1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa trang phục học đường của sinh viên trường đại học thương mại

33 7,5K 41
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 235,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU 1 Chương 1 KHÁT QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA TRANG PHỤC HỌC ĐƯỜNG 6 1.1. Một số khái niệm 6 1.1.1. Xây dựng 6 1.1.2. Văn hóa 6 1.1.3. Trang phục 7 1.1.4. Trang phục học đường 7 1.1.5. Xây dựng văn hóa trang phục học đường 7 1.2. Khái quát văn hóa trang phục học đường của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay 7 1.3. Ảnh hưởng của văn hóa trang phục học đường tới sinh viên 9 1.4. Vai trò của văn hóa trang phục học đường trong các trường học 10 Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA TRANG PHỤC HỌC ĐƯỜNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 12 2.1. Giới thiệu tổng quan về Trường Đại học Thương mại 12 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 12 2.1.2 Tầm nhìn và sứ mạng 14 2.1.3 Đặc điểm sinh viên trường Đại học Thương mại 14 2.2. Thực trạng văn hóa trang phục học đường của sinh viên trường Đại học Thương mại 15 2.3. Nhận xét 19 2.3.1 Ưu điểm 19 2.3.2. Hạn chế 20 2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng văn hóa trang phục học đường 21 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG VĂN HÓA TRANG PHỤC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐAỊ HỌC THƯƠNG MẠI 23 3.1. Nguyên tắc biện pháp xây dựng văn hóa trang phục học đường 23 3.2. Các biện pháp xây dựng văn hóa học đường cho sinh viên 24 3.2.1. Xây dựng các quy định về văn hóa trang phục học đường 24 3.2.2. Nâng cao nhận thức của sinh viên 25 3.2.3. Các hoạt động truyền thông 26 KẾT LUẬN 28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những

sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em

đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạnbè

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Bộ mônNghiên cứu khoa học đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạtvốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường Và đặcbiệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho em được tiếp cận với môn học màrất hữu ích đó là môn học “Nghiên Cứu Khoa Học”

Em xin chân thành cảm ơn giảng viên TS Lê Thị Hiền đã tận tâm hướngdẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện,thảo luận về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học Nếu không cónhững lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rấtkhó có thể hoàn thiện được Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy

Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian gần 2 tuần

Kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ Do vậy, không tránhkhỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ýkiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thứccủa em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn

Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Bộ môn Nghiên cứu khoahọc thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp củamình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau

Trân trọng!

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bài nghiên cứu này là do tự bản thân thực hiện và khôngsao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêngmình Các thông tin thứ cấp sử dụng trong bài nghiên cứu là có nguồn gốc vàđược trích dẫn rõ ràng Em hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực vànguyên bản của bài nghiên cứu

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 KHÁT QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA TRANG PHỤC HỌC

1.1 Một số khái niệm 6

1.1.1 Xây dựng 6

1.1.2 Văn hóa 6

1.1.3 Trang phục 7

1.1.4 Trang phục học đường 7

1.1.5 Xây dựng văn hóa trang phục học đường 7

1.2 Khái quát văn hóa trang phục học đường của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay 7

1.3 Ảnh hưởng của văn hóa trang phục học đường tới sinh viên 9

1.4 Vai trò của văn hóa trang phục học đường trong các trường học .10 Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA TRANG PHỤC HỌC ĐƯỜNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 12 2.1 Giới thiệu tổng quan về Trường Đại học Thương mại 12

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 12

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mạng 14

2.1.3 Đặc điểm sinh viên trường Đại học Thương mại 14

2.2 Thực trạng văn hóa trang phục học đường của sinh viên trường Đại học Thương mại 15

2.3 Nhận xét 19

2.3.1 Ưu điểm 19

2.3.2 Hạn chế 20

2.3.3 Nguyên nhân của thực trạng văn hóa trang phục học đường 21

Trang 4

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG VĂN HÓA

TRANG PHỤC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐAỊ HỌC THƯƠNG MẠI 23

