MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài. 1 2, Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 2 3, Mục đích nghiên cứu vấn đề. 2 4, Đối tượng nghiên cứu. 2 5, Phạm vi nghiên cứu. 2 6, Phương pháp nghiên cứu. 2 7, Bố cục của đề tài. 3 Chương 1:NHỮNG LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNGTIỂU HỌC XÃ TÂN ĐỒNG – HUYỆN TRẤN YÊN – TỈNH YÊN BÁI 4 1.1 Cơ sở lí luận về bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. 4 1.1.1 Khái niệm bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. 4 1.1.2 Mục tiêu của bồi dưỡng và phát triển. 4 1.1.3 Vai trò của bồi dưỡng và phát triển. 5 1.1.4 Các phương pháp bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. 6 1.1.4.1 Bồi dưỡng trong công việc: 6 1.1.4.2 Bồi dưỡng ngoài công việc: 8 1.2 Một số nét khái quát về trường tiểu học xã Tân Đồng – huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái. 10 1.2.1 Đặc điểm tình hình, vị trí địa lí. 10 1.2.2 Giới thiệu chung về trường tiểu học xã Tân Đồng – huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái. 10 Tiểu kết: 11 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ TÂN ĐỒNG – HUYỆN TRẤN YÊN – TỈNH YÊN BÁI 12 2.1 Tổng quan về nhân lực của trường tiểu học xã tân Đồng – huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái. 12 2.1.1 Số lượng. 12 2.1.2 Chất lượng. 12 2.1.3 Cơ cấu 14 2.2 Công tác bồi dưỡng và phát triển nhân lực tại trường tiểu học xã Tân Đồng – huyện Trấn Yên – tỉnh Yên bái. 15 2.2.1 Phân tích và xác định nhu cầu bồi dưỡng và phát triển. 15 2.2.2 Xác định mục tiêu bồi dưỡng và phát triển. 16 2.2.3 Xây dựng và phân tích chương trình, kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực. 18 2.2.4 Quá trình tổ chức bồi dưỡng. 20 2.2.5 Đánh giá về quá trình bồi dưỡng. 20 Tiểu kết: 22 Chương 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ TÂN ĐỒNG – HUYỆN TRẤN YÊN – TỈNH YÊN BÁI 23 3.1 Một số giải pháp. 23 3.2 Một số khuyến nghị 24 Tiểu kết: 25 KẾT LUẬN 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 PHỤ LỤC 29
Trang 1MỤC LỤ
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2, Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3, Mục đích nghiên cứu vấn đề 2
4, Đối tượng nghiên cứu 2
5, Phạm vi nghiên cứu 2
6, Phương pháp nghiên cứu 2
7, Bố cục của đề tài 3
Chương 1: NHỮNG LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ TÂN ĐỒNG – HUYỆN TRẤN YÊN – TỈNH YÊN BÁI 4
1.1 Cơ sở lí luận về bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực 4
1.1.1 Khái niệm bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực 4
1.1.2 Mục tiêu của bồi dưỡng và phát triển 4
1.1.3 Vai trò của bồi dưỡng và phát triển 5
1.1.4 Các phương pháp bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực 6
1.1.4.1 Bồi dưỡng trong công việc: 6
1.1.4.2 Bồi dưỡng ngoài công việc: 8
1.2 Một số nét khái quát về trường tiểu học xã Tân Đồng – huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái 10
1.2.1 Đặc điểm tình hình, vị trí địa lí 10
1.2.2 Giới thiệu chung về trường tiểu học xã Tân Đồng – huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái 10
*Tiểu kết: 11
Trang 2Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ TÂN ĐỒNG –
HUYỆN TRẤN YÊN – TỈNH YÊN BÁI 12
2.1 Tổng quan về nhân lực của trường tiểu học xã tân Đồng – huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái 12
2.1.1 Số lượng 12
2.1.2 Chất lượng 12
2.1.3 Cơ cấu 14
2.2 Công tác bồi dưỡng và phát triển nhân lực tại trường tiểu học xã Tân Đồng – huyện Trấn Yên – tỉnh Yên bái 15
2.2.1 Phân tích và xác định nhu cầu bồi dưỡng và phát triển 15
2.2.2 Xác định mục tiêu bồi dưỡng và phát triển 16
2.2.3 Xây dựng và phân tích chương trình, kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực 18
