V.I. Lênin, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng vô sản Nga, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong những thập kỷ đầu thế kỷ XX, không chỉ là một nhà lý luận thiên tài mà còn là một nhà hoạt động cách mạng xuất sắc. Thông qua quá trình hoạt động sôi nổi và biên soạn các tác phẩm có tính luận chiến của mình, V.I. Lênin đã có công lớn trong việc đấu tranh không khoan nhượng với các luận điểm phi mácxít, để bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác nói chung, học thuyết Mác về chiến tranh và quân đội nói riêng. Một trong những di sản tiêu biểu của Người thể hiện rõ điều đó, là tác phẩm “Chủ nghĩa xã hội và chiến tranh”.
Trang 1TÌM HIỂU LUẬN ĐIỂM VỀ TÍNH CHẤT XÃ HỘI CỦA CHIẾN TRANH
VÀ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI MÁC-XÍT ĐỐI VỚI CHIẾN TRANH
xã hội và chiến tranh”
1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC PHẨM
1.1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của tác phẩm
V.I Lê-nin viết tác phẩm “Chủ nghĩa xã hội và chiến tranh” vào tháng 7,tháng 8 năm 1915, trong bối cảnh lịch sử có những điểm nổi bật là:
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã xảy ra hơn một năm Đó là cuộcchiến tranh giữa hai nhóm cường quốc đế quốc: một nhóm do đế quốc Đứcđứng đầu kéo theo các nước Áo, Hung, Thổ Nhĩ Kỳ, Bun-ga-ri và một nhómđược gọi là “đồng minh”, do Anh, Pháp đứng đầu kéo theo các nước Nga, Ý,Nhật, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; cuộc chiến tranh này đã lôi cuốn hơn 30 nướctham gia với số dân trên 1,5 tỷ người
Về thực chất, đây là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa nhằm mục đíchphân chia lại thuộc địa, mở rộng thị trường, phạm vi ảnh hưởng, cướp bóc và
nô dịch các dân tộc khác; thế nhưng, giai cấp thống trị ở các nước tham chiến
Trang 2lại tuyên bố rằng, đó là cuộc chiến tranh có tính chất phòng ngự, được tiếnhành vì sự nghiệp “cứu quốc” và kêu gọi nhân dân tham gia “bảo vệ tổ quốc”.Chúng triệt để sử dụng mọi phương tiện để tuyên truyền, biện hộ cho mụcđích gây chiến bẩn thỉu của mình, đầu độc quần chúng bằng chủ nghĩasôvanh, chia rẽ giai cấp công nhân giữa các nước tham chiến hòng làm tan rãquốc tế vô sản, tiến tới thủ tiêu cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sảnchống lại giai cấp tư sản.
Khi chiến tranh lan rộng khắp châu Âu, tác động sâu sắc đến các lĩnh vựccủa đời sống xã hội, thì nhân loại tỏ thái độ đối với cuộc chiến tranh này rất
đa dạng, theo những chiều hướng khác nhau; ngay trong nội bộ phong tràocộng sản quốc tế cũng diễn ra sự phân cực sâu sắc về thái độ đối với chiếntranh Trước đó, các Đại hội của Quốc tế II được tổ chức tại Stút-ga (1907),Cô-pen-ha-gơ (1910), Ba-lơ (1912) đã ra các nghị quyết xác định sách lượccủa phong trào công nhân quốc tế trong điều kiện có chiến tranh và thái độcủa những người xã hội chủ nghĩa là phải lợi dụng tình hình khủng hoảngkinh tế, chính trị do chiến tranh gây ra để làm cách mạng, lật đổ chế độ tư bảnchủ nghĩa Thế nhưng, khi chiến tranh xảy ra thì đa số các thủ lĩnh của cácđảng xã hội chủ nghĩa trong Quốc tế II lại phủ nhận các nghị quyết mà họ đãthông qua, đứng về phía giai cấp tư sản nước họ và ủng hộ chiến tranh, phản
bội lại giai cấp công nhân Thực trạng này đã được V.I Lênin chỉ rõ: “Người phải chịu trách nhiệm trước hết về cái lập trường phản bội và nhục nhã đó của những người xã hội chủ nghĩa ở phần lớn các nước châu Âu, là Đảng Dân chủ - xã hội Đức… Bị sự phản bội của các thủ lĩnh làm cho rối loạn, các đảng xã hội chủ nghĩa ở các nước lớn nhất không thể nào có được những lập trường đúng đắn đối với chiến tranh, không thể nào đương đầu nổi với sự tấn công của chủ nghĩa dân tộc tư sản và chủ nghĩa sôvanh”1 Bên cạnh đó, bọn
cơ hội, xét lại còn lợi dụng diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế xã hội và
