- Phương thức lãnh đạo
2.1.2. Thực trạng công tác phụnữ của Tỉnh Vĩnh Phúc
* Những kết quả đã đạt được của công tác phụ nữ
Dưới sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh uỷ, các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đã phối hợp cùng hội phụ nữ các các cấp đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục chính trị - tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục đạo đức và nếp sống nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho phụ nữ. Thông qua hoạt động tuyên truyền giáo dục của tổ chức đảng, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội, của đội cán bộ đảng viên, các chương trình tuyên truyền trên hệ thống phương tiện thông tin đại chúng và các chương trình dự án phát triển giáo dục đào tạo tại địa phương... công tác tuyên truyền giáo dục phụnữ đã đạt được những kết quả khá toàn diện, trình độ mọi mặt của các tâng lớp phụ nữ đã được nâng lên đáng kể. Hằng năm tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi từ 15 đến dưới 40 mù chữ,tái mù đều giảm; 100% bé gái từ 11-14 tuổi tốt nghiệp chương trình tiểu học và được vàp lớp 6 và tăng tỷ lệ đi học chung của nữ ở cấp trung học cơ sở lên 93,7%; trung học phổ thông lên 76%. Số tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp năm 2005 là 4,2% tăng lên 6,23% năm 2008, trong đó lao động nữ tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp năm 2005 là 3,92% tăng lên 5,76% năm 2008 và số tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên năm 2005 là 6,05% tăng lên 7,31% năm 2008, trong đó lao động nữ tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên năm 2005 là 4,99 tăng lên 6,87% năm 2008. Đến năm 2009 tỷ lệ lao động qua đào tạo chung của cả tỉnh là 34,7%; số lao động có chứng chỉ nghề hoặc bằng chuyên môn kỹ thuật năm 2001 là 15,1% tăng lên 17,2% năm 2009, trong đó lao động nữ có chứng chỉ nghề tăng từ 11,03% năm 2001 tăng lên 14,76% năm 2009. Từ năm 2001-2009 đã có 3.076.898 lượt phụ nữ dược học tập chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước; 279.995 lượt phụ nữ được học tập bồi dưỡng kiến thức về giới và gia đình; 2.023.123 lượt phụ nữ được tuyên truyền về kiến thức phòng chống tội phạm, buôn bán phụ nữ trẻ em, tệ nạn xã hội, HIV/AIDS; 5.023.245 lượt phụ nữ được tuyên truyền về truyền thống, kiến thức môi trường, kiến thức quản lý, sử dụng vốn... Sự hiểu biết của phụ nữ về chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước đã được nâng cao, đa số phụ nữ trong tỉnh tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, quyết tâm thực hiện sự nghiệp đổi. Kiến thức của phụ nữ về chăm sóc sức khoẻ, tổ chức cuộc sống gia đình, phòng chống tệ nạ xã hội đã được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp của các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng, điển hình là trong khối nữ công nhân viên chức lao động, chị em đã rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, tin học, ngoại ngữ, chị em khối nông thôn đã tích cực ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi...Qua hoạt động tuyên truyền các tổ chức trong hệ thống chính trị đã nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và tình hình tư tưởng của phụ nữ để giải quyết kịp thời, không để xảy ra điểm nóng.