3.1 Nguyên tắc biện pháp xây dựng văn hóa trang phục học đường 23

3.2 Các biện pháp xây dựng văn hóa học đường cho sinh viên 24

3.2.1 Xây dựng các quy định về văn hóa trang phục học đường 24

3.2.2 Nâng cao nhận thức của sinh viên 25

3.2.3 Các hoạt động truyền thông 26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 5

Xã hội phát triển nhu cầu thẩm mĩ của con người ngày càng được nângcao Trong đó trang phục đóng góp một phần vẻ đẹp của con người nó khôngnhững thể hiện khiếu thẩm mĩ của mỗi người mà còn thể hiện nét lịch sự, vănhóa Ở mỗi môi trường khác nhau chúng ta lại có cách lựa chọn trang phục riêngphù hợp với từng hoàn cảnh Khi nhắc đến những cô, cậu học sinh - lứa tuổi họctrò hẳn ai cũng sẽ hình dung ra những bộ đồng phục áo trắng, quần sẫm màu haynhững tà áo dài trắng thướt tha của sự tinh khôi, trong sáng và hồn nhiên Đó lànét đẹp giản dị mà ai ở lứa tuổi này cũng đều đã từng có Bước sang môi trườngmới đó là cánh cổng các trường Cao đẳng, Đại học sẽ không còn những quyđịnh khắt khe về đồng phục như thời học sinh, mà thay vào đó là ý thức của mỗingười trong việc tự lựa chọn trang phục đến lớp sao cho văn minh, lịch sự.Chính vì sự tự do trong trang phục khi đến trường lớp mà nhiều bạn sinh viên tạicác trường Cao đẳng, Đại học nói chung và trường Đại học Thương mại nóiriêng có nhiều cách thể hiện về văn hóa trang phục Có rất nhiều bạn có ý thức

Trang 6

trong lựa chọn trang phục có văn hóa, phù hợp với lứa tuổi và môi trường họcđường Có những lớp học các bạn tự tổ chức may đồng phục nhóm, lớp, khoaphù hợp với ngành học và các hoạt động các bạn tham gia tạo hình tượng đẹpcho môi trường học đường Bên cạnh nhưng mặt tích cực trên không thể không

kể đến những mặt tiêu cực làm mất đi vẻ đẹp, giá trị thẩm mĩ và thuần phong mĩtục của con người Việt Nam Một bộ phận sinh viên còn ăn mặc còn hở hang,quần áo ngắn, hay kể cả những bộ đồ ngủ đến trường gây ra sự thiếu tôn trọngthầy cô và bạn bè, không văn minh nơi trường học Xây dựng văn hóa trangphục có không chỉ có tác dụng làm văn minh môi trường học đường mà còn tạothói quen trong cách tỉ mỉ và là cơ hội để các bạn sinh viên thích nghi và sẵnsàng làm quen với môi trường công sở phù hợp với nghành nghề mình đang theo

học Tôi chọn Đề tài “Văn hóa trang phục học đường của sinh viên trường Đại

học Thương mại” với mong muốn thay đổi ý thức của các bạn sinh viên, giúp

các bạn có cái nhìn mới hơn về văn hóa trang phục Và sẽ tạo môi trường họcđường lành mạnh, thân thiện

2 Lịch sử nghiên cứu

Bàn về vấn đề văn hóa và những vấn đề về văn hóa trong trang phục đã cónhiều nhà nghiên cứu và các tác giả đã có những công trình nghiên cứu có đónglớn cho xã hội Trong đó có những đề tài có đóng góp lớn:

- Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam của PGS.TS Trần Ngọc Thêm cungcấp những tri thức cơ bản cần thiết cho việc thấu hiểu một nền văn hóa, giúp bạnđọc và sinh viên nắm được các đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam

- Cuốn tâm lý học đại cương cung cấp cho các kiến thức cơ bản về nhữngvấn đề chung của tâm lý học, nhận thức và sự học, nhân cách và sự hình thànhnhân cách, sự sai lệch về hành vi và xã hội Giúp cho việc nhận thức, đánh giá

và giải quyết các vấn đề xã hội

- Luận văn tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Hương với đề tài “Văn hóa mặc truyềnthống và xu hướng phát triển thời trang hiện đại Việt Nam