2.2.4 Quá trình tổ chức bồi dưỡng 20
2.2.5 Đánh giá về quá trình bồi dưỡng 20
*Tiểu kết: 22
Chương 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ TÂN ĐỒNG – HUYỆN TRẤN YÊN – TỈNH YÊN BÁI 23
3.1 Một số giải pháp 23
3.2 Một số khuyến nghị 24
*Tiểu kết: 25
KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
PHỤ LỤC 29
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận của em trong thời gian qua Do emthực hiện, những vấn đề và thông tin trong bài tiểu luận là hoàn toàn đúng sự thật
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sửdụng trong bài tiểu luận này
Hà Nội, ngày 09 tháng 1 năm 2016
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Bài tiểu luận này vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với em Cơ hội đó chính
là giúp em sớm tiếp cận với ngành học mà mình đang theo đuổi, còn thách thức là vớimột cô sinh viên năm hai như em chưa có nhiều kinh nghiệm về thực tế cũng nhưkinh nghiệm về chuyên ngành quản trị nhân lực Nên trong quá trình thực hiện bàitiểu luận này cũng gặp nhiều khó khăn Nhưng cũng chính vì thế mà nó tạo cho emthêm động lực để cố gắng học tập và thêm yêu ngành học của mình hơn
Để hoàn thành được bài tiểu luận này, em đã nhận được rất nhiều sự chỉ bảo,giúp đỡ của Tiến sĩ Bùi Thị Ánh Vân giảng viên giảng dạy bộ môn: Phương phápnghiên cứu khoa học và Hiệu trưởng trường tiểu học xã Tân Đồng
Đầu tiên em xin gửi lời biết ơn chân thành nhất đến cô TS Bùi Thị Ánh Vân
là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, cũng như cung cấp kiến thức quýbáu để em hoàn thành bài tiểu luận này
Em xin cảm ơn bác Nguyễn Mạnh Quỳnh - Hiệu trưởng trường tiểu học xãTân Đồng đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp những thông tin để phục vụ cho bàitiểu luận
Cuối cùng em xin được cảm ơn bố mẹ người đã sinh thành, dưỡng dục, tạođiều kiện cho em được học hành
Mặc dù đã cố gắng hết khả năng của mình nhưng không thể tránh khỏinhững hạn chế thiếu sót Em kính mong nhận được sự thông cảm và sự đóng góp ýkiến của quý thầy cô
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5đề để phát triển đất nước Vì vậy công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực
là vô cùng quan trọng Bồi dưỡng và phát triển là điều kiện để mỗi quốc gia, mỗidân tộc, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân tồn tại và phát triển
Nhưng không phải quốc gia nào, địa phương nào cũng làm được điều đó Mà
nó vẫn ở trên lí thuyết, trên giấy tờ Như Bác nói: “Lí luận cốt để áp dụng vào côngviệc thực tế Lí luận mà không áp dụng và công việc thực tế là lí luận suông Dùxem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lí luận, nếu không biết đem ra thực hành thìkhác nào một cái hòm đựng sách” Thật vậy, song song với quá trình học tập và rènluyện kiến thức thì mỗi sinh viên đều muốn được trải nghiệm để có thể khảo sát,nghiên cứu và thực hành ngoài thực tế Với em cũng vậy, là sinh viênchuyên ngành
“Tổ chức và Quản lí nhân lực” em có nhiều điều kiện để nghiên cứu và học tập,hiểu sâu hơn về chuyên ngành mình đang được theo học Vì công tác bồi dưỡng vàphát triển đang là một trong những khâu quan trọngtrong ngành Quản trị nhân lực,được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm.Tuy nhiên thực trạng bồi dưỡng vàphát triển nguồn nhân lực hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót đặc biệt lànhững xã vùng sâu vùng xa Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Tân Đồng – Trấn Yên –Yên Bái, là một xã vùng sâu vùng xa, khó khăn về nhiều mặt đặc biệt là công tácgiáo dục, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực Chính vì vậy em quyết định
