* Quan niệm về lãnh đạo
Trong cuốn: Một số vấn đề về quản trị kinh doanh đưa ra khái niệm lãnh đạo: Lãnh đạo là quá trình định hướng dài hạn cho chuỗi các tác động điều khiển của chủ thể quản trị…Lãnh đạo là quản trị nhưng mục tiêu rộng hơn, xa hơn và khái quát hơn.
Trong cuốn “Tâm lý xã hội với quản lý” lại đưa ra khái niệm lãnh đạo từ một khía cạnh khác: Lãnh đạo là một dạng hoạt động lâu đời nhất của xã hội loại người …Từ buổi bình minh của nhân loại khi con người còn sống thành bầy đàn đến xã hội hiện đại ngày nay, lãnh đạo luôn là nhu cầu thiết yếu của các nhóm người. Lãnh đạo là hoạt động phối hợp của nhiều người trên cơ sở phân công và hợp tác lao động. Không chỉ thế lãnh đạo chính là dẫn dắt tổ chức cả đội ngũ hoặc phong trào theo một đường lối định hướng cụ thể.
Theo Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, xuất bản năm 1995: “Lãnh đạo là đề ra chủ trương đường lối và tổ chức động viên thực hiện”.
Trong Đại từ điển Tiếng Việt, do Nguyễn Như Ý chủ biên, định nghĩa: “Lãnh đạo là dẫn dắt, tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể”[48, tr 979].
Để hiểu rõ hơn khái niệm “lãnh đạo” cần tìm hiểu thêm khái niệm “sự lãnh đạo”. Sự lãnh đạo xuất hiện bất kỳ khi nào một người hoặc một tổ chức cố gắng tác động hoặc chi phối hành vi của một cá nhân, một nhóm người hay rộng hơn là đất nước, bất kể điều kiện, hoàn cảnh nào. Sự lãnh đạo cũng có thể vì mục tiêu của người lãnh đạo hoặc những mục tiêu của ban lãnh đạo hoặc những mục tiêu của đối tượng hoặc nhóm đối tượng và những mục tiêu nay cũng có thể “đồng dạng” hoặc không đồng dạng với mục tiêu của tổ chức.
Như vậy, lãnh đạo được xác định như là một nghệ thuật hay một quá trình tác động đến con người sao cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt các mục tiêu của tổ chức đề ra. Lãnh đạo là chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh và nêu gương. Thực chất của lãnh đạo là tạo ra sự tuân thủ.
Tuy cách diễn đạt khác nhau, song nội dung của hai khái niệm trên đều có những điểm chung sau:
- Thứ nhất, lãnh đạo là hoạch định chủ trương, đường lối có nghĩa là xác định các nội dung, nhiệm vụ cần phải làm, những yêu cầu, mục đích cần đạt trong một thời kỳ hay một giai đoạn; là nêu nên các quan điểm, nguyên tắc và các phương sách tiến hành để đạt mục tiêu. Tất cả đều nhằm điều khiển định hướng hành động cho các đối tượng lãnh đao trong quá trình thực hiện mục đích.
- Thứ hai, lãnh đạo là quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương đường lối đã xác định. Đó là qúa trình cụ thể lãnh đạo tổ chức, dẫn dắt động viên, hướng mọi nỗ lực của khách thể vào việc thực hiện các mục đích đã xác định.
Chủ thể ở đây có thể là một người, hay một tổ chức, một tập thể lãnh đạo. Còn khách thể, cũng có thể là một người, một tổ chức hoặc là một giai cấp, một dân tộc. Tổ chức và con người, có thể là chủ thể trong mối quan hệ này, nhưng lại là khách thể trong mối quan hệ khác.
Vì vậy, bản chất của lãnh đạo, hiểu theo nghĩa hẹp chung nhất, là quá trình tác động có định hướng, có mục đích giữa con người với con người giữa tổ chức với cá thể và giữa tổ chức với tổ chức, nhằm huy động tiềm năng sáng tạo, sự nỗ lực của khách thể vào việc giải quyết mâu thuẫn, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phong trào tiến lên vì lợi ích chung đã xác định.
Như vậy, lãnh đạo là một trong những chức năng hoạt động xã hội của con người, nhằm đạt được mục đích nào đó trong sản xuất, trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, trong đấu tranh xã hội nói chung. Do đó, lãnh đạo mang đậm dấu ấn chủ quan của chủ thể. Tuỳ theo động cơ, mục đích của chủ thể, trình độ, chất lượng của chủ thể (như: truyền thống, kinh nghiệm, tri thức, năng lực thực tiễn...) sẽ hình thành cách lãnh đạo khác nhau và kết quả đạt được sẽ không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau. Thực tế cho thấy, có
lãnh đạo dân chủ, thiết thực, có lãnh đạo quan liêu, áp đặt, có lãnh đạo khách quan, hợp quy luật, sát thực tế, có lãnh đạo bất chấp quy luật, xa rời thực tế... Về giác độ này, V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chỉ dẫn quan trọng.
