tố tác động tích cực của nền kinh tế thị trường đề thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một động lực của sự phát triển, nhưng mặt trái của nó lại tạo ra nguy cơ mất ổn định. Sự phân hoá giàu nghèo diễn ra khá phức tạp, nhiều vấn đề mới về giải quyết việc làm, nâng cao trình độ và đời sống của các tầng lớp phụ nữ đang đứng trước những thách thức mới. Đặc biệt, hai năm gần đây, ảnh hưởng từ sự suy giảm kinh tế thế giới tác động không nhỏ đến nền kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng: kinh tế tăng trưởng còn thấp, sức cạnh tranh chưa mạnh, tình trạng lạm phát, giá cả tăng cao, thiếu việc làm, thu nhập của người lao động không ổn định, đời sống thấp, cũng như việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội không ít khó khăn ....đó là những thách thức không nhỏ đối với phụ nữ, công tác phụ nữ và phong trào phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nền kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về trình độ, năng lực, khả năng tiếp cận đối với mỗi người, trong khi đó trình độ chuyên môn, tay nghề của phụ nữ nhìn chung còn thấp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Sự định kiến giới trong nhận thức của xã hội vẫn tồn tại ở không ít người, gây cản trở không nhỏ đến sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ. Mặt trái của cơ chế thị trường ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân, trong đó phụ nữ là đối tượng bị ảnh hưởng rất lớn. Nhiều vấn đề xã hội liên quan trực tiếp tới phụ nữ điển hình là phẩm chất đạo đức và một số giá trị truyền thống tốt đẹp có phần bị mai một, lối sống thực dụng có xu hướng phát triển trong một bộ phận chị em. Tình trạng nạo, phá thai trong nữ thanh niên, vị thành niên và lây nhiễm HIV/AIDS trong phụ nữ, trẻ em ngày càng tăng. Bạo lực gia đình, tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, lấy chồng nước ngoài vì mục đích vụ lợi diễn biến phức tạp. Sự phân biệt đối xử với phụ nữ, trẻ em gái vẫn còn xảy ra ở không ít nơi dưới nhiều hình thức.

Đồng thời, quá trình toàn cầu hoá kinh tế diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị trên thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch đang có nhiều hoạt động quyết liệt chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, vì vậy chúng ta không thể tránh khỏi việc bị các thế lực thù địch lợi dụng cơ hội để truyền bá những quan điểm tư tưởng sai trái, văn hoá phẩm độc hại xa lạ với những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

Trong bối cảnh trên, đòi hỏi Đảng ta phải nghiên cứu làm rõ tình hình, thiết lập căn cứ khoa học để xác định yêu cầu, biện pháp đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực, đối với cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có công tác phụ nữ.

Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ với những bước tiến nhảy vọt, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực đời sống xã hội. Đồng thời với quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta theo hướng CNH- HĐH, cơ cấu kinh tế đã và đang biến đổi mạnh mẽ với sự tăng nhanh tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, sự phát triển nhanh chóng của khoa học-

công nghệ, những thay đổi về tổ chức sản xuất và phân công lao động xã hội, những yêu cầu phát triển các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, văn hoá… cũng tăng lên nhanh chóng. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ, sản xuất và phân công lao động xã hội với hàng loạt khu đô thị, khu công nghiệp, ngành nghề và việc làm mới ra đời đã và đang đặt ra những nhu cầu mới về nhân lực (cả về cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo, phân bổ theo vùng, ngành kinh tế…), đòi hỏi công tác phụ nữ phải có những nhận thức mới, cách tiếp cận mới, những giải pháp mới về đào tạo và sử dụng lực lượng lao động nữ, đặc biệt là đối với một bộ phận lớn phụ nữ mất đất sản xuất nông nghiệp.

Trong điều kiện mới cơ cấu xã hội- giai cấp đã có những biến đổi nhanh chóng, cơ cấu xã hội- giai cấp trong phụ nữ cũng có những biến đổi đáng kể, sự đa dạng hoá về nhu cầu, lợi ích, trình độ của các đối tượng phụ nữ đang đặt ra yêu cầu phải có sự nghiên cứu làm rõ để có cách tiếp cận, vận động phù hợp.

