PHẦN MỞ ĐẦU 6 1. Lí do chọn đề tài 6 2. Lịch sử nghiên cứu về truyện cười 8 3. Mục đích nghiên cứu 14 4. Đối tượng nghiên cứu 14 5. Giả thuyết khoa học 14 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 14 7. Các phương pháp sử dụng 14 8. Đóng góp của luận văn 15 9. Phạm vi nghiên cứu 15 10. Cấu trúc của luận văn 15 CHƯƠNG I 17 CÁC CĂN CỨ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRUYỆN CƯỜI 17 TRONG DẠY HỌC “LUYỆN CÂU” VÀ “CHÍNH TẢ” 17 1. Giới thuyết về truyện cười 17 1.1. Khái niệm truyện cười 17 1.2. Một số đặc trưng cơ bản của truyện cười 17 1.3. Phân loại truyện cười 20 2. Lợi thế truyện cười với tư cách là ngữ liệu dạy học “Luyện câu” và “Chính tả” ở Tiểu học. 22 2.1. Truyện cười có nội dung ngắn gọn, sâu sắc 23 2.2.Truyện cười đảm bảo tính tiết kiệm của ngữ liệu 26 2.3. Truyện cười tạo hứng thú học tập cho học sinh Tiểu học 26 3. Việc sử dụng truyện cười trong SGK Tiếng Việt ở Tiểu học 27 3.1.Truyện cười được đưa vào cùng với những thể loại văn bản khác theo từng khối lớp. 27 3.2. Thống kê truyện cười được sử dụng trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học 28 3.3. Sự phân bố truyện cười trong các phân môn của môn Tiếng Việt. 31 4. Một vài hạn chế của việc sử dụng truyện cười trong SGK Tiếng Việt ở Tiểu học 33 CHƯƠNG II 35 XÂY DỰNG NGÂN HÀNG TRUYỆN CƯỜI ĐỂ DẠY HỌC “LUYỆN CÂU” VÀ “CHÍNH TẢ”Ở TIỂU HỌC 35 1. Nguyên tắc lựa chọn truyện cười trong dạy học “Luyện câu” và “Chính tả”ở Tiểu học 35 1.1. Lựa chọn truyện cười phù hợp với mục tiêu dạy học “Luyện câu” và “Chính tả”ở Tiểu học 35 1.2. Lựa chọn truyện cười đảm bảo yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học 38 1.3. Lựa chọn truyện cười phải phù hợp, tạo được hứng thú và đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học 38 2.Xây dựng ngân hàng truyện cười làm ngữ liệu cho dạy học “Luyện câu” và “Chính tả” ở Tiểu học 39 2.1.Xây dựng ngân hàng truyện cười để dạy kiểu câu 40 2.2.Xây dựng ngân hàng truyện cười để phân tích thành phần cấu tạo trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu. 45 2.3. Xây dựng ngân hàng truyện cười để dạy dấu câu. 46 3. Xây dựng ngân hàng truyện cười để dạy học chính tả 47 3.1.Xây dựng ngân hàng truyện cười dạy chính tả âmvầnthanh dễ lẫn. 47 3.2. Xây dựng ngân hàng truyện cười làm ngữ liệu để dạy quy tắc viết hoa 50 CHƯƠNG III 52 SỬ DỤNG NGÂN HÀNG TRUYỆN CƯỜI LÀM NGỮ LIỆU DẠY HỌC “LUYỆN CÂU” VÀ “CHÍNH TẢ”Ở TIỂU HỌC 52 1. Sử dụng truyện cười làm ngữ liệu để xây dựng bài tập luyện câu. 52 1.1. Sử dụng truyện cười làm ngữ liệu để xây dựng bài tập dạy kiểu câu 52 1.2. Sử dụng truyện cười làm ngữ liệu để xây dựng bài tập phân tích thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu. 56 1.3. Sử dụng truyện cười làm ngữ liệu xây dựng bài tập dạy dấu câu.57 2. Sử dụng truyện cười làm ngữ liệu để xây dựng bài tập chính tả 60 2.1. Truyện cười được sử dụng làm ngữ liệu để xây dựng bài tập chính tả có từ chứa tiếng âmvầnthanh dễ lẫn 60 2.2. Truyện cười được sử dụng làm ngữ liệu để xây dựng bài tập dạy quy tắc viết hoa. 62 3. Thử nghiệm sử dụng bài tập “Chính tả” và “Luyện câu”có ngữ liệu là truyện cười. 63 3.1. Mục đích thử nghiệm. 63 3.2. Nội dung và quy trình tiến hành thử nghiệm sư phạm 64 3.3. Tổ chức thực nghiệm 64 3.4. Kết quả thử nghiệm 71 4. Một vài khuyến nghị sử dụng truyện cười trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học 72 4.1. Mở rộng phạm vi sử dụng truyện cười 72 4.2. Sử dụng truyện cười để giới thiệu bài, nội dung bài học 72 4.3. Sử dụng truyện cười để củng cố nội dung bài học 75 PHẦN KẾT LUẬN 76
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Phương Nga
Trang 2HÀ NỘI - 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến GS.TS Lê Phương Nga - người đã tận tình hướng dẫn, động viên và khích lệ tác giả hoàn thành luận văn từ lúc hình thành ý tưởng nghiên cứu cho đến lúc hoàn thiện đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học đã truyền đạt những kiến thức qúy báu và cần thiết trong suốt thời gian em học tập tại trường và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Xin cảm ơn các anh/chị các khóa cao học trước, các bạn học trong lớp cao học K22 và các bạn sinh viên trong khoa đã quan tâm, động viên
em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu Cảm ơn các quý thầy cô đang tham gia giảng dạy ở Trường Tiểu học Ứng Hòe, Huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đã chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy truyện cười với em, để em có thêm những thông tin, những tư liệu cần thiết hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu của mình
Cuối cùng xin cảm ơn bạn bè và gia đình ba mẹ đã động viên ủng hộ, giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt quá trình học tập để hoàn thành luận văn
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Tác giả Nguyễn Thị Ngân
Trang 4MỤC LỤC
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Tiếng Việt là bộ môn quan trọng trong nhà trường phổ thông Nó cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ thống Tiếng Việt với tư cách là công cụ để giao tiếp và tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và năng lực hoạt động ngôn ngữ, qua đó góp phần rèn luyện nhân cách con người Môn Tiếng Việt còn có nhiều nội dung phong phú, trong đó truyện cười là một nét ưu việt của chương trình - sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học Trong văn học nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng thì truyện cười
có một vị trí quan trọng với những biểu hiện đặc trưng cơ bản như cốt truyện đơn giản, ít tình tiết nhưng lại rất chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu và đặc biệt là luôn có yếu tố, tình tiết bất ngờ hay những tình tiết kết thúc đột ngột
…chính vì thế đã tạo nên niềm say mê, hứng thú học tập cho các em học sinh Tiểu học
Theo các nhà tâm lí học, phát triển trí tuệ, nhân cách cho trẻ không
có nghĩa là nhồi nhét kiến thức kinh điển hay thuần tuý mà trước hết phải tạo cho trẻ sự tò mò để kích thích trí tưởng tượng nhằm tạo điều kiện để em nảy nở cảm xúc, tự do phát triển tâm hồn, tư duy Vậy nên việc sử dụng truyện cười vào làm ngữ liệu dạy học trong các phân môn của môn Tiếng Việt ngoài việc phù hợp với tâm lí lứa tuổi, sự nhận thức của học sinh Tiểu học thì nó còn đem đến cho học sinh tiếng cười nhẹ nhàng, thú vị, sinh động Đồng thời phát triển cho các em về nhiều mặt như trí tuệ, ngôn ngữ,
óc hài hước, lòng nhân hậu,… kích thích các em sự hiếu kỳ, tìm tòi đọc các loại sách nhiều hơn để cảm nhận cái hay, cái thú vị của cuộc sống thông
Trang 7qua những câu chuyện vui, truyện cười Song song với điều đó là phát triển
về nhân cách, đạo đức, hình thành lối sống phù hợp cho học sinh
1.2 Hiện nay, qua thực tiễn dạy học chúng tôi thấy trong chương trình sách giáo khoa có số lượng truyện cười được dùng làm ngữ liệu dạy môn Tiếng Việt còn rất ít, có phần hạn chế, chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho các em trong việc học Hơn nữa các ngữ liệu truyện cười được đưa vào chương trình sách giáo khoa cũng chưa khai thác hết tác dụng việc dạy học các phân môn của môn Tiếng Việt Trong sách giáo khoa Tiếng Việt, trước hết truyện cười được dạy như một đối tượng cần tiếp nhận trong các bài học làm giàu vốn từ và một số bài tập đọc Vì thế việc tìm hiểu sử dụng truyện cười và điều chỉnh, bổ sung hệ thống truyện cười để làm ngữ liệu cho việc dạy học Tiếng Việt ở tiểu học là vấn đề cấp thiết và có tính thực tiễn cao cần được nghiên cứu cụ thể và áp dụng vào thực tế
Đã có không ít công trình nghiên cứu về truyện cười, song phần lớn các công trình này còn dừng lại ở việc sưu tầm, để đọc giải trí, mua vui Cũng có một số công trình nghiên cứu truyện cười nhưng ở mức khái quát, hay lại đi sâu vào nghiên cứu truyện cười được sử dụng chủ yếu trong trường học ở cấp THCS, còn thiếu nghiên cứu đi sâu vào truyện cười trong dạy học ở Tiểu học trong khi các em có nhu cầu học và tự học là khá lớn
Chính vì lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng
truyện cười trong dạy học “Luyện câu” và “Chính tả”ở Tiểu học” và tập
trung vào việc đầu tiên là đi từ những căn cứ thực tế của việc dạy - học để lựa chọn truyện cười, bước đầu xây dựng ngân hàng ngữ liệu truyện cười
