1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: Thực trạng công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện trạm tấu tỉnh yên bái

40 386 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 344,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài. 1 2. Lịch sử nghiên cứu. 1 3. Mục đích nghiên cứu. 2 4. Đối tượng nghiên cứu. 2 5. Phạm vi nghiên cứu. 2 6. Phương pháp nghiên cứu. 2 7. Bố cục đề tài. 2 CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN TRẠM TẤU. 3 1.1. Những lý luận chung về bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. 3 1.1.1. Khái niệm bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. 3 1.1.2. Mục tiêu và vai trò của bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực. 4 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. 5 1.1.4. Quy trình bồi dưỡng nguồn nhân lực. 7 1.1.5. Các phương pháp bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. 7 1.2. Tồng quan về UBND huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. 8 1.2.1. Giới thiệu chung về UBND huyện Trạm Tấu. 8 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND 9 1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy. 10 1.2.4. Phương hướng phát triển trong thời gian tới. 11 Tiểu kết 12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN TRẠM TẤU. 13 2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực tại UBND huyện Trạm Tấu. 13 2.1.1. Số lượng. 13 Tài nguyên 13 2.1.2. Chất lượng. 14 2.1.3. Tâm lý lao động. 15 2.2. Nội dung, mục tiêu và nguyên tắc của công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trạm Tấu. 16 2.2.1. Nội dung. 16 2.2.2. Mục tiêu. 16 2.2.3. Nguyên tắc. 17 2.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trạm Tấu. 17 2.3.1. Các nhân tố bên trong tổ chức. 17 2.3.2. Các nhân tố bên ngoài tổ chức. 18 2.4. Quy trình bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trạm Tấu. 19 2.4.1. Xác định nhu cầu bồi dưỡng. 19 2.4.2. Xác định mục tiêu bồi dưỡng. 20 2.4.3. Lựa chọn đối tượng bồi dưỡng. 20 2.4.4. Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp bồi dưỡng. 21 2.4.5. Dự tính chi phí bồi dưỡng. 21 2.4.6. Tiến hành bồi dưỡng. 22 2.4.7. Đánh giá công tác bồi dưỡng. 22 2.5. Tình hình bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trạm Tấu. 22 2.5.1. Hình thức bồi dưỡng. 22 2.5.2. Các phương pháp bồi dưỡng. 23 2.5.3. Công tác xây dựng chương trình bồi dưỡng, phát triển. 24 2.6. Đánh giá chung về công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trạm Tấu. 24 2.6.1. Những mặt đã đạt được. 24 2.6.2. Những mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. 25 Tiểu kết 27 CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN TRẠM TẤU. 28 3.1. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trạm Tấu. 28 3.1.1. Giải pháp chung. 28 3.1.2. Giải pháp cụ thể. 29 3.2. Những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trạm Tấu. 31 3.2.1. Đối với cơ quan. 31 3.2.2. Đối với người lao động. 32 3.3.3. Đối với cơ sở bồi dưỡng. 33 Tiểu kết. 33 KẾT LUẬN 34 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi trong thời gian qua, do tôi thực hiện số liệu và nội dung trung thực Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong đề tài nghiên cứu này

Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đây là lần đầutiên em thực hiện đề tài nghiên cứu Công việc này có rất nhiều khó khăn, đặcbiệt là với một sinh viên năm thứ hai như em, chưa có kinh nghiệm nghiên cứucũng như kiến thức vững chắc về chuyên ngành quản trị nhân lực Tuy nhiênđây là một cơ hội lớn để em tích lũy vốn kiến thức, tiếp cận gần hơn với ngànhhọc, và trải nghiệm thực tế

Để hoàn thành bài tiểu luận, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình củaTiến sĩ Bùi Thị Ánh Vân, giảng viên bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

và bác Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu, bác Trưởng phòng Nội vụ huyện TrạmTấu

Đầu tiên, em xin gửi lời biết ơn chân thành nhất đến cô Bùi Thị Ánh Vân,bởi trong suốt quá trình thực hiện bài tiểu luận, cô đã trực tiếp hướng dẫn, giúp

đỡ em tận tình, chỉ bảo cho em những điều cần thiết để em có thể hoàn thành bàitiểu luận này

