Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 77 - 80)

- Phương thức lãnh đạo

2.2.1. Nguyên nhân của thực trạng

* Nguyên nhân của ưu điểm

- Nguyên nhân khách quan

Cơ chế thị trường và quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã có những tác động tích cực làm cho nền kinh tế- xã hội của tỉnh có sự phát triển nhanh chóng, nó đã tạo ra điều kiện thuận lợi và các nguồn lực quan trọng để thực hiện các mục tiêu công tác phụ nữ của tỉnh.

Bước vào thời kỳ đổi mới Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, văn bản luật quan trọng tạo cơ sở hành lang pháp lý thuận lợi cho phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới.

Trong những năm gần đây Nhà nước, các tổ chức quốc tế đã có nhiều chương trình, dự án và toàn xã hội ngày càng quan tâm đầu tư các nguồn lực cho công tác phụ nữ.

Trong những năm qua Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã quan tâm quán triệt và kịp thời cụ thể hoá các chủ trương, Nghị quyết của đảng và các văn bản pháp luật của Chính phủ bằng các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, chương trình kế hoạch lãnh đạo công tác phụ nữ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương trong từng thời kỳ.

Công tác triển khai quán triệt học tập và tuyên truyền, vận động giáo dục thuyết phục cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện các chủ trương, Nghị quyết về công tác phụ nữ bước đầu đã được các cấp uỷ chú trọng.

Các cấp chính quyền đã bước đầu đã có những chính sách, quy định cụ thể hoá về lao động nữ, công tác cán bộ nữ... phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Đặc biệt chính quyền các cấp đã chỉ đạo các ngành có những chương trình cụ thể tăng cường trách nhiệm và các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.

Cấp uỷ các cấp đã quan tâm hơn đến việc củng cố tổ chức cán bộ và định hướng hoạt động cho Hội LHPN các cấp, phát huy vai trò tham mưu, nòng cốt của Hội trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác phụ nữ; sự phối hợp của các ngành, đoàn thể, Mặt trận ngày càng được tăng cường lãnh đạo tạo ra sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội đối với công tác phụ nữ.

Các cấp Hội phụ nữ đã chủ động tham mưu, đề xuất cho cấp uỷ, chính quyền ban hành, kiểm tra, sơ tổng kết những chủ trương về công tác phụ nữ và tăng cường giáo dục, vận động động đảo chị em chủ động, tích cực, nêu cao ý chí tự lực, quyết tâm vượt khó vươn lên bằng chính khả năng trí tuệ của phụ nữ; bền bỉ phấn đấu cho sự tiến bộ của phụ nữ và sự bình đẳng giới.

* Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm

Những khuyết điểm trên do nhiều nguyên nhân, trong đó cần đặc biệt xem xét những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nguyên nhân khách quan

Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế phát triển, cùng với nó là hệ thống pháp luật đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang nảy sinh nhiều

vấn đề mới tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đến cả chủ thể lãnh đạo và khách thể lãnh đạo, đến mọi tổ chức, mọi công dân, trong đó có đội ngũ cán bộ, đảng viên và phụ nữ, vì vậy công tác phụ nữ khó tránh khỏi những hạn chế ở khía cạnh này hay khía cạnh khác.

Trong bối cảnh tình hình mới nhiều vấn đề thực tiễn phức tạp nảy sinh trong khi đó đến nay vấn đề phương thức lãnh đạo của đảng đối với hệ thống chính trị vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn.

Những định kiến giới, những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và tập tục phong kiến lạc hậu lâu đời còn tồn tại dai dẳng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân, thậm chí ngay trong cả một số cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cấp, các ngành.

- Nguyên nhân chủ quan

Nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, cac ngành, đoàn thể ở nhiều địa phương, đơn vị về bình đẳng giới về vai trò, năng lực của phụ nữ còn hạn chế.

Một số tổ chức đảng ở các cấp chưa bám sát chủ trương, nghị quyết của Đảng, xác định rõ nội dung, có phương thức lãnh đạo phù hợp nhằm bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác phụ nữ.

Đến nay, nhiều cấp uỷ chưa cụ thể hoá nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ và định hướng chính trị đối với hoạt động của Hội, đồng thời đảm bảo tôn trong tính tự chủ của Hội về mặt tổ chức thành các quy chế, quy định.

Việc phối hợp giữa các Ban chuyên môn của cấp uỷ, chính quyền với Hội Liên hiệp phụ nữ trong công tác tham mưu đề xuất và chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về công tác phụ nữ còn hạn chế.

Nhiều cấp uỷ đảng, chính quyền thiếu quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phụ nữ, thậm trí có nơi chỉ triển khai sau đó không quan tâm theo dõi kiểm tra.

Nội dung giám, phản biện và cơ chế thực hiện cũng như quyền và trách nhiệm của Hội khi thực hiện chức năng giám sát đối với việc thực hiện những chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến quuyền và lợi ích của phụ nữ chưa được làm rõ. Mặt

khác ở nhiều nơi cấp uỷ, chính quyền chưa thực sự tạo điều kiện cho Hội giám sát đối với hoạt động của tổ chức mình.

Công tác sơ, tổng kết chỉ đạo rút kinh nghiệm và chủ động nghiên cứu, dự báo và giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội phát sinh liên quan tới phụ nữ chưa được cấp uỷ chính quyền chú trọng, vì vậy có những sai sót không được uốn nắn kịp thời, thậm trí nhiều nơi có biểu hiện khoán trắng cho Hội phụ nữ.

Hội phụ nữ ở nhiều địa phương chưa thực sự tích cực, chủ động tham mưu đề xuất cho cấp uỷ, chính quyền trong lãnh chỉ đạo xây dựng củng cố tổ chức và hoạt động của Hội, Hội chậm đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, chưa thể hiện rõ vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ ở địa phương. về công tác phụ nữ còn hạn chế. Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Hội các cấp còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)