* Đặc điểm của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc
- Về truyền thống
Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc có truyền thống cách mạng kiên cường, tháng 10/1933 chi bộ đảng đầu tiên được thành lập. Cùng với sự phát triển của Đảng và sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng bộ và Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc cũng được xây dựng và phát triển mạnh mẽ. Trải qua ba phần tư thế kỷ, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã khơi dậy và phát huy sức mạnh của nhân dân, dấy lên nhiều phong trào cách mạng, anh dũng đấu tranh trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 giành chính quyền về tay nhân dân. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh góp sức người, sức của, cùng với nhân dân cả nước tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và đấu tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giành được thắng lợi vẻ vang. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc được phong tăng danh hiệu tỉnh anh hùng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, 6/9 huyện, thị, thành trong tỉnh đã được phong tặng đơn vị anh hùng. Bước vào thời kỳ xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, nhân dân Vĩnh Phúc đã cần cù, đoàn kết, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm khắc phục khó khăn xây dựng Vĩnh Phúc ngày càng giàu mạnh. Trong thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảng bộ Vĩnh Phúc đã lãnh đạo nhân dân phát huy tối đa nội lực, đồng thời tích cực chủ động tranh thủ ngoại lực, tìm tòi những bước đi thích hợp, tạo nên sức mạnh tổng hợp, lập
được nhiều thành tích vẻ vang, đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong 10 tỉnh tự cân đối thu chi ngân sách và có đóng góp cho ngân sách nhà nước từ năm 2003 đến nay.
- Về tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức của tỉnh ủy Vĩnh Phúc, gồm có:
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 49 ủy viên. Độ tuổi bình quân các đồng chí trong BCH đầu nhiệm kỳ là 48,5 tuổi, trình học vấn 100% tốt nghiệp Trung học phổ thông, 100% có trình độ chuyên môn đại học trở lên, trong đó có 23/49 đồng chí có trình độ trên đại học (chiếm 47 %); 100% có trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân.
Ban Thường vụ tỉnh ủy có 14 đồng chí, là cơ quan thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo và chỉ đạo mọi công tác của Đảng bộ giữa hai kỳ hội nghị Ban Chấp hành.
Thường trực tỉnh ủy có 3 đồng chí (gồm Bí thư và 02 Phó Bí thư Tỉnh ủy). Đây không phải là một cấp, một cơ quan lãnh đạo, nhưng được Ban Thường vụ tỉnh ủy giao cho thay mặt Ban Thường vụ tỉnh ủy giải quyết công việc hàng ngày.
Giúp việc cho Tỉnh ủy hiện có 5 cơ quan tham mưu: Văn phòng tỉnh ủy, Ban tổ chức tỉnh ủy, Ban tuyên giáo tỉnh ủy; Ban Dân vận tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy; và 2 đơn vị sự nghiệp: Trường chính trị tỉnh và Báo Vĩnh Phúc.
Đảng bộ Vĩnh Phúc có 13 Đảng bộ trực thuộc gồm 7 huyện, 01 thành phố, 01 thị xã và 4 Đảng bộ trực thuộc (Đảng bộ Công an, Quân sự, Doanh nghiệp và Dân chính). Hiện toàn Đảng bộ có 601 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có 237 đảng bộ và 364 chi bộ với tổng số 46. 318 đảng viên chính thức và 1.006 đảng viên dự bị. đảng viên nữ là 15.617 chiếm 33%, đảng viên dân tộc thiểu số là 1.088 chiếm 2,3%, đảng viên là người có đạo 142 chiếm 0,3%.
Đặc điểm và nhiệm vụ chính trị của đảng bộ mà Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc phải lãnh đạo thực hiện:
Tỉnh uỷ lãnh đạo phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng an ninh và các hoạt động của đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh. Trước hết là lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng; tổ chức cán bộ và xây dựng Đảng, chính quyền; công tác kiểm tra giám sát và kỷ luật đảng; công tác vận động quần chúng của tổ chức đảng các cấp, chính quyền, Mặt
trận tổ quốc và các đoàn thể thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với thực tế địa phương.
