Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Lao động là hoạt động quan trọng nhất tạo ra của cải vật chất và các giátrị tinh thần cho xã hội Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân
tố quyết định cho sự phát triển của hình thái xã hội và điều này không tách rờicách thức lao động an toàn và môi trường lao động trong lành Chính vì vậy,pháp luật đã quy định quyền và nghĩa vụ của các mối quan hệ trong sản xuất,trong đó có quyền và trách nhiệm về an toàn - vệ sinh lao động nhằm bảo vệcon người, bảo vệ nguồn nhân lực - chủ thể, động lực mọi hoạt động xã hội
Về mặt quốc tế, khách hàng ngày nay đòi hỏi sản phẩm không chỉ đảmbảo chất lượng mà còn phải được sản xuất trong môi trường an toàn sức khoẻ
và các quyền lợi xã hội vủa người lao động được đảm bảo
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta xác định bảo hộ lao động là mộtchính sách lớn Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo các yêu cầu về
an toàn - vệ sinh lao động là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để đẩymạnh sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội
Ở nước ta, công nghiệp là ngành kinh tế then chốt trong sự nghiệp côngnghiệp hoá - hiện đại hoá Đây là ngành kinh tế có giá trị tổng sản lượng liêntục tăng và có đóng góp lớn cho GDP nước ta Đặc biệt là trong những nămgần đây, ngành công nghiệp đã có những bước tiến vượt bậc
Sản xuất công nghiệp rất đa dạng, hơn nửa số doanh nghiệp có thiết bị
cũ, điều kiện lao động còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sự cố cho người laođộng.Trên thực tế, môi trường lao động trong ngành khá phức tạp và càngphức tạp hơn khi ngành công nghiệp đang cùng đất nước nước bước vào thời
kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bởi vìcùng với quá trình đó, ngành có quy mô xây dựng và sản xuất ngày càng pháttriển, sử dụng nhiều công nghệ mới, với máy móc vật tư rất đa dạng về chủngloại, nên các nhân tố có thể gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp chongười lao động ngày càng gia tăng Mặc dù môi trường lao động ngành công
Trang 2nghiệp đã được quan tâm cải thiện hơn trước nhưng vẫn có chỉ số ô nhiễmcao Cho nên, việc thực hiện những biện pháp nhằm ngăn ngừa tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho người lao động trongcác doanh nghiệp công nghiệp là một yêu cầu rất cấp thiết.
Chính vì vậy, đề án sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng và từ đó đề xuấtmột số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác an toàn vệ sinh lao độngtrong các doanh nghiệp công nghiệp
Nội dung đề án gồm 3 phần:
- Phần 1: Một số lý luận cơ bản về công tác an toàn - vệ sinh lao động.Phần này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản của công tác an toàn - vệ sinhlao động: Nghiên cứu sự cần thiết của công tác này trong các đơn vị doanhnghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp; Và nghiên cứu những nhân tố
cơ bản ảnh hưởng đến công tác an toàn - vệ sinh lao động
- Phần 2: Thực trạng công tác an toàn - vệ sinh lao động tại các doanhnghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay Thông qua việc phân tích thực trạngcông tác an toàn - vệ sinh lao động, phần này sẽ đưa ra đánh giá về kết quảđạt được, những tồn tại và tìm ra những nguyên nhân của những tồn tại đó
- Phần 3: Một số giải pháp nâng cao công tác an toàn - vệ sinh lao độngtrong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam Từ những luận điểm trong cácphần trên, phần này nghiên cứu định hướng, đưa ra các giải pháp và kiến nghịnhằm nâng cao công tác này
Hy vọng đề án sẽ mang đến những nhận thức cơ bản về công tác antoàn - vệ sinh lao động và góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này trongthực tiễn
Đề án được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn ThànhHiếu Xin chân trọng cảm ơn Thạc sĩ!