Em cũng xin cảm ơn bác Giàng A Thào- Chủ tịch huyện Trạm Tấu, bácNguyễn Văn Học- Trưởng phòng Nội vụ huyện Trạm tấu đã tạo điều kiện giúp

đỡ và cung cấp những thông tin quan trọng cho bài tiểu luận

Mặc dù đã rất cố gắng song bài tiểu luận không thể tránh khỏi những hạnchế thiếu sót Do vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quýthầy cô để em có thể khắc phục những hạn chế và tiếp thu thêm nhiều kinhnghiệm

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 3

BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT

TB & XH Thương binh và xã hội

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 1

3 Mục đích nghiên cứu 2

4 Đối tượng nghiên cứu 2

5 Phạm vi nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 2

7 Bố cục đề tài 2

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN TRẠM TẤU 3

1.1 Những lý luận chung về bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực 3

1.1.1 Khái niệm bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực 3

1.1.2 Mục tiêu và vai trò của bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực 4

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực 5

1.1.4 Quy trình bồi dưỡng nguồn nhân lực 7

1.1.5 Các phương pháp bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực 7

1.2 Tồng quan về UBND huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái 8

1.2.1 Giới thiệu chung về UBND huyện Trạm Tấu 8

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND 9

1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy 10

1.2.4 Phương hướng phát triển trong thời gian tới 11

Tiểu kết 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN TRẠM TẤU 13

2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực tại UBND huyện Trạm Tấu 13

2.1.1 Số lượng 13

Tài nguyên 13

2.1.2 Chất lượng 14

2.1.3 Tâm lý lao động 15

2.2 Nội dung, mục tiêu và nguyên tắc của công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trạm Tấu 16

2.2.1 Nội dung 16

2.2.2 Mục tiêu 16

2.2.3 Nguyên tắc 17

Trang 5

2.3 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng và phát triển

nguồn nhân lực tại UBND huyện Trạm Tấu 17

2.3.1 Các nhân tố bên trong tổ chức 17

2.3.2 Các nhân tố bên ngoài tổ chức 18

2.4 Quy trình bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trạm Tấu 19

2.4.1 Xác định nhu cầu bồi dưỡng 19

2.4.2 Xác định mục tiêu bồi dưỡng 20

2.4.3 Lựa chọn đối tượng bồi dưỡng 20

2.4.4 Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp bồi dưỡng 21

2.4.5 Dự tính chi phí bồi dưỡng 21

2.4.6 Tiến hành bồi dưỡng 22

2.4.7 Đánh giá công tác bồi dưỡng 22

2.5 Tình hình bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trạm Tấu 22

2.5.1 Hình thức bồi dưỡng 22

2.5.2 Các phương pháp bồi dưỡng 23

2.5.3 Công tác xây dựng chương trình bồi dưỡng, phát triển 24

2.6 Đánh giá chung về công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trạm Tấu 24

2.6.1 Những mặt đã đạt được 24

2.6.2 Những mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 25

Tiểu kết 27

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN TRẠM TẤU 28

3.1 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trạm Tấu 28

3.1.1 Giải pháp chung 28

3.1.2 Giải pháp cụ thể 29

3.2 Những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trạm Tấu 31

3.2.1 Đối với cơ quan 31

3.2.2 Đối với người lao động 32

3.3.3 Đối với cơ sở bồi dưỡng 33

Tiểu kết 33

KẾT LUẬN 34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Theo quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng thì phát huynguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững Nhưvậy, trong thời đại ngày nay,thời đại của công nghiệp hóa, hiện đại hóa thìnguồn nhân lực chính là nền tảng và động lực cho đất nước phát triển Việc pháttriển con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trungtâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực của đất nước Đầu tư cho nhân lực

là đầu tư có tính chiến lược, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao Bởiđây là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, làmột trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa

Việc đầu tư cho nguồn nhân lực phải được tiến hành trên phạm vi cảnước, đặc biệt là đối với những tỉnh, huyện vùng sâu, vùng xa như huyện TrạmTấu Bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề trọng tâm được Đảng bộ,HĐND, UBND huyện quan tâm, ưu tiên cấp bách Ban lãnh đạo huyện đã khôngngừng nâng cao vai trò của nguồn nhân lực trong các hoạt động chính trị, kinh tế

