MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂNNGUỒN NHÂN LỰC VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHHTHỰC PHẨM QUANG HIẾU 3 1.1 Cơ sở lý luận về dào tạo và phát triển nguồn nhân lực 3 1.1.1 Khái niệm đào tạo phát triển và một số khái niệm liên quan. 3 1.1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực. 3 1.1.1.2 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực. 3 1.1.1.3 Vai trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 5 1.1.2 Các phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực.. 6 1.1.2.1 Phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực tại nơi làm việc. 7 1.1.2.2 Phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực thoát ly khỏi công việc. 7 1.1.3. Quy trình xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 8 1.1.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo. 8 1.1.3.2 Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển. 9 1.1.3.2 Lựa chọn đối tượng đào tạo. 9 1.1.3.4 Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo. 9 1.1.3.5 Dự tính chi phí đào tạo. 9 1.1.3.6 Lựa chọn và đào tạo giáo viên. 10 1.1.3.7 Đánh giá thực hiện chương trình và kết quả đào tạo. 10 1.2 Khái quát chung về công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu. 11 1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 11 1.2.1.1 Chức năng: 11 1.2.1.2 Nhiệm vụ: 11 1.2.2 Sơ lược quá trình phát triển của công ty. 13 1.2.3 Các bộ phận cấu thành nên tổ chức. 14 1.2.4 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới. 15 1.2.5 Mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức. 15 1.2.6 Các hoạt động của quản trị nhân lực. 18 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM QUANG HIẾU 19 2.1. Thực trạng nguồn nhân lực Công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu 19 2.2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu giai đoạn 2012 2014. 20 2.2.1 Nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty. 21 2.2.2. Các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty. 22 2.3. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty. 23 2.3.1. Kết quả đạt được. 23 2.3.2. Những tồn tại và hạn chế. 26 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠICÔNG TY TNHH THỰC PHẨM QUANG HIẾU 27 3.1 Một số giải pháp 27 3.1.1. Xác định đúng nhu cầu và mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty 27 3.1.1.1 Đối với cán bộ chuyên môn: 28 3.1.1.2. Đối với người lao động: 28 3.1.2. Xác định nội dung và hình thức đào tạo phù hợp 28 3.1.3. Xây dựng chính sách quy chế huấn luyện nâng cao năng lực đào tạo 29 3.1.4. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí cho công tác đào tạo và phát triển 29 3.1.5. Xây dựng hệ thống kiểm tra giám sát đánh giá công tác đào tạo và phát triển 30 3.2. Một số khuyến nghị. 31 KẾT LUẬN 32 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy
cô giáo trường Đại học Nội vụ Hà Nội, các thầy, cô trong khoa Quản lý nhân lực
và đặc biệt là cô TS Lê Thị Hiền đã truyền đạt cho em những kiến thức bổi íchtrong suốt quá trình học tập tại trường để em có nền tảng lý thuyết cần thiết choquá trình nghiên cứu khóa luận cũng như được chuẩn bị về mặt tâm lý để đón nhậncông việc thực tập thực tế , nâng cao khả năng làm việc tự tin và chủ động trướcnhững thử thách trong thời gian qua và sau này khi đảm nhiệm một công việc cụthể
Em xin chân thành cảm ơn công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu đã tạođiều kiện thuận lợi cho em cả về vật chất, tinh thần và các điều kiện khác trong quátrình thực tập và viết báo cáo tại công ty Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắctới chị Trần Thị Thu Phương - Trưởng phòng nhân sự đã hướng dẫn em trong suốtquá trình tìm hiểu về công ty Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn ThịTrà Vinh – Thủ trưởng đơn vị, và các anh chị trong phòng nhân sự đã luôn quantâm giúp đỡ, hướng dẫn em có được những tài liệu thiết thực để hoàn thành tốt bàibáo cáo này
Với thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu và kiến thức thực tế còn hạnchế, nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Do vậy em rấtmọng được sự đóng góp tận tình của cô để bài báo cáo của em được hoàn thiệnhơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 8 năm 2016
Trang 2MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM QUANG HIẾU 3
1.1 Cơ sở lý luận về dào tạo và phát triển nguồn nhân lực 3
1.1.1 Khái niệm đào tạo phát triển và một số khái niệm liên quan 3
1.1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực 3
1.1.1.2 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực 3
1.1.1.3 Vai trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 5
1.1.2 Các phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực 6
1.1.2.1 Phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực tại nơi làm việc 7
1.1.2.2 Phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực thoát ly khỏi công việc 7
1.1.3 Quy trình xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 8
1.1.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo 8
1.1.3.2 Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển 9
1.1.3.2 Lựa chọn đối tượng đào tạo 9
1.1.3.4 Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo 9
1.1.3.5 Dự tính chi phí đào tạo 9
1.1.3.6 Lựa chọn và đào tạo giáo viên 10
1.1.3.7 Đánh giá thực hiện chương trình và kết quả đào tạo 10
1.2 Khái quát chung về công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu 11