1 V.I Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va 1980, lời tựa, tr.IX.
Trang 3những hậu quả khốc liệt do chiến tranh gây ra để xuyên tạc những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác về chiến tranh
Tình hình nói trên đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho các đảng xã hội chủnghĩa ở tất cả các nước là phải vạch trần bản chất và mục đích thực sự củachiến tranh, chỉ ra sự dối trá ẩn náu trong những lời nguỵ biện và trong cái lý
lẽ “ái quốc” chứa đựng nhiều âm mưu thâm hiểm mà giai cấp thống trị đãtung ra để biện hộ cho hành động gây chiến và tham chiến của chúng, bảo vệ
sự đoàn kết thống nhất của giai cấp công nhân trên phạm vi quốc tế Nhiệm
vụ đó đã được V.I Lênin hoàn thành một cách xuất sắc Thông qua tác phẩm
“Chủ nghĩa xã hội và chiến tranh”, V.I Lênin đã làm rõ, phát triển sáng tạo,trình bày chặt chẽ, có tính hệ thống những tư tưởng mác-xít về chiến tranhtrong thời đại mới- thời đại đế quốc chủ nghĩa, xác định đúng đắn chiến lược
và sách lược của cách mạng vô sản, đồng thời công bố thái độ khoa học vàcách mạng của những người mác-xít đối với chiến tranh Người đã gọi tác
phẩm này là “lời bình luận về các nghị quyết của đảng ta, tức là sự giải thích một cách đại chúng những nghị quyết đó”1
Tác phẩm “Chủ nghĩa xã hội và chiến tranh” của V.I Lênin đã đáp ứngđược yêu cầu đòi hỏi khách quan của lịch sử Những vấn đề cơ bản, cấp thiếtđược trình bày trong tác phẩm này không chỉ đáp trả một cách thích đáng sựxuyên tạc của bọn cơ hội, xét lại, bảo vệ sự trong sáng của học thuyết Mác vềchiến tranh, mà còn tạo ra sự thống nhất về quan điểm, tăng cường tình đoànkết của những người cánh tả trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tếtrên lập trường cách mạng; và mặc dù tác phẩm được viết trước Cách mạngTháng Hai và Cách mạng Tháng Mười Nga khoảng hai năm, nhưng nó đãphát huy được tác dụng, góp phần đem lại thắng lợi cho các cuộc cách mạngấy
Trang 4Đáng chú ý là, trong lúc làm công tác chuẩn bị cho Hội nghị Bécnơ Hội nghị xã hội chủ nghĩa quốc tế lần thứ nhất được tổ chức tại Xim-méc-van,Thuỵ Sĩ ngày 05/9/1915, G.E Di-nô-vi-ép có tham gia cùng V.I Lênin viếttác phẩm này, nhưng về cơ bản nó vẫn thuộc về sản phẩm của V.I Lênin vìchính Người đã đảm nhiệm việc biên tập chung Tác phẩm được viết xongngay trước ngày khai mạc hội nghị và được in thành sách riêng tại Giơ-ne-vơ(Thuỵ Sĩ) vào tháng 8/1915, do Ban Biên tập báo “Người dân chủ - xã hội”xuất bản dưới dạng một cuốn sách nhỏ bằng tiếng Nga và tiếng Đức để phânphát kịp thời cho các đại biểu tham dự hội nghị
-V.I Lênin đặc biệt coi trọng việc phổ biến rộng rãi tác phẩm quan trọngnày trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, quán triệt tinh thần đó,ngay sau Hội nghị Béc-nơ, những người cánh tả Xim-méc-van và nhóm Các-
lơ Líp-nếch đã bí mật dịch tác phẩm sang nhiều thứ tiếng và truyền bá vàoPháp và Đức1 Đến năm 1918, tác phẩm được phát hành dưới dạng một cuốnsách mỏng bằng tiếng Nga ở Pê-tơ-rô-grát, do xô-viết đại biểu công nhân vàHồng quân Pê-tơ-rô-grát xuất bản; tiếp sau đó, dưới dạng những xuất bảnphẩm lẻ, tác phẩm đã được in bằng nhiều thứ tiếng và được truyền bá rộng rãisang nhiều nước2 Tác phẩm “Chủ nghĩa xã hội và chiến tranh” được in đầy
đủ bằng tiếng Việt trong bộ sách V.I Lê-nin, Toàn tập, tập 26, do Nhà xuấtbản Tiến bộ, Mát-xcơ-va phát hành 1980
1.2 Kết cấu và nội dung cơ bản của tác phẩm
Ngoài hai lời tựa viết cho hai lần xuất bản, tác phẩm “Chủ nghĩa xã hội
và chiến tranh” của V.I Lê-nin được kết cấu thành 4 chương
- Chương I: Những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội và chiến tranh