- Công tác tập hợp phụ nữ vào các loại hình tổ chức và hoạt động ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, nhiều mô hình đa dạng để tập hợp hội viên đã được tổ chức như: Mô hình hoạt động kinh tế (dạy nghề, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ sản xuất, vay vốn, giới thiệu việc làm...); Mô hình hoạt động xã hội các tổ phụ nữ hoà giải, tư vấn pháp luật, gia đình và ứng xử, tổ phụ nữ bảo trợ, tổ chăm sóc sức khoẻ, tổ từ thiện...; Mô hình hoạt động theo chuyên đề (nói chuyện truyền thống, đạo đức phụ nữ, về hôn nhân hạnh phúc gia đình, kế hoạch gia đình, nữ công gia chánh, chăm scó sức khoẻ...); Mô hình truyền thông lồng ghép nhóm nhỏ cặp vợ chồng kế hoạch hóa gia đình tăng thu nhập, câu lạc bộ các bà mẹ trẻ, gia đình hạnh phúc, tổ phụ nữ không sinh con thứ 3, câu lạc bộ các nữ doanh nhân, câu lạc bộ cán bộ nữ nghỉ hưu... Các mô hình trên đã từng bước đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các đối tượng phụ nữ, có những hoạt động thiết thực chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, có tác dụng thu hút đông đảo phụ nữ tham gia hoạt động Hội. Tính chất liên hiệp của Hội được mở rộng, thu hút được các đối tượng nữ thanh niên, nữ chủ nhà trọ, nữ dân tộc, tôn giáo đến với tổ
chức Hội. Tính đến tháng 6/2009 toàn tỉnh có 158.645 hộ gia đình có phụ nữ từ 18 tuổi
trở lên có ít nhất có 01 hội viên (đạt 76,9%) và tổng số 175.317 hội viên, số hội viên so với tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên ngày càng tăng, từ 63,3 % năm 2001 lên 74,7% năm 2009.
Tiềm năng, vai trò quyền làm chủ tham gia quản lý nhà nước và xã hội của phụ nữ ngày càng được phát huy, đời sống vật chất tinh thần của đa số phụ nữ được cải thiện, vị trí xã hội của phụ nữ được nâng cao.
Thông qua các chương trình, dự án, đề án do Tỉnh uỷ, chính quyền xây dựng, triển khai thực hiện và các phong trào hoạt động do Mặt trận, các đoàn thể, các tổ chức xã hội phát động đã thu hút được sự tham gia tích cực của các tầng lớp phụ nữ vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và quốc phòng an ninh của tỉnh, thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Trong lĩnh vực chính trị: Đội ngũ cán bộ nữ được quan tâm xây dựng, số lượng và chất lượng không ngừng nâng cao. Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các cấp uỷ, các sở, ban,ngành, cơ quan, đơn vị trong tỉnh triển khai công tác rà soát, xây dựng quy hoạch cán bộ luôn chú trọng đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ theo quy định. Việc phát hiện, giới thiệu nguồn cán bộ cán bộ nữ đưa vào quy hoạch cấp uỷ và các chức danh lãnh đạo các cấp cho nhiệm kỳ 2010-2015 (quy hoach A1) đã được các cấp uỷ quan tâm hơn. Đến nay, đã có 11,4% cán bộ nữ được quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở. Trong đó cán bộ nữ được quy hoạch chức danh chủ chốt cấp cơ sở chiếm tỷ lệ 9,2%; Cán bộ nữ được quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt, các phòng, ban cấp huyện tỷ lệ chiếm 15%; cán bộ nữ được Quy hoạch các chức danh lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh tỷ lệ chiếm 10,2%.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nữ hàng năm đã được coi trọng. Cấp uỷ các cấp đã tăng cường cử cán bộ nữ đi học các lớp cao cấp lý luận chính trị, đại học, sau đại học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Nhất là, sau khi Tỉnh ủy ban hành Đề án 03- ĐA/TU về công tác cán bộ nữ, thì số lượng cán bộ nữ được cử đi đào tạo tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ cán bộ nữ chiếm 20% tổng số cán bộ được cử đi đào tạo cử nhân, cao cấp chính trị, trung cấp chính trị hàng năm; cán bộ nữ chiếm 25% tổng số cán bộ được cử đi bồi dưỡng chuyên viên chính, chiếm 30% tổng số cán bộ được cử đi bồi dưỡng chuyên viên. Hàng năm có 45.000 lượt cán bộ cấp cơ sở được bồi dưỡng ở Trung
tâm bôì dưỡng chính trị các huyện, thành, thị; có 1.800 cán bộ cơ sở được bồi dưỡng nghiệp vụ và các kỹ năng ở Trường Chính trị tỉnh, trong đó có 30- 40% là cán bộ nữ.
