1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoach dinh chien luoc ma tran IFE

35 715 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 383,54 KB

Nội dung

Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Về lao động, ngành công nghiệp chế biến gỗ chiếm khoảng từ 250.000 – 300.000 lao động. Trong đó, 10% lao động có trình độ đại học trở lên; 4550% lao động thường xuyên được đào tạo, còn lại 3540% lao động giản đơn theo mùa vụ. Mặc dù số lượng lao động trong ngành hàng chế biến gỗ rất lớn nhưng đa số lao động chưa được đào tạo bài bản, hoạt động thiếu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, sự phân công lao động chưa hợp lý, giảm sát, quản lý vẫn còn thiếu hiệu quả đang là những vấn đề nổi cộm hiện nay. Năng suất lao động trong ngành chế biến gỗ ở Việt Nam còn thấp: bằng 50% của Philippines, 40% năng suất lao động của Trung Quốc và chỉ bằng 20% năng suất lao động của Liên minh Châu Âu (EU). Với hiện trạng lao động như hiện tại, vấn đề đào tạo và bổ sung nguồn nhân lực có kỹ thuật cao, có khả năng sử dụng tốt các công nghệ hiện đại trong sản xuất là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với ngành hàng chế biến gỗ. 2.2 Ma trận IFE 2.2.1 Ý nghĩa ma trận  Tổng hợp những đánh giá điểm mạnh, điểm yếu  Giúp đánh giá được nguồn lực chiến lược và năng lực lõi của tổ chức  Cung cấp dữ liệu để xây dựng ma trận SWOT và ma trận QSPM 2.2.2 Các bước thực hiện ma trận IFE Bước 1: Xác định từ 1020 yếu tố điểm mạnh, điểm yếu quan trọng đối với DN trong ngành Bước 2: Xác định tầm quan trọng Ti của từng yếu tố đối với DN trong ngành (Ti = 0 ÷ 1). Tổng Ti = 1 Bước 3: Tính điểm phân lọai của DN (ta nghiên cứu) đối với từng yếu tố (Pi = 1 ÷ 4). Pi còn gọi là điểm năng lực Bước 4: Tính điểm năng lực theo trọng số (Qi) của từng yếu tố đối với DN (DN ta nghiên cứu): Qi = Ti Pi Bước 5: Tính tổng điểm năng lực : S = ∑TiPi, trong đó S = 1 ÷ 4 và S trung bình = 2.5 Vận dụng ma trận IFE vào Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành 3.1 Bước 1 Bước 1: Xác định từ 1020 yếu tố điểm mạnh, điểm yếu quan trọng đối với DN trong ngành Từ danh mục khoảng 130 yếu tố bên trong (được chọn lựa từ lý thuyết) > Bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia bằng bảng hỏi> nhóm đã chọn 10 20 yếu tố bên trong quan trọng đối với DN trong ngành.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ

5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản Việt Nam đã trở thành nướcxuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn đượcnâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực

Về lao động, ngành công nghiệp chế biến gỗ chiếm khoảng từ 250.000 – 300.000lao động Trong đó, 10% lao động có trình độ đại học trở lên; 45-50% lao động thườngxuyên được đào tạo, còn lại 35-40% lao động giản đơn theo mùa vụ Mặc dù số lượng laođộng trong ngành hàng chế biến gỗ rất lớn nhưng đa số lao động chưa được đào tạo bàibản, hoạt động thiếu chuyên nghiệp Bên cạnh đó, sự phân công lao động chưa hợp lý,giảm sát, quản lý vẫn còn thiếu hiệu quả đang là những vấn đề nổi cộm hiện nay Năngsuất lao động trong ngành chế biến gỗ ở Việt Nam còn thấp: bằng 50% của Philippines,40% năng suất lao động của Trung Quốc và chỉ bằng 20% năng suất lao động của Liênminh Châu Âu (EU) Với hiện trạng lao động như hiện tại, vấn đề đào tạo và bổ sungnguồn nhân lực có kỹ thuật cao, có khả năng sử dụng tốt các công nghệ hiện đại trong sảnxuất là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với ngành hàng chế biến gỗ