chọn đề tài: “Thực trạng công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại trường tiểu học xã Tân Đồng – huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
Trang 62, Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Trước đây đã có một số đề tài nghiên cứu rất thành công về vấn đề này, songchưa đi sâu phân tích thực trạng công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực
Bản thân em sinh ra và lớn lên ở mảnh đất đó nên rất am hiểu và đồng thời
em cũng là sinh viên ngành quản trị nhân lực của trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Vì vậy, em chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu Giúp cho mọi người người hiểu
rõ hơn về thực trạng công tác đào và phát triển nguồn nhân lực hiện nay Nhằmgóp phần phát triển nguồn nhân lực của địa phương mình nói riêng và của tỉnh nóichung
4, Đối tượng nghiên cứu.
- Tập trung nghiên cứu những lí luận liên quan đến đề tài
- Thực trạng công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực của trường tiểuhọc xã Tân Đồng
- Các hệ thống chính sách của nhà nước liên quan đến công tác bồi dưỡng vàphát triển nguồn nhân lực của tỉnh Yên Bái nói chung và của trường tiểu học xãTân Đồng nói riêng
Trang 7Để hoàn thành bài tiểu luận này em đã sử dụng những phương pháp nghiêncứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Kế thừa những thông tin tài liệu có sẵn đểphục vụ cho bài nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Là phương pháp chủ yếu được em sửdụng trong bài tiểu luận này
- Phương pháp điều tra khảo sát: Em đã có điệu kiện trò chuyện trực tiếp vớibác Nguyễn Văn Quỳnh – hiệu trưởng trường tiểu học xã Tân Đồngvề vấn đề côngtác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực của trường
7, Bố cục của đề tài.
Bài tiểu luận ngoài phần mở đầu, phần kết luận,tài liệu tham khảo, phụ lục.Tiểu luận được chia thành ba chương:
- Chương 1:Những lí luận về công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân
lực Một số nét khái quát về trường tiểu học xã Tân Đồng – huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái.
- Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực của trường
tiểu học xã Tân Đồng – huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái.
- Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công
tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực của trường tiểu học xã Tân Đồng – huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái.
Trang 8Chương 1:
NHỮNG LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ TÂN ĐỒNG – HUYỆN TRẤN YÊN – TỈNH YÊN BÁI
1.1 Cơ sở lí luận về bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.
1.1.1 Khái niệm bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.
- “ Bồi dưỡng nhân lực là quá trình học tập, bù đắp những thiếu hụt về mặtchất lượng của người lao động, nhằm trang bị cho họ những kiến thức, kĩ năng,thái độ, để học có thể hoàn thành công việc hiện tại của mình với năng suất và hiệuquả cao nhất.”[ 1; Tr.153 ]
- “ Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chứcđược tiến hành trong khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo sự thay đổi hành vinghề nghiệp cho người lao động theo hướng đi lên, năng cao khả năng và trình độnghề nghiệp của họ.” [ 1; Tr.153 ]
- => “ Bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động để duy trì vànâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổchức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh.”[ 1; Tr.153 ]
1.1.2 Mục tiêu của bồi dưỡng và phát triển.
- “ Mục tiêu chung của bồi dưỡng và phát triển là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai.” [ 1; Tr.154 ]
+ Bồi dưỡng và phát triển giúp cho người lao động hiểu – nắng vững hơn
Trang 9nghề nghiệp của mình, năng cao trình độ cguyeen môn kĩ thuật.
