1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC LỚP 9

13 982 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 207,5 KB
File đính kèm BOI DUONG HSG HOA 9.rar (47 KB)

Nội dung

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung. Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Trong những năm gần đây, qua các kỳ thi HSG vòng thị xã, vòng tỉnh bộ môn hóa học của các trường THCS trong thị xã đã có nhiều chuyển biến tích cực,đạt được những thành công nhất định góp phần không nhỏ vào phong trào mũi nhọn của từng trường, của PGD ĐT Giá Rai .

Trang 1

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC LỚP 9

VÒNG THỊ XÃ

I MỞ ĐẦU

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò Trong những năm gần đây, qua các kỳ thi HSG vòng thị xã, vòng tỉnh bộ môn hóa học của các trường THCS trong thị xã đã có nhiều chuyển biến tích cực,đạt được những thành công nhất định góp phần không nhỏ vào phong trào mũi nhọn của từng trường, của PGD & ĐT Giá Rai

Nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề không chỉ của ngành giáo dục mà còn được toàn xã hội quan tâm Chính vì lẽ đó mà nó là một phần quan trọng trong chủ đề của nhiều năm học Để nâng cao chất lượng giáo dục cần đầu tư nâng cao chất lượng đại trà bằng nhiều phương pháp, song đầu tư cho chất lượng mũi nhọn để phát hiện, chọn lựa và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là một vấn đề hết sức quan trọng Làm thế nào để tạo cho học sinh hứng thú say mê bộ môn Hoá học ngay từ bậc THCS để từ đó giáo viên sớm khai thác nguồn “ tiềm năng” quý giá này và tạo ra được những “sản phẩm” học sinh giỏi luôn là vấn đề mà các thầy cô giáo dạy bộ môn trăn trở, bởi khác với nhiều bộ môn ở bậc THCS, các

em được học tới 4 năm trong khi môn Hoá chỉ có 2 năm Những học sinh đã học tốt bộ môn Hoá THCS thường lên bậc THPT các em học một cách nhẹ nhàng thoải mái hơn bởi đã có nền tảng khá vững chắc mặc dù nó mới được hình thành

2 năm

Chính vì những lí do đó mà tôi chọn nội dung: “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hoá học lớp 9 vòng thị xã” để cùng trao đổi với đồng

nghiệp nhằm tìm biện pháp hữu hiệu tạo cho học sinh niềm say mê Hoá học và cũng để nâng cao chất lượng bộ môn, góp phần vào việc phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi dự thi các cấp

II NỘI DUNG

1.Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

a Thuận lợi.

- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của lãnh đạo PGD & ĐT, của trường, có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG

- Nhà trường từng bước khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất để có trang thiết bị ,phục vụ tương đối đầy đủ cho việc dạy và học bộ môn ( Có phòng thực hành thí nghiệm, dụng cụ, hóa chất…)

- Đa số giáo viên có trình độ chuyên môn khá vững vàng Những GV được phân công bồi dưỡng ở các trường đa số có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG nhiều năm liền

b Khó khăn

- Cơ sở vật chất của nhà trường mặc dù đã được đầu tư nhưng dụng cụ , hóa chất phục vụ cho việc học bộ môn vẫn còn thiếu, cung cấp chưa kịp thời làm ảnh hưởng ít nhiều đến việc dạy và học bộ môn hóa học

- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải cố gắng hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm,

Trang 2

tham gia các phong trào do trường, ngành tổ chức do đó cường độ làm việc quá tải nên việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu và dựa trên số tiết bồi dưỡng mà PGD & ĐT duyệt

- Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều nên kết quả thi học sinh giỏi chưa cao

2 Những nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa 9 vòng thị xã.

Tuỳ theo điều kiện thực tế của mỗi trường mà nhà trường chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở khối 9 sao cho phù hơp về thời gian , số tiết, nội dung cần bồi dưỡng…

