Các biện pháp xây dựng văn hóa học đường cho sinh viên

Một phần của tài liệu Văn hóa trang phục học đường của sinh viên trường đại học thương mại (Trang 27 - 32)

Nhà trường cần xây dựng hệ thống văn bản quy định rõ về chuẩn mực văn hóa đối với sinh viên khi đến trường học. Có những biện pháp xử lý kỷ luật đối

với những sinh viên không thực hiện đúng nội quy, quy chế trường học; kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện của sinh viên trong quá trình sinh viên học tập, rèn luyện qua các buổi học tập và sinh hoạt tại trường học.

Nhà trường nên có sự nghiên cứu, khảo sát thực trạng tại trường để nắm bắt được thông tin thực tế. Đồng thời dự đoán tình hình để có thể đưa ra những chuẩn mực có tính thực tiễn cao, có thể áp dụng trong thời gian dài, phù hợp với tình hình cụ thể của trường và đồng thời phù hợp với văn hóa con người tại địa phương và nhất là đáp ứng được nhu cầu hội nhập và phát triển theo xu hướng chung của đất nước. Trong quá trình đó nên có sự tìm hiểu, nghiên cứu và tham khảo những quy định tương tự của các trường bạn.

Áp dụng nội quy về văn hóa trang phục, sinh viên thực hiện đúng hoặc không đúng sẽ được cộng hoặc trừ vào bảng điểm rèn luyện đánh giá cá nhân qua mỗi học kỳ của năm học.

Văn hóa trang phục nói chung là một vấn đề có tính thay đổi theo thời gian, không thể áp đặt hay rằng buộc về một hình thức nhất định. Các trang phục của ngày xưa được nhắc tới là chiếc khăn mỏ quạ, áo yếm đào, nón quai thao hay đôi guốc mộc giản dị…cũng tương tự như vậy, trang phục học đường của sinh viên thế hệ trước là những bộ đồng phục theo phong cách lai cách tân của từng thời kì, đó là áo the, khăn xếp hay quần âu, áo trắng… thì ngày nay nó không còn phù hợp với xã hội hiện đại. Sự cách tân trong trang phục đã được cải biến, phù hợp với từng ngành nghề của trường học đào tạo. Chính vì vậy, đòi hỏi nhà trường cũng nên có sự quan tâm, khuyến khích sinh viên lựa chọn trang phục phù hợp, có thể đồng phục theo lớp, khoa tùy theo mỗi ngành học và nhu cầu của sinh viên. Tạo môi trường học đường thân thiện, có văn hóa qua cách lựa chọn trang phục không đi ngược với truyền thống văn hóa dân tộc.

3.2.2. Nâng cao nhận thức của sinh viên

Chúng ta đã và đang bước vào thập niên thứ hai của thế kỉ 21, thời điểm mà cả thế giới đang phát triển như một cơn lốc, cách ăn mặc vì thế cũng thoáng hơn, khoẻ khoắn hơn, hiện đại hơn, gọn gàng hơn. Do vậy, nhà trường không buộc các bạn sinh viên phải mặc trang phục đã quá lỗi thời của những năm về trước. Nhưng các bạn sinh viên vẫn nên nhớ và xác định rằng mình đang là sinh

viên thì phải mặc trang phục lịch sự, đứng đắn, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Ăn mặc thế nào mà khi hoạt động đứng, ngồi, chạy, nhảy ta vẫn thấy tự tin. Làm sao để trong mắt mọi người, ta vẫn luôn đẹp – cái đẹp giản dị nhưng không kém phần hiện đại.

Nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng được chú trọng hơn, sự giao lưu trong văn hóa làm hòa nhập những xu thế thời trang của khắp các quốc gia, sinh viên là thế hệ trẻ năng động, sáng tạo dễ thích ứng với môi trường mới chính vì vậy nhiều quan niệm về văn hóa trang phục học đường được các bạn nhìn nhận khá tự do. Một số bạn coi trường học như một sàn diễn để các bạn trình diễn những xu thế thời trang mới nhất, chính vì cách nhìn nhận sai lệch trên tạo ra sự không đồng nhất quan điểm về ý thức văn hóa trang phục. Muốn nâng cao được nhận thức mỗi sinh viên cần chủ động học hỏi, sáng tạo và tác phong trong sinh hoạt cá nhân. Mỗi sinh viên trước khi đến trường cần chỉnh chu trang phục, đầu tóc, quần áo gọn gàng, không nên mặc những trang phục không phù hợp như quần sooc, áo quá ngắn, mỏng gây phản cảm, những bộ đồ ngủ, hay trang phục dạo phố.