Trang 3PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC
AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tiêu haosức lực và trí lực của người lao động trong quá trình tiến hành sản xuất Trong
đó mức độ tiêu hao sức lực và trí lực của người lao động phụ thuộc vào hainhóm nhân tố chính, đó là tính chất công việc và tình trạng vệ sinh môitrường làm việc Cải thiện điều kiện làm việc không những bảo vệ sức khoẻ,tránh bệnh nghề nghiệp cho người lao động mà còn nâng cao năng suất laođộng và chất lượng sản phẩm Để cải thiện điều kiện làm việc cần phải làmthay đổi tính chất công việc cũng như cải thiện tình trạng vệ sinh môi trườnglàm việc Đây chính là mục tiêu chủ yếu của công tác đảm bảo an toàn vệ sinhlao động trong các doanh nghiệp
1 Công tác an toàn - vệ sinh lao động là gì.
Trong quá trình lao động dù sử dụng công cụ thông thường hay máymóc hiện đại, dù áp dụng kỹ thuật công nghệ giản đơn hay áp dụng kỹ thuậtcông nghệ phức tạp, tiên tiến đều phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguyhiểm, có hại, gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm có hại
mà nếu không được phòng ngừa cẩn thận, chúng có thể tác động vào conngười gây chấn thương, bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút hoặc mất khả nănglao động hoặc tử vong Công tác an toàn - vệ sinh lao động bao gồm các việclàm nhằm chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn,
vệ sinh phù hợp với những tiêu chuẩn cho phép
Công tác an toàn - vệ sinh lao động có các tính chất là: tính luật pháp,tính khoa học công nghệ và tính quần chúng Ba tính chất này có quan hệ hữu
cơ với nhau và hỗ trợ lẫn nhau
2 Mục đích và ý nghĩa của công tác an toàn - vệ sinh lao động
2.1 Mục đích
Trang 4Điều kiện lao động không thuận lợi sẽ gây ra tai nạn lao động hoặcbệnh nghề nghiệp cho người lao động vì ở trong đó luôn tồn tại những yếu tốnguy hiểm gây chấn thương, tai nạn lao động (Bộ phận truyền chuyển động,nhiệt, điện, vật rơi, đổ, sập,…) và các yếu tố có hại với sức khoẻ, gây bệnhnghề nghiệp (Vi sinh vật, tiếng ồn và rung sóc, bức xạ, chiếu sáng không hợp
lý, bụi, hoá chất độc, yếu tố vi sinh vật có hại, chế độ lao động, tư thế laođộng gò bó, đơn điệu, không phù hợp tâm sinh lý bình thường và nhân trắccủa cơ người lao động trong sản xuất) Tai nạn lao động xảy ra không chỉ gâythiệt hại về sức khoẻ, tính mạng người lao động mà còn gây thiệt hại về vậtchất và gây ảnh hưởng đến những người xung quanh
Do đó, công tác an toàn - vệ sinh lao động được thiết lập nhằm mụcđích:
- Đảm bảo an toàn thân thể của người lao động, hạn chế mức thấp nhấthoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thương gây tàn phế hoặc tử vong trong laođộng
- Bảo đảm người lao động khoẻ mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệphoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra
- Bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả nănglao động cho người lao động
2.2 Ý nghĩa, lợi ích của công tác an toàn - vệ sinh lao động
Công tác an toàn - vệ sinh lao động có ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội
và kinh tế
Ý nghĩa chính trị: Công tác này thể hiện quan điểm coi con người vừa
là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển Một đất nước có tỷ lệ tai nạnlao động thấp, người lao động khoẻ mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp làmột xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượnglao động luôn luôn được bảo vệ và phát triển Công tác an toàn - vệ sinh laođộng tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và đời sốngngười lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con
Trang 5người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôntrọng Ngược lại, nếu công tác này không được thực hiện tốt, điều kiện laođộng của người lao động còn quá nặng nhọc, độc hại, dễ xảy ra nhiều tai nạnlao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bịgiảm sút.