để chỉ ra những khả năng sử dụng chúng trong dạy học Tiếng Việt, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt ở Tiểu học Cung cấp tri thức một cách khoa học và có tính thực tiễn cao cho các em học sinh Tiểu học nói riêng và cho nền giáo dục nước ta nói chung trong giai đoạn hiện nay
Trang 82 Lịch sử nghiên cứu về truyện cười
Có thể nói truyện cười ra đời từ rất sớm, khó có thể ấn định thời gian
cụ thể, thời điểm cụ thể để đánh dấu sự ra đời của truyện cười Nhưng có thể khẳng định một điều rằng, truyện cười Việt Nam ra đời và phát triển cùng với quá trình lao động sản xuất và đời sống nhân dân, khi tư duy con người tương đối phát triển, họ ý thức được tầm quan trọng của truyện cười,
nó không chỉ đem lại tiếng cười mua vui cho thiên hạ để cho họ giải tỏa những mệt nhọc, vất vả sau một ngày lao động, sản xuất cực nhọc, mà truyện cười còn có tác dụng phê phán, châm biếm, mỉa mai các thói hư tật xấu của con người, những tính cách khác với đời sống hằng ngày Đến giai đoạn xã hội phát triển ở mức độ cao hơn, truyện cười có khi được xem như
là một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh chống lại những bất công của tầng lớp trên, đề cao cách đối đáp, ứng xử của tầng lớp dưới trong xã hội với việc đối đáp không ngoan trước các tình huống mang tính phê bình lối sống hoang lạc, không tiết kiệm, không tôn trọng các tầng lớp dưới Bên cạnh
đó tiếng cười còn phản ánh sự thông minh, tư duy sâu sắc của người Việt nói chung và những con người có trí tuệ, khả năng giao tiếp, ứng biến nhanh nhạy nói riêng ở những vùng, miền khác nhau trong cả nước Ở đó
đã có sự kết tinh của một quá trình chọn lọc, khái quát và nó xứng đáng được xem là một tác phẩm hoàn chỉnh, một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn Ẩn sâu sau phía sau là ý nghĩa vừa có mặt thực, vừa có mặt ảo; vừa phê phán vừa thể hiện tính hài ước, thể hiện rõ nét hai mặt phản diện trong đời sống hằng ngày
Bên cạnh các thể loại khác như ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, câu
đố, truyện ngụ ngôn, được sử dụng trong dạy học Tiếng Việt Tiểu học, thì thể loại truyện cười, truyện gây cười, truyện vui được các nhà nghiên cứu ít chú ý hơn Những công trình nghiên cứu chủ yếu thường mang tính sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn, phân loại tùy theo mục đích của người
Trang 9biên soạn, Từ những công trình đã được nghiên cứu về truyện cười, có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
1/ Công trình nghiên cứu đồng tác giả, Đinh Gia Khánh - Chu Xuân
Diên - Võ Quang Nhơn(2006), Văn học dân gian Việt Nam(tái bản), Nxb
Giáo dục Hoàng Tiến Tựu (1997) đã liệt kê một số truyện cười dân gian khá thú vị và đưa vào trong tác phẩm để người đọc tiếp cận
2/ Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy – nghiên cứu văn học dân
gian Hoàng Tiến Tựu (1997), tác giả không những liệt kê trình bày một
truyện cười dân gian của nước ta từ xưa đến nay, mà đã đưa ra một số phương pháp giảng dạy cũng như nghiên cứu văn học dân gian Giúp cho người đọc không những tiếp cận được một số tác phẩm truyện cười Việt Nam mà còn định hướng những phương pháp nghiên cứu truyện cười cho phù hợp với từng nội dung, mục đích nghiên cứu khác nhau
3/ Bình giảng truyện dân gian, Vũ NGọc Khánh (1999), Nxb Giáo
dục Hà Nội, tác giả đã nêu bật lên được những ý nghĩa, hàm ý của những yếu tố gây cười trong truyện cười dân gian Kinh nghiệm giảng dạy truyện cười từ những bài giảng mà tác giả đã sưu tầm, tổng hợp và trình bày trong
đề tài nghiên cứu của tác giả
4/ Bình giảng thơ ca - truyện dân gian, Nxb Giáo dục Nguyễn Xuân
Kính(1999), công trình nghiên cứu không những nêu giá trị của thơ ca mà còn khẳng định được ý nghĩ của những cốt truyện, trong đó có truyện cười của dân gian Việt Nam từ xưa tới nay.Tác giả đã tổng hợp những kinh nghiệm giảng dạy của các thầy cô ở các trường để xây dựng nên công trình nghiên cứu cho mình Tác giả đã nêu bật ý nghĩa quan trọng của những cốt truyện dân gian Việt Nam nói chung và truyện cười nói riêng trong sự phát triển của xã hội và giáo dục các thế hệ tiếp theo
5/ Tổng tập văn học dân gian người Việt, Hoàng Bắc(2000), Nxb Trí
việt, công trình nghiên cứu đã sưu tầm, tổng hợp và sắp xếp một cách khoa
Trang 10học văn học dân gian Việt Nam, trong đó phân loại truyện cười dân gian Việt Nam thành một chuyên đề cụ thể Từ công trình nghiên cứu này, người tham khảo có thể tra cứu, nghiên cứu theo các lĩnh vực của mình trong văn học dân gian của người Việt.
6/ Truyện cười người xưa, Thu Trinh (2001), Nxb Thanh niên, tác giả
đã nghiên cứu và hệ thống hóa một cách khoa học truyện cười người xưa trong văn hóa người Việt ở các vùng, miền trong nước Đã phân loại truyện cười căn cứ theo từng giai đoạn lịch sử của sự phát triển xã hội ở nước ta Qua đó góp phần làm phong phú thêm truyện cười của người xưa trong xã hội hiện nay, lưu giữ để không làm phai nhạt đi những nét hay trong văn hóa dân gian của người Việt
7/ Truyện cười xưa và nay, Nguyễn Đức Hiền (1995), Nxb Trẻ Hà
Nội, công trình nghiên cứu đã hệ thống một cách khoa học truyện cười xưa
và nay trong văn hóa người Việt Bên cạnh đó đưa ra nhận định nguyên nhân gây cười trong truyện cười xưa và nay Hệ thống truyện cười xưa thường phản ánh những bất công của xã hội phong kiến, những thói hư, tật xấu của những vị quan ở các vùng, miền trong cả nước, và nêu bật lên những hành xữ linh hoạt, khéo léo của quần chúng nhân dân vừa có ý nghĩa gây cười nhưng vừa đã kích các thói hư, tật xấu đó Trong truyện cười của
xã hội ngày nay là những phản ánh những bất cập của xã hội, những mặt đối lập trong văn hóa hội nhập, những phản ánh của quần chúng nhân dân Do đó, góp phần giúp các nhà nghiên cứu văn hóa thuận tiện trong việc hệ thống hóa tri thức một cách khoa học hơn truyện cười của người xưa và nay
8/ 40 truyện Trạng Quỳnh, Chí Vĩnh, Nxb Thanh Hóa Lữ - Huy
Nguyên (2002) Tác giả đã nêu lên được 40 tuyện của Trạng Quỳnh trong văn hóa dân gian Việt Nam, đã làm nổi bật lên được trí thông minh, mưu mẹo xử trí một cách linh hoạt, tài đối đáp của Trạng Quỳnh trong các tình
Trang 11huống Nó làm nổi bật lên được nụ cười hóm hỉnh, mỉa mai xã hội xưa, các
vị quan xưa thông qua tiếng cười đả kích
9/Truyện cười dân gian Việt Nam - Truyện tiếu lâm và các Trạng,
Chí Vĩnh(2003), Nxb Thanh Hóa Lữ - Huy Nguyên (2001), tác giả nghiên cứu đã sưu tầm có hệ thống truyện cười dân gian Việt Nam, đã phân tích ý nghĩa của truyện cười và truyện cười tiếu lâm theo nghĩa rộng và hẹp Tác giả đã nêu lên được ý nghĩa của truyện cười, những đóng góp của truyện cười trong lý luận và thực tiễn Dù vậy nhưng công trình nghiên cứu hầu như chỉ tập trung vào truyện cười trong văn hóa dân gian Việt Nam ở xã hội trước là chính, chưa nghiên cứu, sưu tầm những truyện cười trong xã hội hiện nay
10/ Truyện Tiếu lâm Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin Triều Nguyên
(2004), công trình đã tập trung nghiên cứu hệ thống truyện tiếu lâm Việt Nam, những truyện gây cười và tạo nên tiếng cười thoải mái Tiếng cười trong truyện tiếu lâm tập trung vào những câu chuyện hài ước, thú vị, sự thông minh dí dỏm của các nhân vật.Đóng góp của công trình nghiên cứu
là đã sưu tầm có hệ thống truyện Tiếu lâm, có chọn lọc một cách khoa học thể loại truyện Tiếu luân từ các công trình nghiên cứu trước
11/ Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt, Nxb Giáo dục
(2004), công trình nghiên cứu đã nêu bật lên tính nghệ thuật, sự thú vị, ý nghĩa tiềm ẩn trong nghệ thuật chơi chữ của văn chương người Việt qua các giai đoạn lịch sử giai đoạn trước Những câu truyện cười thể hiện được ý nghĩa đả kích, trí thông minh của người Việt thông qua ngôn ngữ, qua giao tiếp của văn hóa người xưa
12/ Trong luận án tiến sĩ “Ngữ liệu văn học dân gian trong dạy học
Tiếng Việt”, tác giả Nguyễn Văn Tứ, Học viên Trường Đại học Sư phạm Hà
nội (2012) đã đề cập một phần về truyện cười nhưng hướng vào cách giảng dạy ở trường THCS và THPT hơn là tập trung vào tiểu học để nghiên cứu
Trang 12Trong công trình nghiên cứu ấy, tác giả đã chú trọng nghiên cứu và làm sáng tỏ giá trị, vai trò của văn học dân gian trong việc dạy học Tiếng Việt ở THCS và THPT.