+ Bồi dưỡng và phát triển kích thích người lao động trong công việc, quátrình học tập giúp họ hứng thú, gắn bó và thêm yêu công việc mà mình đã lựachọn
1.1.3 Vai trò của bồi dưỡng và phát triển.
“ Con người – nhân tố quan trọng nhất để một tổ chức có thể tồn tại và pháttriển”.Đúng như vậy: Con người – nhân tố quan trọng, nguồn nội lực thúc đẩy tổchức đi lên, nhất là trong thời kì nền công nghiệp phát triển cạnh tranh gay gắt giữacác tổ chức như hiện nay Vì vậy công tác bồi dưỡng và phát triển chính là một yêucầu tất yếu của một tổ chức, nó đóng vai trò quan trọng trong việc đưa tổ chức pháttriển hơn trong nền kinh tế thị trường, hiện đại hóa – công nghiệp hóa đất nước.Đất nước phát triển, tổ chức có tồn tại cần nguồn nhân lực mạnh cả về số lượng vàchất lượng
Vai trò của bồi dưỡng và phát triển: [ 1; Tr.154 – 155 ]
Với tổ chức:
- Nâng cao lao động sản xuất, chất lượng thực hiện công việc
- Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức
- Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực
- Tạo điều kiện cho áp dụng khoa học kĩ thuật và quản lí
Với cá nhân người lao động:
- Tạo được sự gắn bó giữa người lao động và tổ chức
- Tạo được sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng nhưtrong tương lai
- Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động
- Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của
họ để lầm cơ sở cho tính sánh tạo của người lao động trong công việc
Trang 10Bồi dưỡng còn đóng vai trò to lớn trong việc chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ kếcận của tổ chức Muốn có đội ngũ cán bộ giỏi, thích ứng với với sự phát triển củakhoa học – kĩ thuật hiện đại thì phải thực hiện công tác bồi dưỡng và phát triển độingũ cán bộ, nhân viên, đặc biệt là trong ngành giáo dục, người lái đò dìu dắt chothế hệ tương lai của đất nước.
Bên cạnh đó bồi dưỡng và phát triển còn đóng vai trò không kém đó là đápứng được nhu cầu học tập, phát triển của mỗi cá nhân, tạo hứng thú cho người laođộng khi tham gia quá trình thực hiện công việc Bồi dưỡng và phát triển còn tạo
sự gắn bó giữa người lao động và tổ chức, khi đáp ứng được nhu cầu phát triển thìbản thân họ sẽ yêu nghề, tích cực vớicông việc, đồng thời tạo môi trường hòa nhậpnhanh với công việc
“Như vậy, bồi dưỡng và phát triển đóng một vai trò không thể thiếu trong sựtồn tại và phát triển của mỗi tổ chức Bởi vì, con người chính là nhân tố quyết địnhđến sự thành công của mỗi tổ chức, một tổ chức phát triển mạnh hay bị kìm hãmđều phụ thuộc vào nhân tố con người Nếu như một tổ chức có chiến lược pháttriển mạnh, có cơ sở vật chất hiện đại đầy đủ đến đâu nhưng lại không có nguồnnhân lực mạnh thì tổ chức đó sẽ bị trì trệ và không phát triển Để cho tổ chức pháttriển thì bồi dưỡng được đội ngũ nhân lực mạnh cả về số lượng và chất lượng thìmới đáp ứng được sự phát triển của khoa học – kĩ thuật” [ 2; Tr.13 ]