Đối với việc bồi dưỡng HSG vòng thị xã thì nội dung cần bồi dưỡng môn Hóa 9 đó là:

a Lý thuyết

- Các công thức cơ bản trong chương trình lớp 8 và chuyển đổi giữa chúng

- Nắm được công thức tính C%, CM

- Biết cách tính toán C%, CM của một số dung dịch hoặc các đại lượng có liên quan

- Hệ thống hóa và nâng cao những kiến thức về tính chất hóa học chung của oxit, axit, bazơ và muối

- Hệ thống, nâng cao những kiến thức về tính chất, ứng dụng, điều chế: CaO, SO2, HCl, H2SO4 (loãng, đặc), NaOH, Ca(OH)2, NaCl…

- Hệ thống, nâng cao những kiến thức về sự chuyển đổi qua lại giữa các hợp chất vô cơ

- Những PTHH khó, lạ không có trong SGK

- Dãy HĐHH của kim loại

b Các dạng bài tập.

- Xác định thành phần của hỗn hợp dựa vào phương trình phản ứng

- Xác định muối tạo thành khi oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm

- Dạng toán về lượng chất dư và biện luận chất dư trong phương trình phản ứng

- Biện luận tìm CTHH và tên kim loại

- Tìm khối lượng các chất trong hỗn hợp bằng cách giải hệ phương trình

- Chứng minh kim loại tan hết trong dung dịch hay chứng minh axít dư sau phản ứng

- Hiệu suất phản ứng

- Tinh thể ngậm nước

- Bài tập tổng hợp…

Với mỗi dạng bài tập , khi bồi dưỡng giáo viên không nên giới thiệu phương pháp giải ngay mà nên để học sinh tự tìm ra hướng giải quyết,có thể ngắn gọn, cũng có thể còn dài dòng , chưa hay nhưng từ đó GV sẽ phát hiện được những hạt giống tốt cho đội tuyển hay có thể tìm được những cách giải tốt từ phía học sinh

mà GV chưa nghĩ đến

Trang 3

Trong chuyên đề này tôi xin giới thiệu phương pháp giải một số dạng bài toán sau:

- Bài toán xác định thành phần phần trăm của hỗn hợp

- Xác định tên kim loại, CTHH

- Bài toán tính theo phương trình hóa học khi biết 2 chất phản ứng

- Bài toán kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối

- Bài toán về CO2 tác dụng với kiềm

Ngoài ra việc giải bài toán hóa học đòi hỏi học sinh phải biết cách giải

phương trình bậc nhất , giải hệ phương trình hai ẩn số, ba ẩn …

Dạng 1: Xác định thành phần phần trăm của hỗn hợp.

*Phương pháp

- Qui đổi các dữ kiện về số mol

- Phân tích đề bài một cách khoa học xem trong hỗn hợp chất nào phản ứng, chất nào không phản ứng hay cả hỗn hợp đều tham gia phản ứng

- Đặt ẩn số cho các chất phản ứng (thường là số mol) và viết các PTHH

- Dựa vào PTHH và dữ kiện đề bài để lập hệ phương trình (nếu cần thiết)

- Tính thành phần của hỗn hợp theo công thức:

%Atrong hỗn hợp =

hh

A

m

m 100%

Thí dụ : Cho 3,15 gam hai kim loại vụn nguyên chất gỗm Al và Mg tác

dụng hết với H2SO4 loãng thì thu được 3,36 lít một chất khí (đktc) Xác định thành phần % mỗi kim loại trong hỗn hợp

Hướng dẫn giải

nH2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 (mol)

Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Al

24x + 27y = 3,15 (*) PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑ (1)

mol: x → x

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑ (2) mol: y → 1,5y

Theo (1), (2): nH2 = x + 1,5y = 0,15 (**)

Giải (*), (**) ta được: x = 0,075 ; y = 0,05

mMg = 0,075.24 = 1,8 (g) mZn = 0,05.27 = 1,35 (g)

%Mg = .100

15 , 3

8 , 1

% = 57,14 % %Al = 100% - 57,14% = 42,86 %

Dạng 2: Tìm tên kim loại , CTHH dựa vào phương trình hóa học (PTHH).