- Chương II: Các giai cấp và chính đảng ở Nga
- Chương III: Khôi phục lại quốc tế
1 V.I Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va 1980, tr.389.
2 Sđd, tr.566.
Trang 5Chương IV: Lịch sử phân liệt và tình hình hiện nay của Đảng Dân chủ
-xã hội Nga
Nội dung cơ bản của tác phẩm bao gồm:
- Sự phát triển lý luận về phân loại chiến tranh và các loại hình của nó
- Phân tích, luận giải về nguồn gốc, bản chất của chiến tranh trong thờiđại đế quốc chủ nghĩa
- Xác định tính chất xã hội của chiến tranh và thái độ của người mác-xítđối với chiến tranh
- Đấu tranh chống lại quan điểm và hành động của bọn theo chủ nghĩa cơhội và chủ nghĩa sôvanh
Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn nên trong bài viết này tôichỉ thu hoạch một phần trong nội dung cơ bản của tác phẩm “Chủ nghĩa xãhội và chiến tranh” của V.I Lênin, thông qua việc tìm hiểu luận điểm của vềtính chất xã hội của chiến tranh và thái độ của người mác-xít đối với chiếntranh theo tư tưởng của Người
2 LUẬN ĐIỂM VỀ TÍNH CHẤT XÃ HỘI CỦA CHIẾN TRANH VÀTHÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI MÁC-XÍT ĐỐI VỚI CHIẾN TRANH TRONGTÁC PHẨM “CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CHIẾN TRANH” CỦA V.I.LÊNIN
2.1 Luận điểm của V.I Lê-nin về tính chất xã hội của chiến tranh
Theo quan điểm của C Mác và Ph Ăng-ghen, phạm trù loại hình chiếntranh tuy là bức tranh toàn cảnh phản ánh toàn diện cuộc xung đột của hai bêntham chiến, nhưng chưa thể hiện được vai trò của mỗi bên tham chiến đối vớitiến bộ xã hội, và như vậy, tiền đề cơ bản, cần thiết để giải quyết thái độ củacon người đối với mỗi bên tham chiến trong quá trình chiến tranh vẫn chưađược xác định Do đó, bên cạnh việc nghiên cứu loại hình chiến tranh còn
Trang 6đánh giá của một lực lượng xã hội đối với mỗi bên tham chiến, là cơ sở xemxét đánh giá vai trò của mỗi bên tham chiến đối với tiến bộ xã hội dựa trênmột hệ thống tiêu chuẩn chính trị - xã hội đặc trưng để phân biệt đó là chiếntranh chính nghĩa hay phi nghĩa, tiến bộ hay phản động Thực chất của việcxác định tính chất xã hội của chiến tranh là sự phân biệt rạch ròi vai trò củamỗi bên tham chiến đối với tiến bộ xã hội.