Ngoài những công trình nghiên cứu trên, còn có rất nhiều bài phân tích, nghiên cứu của các tác giả khác mà chúng tôi chưa có điều kiện để thống kê hết Từ những công trình nghiên cứu trên đây, đã được chúng tôi tìm hiểu, tham khảo, nghiên cứu một cách có chủ đích và khoa học, nhằm giúp cho chính tác giả có thêm kiến thức cơ bản, cơ sở lý luận và thực tiễn
để nghiên cứu đề tài của mình
Từ những công trình nghiên cứu trên thì có ba công trình nghiên cứu
đã tập trung chuyên sâu và có liên quan đến đề tài nghiên cứu của chúng tôi
là công trình của tác giả Hoàng Tiến Tựu, Nguyễn Đức Hiền, Chí Vĩnh Bên cạnh việc tập hợp một số lượng khá lớn truyện cười xưa và nay trong văn hóa người việt thì các tác giả trên còn giới thiệu nguồn gốc xuất xứ; mục đích, chức năng, ý nghĩa của truyện cười, nêu bật lên giá trị của những
nụ cười trong các cốt truyện
Truyện cười được đưa vào chương trình hạy học Tiếng Việt ở Tiểu học đã có từ lâu trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học,
dù không xác định được mốc thời gian nhưng có thể khẳng định qua các lần biên soạn và cải cách sách giáo khoa thì ngữ liệu truyện cười ngày càng được nghiên cứu, áp dụng và bổ sung vào trong thực tiển giảng dạy Đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu dạy và học, truyền tải và tiếp thu của môn học, qua đó có thể nhận định lịch sử xây dựng ngân hàng truyện cười để dạy học và lịch sử để nghiên cứu về truyện cười luôn có mối quan hệ tác động qua lại và bổ sung cho nhau để hoàn thiện hơn ngữ liệu truyện cười trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học
Từ thực tế nền giáo dục nước ta, sau bốn năm được đưa vào dạy thử nghiệm, năm học 2002 - 2003, bộ sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học
Trang 13biên soạn theo Chương trình Tiểu học mới đã được chính thức đưa vào dạy
ở tất cả các trường Tiểu học trên cả nước Bên cạnh những điểm kế thừa từ sách giáo khoa cải cách giáo dục, bộ sách này có nhiều sự thay đổi theo hướng tích cực Các truyện vui lần đầu tiên được đưa vào dạy học cũng làm nên bộ mặt mới cho nó, đem đến cho học sinh những tiếng cười nhẹ nhàng, góp phần hình thành ở các em trí thông minh, óc hài hước và lòng nhân hậu Việc làm này chẳng những khiến cho bộ sách trở nên hấp dẫn với các
em mà còn giúp học sinh phát triển về nhiều mặt Đây cũng là minh chứng cho thấy đội ngũ các nhà biên soạn đã có sự chú trọng nhiều hơn đến đặc điểm tâm – sinh lí và nhận thức của đối tượng học sinh tiểu học, đến đặc trưng của bậc học Tính khoa học, sư phạm của chương trình, vì thế cũng
đã được khẳng định, nâng cao
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trong việc cung cấp thêm hệ thống ngữ liệu truyện cười vào trong chương trình dạy học, một số công trình nghiên cứu trước đó đã từng bước bổ sung vào ngân hàng truyện cười những cốt truyện với nội dung phù hợp với lứa tuổi, cung cấp thêm những tài liệu tham khảo rất có giá trị trong thử nghiệm và biên soạn chính thức sách Tiếng Việt Tiểu học Các tác giả nghiên cứu đã đi sâu vào chủ thể tiếp nhận truyện cười, kiến thức đạt được khi các em tiếp nhận truyện cười trong chương trình môn học so với các chương trình dạy học giai đoạn trước, góp phần làm căn cứ khoa học và tài liệu tham khảo trong quá trình biên soạn sách Tiếng Việt ở Tiểu học Với công trình nghiên cứu của mình trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi sẽ nghiên cứu để bổ sung thêm vào hệ thống tri thức khoa học trong việc dạy và học truyện cười Tiếng Việt ở Tiểu học đối với các em, làm rõ hơn giá trị của truyện cười và bổ sung có hệ thống một số truyện cười cần thiết trong việc dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học khi vấn đề tranh cãi xung quanh đề án đổi mới chương trình, sách giáo
Trang 14khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 đang được Bộ Giáo dục trình Quốc hội xem xét phê chuẩn
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất, xây dựng ngân hàng truyện cười làm ngữ liệu cho dạy “Luyện câu” và “ Chính tả” Nhằm nâng cao chất lượng trong môn Tiếng Việt nói chung và phần “Luyện câu” và “ Chính tả” ở Tiểu học nói riêng
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực tế việc sử dụng truyện cười làm ngữ liệu trong dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và phần “Luyện câu” và “ Chính tả” ở Tiểu học nói riêng
5 Giả thuyết khoa học
Nếu nghiên cứu làm rõ được việc sử dụng truyện cười trong dạy - học “Luyện câu” và “ Chính tả”, đồng thời đưa ra những giải pháp để bổ sung, xây dựng ngân hàng truyện cười làm ngữ liệu đảm bảo tính giáo dục, phù hợp với mục đích nghiên cứu sẽ nâng cao được hiệu quả dạy - học phần “Luyện câu” và “ Chính tả” ở Tiểu học thời gian tới
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thống kê và đánh giá vềhệ thống truyện cười được sử dụng trong SGK TV ở Tiểu học
Nghiên cứu những lợi thế của truyện cười và đồng thời đề xuất những nguyên tắc để xây dựng và lựa chọn truyện cười làm ngữ liệu phục
vụ cho dạy học “Luyện câu” và “ Chính tả” ở Tiểu học
7 Các phương pháp sử dụng
Phương pháp đọc, tra cứu tài liệu: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến truyện cười trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Trang 15Phương pháp thống kê: Thống kê các truyện cười trong SGK Tiếng Việt ở Tiểu học, các công trình nghiên cứu đi trước và nhiều cách đánh giá, nhận xét.
Phương pháp khảo sát - điều tra: Khảo sát thực trạng về khả năng sử dụng truyện cười trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Phương pháp thực nghiệm sư phạm Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng phương pháp lôgic học, nhằm giúp tác giả phân tích đúng đắn cả về trình tự sắp xếp, cách nghiên cứu khoa học và tiết kiệm được thời gian
8 Đóng góp của luận văn
Phân tích những lợi thế của truyện cười trong dạy hoc Tiếng Việt ở Tiểu học
Đưa ra hệ thống ngân hàng truyện cười làm ngữ liệu cho dạy “Luyện câu” và “ Chính tả” ở Tiểu học
Đưa ra một số khuyến nghị sử dụng truyện cười làm ngữ liệu trong dạy học môn Tiếng Việt
9 Phạm vi nghiên cứu
Phân tích, đánh giá truyện cười được sử dụng trong SGK TV ở THSưu tầm truyện cười làm ngữ liệu cho dạy học “Luyện câu” và “ Chính tả” ở TH
10 Cấu trúc của luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
Nêu lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, các phương pháp sử dụng, đóng góp của luận văn, phạm vi nghiên cứu của luận văn
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Căn cứ của việc sử dụng truyện cười trong dạy học
“Luyện câu” và “Chính tả”ở Tiểu học
Trang 16Chương II: Xây dựng ngân hàng truyện cười để dạy học “Luyện câu”
và “Chính tả” ở Tiểu học
Chương III: Sử dụng ngân hàng truyện cười làm ngữ liệu dạy học
“Luyện câu” và “Chính tả”ở Tiểu học
PHẦN KẾT LUẬN
Trang 17CHƯƠNG I CÁC CĂN CỨ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRUYỆN CƯỜI
TRONG DẠY HỌC “LUYỆN CÂU” VÀ “CHÍNH TẢ”
1 Giới thuyết về truyện cười
1.1 Khái niệm truyện cười
Theo tác giả Đỗ Bình Trị thì“Truyện cười là truyện kể về hiện tượng
buồn cười, thể hiện ở hoạt động của người và vật (bao gồm cả hoạt động nói năng) nhằm gây cười”, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn
hóa dân gian, trang 6, Nxb Khoa học - 1999
“Truyện cười nói một cách đơn giản là những truyện làm cho người
ta cười, có thể là cười mỉm, nhưng thường là cười giòn giã Có thể là cười một cách vui vẻ, nhẹ nhàng, nhưng thường cười mà phẫn nộ, khinh ghét”,
Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, trang 13, Đinh Gia Khánh chủ biên, Nxb Giáo dục – 2001
“Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra những tiếng cười vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội” Sách giáo khoa Ngữ văn 6, trang 15, tập 1, Nguyễn
Khắc Phi chủ biên, Nxb Giáo dục - 2002
Danh từ “truyện cười” được giới nghiên cứu nước ta dùng làm thuật ngữ chuyên môn để chỉ tất cả các hình thức truyện kể có tác dụng gây cười
và lấy tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để khen, chê và mua vui, giải trí (như truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện tiếu lâm, .)