Ý nghĩa xã hội: An toàn - vệ sinh lao động là chăm lo đến đời sống,hạnh phúc của người lao động Đây vừa là yêu cầu thiết thực của các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đángcủa người lao động Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng mong muốnđược khoẻ mạnh, lành lặn, trình độ văn hoá, nghề nghiệp được nâng cao đểcùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xãhội Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi ngườilao động được sống khoẻ mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứngđáng trong xã hội, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹthuật Tai nạn lao động không xảy ra, sức khoẻ của người lao động được đảmbảo thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắcphục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội
Lợi ích kinh tế: Thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động sẽđem lại lợi ích kinh tế rõ rệt Trong sản xuất, nếu người lao động được bảo vệtốt, có sức khoẻ, không bị đau ốm, bệnh tật, điều kiện làm việc thoải mái,không nơm nớp lo sợ bị tai nạn lao động, bị mắc bệnh nghề nghiệp thì sẽ antâm, phấn khởi sản xuất, sẽ có ngày công, giờ công cao, năng suất lao độngcao, chất lượng sản phẩm tốt, luôn luôn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất vàcông tác Do vậy, phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm những điều kiện đẻcải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thểlao động Nó có tác dụng tích cực đảm bảo đoàn kết nội bộ để đẩy mạnh sảnxuất Ngược lại, nếu để môi trường làm việc quá xấu, tai nạn lao động hoặc
ốm đau xảy ra nhiều sẽ gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất Người bị tai nạnlao động ốm đau phải nghỉ việc để chữa trị, ngày công lao động giảm; nếu
Trang 6nhiều người lao động bị tàn phế, mất sức lao động thì ngoài việc khả năng laođộng của họ sẽ giảm và sức lao động của xã hội vì thế cũng giảm sút, xã hộicòn phải chăm lo việc chăm sóc, chữa trị và các chính sách xã hội khác liênquan Chi phí về bồi thường tai nạn lao động, ốm đau , điều trị, ma chay là rấtlớn, đồng thời kéo theo những chi phí lớn do máy móc, nhà xưởng, nguyênvật liệu bị hư hỏng Nói chung, tai nạn lao động, ốm đau xảy ra dù nhiều hay
ít đều dẫn tới sự thiệt hại về người và tài sản, gây trở ngại cho sản xuất Chonên, quan tâm thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động là thể hiệnquan điểm đầy đủ về sản xuất, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển vàđem lại hiệu quả kinh tế cao
3 Các chỉ số và phương pháp đánh giá
Khi thống kê các vụ tai nạn lao động, người ta thường quan tâm đến số
vụ tai nạn nói chung, số người bị thương và số người thiệt mạng trong các vụtai nạn đó Nguồn thông tin chủ yếu là từ phía các doanh nghiệp báo cáo nênthực sự khó có đầy đủ, chính xác
Về bệnh nghề nghiệp, các số liệu có ý nghĩa là số bệnh nghề nghiệpđang tồn tại, số người lao động thuộc nhóm sức khoẻ các loại 1,2,3,4 Người
ta thống kê số liệu từ hầu hết các bệnh viện để có được con số bệnh nghềnghiệp Song, đây lại là phương pháp thống kê chưa đầy đủ vì không phải tất
cả mọi người lao động đều được khám, kiểm tra sức khoẻ, và càng ít ngườiđược kiểm tra định kỳ
Để đánh giá tình hình và thiệt hại của các vụ tai nạn lao động người taphân tích số liệu thông qua các chỉ số:
- Chỉ số đánh giá chấn thương trong lao động của Bộ y tế và ILO (Tổchức lao động Quốc tế)
- Số ngày nghỉ do tai nạn lao động
- Số tần suất (k) tai nạn lao động
- Tần suất tai nạn lao động theo giờ làm việc (f)
- Tỷ suất ngày nghỉ mất đi do tai nạn lao động (IR)
Trang 7- Tỷ lệ trầm trọng của tai nạn lao động.
