Thực trạng sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với công tác phụnữ từ năm 2001đến nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 48 - 71)

- Phương thức lãnh đạo

2.1.1.Thực trạng sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với công tác phụnữ từ năm 2001đến nay

từ năm 2001đến nay

* Những kết quả đạt được

- Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc kịp thời ban hành các chỉ thị, nghị quyết định hướng về công tác phụ nữ

Ngay sau khi được tái lập (01/01/1997), Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã quán triệt chỉ đạo các cấp uỷ đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị tiếp tục tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh uỷ Vĩnh Phú (cũ) về công tác quần chúng nói chung, trong đó có Nghị quyết số 13 NQ/TU, ngày 11/12/1993 về việc thực hiện Nghị quyết 04/BCT, ngày

12/7/1993 của Bộ Chính trị 04/BCT, ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về“Đổi mới và

tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”

Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện cho thấy Nghị quyết 13 NQ/TU có những nội dung không còn phù hợp, có nhiều bất cập với điều kiện thực tế của tỉnh Vĩnh Phúc

mới tái lập. Để có những định hướng cụ thể về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công

tác phụ nữ phù hợp với tình hình đặc điểm phụ nữ ở Vĩnh Phúc, chủ trương của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phụ nữ và nhiệm vụ chính trị của tỉnh,

Thường trực tỉnh uỷ lãnh đạo các cấp uỷ đảng đánh giá kết quả 8 năm thực hiện Nghị quyết số 13 NQ/TU, ngày 11/12/1993 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phú (cũ) về việc thực hiện Nghị

quyết 04/BCT, ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về“Đổi mới và tăng cường công tác vận

động phụ nữ trong tình hình mới”và đánhgiá 7 năm thực hiện Chỉ thị 37- CT/TW, ngày

16/5/1994 Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) “Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ

mới về nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội đối với công tác phụ nữ. Cùng với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, trình độ mọi mặt của phụ nữ đã được nâng lên; đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp phụ nữ đã có sự cải thiện; vấn đề bình đẳng giơí đã có sự tiến bộ. Tuy nhiên, trong bối cảnh trong nước, quốc tế có nhiều thay đổi đã tác động mạnh mẽ đến các tầng lớp nhân dân trong đó có phụ nữ, tình hình phụ nữ đã có nhiều thay đổi sau khi tái lập tỉnh, không ít vấn đề thách thức đặt ra đối với công tác phụ nữ mà tỉnh uỷ cần phải quan tâm lãnh đạo; mặt khác qua sơ kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 13 NQ/TU cho thấy còn nhiều cấp uỷ đảng chưa coi trọng đúng mức công tác phụ nữ, nhận thức chưa đầy đủ về công tác cán bộ nữ, quan tâm lãnh đạo chưa đầy đủ, thiếu sâu sát. Vì vậy, ngày 05/04/2001 Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc ban hành Chỉ thị số 18/CT-TU về

việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 04 Bộ Chính trị “Đổi mới và tăng cường công tác vận

động phụ nữ trong tình hình mới”. Việc ban hành Chỉ thị 18/CT-TU thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công tác phụ nữ, để phụ nữ tham gia ngày càng tích cực hơn, chủ động hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của tỉnh thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ thị đã nhấn mạnh những nhiệm vụ cấp bách và yêu cầu các cấp các ngành phải: Tiếp tục quán triệt sâu sắc 3 quan điểm và 6 công tác lớn theo tinh thần Nghị quyết 04, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm, tạo sự nhất trí cao trong đảng, sự chuyển biến đồng bộ của các cấp các ngành đối với công tác vận động phụ nữ của tỉnh trong thời gian tới. Từng cấp uỷ đảng, đảng đoàn, Ban cán sự đảng các cơ quan ban ngành, các cấp chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, các tổ chức xã hội từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục chỉ đạo việc cụ thể hoá Nghị quyết bằng các chương trình, kế hoạch của cấp mình, ngành mình.

Đồng thời với việc ban hành Chỉ thị 18/ CT-TU, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo Ban Tổ chức

Tỉnh uỷ xây dựng Đề án số 03-ĐA/TU về công tác cán bộ nữ giai đoạn 2005-2010, trong đó quy định cụ thể các vấn đề về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp, luân chuyển và chế độ chính sách đối với cán bộ nữ nhằm tăng cường số lượng và nâng cao

chất lượng đội ngũ cán bộ nữ ở tất cả các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới.