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, VI.Lênin đã từng phê phán cách lãnh đạo ôm đồm, không sắp đặt, giải quyết công việc một cách khoa học. Người viết: “cho đến nay, những người cộng sản ở nước ta chưa hiểu rõ nhiệm vụ lãnh đạo thực sự của mình là thế nào”, rằng “không nên tự mình làm tất cả, làm quá sức mà vẫn không kịp, làm một lúc hàng hai chục việc mà không được một việc nào ra trò”[33, tr 293]. Người đòi hỏi:“Cần phân định một cách rõ ràng hơn nữa những nhiệm vụ của Đảng (và của BCH TW của nó) với nhiệm vụ của chính quyền Xôviết; tăng thêm trách nhiệm và tính chủ động cho các cán bộ Xôviết và các cơ quan Xôviết, còn về Đảng chỉ giành quyền lãnh đạo chung các công tác của tất cả các cơ quan nhà nước, mà không nên can thiệp quá thường xuyên... và nhỏ nhặt như hiện nay ”[33, tr75].
Ở Việt Nam, sau hai năm giành được chính quyền, trước tình hinh lãnh đạo của Đảng và các cấp chính quyền, bộc lộ không ít những ấu trĩ, thiếu sót, khuyết điểm. Nhằm khắc phục tình trạng đó, xây dựng phong cách lãnh đạo mới, khoa học, thiết thực, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết cuốn “Sửa đổi lối làm việc” (10/1947). Trong tác phẩm đó, Người giành hẳn một chương bàn về “cách lãnh đạo”. Người đưa ra quan niệm “lãnh đạo đúng nghĩa là:
1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách đúng... 2. Phải tổ chức thực hiện cho đúng...
3. Phải tổ chức sự kiểm soát ” [36, tr.285].
Và theo Người, muốn lãnh đạo đúng thì: “bất cứ công việc gì cũng phải dùng hai cách lãnh đạo sau đây: “Một là, liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng. Hai là, liên hợp người lãnh đạo với quần chúng” [36, tr.288]. Bằng những chỉ dẫn trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm rõ khái niệm lãnh đạo là gì, thế nào là lãnh đạo đúng và muốn lãnh đạo đúng phải làm như thế nào.
Từ những cơ sở lý luận trên, có thể hiểu, lãnh đạo là quá trình của chủ thể lãnh đạo
tiềm năng sáng tạo của đối tượng lãnh đạo, nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu chung đã xác định.
Như vậy sự lãnh đạo của Đảng có nghĩa là đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách về các lĩnh vực của đời sống và bằng nhiều cách tác động vào các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong nhân dân để biến những đường lối, chủ trương, chính sách thành hiện thực.
Để tiến hành lãnh đạo, đảng sử dụng bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ và đảng viên, các nguyên tắc tổ chức, các công cụ và phương tiện mà Đảng có thể sử dụng.
Lịch sử hơn 79 năm qua cho thấy, quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng và không ngừng bổ sung, hoàn thiện cương lĩnh, đường lối và các chủ trương, chính sách, định hướng chính trị cho mọi hành động của các tổ chức và các tầng lớp nhân dân. Đó cũng là quá trình Đảng ta tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nâng cao trình độ giác ngộ cho quần chúng nhân dân; tổ chức, dẫn dắt, cổ vũ động viên toàn dân hăng hái tham gia đấu tranh cách mạng, biến cương lĩnh, đường lối của Đảng thành thắng lợi hiện thực.
* Quan niệm về sự lãnh đạo công tác phụ nữ của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc
Những phân tích trên đã làm rõ nội hàm của “Lãnh đạo”. Trên cơ sở đó có thể hiểu
Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ là hoạt động về chính trị, tư tưởng, tổ chức của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc tác động đến các tổ chức, lực lượng, quá trình tiến hành công tác phụ nữ ở tỉnh Vĩnh Phúc nhằm định hướng, tạo điều kiện cho công tác phụ nữ thực hiện tốt nhiệm vụ, từ đó phát huy mạnh mẽ vai trò của phụ nữ Vĩnh Phúc trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh và góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Từ quan niệm trên có thể xác định:
- Chủ thể lãnh đạo công tác phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc ở đây là Tỉnh uỷ, trong đó thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Cơ quan Hội phụ nữ