- Cuốn sách Mấy vấn đề văn hóa Việt Nam hiện nay - thực tiễn và lý luận(NXB Lao Ðộng) tác phẩm mới nhất của GS, TS Ðinh Xuân Dũng Ðây là một

Trang 7

tập hợp các tiểu luận, chuyên đề, bài viết của tác giả được tuyển chọn từ năm

2012 đến nay, đề cập những vấn đề căn cốt và nêu bật một số nét về thực trạng

và công tác nghiên cứu lý luận văn hóa Việt Nam hiện nay

- Và còn rất nhiều sách báo khác có đóng góp lớn cho xã hội Tuy nhiên nghiên cứu về vấn đề xây dựng văn hóa trang phục học đường của sinhviên vẫn còn là vấn đề mới cần được quan tâm nhiên cứu để giữ vững truyềnthống văn hóa của các trường Đại học, cao đẳng hiện nay

3 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu, tìm hiểu về góc nhìn văn hóa trong trang phục của sinh viênhiện nay

Giúp các bạn sinh viên và nhà trường có một cái nhìn chi tiết hơn về thựctrạng trong vấn đề xây dựng văn hóa trang phục của sinh viên tại Trường Đạihọc Thương mại

Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khuyết điểm, hạn chế

và hoàn thiện hơn trong văn hóa học đường nói chung và văn hóa trang phục nóiriêng

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những khía cạnh lý thuyết về văn hóa trang phục họcđường

- Tìm hiểu, phân tích thực trạng xây dựng văn hóa trang phục tại trường

và vạch ra những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó

- Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện mục tiêu xây dựng văn hóatrang phục cho đối tượng sinh viên trong trường

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xây dựng văn hóa trang phục của sinh

viên trường Đại học Thương mại

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Khảo sát thực trạng văn hóa trang phục học đường của sinh viên tạitrường Đại học Thương mại

Trang 8

- Xác định cơ sở khoa học tác cho giải pháp công tác xây dựng văn hóatrang phục học đường của sinh viên trường Đại học Thương mại.

6 Đóng góp của đề tài

Sau khi đề tài được thực hiện sinh viên tại trường Đại học Thương mạinói riêng và sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng nói chung có một cách nhìnnhận đúng đắn hơn về thực trạng văn hóa trang phục của sinh viên hiện nay Từ

đó, vai trò của việc xây dựng văn hóa trang phục trang phục được khẳng định,những mặt tích cực được phát huy và loại bỏ những hình ảnh xấu không đúngthuần phong mĩ tục và giá trị thẩm mĩ của người Việt Nam

7 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài này, tôi đã dựa vào những phương pháp nghiên cứusau đây:

Phương pháp thu thập tài liệu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Tham khảo các sách, báo, tài liệu

Phương pháp tổng hợp phân tích

- Hệ thống hóa những số liệu và thông tin thu thập được

- Tiến hành phân tích và đánh giá theo từng nội dung

- Nêu lên những nhận xét, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện

mục tiêu xây dựng văn hóa trang phục cho sinh viên trường Đại học Thương

Mại

Phương pháp quan sát thực tế

Phương pháp phỏng vấn

8 Cấu trúc đề tài

Đề tài được kết cấu gồm 3 chương:

- Chương1: Khái quát chung về văn hóa trang phục học đường

- Chương 2: Thực trạng văn hóa trang phục học đường của sinh viên tạitrường Đại học Thương mại

- Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóatrang phục học đường của sinh viên trường Đại học Thương mại

Trang 9

Chương 1 KHÁT QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA TRANG PHỤC HỌC ĐƯỜNG

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Xây dựng

Là làm cho hình thành một cộng đồng, một chỉnh thể về xã hội, kinh tế,chính trị, văn hoá theo đường lối chủ trương nhất định để đạt được những mụctiêu tốt đẹp đã đề ra