- xã hội, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành nhằm tạo nềntảng cho sự phát triển chung của huyện Để đánh giá chính xác và định hướng cụthể giúp cho UBND huyện có được nguồn nhân lực chất lượng, tôi chọn đề tài:

“Thực trạng công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyệnTrạm Tấu- Tỉnh Yên Bái” làm đề tài nghiên cứu khoa học

2 Lịch sử nghiên cứu.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quảcông tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại UBND huyện Yên Dũng” củasinh viên Trần Đức Tú (năm 2012)

Đề tài đã chỉ ra thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực,qua đó, tác giả đã đề ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệuquả của công tác đào tạo và bồi dưỡng tại UBND huyện

Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Tìm hiểu công tác đào tạo và bồi dưỡngnhân lực ở UBND huyện Khoái Châu – Thực trạng và giải pháp” của sinh viênNguyễn Thị Bền (năm 2012)

Trang 7

Đề tài này đã tìm hiểu khá sâu công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhânlực tại UBND huyện Khoái Châu, chỉ ra thực trạng và giải pháp cụ thể.

3 Mục đích nghiên cứu.

Hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản về công tác bồi dưỡng và pháttriển nguồn nhân lực, phân tích thực trạng bồi dưỡng và phát triển nguồn nhânlực tại UBND huyện Trạm Tấu, đề xuất một số giải pháp để khắc phục nhữnghạn chế trong công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện

4 Đối tượng nghiên cứu.

Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính tại các cơ quan thuộc UBNDhuyện Trạm Tấu Nghiên cứu công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lựctại UBND huyện và các giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn trong công tácbồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện

5 Phạm vi nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu tại UBND huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

Tập trung nghiên cứu tình hình đội ngũ cán bộ, công chức hành chínhthuộc UBND huyện Trạm Tấu

6 Phương pháp nghiên cứu.

 Phương pháp phân tích tài liệu

 Phương pháp thống kê, so sánh, điều tra số liệu

 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

tại UBND huyện Trạm Tấu

Chương 3: Những giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác

bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trạm Tấu

C.Phần kết luận

Trang 8

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT

TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TỔNG QUAN VỀ UBND

Theo PGS.TS Trần Kim Dung thì quản trị nguồn nhân lực: “Là hệ thốngcác triết lý, các chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo, phát triển

và duy trì con người của tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức vànhân viên”

Bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là công tác quan trọng trong mỗi

cơ quan, tổ chức, là điều kiện thiết yếu để các cơ quan, tổ chức hoàn thành tốtmọi nhiệm vụ mục tiêu đề ra và không ngừng phát triển Do đó, đòi hỏi nguồnnhân lực phải có trình độ cao để thích ứng và thực hiện mọi công việc có hiệuquả

1.1.1.1 Bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Bồi dưỡng nguồn nhân lực là cập nhật, bổ túc thêm một số kiến thức, kỹnăng cần thiết, nâng cao hiểu biết sau khi đã được đào tạo cơ bản, cung cấpnhững kiến thức chuyên ngành, mang tính ứng dụng

Hoạt động này góp phần giúp người lao động tích lũy thêm kiến thức vàđạt được hiệu quả công việc cao hơn, là hoạt động cần thiết giúp tạo ra nguồnnhân lực chất lượng cao

1.1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chínhsách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực,nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội trongtừng giai đoạn cụ thể

Trang 9

1.1.2 Mục tiêu và vai trò của bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực.

1.1.2.1 Mục tiêu.

Mục tiêu của bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực là để sử dụng tối đanguồn nhân lực hiện có và nâng cao hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp chongười lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp và thựchiện chức năng nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả, đồng thời tạo ra nguồn nhânlực có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng cho sự phát triển của tổ chức

1.1.2.2 Vai trò.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra nhu cầu lớn về nguồn laođộng chất lượng cao thì việc bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là hoạt độngthiết yếu, giữ vai trò quan trọng đối với cả tổ chức, người lao động và xã hội

 Giúp tổ chức có một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trình độ cao

 Giữ vững sự ổn định trong tổ chức, tạo môi trường lao động khoa học

và tích cực trong tổ chức

Thứ hai, đối với người lao động:

 Nâng cao kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức

 Giúp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có khả năng thích ứngnhanh và tiếp thu nhanh

 Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng phát triển của cán bộ, công chức, viênchức

 Phát huy năng lực và sự sáng tạo, năng động của cán bộ, công chức,viên chức giúp họ hoạt động ngày càng hiệu quả

Thứ ba, đối với xã hội:

 Nguồn nhân lực đã qua bồi dưỡng, phát triển giúp cho nền kinh tế, xã

Trang 10

hội tăng trưởng nhanh phù hợp với nhu cầu của đất nước.

 Nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.

1.1.3.1 Các nhân tố bên trong tổ chức.

 Khả năng tài chính của tổ chức

Công tác bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực gắn liền với tình hình tàichính của tổ chức Tổ chức muốn thực hiện công tác này cần phải chi trả tàichính cho cơ sở bồi dưỡng, tiền lương của cán bộ được cử đi bồi dưỡng Nếunhư nguồn tài chính của tổ chức dành nhiều cho công tác bồi dưỡng thì sẽ thuậnlợi hơn, có thể đem lại hiệu quả cao hơn

 Chiến lược phát triển của tổ chức

Tùy thuộc vào hướng mở rộng quy mô, cơ cấu của tổ chức mà tổ chức sẽ

có chiến lược và kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp

 Triết lý của lãnh đạo về công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhânlực

Triết lý của lãnh đạo về bồi dưỡng nguồn nhân lực là kim chỉ nam chomọi hoạt động liên quan tới công tác này Nếu lãnh đạo quan tâm đúng mức vềcông tác đào bồi dưỡng thì mọi hoạt động đều được đầu tư kỹ lưỡng, tổ chứcthực hiện sẽ có hệ thống và mang lại hiệu quả cao cho tổ chức, ngược lại nếulãnh đạo không quan tâm thì chắc chắn công tác này sẽ bị trì trệ không mang lạihiệu quả cao cho tổ chức

Trang 11

Năng lực của cán bộ làm công tác bồi dưỡng và phát triển có ảnh hưởnglớn tới hiệu quả công tác này trong tổ chức Nếu cán bộ chuyên trách khôngđược đào tạo đúng chuyên môn hoặc kinh nghiệm còn hạn chế sẽ có ảnh hưởngkhông tốt tới vấn đề này Tùy thuộc vào trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm củacán bộ phụ trách công tác bồi dưỡng và phát triển mà hoạt động bồi dưỡng, pháttriển của tổ chức có được tiến hành một cách quy củ và hiệu quả hay không.

 Cơ sở vật chất kỹ thuật phụ vụ công tác bồi dưỡng, phát triển

Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm tất cả các trang thiết bị phục vụ trực tiếp

và gián tiếp cho công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực của tổ chức Nếu cơ sở vậtchất thiếu, chất lượng kém sẽ gây ảnh hưởng và làm giảm hiệu quả hoạt độngcủa công tác này và ngược lại

1.1.3.2 Các nhân tố bên ngoài tổ chức.

 Hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội

Hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội cung cấp phần lớn nguồn nhân lựccho tổ chức Nếu hệ thống giáo dục tốt mới có thể cung cấp cho tổ chức đội ngũcán bộ, công chức có trình độ cao, chuyên môn vững chắc, kỹ năng giải quyếtcông việc nhanh nhạy, kỹ năng giao tiếp tốt khi đó tổ chức sẽ không phải bồidưỡng hoặc bồi dưỡng rất ít Ngược lại, hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội cònnhiều hạn chế thì nguồn nhân lực được tuyển vào với chất lượng chưa cao khi

đó tổ chức sẽ rất tốn thời gian cũng như tài chính bồi dưỡng mới có thể đáp ứngyêu cầu của công việc

 Thị trường lao động

Nếu như thị trường lao động có số lượng lao động lớn, chất lượng laođộng cao thì tổ chức có nhiều cơ hội tìm được nguồn nhân lực phù hợp với yêucầu công việc do đó tổ chức sẽ không mất nhiều thời gian và tài chính cho bồidưỡng Ngược lại, thị trường lao động với chất lượng và số lượng chưa đủ đểđáp ứng nhu cầu và buộc phải tuyển dụng người lao động không đúng chuyênngành, khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc chưa cao khi đó tổ chức cầnphải tiến hành bồi dưỡng

 Sự phát triển của khoa học, công nghệ

Trang 12

Sự phát triển của khoa học công nghệ, sự tiến bộ của ngành công nghệthông tin đã khiến cho một số cán bộ, công chức, viên chức còn lúng túng trongviệc sử dụng công nghệ hiện đại Vì thế bồi dưỡng những cán bộ này là hết sứccần thiết để họ có thể bắt nhịp được với khoa học công nghệ cũng như hoànthành tốt nhiệm vụ được giao.