Nhìn chung, trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, nềnkinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, sự thànhcông hay thất bại của mỗi doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoàitác động như chính trị, lạm phát, thất nghiệp, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào những yếu

tố nội bộ doanh nghiệp như nguồn nhân lực, công nghệ, tài chính hay quy mô công ty, Xuất phát từ mong muốn có một cái nhìn tổng quan về Công ty Cổ phần Tập Đoàn KỹNghệ Gỗ Trường Thành bằng cách thông qua ma trận IFE để thấy được điểm mạnh, điểmyếu của Công ty, qua đó cho ta thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng ma trận IFEvào việc đánh giá môi trường nội bộ doanh nghiệp như thế nào, nhóm em chọn đề tài

“VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN IFE ĐỂ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH”.

Trang 2

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Đề tài này với mục đích nghiên cứu về ma trận IFE (ma trận các yếu tố nội bộ), đồng thờibiết cách vận dụng vào thực tế cho Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ TrườngThành thông Trên cơ sở đó biết được các điểm mạnh và điểm yếu của Công ty, nhằmphát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu, đồng thời làm tiền đề cho nhóm bạn nghiêncứu và thực hiện các ma trận tiếp theo

3 Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố nội bộ của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành

4 Phạm vi nghiên cứu

Lý thuyết về ma trận IFE

Bài nghiên cứu được thực hiện thông qua các báo cáo của Công ty, những trang web, bàibáo liên quan đến Công ty,

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích và so sánh

6 Kết cấu tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Vận dụng ma trận IFE vào Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ TrườngThành

Trang 3

Chương 1: Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ

Trường Thành1.1 Tổng quan về Công ty

1.1.1 Một số thông tin cơ bản về Công ty

Tên tiếng Việt: Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành

Tên tiếng Anh: Truong Thanh Furniture Corporation

Tên viết tắt: TTFC hoặc TTF

Mã chứng khoán: TTF

Sản phẩm chính: Nội – ngoại thất bằng gỗ, ván sàn gỗ, cửa gỗ, ván dăm, ván ép, ván lạng,rừng trồng

Số nhân sự: 6500

Số nhà máy: 8 nhà máy tại Phú Yên, Dak Lak, TPHCM và Bình Dương

Công suất: 5500 container 40ft/năm

Là một trong những Tập Đoàn chế biến gỗ hàng đầu Việt Nam với hệ thống 8 nhà máy đa

số được trang bị công nghệ chế biến hiện đại của Châu Âu Nhóm sản phẩm xuất khẩuchính của Trường Thành bao gồm: Nội thất, Ngoại thất, Ván sàn và Particle Board; đượcxuất sang nhiều thị trường lớn như EU, Mỹ, Úc… Công suất hiện tại của các nhà máy đạtmức 5500 cont 40FT/năm Thông qua việc áp dụng quy trình kiểm tra chất lượng sảnphẩm theo chứng nhận ISO 9001:2008, FSC®-C011411 và BRC, chúng tôi hoàn toàn cókhả năng đáp ứng được yêu cầu của những khách hàng lớn trên khắp thế giới Chính vì lẽ

đó, Tập Đoàn Trường Thành tự hào khi được trao tặng nhiều giải thưởng quốc gia, quốc

tế cao quý từ các tổ chức chất lượng uy tín trên khắp thế giới

1.1.2 Logo Công ty Trường Thành

Trang 4

1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1993: Thành lập nhà máy đầu tiên tại Dak Lak, với chỉ 30 công nhân.

Năm 2000: Mua lại nhà máy VINAPRIMART của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

đầu tiên của tỉnh Bình Dương, chuyên sản xuất đũa gỗ, để chuyển thành nhà máy chế biếnván sàn và đồ gia dụng nội – ngoại thất bằng gỗ cho thị trường xuất khẩu

Năm 2002: Thành lập nhà máy thứ ba tại Thủ Đức, TPHCM để gia tăng công suất đáp

ứng đơn hàng ngày mỗi nhiều

Năm 2003: Chuyển từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần.

