Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
3,95 MB
Nội dung
Bài 17 – HỘI ĐỀN HÙNG Tiết 1: Ngữ pháp Giáo trình: Thực hành tiếng Việt-C 1.Một số mẫu câu điều kiện: a, Nếu A thì B + Cấu trúc câu điều kiện giả thiết có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra VD: - Nếu trời đẹp thì chúng tôi sẽ đi chơi - Nếu chăm chỉ học bài thì Nam không bị điểm kém + Điều kiện không thể xảy ra: VD: - Nếu mai là ngày chủ nhật thì tôi sẽ đi cùng anh - Nếu tôi là anh thì tôi không nói thế Ngữ pháp a, Nếu A thì B b, Giá A thì B + Cấu trúc câu điều kiện người nói mong muốn nhưng đã không xảy ra trong quá khứ và người nói tiếc về điều đó VD: - Giá hôm qua tôi đến sớm thì đã gặp được anh ấy. - Giá cái xe này không hỏng thì tôi không bị đi học muộn. + Điều kiện khó thực hiện trong tương lai nhưng người nói rất mong muốn và hy vọng. VD: - Giá tôi là tỷ phú thì tôi sẽ mua ngay ngôi nhà này b, Giá A thì B c, Nhỡ A thì B + Điều kiện ở cấu trúc này thường là một giả thiết xấu. VD: - Nhỡ thi trượt thì cậu sẽ làm gì? - Nhỡ trời mưa thì chúng ta có đi không? d, Hễ /Cứ A là B + Cấu trúc này biểu hiện sự lặp lại có tính tất yếu giữa điều kiện và kết quả. VD: - Cứ có phim hay ở ti vi là nó quên học bài - Hễ giận tôi là cô ấy khóc 2.Một số nhóm từ chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả: Làm/ làm cho; khiến/khiến cho; gây/gây ra; dẫn đến a, A + làm cho + B khiến cho Trong đó: A: chỉ ai/ cái gì/ hành động gì (phần nêu nguyên nhân) B: chỉ ai/ cái gì bị làm sao hay như thế nào…(phần chỉ kết quả) VD: - Sự thân thiện làm cho mọi người gần gũi hơn - Việc lười học khiến cho nó phải thi lại hai môn a, A + làm cho + B khiến cho b, A + gây ra + B (+ cho C) Trong đó: A chỉ ai/ cái gì/ hành động gì (phần nêu nguyên nhân) B chỉ cái gì (thường là kết quả xấu) C: cho ai VD: - Động đất gây ra cái chết cho nhiều người - Anh ấy là người gây ra tai nạn . Bài 17 – HỘI ĐỀN HÙNG Tiết 1: Ngữ pháp Giáo trình: Thực hành tiếng Việt- C 1.Một số mẫu câu điều kiện: a, Nếu A thì B + Cấu trúc