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 11
1.2.1.1 Chức năng: 11
1.2.1.2 Nhiệm vụ: 11
1.2.2 Sơ lược quá trình phát triển của công ty 13
1.2.3 Các bộ phận cấu thành nên tổ chức 14
1.2.4 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới 15
1.2.5 Mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức 15
1.2.6 Các hoạt động của quản trị nhân lực 18
Trang 3Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TẠI
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM QUANG HIẾU 19
2.1 Thực trạng nguồn nhân lực Công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu 19
2.2 Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu giai đoạn 2012 - 2014 20
2.2.1 Nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty 21
2.2.2 Các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty 22
2.3 Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty 23
2.3.1 Kết quả đạt được 23
2.3.2 Những tồn tại và hạn chế 26
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM QUANG HIẾU 27
3.1 Một số giải pháp 27
3.1.1 Xác định đúng nhu cầu và mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty 27
3.1.1.1 Đối với cán bộ chuyên môn: 28
3.1.1.2 Đối với người lao động: 28
3.1.2 Xác định nội dung và hình thức đào tạo phù hợp 28
3.1.3 Xây dựng chính sách quy chế huấn luyện nâng cao năng lực đào tạo 29
3.1.4 Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí cho công tác đào tạo và phát triển 29
3.1.5 Xây dựng hệ thống kiểm tra giám sát đánh giá công tác đào tạo và phát triển 30
3.2 Một số khuyến nghị 31
KẾT LUẬN 32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Nguồn nhân lực là vốn quý nhất của bất cứ một xã hội hay một tổ chức nào.Chỉ khi nào nguồn nhân lực được đánh giá đúng và sử dụng một cách có hiệu quảthì tổ chức ấy mới có thể hoạt động một cách trơn tru và đạt được những thànhcông như mong đợi Việc tìm hiểu thực trạng và đào tạo phát triển nguồn nhân lựcđược đánh giá là một trong những yếu tố cơ bản mang tính quyết định cho sự pháttriển của mọi cơ quan,tổ chức do tầm quan trọng của nhân tố con người trong mọihoạt động
Với sự tác động của nhiều yếu tố, sự phát triển vượt bật của khoa học kỹthuật, nên nền kinh tế thi trường rất biến động và cạnh tranh gay gắt Trước bốicảnh đó, các tổ chức, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng không ít bởi những tác độngnày, không chỉ cạnh tranhh về nguyên liệu, máy móc … mà còn cạnh tranh vềnguồn nhân lực
Hoạt động đào tạo và phát triển luôn được chú trọng và quan tâm hàng đầunhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trong quá trình đào tạo cần lựa chọnnhững phương pháp phù hợp đáp ứng được việc nâng cao chất lượng nguồn laođộng Vì vậy, việc đào tạo và phát triển có ý nghĩa rất lớn với mọi tổ chức, doanhnghiệp, với người lao động và xã hội
Xuất phát từ cơ sơ lý luận về công tác đào tạo và phát triển, qua tìm hiểuthực tế tại công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu và mong muốn bản thân được đi
sâu vào nghiên cứu vấn đề này, em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu” làm đề tài báo cáo nghiên cứu khoa học.
2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH thực phẩm Quang Hiếu
- Về không gian: Công ty TNHH thực phẩm Quang Hiếu
Về thời gian: : Do hạn chế về mặt thời gian nên chỉ tập trung nghiên cứuthực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồnnhân lực trong giai đoạn 2012 – 2014
3 Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu một cách cụ thể, trên cơ sở lý luận về đào tạo và phát tirển
Trang 6nguồn nhân lực
- Quy trình đào tạo và phát tirển nguồn nhân lực của công ty TNHH Thựcphẩm Quang Hiếu
- Thực trạng về công tác đào tạo và phát triển công ty
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong công ty TNHHThực phẩm Quang Hiếu
4 Lịch sử nghiên cứu:
Nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tácđào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH thực phẩm Quang Hiếu, từ
đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong công ty
5 Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lenin, còn sử dụng một sốphương pháp khác như:
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp so sánh tổng hợp
- Phương pháp khảo sát thực tế
6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài:
Ý nghĩa về mặt lý luận: Với việc chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thựcphẩm Quang Hiếu” giúp em thực hiện hóa vấn đề lý thuyết đã học tập trên giảngđường, đồng thời giúp em bổ sung, củng cố kiến thức về chuyên ngành
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Góp phần làm cho tổ chức có cơ hội hiểu sâu hơn
về công tác đào tạo và phát triển Đề tài báo cáo là tài liệu bổ ích cho bản thân,đồng thời là tư liệu tham khảo cung cấp những thông tin hữu ích mà bạn đọc quantâm và sẽ nghiên cứu sau này
7 Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung báo cáo tập trung vào nghiêncứu 3 chương
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu
Chương 2: Thực trạng về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạicông ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực tại công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu
Trang 7Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH
THỰC PHẨM QUANG HIẾU 1.1 Cơ sở lý luận về dào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1.1.1 Khái niệm đào tạo phát triển và một số khái niệm liên quan.