Năm 2006: Sau gần 10 tháng tìm hiểu, thẩm định kết quả kinh doanh cũng như đánh giá

tiềm năng phát triển của TTF, Quỹ Aureos Đông Nam Á (ASEAF) đã trở thành cổ đôngnước ngoài đầu tiên của Công ty vào ngày 31/12/2006, đánh dấu một bước ngoặc quantrọng cho sự phát triển của TTF Bên cạnh đó, Tập đoàn còn cho ra đời thêm 1 nhà máynữa tại Dak Lak

Năm 2007: Công ty tiếp tục thu hút vốn từ các nguồn cổ đông trong và ngoài nước, tăng

vốn điều lệ lên thành 150 tỷ đồng cùng với thặng dư vốn trên 470 tỷ đồng Các cổ đôngchiến lược và các cổ đông lớn bao gồm Aureos South East Asia Managers Ltd, VOFInvestment Limited, Công ty CK Bảo Việt, Tong Yang, KITMC, Vina Capital, Đồngthời, TTF thành lập các công ty trồng rừng tại Dak Lak và Phú Yên với chấp thuận chủtrương 100.000ha tại Việt Nam

Năm 2008: Tiếp tục thành lập 1 nhà máy tại Phú Yên và 1 nhà máy hiện đại nhất Việt

Nam tại Bình Dương Ngoài ra, TTF còn là một trong 30 doanh nghiệp đầu tiên đượcChính phủ chọn vào Chương trình Thương hiệu Quốc gia

Năm 2008: Ngày 1/2/2008, Công ty đã nhận được quyết định số 24/QD-SGDHCM của

Sở Giao dịch Chứng Khoán TP.HCM (HOSE) cho phép niêm yết chính thức 15.000.000

cổ phần TTF Và ngày giao dịch chính thức đầu tiên của TTF trên HOSE là 18/2/2008.Đây là một cột mốc rất quan trọng của TTF

Năm 2010: Tiếp tục xây dựng nhà máy thứ 8, chuyên sản xuất ván lạng, ván ép và ván

sàn kỹ thuật cao

Trang 5

Năm 2011: Thành lập Công ty TNHH Trồng rừng Trường Thành Oji (TTO), một liên

doanh giữa TTF và tập đoàn giấy lớn nhất Nhật Bản: OJI Paper về trồng rừng với quy mô17.000 ha tại Phú Yên

Năm 2012: Lần đầu tiên bị sụt giảm doanh số trong quá trình hình thành và phát triển,

cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hợp nhất đã bị lỗ khoảng 2,9 tỷ đồng,mặc dù sau khi trừ đi Lợi ích của Cổ đông thiểu số thì Cổ đông của Công ty mẹ vẫn cònlãi gần 2,5 tỷ đồng

Năm 2013: Công ty đã gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về tài chính TTF đã có

nhiều giải pháp tháo gỡ và chính thức bước vào giai đoạn tái cơ cấu tài chính với nhiềubước thực hiện trong vòng 18 tháng kể từ tháng 11/2013

Năm 2014: Trong năm 2014, TTF thực hiện tái cấu trúc tài chính mạnh mẽ và đã đạt

được 80% kế hoạch đề ra và bắt đầu dồn lực mạnh hơn cho việc phát triển kinh doanh,xây dựng thương hiệu để trở về lại vị trí số 1 của ngành chế biến gỗ không chỉ về doanh

số mà cả về quy mô, công nghệ và hệ thống phân phối

Năm 2015: Công ty chính thức công bố tái cơ cấu tài chính thành công, doanh số tăng

mạnh trở lại và lợi nhuận thu về lớn nhất kể từ trước đến nay

1.1.4 Ngành nghề kinh doanh

 Sản xuất đồ mộc, gỗ dán, gỗ lạng, ván ép, ván sàn nội thất;

 Mua bán sản phẩm mộc, phụ tùng, phụ kiện ngành chế biến gỗ;

 Sản xuất bao bì;

 Đại lý ký gởi hàng hóa;

 Mua bán thủy hải sản, sản phẩm nông lâm sản, phân bón;