1.1.2 Văn hóa

Do bản thân vấn đề văn hóa rất đa dạng và phức tạp, nên văn hóa là mộtthuật ngữ đa nghĩa, được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm khác nhau vềđối tượng, tính chất và hình thức biểu hiện Khái niệm văn hóa suốt hiện khásớm ở phương Đông và phương Tây đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáohóa, vun trồng nhân cách con người (bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loàingười), cũng có nghĩa là làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn

Tích hợp quan điểm Đông – Tây theo định nghĩa của UNESCO: “Văn

hóa là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, quốc gia, xã hội văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng ” (trích Tuyên bố chung của UNESCO về tính đa

dạng văn hóa)

Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa Trong tiếng Việt, văn hóa được dùngtheo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống vănhóa); theo nghĩa chuyên biệt văn hóa dùng để chỉ trình độ phát triển của một giaiđoạn

Theo PGS.TS Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu

cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác con người với môi trường tự nhiên

và xã hội”.[3;tr 10].

Trang 10

1.1.3 Trang phục

Trang phục hay y phục là tất cả các loại quần áo, khăn mũ, guốc dép, cáchình thức trang trí trên quần áo và cơ thể, các đồ trang sức… làm đẹp thêm vẻđẹp bên ngoài của con người

Từ thời cổ đại cho đến nay, bất cứ hình thức trang phục nào cũng biểuhiện hai mặt, mặt thứ nhất, nó là vật dụng do con người tạo ra nhằm mục đíchbảo vệ cơ thể nhằm chống lại những điều kiện bất thường của môi trường; thứhai, là một dấu hiệu biểu đạt một ý nghĩa nào đó của những đặc tính của conngười mang trên mình những trang phục dân tộc, địa phương, giới tính, tínngưỡng, thẩm mĩ, vị trí xã hội Tất nhiên, trong trang phục chức năng và dấuhiệu không thể nhau, mà chúng kết hợp với nhau một cách hài hòa

1.1.4 Trang phục học đường

Trang phục học đường là trang phục gồm quần áo, giày, dép, những phụkiện làm cho vẻ đẹp trên cơ thể…cách thức mà học sinh, sinh viên lựa chọn mặcđến trường học, tùy theo thẩm mĩ của mỗi người mà trang phục đến trường họckhác nhau để tôn lên vẻ đẹp bên ngoài của con người

1.1.5 Xây dựng văn hóa trang phục học đường

Là quá trình làm cho môi trường học đường hình thành những chuẩn mực,những quy tắc nhất định về cách ăn mặc, lựa chọn những bộ quần áo phù hợpkhông phản cảm và đi ngược với thuần phong mĩ tục người Việt Nam có vănhóa phù hợp với nhóm đối tượng là học sinh sinh viên theo một khuôn khổ nhấtđịnh

1.2 Khái quát văn hóa trang phục học đường của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay

Người xưa thường nói “Trông mặt mà bắt hình dong” Từ cách nhận xét

đó, cũng có thể suy rộng ra: Nhìn cách ăn mặc, có thể biết bạn là người tử tế,vốn quen với nếp sống có văn hóa hay thuộc loại đua đòi “trưởng giả học làmsang”? Sinh viên là lớp người được xã hội coi là có học thức (tuy mới chỉ làbước đầu), cho nên cần thể hiện rõ tính văn hóa trong phép ứng xử cũng nhưcách ăn mặc, nhất là khi đến giảng đường Nhiều khi mặc đơn giản mà vẫn đẹp

Trang 11

và lịch sự Ngược lại, ăn mặc cầu kỳ một cách lố lăng hoặc quá “đơn giản” theokiểu “thiếu vải” thì dễ gây phản cảm cho mọi người, nhất là không biết tôn trọngthầy cô giáo Biết chọn cách ăn mặc phù hợp với môi trường cũng là nét đặctrưng của người có học thức mà sinh viên nên quan tâm xử sự cho đúng Đấycũng là nếp sống có văn hóa trong môi trường giáo dục mà vừa qua Bộ Giáo dục