*Phương pháp:

- Phân tích đề chính xác và khoa học

- Quy đổi các dữ kiện ra số mol (nếu được)

- Viết phương trình hóa học

- Dựa vào lượng của các chất đã cho tính theo PTHH Tìm M nguyên tố

Trang 4

Thí dụ : Hoà tan hoàn toàn một oxit kim loại R có hoá trị II vừa đủ với dung

dịch H2SO4 15,8% thu được muối có nồng độ 18,21% Xác định kim loại R?

Hướng dẫn giải

Vì R có hóa trị II nên oxit của R có dạng: RO ; gọi x là số mol của RO

PTHH: RO + H2SO4 → RSO4 + H2O

mol: x x x

mdd H2 SO 4=

15,8

98.x.100

= 620,25x

mRSO4 = (M R + 96).x

⇒ mdd sau phản ứng = mRO + mdd H2 SO 4 = (M R + 16).x + 620,25.x

= (MR + 636,25).x C% ( dd RSO 4 ) =

636,25).x (M

96).x (M

R

R +

100 18,21

⇒ MR = 24g Vậy kim loại R là magie (Mg)

Dạng 3 Bài toán tính theo phương trình hóa học

* Phương pháp:

- Chuyển đổi các lượng chất đã cho ra số mol

- Viết phương trình hóa học: A + B → C + D

- Lập tỉ số: Số mol chất A (theo đề bài) Số mol chất B (theo đề bài)

Hệ số chất A (theo phương trình) Hệ số chất B(theo phương trình)

So sánh hai tỉ số này, số nào lớn hơn thì chất đó dư, chất kia phản ứng hết Tính toán (theo yêu cầu của đề bài) theo chất phản ứng hết

Thí dụ 1: Hoà tan 2,4 g CuO trong 200 gam dung dịch HNO3 15,75% Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc

Hướng dẫn giải

nCuO = 2,4 : 80 = 0,03 (mol)

mHNO3 =

100

15,75.200 = 31,5 (g)

⇒ nHNO3 = 31,5 : 63 = 0,5 (mol) PTHH: CuO + 2HNO3  → Cu(NO3)2 + H2O

mol ban đầu: 0,03 0,5

mol ban đầu : 0,03 → 0,06 → 0,03

Lập tỉ số: ⇒

1

0,03 <

2

0,5

⇒ HNO3 dư, CuO hết ta tính theo CuO

Các chất sau khi phản ứng kết thúc gồm: Cu(NO3)2 và HNO3 còn dư

mdd sau phản ứng = mCuO + mdd HNO3= 2,4 + 200 = 202,4(g)

202,4

5,64

= 2,78%

202,4 27,72

= 13,7%

Trang 5

Thí dụ 2: Cho 10g CaCO3 tác dụng với 150 ml dung dịch HCl 2M (D=1,2g/ml) thu được 2,24 (l) khí x (đktc) và một dung dịch A Cho khí x hấp thụ hết vào trong 100ml dung dịch NaOH để tạo ra một muối NaHCO3 Tính C% các chất trong dung dịch A

Hướng dẫn giải

nCaCO3 = 10 : 100 = 0,1 (mol)

nHCl = CM.V = 2 0,15 = 0,3 (mol)

a) PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑ mol ban đầu: 0,1 0,3

mol phản ứng: 0,1 → 0,2 → 0,1 → 0,1

Lập tỉ số: ⇒

1

0,1 <

2

0,3

⇒ HCl dư, CaO3 hết ta tính theo CaCO3 Vậy dung dịch A gồm: CaCl2 và HCl còn dư, khí x là CO2

mCaCl2 = 0,1 111 = 11,1(g)

mHCl dư = 0,1 36,5 = 3,65 (g)

mdd sau phản ứng = mCaCO3 + mdd HCl - mCO2

= 10 + (1,2.150) – (0,1.44) = 185,6(g)