Công tác bố trí, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ là khâu quan trọng của công tác cán bộ nhằm phát huy được vai trò lãnh đạo, hoàn thành nhiệm vụ được giao của cán bộ chính vì vậy việc bố trí, bổ nhiệm đề bạt cán bộ được thực hiện theo đúng quy trình, quy định của tỉnh, các cấp uỷ, chính quyền đã căn cứ vào đặc điểm riêng và khả năng của cán bộ nữ để bố trí và đề bạt vào các vị trí lãnh đạo. Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ đảng nhiệm kỳ 2005-
2010 so với nhiệm kỳ 2000-2004: cấp tỉnhlà 8,16% giảm 0,34% ; cấp huyện, thành, thị
là 10,54% tăng 0,04% ; cấp cơ sở là 11,87% tăng 1,2%. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia HĐND nhiệm kỳ 2004-2009 so với nhiệm kỳ 1999-2004: cấp tỉnh là 20,75% tăng 1,61%; cấp huyện, thành, thị là 20,37% giảm 8,26%; cấp cơ sở là 18,19% giảm 0,41%. Cán bộ nữ thuộc diện tỉnh uỷ quản lý có 38/211 người chiếm 18 % tăng 1,3%; cán bộ nữ là trưởng, phó phòng, ban chuyên môn các sở ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh 214 người chiếm 23,4% tăng 1,7%. Cán bộ nữ là trưởng, phó phòng, ban chuyên môn các ban, ngành đoàn thể cấp huyện, thành, thị là 178 người chiếm 35,32% tăng 4,1%. Cán bộ nữ là Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐNH, UBND trưởng phó phòng ban chuyên môn và tương đương cấp xã là 491 người chiếm 16,1% tăng 0,4%. Cán bộ nữ là đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2006 -2011 chiếm 28,5.
Công tác phát triển đảng viên nữ đã được các cấp uỷ quan tâm, hằng năm các cấp uỷ xây dựng và giao chỉ tiêu cho cơ sở về công tác phát triển đảng viên trong đó có đảng viên nữ. Cụ thể: Năm 2001 trong số đảng viên mới kếy nạp tỷ lệ đảng viên nữ chiếm 39,7% , năm 2005 số đảng viên nữ được kết nạp là 888 người, chiếm tỷ lệ 48,76%; năm 2006 số đảng viên nữ được kết nạp là 1.011 người, chiếm tỷ lệ 47,27%; năm 2007 số đảng viên nữ được kết nạp là 993 người, chiếm tỷ lệ 46,27%; 06 tháng đầu năm 2008 số đảng viên nữ được kết nạp là 1052 người, chiếm tỷ lệ 48,92%, 6 tháng đầu năm 2009 là 521 người chiếm tỷ lệ 49,02% (xem phụ lục 2).
Trong lĩnh vực kinh tế và lao động: Kết quả điều tra lao động và việc làm năm 2007 cho thấy tỷ lệ lao động nữ chiếm 46,2% trong số người làm công, ăn lương (cao hơn mức bình quân của cả nước là 0,2%), tăng 18,3% so với năm 2001; số chủ cơ sở sản xuất kinh
doanh là nữ chiếm 41,10%; tỷ lệ lao động nữ làm kinh tế hộ gia đình 49,52%. Như vậy tỷ lệ nữ cùng tham gia hoạt động kinh tế ở mức gần ngang bằng nam. Phụ nữ Vĩnh Phúc ngày càng có vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế, tham gia ngày càng nhiều hơn trong khu vực phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động nữ trong các ngành nghề của nền kinh tế đã có những thay đổi đáng kể, càng khẳng định mức độ bình đẳng giới đã được cải thiện. Đặc biệt, từ sau khi có Luật đất đai sửa đổi, đã có 91,3% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp mới có cả tên vợ và chồng, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ trong việc thế chấp vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Hàng năm toàn tỉnh giải quyết được việc làm cho trên 24 ngàn lao động, trong đó xuất khẩu được 2.000 lao động (tỷ lệ lao động nữ là 50%).
Thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội, chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, các nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, vốn của ngân hàng chính sách xã hội…. các ngành, các cấp đã cho trên 50 ngàn hộ phụ nữ nghèo được vay, đưa số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn lên 98%, mỗi năm số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ giảm 2%.