Kế thừa và phát triển quan điểm nêu trên, V.I Lênin cho rằng, để có thái
độ đúng đắn đối với các cuộc chiến tranh, trước hết cần phải xác định rõ tínhchất và đặc điểm lịch sử của cuộc chiến tranh hiện tại, cũng như mục đíchchính trị của nó và hậu quả do nó gây ra Theo V.I Lênin, nếu như việc thamchiến mà có ích cho sự phát triển của xã hội bằng cách giúp nhân loại tiêu diệtđược những chế độ đặc biệt có hại và phản động, thì hành động đó được coi làchính đáng, chính nghĩa; ngược lại, nếu tham chiến để nhằm mục đích củng
cố sự áp bức thống trị của giai cấp bóc lột thì đó là hành động phi nghĩa, phản
động và chứa đầy tội lỗi Người viết: “Trong lịch sử, đã từng nhiều lần có những cuộc chiến tranh tiến bộ, - mặc dù những cuộc chiến tranh này, cũng như bất cứ cuộc chiến tranh nào khác, không tránh khỏi đem lại những nỗi khủng khiếp, tai hoạ, đau khổ, - nghĩa là những cuộc chiến tranh có ích cho
sự phát triển của nhân loại, góp phần tiêu diệt những chế độ đặc biệt có hại
và phản động (chẳng hạn như chế độ chuyên chế hay chế độ nông nô), những chính thể chuyên chế dã man nhất ở châu Âu (Thổ-nhĩ-kỳ và Nga)”1
Đề cập đến vai trò của mỗi bên tham chiến đối với tiến bộ xã hội, V.I.Lênin cho rằng vai trò đó có nội dung hoàn toàn khách quan, do mục đích tiếnhành chiến tranh, giai cấp tiến hành chiến tranh và việc sử dụng các phươngtiện nhằm thực hiện mục đích ấy quy định, vì thế, cả ba nội dung đó cũng quyđịnh tính chất xã hội của chiến tranh Hơn nữa, vì hậu quả chiến tranh do cảhai bên tham chiến gây ra và cũng do những nguyên nhân nằm ngoài chiếntranh tác động, nên nó không quy định vai trò của mỗi bên tham chiến đối với
1 V.I Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va 1980, tr.390-391.
Trang 7tiến bộ xã hội cũng như tính chất xã hội của chiến tranh Mặt khác, xét vềhình thức thì tính chất xã hội của chiến tranh lại tuỳ thuộc vào sự đánh giá củamột lực lượng xã hội nhất định Xuất phát từ quan niệm về lợi ích khác nhau,thậm chí đối lập nhau nên lập trường giai cấp và nội dung đánh giá của cáclực lượng xã hội về tính chất xã hội của chiến tranh cũng khác nhau Bên cạnh
đó, tiêu chuẩn để đánh giá tiến bộ xã hội là tiêu chuẩn tổng hợp nên việc đánhgiá nội dung khách quan của tính chất xã hội của chiến tranh cũng như vai tròcủa các bên tham chiến đối với tiến bộ xã hội cũng phải dựa trên một căn cứtổng hợp của các mặt chính trị, đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ… trong đó, mặtchính trị là cơ bản, chủ đạo, quyết định nhất Khi đánh giá chính trị của cácbên tham chiến là tiến bộ hay phản động, ngoài các căn vứ về mục đích tiếnhành chiến tranh, giai cấp tiến hành chiến tranh, còn phải căn cứ vào điềukiện lịch sử đã diễn ra các cuộc chiến tranh đó Chính vì thế, V.I Lênin yêu
cầu “phải xét đến chính những đặc điểm lịch sử của cuộc chiến tranh hiện tại”1 để xác định rõ tính chất xã hội của chiến tranh Điều này cho thấy,phương pháp luận của những người cộng sản, như V.I Lênin đã chỉ ra là:phải đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản, phải xuất phát từ lợi íchcủa giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, để xác địnhđúng đắn tính chất xã hội của chiến tranh trong hiện tại và tương lai
Khi xem xét các cuộc chiến tranh từng diễn ra trong lịch sử, nhất là cáccuộc chiến tranh trong thời kỳ từ năm 1789 đến năm 1871, bắt đầu từ cuộc đạicách mạng Pháp đến Công xã Pa-ri, V.I Lênin cho rằng, đây là thời kỳ đãdiễn ra các cuộc chiến tranh có tính chất giải phóng, dân tộc tư sản - tiến bộ,nhằm mục đích lật đổ chế độ chuyên chế và chế độ phong kiến, là sự “triệt
hạ” những chế độ đó và lật đổ ách áp bức của nước ngoài Theo Người, “dù cho trong những cuộc chiến tranh cách mạng của nước Pháp, người Pháp đã cướp bóc và xâm chiếm đất đai của người khác, nhưng điều đó cũng không
hề làm thay đổi ý nghĩa lịch sử căn bản của những cuộc chiến tranh ấy,