Sau hơn hai mươi năm đổi mới, 12 năm tái lập, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh đã từng bước được xây dựng, củng cố và phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy có sụt giảm do khủng hoảng tài chính toàn cầu trong 2 năm gần đây nhưng đã được ngăn chặn bước đầu và cơ bản giữ ổn định. Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đã giành được những thành tựu to lớn, khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đây là điều kiện thuận lợi để tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ của tỉnh. Đồng thời công tác phụ nữ cũng đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức do nền kinh tế của tỉnh còn ở trình độ thấp; thiên tai dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi; tệ tham nhũng, quan liêu còn nghiêm trọng; một số vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết; sự phân hóa giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư, các vùng miền còn lớn. Việc giải quyết nhu cầu về việc làm, đời sống, về nâng cao trình độ...của phụ nữ còn hạn chế. Định kiến giới và hạn chế trong nhận thức về bình đẳng giới vẫn là nguyên nhân sâu xa cản trở tới sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ. Cơ cấu xã hội - giai cấp đang tiếp tục chuyển đổi; trong xã hội đã có nhiều thành phần, các tầng lớp có lợi ích khác nhau trong đó có những đối tượng phụ nữ mà Hội chưa nắm chắc, chưa tiếp cận và chưa vận động được như: một số đối tượng buôn bán nhỏ và làm dịch vụ, phụ nữ là chủ doanh nghiệp... Phương thức tập hợp đối tượng này không giống, không quen thuộc như các

hoạt động truyền thống trước đây. Do đó, đối tượng vận động của Hội đa dạng, khó khăn hơn.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng không chỉ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động của phong trào phụ nữ, mà còn là cơ hội và động lực thúc đẩy chị em không ngừng phấn đấu, cống hiến sức lực và trí tuệ của mình trong các lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội, vị trí, song cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới.

Ngày nay, với sự tác động của qua trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế tình hình nhận thức, thái độ chính trị, nhu cầu về tâm lý và nguyện vọng của phụ nữ đã có sự thay đổi đáng kể:

Những thay đổi to lớn, tích cực về kinh tế - xã hội của đất nước, kết quả của công cuộc đổi mới hơn 20 năm qua và quá trình đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm gần đây đã tác động tích cực đến nhận thức và thái độ chính trị của phụ nữ. Cùng với sự phát triển chung của cả nước Vĩnh Phúc đã có những chuyển biến đáng kể trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ đói nghèo giảm. Phụ nữ Vĩnh Phúc ngày càng tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp trong tỉnh. Sự tin tưởng này không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn thể hiện qua việc phụ nữ tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước và tham gia tích cực vào các chương trình phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương, đặc biệt là chương trình xoá đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc, đa số phụ nữ đều đoàn kết, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức vươn lên.

Kết quả điều tra về nhu cầu và nguyện vọng của 921 phụ nữ tại các cơ sở cho thấy nhu cầu của phụ nữ đã có những thay đổi đáng kể. Trong hệ thống các nhu cầu của phụ nữ thì nhu cầu nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống được xếp thứ nhất với 87% số người được hỏi cho là rất cần, 11,8% cho là cần và 1, 2% cho là bình thường; nhu cầu việc làm của phụ nữ đứng thứ 2 với 79, 1% cho là rất cần; nhu cầu tiếp cận khoa học kỹ thuật và học tập nâng cao trình độ đứng thứ 3 với 67,7% cho là rất cần, 29.0% cho là cần; nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế đứng thứ 4 với 63,3% cho là rất cần, 34,5% cho là cần,

nhu cầu tham gia các hoạt động Hội đứng thứ 5; tiếp đến là nhu cầu về an sinh xã hội, nhu cầu vui chơi giải trí .... đứng thứ 6.

Những thay đổi về nhu cầu của phụ nữ ngày nay cho thấy với sự tác động của cơ chế thị trường làm cho mỗi cá nhân trong xã hội đều luôn quan tâm đến lợi ích thiết thân từ những hoạt động mà mình tham gia; mặt khác do sức ép của vấn đề mưu sinh nên nhu cầu tham gia các hoạt động cộng đồng bị xếp xuống hàng thứ yếu, vì vậy trong thời gian tới công tác phụ nữ cần tập trung giải quyết những nhu cầu không ngừng phát triển của các tầng lớp phụ nữ như vấn đề việc làm và đời sống, vấn đề lao động nữ, vấn đề nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ, chăm sóc sức khoẻ, nuôi dạy con, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Tình hình và diễn biến trên đã và đang mở ra những thời cơ mới, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu, thách thức mới , đòi hỏi Tỉnh uỷ phải phân tích, thấy được những thuận lợi và thách thức trong quá trình lãnh đạo công tác phụ nữ, từ đó có những định hướng lãnh đạo, ban hành chủ trương, chính sách, phương pháp công tác phụ nữ cụ thể, sát hợp đạt được hiệu quả cao.

3.1.2. Mục tiêu, phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với công tác phụ nữ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 82 - 86)