 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;

 Kinh doanh bất động sản;

 Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng;

 Hoạt động xây dựng chuyên dụng;

 Trồng rừng và chăm sóc rừng;

Trang 6

1.1.5 Các công ty, nhà máy trực thuộc Công ty Trường Thành

Hiện nay, Tập đoàn Trường Thành có 8 nhà máy và 12 công ty con trực thuộc và 2 công

ty liên kết liên doanh

8 nhà máy

 02 tại Phú Yên

 02 tại EaH’ Leo, Dak Lak

 01 tại Thủ Đức, TPHCM

 03 tại Tân Uyên, Bình Dương

 Tổng cộng chiếm diện tích khoảng 40 hecta

12 công ty con trực thuộc

 Công ty CP Gỗ Trường Thành (TTDL1), Đắk Lắk

 Công ty CP Bao bì Trường Thành (TTTD), Tp Hồ Chí Minh

 Công ty CP Chế biến Gỗ Trường Thành (TTDL2), Đắk Lắk

 Công ty CP Công nghiệp Gỗ Trường Thành (TTI), Phú Yên

 Công ty CP Chế biến Gỗ Trường Thành (TTBD2), Bình Dương

 Công ty CP Trường Thành Xanh (TTG), Phú Yên

 Công ty CP Lâm nghiệp Trường Thành (TTC), Đắk Lắk

 Công ty CP Ván Công nghiệp Trường Thành (TTBD3), Bình Dương

 Công ty CP Lâm nghiệp Trường Thành (TTDN1), Đắk Nông

 Công ty CP Thương mại, Xuất Nhập Khẩu Trường Thành (TTDN 2), Đắk Nông

 Công ty CP Vật liệu Xây dựng Trường Thành – Phước An

 Công ty CP Nông lâm Công nghiệp Trường An

2 công ty liên kết liên doanh:

 Công ty TNHH Trường Thành OJI (TTO), Phú Yên

 Công ty Bất Động Sản Phú Hữu Gia

Trang 7

1.2 Sơ đồ hệ thống phân phối của Công ty

Thị trường xuất khẩu:

Đến 70% sản lượng sản phẩm gỗ của TTF là dành cho xuất khẩu đến các thị trường nhưChâu Âu (Anh, Pháp, Ý, Hà Lan, TBN…), Nhật bản, Hoa Kỳ, Úc… Đối với thị trườngquốc tế, khách hàng chính đa số là hệ thống siêu thị hàng đầu trên thế cũng như hàng đầucủa từng quốc gia, cũng như các chuỗi cửa hàng nhỏ hơn nhưng có thương hiệu mạnh vàđòi hỏi sản phẩm chất lượng cao, cụ thể là những công ty sau:

Trang 8

Thị trường nội địa:

Đối với thị trường trong nước, kế hoạch của Công ty là phát triển lên 20 đại lý cấp 1 trêntoàn quốc, với mục tiêu duy trì doanh số tiêu thụ nội địa chiếm 30% tổng doanh thu sảnphẩm của Công ty Đây cũng là một giải pháp chia sẻ rủi ro của TTF và công ty cũng bắtđầu phát triển thương hiệu mạnh mẽ hơn tại Việt Nam từ năm 2010 Trong năm 2010,công ty đã duy trì và phát triển được mạng lưới gồm:

Hệ thống siêu thị, cửa hàng trực thuộc TTF:

1 DT 747, KP.7, Uyên Hưng, Tân Uyên, Bình Dương (0650) 3 642 004

2 682 Minh Khai, P.Vĩnh Tuy, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội (04) 36 320 192

Hệ thống các đại lý và hệ thống phân phối liên kết của TTF:

T

ĐiệnthoạiTP.HCM

1 TT Điện máy Thiên Hoà

5 Gia Thịnh 1 141 Ngô Gia Tự, P 2, Q.10, TP.HCM

6 Gia Thịnh 2 223 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM (08) 38

Trang 9

246BÌNH DƯƠNG

9 Minh Trâm 511 Đại lộ Bình Dương, P.Hiệp Thành,

TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương

(0650) 3

897 755

10 TT Điện máy Thiên Hoà 333 Đại Lộ Bình Dương, P.Thuận Giao,

TX.Thuận An, Bình Dương

12 Nội thất Lầm 41 đường DT 745, Khu Đông Tư, Lái Thiêu,

Bình Dương

0919 435349ĐĂK NÔNG

13 Furni-mart Đăk Nông Tầng 2, Showroom ôtô Tấn Phát, đường 23/3,

Thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông

(0501)

548 399BẾN TRE

14 Quốc Hùng 325 Nguyễn Huệ, P.Phú Khương, TX.Bến

Tre

(075) 3

500 818PHÚ QUỐC

15 Kiều Lan Khu phố 1, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc,

Kiên Giang

0909 008040NHA TRANG

16 An Gia Phát 110 Thống Nhất, TP.Nha Trang, Khánh Hòa 0914 016

926BÌNH ĐỊNH

17 Diệp Phượng Tổ 10, KP7, P.Bùi Thị Xuân, Phú Tài,

HÀ NỘI

Trang 10

19 Mê Linh Plaza Km 8, đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài,

Mê Linh, Hà Nội

(04) 38

869 996HẢI PHÒNG

20 Đông Nghiêm 112 Tô Hiệu, P.Trại Cau, Q Lê Chân, Hải

Phòng

0912 499852

 Ngoài ra, còn một số khách hàng khác trong lĩnh vực trang trí nội thất và cung cấpsản phẩm gỗ cho các công trình tại Việt Nam như Vincom, Huyndai, Vạn PhátHưng…

Chương 2: Cơ sở lý thuyết2.1 Phân tích môi trường bên trong đối với doanh nghiệp

2.1.1 Ý nghĩa của việc phân tích môi trường bên trong

Trong từng lĩnh vực hoạt động mỗi tổ chức đều có những điểm mạnh, điểm yếu củariêng mình Những khả năng đặc biệt – Những điểm mạnh của một tổ chức mà các đối thủkhác không thể dễ dàng sao chép được, làm được

Để xây dựng lợi thế cạnh tranh cần phải tận dụng được những khả năng đặc biệt.Một trong những mục tiêu quan trọng của thiết lập các chiến lược là cải thiện những điểmyếu của tổ chức, biến chúng thành điểm mạnh và nếu có thể thì trở thành các khả năngđặc biệt

Trang 11

Phân tích môi trường bên trong là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu của quảntrị chiến lược Nếu không phân tích tốt môi trường bên trong, không nhận diện được đúngnhững điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức thì sẽ không thể thiết lập được chiến lược hoànhảo.

Các phân tích môi trường bên trong là đánh giá toàn diện về tiềm năng thế mạnh vàđiểm yếu của môi trường bên trong Các yếu tố được đánh giá như:

 Nguồn lực về con người: Cơ cấu tổ chức, cán bộ chủ chốt

 Tài chính: Hiệu quả hoạt động, nguồn tài chính, thị phần

 Hình ảnh công ty: Nhận biết sản phẩm, nhận biết thương hiệu…

 Công nghệ

 Kênh phân phối

 Văn hóa công ty,

 Hợp đồng độc quyền

 Bằng sáng chế và bí mật thương mại,

2.1.2 Phân tích môi trường bên trong

Văn hóa doanh nghiệp

Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, là một tậphợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhậnthức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa… chính sự khác nhau này tạo ramột môi trường làm việc đa dạng và phức tạp Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh gay gắt củanền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn tại và pháttriển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế.Vậy làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực conngười, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần vào

sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng

và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng gópcủa tất cả mọi người vào việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức – đó là Văn hóa doanhnghiệp (VHDN)

Trang 12

Mặt khác xây dựng VHDN còn là một yêu cầu tất yếu của chính sách phát triểnthương hiệu vì thông qua hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thươnghiệu của doanh nghiệp VHDN chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.