185,6

3,65

= 1,97%

185,6

11,1

= 5,98%

Dạng 4 Bài toán kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối

*Phương pháp

- Nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại

K Ba Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb (H) Cu Ag Au

- Khi cho nhiều kim loại tác dụng với dung dịch muối, kim loại nào hoạt động hóa học mạnh ưu tiên tác dụng trước

- Khi cho thanh kim loại vào dung dịch muối sau phản ứng thanh kim loại

tăng lên thì: mthanh kim loại tăng = mkim loại bám vào – mkim loại tan ra

- Khi cho thanh kim loại vào dung dịch muối sau phản ứng thanh kim loại

giảm xuống: m thanh kim loại giảm = mkim loại tan ra – mkim loại bám vào

- Khi cho thanh kim loại vào dung dịch muối sau phản ứng lấy thanh kim

loại ra và khối lượng dung dịch muối tăng lên thì:

mdung dịch muối tăng = mkim loại bám vào – mkim loại tan ra

- Khi cho thanh kim loại vào dung dịch muối sau một thời gian phản ứng lấy

thanh kim loại ra và khối lượng dung dịch muối giảm xuống thì:

mdung dịch muối tăng = mkim loại bám vào – mkim loại tan ra

*Giáo viên cần lưu ý cho học sinh

- Bài toán chỉ đúng với giả thiết là kim loại sinh ra bám hoàn toàn vào kim loại tham gia phản ứng

- Nếu bài toán dùng câu văn như: “kim loại không tan thêm được nữa” thì

chứng tỏ muối phản ứng hết, kim loại dư

Trang 6

Thí dụ : Cho một đinh sắt có khối lượng là m (g) vào 100 ml dung dịch

CuSO4 0,2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn Lấy đinh sắt ra rửa nhẹ, sấy khô

và đem cân thì thấy khối lượng đinh sắt tăng lên 5% Tính m

Hướng dẫn giải

nCuSO4 = 0,1.0,2 = 0,02 (mol) PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

mol: 0,02 ← 0,02 → 0,02

mtăng = 64.0,02 – 56.0,02 =

100

5.m ⇒ m = 3,2 (g)

Dạng 5 Bài toán về CO 2 tác dụng với kiềm.

Khi CO 2 (hoặc SO 2 ) tác dụng với dung dịch Bazơ của kim loại hóa trị I (NaOH , KOH)

*Phương pháp:

Các phương trình hóa học:

NaOH + CO2→ NaHCO3 (1) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O (2)

- Dựa vào dữ kiện đề bài tìm số mol của CO2 và số mol của NaOH

- Lập tỉ số:

2

CO

NaOH

n

n

T=

- Từ tỉ số trên ta có một số trường hợp sau:

Nếu T 1 thì chỉ tạo NaHCO 3, khí CO2 còn dư và ta tính toán dựa vào

số mol NaOH chỉ theo phương trình (1), dấu “=” xảy ra khi phản ứng vừa đủ

Nếu T 2 thì chỉ tạo Na 2 CO 3, NaOH còn dư và ta tính toán dựa vào số

mol CO2 chỉ theo phương trình (2), dấu “=” xảy ra khi phản ứng vừa đủ

Nếu 1 < T < 2 thì tạo NaHCO 3 và Na 2 CO 3 phản ứng xảy ra theo hai phương trình (1), (2) Với x, y lần lượt là số mol của 2 muối NaHCO3 và

Na2CO3 Ta lập hệ

+

=

+

=

2y

x n

y

x n

NaOH

CO2

⇒ x, y

Thí dụ 1: Cho 2,24 lít khí SO2 (đktc) tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1,5 M Tính khối lượng các chất sau phản ứng

