Chủ thể lãnh đạo công tác phụnữ tỉnh Vĩnh Phúc ở đây là Tỉnh uỷ, trong đó thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Cơ quan Hội phụ nữ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 36 - 41)

tỉnh là cơ quan tham mưu giúp Tỉnh uỷ lãnh đạo công tác phụ nữ.

- Đối tượng lãnh đạo công tác phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc là các tổ chức, lực lượng, quá trình tiến hành công tác phụ nữ ở tỉnh Vĩnh Phúc, như: tổ chức đảng các cấp, các ngành, trực tiếp là các đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ; Hội phụ nữ các cấp, trực tiếp là Hội phụ nữ

tỉnh; các cấp chính quyền, trực tiếp là chính quyền tỉnh; các tổ chức khác trong hệ thống chính trị; các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội và tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Cơ quan Hội phụ nữ tỉnh vừa là đối tượng lãnh đạo, vừa có chức năng tham mưu cho Tỉnh uỷ lãnh đạo công tác phụ nữ.

- Mục tiêu Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữlà làm cho công tác phụ nữ

tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm tình hình Vĩnh Phúc, thực hiện tốt nhiệm vụ công tác phụ nữ của tỉnh, từ đó phát huy mạnh mẽ vai trò của phụ nữ Vĩnh Phúc trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh và góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

* Nội dung, phương thức lãnh đạo công tác phụ nữ của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc

Từ những phân tích về khái niệm “lãnh đạo” và “sự lãnh đạo” cho thấy sự lãnh đạo của Đảng bao gồm cả nội dung lãnh đạo và công tác tổ chức thực hiện nội dung đó, phương thức lãnh đạo. Muốn lãnh đạo tốt không chỉ cần có nội dung lãnh đạo đúng mà còn phải có phương thức lãnh đạo phù hợp. Sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với công tác phụ nữ ở tỉnh thể hiện ở những nội dung lãnh đạo cụ thể và ở phương pháp tác động, truyền tải những nội dung đó. Vì thế, nhận thức và thực hiện đúng nội dung, phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với công tác phụ nữ có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.

- Nội dung lãnh đạo chủ yếu của Tỉnh uỷ đối với công tác phụ nữ ở tỉnh Vĩnh Phúc

Nội dung lãnh đạo bao gồm những quyết định và chỉ đạo thực hiện các quyết định về đường lối, chính sách, chủ trương về các lĩnh vực của đời sống, những quyết định về các lĩnh vực của đời sống xã hội, về tư tưởng, tổ chức, về cán bộ và về kiểm tra.

Xác định đúng nội dung lãnh đạo mới có thể xác định phương thức lãnh đạo tốt. Đảng cầm quyền lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội với các nội dung:

Đảng quyết định những chủ trương, chính sách lớn những nội dung cụ thể quan trọng có liên quan đến nhiều mặt, có ảnh hưởng chính trị rộng.

Đảng lãnh đạo thể chế hoá, cụ thể hoá đường lối nghị quyết của đảng và tổ chức thực hiện.

Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy, thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.

Đảng kiểm tra để khuyến khích mặt tốt, uốn nắn lệch lạc và cho ý kiến chỉ đạo kịp thời.

Thực hiện tốt các nội dung trên là tăng cường sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, làm quá giới hạn đó là bao biện làm thay, không làm tròn các nội dung trên là buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng.

Sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với công tác phụ nữ ở tỉnh Vĩnh Phúc có nội dung toàn diện gồm lãnh đạo chính trị, lãnh đạo tư tưởng và lãnh đạo tổ chức và kiểm tra. Trong nội dung toàn diện đó có những điểm chính sau:

Định hướng về chính trị cho công tác phụ nữ: Quyết định những chủ trương, chính sách lớn, những nội dung cụ thể quan trọng có liên quan đến công tác phụ nữ.

Lênin cho rằng: đường lối cách mạng là khoa học và nghệ thuật lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân nhằm cải biến xã hội cũ thành xã hội mới. Đường lối của đảng xác định những mục tiêu, phương hướng chủ yếu của Đảng và xã hội, chỉ ra những động lực, những hình thức, những phương tiện chủ yếu để đạt mục tiêu. Vấn đề cốt lõi trong sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ là định hướng về chính trị cho công tác này. Đó là định hướng về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cho công tác phụ nữ tỉnh cho phù hợp với đặc điểm, tình hình, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Việc định hướng chính trị đúng cho công tác phụ nữ là yêu cầu hàng đầu đối với nội dung lãnh đạo công tác phụ nữ của tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Lãnh đạo tư tưởng, chính trị, phối hợp thống nhất hành động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách công tác phụ nữ của tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu chung về công tác phụ nữ.

Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong hệ thống chính trị, mỗi cơ quan, tổ chức có chức năng nhiệm vụ riêng và ngay trong mỗi cơ quan ấy lại có các lực lượng hoạt động theo nghiệp vụ riêng. Trên thực tế, từng tổ chức thường không thấy hết trách nhiệm đối với công tác phụ nữ. Do đó, việc lãnh đạo chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị làm công tác phụ nữ, tổ chức tốt sự phối, kết hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị tỉnh làm công tác phụ

nữ là một nội dung quan trọng trong sự lãnh đạo của tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với công tác phụ nữ. Không những định hướng chính trị, phương hướng hoạt động chung, Tỉnh uỷ còn phải quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện các mặt công tác lớn trong công tác vận động phụ nữ, nhằm chỉ đạo công tác phụ nữ tỉnh tiến hành phù hợp với đặc điểm, tình hình, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Các mặt công tác lớn trong công tác phụ nữ tỉnh ủy cần chỉ đạo như: công tác tuyên truyền, giáo dục phụ nữ; việc đổi mới nội dung, phương thức vận động phụ nữ; công tác tập hợp phụ nữ; việc tổ chức các phong trào phụ nữ lớn; xây dựng đội ngũ cán bộ nữ; thực hiện chính sách của Nhà nước đối với phụ nữ ...