Nhân lực

Nhân lực là yếu tố quyết định đến sản xuất kinh doanh, nó bao gồm một số nội dungchủ yếu sau:

 Ban giám đốc doanh nghiệp

Là những cán bộ quản lý ở cấp cao nhất trong doanh nghiệp, những người vạch rachiến lược, trực tiếp điều hành, tổ chức thực hiện công việc kinh doanh của doanh nghiệp.Đối với những công ty cổ phần, những tổng công ty lớn, ngoài ban giám đốc còn có hộiđồng quản trị là đại diện cho các chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định phương hướng kinhdoanh của công ty

Các thành viên của ban giám đốc có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu các thành viên có trình độ, kinh nghiệm và khảnăng đánh giá, năng động, có mối quan hệ tốt với bên ngoài thì họ sẽ đem lại cho doanhnghiệp không chỉ những lợi ích trước mắt như: tăng doanh thu, tăng lợi nhuận mà còn uytín lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp Đây mới là yếu tố quan trọng tác động đến khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp

 Đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp doanh nghiệp

Là những người quản lý chủ chốt có kinh nghiệm công tác, phong cách quản lý, khảnăng ra quyết định, khả năng xây dựng ê kíp quản lý và hiểu biết sâu rộng lĩnh vực kinhdoanh sẽ là một lợi thế quan trọng cho doanh nghiệp Người quản lý làm việc trực tiếp vớinhân viên cấp dưới, với chuyên viên, vì vậy trình độ hiểu biết của họ sẽ giúp họ nảy sinhnhững ý tưởng mới, sáng tạo phù hợp với sự phát triển và trưởng thành của doanh nghiệp

 Các cán bộ quản lý ở cấp phân xưởng, đốc công và công nhân

Trình độ tay nghề của công nhân và lòng hăng say nhiệt tình làm việc của họ là yếu

tố tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Bởi khi tay nghề cao kếthợp với lòng hăng say nhiệt tình lao động thì nhất định năng suất lao động sẽ tăng trong

Trang 13

khi chất lượng sản phẩm được bảo đảm Đây là tiền đề để doanh nghiệp có thể tham gia

và đứng vững trong cạnh tranh

Muốn đảm bảo được điều này các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo và đào tạo lạiđội ngũ người lao động của mình, giáo dục cho họ lòng nhiệt tình hăng say và tinh thầnlao động tập thể

Nguồn tài chính

Quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất cứ một hoạt động đầu tư,mua sắm hay phân phối của doanh nghiệp Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ cónhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, đảm bảonâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cao sức mạnh cạnh tranh, củng cố

vị trí của mình trên thị trường

Máy móc thiết bị và công nghệ

Tình trạng máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc đến khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiệnnăng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm,đến giá thành và giá bán sản phẩm

Có thể khẳng định rằng một doanh nghiệp với một hệ thống máy móc thiết bị vàcông nghệ tiên tiến cộng với khả năng quản lý tốt sẽ làm ra sản phẩm có chất lượng cao,giá thành hạ từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh Ngược lại không một doanh nghiệp nào

mà được coi là có khả năng cạnh tranh cao trong khi trong tay họ là cả một hệ thống máymóc thiết bị cũ kỹ với công nghệ sản xuất lạc hậu

Ngày nay việc trang bị máy móc thiết bị công nghệ có thể được thực hiện dễ dàng,tuy nhiên doanh nghiệp cần phải biết sử dụng với quy mô hợp lý mới đem lại hiệu quảcao

Hệ thống mạng lưới phân phối của doanh nghiệp

Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp được tổ chức, quản lý và điều hành mộtcách hợp lý thì nó sẽ là một phương tiện có hiệu quả để tiếp cận khách hàng Doanhnghiệp thu hút khách hàng bằng cách trinh phục (hình thức mua bán, thanh toán, vậnchuyển) hợp lý nhất

Trang 14

2.2 Ma trận IFE

2.2.1 Ý nghĩa ma trận

 Tổng hợp những đánh giá điểm mạnh, điểm yếu

 Giúp đánh giá được nguồn lực chiến lược và năng lực lõi của tổ chức

 Cung cấp dữ liệu để xây dựng ma trận SWOT và ma trận QSPM

2.2.2 Các bước thực hiện ma trận IFE

Bước 1: Xác định từ 10-20 yếu tố điểm mạnh, điểm yếu quan trọng đối với DN trong

ngành

Bước 2: Xác định tầm quan trọng Ti của từng yếu tố đối với DN trong ngành (Ti = 0 ÷ 1).