Trang 8những cuộc chiến tranh đã phá tan và làm rung chuyển chế độ phong kiến và chế độ chuyên chế của toàn thể châu Âu trước kia, châu Âu thời nông nô” Tương tự như vậy, Người cho rằng “trong chiến tranh Pháp - Phổ, nước Đức
đã cướp bóc nước Pháp, nhưng điều đó cũng không hề làm thay đổi chút nào
ý nghĩa lịch sử căn bản của chiến tranh đó, chiến tranh đã giải thoát hàng chục triệu người Đức khỏi chế độ cát cứ phong kiến và khỏi chế độ áp bức của hai tên bạo chúa, Nga hoàng và Na-pô-lê-ông III”1 Đây là cơ sở lý luận
và thực tiễn giúp cho V.I Lênin nhận định tính chất chính đáng của chiếntranh “tự vệ”, vạch trần sự giả dối trong luận điệu “bảo vệ tổ quốc” của bọntheo chủ nghĩa sôvanh Theo V.I Lênin, mục đích tiến hành chiến tranh là cơ
sở xem xét đánh giá tính chính đáng hay không chính đáng, chính nghĩa hayphi nghĩa của cuộc chiến tranh Sự tiến công trước hay phát động chiến tranhtrước không hề liên quan gì đến điều này Với tinh thần đó, V.I Lênin nhấn
manh: “Khi nói tới tính chất chính đáng của chiến tranh “tự vệ” so với những cuộc chiến tranh của thời kỳ đó (thời kỳ 1789-1871), những người xã hội chủ nghĩa bao giờ cũng có ý nói đến chính những mục đích đó, mục đích làm một cuộc cách mạng chống chế độ trung cổ và chế độ nông nô Những người xã hội chủ nghĩa luôn luôn hiểu chiến tranh “tự vệ” là một cuộc chiến tranh “chính nghĩa”… chỉ theo ý nghĩa ấy mà những người xã hội chủ nghĩa
đã thừa nhận và đang tiếp tục thừa nhận tính chất chính đáng, tiến bộ, chính nghĩa của việc “bảo vệ tổ quốc” hay của một cuộc chiến tranh “tự vệ”” 2 Để
làm rõ thực chất của nội dung này, V.I Lênin đưa ra dẫn chứng: “Chẳng hạn, nếu mai đây Ma-rốc tuyên chiến với Pháp, Ấn-độ tuyên chiến với Anh, Ba-tư hay Trung Quốc tuyên chiến với Nga, v.v., thì những cuộc chiến tranh đó đều
sẽ là những cuộc chiến tranh “chính nghĩa”, “tự vệ”, không kể ai là kẻ tấn công đầu tiên, và bất cứ người xã hội chủ nghĩa nào cũng đều sẽ đồng tình với thắng lợi của các nước đang bị áp bức, bị phụ thuộc và không được
1 V.I Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va 1980, tr.391-392.
2 Sđd, tr.392.
Trang 9hưởng đầy đủ quyền lợi của mình, đối với các cường quốc “lớn” đi áp bức,
nô dịch và cướp bóc”3
Thông qua việc dẫn chứng những số liệu về diện tích thuộc địa chiếmđược và dân số bị buộc phải làm nô lệ như đã nêu trong tác phẩm, V.I Lênin
đã chỉ ra tính chất tiến bộ và phản động của giai cấp tư sản trong quá trình tồn
tại của nó trong lịch sử Người khẳng định: “Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, giai đoạn mà mãi đến thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản mới đạt tới Chủ nghĩa tư bản hiện nay cảm thấy chật chội trong các quốc gia dân tộc cũ, mà nếu không có sự hình thành những quốc gia dân tộc này thì trước đây nó đã không thể nào lật đổ được chế độ phong kiến”1 Từ
cơ sở đó, Người lý giải : “Chúng ta thấy rằng các dân tộc mà trong khoảng
từ 1789 đến 1871 đã từng phần lớn là đứng đầu các dân tộc khác để chiến đấu cho tự do, thì ngày nay, sau 1876, trên cơ sở chủ nghĩa tư bản đã phát triển cao và đã “quá chín muồi”, lại biến thành những kẻ áp bức và bóc lột phần lớn dân cư và dân tộc trên địa cầu” 2
Vấn đề nêu trên cho thấy rằng, chính sự duy trì quan hệ sản xuất lỗi thời,lạc hậu, mâu thuẫn với lực lượng sản xuất đã phát triển lên tính chất và trình
độ mới, thông qua việc tiến hành chiến tranh để giành thuộc địa, mở rộng ảnhhưởng nhằm bóc lột các dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc của giaicấp tư sản, là căn nguyên sâu xa và là cội nguồn kinh tế quy định tính chấtphản động của chiến tranh đế quốc
Như vậy, theo V.I Lênin, cũng như mọi cuộc chiến tranh trong nhữngthời đại khác, thời đại đế quốc chủ nghĩa, không những có các cuộc chiếntranh phi nghĩa mà còn có cả những cuộc chiến tranh chính nghĩa, đó lànhững cuộc chiến tranh giải phóng, chiến tranh cách mạng Các cuộc chiến