1.1.4 Quy trình bồi dưỡng nguồn nhân lực.

1.1.5 Các phương pháp bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.

1.1.5.1 Phương pháp bồi dưỡng, phát triển trong công việc.

Là phương pháp bồi dưỡng trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học

sẽ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tếthực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người lao độnglành nghề hơn

 Bồi dưỡng theo kiểu kèm cặp, chỉ dẫn:

Cán bộ quản lý, nhân viên giám sát học hỏi, tiếp thu thêm kiến thức, kỹnăng thông qua sự kèm cặp, chỉ dẫn của những người quản lý có trình độ chuyênmôn cao hơn

 Bồi dưỡng theo kiểu luân chuyển và thuyên chuyển công việc:

Xác định nhu cầu bồi dưỡngXác định mục tiêu bồi dưỡngLựa chọn đối tượng bồi dưỡng

Xây dựng chương trình và lựachọn phương pháp bồi dưỡng

Dự tính chi phí bồi dưỡngTiến hành bồi dưỡngĐánh giá công tác bồi dưỡng

Trang 13

Luân chuyển, thuyên chuyển công việc là phương pháp chuyển ngườiquản lý từ công việc này sang công việc khác để cung cấp cho họ những kinhnghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức

 Bồi dưỡng theo hình thức mở các lớp cạnh tổ chức:

Người học được tiếp thu lý thuyết do các giáo viên giảng dạy trên lớp vàthực hành trong thực tiễn dưới sự hướng dẫn của các kỹ sư lành nghề trong mộtthời gian và thực hiện công việc cho đến khi thành thạo

1.1.5.2 Phương pháp bồi dưỡng và phát triển nhân lực thoát ly khỏi công việc.

Đây là phương pháp bồi dưỡng trong đó người học được tách khỏi sự thựchiện các công việc thực tế

 Học tập tại các trường chính quy:

Các tổ chức có thể cử người lao động đến học tập ở các trường dạy nghềhoặc quản lý do các Bộ, ngành hoặc do Trung ương tổ chức

 Nghiên cứu tình huống:

Người dạy đưa ra các tình huống giả định được xây dựng trên cơ sở thực

tế yêu cầu người học trao đổi, thảo luận nhóm, với thời gian ngắn Sau đó, cácnhóm cử đại diện lên phát biểu ý kiến của mình, các nhóm khác thì phân tích,nhận xét ý kiến đó Giảng viên sẽ tổng kết, đánh giá các ý kiến

 Hội thảo:

Tổ chức mở hội thảo bàn về công việc với sự có mặt của những nhà quản

lý có kinh nghiệm, chuyên môn cao Trong đó, chủ yếu là trao đổi thông tin,kiến thức giữa những người tham dự

 Đào tạo kỹ năng xử lý công văn giấy tờ: Đặt ra yêu cầu với người họctrong sắp xếp hợp lý, khoa học các loại công văn giấy tờ khác nhau và đưa raquyết định trong thời gian ngắn nhất

1.2 Tồng quan về UBND huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

1.2.1 Giới thiệu chung về UBND huyện Trạm Tấu.

Trạm Tấu là một huyện vùng cao thuộc tỉnh Yên Bái Trong kháng chiếnchống Pháp, Trạm Tấu thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Nghĩa Lộ Để tăng cường sự

Trang 14

đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc và theo nguyện vọng của nhân dân sinhsống tại đây, ngày 17/08/1964 theo đề nghị của Ủy ban hành chính khu tự trịTây Bắc, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 128/QĐ-CP chia tách haihuyện Phù Yên và Văn Chấn thuộc tỉnh Nghĩa Lộ thành bốn huyện là Bắc Yên,Phù Yên, Văn Chấn và Trạm Tấu Ngày 05/10/1964, bộ máy Đảng bộ, chínhquyền huyện Trạm Tấu chính thức đi vào hoạt động Đến nay, cơ cấu hànhchính huyện có 11 xã và 01 thị trấn Bao gồm: Thị trấn Trạm Tấu, xã Bản Mù,

xã Bản Công, xã Hát Lừu, xã Xà Hồ, xã Trạm Tấu, xã Pá Hu, xã Pá Lau, xãTúc Đán, xã Phình Hồ, xã Làng Nhì và xã Tà Si Láng Trong đó: Xã vùng cao là