& Đào tạo đã ban hành quy định đối với trang phục của học sinh và sinh viên.Không như học sinh phổ thông thường mặc theo mẫu đồng phục, khi lên đạihọc, sinh viên được thoải mái hơn, nhưng không vì thế mà coi thường phép lịch

sự và tính thẩm mỹ trong cách ăn mặc “Trước đây, Bộ Giáo dục & Đào tạochưa có quy định về trang phục của học sinh, sinh viên, những “mốt” thời trangmới nhất được nhiều sinh viên ở thành thị chưng diện khi lên giảng đường.Không phủ nhận những trang phục đó là đẹp với tuổi trẻ, nhưng e rằng làm mất

đi tính văn hóa trong môi trường học đường Nếu ở bậc học tiểu học, trung học

cơ sở và trung học phổ thông hầu như các trường đều bắt học sinh mặc đồngphục khi đến trường thì lên Đại học, như một sự giải phóng khỏi khuôn khổ donhà trường quy định, sinh viên có thể thoải mái mặc những gì mình thích.Nhưng đôi khi, chính sự thoải mái trong môi trường Đại học, khiến nhiều sinhviên ăn mặc theo phong cách thái quá, vượt qua giới hạn về văn hóa ăn mặctrong môi trường học đường Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp một nữ sinh ănmặc quá mát mẻ: áo sơ mi sát nách, quần soóc, hay những chiếc áo được khoét

cổ quá sâu, váy ngắn,… trên các giảng đường Đại học Một số sinh viên cònbiến giảng đường thành sàn biểu diễn thời trang, thích gì mặc nấy, xem nhưkhông có ai nhìn mình Dường như bất cứ một trang phục nào cũng được mặclên lớp để thể hiện phong cách ăn mặc, gu ăn mặc của sinh viên mà không quantâm đến người khác nghĩ gì

Không ít bạn trẻ hiện nay, đặc biệt là giới trẻ thị thành thường có suy nghĩ

“tôi mặc những gì tôi thích” Nhưng giá trị đạo đức thể hiện qua cách ăn mặcluôn có những chuẩn mực nhất định và không thể vượt qua giới hạn cho phépbằng một chữ “tùy” Thừa nhận, những người trẻ là người đón đầu trào lưu mới

Và cách ăn mặc du nhập từ nước ngoài cũng được sinh viên tiếp nhận nhanh

Trang 12

chóng là điều không thể tránh khỏi Tuy nhiên, chúng ta phải biết mặc ở đúngnơi, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh Tự do ăn mặc là điều tất yếu, song bạn phải tôntrọng những nơi mà bạn đến để có trang phục phù hợp Đừng biến giảng đườngđại học thành một sân khấu thời trang cho mình phô trương Thay vào đó, hãythể hiện cách mặc của bạn ngay chính tại giảng đường Ở đây, không nói đếntoàn bộ sinh viên đang khiến văn hóa mặc tại môi trường học đường đi xuống.Tuy nhiên, một bộ phận sinh viên trong các trường Đại học đang làm mất đi nétđẹp của ăn mặc trong môi trường học đường, gây thiếu thiện cảm cho chính thầy

cô giáo của mình

1.3 Ảnh hưởng của văn hóa trang phục học đường tới sinh viên

Khi sinh viên lựa chọn trang phục phải bỏ ra những khoản tiền hàng hiệuđắt tiền mua những bộ quần áo phụ kiện trang phục nhưng không phù hợp vớihoàn cảnh sẽ dẫn đến những mặt trái, chi tiêu lãng phí; thay vào đó nếu chúng tabiết cách nhận thức đúng đắn về ý thức văn hóa và thẩm mĩ sẽ tiết kiệm đượcnhững khoản tiền nhất định để các bạn đầu tư phục vụ cho học tập Tránh đượctình trạng ăn chơi, đua đòi, làm mất trật tự xã hội, giảm được các tệ nạn xã hội

về văn hóa

Xây dựng văn hóa trang phục đường góp phần phát huy giá trị tuyềnthống của nhà trường, tạo nếp sống văn hóa lành mạnh, gắn kết mối quan hệthầy trò, bạn bè Mặc quần áo đồng phục khi đến lớp để tạo một môi trường gần

Trang 13

gũi, thân thiện, đặc biệt là tránh việc chê bai, phân biệt giàu nghèo trong lớphọc.