1.1.4 Các phương pháp bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.
Có rất nhiều phương pháp để bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực như:bồi dưỡng theo kiểu chỉ dẫn, bồi dưỡng theo kiểu học nghề, bồi dưỡng theophương thức từ xa,… Nhưng tất cả các phương pháp đó đều được chia ra thành hainhóm phương pháp lớn là: Phương pháp bồi dưỡng trong công việc và phươngpháp bồi dưỡng ngoài công việc Tuy nhiên phương pháp nào cũng sẽ có nhữngmặt ưu điểm và nhược điểm, vì vậy mỗi tổ chức cá nhân phải biết để lựa chọn chophù hợp
Trang 111.1.4.1 Bồi dưỡng trong công việc:
“ Là phương pháp bồi dưỡng trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học
sẽ học được những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho công việc thông qua thực
tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người laođộng lành nghề hơn” [ 1; Tr.155 ]
Nhóm này bao gồm những phương pháp sau:
Bồi dưỡng theo kiểu chỉ dẫn công việc: “ Là phương pháp trong đó ngườidạy thực hiện một cách cụ thể, tỉ mỉ, từng bước trong quý trình thực hiện côngviệc, sau đó yêu cầu người học thực hành” [ 1; Tr.155 ] Người dạy sẽ phải chỉtừng li, từng tí cho người học, còn người học chỉ bắt trước lại theo những thao táccủa người dạy
Bồi dưỡng theo kiểu học nghề: “ Trong đó người dạy chỉ hướng dẫn qua líthuyết sau đó yêu cầu người học thực hành” [ 1; Tr.156 ] Với phương pháp nàyngười học chỉ được trang bị qua về lí thuyết, từ đó người học phải tự áp dụng số líthuyết đã được học để thực hành trong thực tế
Bồi dưỡng theo kiểu kèm cặp và chỉ bảo: “ Phương pháp này để để giúpcho các cán bộ quản lí và các nhân viên giám sát có thể học được các kiến thức, kĩnăng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc cho tương lai thông qua sựkèm cặp, chỉ bảo” [ 1; Tr.156 ] Yêu cầu của phương pháp này là người học phải
có kiến thức cơ bản trước khi tham gia học tập, người dạy chỉ kèm cặp, chỉ bảo đểgiúp cho người học có thể phát triển những kĩ năng cơ bản đã có
Có ba cách kèm kẹp [ 1; Tr.156 ]:
+ Kèm kẹp bởi người lãnh đạo trực tiếp
+ Kèm cặp bởi một cố vấn
+ Kèm cặp bởi nguời quản lí có kinh nghiệm hơn
Bồi dưỡng theo kiểu luân chuyển và thuyên chuyển công việc: “ Là phươngpháp chuyển người quản lí từ công việc này sang công việc khác để nhăm cung cấp
Trang 12cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức” [ 1;Tr.156 ] Quá trình này chính là sự thử thách công việc, giúp cho người lao độnghọc những kĩ năng, kiến thức và phương pháp làm việc mới ở những lĩnh vực côngviệc khác.Người học sẽ phát huy được điểm mạnh và khắc phục được những điểmyếu của mình.
Ưu và nhược điểm của phương pháp bồi dưỡng trong công việc [ 2; Tr.15 ]:
+ Lí thuyết không được trang bị hoặc trang bị không có hệ thống
+ Học viên có thể bắt trước những kĩ năng, những thao tác không tiên tiếncủa người dạy
+ Học viên chỉ được tham gia vào một khâu, một giai đoạn của một côngviệc nên không có được cái nhìn bao quát và đầy đủ về công việc
1.1.4.2 Bồi dưỡng ngoài công việc:
“ Là phương pháp bồi dưỡng trong đó người học được tách khỏi sự thựchiện các công việc thực tế” [ 1; Tr.157 ]
Các phương pháp đó bao gồm:
Tổ chức các lớp học: Việc tổ chức các lớp học sẽ giúp cho người lao độngtrang bị được thêm những kiến thức cần thiết để phục vụ cho ccoong việc của họ ởnơi làm việc
Cử đi học ở các trường chính quy: Tổ chức cử người lao động đi học tập ởcác trường chính quy để họ sẽ được bồi dưỡng những kĩ năng về lí thuyết, đượctham gia học tập có bài bản, chặt chẽ, khoa học hơn với đội ngũ giáo viên có trình
Trang 13độ cao.