1.1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người được nghiên cứu dưới nhiềukhía cạnh Theo nghĩa hẹp nó bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động,
có khả năng lao động, như vậy nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động.Theo nghĩa rộng nguồn nhân lực gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên, nó là tổnghợp những cá nhân, những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động.Nguồn nhân lực được xem xét trên hai giác độ là số lượng và chất lượng vì vậyphát triển nguồn nhân lực liên quan đến cả hai khía cạnh đó Tuy nhiên hiện nayđối với thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng thì chất lượng nguồn nhânlực đang là mối quan tâm hàng đầu do đó hoạt động phát triển nguồn nhân lực chủyếu hướng vào chất lượng nguồn nhân lực tức là nhấn mạnh đến nguồn vốn nhânlực Hướng phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao chất lượng và hiệu quả
sử dụng nguồn lực con người
1.1.1.2 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực.
Phát triển nguồn nhân lực xét từ góc độ một đất nước là quá trình tạo dựnglực lượng lao động năng động, có kỹ năng và sử dụng một cách hiệu quả Xét từgóc độ cá nhân là việc nâng cao kỹ năng, năng lực hành động và chất lượng cuộcsống nhằm nâng cao năng suất lao động và thu nhập Để nghiên cứu vấn đề pháttriển nguồn nhân lực trước tiên chúng ta cần phải có một khái niệm chính xác vềphát triển nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động họctập có tổ chức diễn ra trong những khoảng thời gian xác định nhằm làm thay đổihành vi nghề nghiệp của người lao động Như vậy trước hết phát triển nguồn nhânlực phải là các hoạt động học tập do doanh nghiệp tổ chức và cung cấp cho ngườilao động Các hoạt động này có thể được cung cấp trong vài giờ, vài ngày thậmchí vài năm tuỳ thuộc vào mục tiêu học tập Mục đích của hoạt động này nhằmcung cấp cho ta một đội ngũ lao động có kỹ năng và trình độ lành nghề cao, từ đólàm thay đổi hành vi của họ theo hướng đi lên Người lao động sẽ có nhiều cơ hội
Trang 8hơn trong việc lựa chọn việc làm cho mình.
Trong thực tế hoạt động phát triển nguồn nhân lực có thể được xem xéttrên 3 nội dung là giáo dục, đào tạo và phát triển
+ Giáo dục: là những hoạt động học tập giúp cho con người bước vào một
nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề khác thích hợp hơn trong tương lai Hoạtđộng này sẽ hướng vào từng cá nhân, thông qua công tác hướng nghiệp mỗi cánhân sẽ lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp Hoạt động giáo dục đượcthực hiện dần dần nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức phổ thông
về một nghề nào đó Giáo dục sẽ trang bị cho người lao động hành trang nghềnghiệp cơ bản để hướng tới tương lai
+ Đào tạo: là những hoạt động học tập nhằm nâng cao trình độ học vấn,
trình độ chuyên môn, trình độ lành nghề nhằm giúp người lao động thực hiện côngviệc hiện tại của họ tốt hơn Hoạt động đào tạo sẽ trang bị những kiến thức thôngqua đào tạo mới áp dụng đối với những người chưa có nghề, đào tạo lại áp dụngđối với những người đã có nghề nhưng vì lý do nào đó nghề của họkhông phù hợpnữa và đào tạo nâng cao trình độ lành nghề Trình độ lành nghề của nguồn nhânlực thể hiện mặt chất lượng của sức lao động, nó có liên quan chặt chẽ với laođộng phức tạp và biểu hiện ở sự hiểu biết về lý thuyết về kỹ thuật sản xuất và kỹnăng lao động, cho phép người lao độnghoàn thành được những công việc phứctạp Hoạt động đào tạo sẽ hướng vào cá nhân cụ thể và cần tiến hành ngay để đápứng nhu cầu hiện tại, thực tế công việc đòi hỏi
+ Phát triển: đó là những hoạt động học vươn ra khỏi phạm vi công việc
trước mắt của người lao động nhằm định hướng và chuẩn bị cho người lao độngtiếp cận với sự thay đổi của tổ chức và bắt kịp với nhịp độ thay đổi đó khi tổ chứcthay đổi và phát triển hoặc nhằm phát triển sâu hơn kỹ năng làm việc của người laođộng Phát triển sẽ chuẩn bị cho người lao động những kỹ năng cần thiết để đápứng được yêu cầu đổi mới và phát triển của tổ chức trong tương lai