Những sinh viên có xu hướng thời trang cần có ý thức hơn, những bộ trang phục đến trường còn lòe loẹt, thẩm mĩ chưa phù hợp với môi trường học đường. Đối với những trường hợp trên phải có ý kiến đóng góp thẳng thắn từ phía giảng viên và các bạn sinh viên xung quanh để nhóm những đối tượng viên có thay đổi đúng về nhận thức.

Thầy cô giáo chính là những người phải đi tiên phong, làm tấm gương để sinh viên noi theo. Không chỉ như thế, giáo viên còn có thể là người định hướng phong cách ăn mặc cho sinh viên, dạy sinh viên làm thế nào cho đúng cách. Vì môi trường đại học không chỉ dạy cho người ta kiến thức, mà còn dạy cho họ cách sống, cách giao tiếp với những người xung quanh sao cho phù hợp. Mà việc thiết yếu thể hiện sự tông trọng người khác chính là cách ăn mặc. Hãy để cái đẹp thực sự đúng cách, vừa “tốt gỗ” vừa “tốt cả nước sơn”.

3.2.3. Các hoạt động truyền thông

Đẩy mạnh các phong trào văn hóa trong sinh viên, tạo môi trường học đường thân thiện, lành mạnh. Các bạn sinh viên cần có thái độ tích cực khi tham gia các hoạt động Đoàn; các cuộc thi văn hóa văn nghệ như: “SẮC MÀU CVU”,

“SINH VIÊN THANH LỊCH ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI” đã thành công khi xây dựng được vẻ đẹp của sinh viên trường Đại học Thương mại. Vì vậy, cần phát huy những điểm mạnh của nhà trường.

Tuyên truyền giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên, trong đó có nội dung văn hóa trang phục học đường. Tổ chức các cuộc thi, các hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu truyền thống văn hóa của sinh viên trong nhà trường. Với mục đích đẩy mạnh tuyên truyền về Văn minh học đường thông qua các sản phẩm truyền thông phù hợp với giới trẻ, cuộc thi là một sân chơi sáng tạo, trẻ trung – nơi các bạn sinh viên được thỏa sức thể hiện óc hài hước, sự dí dỏm, thông minh cũng như góc nhìn của mình về những thực trạng đã và đang diễn ra trong môi trường học đường. Nhận thức để thay đổi! Thay đổi theo một hướng đi tích cực hơn, văn minh hơn, hướng đến xây dựng môi trường học đường đúng nghĩa nhất, trong sáng và nề nếp nhất.

Bên cạnh đó, tiêu chí phản ánh hiện thực bằng cái nhìn dí dỏm nhưng không kém tính nhân văn, cuộc thi lựa chọn cách tiếp cận nhẹ nhàng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi sinh viên. Đây sẽ là động lực thúc đẩy người thực hiện một cách tự giác, tự nguyện.

Tóm lại: Văn hóa là mặt tinh thần của xã hội. Một xã hội nói chung và một tổ chức nói riêng không thể gọi là phát triển toàn diện nếu thiếu đi mặt tinh thần đó. Với sự nỗ lực của tập thể nhà trường và sự gương mẫu của mỗi cán bộ, giảng viên và sự ủng hộ cũng như đồng lòng của toàn thể sinh viên, mỗi nhà trường sẽ thiết lập được những chuẩn mực cụ thể và đúng đắn cho việc xây dựng và phát triển một môi trường văn hóa tiên tiến, lành mạnh góp phần vào sự ổn định và phát triển không ngừng của văn hóa học đường nói chung và văn hóa trang phục học đường nói riêng.

TIỂU KẾT

Từ những khái quát về lý luận trong chương 1 và thực trạng đã trình bày

lượng trong quá trình xây dựng văn hóa trang phục của sinh viên tại trường Đại học Thương mại.

Một phần của tài liệu Văn hóa trang phục học đường của sinh viên trường đại học thương mại (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w