Phương pháp hội thảo: Với phương pháp này tổ chức phải mời các chuyêngia có chuyên môn cao về lĩnh vực muốn bồi dưỡng rồi mở hội thảo về vấn đềmình thắc mắc Người học sẽ đưa ra những câu hỏi, những điều mà mình thắc mắcsau đó các chuyên gia sẽ giải đáp từ đó người học sẽ rút ra những kinh nghiệm chobản thân
Phương pháp bồi dưỡng theo kiểu chương trình hóa, với sự trợ giúp củamáy tính: “Là các chương trình bồi dưỡng được viết sẵn trên đĩa mềm của máytính, người học chỉ việc học theo các hướng dẫn của máy tính” [ 1; Tr.158 ] Phương pháp này giúp người học dễ hiểu, dễ tiếp cận với tính thực tiễn và kết quả
sẽ cao hơn
Phương pháp bồi dưỡng từ xa: “ Với phương pháp này thì người học vàngười dạy không trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm và cùng thời gian mà thôngqua phương tiện nghe nhìn trung gian như: internet, băng hình, đĩa CD và VCD,sách, tài liệu học tập, ” [ 1; Tr.158 ]
Bồi dưỡng theo kiểu phòng thí nghiệm: “ Phương pháp này bao gồm cáccuộc hội thảo học tập trong đó sử dụng các kĩ thuật như: bài tập tình huống, diễnkịch, trò chời quản lí hoặc là các bài tập giải quyết vấn đề” [ 1; Tr.158 ] Đây làcách bồi dưỡng hiện đại giúp cho người học thực hiện các tình huống giống trongthực tế
Bồi dưỡng kĩ năng xử lí công văn, giấy tờ: “ Là một kiểu bồi dưỡng màtrong đó người quản lí các tài liệu, các bản ghi nhớ, các tường trình, báo cáo, lờidặn dò của cấp trên,… và họ có trách nhiệm xử lí nhanh chóng và đúng đắn” [ 1;Tr.159 ]
Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp bồi dưỡng ngoài công côngviệc [2; Tr.16 – 17 ]:
- Ưu điểm:
Trang 14+ Cùng một lúc có thể bồi dưỡng thống nhất được nhiều người, thống nhất
về chuyên môn, quy trình bồi dưỡng
+ Nhân viên có thể chuyên tâm vào việc học tập
+ Người học có tâm lí cạnh tranh lẫn nhau trong quá trình học tập, bồidưỡng
- Hạn chế:
+ Chi phí bồi dưỡng cao
+ Phương pháp này có thể phát sinh mâu thuẫn với công việc hiện tại
+ nếu nội dung bồi dưỡng không sát với công việc thực tế thì hiệu quả bồidưỡng sẽ không cao
1.2 Một số nét khái quát về trường tiểu học xã Tân Đồng – huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái.
1.2.1 Đặc điểm tình hình, vị trí địa lí.
Trường tiểu học xã Tân Đồng là một đơn vị nằm tại xã Tân Đồng ở phíaBắc của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Trường có chức năng là giảng dạy về lĩnh vực giáo dục tiểu học