3 Sđd, tr.392.
1 V.I Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va 1980, tr.393.
Trang 10tranh này góp phần giải quyết những nhiệm vụ đã chín muồi của đời sống xãhội và góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội
Tóm lại, trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng,
kế thừa và phát triển sáng tạo quan điểm của C Mác và Ph Ăng-ghen, vấn đềtính chất xã hội của chiến tranh đã được V.I Lênin trình bày một cách hoànchỉnh, hệ thống, trang bị cho nhân loại một công cụ nhận thức thực sự kháchquan và khoa học để đánh giá đúng đắn vai trò của mỗi bên tham chiến đốivới tiến bộ xã hội, từ đó xác định thái độ đối với cuộc chiến tranh
2.2 V.I Lê-nin xác định thái độ của người mác-xít đối với chiến tranh
(Thái độ của Đảng Công nhân Dân chủ - xã hội Nga đối với chiến tranh)
Ngay ở tiết 1 chương I của tác phẩm, V.I Lênin đã nêu tiêu đề: “Thái độcủa những người xã hội chủ nghĩa đối với các cuộc chiến tranh” Theo Người,thái độ của người mác-xít đối với các cuộc chiến tranh trong thời đại ngày nay
là “biến chiến tranh đế quốc chủ nghĩa thành nội chiến”
Thông qua việc xem xét tính chất xã hội của chiến tranh trong lịch sử vàhiện tại, V.I Lênin cho rằng, trong chiến tranh chính nghĩa, khẩu hiệu “bảo vệ
tổ quốc” là chính đáng và hợp lý, còn trong chiến tranh phi nghĩa thì khẩuhiệu “bảo vệ tổ quốc” chỉ là giả dối và thái độ của người mác-xít là vạch trầnchống lại chiến tranh đế quốc, lật đổ chế độ, chính phủ Người nhấn mạnh:
“Trong trường hợp nổ ra chiến tranh thì những người xã hội chủ nghĩa phải lợi dụng “cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị” do chiến tranh gây nên, để
“đẩy nhanh sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản”, nghĩa là lợi dụng những khó khăn do chiến tranh gây ra cho các chính phủ, cũng như lợi dụng sự phẫn nộ của quần chúng, để làm cách mạng xã hội chủ nghĩa”1
V.I Lênin chỉ ra sự cần thiết phải vạch trần tính chất phi nghĩa, phảnđộng của chiến tranh đế quốc bằng việc phân tích, làm rõ thủ đoạn của giaicấp tư sản Giai cấp tư sản hiếu chiến đã lấy tư tưởng “dân tộc chủ nghĩa” để