Tổng Ti = 1

Bước 3: Tính điểm phân lọai của DN (ta nghiên cứu) đối với từng yếu tố (Pi = 1 ÷ 4) Pi

còn gọi là điểm năng lực

Bước 4: Tính điểm năng lực theo trọng số (Qi) của từng yếu tố đối với DN (DN ta nghiên

cứu): Qi = Ti * Pi

Bước 5: Tính tổng điểm năng lực : S = ∑TiPi, trong đó S = 1 ÷ 4 và S trung bình = 2.5

Chương 3: Vận dụng ma trận IFE vào Công ty Cổ Phần Tập Đoàn

Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành

3.1 Bước 1

Bước 1: Xác địn h từ 10-20 yếu tố điểm mạnh , điểm yếu quan trọng đối với DN trong ngành

Từ danh mục khoảng 130 yếu tố bên trong (được chọn lựa từ lý thuyết) -> Bằng phương

pháp phỏng vấn chuyên gia bằng bảng hỏi-> nhóm đã chọn 10 -20 yếu tố bên trong quantrọng đối với DN trong ngành

15 yếu tố bên trong quan trọng đối với doanh nghiệp trong ngành gỗ như sau:

Trang 15

STT Các yếu tố

1 Năng lực tài chính

2 Uy tín thương hiệu

3 Dịch vụ chăm sóc khách hàng và hậu mãi

4 Độ phủ của hệt thống phân phối

5 Công nghệ sản xuất hiện đại

6 Năng lực đảm bảo đầu vào

7 Đội ngũ quản trị có kinh nghiệm kinh doanh trên thị

trường quốc tế

8 Hệ thống kiểm soát chất lượng hữu hiệu

9 Năng lực nghiên cứu thị trường

10 Quy mô sản xuất

11 Giá thành so với đối thủ

12 Năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm phù hợp

13 Hệ thống kiểm soát bán hàng hữu hiệu

14 Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng với giá phù

hợp

15 Sự kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu

L

ý do chọn 1 5 yếu tố trên :

Yếu tố 1: Năng lực tài chính

Quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất cứ một hoạt động đầu tư,mua sắm hay phân phối của doanh nghiệp Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ cónhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, đảm bảonâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cao sức mạnh cạnh tranh, củng cố

vị trí của mình trên thị trường

Yếu tố 2: Uy tín thương hiệu

Chức năng này là sự cảm nhận của người tiêu dùng về sự khác biệt, về sự ưu việthay an tâm, thoải mái, tin tưởng khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ khi lựa chọn mà thươnghiệu đó mang lại Nói đến sự cảm nhận là người ta nói đến ấn tượng nào đó về hàng hóa,dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng Sự cảm nhận của người tiêu dùng không phải tự

Trang 16

nhiên mà có, nó được hình thành tổng hợp từ các yếu tố của thương hiệu như màu sắc, têngọi, biểu trưng, âm thanh, khẩu hiệu, và sự trải nghiệm của người tiêu dùng Cùng mộthàng hóa, dịch vụ nhưng cảm nhận của người tiêu dùng có thể khác nhau, phụ thuộc vàothông điệp hoặc hoàn cảnh tiếp nhận thông tin, hoặc phụ thuộc vào sự trải nghiệm củangười sử dụng

Một thương hiệu có đẳng cấp, đã được chấp nhận sẽ tạo ra một sự tin cậy đối vớikhách hàng và khách hàng sẽ trung thành với thương hiệu và dịch vụ đó Chất lượng hànghóa, dịch vụ là yếu tố quyết định lòng trung thành của khách hàng, nhưng thương hiệu làđộng lực cực kỳ quan trọng đế giữ chân khách hàng ở lại với hàng hóa, dịch vụ đó và làđịa chỉ dể người tiêu dùng đặt lòng tin Chức năng này chỉ được thể hiện khi thương hiệu