- Tỷ suất tử vong
- Số ngày nghỉ do tai nạn lao động/1000 lao động
- Chi phí điều trị và lương cho các trường hợp tai nạn lao động
Thông qua các số liệu có được của công tác khảo sát, người ta sẽ sửdụng các cách đối chiếu so sánh khác nhau, tính các chỉ số, tỷ lệ, lập cácbảng, biểu đồ để thấy được tình hình biến động của tai nạn lao động và bệnhnghề nghiệp
Hiệu quả của việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động chính là
sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn của các chỉ số có liên quan
Trang 8PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH
LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
vệ sinh lao động Do đó, những định hướng của nhà nước trở nên rất cần thiết
để bảo vệ nguồn nhân lực Quản lý nhà nước về bảo hộ lao động là một trongnhững nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác an toàn - vệ sinh lao động
Đảng và nhà nước ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn
an toàn lao động, tiêu chuẩn vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làmviệc có liên quan đến điều kiện lao động, tiêu chuẩn chất lượng, quy cách cácloại phương tiện bảo vệ cá nhân
Ban hành và quản lý thống nhất các quy phạm an toàn, quy phạm vệsinh lao động;
Quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng laođộng, nội dung huấn luyện, đào tạo về an toàn - vệ sinh lao động
Thanh tra, kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động
Điều tra, thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Thông tin về an toàn - vệ sinh lao động
Xử lý các vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động
1.2 Người sử dụng lao động và người lao động
1.2.1 Người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo môi trường làm việc antoàn cho người lao động Họ là người chủ động thực hiện và quyết định thựchiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong mỗi doanh nghiệp, nên nhận
Trang 9thức và mức độ nhiệt tình của họ khi tham gia thực hiện là nhân tố quyết địnhđến hiệu quả của công tác.
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ: Hàng năm, khi xây dựng kếhoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp antoàn - vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động; Trang bị đầy đủ cácphương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động,
vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của nhà nước; Phâncông trách nhiệm và cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy,biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợpvới công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của màng lưới an toànviên và vệ sinh viên; Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinhlao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới côngnghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của nhànước; Thực hiện huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp
an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; Tổ chức khám sức khoẻđịnh kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định; Chấp hànhnghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn - vệsinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội, Sở Y tế nơi doanh nghiệp hoạt động
Người sử dụng lao động có quyền: Buộc người lao động phải tuân thủcác quy định, nội quy, biện pháp an toàn - vệ sinh lao động; Khen thưởngngười chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn -
vệ sinh lao động; Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyếtđịnh của thanh tra viên an toàn - vệ sinh lao động, nhưng vẫn phải chấp hànhcác quyết định đó khi chưa có quyết định mới
1.2.2 Người lao động
Người lao động là người hoạt động trong môi trường lao động và chịuảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố trong đó Một phần trong việc đảm bảo
Trang 10an toàn - vệ sinh lao động là phụ thuộc vào ý thức chấp hành kỷ luật trong khilàm việc của họ Nếu tất cả mọi người lao động trong cùng một công xưởngđều thực hiện tốt công việc của mình theo đúng các tiêu chuẩn về an toàn - vệsinh lao động thì sự an toàn của mỗi người đều được nâng cao.