Tóm lại,theo tác giả có thể hiểu truyện cười là truyện kể về hiện
tượng buồn cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười vui vẻ trong cuộc sống, cũng có thể là tiếng cười phê phán của con người.
1.2 Một số đặc trưng cơ bản của truyện cười
a Nghệ thuật dựng truyện cười
Trang 18Nói đến đặc trưng của truyện cười trước hết phải nói đến nghệ thuật dựng truyện Trong tổ chức cốt truyện, vai trò của tưởng tượng, hư cấu hết sức quan trọng.
Truyện cười trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học đều chứa đựng yếu tố tưởng tượng và hư cấu, những đặc điểm đó thường mang tính nhẹ nhàng, dễ hiểu và dễ cảm nhận Truyện cười ở Tiểu học là một sản phẩm của lý trí nên sự tưởng tượng, hư cấu trong truyện thường gắn với tư duy duy lý trong đời sống hằng ngày, cốt truyện thường đơn giản, ít tình tiết trừu tượng, khó hiểu, thường rõ ràng và hợp lý, nó đáp ứng được nhu cầu học và tiếp nhận của các em theo độ tuổi tiếp cận
Trong quá trình tham gia giảng dạy, tác giả thấy thường thì truyện cười được sử dụng làm ngữ liệu trong môn Tiếng việt ở Tiểu học rất ngắn
và không có phần mở đầu hay kết thúc cụ thể như truyện cổ tích hay các thể loại truyện khác Chính đó cũng là nét riêng của truyện cười để giúp các
em học sinh Tiểu học dễ dàng tiếp cận và cảm nhận tiếng cười thú vị đó Chính người đọc cũng có thế thấy, truyện cười thường ngắn và có khi cực ngắn cho nên phần mở đầu và phần kết thúc của nó nhiều khi cũng khó phân tích và cảm nhận một cách cụ thể nhất Điểm quan trọng là do chính nhu cầu học và nhận thức của các em, nên phần mở đầu và phần kết thúc của truyện cười phải được sắp xếp sao cho phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ của giáo dục đối với học sinh Tiểu học, nên có phần không giống với các thể loại truyện khác được
Truyện cười được sử dụng trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học không nhằm mục đích phản ánh và lý giải những xung đột, mâu thuẫn, những tình tiết cao siêu khó hiểu, khó cảm nhận; cũng không nhằm phản ánh, lý giải những sự kiện phức tạp của xã hội mà chủ yếu dùng tiếng cười để phản ánh những mặt, những điều thú vị và bất ngờ tạo nên tiếng cười trong cuộc sống
Trang 19Thời gian và bối cảnh của truyện cười thường ngắn, không gian thường hẹp, sự việc diễn ra ít và diễn biến đơn giản, ít sinh động nhưng họa cảnh thường thú vị, tình tiết hấp dẫn với cảm nhận của lứa tuổi các em Tình tiết xây dựng, dẫn nhập hay tạo ra những tình huống bất ngờ, nội dung thường trào phúng, có phần tò mò, kết thúc đột ngột, sống động, đó là những đặc điểm gây nên tiếng cười thoải mái, dí dỏm cho các em
Trong sáng tác truyện cười, các tác giả phải thường xuyên sử dụng các họa cảnh mang tính hư cấu, tưởng tượng và biện pháp phóng đại, cường điệu để tạo dựng lên những ngôn ngữ, cử chỉ, trường hợp và tình huống đáng cười theo cảm nhận của lứa tuổi các em Tuy những cái đáng cười hầu như có sẵn trong đời sống xã hội, chỉ cần phát hiện và nêu bật, thể hiện nó nhằm gây cười, tạo sự thú vị, niềm say mê cho các em Những truyện cười hấp dẫn và có giá trị đều là kết quả sáng tạo của người có tài
năng,
b Xây dựng nhân vật trong truyện cười
Nghệ thuật xây dựng truyện gắn liền với nghệ thuật xây dựng nhân vật trong cốt truyện Hầu hết các câu truyện thường ngắn và rất ngắn, nhưng dù ngắn đến mấy thì truyện cười cũng được xây dựng ít nhất hai nhân vật trở lên, hầu như không có một nhân vật Trong đó thường có một nhân vật phản diện, một nhân vật chính diện; một nhân vật đại diện cho điều tốt, một nhân vật đại diện cho điều xấu Các nhân vật trong truyện thường linh hoạt, nhưng có một nhân vật thông minh hơn, nhanh nhẹn hơn
và thường ứng xử linh hoạt để tạo ra tiếng cười
Ví dụ: Truyện Người lái xe đãng trí Tiếng Việt lớp 5 hay truyện Mua kính Tiếng Việt lớp 2,…
c Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
Nói chung, ngôn ngữ được sử dụng trong truyện cười rất đơn giản,
dễ đọc, dễ hiểu theo mức độ cảm nhận của học sinh Nếu có chổ nào tác giả
Trang 20dùng từ mập mờ, lấp lửng thì đó là dụng ý của tác giả để kích thích sự tư duy, sự phán đoán, sự tìm hiểu của các em.
Nghệ thuật trong diễn đạt ngôn từ, ngôn ngữ thường mang tính sống động, các hành động được mô tả trong cốt truyện thường có tính liên tưởng cho các em học sinh Tiểu học, khi các em tiếp nhận truyện cười, bên cạnh việc tiếp nhận ngôn từ còn có những suy nghĩ liên tưởng tích cực đến thực
tế cuộc sống trước các tình huống, hành động mà cốt truyện nêu lên
1.3 Phân loại truyện cười
* Theo tiêu chí kết cấu thì truyện cười có 2 nhóm lớn:
a Truyện cười kết chuỗi:
- Nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là đối tượng của tiếng
cười phê phán (ví dụ truyện Trạng Lợn): Bên cạnh tiếng cười vui vẻ, nhẹ nhàng còn có tiếng cười phê phán, chê trách, oán trách người ta cười
tính keo kiệt, bủn xỉn, cười những trò nhố nhăng trong cuộc sống, … Ví dụ
truyện đi học là tiên, Anh keo kiệt ngủ say, … Tiếng cười mang hàm ý châm
biếm, thái độ khinh bỉ, phê phán những tật xấu của con người
- Nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là người được ca ngợi,
thán phục, đã dũng cảm, mưu trí đấu tranh chống cái xấu, cái ác (Ví dụ
truyện Trạng Quỳnh): Tiếng cười thường vui vẻ, nhẹ nhàng, đó là tiếng cười đối với hình thức suy diễn thú vị, đơn thuần của cuộc sống hằng ngày Tiếng cười gần gũi với đời sống của người dân, nhất là tính đơn thuần, mộc mạc của người nông dân Việt Nam
b Truyện cười không kết chuỗi:
* Truyện khôi hài (giải trí là chủ yếu): Đặc điểm cụ thể của truyện
cười khôi hài dân gian bao gồm: Nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ những đặc điểm này làm thi pháp đặc trưng của truyện khôi hài và đều phục vụ mục đích gây cười Truyện khôi hài (hài ước) là một thể loại của truyện cười, có
Trang 21mục đích chủ yếu nhằm giải trí, mua vui là chính Và theo Ang-ghen tác
dụng chính của loại truyện khôi hài là nhằm“Giải tỏa sự căng thẳng,mệt
mỏi của người nông dân sau một ngày lao động vất vả”
Bộ phận truyện cười phiếm chỉ ở mức rộng bao gồm những truyện cười về những nhân vật không có tên riêng và cũng không có tính xác định
xã hội cụ thể, chỉ tượng trung cho những thói hư tật xấu phổ biến của con người, … Có thể coi đây là loại nhân vật tính cách, truyện thiên về tính hài ước, tính xã hội thường mờ nhạt
Bộ phận truyện cười phiếm chỉ ở mức hẹp bao gồm những truyện cười về các nhân vật không có tên riêng, nhưng thành phần, địa vị xã hội tương đối
cụ thể Nhìn chung, giá trị hiện thực, tính chiến đấu của bộ phận truyện này cao hơn so với bộ phận truyện cười phiếm chỉ ở mức rộng
Bộ phận thứ hai bao gồm chuỗi truyện có những nhân vật thông
minh, hóm hỉnh (Ví dụ truyện Bác ba phi ) Ở đây, nhân vật trung tâm
luôn luôn chủ động tấn công, dùng tiếng cười làm phương tiện và vũ khí, làm cho kẻ thù mất mặt
* Truyện trào phúng (phê phán là chủ yếu): Là tiếng mà nội dung
chính là châm biếm, đả kích một nhân vật nào hay một hành động nào đáng lên án, đáng chê trách và tác giả mỉa mai thông quan tiếng cười châm biếm sâu xa Nhân vật trong truyện cười châm biếm thường bộc lộ những hành động, tính cách khác hẳn với đời thường của xã hội, bên cạnh đó thường có những nhân vật, những tính cách những hành động đối lập lại để làm nổi bật lên cái đáng phê phán, cái đáng cười đả kích đó
* Truyện tiếu lâm (có yếu tố tục): Nói tục là một cách gây cười để
thỏa mãn sự nghịch ngợm của con người Yếu tố tục trong truyện tiếu lâm không những dùng để châm biếm, đả kích, phê phán các hành vi xấu xa hay phản ứng lại chế độ áp bức phong kiến mà nó còn được sử dụng vào mục đích mua vui, chỉ là để thỏa mãn sự nghịch ngợm Sau một ngày lao động
Trang 22vất vả và chịu nhiều áp lực tâm sinh lý, con người cảm tìm đến với nhau để tâm sự, trò chuyện, kể cho nhau nghe những câu chuyện vui, đặc biệt là những yếu tố tục trong truyện tiếu lâm giúp người ta cười sảng khoái, giòn giã và tan biến mọi lo âu, mệt nhọc Họ không chỉ sử dụng truyện cười để phản ứng lại những điều bất bình trong xã hội, mà truyện cười còn được xem như là một thú vui tích cực, một trò tiêu khiển rất thú vị.