Trong lĩnh vực văn hoá, xã hội: Tỷ lệ phụ nữ được tiếp cận các dịch vụ y tế tăng dần từ 75% năm 2001 lên 87% năm 2009, phụ nữ được tiếp cận với các phương tiện nghe nhìn hiện đại, mức hưởng thụ văn hoá và đời sống tinh thần ngày càng được nâng cao.
Dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, trong những năm gần đây công tác phụ nữ đã có chuyển biến tích cực, các mục tiêu quan trọng về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ đều cơ bản đạt được. Phụ nữ đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh như: Phụ nữ với vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp- lâm nghiệp, công nghiệp- xây dựng, dịch vụ- thương mại đã tích cực tham gia các chương trình kinh tế trọng điểm của địa phương góp phần thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế đóng góp xứng đáng vào thành tựu phát triển kinh tế của tỉnh. Phụ nữ có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực văn hoá- xã hội: trong việc xây dựng gia đình văn hoá giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và tham gia phòng chống tệ nạn xã hội...; Phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị- xã hội ngày càng đông đảo và có nhiều đóng góp xứng đáng vào sự phát triển vững mạnh của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị nói chung.
* Những hạn chế trong công tác phụ nữ
- Ở một số địa phương, công tác tuyên truyền giáo dục phụ nữ còn hạn chế về nội dung, hình thức chưa phong phú đa dạng, hiệu quả công tác tuyên truyền chưa cao, còn một bộ phận phụ nữ trình độ mọi mặt còn thấp, thậm trí số phụ nữ (đặc biệt là nữ thanh niên) vi phạm chính sách, pháp luật có chiều hướng gia tăng.
- Tỷ lệ thu hút hội viên trong một số đối tượng như nữ thanh niên, phụ nữ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, phụ nữ lão bà, phụ nữ dân tộc, tôn giáo còn thấp.
- Kết quả phát huy vai trò của phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng an ninh còn chưa xứng với tiềm năng của phụ nữ, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị còn nhiều hạn chế như: Vĩnh Phúc là một trong số 4 tỉnh có tỷ lệ cán bộ nữ trong quy hoạch cấp uỷ cấp tỉnh thấp nhất cả nước (10/132=7,58%) so với Nghị quyết của Trung ương đề ra đến năm 2020 tỷ lệ cán bộ nữ là 25% thì còn phải phấn đấu rất nhiều trong thời gian dài mới đạt. Tỷ lệ cán bộ nữ được đào tạo theo yêu cầu tiêu chuẩn hoá cán bộ còn thấp so với nam, tỷ lệ nữ được đào tạo trong các khoá theo quy hoạch và yêu cầu bổ nhiệm càng thấp hơn. Ở một số ngành, địa phương, đơn vị (nhất là xã, phường, thị trấn) còn tình trạng hẫng hụt lớn về cán bộ nữ lãnh đạo quản lý, lúng túng trong lựa chọn nhân sự, nhất là nhân sự các kỳ bầu cử Đại hội Đảng các cấp, bầu cử đại biểu Quốc hội. Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ đảng các cấp nhiệm kỳ 2005-2010; tỷ lệ cán bộ nữ tham gia HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009; cán bộ nữ thuộc diện tỉnh uỷ quản lý có; cán bộ nữ là trưởng, phó phòng, ban chuyên môn các sở ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh; cán bộ nữ là trưởng, phó phòng, ban chuyên môn các ban, ngành đoàn thể cấp huyện, thành, thị; cán bộ nữ là Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UB ND, trưởng phó phòng ban chuyên môn và tương đương cấp xã còn thấp chưa tương xứng với lực lượng lao động nữ, thậm trí một số lĩnh vực tỷ lệ cán bộ nữ còn giảm so với nhiệm kỳ trước.
Công tác phát triển Đảng viên nữ mới chủ yếu tập trung ở khối cơ quan hành chính nhà nước, trường học, việc phát triển Đảng viên nữ ở khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc, tôn giáo còn hạn chế.
Công tác giải quyết việc làm chăm lo đời sống, bảo vệ sức khoẻ, quyền lợi của phụ