Như vậy tất cả các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đềunhằm một mục tiêu là sử dụng tối đa nguồn lực hiện có và nâng cao tính hiệu quảcủa tổ chức thông qua việc giúp người lao động nắm rõ hơn chuyên môn nghiệp vụ
và nâng cao trình độ tay nghề Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực làvấn đề quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào cũng như với cá nhân người lao động
Do đó hoạt động này cần phải được quan tâm đúng mức để đáp ứng yêu cầu nâng
Trang 9cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiêp công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước Tuy vậy đào tạo và phát triển cũng có những khác nhau cơ bản Sựkhác nhau đó được thể hiện như sau:
Bảng 1: Bảng so sánh giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
1 Tập trung Công việc hiện tại Công việc tương lai
4 Mục đích Khắc phục sự thiếu hụt về kiến
thức và kỹ năng hiện tại
Chuẩn bị cho tương lai
( Nguồn: Giáo trình quản trị nhân lực, Nguyễn Ngọc Quân, 2007)
+ Các hình thức đào tạo theo yêu cầu:
- Đào tạo mới: Áp dụng đối với những người chưa có nghề và để đáp ứngyêu cầu tăng thêm lao động có nghề, có chuyên môn cho tổ chức
- Đào tạo lại: Đào tạo những người đã có nghề, song vì yêu cầu sản xuất vàtiến bộ kỹ thuật dẫn tới việc thay đổi kết cấu nghề nghiệp, trình độ chuyên mônphải đào tạo lại
- Đào tạo nâng cao: Nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kinh nghiệmlàm việc để người lao động có thể đảm nhận được công việc phức tạp hơn và làmviệc có năng suất cao hơn
- Đào tạo bổ sung: Đào tạo cho người lao động các kiến thức và kỹ năng ởtrình độ cao
- Đào tạo lại: là đào tạo cho người lao động có chuyên môn không phù hợpvới công việc đang đảm nhận
1.1.1.3 Vai trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Đối với tổ chức, trước hết nó phục vụ đáp ứng yêu cầu trình độ của côngviệc đòi hỏi hay nói cách khác là để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổchức Đối với một công ty mới thành lập với những máy móc, thiết bị mới, tinh viđòi hỏi người lao động phải có trình độ mới có thể vận hành được, do đó phải đàotạo cấp bách Ngược lại, đối với một công ty đã tồn tại lâu đời đã có bản phân tíchcông việc, mô tả công việc thì vấn đề đào tạo lúc này là đào tạo lại những côngnhân cũ hoặc đào tạo mới cho công nhân mới được tuyển vào hoặc công nhân cũlàm công việc mới Đào tạo đòng một vai trò to lớn trong việc chuẩn bị đội ngũcán bọ kế cận của tổ chức Để có một đội ngũ nhân lực giỏi và thích ứng được với
Trang 10sự phát triển của KHKT thì phải thực hiện công tác Đào tạo và Phát Triển nhânlực, Đào tạo phải đi trước KHKT để có thể đón kịp bắt nhịp được với sự phát triểncủa KHKT Trong một tổ chức nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để quyết định
sự thành bại của tổ chức vì vậy tổ chức phải có kế hoạch đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực đúng đắn khoa học và kịp thời để nâng cao chất lượng nhân lựchiện có của tổ chức Ngày nay, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa cácdoanh nghiệp Doanh nghiệp nào mạnh sẽ đứng vững, doanh nghiệp yếu sẽ bị loạitrừ Để đứng vững trên thương trường, để đáp ứng nhu cầu xã hội, doanh nghiệpchỉ còn cách đào tạo người lao động của mình để theo kịp trình độ phát triển nhanhchóng.Vậy tác dụng của đào tạo là giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh chomình Khi người lao động đã đủ trình độ để thực hiện công việc của mình, nó sẽlàm cho năng suất lao động tăng lên cả về số lượng và chất lượng Người lao động