Hướng dẫn giải

nSO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 (mol) nNaOH = 0,15.1,5 = 0,225 (mol)

T =

0,1

0,225

= 2,25 > 2 Vậy sản phẩm chỉ tạo muối Na2CO3 và NaOH còn dư

PTTH: 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

mol ban đầu: 0,225 0,1

mol phản ứng: 0,2 ← 0,1 → 0,1

mNa2 CO 3 = 0,1.106 = 10,6 (g) ; mNaOH dư = (0,225 – 0,2).40 = 1 (g)

Trang 7

Thí dụ 2: Cho 4, 84 gam CO2 đi qua dung dịch NaOH sinh ra 11,44 gam hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và NaHCO3 Hãy xác định số gam mỗi muối trong hỗn hợp

Hướng dẫn giải

nCO2 = 4,84 : 44 = 0,11 (mol)

Gọi x, y lần lượt là số mol của NaHCO3 và Na2CO3

84x + 106y = 11,44 (*)

mol: x ← x

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O (2) mol: y ← y

Theo (1), (2) ta có: nCO2 = x + y = 0,11 (**)

Giải (*), (**) ta được: x = 0,01 ; y = 0,1

Khi CO 2 (hoặc SO 2 ) tác dụng với dung dịch bazơ của kim loại hóa trị II (Ca(OH) 2 , Ba(OH) 2 )

* Nếu biết nCO 2 và nCa(OH) 2

Phương pháp:

Các phương trình hóa học:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (1) 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2(2)

- Dựa vào dữ kiện của đề bài ta tìm số mol của CO2 và Ca(OH)2

- Lập tỉ số:

2

2

Ca(OH)

CO

n

n

T=

- Từ tỉ số trên ta có một số trường hợp sau:

Nếu T ≤ 1 thì chỉ tạo CaCO 3, khí Ca(OH)2 còn dư và ta tính toán dựa vào

số mol CO2 chỉ theo phương trình (1), dấu “=” xảy ra khi phản ứng vừa đủ

Nếu T 2 thì chỉ tạo Ca(HCO 3 ) 2, CO2 còn dư và ta tính toán dựa vào số mol Ca(OH)2 chỉ theo phương trình (2), dấu “=” xảy ra khi phản ứng vừa đủ

Nếu 1 < T < 2 thì tạo CaCO 3 và Ca(HCO 3 ) 2 phản ứng xảy ra theo hai

phương trình (1), (2) Với x, y lần lượt là số mol của 2 muối CaCO3 và Ca(HCO 3 ) 2 Ta lập hệ



+

=

+

=

y 2

x n

y

x n

2

2

CO

Ca(OH)

⇒ x, y

*Nếu biết nCa(OH) 2 và nCaCO 3 Tìm thể tích CO 2 (đktc)

Nếu nCa(OH)2 ≠ nCaCO3 thì bài toán luôn có 2 trường hợp:

 Trường hợp 1: CO2 thiếu Ta dựa vào số mol của CaCO3 để tính số mol của CO2 phản ứng Từ đó suy ra thể tích khí CO2

PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Ta có: nCaCO3 = nCO2⇒ VCO2

 Trường hợp 2: CO2 dư

Trang 8

Trước tiên CO2 tác dụng hết với Ca(OH)2 tạo muối CaCO3 Ta dựa vào

số mol Ca(OH)2 để tính số mol CaCO3

PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (*)

Do CO2 còn dư nên hòa tan CaCO3 một phần Vậy lượng CaCO3 bị hòa tan là nCaCO3 hòa tan = nCaCO 3 ( *) – nCaCO 3 đề bài

PTHH: CO2dư + H2O + CaCO3→ Ca(HCO3)2 (**)

Theo (*), (**) ta có : nCO2 = 2nCa(OH)2 – nCaCO3 đề bài ⇒ VCO2

Thí dụ 1: Dẫn 1,12 lít khí SO2 (đktc) đi qua 400 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M Tính khối lượng các chất sau phản ứng