Người lao động có nghĩa vụ chấp hành các quy định, nội quy về antoàn- vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao; Phải
sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, cácthiết bị an toàn - vệ sinh lao động nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thìphải bồi thường; Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiệnnguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguyhiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh củangười sử dụng lao động
Người lao động có quyền được yêu cầu người sử dụng lao động đảmbảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trangcấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháphải antoàn lao động, vệ sinh lao động; có quyền từ chối làm công việc hoặc dời bỏnơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọngtính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp;
từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắcphục; khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sửdụng lao động vi phạm quy định của nhà nước hoặc không thực hiện các giaokết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ướclao động
1.3 Tổ chức công đoàn
Tổ chức công đoàn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy công tác antoàn - vệ sinh lao động được thực hiện có hiệu quả hơn vì đây là tổ chức hoạtđộng vì lợi ích của người lao động, cùng bảo vệ người lao động như mục tiêucủa công tác này
Trang 11Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền lợi củangười lao động về bảo hộ lao động theo pháp luật hiện hành và luật côngđoàn Cụ thể là: Công đoàn cơ sở thay mặt người lao động ký thoả ước laođộng tập thể với người sử dụng lao động, trong đó có nêu rõ các biện pháp cảithiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động; Tiến hành kiểmtra việc chấp hành pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động Côngđoàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, người sử dụng lao động thực hiệnđúng pháp luật, tiêu chuẩn quy định về bảo hộ lao động, có quyền yêu cầungười có trách nhiệm tạm ngừng hoạt động ở những nơi có nguy cơ gây tainạn lao động; Công đoàn tham gia với cơ quan nhà nước, các cấp chính quyềnxây dựng các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm, kếhoạch biện pháp về bảo hộ lao động; Công đoàn cử đại diện tham gia vào cácđoàn điều tra tai nạn lao động; Công đoàn tham gia với chính quyền xétthưởng và xử lý kỷ luật trong hệ thống công đoàn; Công đoàn tham gia vớicác nhà nước xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, tham gia và
tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo
hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về bảo hộ lao động Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam trực tiếp quản lý Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuậtbảo hộ lao động quốc gia; Công đoàn tuyên truyền giáo dục và tham gia tổchức huấn luyện bảo hộ lao động cho người lao động, vận động họ làm tốtnghĩa vụ trong công tác an toàn - vệ sinh lao động; Công đoàn tổ chức, chỉđạo hoạt động phong trào quần chúng làm bảo hộ lao động và quản lý, chỉ đạohoạt động mạng lưới an toàn vệ sinh viên
2 Phân tích thực trạng công tác an toàn - vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay.
2.1 Đặc điểm lao động trong ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay
Công nghiệp có môi trường lao động khá phức tạp và tiềm ẩn nhiềunhân tố đe dọa gây nguy hại đến sức khoẻ, tính mạng của người lao động Bởiđây là ngành có rất nhiều máy móc công cụ (máy khoan, máy cắt, máy cưa,
Trang 12máy dập, máy tời, thang máy vận chuyển,…và các dụng cụ thủ công), hoáchất (thuốc nhuộm, thuốc tẩy, hoá chất bảo vệ nguyên vật liệu,…), nhiều tiađộc hại và nhiều chất thải độc hại (bụi, mùn, chất thải rắn,…) Công nhân tiếpxúc liên tục với các nguồn điện lớn