Giao lưu, học hỏi những kĩ năng mềm, cách lựa chọn trang phục phù hợpvới độ tuổi, ngành nghề đang theo học, quan niệm về thẩm mĩ có sự hài hòa vềcái đẹp giữa nội dung và hình thức Ngoài vẻ đẹp về trí tuệ sinh viên sẽ tự biết

chăm sóc vẻ đẹp ngoại hình, câu ca dao “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “ người đẹp

vì lụa, lúa tốt vì phân” đã phản ánh phần nào quan niệm về cái đẹp phải hài hòa

với nhau để con người hoàn thiện mình hơn

Tiêu cực

Xây dựng văn hóa trang phục của sinh viên trong trường học không đượcchú ý quan tâm sẽ dẫn đến tình trạng sinh viên không tự chủ ý thức bản thân nhưthế nào là văn hóa trang phục học đường Việc lựa chọn và ăn mặc không phùhợp của sinh viên không chỉ làm mất đi vẻ đẹp thẩm mĩ của trường học mà cònlàm ảnh hưởng không tốt tới chất lượng dạy và học, thiếu tôn trọng và gây phảncảm với mọi người xung quanh;

1.4 Vai trò của văn hóa trang phục học đường trong các trường học

Văn hóa trang phục học đường là một trong những nội dung được đề cậpcủa văn hoá học đường nói chung Tuy đây không phải là một chủ đề rộngnhưng văn hóa trang phục học đường đã và đang là một vấn đề nổi cộm trongcác trường học nói chung và các trường Cao đẳng, Đại học nói riêng mà nhiềungười quan tâm, qua đó nó khẳng định vai trò và tầm quan trọng nhất định trongnét đẹp văn hóa của mỗi học sinh, sinh viên

Văn hóa trang phục học đường trong các trường học có một vai trò quantrọng đối với học sinh, sinh viên nó không chỉ thể hiện vẻ đẹp thẩm mĩ của mỗi

cá nhân mà còn xây dựng một môi trường học đường văn minh Trang phục đẹptạo sự tự tin, thoải mái, thể hiện cá tính riêng của mỗi người, bên cạnh đó quacách lựa chọn trang phục phù hợp, có ý thức và có văn hóa giúp cho sinh viêndần tạo cho bản thân mình sự chủ động để khi rời khỏi giảng đường của trườnghọc hòa nhập vào môi trường làm việc mới các bạn sẽ có những cơ hội thíchứng nhanh với sự lựa chọn trang phục phù hợp khi tham gia vào các cuộc phỏng

Trang 14

vấn thực tập, xin việc tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng qua hình thức bênngoài.

Qua nét đẹp đơn thuần chỉ bằng những hình ảnh mộc mạc của các bạnsinh viên với trang phục phù hợp và đặc trưng riêng; cách thể hiện văn hóa họcđường đơn giản, không cầu kì nhưng lại là cơ hội để các trường học quảng bá,giới thiệu hình ảnh nhà trường, các ngành đào tạo Tạo ra sự tin tưởng đối vớicác bạn học sinh đang có ý định lựa chọn vào môi trường học đường phù hợpvới mình

TIỂU KẾT

Tóm lại, Chương 1 đã trình bày những lý thuyết khác nhau làm cơ sở choviệc phân tích đề tài, bao gồm: các khái niệm về xây dựng, văn hóa, trang phụchọc đường; những lý thuyết này là cơ sở cho những phân tích trong chương thựctrạng của văn hóa trang phục học đường của sinh viên trường Đại học Thươngmại Chương 1 còn khái quát vấn đề về thực trạng văn hóa trang phục của sinhviên các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay và Vai trò của văn hóa trang phụchọc đường trong các trường học Các vấn đề về xây dựng văn hóa trang phụccủa sinh viên trường Đại học Thương mại sẽ được trình bày cụ thể ở chương 2