đã được chấp nhận trên thị trường

Yếu tố 3: Dịch vụ chăm sóc khách hàng và hậu mãi

Việc duy trì mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và khách hàng là vấn đề không hềđơn giản Nhất là làm thế nào để níu chân khách quay lại những lần tiếp theo thì lại càngkhó khăn hơn Không chỉ dừng lại ở việc bán hàng, chăm sóc khách hàng sau bán hàngcũng đòi hỏi nhiều kĩ năng Làm tốt công việc này sẽ giúp các doanh nghiệp lấy được sựtin tưởng và mở rộng được đối tượng khách hàng nhiều hơn

Yếu tố 4: Độ phủ của hệ thống phân phối

Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp được tổ chức, quản lý và điều hành một cáchhợp lý thì nó sẽ là một phương tiện có hiệu quả để tiếp cận khách hàng Doanh nghiệp thuhút khách hàng bằng cách trinh phục (hình thức mua bán, thanh toán, vận chuyển) hợp lýnhất

Yếu tố 5: Công nghệ sản xuất hiện đại

Tình trạng máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc đến khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiệnnăng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm,đến giá thành và giá bán sản phẩm

Trang 17

Có thể khẳng định rằng một doanh nghiệp với một hệ thống máy móc thiết bị vàcông nghệ tiên tiến cộng với khả năng quản lý tốt sẽ làm ra sản phẩm có chất lượng cao,giá thành hạ từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh

Yếu tố 6: Năng lực đảm bảo đầu vào

Khi vào TPP, các doanh nghiệp Việt Nam để được hưởng các ưu đãi về thuế suấtcủa khối TPP, các sản phẩm của Việt Nam phải đảm bảo hai tiêu chí chính Thứ nhất,55% lượng gỗ nguyên liệu phải có xuất xứ từ trong khối TPP Thứ hai, các sản phẩm gỗphải đảm bảo tính hợp pháp từ đất đai, khai thác gỗ, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu, tàichính, an sinh xã hội

Song, hiện nay, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu chủ yếu từ các thị trường ĐôngNam Á (Lào, Myanmar, Malaysia, Cambodia ), Trung Quốc và Hoa Kỳ Trong đó, Lào

là nước Việt Nam nhập khẩu gỗ nhiều nhất với tỷ trọng 28,9% tổng kim ngạch nhập khẩu

gỗ nguyên liệu

Tỷ trọng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các quốc gia thuộc khối TPP năm 2013 chiếm26,9% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam Đây là thách thức củaViệt Nam khi không đảm bảo được yêu cầu 55% lượng gỗ nguyên liệu có xuất xứ trongkhối TPP Hơn nữa, thực tế gỗ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á đều rất khó khănchứng minh gỗ hợp pháp

Do vậy, theo IPSARD, định hướng trong thời gian tới, Việt Nam cần chuyển dịch,tăng nhập khẩu gỗ từ Úc, New Zealand, hạn chế nhập khẩu từ Lào, Cambodia,Myanmar để đảm bảo yêu cầu gỗ hợp pháp và nguồn gốc xuất xứ

Yếu tố 7: Đội ngũ quản trị có kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế

Là những cán bộ quản lý ở cấp cao nhất trong doanh nghiệp, những người vạch rachiến lược, trực tiếp điều hành, tổ chức thực hiện công việc kinh doanh của doanh nghiệp.Đối với những công ty cổ phần, những công ty lớn, thị trường tiêu thụ không chỉ ở trongnước mà còn ở nước ngoài, chính vì thế đội ngũ quản trị cần phải có kinh nghiệm, khảnăng đánh giá, có mối quan hệ tốt khi kinh doanh trên thị trường quốc tế Đây mới là yếu

tố quan trọng tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Yếu tố 8: Hệ thống kiểm soát chất lượng hữu hiệu

Ngày đăng: 04/10/2016, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w