Lãnh đạo xây dựng các tổ chức bộ máy, cán bộ của các tổ chức tập hợp phụ nữ,

trước hết là Hội liên hiệp phụ nữ các cấp trong tỉnh.

Sự lãnh đạo chính trị không thể tách rời, biệt lập sự lãnh đạo về tổ chức. V.I.Lênin chỉ ra rằng: Thực ra không thể phân ranh giới dứt khoát vấn đề nào là vấn đề chính trị và vấn đề nào là vấn đề tổ chức. Bất cứ một vấn đề chính trị nào cũng có thể là một vấn đề tổ chức và ngược lại... không thể máy móc tách chính trị khỏi tổ chức. Chính trị là do những người này thực hiện, nhưng nếu thảo các văn bản lại do những người khác, thì sẽ chẳng có hiệu quả gì cả

Nội dung Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo Hội liên hiệp phụ nữ về xây dựng tổ chức có nhiều vấn đề, nhưng chủ yếu, trước hết là định hướng về xây dựng tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong tỉnh. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCHTW đảng khoá VIII khẳng định: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng [7, tr.57]; Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị [7, tr.62]. Để thực hiện quan điểm trên, Bộ Chính trị đã ra Quyết định số 49- QĐ/TW ban hành quy định về phân cấp quản lý cán bộ quy đinh: Ban Thường vụ tỉnh, thành uỷ chủ trì phối hợp với đảng đoàn các đoàn thể ở TW có liên quan về bố trí cán bộ, giới thiệu nhân sự ứng cử, kỷ luật cán bộ từ cảnh cáo trở lên đối với cấp trưởng mặt trận và đoàn thể ở tỉnh, thành phố, quyết

định số 51 về quy chế bổ nhiệm cán bộ; các quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo với đảng viên; quy định về chế độ học tập lý luận chính trị; quy định về ban hành danh mục gốc và tiêu chuẩn chung với một số chức danh cán bộ, công chức cơ quan đảng, đoàn thể. Những quy định này thể hiện nguyên tắc “đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị” Sự lãnh đạo tập trung, thống nhất về công tác cán bộ trong toàn bộ hệ thống chính trị là một nhiệm vụ lãnh đạo chủ yếu của đảng. Đảng xác định các quan điểm, nguyên tắc về việc thành lập, sắp xếp tổ chức, quản lý cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đào tạo sử dụng cán bộ. Đảng quyết định việc đảng viên giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy Hội các cấp, rồi giới thiệu và lãnh đạo để các tổ chức bầu cử hoặc bổ nhiệm theo quy trình, điều lệ và cách thức của Hội.

Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác phụ nữ, tổ chức sơ kết, tổng kết công tác phụ nữ của tỉnh.

Quy trình lãnh đạo của cấp uỷ đảng được chia làm 3 khâu chủ yếu: ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra sự thực hiện đó. kiểm tra không chỉ là khâu cuối của quy trình lãnh đạo mà đan xen vào tất cả các khâu góp phần hoàn thiện quy trình lãnh đạo. Nên công tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên từ khâu ra quyết định, trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện và sau khi đã kết thúc. Kiểm tra, giám sát là những chức năng, là phương thức, là khâu không tách rời quy trình lãnh đạo của Tỉnh uỷ. Nhờ kiểm tra, giám sát các Tỉnh ủy nắm được tình hình thực tế và đề ra chủ trương, nghị quyết, giải pháp cho công tác phụ nữ đúng đắn. Vì vậy, để lãnh đạo tốt công tác phụ nữ theo đúng định hướng của Đảng, thì kiểm tra, giám sát là phương thức tất yếu Tỉnh uỷ phải tiến hành. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Khi có chính sách đúng thì sự thành công hay thất bại của cán bộ là do nơi kiểm tra. Nếu ba đều ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vô ích” [36, tr.520]. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của kiểm tra, giám sát.

Tỉnh uỷ lãnh đạo các ban chuyên môn, các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể và Hội LHPN thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên theo quy định của Điều lệ đảng, thông qua qua sinh hoạt, làm việc định kỳ với Đảng đoàn, cấp uỷ viên, đảng viên phụ trách ở cơ quan Hội để nắm tình hình giúp cấp uỷ kịp thời uốn nắn, xử lý

các sai phạm. Đồng thời, chỉ đạo Uỷ Ban kiểm tra các cấp, các ngành chức năng thực hiện kiểm tra đột xuất đối với những vụ việc vi phạm nổi cộm và đề xuất xử lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ, tổng kết là khâu kết thúc của một quá trình triển khai công việc, sau khi hoàn thành một số phần việc quan trọng hoặc hoàn thành toàn bộ công việc đặt ra. Sơ, tổng kết chủ yếu để đánh giá những việc đã làm, nhưng đồng thời cũng phải đề cập đến phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo. Sơ, tổng kết có ảnh hưởng quan trọng đến việc nâng cao chất lượng chỉ đạo hoạt động thực tiễn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 36 - 41)