10 xã chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống

Về địa lý: Huyện Trạm Tấu cách trung tâm Tỉnh lỵ 114 km

 Phía đông - Đông bắc giáp với huyện Văn Chấn

 Phía Tây - Tây nam giáp với huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Về con người: Là huyện vùng cao có nhiều dân tộc, dân số toàn huyệnhiện có trên 29.200 người, với 5.821 hộ

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND

 UBND huyện làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảmphát huy vai trò lãnh đạo của tập thể UBND, đồng thời đề cao vai trò của Chủtịch, các Phó chủ tịch và Ủy viên UBND huyện

 Giải quyết công việc theo thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm đượcphân công, đảm bảo sự lãnh đạo của huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện và

sự chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên

 Phân công công việc và nhiệm vụ rõ ràng, mỗi công việc chỉ được giaocho một cơ quan, đơn vị, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính.Cấptrên không làm thay việc của cấp dưới, tập thể không làm thay việc của cá nhân

và ngược lại Công việc được giao cho thủ trưởng các đơn vị thì Thủ trưởng cơquan đơn vị phải chịu trách nhiệm về công việc được giao

 Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết công việc theo quyđịnh của pháp luật và chương trình, kế hoạch công tác, quy chế làm việc của ủyban nhân dân huyện

Trang 15

 Đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong quá trình giảiquyết công việc, đảm bảo dân chủ, minh bạch trong hoạt động theo đúng phạm

vi, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của pháp luật quy định

1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy.

UBND huyện Trạm Tấu bao gồm 13 phòng ban Được xây dựng thốngnhất và đang ngày một hoàn thiện phát triển

Mối quan hệ giữa lãnh đạo cơ quan và các phòng, ban rất chặt chẽ Nếunhư các phòng ban chuyên môn thực hiện chức năng theo Nghị định 14 củaChính phủ thì Ban lãnh đạo của UBND huyện Trạm Tấu cũng được quy định vềchức năng, nhiệm vụ rất rõ ràng, cụ thể và có mối liên hệ mật thiết với nhaunhằm đảm bảo sự thống nhất trong quản lý

Chủ tịch UBND huyện, các Phó chủ tịch UBND huyện có nhiệm vụ chỉđạo, điều hành và quản lý chung mọi hoạt động của UBND huyện trên từng lĩnhvực cụ thể Có phương hướng lãnh đạo đúng đắn, xác định mục tiêu cụ thể chohuyện phát triển trong từng giai đoạn

Các phòng, ban dưới sự chỉ đạo của UBND huyện thực hiện triển khaimọi kế hoạch theo đúng mục tiêu đề ra Thực hiện nghiêm túc, phát huy nănglực của từng cán bộ, công chức trên từng lĩnh vực chuyên môn, tích cực công tác

để xây dựng huyện ngày một phát triển, hoàn thành nhiệm vụ trong mỗi thời kỳ,tạo dựng niềm tin cho nhân dân

Trang 16

Sơ đồ tổ chức bộ máy UBND huyện

1.2.4 Phương hướng phát triển trong thời gian tới.

Tiếp tục phát triển phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2020 theoNghị quyết 30a/NQ-CP của Chính phủ và Đề án phát triển kinh tế - xã hội củahuyện giai đoạn 2012- 2020

Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, nâng caonăng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ

Chủ tịch

UBND

huyện

Phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế tổng hợp

Phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế - sản xuất

Phó chủ tịch phụ trách khối văn hóa- xã hội

Phòng dân tộcPhòng lao động TB & XHPhòng GD & ĐT

Phòng y tếPhòng tài nguyên & môi trương

Phòng nông nghiệp và PTNT

Phòng kinh tế hạ tầngPhòng tài chính- kế hoạch

Phòng tư phápPhòng nội vụ

Thanh tra huyệnPhòng văn hóa- thông tin

Trang 17

Đề xuất và thực hiện các chủ trương, giải pháp sát, đúng để phát triểnkinh tế- văn hóa- xã hội toàn diện và bền vững.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tính chủ động, sáng tạotrong quản lý, điều hành của chính quyền từ huyện xuống cơ sở