Hướng dẫn giải

nSO2 =

4 , 22

12 , 1 = 0,05 (mol) nCa(OH)2= 0,4.0,1 = 0,04 (mol)

T =

2

2

Ca(OH)

SO

n

n

= 04 , 0

05 , 0 = 1,25 ⇒ Tạo 2 muối CaSO3 và Ca(HSO3)2 Gọi x, y lần lượt là số mol của CaSO3 và Ca(HSO3)2

PTHH: Ca(OH)2 + SO2→ CaSO3↓ + H2O

mol: x → x → x Ca(OH)2 + 2SO2→ Ca(HSO3)2 mol: y → 2y → y

Ta có: nCa(OH)2= x + y = 0,04 (1)

nSO2 = x + 2y = 0,05 (2) Giải (1), (2): x = 0,03 ; y = 0,01

mCaSO3 = 0,03.120 = 3,6 (g) mCa(HSO3 ) 2= 0,01.202 = 2,02 (g)

Thí dụ 2: Sục khí CO2 ở (đktc) vào 200ml dung dịch Ca(OH)2 1M thì thu được 15 gam kết tủa Tính thể tích khí CO2 tham gia phản ứng

Hướng dẫn giải

Có 2 trường hợp:

- Trường hợp 1: CO2 thiếu

PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

mol: 0,15 ← 0,15

VCO2 = 0,15.22,4 = 3,36 (l)

- Trường hợp 2: CO2 dư

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (1) mol: 0,2 ← 0,2 → 0,2

Do CO2 còn dư nên hòa tan CaCO3 một phần: nCaCO3 tan= 0,2 – 0,15 = 0,05 mol

2CO2 dư + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2 (2)

mol: 0,1 ← 0,05 Theo (1), (2): n CO2 = 0,2 + 0,1 = 0,3 (mol) ⇒ VCO2 = 0,0,3.22,4 = 6,72 (l)

Trang 9

III KẾT LUẬN

Có thể nói: Người thầy có vai trò quan trọng đối với kết quả thi HSG, học sinh có vai trò quyết định trực tiếp đối với kết quả của mình Kết quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có đạt hay không, điều đó còn phụ thuộc rất lớn vào tinh thần , thái độ học tập, khả năng tư duy của học sinh nữa Vì vậy người thầy cần tận tụy,

có tinh thần trách nhiệm cao, quan tâm đến chất lượng môn học của nhà trường Cần đưa nhiều nội dung học tập có yêu cầu cao, các bài tập khó hơn để bồi dưỡng, sau đó phải dành thời gian chấm và chữa bài một cách chi tiết tỉ mỉ, nên có những lời động viên khích lệ để các em phát huy tốt hơn khả năng của mình Học sinh cần có thái độ học tập, rèn luyện tích cực

Trên đây là một số nội dung cần thiết để bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 Rất mong được sự đóng góp của quí thầy cô để công việc bồi dưỡng học sinh giỏi không còn là áp lực nặng nề cho người bồi dưỡng đồng thời đưa phong trào mũi nhọn của từng trường nói riêng, của PGD & ĐT thị xã Giá Rai nói chung ngày càngđạt kết quả cao hơn

Phường 1, ngày 10 tháng 8 năm 2016

Người thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1 Hệ thống kiến thức hóa học và rèn luyện giải bài tập hóa học 9 tác giả

Ngô Ngọc An NXB giáo dục năm 2009

2 250 bài tập hóa học chọn lọc và nâng cao hóa học 9 tác giả Ngô Ngọc An

NXB giáo dục năm 2008

3 Kiến thức cơ bản và hướng dẫn giải đề thi môn hóa học tác giả Nguyễn Xuân Trường – Vũ Anh Tuấn NXB giáo dục năm 2007

4 Phân loại và phương pháp giải các chuyên đề Hóa học - tác giả Đỗ Xuân

Hưng- NXB Đại học quốc gia TPHCM

GIÁO ÁN DẠY MINH HỌA

Tuần 8; Tiết 15

NS: 15/8/2016

Bài 9: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI

I Mục tiêu

1 Kiến thức Sau bài học, HS cần biết được:

- Tính chất hoá học của muối, viết đúng PTHH cho mỗi tính chất.