2 Lợi thế truyện cười với tư cách là ngữ liệu dạy học “Luyện câu” và “Chính tả” ở Tiểu học
Theo các học giả, ngữ liệu là tư liệu ngôn ngữ để nghiên cứu ngôn
ngữ và dạy tiếng Như vậy, trong dạy học tiếng (tiếng mẹ đẻ hay tiếng nước ngoài), ngữ liệu (còn gọi là: ví dụ, dẫn chứng, minh họa, tư liệu .) có thể được trích dẫn, khai thác, lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau tùy thuộc vào mục đích, nội dung, đối tượng và điểu kiện cụ thể của quá trình day học
Đó là những ngữ liệu được trích dẫn từ văn học dân gian, văn học viết, ngữ liệu cho người dạy tự đặt ra hoặc huy động từ những nguồn gốc khác
Ngữ liệu dùng ở tiểu học phải thực sự cụ thể, thú vị, trực quan sinh động, nhiều hình ảnh và màu sắc Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi như vậy nên ngoài các truyện cười dân gian có sẵn thì các nhà viết sách còn phải nghĩ ra những truyện cười thú vị phù hợp với lứa tuổi các em trong giai đoạn xã hội hiện nay Vì vậy, ngữ liệu của truyện cười dùng trong dạy học nói chung và các phân môn Tiếng Việt nói riêng không chỉ dừng lại ở những truyện cười dân gian mà còn có những truyện cười trong xã hội hiện tại, chính là những nội dung cốt truyện gây cười do các nhà viết sách, nhà nghiên cứu xây dựng nên hoặc sưu tầm từ các kênh khác
Trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt, việc lựa chọn các ngữ liệu truyện cười để các em dễ dàng tiếp cận và học có vai trò hết sức quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách, cũng như lưu giữ, ghi nhớ những kiến thức nền tảng của các em Việc lựa chọn những truyện cười làm
Trang 23ngữ liệu phù hợp với nội dung dạy học cũng như tâm sinh lý của lứa tuổi các em, góp phần thực hiện những mục đích và yêu cầu trong quá trình giảng dạy.
2.1 Truyện cười có nội dung ngắn gọn, sâu sắc
So với các thể loại văn bản khác thì truyện cười có ưu thế khá lớn về mặt nội dung cũng như tạo hứng thú học tập cho học sinh Nội dung của truyện thường ngắn gọn đồng thời tạo tiếng cười tức thì, sự thích thú với HS.Với tư cách là ngữ liệu dạy học ngoài việc phục vụ cho việc hình thành tri thức, rèn kĩ năng còn giúp các em ứng phó linh hoạt, thông minh hơn trước các tình huống cuộc sống tương tự như trong cốt truyện, giúp các em phản ứng nhanh, biết phân biệt được những mặt tốt, những mặt xấu của đời thường thể hiện trong cốt truyện Thông qua những giá trị thực tiễn đó phục vụ tốt cho các
em hơn trong việc củng cố tri thức, kĩ năng Tiếng Việt qua cơ chế học và tự học, tìm hiểu các loại sách, tài liệu có chuyên mục truyện cười nhiêu hơn mà nó thuộc về cấu trúc, chức năng của Tiếng Việt, từng bước phục vụ tốt cho việc dạy tập đọc, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp cũng như những kiến thức của cuộc sống được lồng ghép trong Tiếng Việt
Ví dụ:
Truyện: Mua kính
Có một cậu bé lười học nên không biết chữ Thấy nhiều người khi đọc sách phải đeo kính, cậu tưởng rằng cứ đeo kính thì đọc được sách.Một hôm, cậu vào một cửa hàng để mua kính, cậu giở một quốn sách ra đọc thử.Cậu thử đến năm bảy chiếc kính khác nhau mà vẫn không đọc được Bác bán kính thấy thế liền hỏi: “Hay là cháu không biết đọc?” Cậu bé ngạc nhiên: “Nếu cháu mà biết đọc thì cháu phải mua kính làm gì?” Bác bán
Trang 24kính phì cười: “Chẳng có thứ kính nào đeo vào mà biết đọc được đâu! Cháu muốn đọc sách thì phải học đi đã”.
(Tiếng Việt 2, tập 1)
Truyện Mua kính không chỉ có tác dụng giúp các em luyện đọc,
luyện phát âm mà còn gây cười, gây hứng thú đối với người đọc vì sự suy luận không có căn cứ, thiếu thực tế và không đúng khi cho rằng những ai đeo kính vào đều đọc được sách Gây cười vì hành động của cậu bé đi mua kính để có thể đọc, và tiếp theo là tiếng cười thú vị khi cậu bé đeo kính mà vẫn không đọc được Qua nội dung cốt truyện, ám chỉ hàm ý đến với các
em học sinh, để học giỏi thì tất yếu phải dựa vào sự nỗ lực, rèn luyện, sự cố gắng của các em, chứ không có một phương tiện nào giúp các em học giỏi hơn được Ý nghĩa sâu xa trong cốt truyện đã thể hiện được hàm ý đến với người học như vậy
Hay truyện: Đổi giày
Có cậu học trò nọ vội đến trường nên xỏ nhầm giày, một chiếc cao, một chiếc thấp Bước tập tễnh trên đường, cậu lẫm bẩm:
- Quái lạ, sao hôm nay chân mình một bên dài, một bên ngắn? Hay là tại đường khấp khiểng?
Vừa tới sân trường, cậu gặp ngay thầy giáo Thấy cậu bé đi chân thấp chân cao, thầy bảo:
- Em đi nhầm giầy rồi Về đổi giày đi cho đỡ chịu!
Cậu bé chạy vội về nhà Cậu lôi từ gầm giường ra hai chiếc giày, ngắm đi ngắm lại, rồi lắc đầu nói:
- Đôi này vẫn chiếc thấp, chiếc cao
(Tiếng Việt 2, tập 1)
Qua truyện Đổi giày, tiếng cười vui khi cậu học trò nọ xỏ nhầm giày,
một chiếc cao, một chiếc thấp bước tập tễnh trên đường tới trường Cậu còn
tự hỏi, sao chân mình một bên dài, một bên ngắn, hay là tại mặt đường?
Trang 25Tiếng cười ngộ nghĩ khi em quay về nhà đổi giày và thấy đôi ở nhà vẫn chiếc cao chiếc thấp Qua nột dung cốt truyện, không chỉ giúp các em vang lên tiếng cười ngộ nghĩnh, thú vị mà còn đưa ra cách giải quyết cho các em, khi giáo viên đặt ra câu hỏi về cách xử trí nếu các em là em học sinh đó Hay lí do vì sao cậu bé lại nói như vậy? Từ đó, giúp giáo dục các em qua từng kĩ năng trong cuộc sống, các em tự đưa ra tình huống và giải quyết tình huống trong những trường hợp của truyện cười như trên.
Truyện cười là một hình thức sinh hoạt vui chơi dân gian, những câu chuyện được kể vui giữa gia đình, những nơi đông người hay giữa lớp học đều tạo nên tính thú vị, tinh thần vui vẻ, xóa đi những lo toan, những vất
vả, những căng thẳng của đời sống, đây là một thể loại văn học thực sự bổ ích thật khó để xã hội phát triển qua từng giai đoạn thời gian khi không tồn tại tiếng cường, thiếu sự hài ước, thiếu niềm vui và sự hứng thú trong lao động, sản xuất Lúc đó con người tồn tại trong xã hội như những công
cụ sản xuất chỉ biết lao động và lao động, tồn tại chứ không phải sống đúng với nhu cầu của con người
Dạy học môn Tiếng Việt trong trường học nói chung và trường Tiểu học nói riêng, truyện cười được xem như văn bản hoàn chỉnh, trọn vẹn và thể hiện được những nội dung, mục đích cụ thể của bài hoc Chúng không chỉ giúp cho học sinh tri thức có tính lý thuyết, ngôn ngữ của Tiếng Việt mà bước đầu còn rèn luyện được tính tư duy, nhạy bén, logic cho học sinh Đây
là một ưu thế rất lớn của truyện cười khi nó được dùng như một ngữ liệu trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học
Đối với học sinh Tiểu học, ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ được giảng dạy trong nhà trường không chỉ nhằm mục đích cung cấp các tri thức cần thiết cho việc học tập của các em mà nó còn là phương tiện trong quá trình giao tiếp và trong các hoạt động cụ thể của cuộc sống hằng ngày thông qua những tình tiết hay, thú vị trong cốt truyên Đây là hoạt động song hành
Trang 26giúp cho việc dạy học Tiếng Việt đạt kết quả cao nhất Hơn nữa, truyện cười không chỉ là hoạt động ngôn ngữ đơn thuần mà là những ngữ liệu hàm chứa những tri thức và kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, những vấn đề mà nội dung chương trình giảng dạy Tiếng Việt phải giải quyết.