Quy tắc tại nơi làm việc của các doanh nghiệp công nghiệp rất nghiêmngặt vì vi khí hậu những nơi đó (tổng hợp các yếu tố vật lý trong không khí,trong không gian nơi làm việc có liên quan đến sức khoẻ, năng suất lao độngnhư: Nhiệt độ, độ ẩm không khí, vận tốc không khí, chế độ bức xạ, bụi, tiếng
ồn, ánh sáng, tư thế, bức xạ Iôn hoá) có ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyênđến người lao động Chưa kể đến trong quá trình làm việc, công nhân còn bị
đe doạ bởi các vật rơi, đổ, sập và có thể mắc các bệnh nghề nghiệp do tínhchất lặp lại nhiều lần, tính đặc thù của mỗi công việc
Ở Việt Nam, ngành công nghiệp phát triển hơn một nửa thế kỉ kể từnăm 1945 đã trải qua nhiều thời kì với những đặc điểm và điều kiện rất khácnhau Ngành công nghiệp Việt Nam được coi là non trẻ do sự xuất hiện muộn
so với ngành công nghiệp của các nước trên thế giới Nhưng không phải vìthế mà ngành mất vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân hay giảmthiểu tính phong phú, đa dạng trong hoạt động Công nghiệp ngày càng đượcĐảng và Nhà nước quan tâm phát triển do vị trí quan trọng và vai trò chủ đạocủa ngành trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam định hướng Xã hộichủ nghĩa
Do sự phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong những năm gần đây(giá trị sản xuất công nghiệp năm liên tục tăng cao, đạt trên 15%), môi trườngngành công nghiệp ngày càng trở nên phức tạp Dù xuất phát từ điểm lạc hậunhưng các doanh nghiệp công nghiệp nước ta vẫn theo kịp trình độ công nghệthế giới: các dây chuyền công nghệ không ngừng được hiện đại hoá, nhiềutrang thiết bị mới, hiện đại được đưa vào sản xuất, khai thác Quy mô ngành
mở rộng nên mặc dù các máy móc thiết bị hiện đại góp phần đáng kể vào việcgiải phóng sức lao động của công nhân nhưng các nhân tố có thể gây ra tai
Trang 13nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động vẫn ngày càng giatăng
Hơn nữa, ở nước ta, hơn nửa số doanh nghiệp có thiết bị cũ, điều kiệnlao động chưa được quan tâm thích đáng nên yếu tố nguy hiểm vẫn còn vàđang ngày ngày đe doạ tính mạng, sức khoẻ người lao động Việc sử dụngmặt bằng khai thác, dụng cụ, trang thiết bị khai thác ở nhiều nơi đã lâu ngày,
có nhiều nguy cơ gây ra nguy hiểm và tai nạn lao động Ở nhiều nơi có thiết
bị mới nhập có khả năng tự động hoá cao, song xét về yếu tố kích thước, lựcđiều khiển, nhịp điệu, thao tác lại chưa phù hợp lắm với sức khoẻ, đặc điểmtâm sinh lý,… của công nhân Việt Nam
Tại nhiều cơ sở các hệ thống kỹ thuật vệ sinh như: thông gió, chống nóng,chống bụi và hơi khí độc, chống ồn, chống bức xạ có hại,…các hệ thống thiết
bị an toàn chưa có hoặc có lâu ngày không được kiểm tra, bảo dưỡng Phươngtiện bảo vệ cá nhân chưa đầy đủ hoặc có nhưng công nhân chưa sử dụng khilàm việc ở một số nơi môi trường lao động bị ô nhiễm, các yếu tố nguy hiểm
và có hại còn cao như tiếng ồn, bụi, rung động, bức xạ điện từ ,… vượt quágiới hạn cho phép
Theo khảo sát, thực trạng về khả năng đáp ứng của y tế công nghiệp:
Về nhân lực y tế của các ngành công nghiệp, tỷ lệ bác sỹ chiếm khá cao Vềphương tiện sơ cứu, số lượng các trang thiết bị y tế cần thiết để cấp cứu tainạn lao động là khá đầy đủ Về tủ thuốc cấp cứu, ngành công nghiệp nặng75% số cơ sở y tế có tủ thuốc cấp cứu tai nạn lao động trong khi đó ở ngànhcông nghiệp nhẹ, tỷ lệ cơ sở y tế có tủ thuốc cấp cứu chiếm 88% Ngành côngnghiệp hoá chất có tủ thuốc cấp cứu nhiều hơn cả Về thuốc cấp cứu, chỉ có69,6% các cơ sở y tế của các ngành công nghiệp có đủ thuốc cấp cứu tai nạnlao động
Như vậy, có thể nhận thấy vấn đề đảm bảo an toàn lao động đang ngàycàng trở nên bức xúc và vấn đề cải thiện môi trường lao động của ngành côngnghiệp nước ta hiện nay đang rất cần được quan tâm Có như vậy thì công
Trang 14nghiệp mới đạt được sự phát triển bền vững, có tính cạnh tranh mạnh trên thịtrường thế giới và xứng đáng là ngành kinh tế dẫn đầu trong công cuộc côngnghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta
2.2 Tình hình thực hiện an toàn - vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp ở nước ta.
2.2.1 Tình hình tai nạn lao động
Đảng và nhà nước ta coi trọng công tác an toàn - vệ sinh lao động trongcác doanh nghiệp Điều đó được thể hiện rõ qua một loạt các văn bảnquyphạm pháp luật của nước ta (phụ lục 2)
Tuy vậy, tình hình vi phạm an toàn - vệ sinh lao động trong các doanhnghiệp công nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây xảy ra rất nhiều, gây
ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng
Tai nạn lao động thường xảy ra ở bất kỳ những cơ sở sản xuất nào, đặcbiệt là ở những cơ sở sản xuất công nghiệp và có thể gây ra những chấnthương về mặt thể lực, về mặt tâm lý, về mặt xã hội, cũng như có thể gây ra tửvong
Trong ngành công nghiệp, điều kiện và môi trường lao động đáng longại, nguy cơ tiếp xúc với bụi, nóng, ồn và hoá chất cao Các chất gây ônhiễm môi trường xung quanh chủ yếu là nước thải độc hại, hơi khí độc, hoáchất, bụi và ồn Các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường xung quanh thường
là các cơ sở sản xuất giấy, dệt, cán thép, đúc, nhựa và vật liệu xây dựng Tainạn lao động do điện giật là thường gặp hơn cả trong cả 3 ngành công nghiệp(công nghiệp nặng khoảng 70% các vụ tai nạn, công nghiệp nhẹ khoảng82.35% và công nghiệp hoá chất khoảng 77.78%) Tiếp theo là các loại tainạn khác như shock phản vệ, say nóng, say nắng, và bỏng Tuy nhiên, một sốtai nạn lao động phổ biến như sơ cấp cứu gẫy xương, ngộ độc CO thì lạikhông có sẵn Đặc biệt, các vụ cấp cứu ngừng tim thì các cơ sở y tế ngànhcông nghiệp nặng và hoá chất đều không có
Trang 15Qua kiểm tra thực tế tại nhiều doanh nghiệp cho thấy, những chủ doanhnghiệp quan tâm đến người lao động và sự an toàn của doanh nghiệp mình, họ
sẽ đầu tư trang thiết bị đủ những phương tiện an toàn - vệ sinh lao động tronglao động và cháy nổ Tuy vậy,nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế dândoanh hầu như không tổ chức một hoạt động gì về an toàn, vệ sinh lao động,thậm chí còn tìm nhiều cách hay chỉ trang bị chiếu lệ, hình thức để đối phóvới ngành chức năng, nhất là ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ Kiểm tra tạimột số đơn vị thì thấy doanh nghiệp cũng cho xây dựng và lắp đặt hệ thốngchống bụi, chống ồn, chống ô nhiễm nhưng chỉ cho hoạt động khi có đoànkiểm tra để đỡ tốn kinh phí…
Theo báo cáo thống kê của các tỉnh, thành phố trong cả nước thì khuvực công nghiệp từ năm 2000 đến năm 2004 trung bình mỗi năm xảy ra 4245
vụ tai nạn lao động làm 4415 người bị nạn với 480 người chết Số vụ tai nạnlao động tăng hàng năm là 17,38%, riêng năm 2005, có tới 4095 vụ làm 4220người bị nạn trong đó có tới 463 vụ làm chết 495 người Đây là những con sốthiệt hại rất đáng tiếc về con người Thiệt hại vật chất ước tính lên tới 47,107
tỷ đồng, thiệt hại về ngày làm việc (số ngày nghỉ việc vì tai nạn) là 49.571ngày Đó là còn chưa kể đến chi phí cơ hội do phải gải quyết hậu quả của các
vụ tai nạn này
So với năm 2004, số vụ, số vụ làm chết người, tổng số người chết cógiảm (năm 2005 giảm 32%) nhưng so với số liệu bình quân 5 năm qua thì số
vụ có người chết, số người chết vẫn ở mức cao Đây mới chỉ là con số thống
kê chưa đầy đủ (3400 doanh nghiệp/160.000 doanh nghiệp báo cáo) Do vậy,trên thực tế tình hình tai nạn lao động vẫn còn ở mức cao và nghiêm trọng
Tỷ lệ tai nạn lao động tăng lên đáng kể, có thể thấy điều này từ số catiếp nhận bệnh nhân của các bệnh viện, điển hình là Bệnh viện Chấn thươngChỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận 4.954 trường hợp bị tai nạn laođộng năm 2004 và 5.087 ca năm 2005, tăng 2,7%
Bảng tổng hợp tỷ lệ tai nạn lao động theo ngành công nghiệp năm 2005