1 V.I Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va 1980, tr.402.
Trang 11che đậy mục đích cướp bóc của họ Người viết: “Giai cấp tư sản đế quốc chủ nghĩa ngày nay dùng chính cái tư tưởng “dân tộc” và khái niệm bảo vệ tổ quốc đó để lừa dối các dân tộc, trong chiến tranh hiện đại giữa các chủ nô nhằm tăng cường và củng cố chế độ nô lệ”2
Khi phân tích, vạch trần sự giả dối của giai cấp tư sản, V.I Lênin đã lấydẫn chứng từ âm mưu xấu xa của nước Đức, một nước đóng vai trò là thủphạm chính trong việc gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất để phân
chia lại thuộc địa Người nêu rõ: “… bản thân nước Đức cũng tiến hành chiến tranh, không phải để giải phóng, mà để áp bức các dân tộc” Vì thế:
“nhiệm vụ của những người xã hội chủ nghĩa không phải là giúp đỡ một tên
kẻ cướp trẻ hơn và mạnh hơn (nước Đức) đi cướp những tên cướp già hơn và giàu hơn Những người xã hội chủ nghĩa phải lợi dụng cuộc chiến tranh giữa bọn kẻ cướp để đánh đổ tất cả bọn chúng”1 Theo V.I Lênin, đây là thái độđúng đắn của những người mác-xít chân chính đối với cuộc chiến tranh này.Song song với việc vạch trần sự giả dối của giai cấp tư sản, V.I Lênincòn chỉ ra bản chất của cuộc chiến tranh đế quốc hiện tại (Chiến tranh thế giớilần thứ nhất) là sự tiếp tục cái chính sách cướp bóc các thuộc địa, áp bức cácdân tộc nước ngoài và đàn áp phong trào công nhân như chúng đã từng tiến
hành trước đây Trên cơ sở đó, V.I Lênin chỉ rõ: “Kẻ nào biện bạch cho việc tham gia cuộc chiến tranh ấy, là kẻ ấy kéo dài vĩnh viễn ách áp bức đế quốc chủ nghĩa đối với các dân tộc Ai chủ trương lợi dụng những khó khăn hiện tại của các chính phủ nhằm mục đích làm cách mạng xã hội, là người ấy bảo
vệ nền tự do thực sự của tất cả các dân tộc và một nền tự do thực sự như thế thì chỉ có thể thực hiện được dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mà thôi”2
Sử dụng đại từ nhân xưng “kẻ” để ám chỉ thái độ sai trái của bọn cơ hội,xét lại theo chủ nghĩa sôvanh và “ai, người” để nói lên thái độ đúng đắn của
2 Sđd, tr.393.
1 V.I Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va 1980, tr.396.
Trang 12những người xã hội chủ nghĩa đối với chiến tranh đế quốc lúc đó, đã thể hiện
rõ quan điểm, thái độ của V.I Lênin, tiêu biểu cho thái độ của những ngườimác-xít đối với cuộc chiến tranh bẩn thỉu này Vì thế, nhiệm vụ cấp bách củangười mác-xít là phải giúp cho quần chúng hiểu rằng, chính tính chất phảnđộng của cuộc chiến tranh đế quốc đã gây ra cuộc khủng hoảng dữ dội nhất vàlàm cho cảnh khốn cùng của quần chúng trầm trọng đến cực độ, và như vậy,tình thế khách quan của cách mạng đã được tạo nên Theo V.I Lênin thì đây
là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của những người mácxít, của Đảng Dân chủ
-xã hội cách mạng, việc thực hiện nhiệm vụ ấy phải được thể hiện thông quakhẩu hiệu “biến chiến tranh đế quốc chủ nghĩa thành nội chiến” Người khẳng
định: “Chỉ có khẩu hiệu biến chiến tranh đế quốc chủ nghĩa thành nội chiến mới biểu hiện được đúng nhiệm vụ ấy, và mọi cuộc đấu tranh giai cấp triệt để trong chiến tranh, mọi sách lược “hành động quần chúng” được áp dụng một cách nghiêm chỉnh, nhất định phải dẫn tới điều đó”1
Thông qua tác phẩm, để làm rõ hơn thái độ của những người mác-xít đốivới chiến tranh, V.I Lênin đã phân tích và chỉ ra sự khác nhau căn bản giữanhững người mác-xít với bọn hoà bình chủ nghĩa (tư sản) về thái độ đối vớichiến tranh Theo Người, sự khác nhau đó trước hết được thể hiện ở chỗ:Người mác-xít khi phân tích chiến tranh luôn đặt nó trong mối quan hệ với cơcấu giai cấp - xã hội, còn bọn hoà bình chủ nghĩa thì xuất phát từ những quanđiểm trừu tượng, không đặt chiến tranh trong mối quan hệ với giai cấp - xãhội và cuộc đấu tranh giai cấp trong nước Người mác-xít nhận thức đúng đắnnguồn gốc, bản chất của chiến tranh và chỉ ra con đường loại bỏ chiến tranh rakhỏi đời sống xã hội là xoá bỏ giai cấp Người mác-xít còn khác bọn hoà bìnhchủ nghĩa là thừa nhận tính chất chính đáng, hợp lý và tiến bộ đối với cáccuộc chiến tranh chính nghĩa do giai cấp bị áp bức tiến hành… V.I Lênin
viết: “Chúng ta hiểu rằng không thể xoá bỏ được chiến tranh, nếu không xoá
bỏ các giai cấp và không thiết lập chủ nghĩa xã hội; chúng ta còn khác họ ở
1 V.I Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va 1980, tr.409.