Tiểu kết

Công tác bồi dưỡng và phát triển nhân lực là một hoạt động tất yếu, giữvai trò quan trọng quyết định đến chất lượng của nguồn lao động, nhằm thúc đẩy

sự phát triển chung của cơ quan, tổ chức Với quy trình và những phương pháp

cụ thể, công tác bồi dưỡng và phát triển nhân lực được thực hiện rộng rãi và đặcbiệt quan tâm, phù hợp với điều kiện cả nước đang thực hiện công cuộc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa UBND huyện Trạm Tấu với tình hình thực tế là mộthuyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn thì công tác bồi dưỡng và phát triểnnguồn nhân lực càng phải được đẩy mạnh giúp cho huyện thực hiện tốt các mụctiêu đề ra và có nền tảng vững chắc để phát triển đó là một nguồn nhân lực cóchất lượng, chuyên môn cao

Trang 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG VÀ

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN TRẠM TẤU.

Huyện Trạm Tấu mang xuất phát điểm là một huyện nghèo tuy nhiêntrong thời gian qua ban lãnh đạo và nhân dân huyện luôn cố gắng từng bướcvươn lên nhằm đạt được mục tiêu thoát khỏi huyện nghèo Nắm vững mục tiêu

đó, công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực của huyện càng được đấymạnh, đặc biệt là ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo

2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực tại UBND huyện Trạm Tấu.

2.1.1 Số lượng.

UBND huyện Trạm Tấu tính theo thời điểm 31/12/2014 có 89 người

Cơ cấu lao động của UBND huyện Trạm Tấu năm 2014.

Phòng, ban

Sốlượng

Giới Tuổi trung bìnhNam Nữ < 30 30-50 >50

Trang 19

UBND huyện Trạm Tấu có nguồn lao động trẻ chiếm số lượng tương đốilớn, khoảng 60% Với nhu cầu tiếp cận khoa học kỹ thuật, thì nguồn lao độngtrẻ là một nhân tố quan trọng với đặc điểm năng động, tích cực, sáng tạo, có khảnăng tiếp thu nhanh Nguồn lao động trẻ tại UBND huyện đang đóng góp khôngnhỏ cho mục tiêu phát triển chung của toàn huyện.

Đánh giá về cơ cấu lao động của UBND huyện

Về giới:

Sự chênh lệch giữa nam và nữ còn lớn Trong khi nam chiếm số lượng 63người (chiếm 70.8%) thì nữ chỉ chiếm số lượng 26 người (chiếm 29.2%) điềunày xuất phát từ thực tế của một huyện vùng cao khi phần đông nữ giới khôngđược đi học dẫn đến nguồn nhân lực nữ hạn chế Về điều này, ban lãnh đạohuyện đã ra nhiều chính sách, không ngừng nâng cao công tác tư tưởng giáo dụccho đông đảo nhân dân huyện nhằm thu hút, tạo điều kiện cho nữ giới đi học.Trong hoạt động của UBND, có những chính sách đãi ngộ, quan tâm đến nguồnnhân lực nữ tạo ra sự cân bằng, bình đẳng trong đội ngũ cán bộ công chức, đảmbảo cho mọi hoạt động thật hiệu quả

Về độ tuổi:

Độ tuổi từ 30- 50 chiếm số lượng lớn (khoảng 67%) Nguồn lao độngtrong độ tuổi này làm việc có chuyên môn, kinh nghiệm, sức khỏe ổn định đảmbảo công tác tốt Những cán bộ công chức trẻ tuổi ( <30 tuổi) tuy có tinh thầnhọc hỏi, tiếp thu nhanh, năng động nhưng kinh nghiệm chuyên môn chưa nhiều,còn với những người độ tuổi >50 tuy sức khỏe không thể ổn định nhưng họ lại

có bề dày kinh nghiệm, làm việc lâu năm, kiến thức chuyên môn vững vàng, dovậy họ không ngừng truyền đạt, chỉ dẫn cho những cán bộ công chức trẻ tuổitrong công việc nhằm tạo hiệu quả cao

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công chức tại UBND huyện vẫn đang ngàymột hoàn thiện và tích cực phát triển về số lượng, phân bổ cán bộ thật hợp lýhướng đến sự cân bằng và ổn định để công chức cán bộ công tác có chất lượng

2.1.2 Chất lượng.

Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực dựa theo trình độ đào tạo Bao gồm:

Trang 20

Trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, trình độ ngoại ngưc và trình độ quản lýnhà nước.