- Thế nào là PƯ trao đổi và những điều kiện để xảy ra PƯ trao đổi

2 Kỹ năng.

- Biết giải những bài tập hoá học liên quan đến tính chất của muối.

- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH Biết cách chọn chất tham gia PƯ trao đổi để PƯ thực hiện được

3 Thái độ.

Trang 10

Học sinh vận dụng những hiểu biết về tính chất của muối để giải thích một số hiện

tượng thường gặp trong đời sống, sản xuất, học tập hoá học

II Chuẩn bị.

HS: bảng nhóm, bút lông bảng

GV: Bảng phụ, bảng tính tan

- Hóa chất: H 2 O, CaCO 3 , dd HCl, dd NaOH , H 2 SO 4 , CuSO 4 , Na 2 SO 4 ; BaCl 2 , Fe

- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm ; kẹp gỗ, ly thủy tinh

III Định hướng phương pháp.

Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm

IV Tiến trình dạy học.

1 Ổn định tổ chức: (1’)

2 Kiểm tra bài cũ:

- Nêu tính chất hóa học của Ca(OH) 2 ( Đứng tại chỗ trả lời)

- Thành phần phân tử của muối ? muối được chia làm mấy loại?

3 Bài mới: GV giới thiệu bài mới.

Hoạt động 1: Tính chất hóa học của muối

GV: Giới thiệu hóa chất sử dụng trong thí nghiệm 

chia lớp thành 4 nhóm để làm TN.

HS: Làm thí nghiệm ngâm đinh sắt trong CuSO 4 (2 p )

GV: Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả (2 nhóm), 2

nhóm còn lại nhận xét.

?/ Lớp màu đỏ bám vào đinh sắt là do có 1 KL được

tạo thành, đó là kim loại nào? (Cu)

? Hãy viết PTHH

GV: Nhận xét

?/ Dung dịch muối tác dụng với kim loại tạo ra những

sản phẩm nào? ( Muối , kim loại) ghi bảng

GV: chuyển ý qua phần 2

GV: Giới thiệu hóa chất Hướng dẫn HS làm thí

nghiệm theo nhóm trong 2 phút

- Nhóm 1 và 3: Nhỏ 1-2 ml dd H 2 SO 4 vào ống

nghiệm có sẵn 1ml dd BaCl 2

- Nhóm 2 và 4: nhỏ 2 ml dd HCl vào ống

nghiệm đựng CaCO 3

HS: Làm TN,quan sát nêu hiện tượng báo cáo ( 2

nhóm), 2 nhóm còn lại nhận xét, so sánh kết quả.

GV: Nhận xét, chất kết tủa trắng là chất nào? Hiện

tượng sủi bọt khí do đâu mà có?

Gv: kết luận, gọi 2 HS lên viết 2 PTHH

?/ Khi cho muối td với a xit thì sản phẩm thu được là

gì?

HS: phát biểu  GV ghi bảng

( GV lưu ý cho HS dùng từ muối, không dùng dung

dịch muối )

I TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI.

1 Muối tác dụng với kim loại.

Fe + CuSO 4 FeSO 4 + Cu

Dung dịch muối + kim loại  muối mới + kim loại mới

2 Muối tác dụng với axit

H 2 SO 4 + BaCl 2 BaSO 4 +2HCl CaCO 3 +2 HCl → CaCl 2 + H 2 O

+ CO 2

Muối + axit → muối mới +

Ngày đăng: 14/10/2016, 14:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w