ý thức được hành vi lao động của mình ,điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp giảmbớt được số lượng cán bộ giám trong bộ phận giám sát - điều mà mọi tổ chức luônmong đợi vì nó làm giảm chi phí cho tổ chức.Còn đối với người lao động, sau khiđược đào tạo họ sẽ làm việc tự tin hơn với tay nghề của mình Thỏa mãn được nhucầu phát triển của nhân viên, trình độ tay nghề của họ được cải tạo và nâng cấp đểđáp ứng nhu cầu của công việc Giúp nhân viên mới hòa nhập nhanh với công việc
và tổ chức, việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động tạo ra tínhchuyên nghiệp cho họ.Nói tóm lại là người lao động được trang bị thêm kiến thứctạo ra sự thích ứng với công việc hiện tại cũng như trong tương lai Đào tạo và pháttriển lao động không chỉ có tác dụng đối với doanh nghiệp và lao động mà nó còn
có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế Một nền kinh tế phát triển là nền kinh tế cóngành công nghiệp phát triển Vì nó sẽ tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội,làm giàu cho xã hội Và điều quan trọng hơn cả là nó nâng cao trình độ tay nghềcho đội ngũ lao động của cả nước, làm cho nền kinh tế không bị tụt hậu mà theokịp với thời đại
1.1.2 Các phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực
Sau khi đã hiểu rõ khái niệm đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nhận thứcđược tầm quan trọng của công tác này tổ chức cần trang bị cho mình những kiếnthức về các hình thức và phương pháp đào tạo Nguồn lao động trong tổ chức cóhai mảng chính là công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn (hay lao động trựctiếp và lao động gián tiếp) Đối với mỗi loại lao động sẽ có những phương pháp
Trang 11đào tạo khác nhau Với công nhân kỹ thuật hình thức đào tạo có thể là đào tạo tạinơi làm việc, tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp hay thông qua các trường chínhquy… Còn cán bộ chuyên môn có thể tiến hành dưới nhiều phương pháp như đàotạo chính quy dài hạn, đào tạo tại chức dài hạn, đào tạo từ xa… Tuy nhiên xét mộtcách tổng thể có thể chia ra hai phương pháp đào tạo chính là đào tạo trong công
việc và đào tạo ngoài công việc
1.1.2.1 Phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực tại nơi làm việc.
Đào tạo và phát triển nhân lực tại nơi làm việc là hình thức đào tạo ngườihọc ngay tại nơi làm việc Trong hình thức đào tạo này người học sẽ học được cáckiến thức, kỹ năng, kỹ xảo thông qua thực tế làm việc dưới sự chỉ bảo hướng dẫncủa người lao động lành nghề, thường là người trong tổ chức
Nhóm hình thức đào tạo này gồm:
- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc
- Đào tạo theo kiểu học nghề:
- Kèm cặp và chỉ bảo:
- Luân chuyển và thuyên chuyển công việc:
- Mở các lớp cạnh tổ chức:
1.1.2.2 Phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực thoát ly khỏi công việc.
Phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực thoát ly khỏi công việc là hìnhthức đào tạo mà người học tách khỏi hoàn toàn sự thực hiện công việc trên thực tếnhưng có thể diễn ra ở trong hoặc ngoài doanh nghiệp
Các hình thức cơ bản :
- Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp:
- Cử đi học ở các trường chính quy:
- Đào tạo sử dụng các bài giảng hoặc các cuộc hội thảo
- Đào tạo theo kiểu chương trình hoá với sự trợ giúp của máy tính:
- Đào tạo theo phương thức từ xa:
- Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm:
-Đào tạo kỹ năng xử lý công văn giấy tờ:
Trang 12Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định mục tiêu đào tạo
Lựa chọn đối tượng đào tạo
Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo
Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Dự tính chi phí đào tạo
Thiết lập quy trình đánh giá
Các quy
trình đánh giá
1.1.3 Quy trình xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Việc xây dưng một chương trình đào tạo hoặc phát triển có thể được thựchiện theo 7 bước sau
Hình 2: Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo.
1.1.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo.