Để thực hiện và duy trì bình đẳng giới, tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng, nâng cao vai trò, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ, cũng như tạo điều kiện cần thiết để phụ nữ được hưởng các quyền cơ bản của mình một cách bình đẳng và đầy đủ, Tỉnh uỷ đã

chỉ đạo Uỷ Ban nhân dân tỉnh xây dựng “ Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ

tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 đến 2010” nhằm cụ thể hoá việc thực hiện các mục tiêu“Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến 2010” của Chính phủ.

Mục tiêu tổng quát của “Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc

giai đoạn 2006 đến 2010 ” là: Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ, năng lực và phát huy vai trò của phụ nữ, đảm bảo để phụ nữ thực hiện được chức năng của mình và được tham gia đầy đủ, bình đẳng vào tất cả các lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Đồng

thời, tỉnh uỷ lãnh đạo các cấp uỷ đảng chỉ đạo chính quyền và các ngành cụ thể hoá“Kế

hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 đến” bằng các chương trình, kế hoạch hành động với những mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện cụ thể, phù hợp ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Đây là căn cứ quan trọng để các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp tổ chức các hoạt động thúc đẩy nhanh sự bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ.

Tiếp đó, Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo Ban Tổ chức, Ban Dân Vận tỉnh uỷ phối hợp với Hội LHPH tỉnh tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ra Kết luận số 22 -KL/TU, ngày 10/01/2008, triển khai thực hiện Nghị quyết số 11- NQ/TW ngày 27/4/2007 Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong đó, Kết luận 22-KL/TU đã đề cập khá toàn diện, cụ thể các mục tiêu về lao động việc làm, nâng cao trình độ mọi mặt, chăm sóc sức khoẻ, công tác cán bộ nữ, xây dựng và phát triển tổ chức Hội LHPN với những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể.

Để có cơ sở đề ra các biện pháp tăng cường lãnh đạo công tác phụ nữ trong tình hình mới Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tổ chức, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với Đảng Đoàn Hội LHPN tỉnh tiến hành khảo sát đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá X và Kết luận số 22 -KL/TU, ngày 10/01/2008, tại 9 huyện, thị , thành phố và 100 cơ sở (trong đó có 50 cơ sở khu vực nông thôn, 30 cơ sở khu vực hành chính, sự nghiệp và 20 cơ sở thuộc các khu vực khác). Kết quả 9/9 huyện, thành, thị đều tổ chức hội nghị triển khai tinh thần của Nghị quyết đến 100% cán bộ chủ chốt của huyện và cơ sở, công tác tổ chức học tập, quán triệt được triển khai thực hiện nghiêm túc ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương. Một số địa phương còn lồng ghép triển khai nội dung, tinh thần Nghị quyết vào chương trình tập huấn của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ cho các thành viên Ban VSTBPN cấp huyện và cơ sở. Sau khi được học tập, quán triệt quan điểm, mục tiêu của Đảng về "Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước", các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã quan tâm hơn đối với công tác vận động phụ nữ và công tác cán bộ nữ; ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới được nâng lên. 100% cấp uỷ đảng, chính quyền cấp huyện và 81 % cấp uỷ, chính quyền cơ sở đã cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về công tác phụ nữ theo tinh thần Kết luận số 22 -KL/TU bằng các chương trình, kế hoạch với những mục tiêu và lộ trình tổ chức thực hiện cụ thể, phân công các ban của Đảng, cấp uỷ viên, đảng viên, các đoàn thể trực tiếp thực hiện. Nhiều địa phương, đơn vị đã cụ thể hoá các mục tiêu, nội dung về bình đẳng giới và xây dựng gia đình văn hoá theo 4 tiêu chí “No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc” thành các quy định, tiêu chí cụ thể phù hợp với đặc thù của ngành và địa phương để hướng dẫn cán bộ đảng viên và nhân dân thực hiện. Tháng 6/2009 Tỉnh uỷ đã tổ chức sơ kết 02 năm thực hiện Nghị quyết số 11- NQ/TW ngày 27/4/2007 Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, và đi sâu đánh giá 3 năm thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU về công tác cán bộ nữ giai đoạn 2005-2010, tiếp tục chỉ đạo bổ sung, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp đến năm 2010, trong đó có quan tâm đặc biệt đến cán bộ nữ và công tác phát triển đảng viên nữ. Trên cơ sở đánh giá kết quả triển tổ chức thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị và Đề án 03 của Tỉnh ủy, Kết luận số 22 -

KL/TU tỉnh uỷ đã đề ra các biện pháp chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức và tập trung tổ chức thực hiện để hoàn thành mục tiêu công tác phụ nữ đã đề ra.