2.2.Truyện cười đảm bảo tính tiết kiệm của ngữ liệu
Truyện cười là những câu truyện ngắn ngọn được chọn làm ngữ liệu đưa vào trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học không mang tính dàn trải, khó hiểu hay tính hình thức mà ngược lại, những ngữ liệu truyện cười được nghiên cứu và biên soạn đưa vào trong sách giáo khoa thường được tối giải, cô động, ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ kiến thức được đưa vào trong cốt truyện để các em học sinh tiếp nhận đầy đủ kiến thức đó
Ví dụ truyện Đổi giày (Tiếng Việt 2, tập 1) Ngữ liệu trong cốt truyện
không miêu tải chi tiết hay quá ngắn về nội dung, mà diễn đạt tình tiết xẩy
ra tình huống cậu bé mang lộn giày, đi trên đường thấy chân cao, chân thấp nhưng vẫn không nghĩ mình mang lộn giày mà nghĩ là do đường khập khiểng, đến khi được thầy giáo cho biết là đi lộn giày thì cậu bé mới biết Đến khi về nhà đổi giày, chỉ một câu nói diễn đạt ngắn gọn của truyện “Đôi giày này vẫn chiếc thấp chiếc cao” đã gâ
y cho người đọc cất lên tiếng cười thú vị và sảng khoái
2.3 Truyện cười tạo hứng thú học tập cho học sinh Tiểu học
Bước vào độ tuổi học Tiểu học, kiến thức bài học từ các môn học không những giúp các em luyện tập các kỹ năng về học, viết, diễn đạt lại… mà còn giúp các em liên tưởng đến thực tế với đời sống thường ngày Các môn học khác thường làm cho các em khó hiểu, phải suy nghĩ nhiều để hiểu, biết và trả lời, do vậy có phần làm cho các em căng thẳng trong quá trình học Để làm giảm áp lực và căng thẳng cho các em, ngữ liệu truyện cười đã
Trang 27được nghiên cứu và đưa giảng dạy trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học, truyện cười đã tạo hứng thú và kích thích sự ham học, sự tìm tòi đọc thêm tài liệu, tăng thêm kiến thức cho các em Ngữ liệu truyện cười thường thú
vị, tạo cho các em những tiếng cười sảng khoái của tuổi thơ, chính việc tạo được hứng thú trong quá trình học đã làm giảm áp lực cho các em khi học các môn học khác, kính thích kỹ năng tự học của các em
Ví dụ truyện Vẽ ngựa (Tiếng Việt 1, tập 2), đã tạo hứng thú và giúp
các em liên tưởng đến hoàn cảnh là cháu bé vẽ ngựa nhưng bà lại hỏi
“Cháu vẽ con gì thế?”, tạo tiếng cười thú vị ở các em khi đọc truyện
3 Việc sử dụng truyện cười trong SGK Tiếng Việt ở Tiểu học 3.1.Truyện cười được đưa vào cùng với những thể loại văn bản khác theo từng khối lớp.
Căn cứ vào trình độ nhận thức cũng như đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học mà hệ thống truyện cười được sắp xếp ở các khối lớp theo hướng đổng tâm và được mở rộng theo các chủ điểm Trong toàn bộ chương trình, truyện có yếu tố gây cười không phân bố một cách riêng lẻ
mà được dạy xen kẽ trong hệ thống các thể loại truyện dân gian khác: truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết và các tác phẩm văn học viết Chính yếu tố đó làm nên một chỉnh thể toàn vẹn nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình giảng dạy Những truyện kể được lựa chọn không chỉ
có văn học Việt Nam mà còn có văn học nước ngoài, tạo thêm sự phong phú về nguồn ngữ liệu, làm cho học sinh bước đầu làm quen với văn học, văn hoá dân tộc và nhân loại Các bài hỗ trợ nhau và cung cấp cho người học những hiểu biết đa dạng về thể loại, đề tài, đặc điểm nghệ thuật, chức năng và ý nghĩa của truyện, Vốn sống mà các em tiếp thu được qua từng tiết dạy, từng bài, từng thể loại cũng góp phần nâng cao chất lượng học tập Tuy số lượng không nhiều nhưng các truyện cười trong sách giáo khoa vẫn
Trang 28được trẻ yêu thích, góp phần rất lớn vào trong việc giáo dục đạo đức và nâng cao kiến thức
Ở Tiếng Việt lớp 5, tập 1 có truyện Thầy quên mặt nhà con hay sao?Trong phần bài tập tìm những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu truyện vui dưới đây Nội dung truyện vui nhằm mô tả tiếng cười khi anh chàng kia vẽ hình vợ mà ông bố vợ lại hỏi trong hình là ai vậy, anh chàng nói người trong hình là con gái bố vợ thì người bố lại hỏi thế người ngồi bên cạnh cố
ấy là ai? Nội dung truyện là chê anh chàng kia vẽ xấu, khiến ông bố vợ cũng không nhận ra được cả con gái mình
Từ chính thực tế nhận thức của các em theo từng độ tuổi, nội dung các truyện cười được sắp xếp hợp lý và mang tính khoa học cao theo từng lớp học trong cấp Tiểu học
3.2 Thống kê truyện cười được sử dụng trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học
Truyện có yếu tố gây cười trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học nằm ở hầu hết các khối lớp Chúng được sử dụng làm ngữ liệu dạy học cho nhiều phân môn khác nhau như: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của từng khối lớp, từng phân môn
mà người ta lựa chọn ngữ liệu truyện cười cho phù hợp, cụ thể:
Truyện vui nướcNgoài
Trang 29Qua thống kê truyện cười ở các lớp trong chương trình học Tiểu học
ta thấy, sự phân phối truyện cười giữa các lớp có sự khác nhau Các em học
ở chương trình lớp 3 và lớp 5 được học truyện cười nhiều (lớp 3 có 14 bài;
lớp 5 có 16 bài), trong khi các em học lớp 1 và lớp 4 thì học truyện cười ít
hơn nhiều Xuyên suốt toàn bộ chương trình, truyện có yếu tố gây cười không phân bố một cách riêng lẻ mà được dạy xen kẽ trong hệ thống các thể loại truyện dân gian khác như truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết
và các tác phẩm văn học viết.Chính yếu tố đó đã làm nên một chỉnh thể toàn vẹn nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình giảng dạy.Những truyện kể được lựa chọn không chỉ có văn học Việt Nam mà còn có văn học nước ngoài, tạo thêm sự phong phú về nguồn ngữ liệu, làm cho học sinh bước đầu làm quen với văn học, văn hoá dân tộc và nhân loại Các bài hỗ trợ nhau và cung cấp cho người học những hiểu biết đa dạng về thể loại, đề tài, đặc điểm nghệ thuật, chức năng và ý nghĩa của truyện, Vốn sống mà các em tiếp thu được qua từng tiết dạy, từng bài, từng thể loại đã góp phần nâng cao chất lượng học tập Tuy số lượng không nhiều nhưng các truyện cười trong sách giáo khoa vẫn được trẻ yêu thích, góp phần rất lớn vào trong việc giáo dục đạo đức và nâng cao kiến thức cho học sinh
Có thể thấy sự phân bổ truyện cười cho các em tiếp cận, học từ lớp 1 đến lớp 5 có sự khác biệt Có thể tùy theo đặc điểm tâm sinh lý và sự tiếp cận truyện cười khác nhau, nên các nhà nghiên cứu đã sắp xếp có sự khác nhau như vậy Nhưng có thể thấy đó cũng là điều không được công bằng trong việc tiếp cập của các em, có sự chênh lệnh, không thống nhất Bên cạnh đó, có những truyện cười ở lớp 1, lớp hai thì có phần khó hiểu đối với các em học sinh, trong khi các em ở lớp 4, lớp 5 lại đọc những truyện cười đơn giản, dễ hiểu hơn so với sự hiểu biết của lứa tuổi các em
Tuỳ theo mục tiêu, nội dung dạy học của từng phân môn cụ thể là sự sắp xếp của hệ thống truyện cười trong chương trình Tiểu học cũng có sự
Trang 30khác nhau Điều này có thể được minh chứng qua bảng phân bố của chúng trong 4 phân môn tiêu biểu dưới đây:
Tuần 1: Bài 1: Truyện kể Bài 2: Chính tả Bài 3: ThơTuần 2: Bài 1: Truyện kể Bài 2: Luyện từ và câu Bài 3: Truyện vui Nghĩa là hầu hết các tiết Tập đọc ở tuần thứ 2 đều có một truyện vui.Những câu chuyện này đem đến cho học sinh tiếng cười nhẹ nhàng,
Trang 31làm cho giờ học trở nên thoải mái, sinh động hơn Các em học mà vui, vui
mà học; đã góp phần rèn cho các em học sinh các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm, nghe và nói); trau dồi vốn Tiếng Việt, phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán, so sánh, lựa chọn, ); mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống v.v
Với lớp 3, mảng truyện vui cười được dạy nhiều trong phân môn Tập làm văn nhằm rèn luyện cho các em kĩ năng nghe - kể.Có 5 trong tổng
số 10 câu chuyện vui lấy đề tài từ cuộc sống hàng ngày.Những chuyện này vừa có ý nghĩa giáo dục vừa tạo nên tiếng cười sảng khoái, đem lại sự vui tươi cho tiết học
Ở lớp 4, sách giáo khoa đã tuyển 7 chuyện vui làm ngữ liệu cho bài chính tả âm, vần.Đây là những mẩu chuyện tươi vui, hấp dẫn, vừa giúp trẻ hiểu sâu thêm nội dung học tập trong chủ điểm vừa kích thích hứng thú làm bài tập của trẻ
Lên lớp 5, hầu hết các truyện cười được sử dụng làm ngữ liệu trong phân môn Luyện từ và câu và chủ yếu bố trí trong các bài ôn tập về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang, nhằm giúp các em hệ thống hoá kiến thức đã học về các dấu câu cũng như nâng cao kĩ năng sử dụng chúng trong học tập và giao tiếp hằng ngày