Trang 15

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA TRANG PHỤC HỌC ĐƯỜNG CỦA

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 2.1 Giới thiệu tổng quan về Trường Đại học Thương mại

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Đại học Thương mại là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dụcquốc dân nước Cộng hòa xã chủ nghĩa Việt Nam Trường là cơ sở đào tạo cửnhân, thạc sỹ, tiến sỹ các ngành/chuyên ngành được Bộ Giáo dục và Đào tạoduyệt, tổ chức nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng và chuyển giao côngnghệ trong các lĩnh vực thương mại, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng nhàtrường, xây dựng đội ngũ, phát triển hợp tác quốc tế và quản lý tài chính, tài sảntiến tới tự chủ về tài chính

*) Lịch sử hình thành:

 Trường được thành lập năm 1960 với tên gọi là Trường Thương nghiệpTrung ương

Nam

chịu trách nhiệm

*) Cơ sở đào tạo

Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

*) Đội ngũ giảng viên:

Tổng số cán bộ viên chức của nhà trường hiện nay trên 600 người Trongđội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu có 2 giáo sư, 40 phó giáo sư, 100 tiến sĩ và

400 thạc sĩ Phần lớn cán bộ, giảng viên nhà trường đã và đang học tập, nghiên

Trang 16

cứu tại các nước và vùng lãnh thổ: Nga, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ,Đức, Thuỵ Điển, Úc, Thái Lan, Indonesia, Đài Loan.

*) Cơ sở vật chất

Trường Đại học Thương mại có cơ sở chính đóng tại số 79 đường HồTùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội với tổng diệntích 380.000 m2 Trường là một trong những đại học có cảnh quan và khuôn viênđẹp nhất trong các trường đóng tại Hà Nội

Khuôn viên trung tâm - Trường Đại học Thương mại

 Các giảng đường phục vụ đào tạo: Tòa nhà C (3 tầng, các giảng đường

60 chỗ ngồi, phục vụ học các môn ngoại ngữ, các môn chuyên ngành), Tòa nhà

D (3 tầng, các giảng đường 60 chỗ ngồi, phục vụ học các môn ngoại ngữ và cácphòng máy phục vụ môn tin học), Tòa nhà H (2 giảng đường 150 chỗ phục vụhọc tập và hội thảo, 1 giảng đường hai tầng với 1.000 chỗ ngồi, phục vụ học tập

và các chương trình, sự kiện), Tòa nhà G (5 tầng, các giảng đường từ 120-150chỗ ngồi, tầng 5 là các phòng máy tính), Tòa nhà V (7 tầng, từ 60-120 chỗ ngồi).Ngoài các giảng đường, sinh viên có thể tự học, học nhóm tại các phòng thảoluận (nhà C, nhà D và nhà V), mỗi phòng có 15-20 chỗ ngồi Tất cả giảng đườngđều được trang bị hệ thống máy chiếu, quạt điện, quạt trần và điều hoà nhiệt độ.Tổng diện tích phục vụ đào tạo: 46.000m2

mượn giáo trình, photocopy tài liệu, tầng 2 có các phòng đọc sách báo, phòngđọc sách nước ngoài, phòng hội thảo Tổng diện tích thư viện: 2.500m2

 Phòng thí nghiệm: có tổng diện tích 450m2

 Nhà xưởng thực hành: có tổng tổng diện tích 960m2

 Ký túc xá: Tòa nhà A (3 tầng, phục vụ sinh viên trong nước), Tòa nhà

B (3 tầng, chủ yếu phục vụ sinh viên quốc tế) Tổng diện tích ký túc xá:5.600m2

 Sân bóng đá: Sân nhà V, sân nhà G

 Sân tenis: Sân Bộ môn Thể dục - Quân sự

Ngày đăng: 04/10/2016, 21:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w