Nhìn chung trong các năm qua Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, hiện đại hoá, kịp thời đề ra các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch nhằm làm sâu sắc hơn quan điểm, chủ trương, đường lối công tác phụ nữ của đảng để lãnh đạo công tác phụ nữ sát hợp với đặc điểm, tình hình, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Những chủ trương quyết định đúng đắn của tỉnh uỷ tự nó đã chứa đựng nội dung thông tin có sức sống và có sức thuyết phục cao, đó là định hướng chính trị quan trọng giúp các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện có hiệu quả công tác phụ nữ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỉnh uỷ tăng cường lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách công tác phụ nữ của tỉnh.

Tỉnh uỷ lãnh đạo tư tưởng chính trị, tuyên truyền giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiên công tác phụ nữ

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc xác định việc lãnh đạo tư tưởng, chính trị, phối hợp thống nhất

hành động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các

chủ trương, chính sách công tác phụ nữ là một nội dung quan trọng. Từ năm 2001-2009,

Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm lãnh đạo các cấp uỷ đảng, các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị- xã hội quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, sự tiến bộ của phụ nữ, sự cần thiết phải đổi mới và tăng cường sự lãnh của các cấp uỷ đảng đối với công tác phụ nữ. Các cấp uỷ đảng đã lãnh đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; lên án, đấu tranh chống các hành vi coi thường phụ nữ, các hành vi phân biệt đối xử, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ...Đặc biệt, tỉnh uỷ đã chỉ đạo các cấp, uỷ đảng chú trọng giáo dục tinh thần tiên phong gương mẫu thực hiện của cán bộ đảng viên và tăng cường vai trò của cán bộ, đảng viên trong tuyên truyền, vận động thuyết phục nhân dân, gia đình và người thân tích cực tham gia thực hiện. Tăng cường chỉ đạo Hội LHPN

Việt Nam, Uỷ ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể quan tâm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ nữ về bình đẳng giới, khắc phục tư tưởng tự ty, an phận, nêu cao tinh thần tự chủ, đoàn kết phấn đấu vươn lên. Trong quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện, tỉnh ủy Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức tuyên truyền thực hiện các mặt công tác lớn trong công tác vận động phụ nữ như: công tác tuyên truyền, giáo dục tập hợp phụ nữ, bồi dưỡng phẩm chất, năng

lực, nâng cao trình độ mọi mặt của phụ nữ; Giải quyết việc làm, chăm lo đời sống, bảo

hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của phụ nữ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN; xây dựng đội ngũ cán bộ nữ; thực hiện chính sách của Nhà nước đối với phụ nữ. Trong quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện, tỉnh ủy Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức tuyên truyền thực hiện các mặt công tác lớn trong công tác vận động phụ nữ như: công tác tuyên truyền, giáo dục tập hợp phụ nữ, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, nâng cao trình độ mọi mặt của phụ nữ; Giải quyết việc làm, chăm lo đời sống, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của phụ nữ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN; xây dựng đội ngũ cán bộ nữ; thực hiện chính sách của Nhà nước đối với phụ nữ.

Tỉnh uỷ tăng cường lãnh đạo chính quyền cụ thể hoá tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước về công tác phụ nữ.

Căn cứ Chỉ thị số 18/CT-TU về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 04 Bộ Chính trị

“Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”, Nghị định 19/2003/NĐ- CP của Chính phủ quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước

các cấp bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước.

UBND tỉnh đã xây dựng Chương trình số 83/CT-UB ngày 12/01/2004 thực hiện Nghị định 19/2003/NĐ- CP của Chính phủ quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước. Trong đó, Chương trình đã thể chế hoá vai trò của các cấp Hội LHPN đại diện quyền làm của các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh tham gia quản lý Nhà nước; thể chế hoá

mối quan hệ và phối hợp giữa cơ quan hành chính Nhà nước và các cấp Hội Phụ nữ; đồng thời thể chế hoá các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm cải thiện ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 48 - 71)