* Vai trò
Thực tế lịch sử đã chứng minh, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc có vai trò rất quan trọng đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, sự lãnh đạo toàn diện của Tỉnh uỷ là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trên địa bàn tỉnh. Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã quán triệt, cụ thể hoá và lãnh đạo nhân dân tổ chức thực hiện sự nghiệp đổi mới thu được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng-an ninh, trong đó có lãnh đạo công tác phụ nữ là nhân tố quyết định để các hoạt động ấy đi theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, kinh tế- xã hội của tỉnh không ngừng phát triển.
Tại Đại hội IX, Đảng ta đã đánh giá nghiêm túc những thành tựu và những yếu kém của công cuộc đổi mới và chỉ rõ: “Những thành tựu và yếu kém trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn liền với trách nhiệm của Đảng và những ưu khuyết điểm trong công tác xây dựng đảng” [4, tr.137]. Đến Đại hội X, Đảng ta lại tiếp tục khẳng định: “Bước vào giai đoạn mới bên cạnh những cơ hội, đất nước ta và Đảng ta cũng đối mặt với những thách thức rất gat gắt. Trước tình hình đó, xây dựng Đảng với vai trò nhiệm vụ then chốt càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là vấn đề sống còn đối với sự nghiệp cách mạnh của nhân dân ta” [5, tr.259]. Các khẳng định trên hoàn toàn đúng với các cấp uỷ địa phương, điều đó cho thấy Đảng ta đã nhận thức sâu sắc hơn về vai trò lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới, đồng thời cũng khẳng định vai trò quyết định của Tỉnh uỷ đối với sự thắng lợi của công cuộc đổi mới trên địa bàn tỉnh
Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển mọi mặt của tỉnh, mà trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có công tác phụ nữ, được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:
Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc là một tổ chức đảng nằm trong hệ thống tổ chức của đảng từ Trung ương đến cơ sở, là cấp dưới trực tiếp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc có hệ thống tổ chức từ tỉnh đến cơ sở, đội ngũ cán bộ, đảng viên hoạt động
rộng khắp trong các tổ chức kinh tế, xã hội, doanh nghiệp, thôn bản, khu dân cư và có một lực lượng quần chúng đông đảo trên khắp các địa bàn.
Trong hệ thống hành chính Vĩnh Phúc là cấp hành chính thứ 2 sau cấp Trung ương, quản lý một khu vực lãnh thổ rộng lớn, đông dân cư. Tỉnh Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh đối với Thủ đô và đất nước. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (gọi tắt là Tỉnh ủy Vĩnh Phúc) là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ giữa hai kỳ Đại hội đại biểu, có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện các mặt công tác của Đảng bộ , từ lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội, lãnh đạo xây dựng nội bộ Đảng đến lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị của Tỉnh. Tỉnh ủy là hạt nhân lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, vận động, giáo dục nhân dân thực hiện thắng lợi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tỉnh uỷ có vai trò tiếp nhận đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để cụ thể hoá và tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh, biến đường lối, chủ trương, chính sách đó thành hiện thực. Tỉnh uỷ có thể lãnh đạo, huy động các nguồn lực để tiến hành một nhiệm vụ trọng tâm hoặc một dự án kinh tế- xã hội quan trọng. Đồng thời, Tỉnh uỷ còn có tư cách để liên kết tạo ra sự phối hợp với các tỉnh khác, với các cơ quan Trung ương để hoạt động có hiệu quả.
Tỉnh uỷ là cấp trên trực tiếp của huyện uỷ, thành uỷ, thị uỷ ở các huyệ, thầnh, thị và các đảng uỷ trực thuộc tỉnh, trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có công tác phụ nữ, đây là nhân tố để công tác phụ nữ của các huyện, thành, thị trong tỉnh phát triển đúng với chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt hiệu quả cao.
Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Tỉnh uỷ quyết định sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội của tỉnh, trong đó có công tác phụ nữ. Nếu Tỉnh uỷ yếu kém, năng lực lãnh đạo hạn chế, không có chủ trương và giải pháp đúng để giải quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh sẽ xuất hiện nhiều vấn phức tạp, thậm trí sẽ tạo thành điểm nóng chính trị - xã hội gây hậu quả khó lường. Vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ giảm, kinh tế- xã hội không phát triển sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển chung của đất nước. Vì vậy, nâng cao chất lượng lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có
công tác phụ nữ của tỉnh là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
* Chức năng
Là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ giữa hai kỳ Đại hội, chức năng chủ yếu của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc là lãnh đạo tất cả các hoạt động trên địa bàn tỉnh. Tỉnh uỷ lãnh đạo đảm bảo cho các hoạt động xây dựng đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp của tỉnh có chất lượng tổ chức tốt, hoạt động có hiệu quả; đảm bảo cho các lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh phát triển theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tỉnh uỷ lãnh đạo toàn diện đối với các hoạt động nêu trên, nghĩa là Tỉnh uỷ đề ra chủ trương quyết định, cụ thể hoá các chủ trương, quyết định đó, lãnh đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, quyết định của Tỉnh uỷ và sơ, tổng kết rút ra những kinh nghiệm. Công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện ngay từ khi chuẩn bị ra quyết định và ban hành quyết định.
Mỗi lĩnh vực đời sống xã hội đều có đặc điểm riêng, mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Do đó sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội và từng tổ chức có nội dung và phương thức khác nhau. Bởi vậy, phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, tính chất công việc, đặc điểm cụ thể để xác định nội dung, phương thức lãnh đạo phù hợp. Chức năng lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc là lãnh đạo về chính trị, tức là Tỉnh uỷ lãnh đạo các tổ chức, các lĩnh vực của đời sống xã hội chủ yếu bằng chủ trương, quyết định đảm bảo cho các hoạt động tổ chức, lĩnh vực đó theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Tỉnh uỷ không bao biện làm thay, không can thiệp quá sâu vào công việc cụ thể của các tổ chức, của Nhà nước, mà tỉnh uỷ lãnh đạo phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các tổ chức để đạt hiệu quả hoạt động.
Tỉnh uỷ có chức năng lãnh đạo công tác phụ nữ, đây là lĩnh vực quan trọng trong sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, nó không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội quan trọng, không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi quốc gia mà còn có ý nghĩa quốc tế.
* Nhiệm vụ của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc
Tại điều 19, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, do Đại hội X thông qua quy định: Cấp uỷ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh uỷ, thành uỷ) ...lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên. Trên cơ sở quy định của Điều lệ Đảng, hướng dẫn của Trung ương, chức năng của Tỉnh uỷ, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ tỉnh, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Lãnh đạo và tổ chức thực hiện xây dựng chỉnh đốn Đảng, bao gồm quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện các nghị quyết của Trung ương về công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng cấp dưới thực hiện.
- Lãnh đạo, quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị… trên địa bàn tỉnh, bảo đảm các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên được triển khai trên thực tế, vào cuộc sống và phát huy hiệu quả thiết thực.
- Quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và các Nghị quyết của Tỉnh uỷ trong nhiệm kỳ. Thảo luận, quyết định chương trình công tác của Tỉnh uỷ hàng quý, 6 tháng, một năm và cả nhiệm kỳ.
- Thảo luận và ra nghị quyết lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh, các lĩnh vực đời sống xã hội và lãnh đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết đó. Tỉnh uỷ có nhiệm vụ lãnh đạo tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.
- Tỉnh uỷ lãnh đạo Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh uỷ về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Lãnh đạo các ban xây dựng Đảng của Tỉnh uỷ, các cơ quan chức năng triển khai thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ về công tác xây dựng Đảng, xây dựng các sở, ban, ngành của tỉnh.
- Lãnh đạo các huyện, thành, thị uỷ và các đảng uỷ trực thuộc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết Tỉnh uỷ, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các cấp uỷ, của đảng bộ trực thuộc.
- Tổ chức, lãnh đạo việc tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của cá tổ chức đảng, đảng viên trong Đảng bộ tỉnh, trước hết là các tổ chức đảng trực thuộc, cán đảng viên và cán bộ diện Tỉnh uỷ quản lý.
- Chuẩn bị văn kiện, nhất là báo cáo chính trị, nhân sự và tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ tới.