Về trình độ chuyên môn: Từ đại học trở lên là 58 người (chiếm 65.2%),cao đẳng là 12 người (chiếm 13.5%), trung cấp là 18 người (chiếm 20.2%), sơcấp là 1 người (chiếm 1.1%) Trình độ đại học trở lên chiếm số lượng tương đốilớn, tuy nhiên cần thiết phải có công tác bồi dưỡng để tiếp tục nâng cao trình độcho đội ngũ cán bộ, công chức

Về trình độ lý luận chính trị: Trình độ cao cấp có 11 người (chiếm12.3%), trung cấp là 13 người (chiếm 14.6%) Việc nâng cao trình độ lý luậnchính trị vẫn rất cần thiết trong đội ngũ cán bộ, công chức huyện khi số lượngcán bộ công chức có trình độ lý luận chính trị chưa nhiều

Về trình độ quản lý Nhà nước: Trình độ chuyên viên là 18 người (chiếm20.2%), số lượng chưa nhiều, trình độ chuyên viên cao cấp và đại học trở lênchưa có

Về bồi dưỡng ngoại ngữ: Có 10 người (chiếm 8.9%) Số lượng còn ít dođiều kiện và phương tiện bồi dưỡng hạn chế

Về bồi dưỡng tin học: Có 32 người (chiếm 36%)

Thông qua các số liệu trên, có thể thấy, trình độ lao động tương đối cao,tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và các nhà quản lý cần đặc biệt lưu tâm khi xâydựng chính sách bồi dưỡng và phát triển để hoàn thiện nâng cao chất lượngnguồn nhân lực

2.1.3 Tâm lý lao động.

Đội ngũ cán bộ, công chức UBND huyện có tinh thần trách nhiệm caotrong công việc, hết sức mình để hoàn thành mọi nhiệm vụ Chấp hành nghiêmchỉnh mọi quy định về chế độ làm việc tại cơ quan Luôn cố gắng hoàn thiệnmình, trau dồi và bồi dưỡng thêm kiến thức Mỗi cán bộ công chức đều đượcgiao những quyền hạn và nhiệm vụ nhất định, trên cơ sở đó tiến hành tự kiểmtra, tự đánh giá kết quả làm việc của mình Mỗi cán bộ công chức đều thấmnhuần tư tưởng, hiểu rõ trách nhiệm của mình với nhân dân do đó tích cực trongcông tác để hoàn thành nghĩ vụ với nhân dân

Ngày đăng: 05/10/2016, 07:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Trần Thị Kim Dung (2009), Quản trị nguồn nhân lực Human Resource Management (Tái bản lần thứ 7 có sửa chữa bổ sung), Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nguồn nhân lực HumanResource Management
Tác giả: PGS.TS Trần Thị Kim Dung
Nhà XB: Nhà xuất bảnThống kê
Năm: 2009
2. ThS Nguyễn Vân Điềm- PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáotrình Quản trị nhân lực
Tác giả: ThS Nguyễn Vân Điềm- PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2007
3. Nguyễn Thị Bền (2012), “Tìm hiểu công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực tại UBND huyện Khoái Châu – Thực trạng và giải pháp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu công tác đào tạo và bồi dưỡngnguồn nhân lực tại UBND huyện Khoái Châu – Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Thị Bền
Năm: 2012
4. Trần Đức Tú (2012), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại UBND huyện Yên Dũng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả côngtác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại UBND huyện Yên Dũng
Tác giả: Trần Đức Tú
Năm: 2012
5. Phòng Nội vụ huyện Trạm Tấu (2014), “Báo cáo tổng kết năm 2014” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm 2014
Tác giả: Phòng Nội vụ huyện Trạm Tấu
Năm: 2014

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w