Việc đào tạo là rất cần thiết cho tổ chức nhưng không phải cho bất kỳ ai điđào tạo cũng mang lại kết quả tốt và hơn nữa, nó còn phụ thuộc vào kinh phí bỏ ra.Chính vì vậy phải xác định nhu cầu đào tạo xem khi nào, ở bộ phận nào, đào tạo kỹnăng nào, cho loại lao động nào, bao nhiêu người
Nhu cầu lao động được xác định dựa trên phân tích nhu cầu lao động của tổchức, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thực hiện và phântích trình độ, kiến thức, kỹ năng của người lao động Sử dụng tốt và linh hoạt cácphương pháp thu thập thông tin để xác định nhu cầu đào tạo như: Phỏng vấn cánhân, sử dụng bảng câu hỏi, thảo luận nhóm, quan sát, phân tích thông tin có sẵn
Trang 13Căn cứ vào các văn bản cho công việc và đánh giá tình hình thực hiện công việc,căn cứ vào cơ cấu tổ chức và kế hoạch về nhân lực công ty sẽ xác định được sốlượng, loại lao động và loại kiến thức, kỹ năng cần đào tạo.
1.1.3.2 Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển.
Tức là xác định kết quả hy vọng đạt được sau khi chương trình được thực hiện.Yêu cầu khi xác định mục tiêu đào tạo và phát triển Phải xuất phát từ nhucầu, mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, phục vụ được cho việc đánh giá, nội dung củamục tiêu,kỹ năng cụ thể cần đào tạo và trình độ có được sau đào tạo Số luợng và
cơ cấu học viên.Thời gian đào tạo
1.1.3.2 Lựa chọn đối tượng đào tạo.
Để đào tạo được một người lao động là rất tốn kém, vì vậy, trước khi thựchiện chương trình đào tạo phải xác định, lựa chọn đối tượng được cho đi đào tạo.Trước hết, người đó phải nằm trong số nhu cầu cần đào tạo, sau đó xem xét động
cơ học tập của họ có muốn được tham gia khoá đào tạo hay không? Tuy nhiên,cũng phải xem xét đến khả năng học tập của từng người lao động, có thể do trình
độ thấp hoặc tuổi cao nên không có khả năng tiếp thu bài học thì không nên lựachọn Và cuối cùng là dự đoán việc thay đổi hành vi nghề nghiệp của người laođộng tới đâu Nếu thấy có khả quan thì lựa chọn
1.1.3.4 Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo.
Sau khi xác định được đối tượng đào tạo, mục tiêu đào tạo, đi xây dựng chươngtrình đào tạo phù hợp với đối tượng cần đào tạo cũng như mục tiêu đào tạo
Xác định các chương trình đào tạo bao gồm:
Số lượng các bài học và môn học cần phải học, thời lượng của từng mônhọc, bài học, thứ tự của từng môn học.Sau đó xác định xem, phương pháp đào tạonào là phù hợp với yêu cầu dặt ra cũng như phù hợp về mặt kinh phí của tổ chức
1.1.3.5 Dự tính chi phí đào tạo.
Đây là một trong những vấn đề then chốt trong việc ra quyết định đào tạo.Những doanh nghiệp có kinh phí giành cho đào tạo người lao động hạn hẹpthì chọn phương pháp đào tạo ít tốn kém nhưng vẫn hiệu quả Vì để thực hiện đượcmột khoá đào tạo cần phải dự tính rất nhiều chi phí: Chi phí cho người dạy,chi phícho người học,chi phí quản lý, chi phí cho phương tiện dạy và học.Nếu không dựtính được trước các khoản chi phí này, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăntrong quá trình đào tạo Do vậy, cần phải dự tính trước
Trang 141.1.3.6 Lựa chọn và đào tạo giáo viên.
Tuỳ theo việc lựa chọn phương pháp đào tạo nào mà từ đó lựa chọn ngườidạy Lựa chọn đúng người dạy bao giờ người ta cũng có tâm huyết với nghề hơn,mối liên hệ giữa người dạy và người học dù nhiều hay ít, người dạy giỏi bao giờcũng mang lại chất lượng cao hơn Có hai nguồn để lựa chọn:
+ Nguồn bên trong: Lựa chọn trong tổ chức những người có kinh nghiệm,tay nghề cao Lựa chọn nguồn này thì ít tốn kém chi phí, dễ quản lý nhưng có thểkhả năng sư phạm (truyền thục) kém hơn bên ngoài
+ Nguồn bên ngoài: Người của công ty khác hay giáo viên trong các cơ sởđào tạo, hoặc nghệ nhân Dùng nguồn này, khả năng lựa chọn được người dạy giỏicao, không bị ảnh hưởng đến quá trình sản xuất do chuyển sang dạy khi lựa chọnnguồn bên trong Tuy nhiên, tốn kém chi phí và khó quản lý.Trước khi đào tạo chohọc viên thì cũng cần phải đào tạo sơ qua cho giáo viên để họ hiểu được mục tiêucủa chương trình đào tạo, biết được đối tượng đào tạo của họ là ai và hiểu rõ một
số những thông tin cơ bản về tổ chức
1.1.3.7 Đánh giá thực hiện chương trình và kết quả đào tạo.