1.2.2 Giới thiệu chung về trường tiểu học xã Tân Đồng – huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái.
Tân Đồng là một xã vùng 2, nằm ở phía Bắc huyện Trấn Yên, cách trungtâm huyện 17km Xã có xuất phát điểm là địa phương vừa thoát khỏi vùng đặc biệtkhó khăn Tỉ lệ dân tộc chiếm 50% dân số của toàn xã, tỉ lệ hộ nghèo cao ( chiếmkhoảng 40% năm 2011 ), cở sở thiếu thốn, trình độ dân trí còn thấp
Nhờ sự quan tâm của của nhà nước nên những năm gần đây xã Tân Đồngđang từng bước thay đổi và phát triển, đặc biệt là công tác giáo dục Từ một xã có
tỉ lệ dân trí thấp nhất huyện đã vươn lên phấn đấu trở thành xã có nhiều thành tựu
to lớn về giáo dục, điển hình là trường tiểu học xã Tân Đồng
Ra đời từ rất lâu cùng với sự phát triển địa phương và giáo dục của huyện
Trang 15Trấn Yên Trường tiểu học xã Tân Đồng ngày càng phát triển về cơ sở vật chất vàtrình độ chuyên môn Hoạt động trên lĩnh vực giáo dục, trường tiểu học xã TânĐồng có chức năng chính là giảng dạy về lĩnh vực giáo dục tiểu học Trường hoạtđộng với phương châm: “ Nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng dạy
và học, tăng tỉ lệ học sinh khá giỏi và giảm tỉ lệ học sinh yếu kém” Với sự cố gắng
và tích cực của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của toàn trường,trường tiểu học xã Tân Đồng đã đạt được những thành tích vô cùng to lớn như: Tỉ
lệ học sinh lên lớp đạt 100%, đội ngũ giáo viên không ngừng nâng cao về trình độchuyên môn, tham gia nhiều cuộc thi về lĩnh vực giáo dục của tỉnh đạt giải vàmang vinh dự về cho trường Đặc biệt là năm 2010 trường tiểu học xã Tân Đồngđạt chuẩn quốc gia loại 1, năm 2015 trường đạt chuẩn quốc gia loại 2
*Tiểu kết:
Trên đây là những cơ sở lí luận về bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực
và một số nét khái quát về trường tiểu học xã Tân Đồng Qua việc tìm hiểu cơ sở líluận đã giúp hiểu rõ hơn thế nào là bồi dưỡng và phát triển? Mục tiêu, vai trò,phương pháp của bồi dưỡng và phát triển Từ đó sẽ giúp mỗi cá nhân, mỗi tổ chứchiểu và áp dụng vào thực tiễn sẽ tốt và đạt hiệu quả cao hơn
Trang 16Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ TÂN ĐỒNG –
HUYỆN TRẤN YÊN – TỈNH YÊN BÁI
2.1 Tổng quan về nhân lực của trường tiểu học xã tân Đồng – huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái
Với mục tiêu đưa giáo dục của địa phương phát triển, góp phần nhỏ bé củamình trong sự nghiệp phát triển giáo dục của huyện nhà Đòi hỏi trường tiểu học xãTân Đồng phải có đội ngũ cán bộ, giáo viên đông đảo về số lượng, mạnh về chấtlượng Đội ngũ có đủ năng lực,có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đoàn kếtgiúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh
2.1.1 Số lượng.
Với đặc thù riêng của trường, vì vậy trường tiểu học xã Tân Đồng gồm: 1trường trung tâm và 2 phân hiệu Do trường chỉ là một đơn vị thuộc phòng Giáodục và Bồi dưỡng huyện Trấn Yên nên đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cũngkhông nhiều
Hiện nay trường có 23 nhân sự bao gồm: 1 hiệu trưởng, 1 hiệu phó, 1 chủtịch công đoàn, 19 giáo viên và 1 nhân viên Nhân sự của trường trong một vàinăm gần đây có sự thay đổi, một là đội ngũ cán bộ trong độ tuổi nghỉ hưu là rất ít,hai là luân chuyển giáo viên giữa các trường cùng cấp trong huyện
2.1.2 Chất lượng.
Trường tiểu học xã Tân Đồng luôn luôn phấn đấu không những về số lượng
mà còn phấn đấu cả về chất lượng “ Một tổ chức mạnh về số lượng nhân lực thì tổchức đó sẽ nhiều cơ hội để phát triển, nhưng điều đó vẫn chưa đủ để cho một tổchức có thể tồn tại và phát triển bền vững Số lượng nhân lực đông là điều thuậnlợi, xong phải có một đội ngũ nhân lực mạnh về chất lượng , phải đáp ứng đượcyêu cầu ngày càng phất triển của khoa học công nghệ Yếu tố chất lượng là rấtquan trọng Đặc biệt là đối với ngành giáo dục, khi chất lượng của cán bộ, giáo