3.3 Sự phân bố truyện cười trong các phân môn của môn Tiếng Việt.
Nhìn vào bảng thống kê số lượng thì truyện cười được đưa vào sử dụng hầu hết ở các phân môn Đồng thời sự phân bố chưa đồng đều Chúng tôi thống kê được như sau:
- Trong phân môn tập đọc: Có 11 truyện cười được sử dụng nhưng
đa số dùng dạy tiết đọc thêm, có tranh minh hoạ
Ví dụ truyện:
Trang 32Đi chợ
Có một cậu bé được bà sai đi chơ Bà đưa cho hai đồng và hai cái bát, dặn:
- Cháu mua một đồng tương, một đồng mắm nhé!
Cậu bé vâng dạ, đi ngay Gần tới chợ, cậu bỗng hớt hải chạy về nhà, hỏi bà:
- Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm?
Bà phì cười:
- Bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm mà chẳng được
Cậu bé lại ra đi Đến chợ, cậu lại ba chân bốn cẳng chạy về, hỏi:
- Nhưng đồng nào mua mắn, đồng nào mua tương à?
(Tiếng Việt 2, tập 2)
- Trong phân môn chính tả: Có 16 truyện cười được sử dụng làm ngữ
liệu Đồng thời đây cũng là phân môn có số lượng truyện cười nhiều nhất
Đa số các dạng bài là điền các phụ âm đầu dễ lẫn như: tr/ch, s/x, l/n, r/d/gi,
….hay các vần dễ lẫn như : uôt/uôc, in/inh,….; điền các dấu thanh như: thanh hỏi, thanh ngã, thanh huyền,…
Đề bài yêu cầu, em chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm
than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau?
Ví dụ:
Nhìn bài của bạn:
Phong đi học về Thấy em rất vui, mẹ hỏi:
- Hôm nay con được điểm tốt à
- Vâng con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long
Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế
Mẹ ngạc nhiên”
Trang 33- Sao con nhìn bài của bạn .
- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà
(Tiếng Việt 3, tập 2)
- Trong phân môn luyện từ và câu: Có 14 truyện cười được sử dụng
làm ngữ liệu Số lượng truyện chỉ đứng sau phân môn chính tả.Truyện cười được sử dụng chủ yếu ở đây là để phục vụ cho phần dạy về dấu câu như: dấu hai chấm, dấu chấm than, dấu hỏi chấm, ….một số được dùng làm ngữ liệu dạy cấu tạo câu,…
Ví dụ:
Em hãy chọn dấu chấm hay dấu hỏi để điền vào ô trống dưới đây?
Truyện: Nằm mơ
-Mẹ ơi, đêm qua con nằm mơ Con chỉ nhớ là con bị mất một vật gì
đó Nhưng con chưa kịp tìm thấy thì mệ đã tìm hộ con rồi Thế về sau mẹ
có tìm thấy vật đó không hở mẹ?
-Ô hay con nằm mơ thì sao mẹ biết được !
- Nhưng lúc mơ con thấy mẹ cũng ở đấy, mẹ tìm hộ con cơ mà
(Tiếng Việt 2, tập 1)
- Trong phân môn tập làm văn: Có 5 truyện cười được sử dụng làm
ngữ liệu và đa số tập chung ở lớp 3
Như vậy truyện cười được đưa vào hầu hết các phân môn nhưng nhiều hơn cả là dùng vào việc dạy chính tả và luyện từ và câu cho học sinh
ở hầu hết các khối lớp.Có thể nói đây cũng là một lợi thế lớn của truyện cười
4 Một vài hạn chế của việc sử dụng truyện cười trong SGK Tiếng Việt ở Tiểu học
Dựa vào phụ lục truyện cười và phân bố truyện cười cho học sinh Tiểu học ta thấy, sự phân bổ chưa thực sự hợp lý và không đồng đều về số lượng ở các lớp nên chưa tạo được hứng thú cho học sinh Sự sắp xếp đó
Trang 34tất yếu phải dựa vào sự tiếp nhận kiến thức của các em ở các lớp,chứ không phải phân bổ sao cũng được, và còn phải dựa vào sự tiếp nhận của các em
để sắp xếp thể loại truyện cho phù hợp Nhưng qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy sự sắp xếp, điều chỉnh thể loại truyện cười ở các lớp cũng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu học của các em Nhiều em ở lớp 1, lớp
2, khi nghe các anh chị các lớp trên khen truyện này hay, truyện kia thú vị thì cũng về tìm tòi và đọc trước nội dung Bên cạnh đó, những bài đọc trong lớp của mình, có những truyện cười chưa gây được sự thú vị, hay thích thú đối với một số em, nên các em đọc theo yêu cầu của giáo viên hoặc của tiết học chứ chưa hiểu được nội dung, ý nghĩa, giá trị của bài học
Do vậy, có chăng trong thời gian tới cần điều chỉnh, sắp xếp lại một số ngữ liệu truyện cười theo hướng cải cách chung ở Tiểu học để các em ở các lớp đều tiếp cận, tham khảo, hiểu được và tiếp nhận những giá trị tích cực của môn học qua các truyện gây cười
Trong việc tiếp cận và dạy học sinh môn Tiếng Việt ở Tiểu học, một
số giáo viên cho thấy sự tiếp cận của các em với các bài học là truyện cười chưa thực sự hứng thú Các em học để trả bài lại cho giáo viên là chủ yếu, trong khi sự tự giác nghiên cứu còn thiếu Bên cạnh đó phương pháp dạy của một số giáo viên còn chưa truyền đạt, tạo được hứng thú đọc truyện cười cho các em, còn chỉ nêu nội dung cốt truyện là chính, trong khi chưa truyền đạt được hết các giá trị tiềm ẩn từ các bài truyện cười muốn truyền đạt đến với các em Thiếu sự phân tích khoa học, sâu sắc đến các nội dung
ẩn chứa phía sau những điều gây cười cho các em
Thực tế sự phản ánh môn Tiếng Việt cho thấy, cần bổ sung thêm những bài học mang tính thiết thực hơn và có giá trị thực tế, thực tiễn cao hơn đối với các em, bên cạnh đó kích thích tính tự giác học của các em khi các em có thời gian rỗi Việc bổ sung này cần phải đầy đủ hơn về số lượng
Trang 35và chất lượng bài đọc, sẽ là nguồn ngữ liệu hết sức phong phú cho các em, tạo hứng thú học và dạy ở môn Tiếng Việt ở Tiểu học
CHƯƠNG II XÂY DỰNG NGÂN HÀNG TRUYỆN CƯỜI ĐỂ DẠY HỌC “LUYỆN
CÂU” VÀ “CHÍNH TẢ”Ở TIỂU HỌC
Trong chương 1, chúng tôi đã nói đến lợi thế và thực trạng của việc
sử dụng truyện cười làm ngữ liệu dạy học “Luyện câu” và “Chính tả” Đồng thời đó là những căn cứ khoa học để chúng tôi đi sâu tìm hiểu, bổ sung, xây dựng ngân hàng truyện cười làm ngữ liệu cho việc dạy phần
“Luyện câu” và “Chính tả” ở Tiểu học
1 Nguyên tắc lựa chọn truyện cười trong dạy học “Luyện câu”
và phục vụ tốt cho nội dung dạy và học, tạo những điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình dạy và học Tiếng Việt so với các môn khác trong chương trình học Đồng thời với những ngữ liệu mang tính điển hình, tối giản, súc tích sẽ phát huy tác dụng tối đa với bài hình thành tri thức mới Hay lựa chọn các câu truyện cười cho dạng bài thực hành ta cần chú ý tới sự đồng nhất với lý thuyết hay lệnh bài tập Vậy cho nên khi lựa chọn và sử dụng cần phải đặt câu hỏi: Vai trò của ngữ liệu này để làm gì? Có tác dụng gì trong việc truyền đạt tri thức, rèn luyện các kĩ năng, phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách? Ngữ liệu có phát huy được tính sáng tạo, vai trò chủ
Trang 36động học tập, tiếp thu bài học, phát huy hứng thú nhận thức, tạo không khí
và những điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập của học sinh hay không?