Khi kết thúc một chương trình đào tạo phải đánh giá việc thực hiện chươngtrình đào tạo xem có đạt kết quả như mục tiêu đặt ra hay không Từ đó tìm ra mặtmạnh, mặt yếu để tăng cường và khắc phục cho đợt sau Việc thực hiện chươngtrình đào tạo được đánh giá qua ba góc độ:
Đánh giá xem mục tiêu của đào tạo đã đạt đến đâu: so sánh trước và sau đàotạo
Đánh giá xem mặt mạnh, mặt yếu của quá trình đào tạo Để từ đó rút ra bàihọc làm cơ sở cho đợt đào tạo sau Đánh giá hiệu quả kinh tế của chương trình đàotạo và phát triển: so sánh lợi ích đạt được với chi phí bỏ ra Để thực hiện việc đánhgiá, thường lấy thông tin từ kết quả học tập, từ thăm dò ý kiến của người học vàngười dạy; Sau đó, so sánh kết quả thực hiện của người đi học trước và sau quátrình đào tạo bằng cách thăm dò ý kiến của người quản lý trực tiếp bộ phận cóngười được đi đào tạo.Trong thực tế, các bược được thực hiện song song với nhau,
hỗ trợ và điều chỉnh lẫn nhau Đây là vai trò quan trọng của phòng quản lý nhânlực, cùng với sự ủng hộ của các phòng ban khác Đánh giá chung về công tác đàotạo và phát triển về kết quả đạt được những tồn tại và hạn chế và nguyên nhân
1.2 Khái quát chung về công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu.
Trang 15- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu
- Địa chỉ: Lô 02, Khu công nghiêp Điện Nam – Điện Ngọc - Quảng Nam
Công ty sản xuất các loại mặt hàng đó nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng chocon người
Làm phong phú các mặt hàng về thủy hải sản trên thị trường, để người tiêudùng dễ dàng lựa chọn các loại thực phẩm cho phù hợp với khẩu phần ăn của họ vàgia đình họ
1.2.1.2 Nhiệm vụ:
Để nâng cao thương hiệu sảm phẩm của mình trên thị trường công ty TNHHThực phẩm Quang Hiếu rất quan tâm đến chính sách môi trường và chính sáchchất lượng sản phẩm Mục đích của các tổ chức, doanh nghiệp là làm thế nào đểđưa các sản phẩm của mình đến gần với người tiêu dùng, công ty TNHH Thựcphẩm Quang Hiếu không phải là trường hợp ngoại lệ, công ty luôn đặt ra các mụctiêu cụ thể nhất để đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng Việc đưa racác mục tiêu đó thì nhất định công ty không tránh khỏi các nhiệm vụ cần phải thựchiện, các nhiệm vụ đó là các nhiệm vụ về việc thực hiện chính sách môi trường vàchính sách chất lượng nhằm để đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra
→ Chính sách môi trường:
Khi sản xuất công ty phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toànthực phẩm, công ty phải tuân thủ theo đúng các yêu cầu luật định cũng như các yêucầu khác không trái pháp luật mà công ty nhận thấy cần áp dụng và sẽ thực hiệncác chương trình, thủ tục quản lý môi trường
Phòng ngừa ô nhiễm, thiết lập và áp dụng hệ thống quản lý môi trường cùngcác quy định cụ thể của hệ thống nhằm kiểm soát và phòng ngừa các hoạt động
Trang 16hoặc điều kiện có khả năng tác động xấu đến môi trường.