Và ngoài tác dụng trực tiếp, nó còn có tác dụng gián tiếp nào để giúp các
em trong quá trình học?…
Chính những câu hỏi trên đều nhằm làm cho việc lựa chọn và sử dụng truyện cười bám sát được mục đích, yêu cầu, nội dung bài học Giúp cho các nhà nghiên cứu phải tập trung hơn nữa trong việc nghiên cứu để ứng dụng vào thực tế việc dạy và học
Nội dung các truyện cười được đưa vào trong chương trình giảng dạy phải bám sát nội dung, yêu cầu trong từng bài học, từng ý cụ thể, việc lựa chọn và đưa truyện cười vào trong bài giảng không được tùy tiện, ngẫu hứng mà làm cho nhận thức của các em bị chệch hướng, tạo sự liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức học và thực tiễn Nếu không bám sát nội dung trong từng bài học thì việc phân tích các ngữ liệu của truyện cười có thể là đúng nhưng không phù hợp và không đúng với nội dung, yêu cầu bài học, nhận thức của các em đối với vấn đề
Bên cạnh đó, có những ngữ liệu truyện cười được đưa vào nhưng
“không khớp”, thậm chí không phù hợp với đối tượng, lứa tuổi học sinh thì tương đồng với nó là sự nhàm chán, không phát huy được tính giáo dục cũng như tiếp nhận tri thức của học sinh Có những truyện cười có nội dung rất sâu sắc được thể hiện bằng một phương pháp hấp dẫn, hình thức sống động, nhưng bên cạnh đó, nhận thức và cách tiếp cận của các em còn hạn chế, chưa tiếp nhận được hết, mặc dù đóng góp của truyện đó là rất lớn, nhưng phải phù hợp với nhận thức của các em
Từ những lý do trên nên khi sử dụng ngữ liệu truyện cười yêu cầu hàng đầu là cần phải có sự tìm hiểu, phân tích để nắm vững nội dung ngôn ngữ học chứa trong ngữ liệu và nội dung đó có đảm bảo được tính giáo dục, tiết kiệm, phát triển trong quá trình dạy học hay không? Được như thế,
Trang 37việc sử dụng ngữ liệu truyện cười mới phát huy được những tác dụng tiềm tang của nó, hạn chế được những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình dạy học môn Tiếng việt nói chung và phần luyện câu, chính tả nói riêng
Ví dụ: Sau khi học về dấu ba chấm, mục tiêu mà học cần đạt được là :
- Biết dấu ba chấm dùng để biểu thị sự lược bỏ ý diễn đạt, sự ngập ngừng, đứt quãng, ngân dài giọng nói,đôi khi còn là sự biểu thị châm biếm hài hước
- Học sinh hiểu và biết cách sử dụng dấu ba chấm
Thực hiện lời trối trăng
Có anh chàng vốn hiền lành, chăm chỉ, không rượu chè, cờ bạc Ông bố vừa mất anh đâm ra hư đốn: suốt ngày đỏ đen, say xỉn Hàng xóm chê cười Biết tin anh bực lắm:
- Ai bảo tôi hư đốn? Tôi là một đứa con có hiếu, đang thực hiện lời trăng trối của cha tôi đây
- Thế cụ nhà anh trăng trối thế nào?
- Trước khi mất ông cụ gọi tôi đến có dặn rằng: “Đừng uống trà…uống rượu con nhé ! Đừng đánh cờ…đánh bạc con nhé ! Làm sao tôi dám trái ý cha được ?
Qua ví dụ trên ta thấy người cha do đã già, sắp lâm chung nên nói không còn hơi, sức lực để dặn dò con trai vậy nên câu nói bị đứt quãng Con trai thì lại hiểu theo nghĩa khác tưởng cha mình dặn mình phải đánh
Trang 38còn bắt nguồn từ tính chất, nội dung, khả năng sử dụng của truyện cười trong quá trình dạy học Chính vì vậy, những bài học Tiếng Việt có sử dụng truyện cười không chỉ đơn thuần cung cấp những tri thức và kĩ năng Tiếng Việt mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, thẩm mĩ và những lối sống tốt đẹp cho các em Đó là tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, đời sống đơn thuần hằng ngày của con người Khi người giáo viên khai thác, sử dụng toàn diện những nội dung đó, chúng ta sẽ làm cho nội dung bài học trở nên phong phú hơn, bớt đi sự khô khan đồng thời lồng ghép được nội dung giáo dục khác, giúp các em hình dung ra những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày
1.3 Lựa chọn truyện cười phải phù hợp, tạo được hứng thú và đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học
Truyện cười chứa đựng những nội dung kiến thức trong dạy học Tiếng Việt, có khả năng tạo hứng thú, khơi dậy niềm háo hức và tinh thần vui vẻ để các em tự học trong quá trình dạy học nhưng không phải ngữ liệu truyện cười nào cũng có khả năng như nhau trong một tình huống, một bài học, một đối tượng học sinh cụ thể Việc sử dụng ngữ liệu truyện cười đạt hiệu quả đến mức độ nào không chỉ phụ thuộc vào “sự hàm chứa nội dung Tiếng Việt” hay “khả năng tạo hứng thú” của ngữ liệu ấy, mà còn phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể của giáo viên, học sinh, của các yếu tố khác trong quá trình dạy học
Bên cạnh đó, việc lựa chọn và sử dụng ngữ liệu truyện cười phải gần gũi với tâm hồn, cách nghĩ và sự hồn nhiên, ngây thơ của trẻ Ngữ liệu không mang tính quá “ hàn lâm” mà nó phải mang cho học sinh những bài học bổ ích, sự tươi mới trong cảm xúc cũng như suy nghĩ của các em ở từng độ tuổi nhất định, đảm bảo tính phát triển trong dạy học, hàm chứa được nội dung, giá trị dạy học, vừa tránh được sự quá tải trong việc sử dụng truyện cười
Trang 39Một vấn đề nữa đó là khả năng sử dụng truyện cười trong thực tế của giáo viên Cùng một ngữ liệu, một bài học, nhưng cách sử dụng của mỗi người là khác nhau Có người thành công và cũng có người không phát huy được hết tác dụng của câu truyện đó Vậy nên chúng tôi muốn đề cập tới vấn đề về năng lực cũng như tính hài hước của người giáo viên trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh cũng là rất quan trọng.
Ví dụ:
Câu chuyện vui dưới đây sẽ tạo không khí học tập hứng thú, đồng thời cũng giúp học sinh nhận rõ vai trò của dấu phẩy đối với việc tạo lập và tiếp nhận ngôn bản:
Chỉ vì quên một dấu câu
Có một ông khác nọ đến của hàng đặt vòng hoa viếng bạn Ông dặn người bán hàng ghi lên băng tang : “Kính viếng bác X.” Nhưng về đến nhà, nghĩ lại, thấy lời phúng còn đơn giản quá, ông bèn sai con chuyển cho người bán hàng một tin nhắn, lời lẽ như sau: “ Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.”
Lúc vòng hoa được đem đến đám tang, ông khách mới giật mình Trên vòng hoa cài một dải băng đen với dòng chữ thật là nắn nót: “Kính viếng bác X Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.”
(Tiếng Việt 5, tập 2)
2.Xây dựng ngân hàng truyện cười làm ngữ liệu cho dạy học
“Luyện câu” và “Chính tả” ở Tiểu học
Có thể nói rằng mục đích, nhiệm vụ của việc dạy học Tiếng Việt trong nhà trường nói chung và trong trường Tiểu học nói riêng là thực hiện nội dung dạy học Bên cạnh đó không ngừng đổi mới phương pháp, điều chỉnh nội dung chương trình để thích nghi, phù hợp với các em qua từng
Trang 40giai đoạn phát triển, kiến thức của xã hội, đặc điểm của từng vùng miền, từng lớp học và từng em.
Nhằm từng bước cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản, khoa học, hiện đại, có hệ thống khoa học về Tiếng Việt, trên cơ sở rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thực hành giao tiếp, góp phần rèn luyện tư duy, bồi dưỡng nhân cách Việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy, nội dung chương trình học không những góp phần kích thích sự tiếp thu bài của các em, mà còn giúp các em ghi nhớ được những điều đã dạy, vận dụng tích cực vào cuộc sống thường ngày
Những nội dung dạy học đó được phân bổ, thể hiện trong chương trình sách giáo khoa theo từng chủ điểm và ở các mức độ của từng lớp, theo thứ tự khác nhau về sự hiểu biết Tính chất điều chỉnh nội dung chương trình vừa có tác dụng dạy học tri thức cụ thể, vừa có tác dụng rèn luyện năng lực ngôn ngữ toàn diện cho học sinh Đó cũng là yêu cầu vừa cá biệt hóa, vừa cụ thể hóa, vừa tổng hợp, tích hợp trong quá trình dạy học Kiến thức ngữ liệu truyện cười trong sách giáo khoa cũng còn quá ít, thiếu những bài học cần thiết để các em tự học thêm, tăng thêm kiến thức cho các
em
Điều chỉnh, bổ sung được như vậy, các em học sinh cũng dễ dàng tiếp cận, học và thực hành trong môi trường xã hội hằng ngày hơn.Các em giảm được những áp lực, giảm tính căng thẳng khi tiếp cận những bài chưa được điều chỉnh về nội dung chương trình Bên cạnh đó, người giáo viên khi tiếp nhận ngữ liệu truyện cười để giảng dạy cho các em cũng khoa học hơn, truyền đạt tri thức theo nhu cầu và hướng tiếp cận của học sinh được tốt hơn
2.1.Xây dựng ngân hàng truyện cười để dạy kiểu câu
a. Câu phân loại theo mục đích nói.