Giảm thiểu các nguy cơ đối với môi trường, bảo vệ nhân viên và cộng đồngxung quanh công ty bằng việc sử dụng các loại trang thiết bị và áp dụng các quytrình hoạt động an toàn cùng việc chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấpxảy ra
Công ty sẽ liên tục cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình trên cáchoạt động giám sát, đo lường và phân tích các hoạt động có hệ thống, đồng thờiban lãnh đạo sẽ định kỳ xem xét và đánh giá các hoạt động cải tiến này
Đảm bảo sẽ truyền đạt tới các nhân viên về chính sách môi trường này, đảmbảo nhân viên sẽ thấu hiểu và đưa vào áp trong thực tế
Công ty sẽ đảm bảo chính sách môi trường này và các thông tin khác thuộc
hệ thống quản lý môi trường, luôn sẵn sàng có cho các đối tượng liên quan đếntruy cập, xem xét cần thiết
→ Chính sách chất lượng:
Công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu xác định: Đáp ứng các yêu cầukhách hàng là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của công ty Vì vậy,công ty sẽ cam kết thực hiện tốt các chính sách về chất lượng mà công ty đã đề ra:
Liên tục cải tiến các hệ thống quản lý,
Coi vai trò con người là quyết định, vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho mọingười phát huy sáng kiến, cải tiến công việc,
Lấy chất lượng sản phẩm làm tôn chỉ hoạt động,
Lấy sự thoải mãn các yêu cầu của khách hàng làm mục tiêu kinh doanh,Lấy đa dạng hóa của sản phẩm và lòng tin yêu khách hàng làm nền tảng đểphát triển bền vững
Công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu luôn hướng đến một sự phát triểnmới trong nền kinh tế thị trường, nhằm mở ra con đường phát triển mạnh nhất đểđưa sản phẩm của mình đến tất cả các quốc gia trên thế giới Công ty sẽ đa dạnghóa các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Có nhiều yếu tố tácđộng để tạo ra sản phẩm có chất lượng nhưng hai yếu tố: chính sách môi trường vàchính sách chất lượng luôn đi đầu đối với công ty Vì thế, công ty đã đề ra cácnhiệm vụ cụ thể cần phải thực hiện tốt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của
công ty
1.2.2 Sơ lược quá trình phát triển của công ty.
Trang 17Công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu trước đây có tên gọi là công tyTNHH Minh Quang được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 4000810153 do
sở Kế Koạch và Đầu Tư phát triển tỉnh Quảng Nam cấp
Tên giao dịch của công ty là: QH Company Limited, văn phòng và nhà máycủa công ty được đặt tại lô 02, khu công nghiệp - Điện Nam – Điện Ngọc – tỉnhQuảng Nam Nhà máy được xây dựng khan trang với diện tích 14.000m2, với tổng
số 650 cán bộ công nhân viên
Là doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy hảisản và các loại bánh ngọt nhân hải sản Công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu
có một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ trung, năng động, một lực lượng lao động cónăng lực lành nghề, nhiệt tình và đội ngũ công nhân là những người đã được đàotạo có kinh nghiệm Hơn thế nữa, công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu luôn cóđội ngũ chuyên gia và các kỹ thuật viên nước ngoài làm cố vấn
Phần lớn các sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang Nhật Bản, HànQuốc, Hoa Kỳ Số còn lại được bán tại Việt Nam
Với khả năng về vật chất và kỹ thuật không ngừng được nâng cao của mình,công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu đang ngày càng mở rộng địa bàn hoạtđộng, lĩnh vực sản xuất kinh doanh Các sản phẩm của công ty cung cấp trên thịtrường luôn được khách hàng tin tưởng, tín nhiệm
Nhận thức rằng việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng về chất lượng và sảnphẩm do mình cung cấp sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của công
ty, nhưng phát triển phải gắn liền với đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường là hìnhảnh của công ty trong cái nhìn của cộng đồng, Công ty đã và đang xây dựng, áp
dụng các hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn Quốc tế tiên tiến nhất như: hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, hệ thống quản lý môi trườngtheo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004, hệ thống phân tích mối nguy và các điểm kiểmsoát tới hạn trong vệ sinh an toàn thực phẩm – HA
Trang 18KT tiền lương
Tổ HCCP
Tổ bổ nhiệm
Tổ KCS
Phân xưởng SASHIM
Phân xưởng bạch tuột
Phân xưởng
cá hồi
Phân xưởng bánh
P GIÁM ĐỐC KINH DOANH P GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
Sơ đồ cơ cấu tổ chức :
(Nguồn Hành chính – tổng hợp)
1.2.3 Các bộ phận cấu thành nên tổ chức.
Để tổ chức có thể lớn mạnh và có sức cạnh tranh trên thị trường thì bản thân
tổ chức đó tự quyết định lấy thời cơ của mình Phải có mục tiêu và có những chínhsách chiến lược nhất định Hơn nữa, các bộ phận bên trong tổ chức như: phòngnhân sự, phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật, phòng quản lý chấtlượng phải có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động và hỗ trợ cho nhau trongquá trình làm việc
Mục tiêu phát triển:
Thị trường tiêu thụ ngày càng lớn mạnh, vì thế công ty sẽ mở rộng cơ sở sảnxuất và phạm vi hoạt động Công ty đang xây dựng thêm cơ sở sản xuất, và tăngthêm phân xưởng Để đáp ứng số lượng sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trên thịtrường Nhưng cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo đảm bảo sức khỏe